Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân tích thực trạng kinh doanh dịch vụ logistics tại cảng cái cui...

Tài liệu Phân tích thực trạng kinh doanh dịch vụ logistics tại cảng cái cui

.PDF
68
294
136

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH KINH DOANH DOANH NGUYỄN THÁI MỸ TRINH PHÂN TÍCH TH THỰC TRẠNG NG KINH DOANH DỊCH VỤ LOGISTICS TẠI CẢNG NG CÁI CUI LUẬ ẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành Ngoại Thương Mã số ngành: 52310101 Tháng 9/ 2013 TRƯ TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ T - QUẢN TRỊ KINH KINH DOANH DOANH NGUYỄN THÁI MỸ TRINH MSSV: CT0924M140 PHÂN TÍCH TH THỰC TRẠNG NG KINH DOANH DỊCH VỤ LOGISTICS TẠI CẢNG NG CÁI CUI LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NGÀNH NGOẠI THƯƠNG Mã số ngành: 52310101 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN THS. ĐINH THỊ LỆ TRINH Tháng 9/ 2013 LỜI CẢM TẠ Trong suốt thời gian học ở trường Đại Học Cần Thơ, em đã được quý thầy cô của trường nói chung và quý thầy cô Khoa Kinh Tế & Quản Trị Kinh Doanh nói riêng truyền đạt những kiến thức xã hội và kiến thức chuyên môn vô cùng quý giá. Trải qua hơn 2 tháng thực tập tại Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam – Cảng Cái Cui, nay em đã có được kết quả mong đợi là hoàn thành đề tài tốt nghiệp của mình, tạo điều kiện thuận lợi để em có thể vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế tại Cảng. Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn cô Đinh Thị Lệ Trinh đã nhiệt tình hướng dẫn em hoàn thành bản luận văn này. Em cũng xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo cùng toàn thể các cô, chú, anh, chị trong Cảng Cái Cui đã tận tình giúp đỡ em thực hiện đề tài này. Trân trọng! Cần Thơ, ngày …… tháng ..… năm ….. Người thực hiện Nguyễn Thái Mỹ Trinh i TRANG CAM KẾT Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác. Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm ….. Người thực hiện Nguyễn Thái Mỹ Trinh ii NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP ................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ Cần Thơ, ngày …… tháng ..… năm ….. TỔNG CÔNG TY HÀNG HẢI VIỆT NAM CẢNG CÁI CUI iii MỤC LỤC Trang Chương 1: GIỚI THIỆU ............................................................................... 1 1.1 Lý do chọn đề tài ..................................................................................... 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................... 1 1.2.1 Mục tiêu chung .................................................................................... 1 1.2.2 Mục tiêu cụ thể .................................................................................... 2 1.3 Phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 2 1.3.1 Phạm vi không gian ............................................................................. 2 1.3.2 Phạm vi thời gian ................................................................................ 2 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu .......................................................................... 2 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........... 3 2.1 Cơ sở lý luận .......................................................................................... 3 2.1.1 Khái niệm về logistics ......................................................................... 3 2.1.2 Sự hình thành và phát triển của dịch vụ logistics ................................. 4 2.1.3 Đặc điểm của logistics ......................................................................... 5 2.1.4 Vai trò của logistics ............................................................................. 7 2.1.5 Tác dụng của logistics ......................................................................... 8 2.1.6 Các bộ phận cơ bản của logistics ......................................................... 9 2.1.7 Hệ thống các dịch vụ logistics ............................................................. 9 2.1.8 Các phương thức khai thác hoạt động của logistics ............................ 10 2.1.9 Chỉ số LPI .......................................................................................... 12 2.2 Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 13 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu ............................................................. 13 2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu ........................................................... 13 Chương 3: GIỚI THIỆU VỀ CẢNG CÁI CUI ............................................ 14 3.1 Giới thiệu khái quát về Cảng ................................................................ 14 3.1.1 Vị trí địa lý ........................................................................................ 14 3.1.2 Quá trình hình thành và phát triển ...................................................... 15 3.1.3 Cơ cấu tổ chức của cảng .................................................................... 17 3.1.4 Hệ thống cảng biển và tình hình khai thác cảng ................................. 20 3.1.5 Các hoạt động kinh doanh của cảng ................................................... 21 3.2 Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của cảng ................................ 21 3.2.1 Tình hình kinh doanh của cảng từ 2010 đến nay ................................ 21 3.2.2 Chiến lược phát triển của cảng trong thời gian tới .............................. 29 3.3 Tình hình phát triển logistics của Việt Nam .......................................... 30 3.3.1 Sự hình thành và phát triển logistics tại Việt Nam ............................. 30 3.3.2 Chiến lược phát triển logistics của Việt Nam trong thời gian tới ........ 32 3.4 Kinh nghiệm phát triển dịch vụ logistics ............................................... 32 3.4.1 Kinh nghiệm của Singapore ............................................................... 32 3.4.2 Kinh nghiệm của Trung Quốc ............................................................ 33 Chương 4: THỰC TRẠNG KINH DOANH DỊCH VỤ LOGISTICS TẠI CẢNG ........................................................................................................ 35 4.1 Khái quát thực trạng kinh doanh dịch vụ logistics tại cảng ................... 35 4.1.1 Các nhóm ngành dịch vụ logistics theo phương thức 2PL .................. 37 4.1.2 Các nhóm ngành dịch vụ logistics theo phương thức 3 PL ................. 43 iv 4.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh logistics tại Cảng .... 45 4.2.1 Môi trường bên ngoài ........................................................................ 45 4.2.2 Môi trường bên trong ........................................................................ 47 4.2.3 Triển vọng của ngành ........................................................................ 49 Chương 5: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS TẠI CẢNG51 5.1 Cơ sở hình thành giải pháp phát triển dịch vụ logistics tại cảng ............ 51 5.1.1 Ma trận SWOTT ................................................................................ 51 5.1.2 Phân tích các nhóm chiến lược ........................................................... 54 5.2 Các giải pháp phát triển dịch vụ logistics .............................................. 55 5.2.1 Cơ sở hạ tầng ..................................................................................... 55 5.2.2 Nguồn nhân lực ................................................................................. 55 5.2.3 Chiến lược phát triển kinh doanh ....................................................... 56 Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................... 57 6.1 Kết luận................................................................................................. 57 6.2 Kiến nghị .............................................................................................. 57 6.2.1 Đối với công ty .......................................................................... 57 6.2.2 Đối với nhà nước ....................................................................... 58 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................... 59 v DANH SÁCH BẢNG Trang Bảng 3.1: Các mốc sự kiện quan trọng của Cảng ......................................... 16 Bảng 3.2: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Cảng .......................... 22 Bảng 3.3: Tình hình hoạt động của Cảng phân theo loại hình dịch vụ .......... 26 Bảng 3.4: Chỉ số năng lực logistics của các quốc gia ASEAN ..................... .31 Bảng 4.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Cảng phân theo phương thức .. 36 Bảng 4.2: Tình hình hoạt động kinh doanh dịch vụ bốc xếp tại Cảng .......... 38 Bảng 4.3: Tình hình kinh doanh dịch vụ vận tải tại Cảng ............................. 40 Bảng 4.4: Tình hình kinh doanh dịch vụ kho bãi và lưu giữ hàng hóa .......... 42 Bảng 4.5: Hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics theo phương thức 3 PL ... 43 Bảng 5.1: Ma trận SWOT của dịch vụ logistics tại Cảng ............................. 52 vi DANH SÁCH HÌNH Trang Hình 2.1: Các bộ phận cơ bản của logistics ................................................... 9 Hình 3.1: Cơ cấu tổ chức của Cảng ............................................................. 17 Hình 3.2: Biểu đồ doanh thu và chi phí của Cảng ........................................ 22 Hình 3.3:Biểu đồ doanh thu của cảng phân theo loại hình dịch vụ ............... 27 Hình 4.1: Sơ đồ tỷ trọng doanh thu của các dịch vụ logistics theo phương thức 3PL ............................................................................................................. 44 vii CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Dịch vụ logistics là ngành dịch vụ xuyên suốt quá trình sản xuất, phân phối lưu thông hàng hoá, dịch vụ trong nền kinh tế. Đây là một công cụ hữu hiệu hỗ trợ cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thương trường. Với vai trò rất quan trọng và tác dụng to lớn của nó mà ngày nay trên thế giới dịch vụ logistics đã trở nên phổ biến và phát triển không ngừng, được các doanh nghiệp coi như là một thứ vũ khí cạnh tranh mới hỗ trợ tích cực cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đạt hiệu quả cao. Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, sự gia tăng của hoạt động xuất nhập khẩu và đầu tư, dịch vụ logistics tại Việt Nam đang có những bước phát triển mạnh mẽ và là một trong những ngành có tiềm năng phát triển rất lớn. Việc phát triển kinh doanh “dịch vụ logistics” cũng được nhà nước Việt Nam đưa vào là một trong những yếu tố quan trọng góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Là một trong những cảng lớn của thành phố Cần Thơ và hệ thống cảng Đồng bằng sông Cửu Long, có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế văn hóa – xã hội và an ninh quốc phòng cho cả vùng, cảng Cái Cui Cần Thơ đã và đang ngày càng khẳng định mình, luôn ra sức phấn đấu thực hiện tốt theo chiến lược phát triển đất nước của Đảng và Nhà nước Việt Nam đã đề ra. Tuy nhiên, cũng như các cảng và các công ty kinh doanh dịch vụ logistics khác trên cả nước, quy mô hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics của cảng vẫn còn khá nhỏ, chỉ tập trung chủ yếu vào một số dịch vụ đơn lẻ trong chuỗi dịch vụ logistics, cơ sở hạ tầng và nguồn lực của cảng còn hạn chế, thiếu kinh nghiệm thương trường… Nhận thức được tầm quan trọng của cảng Cái Cui cũng như vai trò của “dịch vụ logistics” trong quá trình phát triển hiện nay của đất nước nên đề tài “Phân tích thực trạng kinh doanh dịch vụ logistics tại Cảng Cái Cui” là hoạt động cần thiết để đánh giá tình hình kinh doanh dịch vụ này của cảng cũng như tìm ra điểm mạnh, điểm yếu trong quá trình hoạt động. Từ đó đề ra những giải pháp phát triển kinh doanh dịch vụ logistics tại cảng Cái Cui theo đúng chiến lược mà nhà nước đã đề ra. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung: 1 Thông qua việc phân tích thực trạng kinh doanh dịch vụ logistics có thể giúp ta nắm rõ hơn về hoạt động kinh doanh dịch vụ này của Cảng cũng như các nguyên nhân, các mặt còn hạn chế trong hoạt động. Từ đó đề ra các giải pháp nhằm mở rộng hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics đem lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể:  Phân tích thực trạng kinh doanh dịch vụ logistics tại cảng Cái Cui.  Nguyên nhân, các mặt còn hạn chế trong hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics tại cảng.  Đề ra giải pháp mở rộng kinh doanh dịch vụ logistics tại cảng Cái Cui. 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Phạm vi không gian: Đề tài được thực hiện tại Công ty TNHH MTV cảng Cái Cui trực thuộc Tổng công ty Hàng hải Việt Nam. 1.3.2 Phạm vi thời gian: Số liệu được sử dụng trong đề tài là số liệu được trích từ năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 của cảng Cái Cui. Thời gian thực tập từ ngày 26/08/2013 đến 25/11/2013 1.3.3 Phạm vi đối tượng: Đề tài nghiên cứu thực trạng kinh doanh dịch vụ logistics và các dịch vụ thuộc nhóm ngành dịch vụ logistics đang hoạt động tại Cảng, các mặt hạn chế còn tồn tại và đề xuất giải pháp mở rộng kinh doanh dịch vụ logistics. 2 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1.1 Khái niệm về logistics Trên thế giới dịch vụ logistics đã trở nên phổ biến và rất phát triển. Do tầm quan trọng đặc biệt của logistics nên có nhiều tổ chức, tác giả tham gia nghiên cứu và đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau và cho đến nay vẫn chưa có khái niệm thống nhất. - Theo Liên Hợp Quốc (2002): “Logistics là hoạt động quản lý quá trình lưu chuyển nguyên vật liệu qua các khâu lưu kho, sản xuất ra sản phẩm cho tới tay người tiêu dùng theo yêu cầu của khách hàng”. - Theo Hội đồng Quản trị Logistics Hoa Kỳ - CLM (1988): “Logistics là quá trình lên kế hoạch, thực hiện và kiểm soát một cách có hiệu quả, tiết kiệm chi phí lưu thông, dự trữ nguyên vật liệu, hàng tồn kho trong quá trình sản xuất sản phẩm và các dòng thông tin liên quan từ điểm xuất xứ đến điểm tiêu dùng cuối cùng nhằm mục đích thỏa mãn những yêu cầu của khách hàng”. - Trong lĩnh vực sản xuất: Logistics là cung ứng, là chuỗi hoạt động nhằm đảm bảo nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị, các dịch vụ… cho hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp được tiến hành liên tục, nhịp nhàng và có hiệu quả. Bên cạnh nó còn tham gia vào quá trình phát triển sản phẩm mới của doanh nghiệp (Đoàn Thị Hồng Vân, 2006). - Theo Luật Thương mại Việt Nam 2005 (điều 233) quy định: “Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công đoạn bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi kí mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận của khách hàng để hưởng thù lao”. - Theo Đoàn Thị Hồng Vân và Phạm Mỹ Lệ (2013): “Logistics là quá trình tối ưu hóa về vị trí và thời điểm, dự trữ và vận chuyển nguồn tài nguyên từ điểm đầu tiên của chuỗi cung ứng qua các khâu sản xuất, phân phối cho đến tay người tiêu dùng cuối cùng, nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của người tiêu dùng với chi phí hợp lí, thông qua hàng loạt các hoạt động kinh tế”. Qua các khái niệm trên, ta có thể thấy cho dù có sự khác nhau về ngôn từ diễn đạt, cách trình bày nhưng trong nội dung tất cả các tác giả đều cho rằng logistics chính là hoạt động quản lý dòng lưu chuyển của nguyên vật liệu từ 3 khâu mua sắm qua quá trình lưu kho, sản xuất ra sản phẩm và phân phối tới tay người tiêu dùng. Mục đích nhằm giảm tối đa chi phí phát sinh hoặc sẽ phát sinh với một thời gian ngắn nhất trong quá trình vận động của nguyên vật liệu phục vụ sản xuất cũng như phân phối hàng hóa một cách kịp thời. 2.1.2 Sự hình thành và phát triển của dịch vụ logistics Về mặt lịch sử, thuật ngữ logistics bắt nguồn từ các cuộc chiến tranh cổ đại của đế chế Hy Lạp và La Mã. Khi đó, những chiến binh có chức danh “Logistikas” được giao nhiệm vụ chu cấp và phân phối vũ khí và nhu yếu phẩm, đảm bảo điều kiện cho quân sĩ hành quân an toàn từ bản doanh đến một vị trí khác. Công việc “hậu cần” này có ý nghĩa sống còn tới cục diện của chiến tranh, khi các bên tìm mọi cách bảo vệ nguồn cung ứng của mình và tìm cách triệt phá nguồn cung ứng của đối phương. Quá trình tác nghiệp đó dần hình thành một hệ thống mà sau này gọi là quản lý logistics. Chính vì thế logistics cũng được coi là một nhánh trong nghệ thuật chiến đấu, đó chính là việc vận chuyển và cung ứng lương thực, thực phẩm, trang thiết bị… đúng lúc, đúng nơi khi cần thiết cho lực lượng chiến đấu. Trong thế chiến thứ hai, vai trò của “logistics” càng được khẳng định. Đội quân hậu cần của quân đội Mỹ và đồng minh tỏ ra có hiệu quả hơn của quân đội Đức. Quân Mỹ đã đảm bảo cung cấp vũ khí, đạn dược và quân nhu đúng địa điểm, đúng thời gian, bằng những phương thức tối ưu. Nhờ phát huy ưu thế về công tác hậu cần mà Mỹ và đồng minh đã nhiều lần chiếm ưu thế trong cuộc chiến tranh. Cũng trong thời gian này, nhiều ứng dụng về logictics đã được phát triển và sử dụng đến ngày nay. Trong thời gian đầu, logistics đơn thuần được coi là một phương thức kinh doanh mới, mang lại hiệu quả cao cho các doanh nghiệp. Nhưng cùng với thời gian logistics đã ngày càng phát triển và không ngừng khẳng định mình là ngành dịch vụ đóng vai trò quan trọng trong hoạt động giao thương quốc tế. Ngày nay thuật ngữ “Logistics” đã được phát triển mở rộng và được hiểu với nghĩa là quản lý (management). Nó diễn tả toàn bộ quá trình vận động của nguyên vật liệu và sản phẩm đi vào – qua và đi ra khỏi doanh nghiệp tới khâu phân phối tới tay người tiêu dùng. Trong vài thập niên trở lại đây, dịch vụ logistics đã phát triển nhanh chóng và mang lại những kết quả rất tốt đẹp ở nhiều nước trên thế giới, điển hình như: Hà Lan, Thuỵ Điển, Đan Mạch, Mỹ. Theo Ủy ban Kinh tế và Xã hội châu Á – Thái Bình Dương (Economic and Social Commission for Asia and Pacific – ESCAP) logistics được phát triển qua ba giai đoạn: − Giai đoạn 1: Phân phối vật chất 4 Vào những năm 60 – 70 của thế kỷ XX, các doanh nghiệp bắt đầu quan tâm đến vấn đề quản lý một cách có hệ thống những hoạt động có liên quan đến nhau để đảm bảo quá trình cung cấp sản phẩm, hàng hóa cho khách hàng một cách có hiệu quả. Những hoạt động đó bao gồm: vận tải, phân phối, bảo quản hàng hóa, quản lý tồn kho, đóng gói bao bì, phân loại, dán nhãn… Những hoạt động này được gọi là phân phối/cung ứng sản phẩm vật chất hay còn có tên gọi là logistics đầu ra. − Giai đoạn 2: Hệ thống logistics Đến những năm 80 – 90 của thế kỷ XX, các công ty tiến hành kết hợp quản lý hai mặt: đầu vào (cung ứng nguyên liệu) và đầu ra (phân phối sản phẩm) để giảm tối đa chi phí cũng như tiết kiệm chi phí, tăng hiệu quả của quá trình này. Sự kết hợp chặt chẽ giữa cung ứng nguyên liệu cho sản xuất với phân phối sản phẩm đến tay người tiêu dùng đảm bảo tính liên tục và ổn định của các luồng vận chuyển. Sự kết hợp này được mô tả là hệ thống logistics. − Giai đoạn 3: Quản trị dây chuyền cung ứng Giai đoạn này diễn ra từ những năm 90 thế kỷ XX cho đến nay. Quản trị dây chuyền cung ứng là khái niệm có tính chiến lược về quản trị chuỗi nối tiếp các hoạt động từ người cung ứng – người sản xuất – khách hàng tiêu dùng sản phẩm, cùng với dịch vụ làm tăng thêm giá trị sản phẩm như lập chứng từ liên quan, hệ thống theo dõi, kiểm tra… Khái niệm này coi trọng việc phát triển các quan hệ với đối tác, kết hợp chặt chẽ giữa người sản xuất với người cung cấp, người tiêu dùng cũng như các bên liên quan đến hệ thống quản lý như: các công ty vận tải, kho bãi, giao nhận, người cung cấp thông tin… Như vậy Logistics được phát triển từ việc áp dụng các kỹ năng “tiếp vận”, “hậu cần” trong quân đội để giải quyết những vấn đề phát sinh của thực tế sản xuất – kinh doanh và đến nay được hoàn thiện trở thành hệ thống quản lý mang lại hiệu quả kinh tế cao. 2.1.3 Đặc điểm của Logistics Qua các nghiên cứu khoa học về logistics có thể rút ra những đặc điểm: ∗ Logistics là tổng hợp các hoạt động của doanh nghiệp trên ba khía cạnh chính đó là logistics sinh tồn, logistics hoạt động và logistics hệ thống. − Logistics sinh tồn có liên quan tới các nhu cầu cơ bản của cuộc sống: Logistics sinh tồn đúng như tên gọi của nó xuất phát từ bản năng sinh tồn của con người, đáp ứng các nhu cầu thiết yếu của con người: cần gì, cần bao nhiêu, khi nào cần và cần ở đâu. 5 − Logistics hoạt động là bước phát triển mới của logistics sinh tồn gắn với toàn bộ quá trình và hệ thống sản xuất các sản phẩm của doanh nghiệp. Logistics hoạt động liên quan tới quá trình vận động và lưu kho của nguyên liệu đầu vào vào trong, đi qua và đi ra khỏi doanh nghiệp, thâm nhập vào các kênh phân phối trước khi đi đến tay người tiêu dùng cuối cùng. − Logistics hệ thống giúp ích cho việc duy trì hệ thống hoạt động bằng cách liên kết các nguồn lực. Những nguồn lực này bao gồm các máy móc thiết bị, phụ tùng thay thế, nguồn nhân lực, công nghệ, cơ sở hạ tầng và xưởng… Các yếu tố này không thể thiếu và phải được kết hợp chặt chẽ nếu muốn duy trì sự hoạt động của một hệ thống sản xuất hay lưu thông. Logistics sinh tồn, logistics hoạt động và logistics hệ thống không thể tách rời nhau, chúng có mối liên hệ chặt chẽ và làm nền tảng cho nhau, tạo thành chuỗi dây chuyền logistics, hình thành hệ thống logistics hoàn chỉnh. ∗ Logistics hỗ trợ hoạt động của các doanh nghiệp. Logistics hỗ trợ toàn bộ quá trình hoạt động của doanh nghiệp, ngay cả khi sản phẩm đã ra khỏi dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp và đến tay người tiêu dùng. Một doanh nghiệp có thể kết hợp bất cứ yếu tố nào của logistics với nhau hay tất cả các yếu tố logistics tùy theo yêu cầu của doanh nghiệp mình. Logistics còn hỗ trợ hoạt động của doanh nghiệp thông qua quản lý di chuyển và lưu trữ nguyên vật liệu đi vào doanh nghiệp và bán thành phẩm di chuyển trong doanh nghiệp. ∗ Logistics là sự phát triển cao, hoàn chỉnh của dịch vụ giao nhận vận tải, giao nhận vận tải gắn liền và nằm trong logistics. Cùng với quá trình phát triển của mình, logistic đã làm đa dạng hóa khái niệm giao nhận vận tải truyền thống. Từ chỗ chỉ thay mặt khách hàng thực hiện các khâu rời rạc như thuê tàu, chuẩn bị hàng, đóng gói, làm thủ tục thông quan,… cho tới các dịch vụ trọn gói từ kho đến kho (Door to Door). Từ chỗ đóng vai trò đại lý, người được ủy thác trở thành chủ thể chính trong các hoạt động vận tải giao nhận với khách hàng, chịu trách nhiệm trước các nguồn luật. Ngày nay, để có thể thực hiện nghiệp vụ của mình, người giao nhận phải quản lý một hệ thống đồng bộ từ giao nhận đến vận tải, cung ứng nguyên vật liệu phục vụ sản xuất kinh doanh, bảo quản hàng hóa trong kho, phân phối hàng hóa đúng nơi, đúng lúc, sử dụng thông tin điện tử để theo dõi, kiểm tra,… Người giao nhận vận tải trở thành người cung cấp dịch vụ logistics. ∗ Logistics là sự phát triển hoàn thiện dịch vụ đa phương thức: 6 Trước đây, hàng hóa đi theo hình thức hàng lẻ từ nước xuất khẩu sang nước nhập khẩu và trải qua nhiều phương tiện vận tải khác nhau, vì vậy xác suất rủi ro mất mát đối với hàng hóa là rất cao, người gửi hàng phải kí nhiều hợp đồng với nhiều người vận tải khác nhau mà trách nhiệm của họ chỉ giới hạn trong chặng đường hay dịch vụ mà họ đảm nhiệm. Tới những năm 60 - 70 của thế kỷ XX, cách mạng container trong ngành vận tải đã đảm bảo an toàn và độ tin cậy trong vận chuyển hàng hóa, là tiền đề và cơ sở cho sự ra đời và phát triển vận tải đa phương thức. Khi vận tải đa phương thức ra đời, chủ hàng chỉ phải ký một hợp đồng duy nhất với người kinh doanh vận tải đa phương thức (MTO - Multimodal Transport Operator). MTO sẽ chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện toàn bộ việc vận chuyển hàng hóa từ khi nhận hàng cho đến khi giao hàng bằng một chứng từ vận hải duy nhất cho dù anh ta không phải là người chuyên chở thực tế. Như vậy, MTO ở đây chính là người cung cấp dịch vụ logistics. 2.1.4 Vai trò của logistics Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới theo hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa, dịch vụ logistics ngày càng đóng vai trò hết sức quan trọng thể hiện ở những điểm: ∗ Là công cụ liên kết các hoạt động trong chuỗi giá trị toàn cầu (GVC Global Value Chain) như cung cấp, sản xuất, lưu thông phân phối, mở rộng thị trường cho các hoạt động kinh tế. Khi thị trường toàn cầu phát triển với các tiến bộ công nghệ, đặc biệt là việc mở cửa thị trường ở các nước đang và chậm phát triển, logistics được các nhà quản lý coi như là công cụ, một phương tiện liên kết các lĩnh vực khác nhau của chiến lược doanh nghiệp. Logistics tạo ra sự hữu dụng về thời gian và địa điểm cho các hoạt động của doanh nghiệp. Thế giới ngày nay được nhìn nhận như các nền kinh tế liên kết, trong đó các doanh nghiệp mở rộng biên giới quốc gia và khái niệm quốc gia về thương mại chỉ đứng hàng thứ hai so với hoạt động của các doanh nghiệp. ∗ Logistics có vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa chu trình lưu chuyển của sản xuất kinh doanh từ khâu đầu vào của nguyên vật liệu, phụ kiện, … tới các sản phẩm cuối cùng đến tay khách hàng sử dụng. Từ thập niên 70 của thế kỷ XX, liên tiếp các cuộc khủng hoảng năng lượng buộc các doanh nghiệp phải quan tâm tới chi phí, đặc biệt là chi phí vận chuyển. Trong nhiều giai đoạn, lãi suất ngân hàng cũng cao khiến các doanh nghiệp có nhận thức sâu sắc hơn về vốn, vì vốn bị đọng lại do duy trì quá 7 nhiều hàng tồn kho. Chính trong giai đoạn này, cách thức tối ưu hóa quá trình sản xuất, lưu kho, vận chuyển hàng hóa được đặt lên hàng đầu. Cùng với sự trợ giúp của công nghệ thông tin, logistics chính là một công cụ đắc lực để thực hiện việc kiểm soát, tối ưu hóa quá trình sản xuất của doanh nghiệp. ∗ Logistics hỗ trợ nhà quản lý ra quyết định chính xác trong hoạt động sản xuất kinh doanh Trong quá trình sản xuất kinh doanh, nhà quản lý phải giải quyết nhiều bài toán hóc búa về nguồn nguyên liệu cung ứng, số lượng và thời điểm hiệu quả để bổ sung nguồn nguyên liệu, phương tiện và hành trình vận tải, địa điểm, kho bãi chứa thành phẩm, bán thành phẩm, … Để giải quyết những vấn đề này một cách có hiệu quả không thể thiếu vai trò của logistics vì logistics cho phép nhà quản lý kiểm soát và ra quyết định chính xác về các vấn đề nêu trên để giảm tối đa chi phí phát sinh đảm bảo hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh. ∗ Logistics đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo yếu tố đúng thời gian - địa điểm (just in time) Quá trình toàn cầu hóa kinh tế đã làm cho hàng hóa và sự vận động của chúng phong phú và phức tạp hơn, đòi hỏi sự quản lý chặt chẽ, đặt ra yêu cầu mới đối với dịch vụ vận tải giao nhận. Đồng thời, để tránh hàng tồn kho, doanh nghiệp phải làm sao để lượng hàng tồn kho luôn là nhỏ nhất. Kết quả là hoạt động lưu thông nói riêng và hoạt động logistics nói chung phải đảm bảo yêu cầu giao hàng đúng lúc, kịp thời, mặt khác phải đảm bảo mục tiêu khống chế lượng hàng tồn kho ở mức tối thiểu. Sự phát triển mạnh mẽ của tin học cho phép kết hợp chặt chẽ quá trình cung ứng, sản xuất, lưu kho hàng hóa, tiêu thụ với vận tải giao nhận, làm cho cả quá trình này trở nên hiệu quả hơn, nhanh chóng hơn, nhưng đồng thời cũng phức tạp hơn. 2.1.5 Tác dụng của dịch vụ logistics - Dịch vụ logistics góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, giảm thiểu chi phí trong quá trình sản xuất, tăng cường sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp. - Dịch vụ logistics có tác dụng tiết kiệm và giảm chi phí trong hoạt động lưu thông phân phối. - Dịch vụ logistics góp phần gia tăng giá trị kinh doanh của các doanh nghiệp vận tải giao nhận. - Logistics phát triển góp phần mở rộng thị trường buôn bán quốc tế. 8 - Dịch vụ logistics phát tri triển góp phần giảm m chi phí, hoàn thiện thi và tiêu chuẩn hóa chứng từ trong kinh doanh quốc qu tế. 2.1.6 Các bộ phận cơ bản của logistics Dịch vụ logistics là một chuỗ chuỗii các dịch vụ xuyên suốt từ quá trình sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp nghiệp. Toàn bộ quá trình hoạt động logistics được thể hiện qua mô hình sau sau: Nguồn: n: Đoàn Th Thị Hồng Vân – Quản trị Logistics, NXB Thống ng kê, 2006 Hình 2.1: Các bộ phận cơ bản của logistics Logistics không chỉ đơn thuần là hoạt động bao gồm các công đoạn như như: vận chuyển, lưu kho và phân phối hàng hóa mà nó còn là sự phát triển ở giai đoạn cao của dịch vụ giao nhận vận tải quốc tế. Nó bao gồm toàn bộ quá trình sản xuất, lưu thông, phân phối hàng hóa trên cơ sở ứng dụng những thành tựu của công nghệ thông tin giúp cho nhà sản xuất điều phối hàng hóa đến tay người tiêu dùng, đảm bảo giao hàng đúng lúc với chi phí thấp nhất nhất. Hệ thống logistics liên kết và tối ưu toàn bộ quá trình sản xuất và lưu thông trên phạm vi rất rộng: trong một quốc gia gia, một khu vực, đến toàn cầu. 2.1.7 Hệ thống ng các các d dịch vụ logistics 2.1.7.1 Dịch vụ logistics logistics chủ ch yếu: 9 - Dịch vụ bốc xếp hàng hóa bao gồm cả hoạt động bốc xếp container. - Dịch vụ kho bãi và lưu giữ hàng hóa bao gồm hoạt động kinh doanh kho bãi container và kho xử lý nguyên liệu, thiết bị. - Dịch vụ đại lý vận tải, bao gồm hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan và lập kế hoạch bốc dỡ hàng hóa. - Dịch vụ hỗ trợ khác, bao gồm hoạt động tiếp nhận, lưu kho và quản lý thông tin liên quan đến vận chuyển và lưu kho hàng hóa trong suốt cả chuỗi logistics. Hoạt động xử lý hàng hóa bị khách hàng trả lại, hàng hóa tồn kho, hàng hóa quá hạn, lỗi mốt và tái phân phối hàng hóa đó. Hoạt động thuê và mua container. 2.1.7.2 Dịch vụ logistics liên quan đến vận tải - Dịch vụ vận tải hàng hải. - Dịch vụ vận tải thủy nội địa. - Dịch vụ vận tải hàng không. - Dịch vụ vận tải đường sắt. - Dịch vụ vận tải đường bộ. - Dịch vụ vận tải đường ống. 2.1.7.3 Dịch vụ logistics liên quan khác - Dịch vụ kiểm tra và phân tích kỹ thuật. - Dịch vụ bưu chính. - Dịch vụ thương mại bán buôn. - Dịch vụ thương mại bán lẽ bao gồm hoạt động quản lý hàng lưu kho, thu gom, tập hợp hàng hóa, phân phối lại giao hàng. - Dịch vụ hỗ trợ vận tài khác. 2.1.8 Phương thức khai thác hoạt động logistics  Logistics bên thứ nhất (1PL - First Party Logistics hay Logistics tự cấp): Người chủ sở hữu hàng hóa tự mình tổ chức và thực hiện các hoạt động logistics để đáp ứng nhu cầu của bản thân. Theo hình thức này, chủ hàng phải đầu tư phương tiện vận tải, kho chứa hàng, thiết bị xếp dỡ, hệ thống thông tin, nhân công để quản lý và vận hành hoạt động logistics. 1PL làm phình to bộ máy của doanh nghiệp, đối với các doanh nghiệp không có đủ các quy mô cần thiết, cũng như kinh nghiệm và kỹ năng chuyên môn để quản lý và vận hành hoạt động logistics, thì hình thức này thường làm giảm hiệu quả kinh doanh. 10  Logistics bên thứ hai (2PL - Second Party Logistics): người cung cấp dịch vụ logistics bên thứ hai là người cung cấp dịch vụ cho một hoạt động đơn lẻ trong chuỗi các hoạt động logistics (vận tải, kho bãi, thủ tục hải quan, thanh toán…) đáp ứng nhu cầu của chủ hàng, chưa tích hợp hoạt động logistics. Loại hình này bao gồm: các hãng vận tải đường biển, đường bộ, đường hàng không, các công ty kinh doanh kho bãi, khai thuê hải quan, trung gian thanh toán…  Logistics bên thứ ba (3PL - Third Party Logistic hay logistics theo hợp đồng): là người thay mặt cho chủ hàng quản lý và thực hiện các dịch vụ logistics cho từng bộ phận chức năng, ví dụ như: thay mặt cho người gửi hàng thực hiện thủ tục xuất khẩu và vận chuyển nội địa hoặc thay mặt cho người nhập khẩu làm thủ tục thông quan và vận chuyển hàng tới địa điểm đến quy định… Do đó 3PL bao gồm nhiều dịch vụ khác nhau, kết hợp chặt chẽ việc luân chuyển, tồn trữ hàng hóa, xử lý thông tin… và có tính tích hợp vào chuỗi cung ứng của khách hàng. 3PL là các hoạt động do một công ty cung cấp dịch vụ logistics thực hiện trên danh nghĩa của khách hàng dựa trên các hợp đồng có hiệu lực tối thiểu là một năm hoặc các yêu cầu bất thường. Sử dụng 3PL là việc thuê các công ty bên ngoài để thực hiện các hoạt động logistics, có thể là toàn bộ quá trình quản lý logistics hoặc chỉ là một số hoạt động có chọn lọc. Các công ty sử dụng 3PL và nhà cung cấp dịch vụ logistics có mối quan hệ chặt chẽ với nhau nhằm chia sẻ thông tin, rủi ro, và các lợi ích theo một hợp đồng dài hạn.  Logistics bên thứ tư (4PL - Fourth Party Logistic hay nhà cung cấp Logistics chủ đạo – Lead Logistics Providers - LLP): là người tích hợp (integrator) – người hợp nhất, gắn kết các nguồn lực, tiềm năng và cơ sở vật chất khoa học kỹ thuật của mình với các tổ chức khác để thiết kế, xây dựng và vận hành các giải pháp chuỗi Logistics. 4PL chịu trách nhiệm quản lư dng di chuyển vật tư, hàng hóa, cung cấp giải pháp chuỗi cung ứng, hoạch định, tư vấn logistics, quản trị vận tải… 4PL hướng đến quản trị cả quá trình logistics như nhận hàng từ nơi sản xuất, làm thủ tục xuất, nhập khẩu đưa hàng đến nơi tiêu thụ cuối cùng. 4PL có liên quan với 3PL và được phát triển trên nền tảng của 3PL nhưng bao gồm lĩnh vực hoạt động rộng hơn, gồm cả các hoạt động của 3PL, các dịch vụ công nghệ thông tin và quản lý các tiến trình kinh doanh. 4PL được coi như một điểm liên lạc duy nhất, là nơi thực hiện việc quản lý, tổng hợp tất cả các nguồn lực và giám sát các chức năng 3PL trong suốt chuỗi phân phối nhằm vươn tới thị trường toàn cầu, lợi thế chiến lược và các mối quan hệ lâu bền. 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng