Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân tích thực trạng của các cán cân vĩ mô...

Tài liệu Phân tích thực trạng của các cán cân vĩ mô

.DOC
20
87
148

Mô tả:

Lời cam đoan Em xin cam đoan bài viết của em không sao chếp bất kì bài viết nào, dữ liệu của em được lấy từ nguồn đáng tin cậy như danh mục tài liệu tham khảo đã nêu dưới sự hướng dẫn của Thạc sỹ Nguyễn Thị Thanh Hà ký tên 1 MỤC LỤC Danh mục bảng số liệu.................................................................................................3 Danh mục từ viết tắt.....................................................................................................3 PHẦN MỞ ĐẦU..........................................................................................................4 1.1 Giới thiệu...........................................................................................................4 2.1 Mục đích............................................................................................................4 3.1 Đối tượng phạm vi nghiên cứu..........................................................................5 4.1 Phương pháp nghiên cứu...................................................................................5 5.1 Kết cấu đề án.....................................................................................................5 Phần 1: Khung lý thuyết trong áp dụng chính sách thúc đẩy xuất khẩu của Trung Quốc sang thị trường EU.......................................................................................6 1.1 Các khái niệm chung trong phân tích các chính sách thúc đẩy xuất khẩu........6 Phần 2: Thực trạng và phân tích các chính sách xuất khẩu của Trung Quốc sang thị trường EU trong giai đoạn 2001 đến nay..............................................................8 2.1 . Thực trạng tính hình xuất khẩu trung của Trung Quốc trong giai đoạn 2001 đến nay..............................................................................................................8 2.2. Các chính sách áp dụng nhằm thúc đẩy xuất khẩu .........................................11 Phần 3: Kết luận đánh giá khái quát chính sách thúc đẩy xuất khẩu của Trung Quốc từ đó rút ra các nhận xét và các gợi ý cho Việt Nam..........................................14 Danh mục tài liệu tham khảo......................................................................................15 2 Danh mục bảng số liệu Bảng 1: Tình hình xuất nhập khẩu của Trung Quốc giai đoạn 2001 đến hết tháng 7/2010 Bảng 2: Xuất khẩu của Trung Quốc sang EU và so sánh với các khu vực khác. Bảng 3: Cơ cấu doanh nghiệp xuất khẩu Trung Quốc Danh mục từ viết tắt XNK : Xuất nhập khẩu XK: Xuất khẩu NK: Nhập khẩu USD: Đôla mỹ ASEAN: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á EU: Liên minh Châu Âu WTO: Tổ chức thương mại thế giới DN FDI: Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoai 3 PHẦN MỞ ĐẦU 1.1Giới thiệu. Trong suốt thời gian mở cửa, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng với tốc độ thần kỳ trung bình hàng năm là 9.5% và có xu hướng tiếp tục duy trì trong những năm tới. Thành công của Trung Quốc được coi là bắt nguồn từ chiến lược công nghiệp hóa hiện đại hóa, với trọng tâm là việc thực hiện chính sách thúc đẩy xuất khẩu. Theo số liệu công bố của Tổng cục Hải quan Trung Quốc, trong 7 tháng đầu năm 2010, tổng kim ngạch XNK của Trung Quốc đạt 1.617,05 tỷ USD, tăng 40,9% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, XK đạt 850,49 tỷ USD, tăng 35,6%; NK đạt 766,56 tỷ USD, tăng 47,2%; Thặng dư thương mại đạt 83,93 tỷ USD, giảm 21,2%. So với 7 tháng đầu năm 2008 thì giá trị XNK của 7 tháng đầu năm 2010 tăng thêm 9%; XK tăng thêm 5,9% và NK tăng thêm 12,7%. Một trong những yếu tố then chốt đóng góp vào sức mạnh xuất khẩu của hàng hóa Trung Quốc là những chính sách hỗ trợ cho xuất khẩu của chính phủ Trung Quốc trong thời kỳ này. Trong các bạn hàng lớn của Trung Quốc EU vẫn là bạn hàng số một của Trung Quốc với kim ngạnh đạt 263,16 tỷ USD, tăng 36,6%. Tiếp theo là Mỹ đạt 207,23 tỷ USD, tăng 30,6%, Nhật Bản đạt 161,71 tỷ USD, tăng 34,9% , ASEAN đạt 161,0 tỷ USD, tăng 49,6%. Tuy nhiên trong thời gian gần đây hàng hóa của Trung Quốc liên tiếp gặp phải khó khăn khi thâm nhập vào thị trường xuất khẩu số một của mình. Như đề xuất tăng thêm 43,6% thuế đối với sợi thủy tinh nhập khẩu từ Trung Quốc từ ngày 16/9 từ 7% hiện nay lên 50,6%, từ năm 2006 EU chính thức áp thuế chống bán phá giá trong vòng 5 năm đối với các túi nhựa sản xuất tại Trung Quốc. Theo đó, một số công ty sản xuất túi nhựa của Trung Quốc đã phải chịu mức thuế chống bán phá giá lên tới 28,8% hay việc đồng nhân dân tệ tăng giá khoảng 14,5% so với đồng euro chỉ trong 4 tháng đầu năm 2010 theo đó hàng hóa của Trung Quốc xuất sang EU sẽ kém cạnh tranh khi đồng euro đang mất giá. 4 2.1Mục đích. Với việc lựa chọn đề tài “ Chính sách khuyến khích xuất khẩu của Trung Quốc sang thị trường EU giai đoạn 2001 đến nay” nhằm nghiên cứu những chính sách mà Trung Quốc đã đang và sẽ áp dụng để khuyến khích các doanh nghiệp trong nước đẩy mạnh xuất khẩu cũng như giải quyết các khó khăn gặp phải trong quá trình thâm nhập thị trường EU từ đó :  Hệ thống hóa những cơ sở của các chính sách thúc đẩy xuất khẩu của Trung Quốc.  Phân tích đánh giá các chính sách mà Trung Quốc đưa ra để giải quyết các khó khăn trong quá trình thâm nhập thị trường EU.  Đưa ra một số kinh nghiệp cho Việt Nam trong quá trình xây dựng cách chính sách về xuất khẩu. 3.1Đối tượng phạm vi nghiên cứu. Do phạm vi nhỏ của bài đề án nên trong phần chình bày dưới đây tác giả xin giới hạn trình bày về các chính sách chủ chốt mà Trung Quốc đưa ra trong hỗ trợ xuất khẩu bao gồm các chính sách định hướng thị trường và các chính sách can thiệp tích cực. Về thời gian nghiên cứu đề án chỉ nghiên cứu thực tiễn áp dụng chính sách thúc đẩy xuất khẩu của Trung Quốc trong thời gian sau khi Trung Quốc gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO tức từ năm 2001 đến nay. 4.1Phương pháp nghiên cứu.  Để giải quyết nhiệm vụ đặt ra đề án sử dụng một số phương pháp nghiên cứu và phân tích sau:  Phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và phương pháp hệ thống. 5  Phương pháp thống kê, phân tích tổng hợp, so sánh đối chiếu và phân tích định lượng giúp thống kê, khái quát hệ thống chính sách thúc đẩy xuất khẩu của Trung Quốc từ đó so sánh và đánh giá các nhân tố chủ yếu tác động đến xuất khẩu của Trung Quốc. 5.1Kết cấu đề án. Đề án bao gồm 3 phần lớn Phần 1: Khung lý thuyết trong áp dụng chính sách thúc đẩy xuất khẩu ở Trung Quốc. Trong phần này chủ yếu đi vào xây dựng khung lý thuyết phục vụ cho phân tích các chính sách đưa ra trong các phần sau. Phần 2: Thực trạng và phân tích các chính sách xuất khẩu của Trung Quốc sang thị trường EU trong giai đoạn 2001 đến nay. Đưa ra các chính sách định hướng thị trường và can thiệp tích cực. Phân tích các chính sách thúc đẩy xuất khẩu của Trung Quốc. Phần 3: Kết luận đánh giá khái quát chính sách thúc đẩy xuất khẩu của Trung Quốc từ đó rút ra các nhận xét và các gợi ý cho Việt Nam. 6 Phần 1: Khung lý thuyết trong áp dụng chính sách thúc đẩy xuất khẩu của Trung Quốc sang thị trường EU. 1.1Các khái niệm chung trong phân tích các chính sách thúc đẩy xuất khẩu. Chính sách: Theo Kraft và Furlong (2004)thì chính sách công là một quá trình hành động hoặc không hành động của chính quyền để đáp lại một vấn đề công cộng. Nó được kết hợp với các cách thức và mục tiêu chính sách đã được chấp thuận một cách chính thức, cũng như các quy định và thông lệ của các cơ quan chức năng thực hiện những chương trình. “phân tích chính sách là quá trình sử dụng các kiến thức khoa học, các phương pháp và kỹ thuật đa dạng để xử lý thông tin thực tế về chính sách và trong quy trình chính sách, từ đó rút ra những điều cần sửa đổi, bổ sung để nâng cao hiệu lực và hiệu quả của chính sách.” (Lê Chi Mai 2001) Khái niệm xuất khẩu là việc bán hàng hoá hoặc dịch vụ cho nước ngoài hoặc thị trường nội địa và khu chế xuất ở trong nước. Xuất khẩu là một hoạt động cơ bản của hoạt động ngoại thương, nó đã xuất hiện từ lâu đời và ngày càng phát triển. từ hình thức cơ bản đầu tiên là trao đổi hàng hoá giữa các nước, cho đến nay nó đã rất phát triển và được thể hiện thông qua nhiều hình thức. Theo đó chính sách thúc đẩy xuất khẩu là những ý chí và hành động của chính phủ nhằm thúc đẩy việc bán hàng hóa hoặc dịch vụ cho nước ngoài. Phân tích chính sách xuất khẩu là việc nêu ra các mối quan hệ nhân quả trong việc vận hành các chính sách, sử dụng các công cụ kỹ thuật để sử lý thông tin thực tế về chính sách nhằm thu được kết quả. Chính sách thúc đẩy xuất khẩu là tập hợp những biện pháp chính sách nhằm xóa bỏ các yếu tố bóp méo giá cả theo hướng bất lợi đối với xuất khẩu do chính sách của chính phủ tạo ra đồng thời khắc phục những thất bại của thị trường trong việc khai thác những tiềm năng và cơ hội xuất khẩu mới của nền kinh tế. 7 1.2. Các chính sách thúc đẩy xuất khẩu. Theo nội dung của các chính sách thúc đẩy xuất khẩu thì về cơ bản chính sách thúc đẩy xuất khẩu bảo gồm hai nhóm lớn là: Các chính sách định hướng thị trường và các chính sách can thiệp tích cực. Tuy nhiên trong điều kiện hiện nay sau khi các nước gia nhập WTO các chính sach can thiệp có thể bị cấm trong một số trường hợp nhằm tạo ra một sân chơi bình đẳng hơn. 1.1. Các chính sách định hướng thị trường. Một trong những nguyên nhân tạo ra rào cản đối với hoạt động xuất khẩu là các chính sách khác của chính phủ nhằm giải quyết một số vấn đề khác tuy nhiên chúng lại đồng thời gây tác động xấu đến hoạt động xuất khẩu. Thông thường các chính sách này xuất hiện do sự yếu kém của quản lý vĩ mô hay các mục tiêu kinh tế, chính trị khác. Các chính sách định hướng thị trường bao gồm: Định giá đồng nội tệ thấp hoặc khắc phục tình trạng đồng nội tệ bị định giá quá cao, giảm bớt bảo hộ đối với sản xuất trong nước, xóa bỏ các trở ngại trong xuất khẩu. Các biện pháp này gây ít tranh cãi hơn tuy nhiên những biện pháp này thường phải gắn liền với mục tiêu chung của chính sách kinh tế. 1.2. Các chính sách can thiệp tích cực. Là các chính sách nhằm khắc phục những thất bại của thị trường, từ đó giúp khai thác các tiềm năng xuất khẩu tạo ra lợi thế cạnh tranh mới cho hoạt động xuất khẩu. Can thiệp tích cực có thể là tạo điều kiện cho các hoạt đông xuất khẩu thông qua nâng cấp hệ thống hạ tầng cơ sở hoặc tác động đến sự phân bổ nguồn lực cho những ngành được lựa chọn làm ngành chủ lực xuất khẩu. Chính sách can thiệp chức năng giúp khắc phục những khiếm khuyết của thị trường mà không nhất thiết có sự phân bổ lại nguồn lực giữa các hoạt động xuất khẩu và thay thế nhập khẩu. Nó thường là những biện pháp nhằm nâng cao 8 hệ thống hạ tầng cơ sở như : Nâng cấp hạ tầng kỹ thuật, cơ sở hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực, thiết lập các hệ thống thông tin, hệ thống phân phối và các yếu tố phụ trợ cho phát triển. Chính sách can thiệp chức năng nhìn chung dễ được các nước đối tác chấp nhận hơn tuy nhiên chúng thường không có sự hỗ trợ trọng tâm nên hiệu quả trong hỗ trợ xuất khẩu không rõ rệt. Chính sách can thiệp có lựa chọn là những chính sách tác động một cách có chủ ý đến sự phân bổ nguồn lực theo hướng có lợi cho hoạt động xuất khẩu, đặc biệt là đối với những ngành, những hoạt động có tiềm năng xuất khẩu lớn được lựa chọn là ngành xuất khẩu mũi nhọn của quốc gia. Chính phủ có thể trợ cấp cho nhà xuất khẩu bằng cách cho vay vốn ưu đãi, hưởng địa tô thấp, trợ cấp gián tiếp thông qua trợ giá nguyên vật liệu hay nhiên liệu chính.... , bảo hộ ngành bằng biện pháp thuế hoặc phi thuế quan, khuyến khích đầu tư vào ngành... Nhìn chung thì các biện pháp can thiệp có lựa chọn gây nhiều tranh cãi và gây căng thẳng đến quan hệ với các nước đối tác vì nó tạo ra sự cạnh tranh không công bằng trên thị trường. 9 Phần 2: Thực trạng và phân tích các chính sách xuất khẩu của Trung Quốc sang thị trường EU trong giai đoạn 2001 đến nay. 2.1. Thực trạng tính hình xuất khẩu trung của Trung Quốc trong giai đoạn 2001 đến nay. 2.1.1. Tình hình xuất khẩu chung. Bắt đầu từ khi chính thức gia nhập Tổ Chức Thương Mại Thế Giới ngày 11/12/2001 cho đến nay nền kinh tế Trung Quốc đã có những bước phát triển nhanh cả về quy mô và tốc độ tăng trưởng. Đi cùng với nó thì hoạt động xuất khẩu cũng có những bước phát triển dài. Đơn vị: tỷ USD Năm Xuất nhập khẩu Xuất khẩu Tổng số Tốc độ tăng Tổng số trưởng (%) Nhập khẩu Tốc độ tăng Tổng số Tốc độ tăng Chệnh trưởng (%) trưởng (%) lệch 2001 509.651 7.5 266.09 6.8 243.55 8.2 22.54 2002 620.766 21.8 325.59 22.4 295.17 21.2 30.42 2003 851.207 37.1 438.37 34.6 412.84 39.9 25.53 2004 1154.792 35.7 593.37 35.4 561.42 36.0 31.95 2005 1422.118 23.2 762 28.4 660.12 17.6 101.88 2006 1760.686 23.8 969.07 27.2 791.61 20.0 177.46 2007 2173.833 23.5 1218.02 25.7 955.82 20.8 262.2 2008 2561.632 17.8 1428.55 17.2 1133.09 18.5 295.46 2009 2207.219 -13.9 1201.66 -16.0 1005.56 -11.2 196.11 6178.48 44.1 3161.69 28.7 3016.80 64.6 144.89 T1 T3 2010 Nguồn: Thống kê Hải quan Trung Quốc. Trang Web bộ thương mại Trung Quốc 10 Bảng 1: Tình hình xuất nhập khẩu của Trung Quốc giai đoạn 2001 đến hết tháng 7/2010 Qua bảng số liệu trên ta có thể nhận thấy tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Trung Quốc sau khi gia nhập WTO thường xuyên ở mức trên hai con số có những năm lên tới hơn 35%. Nếu đem so sánh tốc độ tăng trưởng này với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế thì nó thường xuyên cao hơn từ hai đến ba lần. Cá biệt chỉ có năm 2009 xuất khẩu đạt mức tăng trưởng -16% giải thích cho kết quả này phần lớn là do suy thoái kinh tế trong năm này, bắt đầu bằng sự tụt giảm tốc độ tăng trưởng từ năm 2008 xuống gần 10 điểm phần trăm xuống còn 17.2% . Với việc thường xuyên xuất siêu hàng chục đến hàng trăm tỷ USD đem lại cho Trung Quốc một nguồn ngoại tệ lớn cho đầu tư và dự trữ. 2.1.2. Xuất khẩu của Trung Quốc sang EU. EU: trước năm 1994 (EC) bao gồm Bỉ, Đan Mạch, Anh, Đức, Pháp, Ireland, Italia, Luxembourg, Hà Lan, Hy Lạp, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, sau năm 1995 tăng thêm, Áo, Phần Lan, Thụy Điển. Kể từ 5/2004,tăng thêm: Hungary, Malta, Ba Lan, Estonia, Latvia, Lithuania, Slovenia, Cộng hòa Séc, Slovakia Síp. Kể từ năm 2007 thêm Romania, Bulgaria. Là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Trung Quốc trong những năm trở lại đây với kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc sang thị trường này năm 2009 đạt đến 236.3 tỉ USD. Trong đó các thị trường xuất khẩu lớn trong khối này bao gồm: Anh, Pháp, Đức, Nga, Italia, Hà lan. Theo thống kê trong năm 2009 thì Đức dẫn đầu về quy mô với tổng giá trị xuất khẩu của hàng Trung Quốc vào nước này xấp xỉ 50 tỷ USD, tiếp đó là Hà Lan 36.7 tỷ USD. Hiện nay Trung Quốc đang lỗ lực mở rộng quan hệ với các nước trong toàn khối. Thị trường Châu Âu nổi tiếng với nhiều rảo cản gia nhập gần đây liên tiếp đánh thuế chống bán phá giá với nhiều loại mặt hàng của Trung Quốc như: Đề xuất tăng thêm 43,6% thuế đối với sợi thủy tinh nhập khẩu từ Trung Quốc từ ngày 16/9 của Ủy ban châu Âu (EC) từ 7% hiện nay lên 50,6%, từ năm 2006, 11 EU chính thức áp thuế chống bán phá giá trong vòng năm năm đối với các túi nhựa sản xuất tại Trung Quốc, theo đó một số công ty sản xuất túi nhựa của Trung Quốc đã phải chịu mức thuế chống bán phá giá rất cao lên tới 28,8%. Ngoài ra EU còn có hệ thống các thông số kỹ thuật và tiêu chuẩn kỹ thuật cao, những quy định kỹ thuật khá khắt khe với mục đích là bảo vệ tốt nhất sức khỏe con người, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững... đối với các mặt hàng xuất khẩu vào thị trường này. EU hiện tại vẫn đang cố gắng duy trì chính sách bảo hộ sản xuất nội khối. Việc tăng trưởng xuất khẩu quá nhanh vào đây cũng có thể đưa đến những hậu quả không mong muốn là EU sẽ tiến hành các biện pháp tự vệ, chống bán phá giá. Đây cũng là một trong những khó khăn của doanh nghiệp Trung Quốc bởi doanh nghiệp vừa phải tìm cách tăng cường xâm nhập thị trường và vừa phải tính ở mức độ thế nào để không phải là đối tượng của các biện pháp bảo hộ. 12 Tổng EU ** VQ Anh Đức Pháp Italy Hà Lan Nga Châu Á Nhật Bản Nam Triều Tiên Hồng Kông, Đài Loan ASEAN * Singapore Châu Phi Châu Âu Châu Mỹ La Tinh Bắc Mỹ Canada Hoa Kỳ Châu Đại Dương Australia 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 266,10 325,60 438,37 593,37 762,00 969,07 1218,02 1428,55 1201,66 T1T3 2010 316,17 40,90 6,78 9,75 3,69 3,99 7,28 2,71 48,21 8,06 11,37 4,07 4,83 9,11 3,52 72,16 10,82 17,54 7,29 6,65 13,51 6,04 107,16 14,97 23,76 9,92 9,23 18,52 9,10 143,71 18,98 32,53 11,64 11,69 25,88 13,21 186,00 24,16 40,32 13,91 15,97 30,86 15,83 245,19 31,66 48,72 20,33 21,17 41,41 28,49 292,88 36,07 59,17 23,30 26,61 45,91 33,01 236,28 31,28 49,92 21,46 20,24 36,68 17,51 65,37 7,83 14,19 6,28 6,11 10,49 5,20 140,92 170,36 222,61 295,50 366,43 455,84 568,01 663,30 568,60 147,51 44,94 12,52 46,54 5,00 18,38 5,79 48,43 15,54 58,46 6,59 23,57 6,98 59,42 20,10 76,29 9,01 30,93 8,87 73,51 27,82 100,88 13,55 42,90 12,69 83,99 35,11 124,48 16,55 55,37 16,63 91,64 44,53 155,39 20,74 71,31 23,19 102,27 56,14 184,43 23,46 94,18 29,64 116,13 73,95 190,74 25,88 114,14 32,30 97,91 53,68 166,23 20,51 106,30 30,07 25,70 14,58 41,00 6,01 29,23 7,86 6,01 49,23 8,24 57,64 6,96 59,22 9,49 74,27 10,18 88,27 11,88 98,14 13,82 122,40 18,24 133,24 18,68 165,64 23,68 174,68 26,69 215,37 36,03 219,14 37,29 287,88 51,54 252,18 50,84 342,89 71,48 274,18 47,74 264,73 57,10 238,57 12,64 73,68 16,64 59,05 3,35 54,28 4,30 69,95 5,63 92,47 8,16 124,95 11,65 162,90 15,52 203,47 19,40 232,70 21,79 252,30 17,68 220,82 4,56 54,45 4,07 5,29 7,29 10,17 12,89 16,01 21,11 25,86 24,93 6,66 3,57 4,59 6,26 8,84 11,06 13,63 17,99 22,24 20,65 5,59 Đơn vị: tỷ USD Nguồn: Thống kê Hải quan Trung Quốc. Trang Web bộ thương mại Trung Quốc Bảng 2: Xuất khẩu của Trung Quốc sang EU và so sánh với các khu vực khác. 13 2.2.Các chính sách áp dụng nhằm thúc đẩy xuất khẩu . 2.2.1. Các chính sách định hướng thị trường. 2.2.1.1.Cải cách hệ thống ngoại thương. Từ khi thực hiện đổi mới nền kinh tế, nền kinh tế trung quốc đa dạng hơn về thành phần, các thành phần kinh tế tư nhân và khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài FDI tăng nên nhanh chóng cả về số lượng và tỉ trọng của nền kinh tế. Điều này cũng được thể hiện rõ trong cơ cấu các doanh nghiệp xuất khẩu. Bộ phận doanh nghiệp nhà nước chiếm tỷ trọng xuất khẩu ngày càng ít đi, khối các doanh nghiệp FDI và các thành phần khác tăng lên nhanh chóng. Từ đó có thể thấy rằng Trung Quốc đã lỗ lực trong việc xóa bỏ độc quyền nhà nước về ngoại thương, có sự khuyến khích ngoại thương đối với mọi thành phần kinh tế. Đơn vị: tỷ USD 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 T1T 3 Tổng 266,10 325,60 438,37 593,37 762,00 969,07 1218,02 1428,55 1201,66 DN nhà nước 113,20 122,85 138,03 153,59 168,81 191,35 224,81 257,23 190,99 DN FDI 133,22 169,99 240,34 338,61 444,21 563,83 695,52 790,62 672,23 Hiệp hội DN 14,22 18,85 25,13 31,79 36,51 41,09 46,90 54,66 40,52 Khác 5,46 13,89 34,87 69,38 112,47 172,81 250,79 326,03 297,92 316,17 49,51 174,65 10,27 81,74 2010 Nguồn: Thống kê Hải quan Trung Quốc. Trang Web bộ thương mại Trung Quốc Bảng 3: Cơ cấu doanh nghiệp xuất khẩu Trung Quốc Năm 2004 luật ngoại thương sửa đổi của Trung Quốc chính thức được áp dụng thay thế cho luật ngoại thương năm 1994 đã không còn phù hợp với hoàn cảnh hiện tại. Trước tiên mục đích của việc sửa đổi luật lần này là để thích ứng với sự phát triển nhanh chóng của nhu cầu ngoại thương Trung Quốc , nhu cầu 14 của nền kinh tế thị trường, tiếp theo nhằm thích ứng với các quy định sau khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO. Việc sửa đổi luật lần này giúp chính phủ Trung Quốc điều phối hoạt động tốt hơn, hỗ trợ phát triển lành mạnh dưới sự bảo trợ của pháp luật, hỗ trợ các quy định liên quan đến pháp luật thương mại nước ngoài, nâng cao mức độ mở cửa của Trung Quốc. Ngoài ra nó còn nhằm phục vụ cho công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, thu hút sự quan tâm của xã hội đối với hoạt đông ngoại thương. 2.2.1.2.Cải cách lĩnh vực tỷ giá hối đoái. Từ ngày 1/1/1994, Trung Quốc đã cho đồng nhân dân tệ phá giá tới 35%, tỷ giá chính thức được điều chỉnh từ mức 5,7 nhân dân tệ (NDT)/USD lên 8,7 NDT/USD. Những thay đổi của chính sách tỷ giá bắt đầu từ năm 1994 lại đây đã giúp cho cán cân thương mại Trung Quốc cải thiện, mức tăng kim ngạch xuất khẩu luôn cao hơn kim ngạch nhập khẩu, kết quả này góp phần tích cực thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế Trung Quốc. Việc phá giá đồng nhân dân tệ, hay nói cách khác việc cho phép tỷ giá đồng NDT được đánh giá thấp hơn giá trị thực tế của nó, thực chất là chính sách trợ giá cho người tiêu dùng nước ngoài mua hàng Trung Quốc, hàng Trung Quốc bán với giá rẻ, làm cho sức cạnh tranh của hàng hoá Trung Quốc tăng lên. Nếu tỷ giá thực tế của đồng NDT là 5 NDT/USD, trong khi Trung Quốc thực hiện tỷ giá chính thức là 6,8 NDT/USD, thì khi người nước ngoài mua hàng hoá của Trung Quốc trị giá 100 USD, họ cũng chỉ cần chi trả 74 USD, Trung Quốc đã chấp nhận giảm giá hàng hoá tới 26%. Tuy nhiên việc tiếp tục duy trì chính sách tỷ giá thấp này gần đây gặp phải những phàn ứng gay gắt từ phía các đối tác thương mại lớn như Mỹ và EU buộc chính phủ Trung Quốc phải có những động thái nâng giá đồng nội tệ. 2.2.1.3. Đẩy mạnh hợp tác và hội nhập quốc tế. Nhà nước đóng vai trò xúc tiến thương mại cho các doanh nghiệp bằng cách tổ chức các doanh nghiệp tham gia các hoạt động triển lãm giới thiệu sản 15 phẩm ở nước ngoài, tư vấn thông tin. Cuối năm 2001 Trung Quốc chính thức gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO qua đó giúp mở cánh cửa xuất khẩu vào thị trường chung lớn nhất thế giới này. Các hoạt động đối ngoại của chính phủ nhằm lỗ lực xây dưng các hiệp định hợp tác kinh tế, xây dựng các hiệp định thương mại tự do như ASEAN- Trung Quốc , trong thời điểm hiện tại Trung Quốc đang lỗ lực tiến tới một thỏa thuận thương mại tự do với Châu Âu với các hội đàm cao cấp riêng biệt với lãnh đạo Liên hiệp châu Âu trong tuần lễ nhiều hoạt động ngoại giao sau hội nghị ASEM ở Brussels 6/10/2010. 2.2.2. Các chính sách can thiệp tích cực. 2.2.2.1. Chính sách can thiệp chức năng. Chính phủ hỗ trợ, tư vấn thông tin giúp các doanh nghiệp đối đầu vơi các rảo cản thương mại… Hệ thống thông tin về ngoại thương của Trung Quốc khá phát triển và góp phần hỗ trợ tích cực cho các doanh nghiệp trong hoạt động xuất khẩu. Các trang web của chính phủ với nội dung cập nhập và đầy đủ góp phần minh bạch hóa và phổ biến thông tin chính sách cũng như đưa ra các hướng dẫn, cảnh báo cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Thường xuyên tổ chức các hội chợ triển lãm lớn như Triển lãm Thượng Hải Expo 2010 là triển lãm có quy mô lớn nhất trên thế giới có khoảng 189 quốc gia và 57 tổ chức quốc tế tham gia cùng với hơn khoảng 70 triệu lượt khách tham quan trên khắp thế giới. Những hoạt động như trên góp phần quảng bá hình ảnh quốc gia, xây dựng thương hiệu sản phẩm quốc gia qua đó góp phần thúc đẩy xuất khẩu. 2.2.2.2. Chính sách can thiệp có lựa chọn. Từ năm 1985, Trung Quốc đã áp dụng chính sách giảm thuế xuất khẩu Để tăng cường khả năng cạnh tranh quốc tế về các sản phẩm xuất khẩu, thúc đẩy cải cách hệ thống ngoại thương và tăng trưởng xuất khẩu. 16 Ngoài ra chính sách khuyến khích xuất khẩu được thực hiện bằng chính sách hoàn thuế xuất khẩu. Chính sách này đã giúp cho các doanh nghiệp có thể hạ thấp giá thành hàng hóa xuất khẩu. Chính sách hoàn thuế xuất khẩu hiểu một cách đơn giản, đó là hình thức nhà nước bù đắp tài chính cho doanh nghiệp khi xuất khẩu hàng hoá. Từ tháng 8/2008 đến nay, Trung Quốc đã 7 lần thay đổi mức hoàn thuế xuất khẩu, ban đầu tỷ lệ hoàn thuế xuất khẩu được quy định là 9,8%, hiện nay tăng lên 13,5%. Tuy nhiên vào ngày 22/6/2010 Trung Quốc tiến hành bài bỏ việc hoàn thuế xuất khẩu đối với một số mặt hàng thuộc 406 nhóm hàng xuất khẩu. Tuy chỉ chiếm 3% tổng số và 1% giá trị hàng xuất khẩu nhưng cũng có thể coi đây là một trong những lỗ lực của chính phủ Trung Quốc nhằm hướng tới sự cân bằng trong ngoại thương, trong chính sách đối ngoại nó tạo dựng mối quan hệ với các đối tác hướng tới một chiến lược lâu dài hơn. Ngoài ra nó cũng góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu công nghiệp. 17 Phần 3: Kết luận đánh giá khái quát chính sách thúc đẩy xuất khẩu của Trung Quốc từ đó rút ra các nhận xét và các gợi ý cho Việt Nam. 3.1. 3.2. 3.3. Nhận xét chung về chính sách thúc đẩy xuất khẩu của Trung Quốc . Nhận xét về các chính sách thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường EU. Các kết luận và gợi ý đối với việc thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam sang EU. 18 Danh mục tài liệu tham khảo. Danh mục luận án, luận văn 1. Luận án tiến sĩ số 774: Nghiên cứu chính sách thúc đẩy xuất khẩu của Trung Quốc trong giai đoạn 1978 đến nay và gợi ý vận dụng đối với Việt Nam . 2. LV Thạc sĩ 1678: Kinh nghiệm thúc đẩy xuất khẩu của Trung Quốc trong hội nhập WTO và gợi ý vận dụng đối với Việt Nam. 3. LV Thạc sĩ số 2560 : thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng chè Việt Nam trong điều kiệu gia nhập WTO. Danh mục sách và giáo trình. 1. Sách : Đông á hội nhập ( katthie Krumm và Honi Kharos) – NXB văn hóa thông tin 2. Sách : Quản lý hoạt động nhập khẩu , cơ chế, chính sách và biện pháp ( NXB thống kê – PGS.TS Nguyễn Hữu Khải) 3. Giáo trình kinh doanh quốc tế tập I (NXB thống kê ) chương V phần 3 : tác động của chính phủ đến thương mại quốc tế. Danh mục tài liệu mạng 1. http://www.vietchinabusiness.vn/xuat-nhap-khau/tin-trung-quoc/21528-eu-dudinh-tang-thue-voi-soi-thuy-tinh-trung-quoc 2. http://vnexpress.net/GL/Kinh-doanh/Quoc-te/2010/05/3BA1BFAA/ 3. http://www.vietchinabusiness.vn/xuat-nhap-khau/tin-trung-quoc/21321-eudieu-tra-ve-tui-nhua-nhap-khau-tu-trung-quoc 4. http://www.hids.hochiminhcity.gov.vn/xemtin.asp? 5. 6. 7. 8. 9. idcha=4649&cap=4&id=4655 http://www.mofcom.gov.cn/ ( trang web bộ thương mại Trung Quốc ) http://zhs.mofcom.gov.cn/aarticle/Nocategory/201008/20100807092500.html http://zhs.mofcom.gov.cn/table/2010chun/biao1.doc http://zhs.mofcom.gov.cn/table/2010chun/biao6.doc http://zhs.mofcom.gov.cn/table/2010chun/biao5.doc 19 10. http://www.mofcom.gov.cn/aarticle/subject/zhcjd/subjectb/201006/2010060698 6995.html 11. http://phapluattp.vn/20100610015921119p1014c1072/ly-do-hang-hoa-cuatrung-quoc-o-nuoc-ngoai-re.htm 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan