Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân tích thực trạng kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa...

Tài liệu Phân tích thực trạng kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa vị xuyên năm 2016

.PDF
69
291
53

Mô tả:

BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI --------***-------- HOÀNG QUỐC BẢO PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KÊ ĐƠN THUỐC TRONG ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA VỊ XUYÊN NĂM 2016 LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I HÀ NỘI 2017 BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI --------***-------- HOÀNG QUỐC BẢO PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KÊ ĐƠN THUỐC TRONG ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA VỊ XUYÊN NĂM 2016 LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I CHUYÊN NGÀNH: TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƯỢC MÃ SỐ: CK 60720412 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Hương Thời gian thực hiện: Từ 15/5/2017 - 15/9/2017 HÀ NỘI 2017 LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trường Đại học Dược Hà Nội đã dạy dỗ và tạo điều kiện cho tôi được học tập và rèn luyện trong suốt những năm học vừa qua. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô Bộ môn Quản lý kinh tế dược đã hướng dẫn, tạo điều kiện cho tôi thực hiện và hoàn thành luận văn này. Trước hết, với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới cô PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Hương, Phó Trưởng Bộ môn Quản lý và kinh tế dược Trường đại học Dược Hà Nội đã hướng dẫn, chỉ bảo và truyền đạt kinh nghiệm nghiên cứu cho tôi trong quá trình thực hiện luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo bệnh viện đa khoa huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang đã tạo điều kiện cho tôi về mọi mặt để tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiều của thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp và người thân. Lời cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và người thân đã luôn sát cánh động viên, giúp đỡ và đóng góp ý kiến cho tôi hoàn thành luận văn này. Hà Nội, ngày 15 tháng 9 năm 2017 Học viên Hoàng Quốc Bảo MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG DANH MỤC HÌNH ĐẶT VẤN ĐỀ…………………………………………………….. 1 Chương 1: TỔNG QUAN……………………………………….. 3 1.1. Đơn thuốc và quy định kê đơn điều trị ngoại trú…………….. 3 1.1.1. Khái niệm đơn thuốc……………………………………….. 3 1.1.2. Quy định kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú…………….. 3 1.2. Các tiêu chí đánh giá kê đơn………………………………..... 6 1.3. Tình hình kê đơn và sử dụng thuốc tại Việt Nam…………..... 7 1.3.1. Thực trạng sử dụng tại một số bệnh viện…………………... 7 1.3.2. Thực trạng kê đơn thuốc tại một số bệnh viện……………... 9 1.4. Sơ lược bệnh viện đa khoa Vị Xuyên………………………... 11 1.4.1. Quá trình thành lập………………………………..……….. 11 1.4.2. Cơ cấu tổ chức của bệnh viện năm 2016…………………... 12 1.4.3. Khoa Dược bệnh viện đa khoa Vị Xuyên …………………. 12 1.4.4. Hoạt động khám chữa bệnh năm 2016………....................... 14 1.4.5. Mô hình bệnh tật của bệnh viện đa khoa huyện Vị Xuyên năm 2016.......................................................................................... Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGIÊN CỨU. 14 18 2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu………………… 18 2.2. Phương pháp nghiên cứu……………………………………... 18 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu………………………………………… 18 2.2.2. Các biến số và chỉ số nghiên cứu…………………………... 18 2.2.3. Cỡ mẫu nghiên cứu và phương pháp thu thập……………... 23 2.2.4. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu…………………..... 25 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU…………………………. 26 3.1. Mô tả thực trạng thực hiện quy chế kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú………………………………………………………... 3.1.1. Thực hiện quy định về thủ tục hành chính………………..... 26 26 3.1.2. Chỉ tiêu về thông tin thuốc kê đơn và hướng dẫn sử dụng thuốc…………………………………………………………......... 27 3.2. Phân tích một số chỉ số kê đơn thuốc điều trị ngoại trú……... 28 3.2.1. Thuốc được kê theo nguồn gốc xuất xứ…………………..... 28 3.2.2. Số khoản thuốc có đơn…………………………………....... 29 3.2.3. Số thuốc trung bình/đơn……………………………………. 29 3.2.4. Tỷ lệ thuốc kê nằm trong danh mục thuốc bệnh viện…….... 31 3.2.5. Tỷ lệ % thuốc kê theo tên Generic………………………..... 31 3.2.6. Tỷ lệ đơn thuốc có kê kháng sinh, vitamin, corticoid và chế phẩm y học cổ truyền…………………………………………….. 32 3.2.7. Tỷ lệ % đơn thuốc có kê kháng sinh theo nhóm bệnh lý…... 33 3.2.8. Tỷ lệ các nhóm kháng sinh được kê........………………….. 35 3.2.9. Số lượt thuốc kháng sinh theo nhóm bệnh lý ……………… 36 3.2.10. Phối hợp kháng sinh trong kê đơn thuốc………………….. 38 3.2.11. Tần suất phối hợp kháng sinh…………………………….. 39 3.2.12. Giá trị tiền thuốc trung bình trong một đơn………………. 40 3.2.13. Chi phí trung bình một đơn thuốc theo nhóm bệnh lý…… 40 3.2.14. Cơ cấu giá trị tiền thuốc sử dụng trong 420 đơn khảo sát… 42 3.2.15. Tương tác trong kê đơn…………………………………… 43 3.2.16. Tần suất tương tác thuốc………………………………….. 44 Chương 4. BÀN LUẬN………………………………………….. 45 4.1. Thực trạng kê đơn thuốc ngoại trú tại BV đa khoa Vị Xuyên.. 45 4.1.1. Việc thực hiện quy định về thủ tục hành chính…………….. 45 4.1.2. Chỉ tiêu về thông tin thuốc và hướng dẫn sử dụng………… 46 4.2. Một số chỉ số về kê đơn……………………………………… 47 4.2.1. Phân tích danh mục tuốc theo nguồn gốc sản xuất………… 47 4.2.2. Sự phân bố nhóm bệnh lý trong đơn khảo sát……………… 47 4.2.3. Số thuốc trong một đơn…………………………………….. 48 4.2.4. Sử dụng kháng sinh………………………………………… 48 4.2.5. Sử dụng vitamin……………………………………………. 50 4.2.6. Sử dụng Corticoid………………………………………….. 50 4.2.7. Sử dụng chế phẩm y học cổ truyền………………………... 50 4.2.8. Tỷ lệ thuốc được kê nằm trong danh mục thuốc thiết yếu..... 51 4.2.9. Tỷ lệ kê theo tên Generic…………………………………... 51 4.2.10. Chi phí một đơn thuốc…………………………………….. 51 4.2.11. Chi phí trung bình một đơn theo nhóm bệnh lý…………... 52 KẾT LUẬN………………………………………………………. 53 1. Việc thực hiện quy chế kê đơn trong điều trị ngoại trú………… 53 2. Một số chỉ số kê đơn điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa Vị 53 Xuyên ……………………………………………………………. KIẾN NGHỊ……………………………………………………. 54 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Giải nghĩa Chữ viết tắt ADR Phản ứng có hại của thuốc (Adverse Drug Reaction ) BHYT Bảo hiểm y tế BN Bệnh nhân BS Bác sĩ BV Bệnh viện BVĐK Bệnh viện đa khoa DMTCY Danh mục thuốc chủ yếu DMTBV Danh mục thuốc bệnh viện DMTTY Danh mục thuốc thiết yếu HĐT & ĐT Hội đồng thuốc và điều trị DLS Dược lâm sàng TTT Thông tin thuốc KS Kháng sinh CT Công thức TL Tỷ lệ TW Trung ương VN Việt Nam WHO Tổ chức y tế thế giới DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Các chỉ số kê đơn của WHO ........................................................................... 6 Bảng 1.2: Mô hình bệnh tật tại bệnh viện đa khoa Vị Xuyên năm 2016 ...................... 15 Bảng 2.3: Các biến số cần thu thập ............................................................................... 19 Bảng 2.4: Đặc điểm phân bố nhóm bệnh của mẫu khảo sát .......................................... 24 Bảng 3.5: Thực hiện quy định về thủ tục hành chính .................................................... 26 Bảng 3.6: Tỷ lệ đơn thuốc cho trẻ em dưới 72 tháng tuổi ghi số tháng tuổi ................. 27 Bảng 3.7: Thực hiện quy định về thông tin thuốc kê đơn và hướng dẫn sử dụng thuốc27 Bảng 3.8: Tỷ lệ thuốc theo nguồn gốc ........................................................................... 28 Bảng 3.9: Tỷ lệ số khoản thuốc có trong đơn ................................................................ 29 Bảng 3.10: Số thuốc trung bình trong một đơn thuốc theo nhóm bệnh lý .................... 29 Bảng 3.11: Tỷ lệ thuốc kê nằm trong danh mục thuốc bệnh viện ................................. 31 Bảng 3.12: Tỷ lệ đơn thuốc được kê theo tên Generic .................................................. 31 Bảng 3.13: Tỷ lệ đơn thuốc có kê kháng sinh, vitamin, corticoid, chế phẩm YHCT ... 32 Bảng 3.14: Tỷ lệ % đơn thuốc có kê kháng sinh theo nhóm bệnh lý ............................ 32 Bảng 3.15: Tỷ lệ các nhóm kháng sinh được kê ........................................................... 35 Bảng 3.16: Số lượt thuốc kháng sinh theo nhóm bệnh lý.............................................. 36 Bảng 3.17: Tỷ lệ % đơn thuốc có phối hợp kháng sinh ................................................ 38 Bảng 3.18: Tần suất phối hợp kháng sinh ..................................................................... 39 Bảng 3.19: Tỷ lệ giá trị tiền thuốc trung bình trong một đơn ....................................... 40 Bảng 3.20: Chi phí trung bình một đơn thuốc theo nhóm bệnh lý ................................ 41 Bảng 3.21: Tiền thuốc sử dụng trong năm 2016 ........................................................... 43 Bảng 3.22: Tỷ lệ % đơn thuốc có thương tác ................................................................ 43 Bảng 3.23: Tần suất tương tác thuốc ............................................................................. 44 DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Sơ đồ tổ chức Khoa Dược bệnh viện đa khoa Vị Xuyên.............................. 14 Hình 3.2: Tỷ lệ khoản mục và giá trị thuốc được kê theo nguồn gốc........................... 28 Hình 3.3: Số thuốc TB/đơn theo nhóm bệnh lý ............................................................ 30 Hình 3.4: Tỷ lệ đơn có kê kháng sinh, vitamin, corticoid và chế phẩm YHCT ........... 32 Hình 3.5: Tỷ lệ đơn có kê kháng sinh theo nhóm bệnh lý ............................................ 34 Hình 3.6: Các nhóm kháng sinh được kê ...................................................................... 36 Hình 3.7: Chi phí trung bình 1 đơn thuốc theo bệnh lý ................................................ 42 ĐẶT VẤN ĐỀ Thuốc là một loại hàng hoá đặc biệt, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người. Việc quyết định lựa chọn thuốc, đường dùng, cách dùng, liều dùng, thời điểm dùng phụ thuộc vào người thầy thuốc người trực tiếp thăm khám và chẩn đoán bệnh; bệnh nhân là người thực hiện đầy đủ và đúng theo phác đồ điều trị của thầy thuốc. Để chỉ định sử dụng thuốc cho bệnh nhân an toàn, hợp lý và có hiệu quả, vai trò của người thầy thuốc là hết sức quan trọng. Nó đòi hỏi người thầy thuốc phải có trình độ chuyên môn giỏi, vững vàng và phải có đạo đức nghề nghiệp. Tuy nhiên trước tác động của cơ chế thị trường việc sử dụng thuốc chưa hiệu quả và không hợp lý đang là vấn đề cần báo động, cùng với sự xuất hiện của hàng loạt các loại thuốc mới và sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống y - dược tư nhân đã làm cho việc quản lý kê đơn và sử dụng thuốc ngày càng trở nên khó khăn hơn. Việc sử dụng thuốc trong bệnh viện hiện nay vẫn còn nhiều bất cập, do có nhiều nguồn cung ứng thuốc (doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp cổ phần, doanh nghiệp nước ngoài... ) với nhiều hình thức, cách tiếp thị và ưu đãi khác nhau. Chất lượng thuốc đôi khi không được đảm bảo dẫn đến việc xuất hiện phản ứng bất lợi của thuốc diễn ra thường xuyên liên tục. Việc kê đơn thuốc không đúng chỉ định, liều dùng, thời gian dùng, kê quá nhiều thuốc trong một đơn, kê tên thuốc với tên biệt dược đã gây ra tình trạng kháng kháng sinh, lạm dụng thuốc và gây lãng phí không cần thiết. Trước thực trạng đó, Bộ trưởng BYT đã ra Thông tư 05/2016/TT-BYT ngày 29/2/2016 quy định về kê đơn trong điều trị ngoại trú, Thông tư 23/2011/TT-BYT ngày 10/6/2011 hướng dẫn sử dụng thuốc trong cơ sở y tế có giường bệnh. Để góp phần nâng cao hiệu quả hơn nữa trong việc sử dụng thuốc khám và điều trị cho người bệnh tại bệnh viện, đề tài: “Phân tích thực trạng 1 kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa Vị Xuyên năm 2016” được thực hiện với hai mục tiêu sau: 1. Đánh giá thực trạng tuân thủ quy định kê đơn điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa Vị Xuyên năm 2016. 2. Phân tích một số chỉ số kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa Vị Xuyên năm 2016. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng kê đơn thuốc tại bệnh viện đa khoa Vị Xuyên năm 2016. 2 Chương 1. TỔNG QUAN 1.1. Đơn thuốc và quy định kê đơn điều trị ngoại trú 1.1.1. Khái niệm đơn thuốc - Là tài liệu chỉ định dùng thuốc của bác sĩ cho người bệnh. - Là căn cứ hợp pháp để bán thuốc, cấp phát thuốc, pha chế thuốc theo đơn và sử dụng thuốc. 1.1.2. Quy định kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú Ngày 29/2/2016 Bộ trưởng BYT đã ra Thông tư 05/2016/TT-BYT quy định về kê đơn trong điều trị ngoại trú, trong đó có yêu cầu kê đơn thuốc gồm: - Chỉ được kê đơn thuốc sau khi đã có kết quả khám bệnh, chẩn đoán bệnh. - Kê đơn thuốc phù hợp với chẩn đoán bệnh và mức độ bệnh. - Số lượng thuốc được kê đơn thực hiện theo Hướng dẫn chẩn đoán và Điều trị của Bộ Y tế hoặc đủ sử dụng tối đa 30 (ba mươi) ngày, trừ trường hợp quy định tại các Điều 7, 8 và 9 Thông tư này. - Y sỹ không được kê đơn thuốc thành phẩm dạng phối hợp có chứa hoạt chất gây nghiện, thuốc thành phẩm dạng phối hợp có chứa hoạt chất hướng tâm thần và thuốc thành phẩm dạng phối hợp có chứa tiền chất không thuộc danh mục thuốc không kê đơn do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành. - Không được kê vào đơn thuốc: + Các thuốc, chất không nhằm Mục đích phòng bệnh, chữa bệnh; + Các thuốc chưa được phép lưu hành hợp pháp tại Việt Nam; + Thực phẩm chức năng; + Mỹ phẩm. Yêu cầu về hình thức kê đơn thuốc - Người kê đơn thuốc thực hiện kê đơn thuốc cho người bệnh vào đơn thuốc hoặc sổ khám bệnh theo mẫu quy định và ghi tên thuốc, hàm lượng, 3 số lượng, số ngày sử dụng vào sổ khám bệnh của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. - Người kê đơn thuốc ra chỉ định điều trị bằng thuốc vào bệnh án điều trị ngoại trú của người bệnh đồng thời kê đơn (sao chỉ định điều trị) vào sổ khám bệnh của người bệnh theo mẫu quy định hoặc sổ điều trị bệnh cần chữa trị dài ngày của người bệnh. - Kê đơn thuốc đối với người bệnh tiếp tục phải điều trị ngoại trú ngay sau khi kết thúc việc điều trị nội trú: + Trường hợp người kê đơn thuốc tiên lượng người bệnh chỉ cần tiếp tục sử dụng thuốc từ 01 (một) đến 07 (bảy) ngày thì kê đơn thuốc (chỉ định điều trị) tiếp vào bệnh án điều trị nội trú đồng thời kê đơn (sao chỉ định điều trị) vào sổ khám bệnh hoặc sổ điều trị bệnh cần chữa trị dài ngày của người bệnh. + Trường hợp người kê đơn thuốc tiên lượng người bệnh cần tiếp tục điều trị trên 07 (bảy) ngày thì phải chuyển sang điều trị ngoại trú (làm bệnh án điều trị ngoại trú) ngay sau ngày kết thúc điều trị nội trú, việc kê đơn thuốc thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều này. - Kê đơn thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất theo quy định. Yêu cầu chung với nội dung kê đơn thuốc - Ghi đủ, rõ ràng và chính xác các mục in trong đơn thuốc hoặc trong sổ khám bệnh hoặc sổ điều trị bệnh cần chữa trị dài ngày của người bệnh. - Ghi chính xác địa chỉ nơi người bệnh đang thường trú hoặc tạm trú: số nhà, đường phố, tổ dân phố hoặc thôn, ấp, bản, xã, phường, thị trấn. - Đối với trẻ dưới 72 tháng tuổi thì phải ghi số tháng tuổi và ghi tên bố hoặc mẹ của trẻ. - Viết tên thuốc theo tên chung quốc tế (INN, generic) trừ trường hợp thuốc có nhiều hoạt chất. Trường hợp ghi thêm tên thuốc theo tên thương mại 4 phải ghi tên thương mại trong ngoặc đơn sau tên chung quốc tế. Ví dụ: đối với thuốc Paracetamol - Viết tên thuốc theo tên chung quốc tế: Paracetamol 500mg. - Trường hợp ghi tên thuốc theo tên thương mại: Paracetamol 500mg (Hapacol hoặc Biragan hoặc Efferalgan hoặc Panadol,...) - Ghi tên thuốc, nồng độ/hàm lượng, số lượng, liều dùng, đường dùng, thời điểm dùng của mỗi loại thuốc. - Số lượng thuốc gây nghiện phải viết bằng chữ, chữ đầu viết hoa. - Số lượng thuốc: viết thêm số 0 phía trước nếu số lượng chỉ có một chữ số (nhỏ hơn 10). - Trường hợp sửa chữa đơn thì người kê đơn phải ký tên ngay bên cạnh nội dung sửa. - Gạch chéo phần giấy còn trống từ phía dưới nội dung kê đơn đến phía trên chữ ký của người kê đơn; ký, ghi (hoặc đóng dấu) họ tên người kê đơn. Kê đơn thuốc của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có ứng dụng công nghệ thông tin trong kê đơn thuốc - Đơn thuốc kê trên máy tính 01 lần, sau đó in ra và người kê đơn ký tên, trả cho người bệnh 01 bản để lưu trong sổ khám bệnh hoặc trong sổ điều trị bệnh cần chữa trị dài ngày của người bệnh. - Đơn thuốc “N”, đơn thuốc “H” thực hiện theo quy định và được in ra 03 bản tương ứng để lưu đơn. - Đơn thuốc “N” theo quy định và được in ra 06 bản tương ứng cho 03 đợt điều trị cho một lần khám bệnh, trong đó: 03 bản tương ứng 03 đợt điều trị lưu tại bệnh án điều trị ngoại trú của người bệnh; 03 bản tương ứng 03 đợt điều trị giao cho người bệnh hoặc người nhà người bệnh. - Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có ứng dụng công nghệ thông tin phải bảo đảm việc lưu đơn để triết xuất dữ liệu khi cần thiết. Thời hạn đơn thuốc có giá trị mua, lĩnh thuốc 5 - Đơn thuốc có giá trị mua, lĩnh thuốc trong thời hạn tối đa 05 ngày, kể từ ngày kê đơn thuốc. - Đơn thuốc được mua tại các cơ sở bán lẻ thuốc hợp pháp trên toàn quốc. - Thời gian mua hoặc lĩnh thuốc của đơn thuốc gây nghiện phù hợp với ngày của đợt điều trị ghi trong đơn. Mua hoặc lĩnh thuốc gây nghiện đợt 2 hoặc đợt 3 cho người bệnh ung thư và người bệnh AIDS trước 01 (một) đến 03 (ba) ngày của mỗi đợt điều trị (nếu vào ngày nghỉ Lễ, Tết, thứ bảy, chủ nhật thì mua hoặc lĩnh vào ngày liền kề trước hoặc sau ngày nghỉ). 1.2. Các tiêu chí đánh giá kê đơn thuốc Tổ chức Y tế thế giới – WHO 1993 đã đưa ra các chỉ số kê đơn sau Bảng 1.1. Các chỉ số kê đơn của WHO Ý nghĩa Chỉ số Tỷ lệ phần trăm đơn kê Để đo lường mức độ tổng thể của việc sử dụng có kháng sinh loại thuốc quan trọng, nhưng thường bị lạm dụng và tốn kém trong chi phí điều trị bằng thuốc. Tỷ lệ phần trăm đơn kê có TPCN Số thuốc trung bình trong một đơn Để đo lường mức độ tổng thể của việc sử dụng loại thuốc quan trọng, nhưng thường bị lạm dụng và tốn kém trong chi phí điều trị bằng thuốc. Để đo mức độ đơn kê nhiều thuốc. Tỷ lệ phần trăm của các thuốc được kê theo Để đo lường xu hướng kê đơn theo tên generic tên generic Tỷ lệ phần trăm của Để đo mức độ thực hành phù hợp với chính sách các thuốc được kê thuốc quốc gia, bằng việc chỉ ra việc thực hiện kê thuộc danh mục thuốc đơn từ danh sách thuốc chủ yếu đối với từng loại 6 thiết yếu hoặc danh hình cơ sở khảo sát. mục thuốc chủ yếu Ngoài ra theo thông tư 21/2013/ TT-BYT quy định về tổ chức và hoạt động của hội đồng thuốc và điều trị trong bệnh viện cũng đưa ra các chỉ số sử dụng thuốc WHO/INRUD cho các cơ sở y tế ban đầu, bao gồm: - Số thuốc kê trung bình trong một đơn - Tỷ lệ phần trăm thuốc được kê tên generic - Tỷ lệ phần trăm đơn kê có kháng sinh - Tỷ lệ phần trăm đơn kê có thuốc tiêm - Tỷ lệ phần trăm đơn kê có vitamin - Tỷ lệ phần trăm thuốc được kê đơn có trong danh mục thuốc thiết yếu do Bộ Y tế ban hành Một số chỉ số sử dụng thuốc toàn diện: - Chi phí thuốc trung bình của mỗi đơn - Tỷ lệ phần trăm chi phí thuốc dành cho kháng sinh - Tỷ lệ phần trăm chi phí cho thuốc tiêm - Tỷ lệ phần trăm chi phí thuốc dành cho Vitamin - Tỷ lệ phần trăm đơn kê phù hợp với phác đồ điều trị - Tỷ lệ phần trăm người bệnh hài lòng với dịch vụ chăm sóc sức khỏe 1.3. Tình hình kê đơn thuốc tại Việt Nam 1.3.1. Thực trạng kê đơn thuốc tại một số bệnh viện Kết quả khảo sát của Cục Quản lý khám chữa bệnh – BYT tại một số bệnh viện trong những năm gần đây cho thấy: mỗi bệnh nhân trong một đợt điều trị đã được sử dụng từ 0-10 thuốc, trung bình là 3,63±1,45 thuốc. 1.3.1.1. Sai sót trong kê đơn Qua một số nghiên cứu ở một số bệnh viện trên thế giới cho thấy sai sót phổ biến là viết tắt không phù hợp, tiếp sau đó là tính sai liều, nguyên nhân thường là do chữ khó đọc, với đơn viết tay, một nửa số thuốc có sai sót y 7 khoa, 1/5 số đơn có thể gây hại , 82% có từ 1-2 sai sót, 77% không ghi cân nặng hay ghi sai, 6% không ghi ngày hay ghi sai ngày kê đơn, 38% sai sót dưới liều, 18,8% là kê quá liều, sai sót do ghi thiếu hay sai khoảng thời gian sử dụng là 28,3% . Bác sỹ chủ yếu kê thuốc theo tên thương mại, kê thuốc theo tên gốc, tên INN chỉ chiếm 7,4% [13]. Vitamin cũng là hoạt chất thường được các bác sĩ kê đơn. Theo một khảo sát ở BV Tim Hà Nội năm 2010, có 35% đơn thuốc có kê Vitamin, chủ yếu là vitamin nhóm B phối hợp các khoáng chất như Mg, Fe…và hầu như không có tình trạng bác sĩ kê nhiều loại vitamin trong cùng một đơn [12]. Một khảo sát tại bệnh viện Nhân dân 115 cũng cho tỷ lệ tương tự là 38 % [22]. Trong khi đó, tại bệnh viện đa khoa Phước Long có đến 46,3% đơn thuốc ngoại trú và 43,5% hồ sơ bệnh án có kê vitamin [23]. Cũng theo một khảo sát năm 2012 tại bệnh viện TW Huế, có 15,5% số đơn có kê vitamin đối với các đơn BHYT [20]. Đơn thuốc là căn cứ để dược sĩ cung cấp thuốc, theo đó bệnh nhân sử dụng điều trị bệnh. Những sai sót trong kê đơn sẽ gây ra nhiều hậu quả đáng tiếc cho bệnh nhân. Có tới 80 - 90% thầy thuốc nghĩ rằng mỗi triệu chứng ở bệnh nhân cần phải điều trị bằng một loại thuốc riêng biệt nên đã kê đơn nhiều loại thuốc. Đôi khi thầy thuốc kê đơn chịu áp lực của cả bệnh nhân lẫn gia đình họ muốn dùng nhiều thuốc để chóng khỏi bệnh. Ngoài ra, người thầy thuốc còn lạm dụng thuốc vì lợi ích, áp lực kinh tế, sự tác động của trình dược, các công ty dược phẩm giàu quyền lực. Khi uống thuốc, ngoài tác dụng chữa bệnh, thuốc còn có khả năng gây ra những phản ứng làm xáo trộn cơ thể, đây là những tác dụng không mong muốn hay còn gọi là tác dụng phụ của thuốc. Vì thế vấn đề an toàn sử dụng thuốc là trách nhiệm đặt ra cho cả bác sĩ, dược sĩ, điều dưỡng, cơ quan quản lý dược, hãng bào chế và bản thân người bệnh. Trong một nghiên cứu đánh giá chất lượng kê đơn trong điều trị tại khoa tiêu hóa của một bệnh viện tuyến thành phố cho thấy: số thuốc ít nhất 8 được kê trong một đơn là 3, số thuốc nhiều nhất trong một đơn là 8, đơn có số tương tác lớn nhất là 3 [7]. Thuốc là “con dao hai lưỡi” vì có thể gây ra những phản ứng có hại ở nhiều mức độ, thậm chí tử vong kể cả dùng đúng liều, đúng quy định, các phản ứng như vậy gọi là phản ứng bất lợi. Điều trị nhiều thuốc thì tần suất ADR tăng theo cấp số nhân với số lượng thuốc trong một lần điều trị. Do đó, có thể nói rằng số tương tác tăng theo cấp số nhân so với số thuốc kê. Mặc dù bác sĩ kê đơn là nhằm mục đích chăm sóc điều trị bệnh nhân nhưng thực tế không có loại thuốc nào khi cho dùng lại không có rủi ro của nó. Thách thức chủ yếu của công tác an toàn sử dụng thuốc là làm sao giảm thiểu đến mức tối đa những tác dụng đối nghịch của thuốc. 1.3.2. Thực hiện quy định hành chính trong kê đơn Về việc thực hiện quy chế kê đơn trong điều trị ngoại trú, theo kết quả khảo sát tại BV Phổi TW năm 2009, do chưa ứng dụng phần mềm trong kê đơn trên máy tính nên tỷ lệ thực hiện theo quy chế về ghi các thông tin về bệnh nhân và thông tin về thuốc là chưa cao. Có 35% đơn khảo sát ghi rõ, đầy đủ các thông tin về bệnh nhân như số nhà, đường phố hoặc thôn, xã; 100% ghi đầy đủ họ tên bệnh nhân; chẩn đoán bệnh cho bệnh nhân nhưng còn viết tắt nhiều, 62% số đơn ghi tên thuốc theo tên hoạt chất, 83% số đơn ghi đầy đủ, hàm lượng, nồng độ, số lượng thuốc, 99% số đơn ghi đầy đủ hướng dẫn sử dụng trong đơn, 100% số đơn ghi đầy đủ liều dùng, 95% số đơn ghi thời điểm dùng thuốc [11]. Một nghiên cứu khác ở bệnh viện Tim Hà Nội năm 2010 cũng cho kết quả khá tương đồng với 43,5 % số đơn ghi rõ ràng, đầy đủ địa chỉ bệnh nhân chính xác đến số nhà, đường phố hoặc thôn, xã; 100% số đơn ghi đầy đủ họ tên bệnh nhân; 100% số đơn ghi đầy đủ chẩn đoán bệnh nhưng viết tắt khá nhiều, 95% số đơn ghi liều dùng, thời gian dùng nhưng đa số chưa có hướng dẫn cụ thể [12]. Kê đơn thuốc ở Việt Nam cũng nằm trong xu hướng chung của Thế Giới. Mặc dù Bộ Y tế đã có nhiều văn bản qui định hết sức cụ thể từ những 9 chi tiết nhỏ như qui trình kê đơn, tiêu chuẩn một đơn thuốc hợp lý. Ví dụ như ghi tên thuốc theo đúng qui định phải là tên gốc, đối với thuốc có nhiều thành phần mới ghi tên biệt dược thông dụng. Nhưng các thầy thuốc thường không nắm được qui định này hoặc biết nhưng vẫn bỏ qua. Theo một cuộc khảo sát ở thành phố Huế, với 300 đơn thuốc đã được kê, chỉ có 120 đơn thuốc có mẫu đúng qui chế lệ 37,3%, còn số đơn được kê trên các loại mẫu mã, kiểu cách không đúng qui định mà phần lớn là các tờ quảng cáo của các hãng dược phẩm [20]. Cần phải lên tiếng báo động về tình trạng lạm dụng thuốc biệt dược làm ảnh hưởng đến kinh tế bệnh nhân và gia đình. Không những thế còn gây ra một thị hiếu dùng thuốc không đúng, dẫn đến tình trạng lạm dụng thuốc kháng sinh, thuốc corticoid, thuốc vitamin vẫn tiếp tục diễn ra. Trong số 873 báo cáo, số lượng ADR nhiều nhất vẫn là kháng sinh (449), đặc biệt là kháng sinh nhóm betalactam (25), sau đến nhóm hạ sốt giảm đau chống viêm (110), thuốc chống lao (99), thuốc thần kinh tâm thần (42), dịch truyền (33), thuốc tê-mê (16), corticoid và vitamin (11), thuốc giãn cơ (10), vaccin (9), thuốc đông y (27) [15]. Trong một nghiên cứu về cung ứng steroid tại các nhà thuốc ở Hà Nội, 98% nhà thuốc nghiên cứu đều bán hoặc là prednisolon hoặc là dexamethaxon và chỉ có duy nhất một lần khách hàng được hỏi về đơn thuốc. Vì vậy cần thuyết phục các thầy thuốc và cộng đồng nhận ra rằng chính hoạt động của họ trực tiếp liên quan tới sự kháng thuốc này. Trên thực tế, tình trạng kháng thuốc có thể còn trầm trọng hơn so với một số số liệu khảo sát. Có những điều ai cũng biết, cũng vi phạm mà không ai xử lý. Một trong những vi phạm đó là quy định kê đơn không được tuân thủ. Khắc phục Hiện nay, nhiều bệnh viện đã ứng dụng phần mềm trong kê đơn nên đã thực hiện tốt hơn quy chế kê đơn ngoại trú. Một nghiên cứu can thiệp tại BV Nhân dân 115 cho thấy việc áp dụng kê đơn điện tử đã cải thiện rõ rệt chất 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng