Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân tích tài chính công ty cổ phần tập đoàn hòa phát giai đoạn 2016 2018...

Tài liệu Phân tích tài chính công ty cổ phần tập đoàn hòa phát giai đoạn 2016 2018

.DOCX
71
425
129

Mô tả:

MỤC LỤC Nội dung Trang BÀI TẬP MÔN HỌC 1 1 Tìm hiểu chung về tập đoàn Hòa Phát 8 1.1 Giới thiệu sơ lược về Tập đoàn Hòa Phát: 8 1.2 Định hướng phát triển: 9 1.3 Tầm nhìn 9 1.4 Sứ mệnh 9 1.5 Định vị 9 2 Phân tích môi trường kinh doanh 9 2.1 Yếu tố chính trị và luật pháp 9 2.2 Yếu tố kinh tế: 10 2.3 Yếu tố xã hội 11 2.4 Yếu tố công nghệ, kỹ thuật: 12 3 Phân tích ngành kinh doanh: 12 3.1 Đánh giá chung về cấu trúc ngành thép: 12 3.2 Dựa vào mô hình 5 áp lực cạnh tranh của M.Porter ta phân tích một số đặc điểm của Hòa Phát về những áp lực cạnh tranh sau: 13 3.2.1 Đối thủ tiềm ẩn: 13 3.2.2 Nhà cung cấp 13 3.2.3 Khách hàng 14 3.2.4 Cạnh tranh trong nội bộ ngành 14 3.2.5 Sản phẩm thay thế 15 4 Phân tích môi trường bên trong doanh nghiệp 15 4.1 Cấu trúc Ban Giám Đốc 15 4.2 Cấu trúc cổ đông 16 4.2.1 Thông tin cổ phiếu: 16 4.2.2 Quan hệ cổ đông 17 4.3 Quản trị công ty 19 4.3.1 Đánh giá của HĐQT về các mặt hoạt động 19 4.3.2 Đánh giá của HĐQT về hoạt động của Ban Giám đốc 19 5 Đánh giá vị thế của Công ty cổ phần Hòa Phát theo mô hình 7s của McKinsey 20 5.1 Chiến lược 20 5.2 Cấu trúc 21 5.3 Hệ thống 21 5.4 Phong cách 21 5.5 Đội ngũ 21 5.6 Kỹ năng 22 5.7 Giá trị chia sẻ 22 6 Phân tích các báo cáo tài chính giai đoạn 2016 -2018 22 6.1 Phân tích Bảng cân đối kế toán 22 6.1.1 Phân tích tình hình tài sản 22 6.1.2 Phân tích tình hình nguồn vốn 31 6.1.3 Nợ phải trả 35 6.1.4 Vốn chủ sở hữu 36 6.1.5 Phân tích vốn lưu động ròng và nhu cầu vốn lưu động ròng 36 6.2 Phân tích Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinhdoanh 37 6.2.1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 37 6.2.2 Giá vốn hàng bán 38 6.2.3 Doanh thu hoạt động tài chính 42 6.2.4 Chi phí tài chính 42 6.2.5 Lợi nhuận thuần 42 6.2.6 Lợi nhuận kế toán trước thuế 43 6.3 Phân tích Báo cáo lưu chuyển tiền tệ 44 6.3.1 Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh 46 6.3.2 Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư 46 6.3.3 Lưu chuyển thuần từ hoạt động tài chính 48 7 Phân tích tài chính thông qua các chỉ tiêu tàichính 49 7.1 Nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình và khả năng thanh toán của công ty 49 7.2 Nhóm chỉ tiêu phản ánh cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn của công ty 53 7.3 Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của côngty 54 7.4 Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu suất kinh doanh của doanhnghiệp 56 7.4.1 Hiệu suất sử dụng tài sản 57 7.4.2 Vòng quay hàng tồn kho 58 7.4.3 Vòng quay các khoản phải thu 59 7.4.4 Thời gian trả nợ 60 7.4.5 Chu kỳ kinh doanh 60 8 Đánh giá tình hình tài chính của công ty cổ phần tập đoàn Hòa Phát 61 9 Phân tích chính sách cổ tức 63 10 Phân tích SWOT 65 LỜI MỞ ĐẦU Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, tính cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh giữa các doanh nghiệp ngày càng khốc liệt.Để tồn tại và duy trì được sự phát triển bền vững với hiệu quả kinh tế cao, các doanh nghiệp cần phải tự khẳng định mình.Tập đoàn Hòa Phát cũng không nằm ngoài cuộc cạnh tranh quyết liệt đó.Vậy Hòa Phát hoạt động ra sao? Kinh doanh có tốt hay không? Để trả lời được câu hỏi trên, chúng ta cần “Phân tích tình hình tài chính tại Tập đoàn Hòa Phát” nhằm tìm hiểu thực trạng tài chính, khả năng sinh lợi và rút ra khái quát điểm mạnh, hạn chế cũng như cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp.   1 Tìm hiểu chung về tập đoàn Hòa Phát 1.1 Giới thiệu sơ lược về Tập đoàn Hòa Phát: Tên tiếng Việt: Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát Địa chỉ: KCN Phố Nối A, xã Giai Phạm, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên, Việt Nam. Tập đoàn Hòa Phát là một trong những Tập đoàn sản xuất công nghiệp hàng đầu Việt Nam.Tập đoàn Hòa Phát sản xuất và kinh doanh đa ngành với nhiều sản phẩm công nghiệp và dân dụng trọng điểm, thiết yếu của Việt Nam, vì vậy rất nhiều sản phẩm cũng chính là nguyên liệu đầu vào cho việc sản xuất các sản phẩm khác trong Tập đoàn.Khởi đầu từ một Công ty chuyên buôn bán các loại máy xây dựng từ tháng 8/1992, Hòa Phát lần lượt mở rộng sang các lĩnh vực Nội thất (1995), Ống thép (1996), Thép (2000), Điện lạnh (2001), Bất động sản (2001). Năm 2007, Hòa Phát tái cấu trúc theo mô hình Tập đoàn, trong đó Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát giữ vai trò là Công ty mẹ cùng các Công ty thành viên và Công ty liên kết. Ngày 15/11/2007, Hòa Phát chính thức niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam với mã chứng khoán HPG.Đến tháng 3/2017, Hòa Phát có 11 công ty thành viên. Sơ đồ mô hình hoạt động Tập đoàn Hòa Phát: Tập đoàn Hòa Phát hoạt động chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực: Sắt thép xây dựng, ống thép và tôn mạ; các ngành nghề điện lạnh, nội thất, máy móc thiết bị; Bất động sản, gồm Bất động sản Khu công nghiệp, Bất động sản nhà ở; Lĩnh vực nông nghiệp gồm sản xuất thức ăn chăn nuôi và chăn nuôi. Đến thời điểm hiện tại, sản xuất sắt thép là lĩnh vực sản xuất cốt lõi chiếm tỷ trọng trên 80% doanh thu và lợi nhuận toàn Tập đoàn. Trong nhiều năm liền, Hòa Phát được công nhận trong Top các doanh nghiệp lớn nhất và hiệu quả nhất Việt Nam. Năm 2015, Hòa Phát thuộc Top 5 Công ty tư nhân lớn nhất Việt Nam, Top 50 Công ty niêm yết tốt nhất, Top 50 Công ty hiệu quả nhất Việt Nam, Top 40 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam,…. 1.2 Định hướng phát triển: Hòa Phát sẽ vào Top 50 Doanh nghiệp Thép lớn nhất thế giới với Doanh thu trên 100.000 tỷ đồng mỗi năm từ năm 2020. 1.3 Tầm nhìn Trở thành Tập đoàn sản xuất công nghiệp với chất lượng dẫn đầu, trong đó Thép là lĩnh vực cốt lõi. 1.4 Sứ mệnh Cung cấp sản phẩm dẫn đầu, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, đạt được sự tin yêu của khách hàng. 1.5 Định vị Tập đoàn Hòa Phát – Thương hiệu Việt Nam – Đẳng cấp toàn cầu 2 Phân tích môi trường kinh doanh 2.1 Yếu tố chính trị và luật pháp - Việt Nam có nền an ninh, chính trị ổn định, chính sách mở cửa nền kinh tế, tăng cường hợp tác, giao lưu với các nước trong khu vực tạo điều kiện cho tập đoàn Hòa Phát mở rộng hợp tác kinh doanh với đối tác nước ngoài. - Luật doanh nghiệp có hiệu lực năm 2005 tạo sự công bằng trong môi trường kinh doanh giữa các thành phần kinh tế, thúc đẩy sự phát triển chung của các ngành công nghiệp Việt Nam nói chung và ngành Thép nói riêng; - Nhà nước Việt Nam luôn ưu tiên giải quyết các vấn đề môi trường bức xúc. Hoạt động nhập thép phế liệu bị coi là có nguy cơ gây ô nhiễm cao với môi trường sống, các chính sách hạn chế nhập thép phế liệu được áp dụng. Khó khăn cho các doanh nghiệp hoạt động ngành thép khi muốn nhập phế liệu thép về tái chế trong nước để tiết kiệm chi phí và tăng cường tính chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh; - Chế tài trong việc xử phạt quy định về xâm phạm nhãn hiệu hàng hóa tại Việt Nam còn lỏng lẻo. Các doanh nghiệp phải đối diện với nguy cơ bị xâm phạm nhãn hiệu hàng hóa cao.Tiêu biểu là vụ việc EU phát hiện thép Trung Quốc “đội lốt” Việt Nam để trốn thuế khi xuất khẩu vào khu vực này trong năm 2017 - Ngành thép Việt Nam cũng như đa số các nước khác đang phải đối mặt với Điều luật 232 của Mỹ với mức thuế 25% cho thép nhập khẩu vào Hoa Kỳ. Mặc dù chúng ta chỉ xuất khẩu thép xây dựng dân dụng và chỉ chiếm 1,6% trong tổng lượng thép nhập khẩu của Mỹ; không thể ảnh hưởng đến an ninh nước Mỹ. Điều này đặt các doanh nghiệp thép Việt Nam trước những khó khăn trong việc tìm giải pháp đối mặt với các vụ kiện, giữ vững thị trường xuất khẩu. - Hiện nay, ngành thép đang đứng ở tốp đầu các vụ kiện phòng vệ thương mại (PVTM) và dự báo tiếp tục gia tăng trong thời gian tới khi cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc chưa có dấu hiệu lắng xuống. Điều này đã đưa ngành thép trở thành ngành có áp lực chịu kiện PVTM lớn nhất và dự báo các sản phẩm từ thép sẽ gặp nhiều khó khăn trong xuất khẩu thời gian tới. 2.2 Yếu tố kinh tế: - Thị trường tài chính Việt Nam có nhiều biến động. Trong trường hợp, Hòa Phát lập dự án đầu tư và dự tính tài trợ các dự án này thông qua phương án huy động vốn trên thị trường chứng khoán, gặp lúc biến động Hòa Phát sẽ gặp khó khăn trong việc huy động vốn để thực hiện dự án. - Cơ cấu dân số trẻ, nguồn nhân lực dồi dào và lợi thế nhân công giá rẻ góp phần làm tăng lợi thế cạnh tranh về giá cho các doanh nghiệp sản xuất thép Việt Nam. - Hòa Phát tham gia nhập khẩu phôi thép, thép tấm, thép lá phục vụ sản xuất ống thép, nội thất, phụ tùng nên khi có biến động về tỷ giá sẽ ảnh hưởng đến việc đảm bảo nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất kinh doanh. Công ty thành viên của Hòa Phát tham gia làm đại lý phân phối cho các hãng nước ngoài như Công ty TNHH Thiết bị phụ tùng Hòa Phát phân phối sản phẩm máy trộn bê tông hiệu Vito… nên khi tỷ giá biến động sẽ ảnh hưởng đến doanh thu và doanh số của công ty thành viên nói riêng và Tập đoàn nói chung. - Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam về mặt trung và dài hạn được coi là có khả năng đạt tốc độ tăng trưởng cao so với các nước trên thế giới. Nguồn vốn đầu tư chảy vào Việt Nam sẽ tăng nhanh, cơ hội lớn cho mọi ngành mở rộng hoạt động sản xuất. Nhu cầu về tiêu thụ thép trở nên lớn hơn theo sự phình ra của các ngành công nghiệp. Tuy nhiên, dòng vốn FDI đổ vào ngành Thép không ngừng gia tăng, lo ngại về nguy cơ khủng hoảng thừa và tác động về môi trường đặt ra nhiều trăn trở cho các doanh nghiệp ngành Thép trong việc hoạch định chiến lược phát triển kinh doanh của mình. - Hoạt động ngành Thép đòi hỏi lượng vốn lớn để tái hoạt động sản xuất kinh doanh, lãi suất tăng cao sẽ đẩy chi phí tài chính doanh nghiệp trong ngành tăng, do đó làm giảm lợi nhuận; - Ngay tại thị trường trong nước, chúng ta phải chịu sự cạnh tranh khốc liệt từ thép nhập khẩu, nhất là từ Trung Quốc. Những năm gần đây, ngành thép của một số quốc gia, trong đó có Trung Quốc phải đối diện với vấn đề dư thừa nguồn cung; chi phí sản xuất tăng; lợi nhuận giảm do giá lao động, các quy định về môi trường và thuế chống bán phá giá đối với các sản phẩm khi xuất khẩu, nhất là sau chiến tranh thương mại với Mỹ... Trước xu hướng này, Trung Quốc đang tìm cách đưa lượng lớn hàng tồn dư của mình sang các nước khác hoặc tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất thép di dời nhà máy ra nước ngoài.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH ----------------------- BÀI TẬP MÔN HỌC QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH NÂNG CAO BÀI TẬP NHÓM: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HÒA PHÁTGIAI ĐOẠN 2016-2018 Nhóm: 3 Lớp tín chỉ: QTR413(1-1920).1_LT Giảng viên hướng dẫn: TS BÙI THU HIỀN Hà Nội, tháng 12 năm 2019 DANH SÁCH THÀNH VIÊN STT Họ tên Mã số sinh viên 1 Nguyễn Thị Ngọc Ánh 1718810009 2 Nguyễn Thu Hằng 1718810020 3 Trương Tiến Mạnh 1718810064 4 Trần Hải Ngân 1718810048 5 Nguyễn Thị Xuân Thảo 1718810064 MỤC LỤC Nội dung Trang BÀI TẬP MÔN HỌC.......................................................................................1 1 Tìm hiểu chung về tập đoàn Hòa Phát.....................................8 1.1 Giới thiệu sơ lược về Tập đoàn Hòa Phát:...................................8 1.2 Định hướng phát triển:.................................................................9 1.3 Tầm nhìn......................................................................................9 1.4 Sứ mệnh.......................................................................................9 1.5 Định vị.........................................................................................9 2 Phân tích môi trường kinh doanh............................................9 2.1 Yếu tố chính trị và luật pháp........................................................9 2.2 Yếu tố kinh tế:............................................................................10 2.3 Yếu tố xã hội..............................................................................11 2.4 Yếu tố công nghệ, kỹ thuật:.......................................................12 3 Phân tích ngành kinh doanh:..................................................12 3.1 Đánh giá chung về cấu trúc ngành thép:....................................12 3.2 3.2.1 Dựa vào mô hình 5 áp lực cạnh tranh của M.Porter ta phân tích một số đặc điểm của Hòa Phát về những áp lực cạnh tranh sau: 13 Đối thủ tiềm ẩn:.........................................................................13 3.2.2 Nhà cung cấp..............................................................................13 3.2.3 Khách hàng................................................................................14 3.2.4 Cạnh tranh trong nội bộ ngành...................................................14 3.2.5 Sản phẩm thay thế......................................................................15 4 Phân tích môi trường bên trong doanh nghiệp.......................15 4.1 Cấu trúc Ban Giám Đốc.............................................................15 4.2 4.2.1 Cấu trúc cổ đông........................................................................16 Thông tin cổ phiếu:....................................................................16 4.2.2 Quan hệ cổ đông........................................................................17 4.3 Quản trị công ty.........................................................................19 4.3.1 Đánh giá của HĐQT về các mặt hoạt động...............................19 4.3.2 Đánh giá của HĐQT về hoạt động của Ban Giám đốc..............19 5 Đánh giá vị thế của Công ty cổ phần Hòa Phát theo mô hình 7s của McKinsey.......................................................................20 5.1 Chiến lược..................................................................................20 5.2 Cấu trúc......................................................................................21 5.3 Hệ thống.....................................................................................21 5.4 Phong cách.................................................................................21 5.5 Đội ngũ.......................................................................................21 5.6 Kỹ năng......................................................................................22 5.7 Giá trị chia sẻ.............................................................................22 6 Phân tích các báo cáo tài chính giai đoạn 2016 -2018...........22 6.1 6.1.1 Phân tích Bảng cân đối kế toán..................................................22 Phân tích tình hình tài sản..........................................................22 6.1.2 Phân tích tình hình nguồn vốn...................................................31 6.1.3 Nợ phải trả.................................................................................35 6.1.4 Vốn chủ sở hữu..........................................................................36 6.1.5 Phân tích vốn lưu động ròng và nhu cầu vốn lưu động ròng.....36 6.2 Phân tích Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinhdoanh.........37 6.2.1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ..................................37 6.2.2 Giá vốn hàng bán.......................................................................38 6.2.3 Doanh thu hoạt động tài chính...................................................42 6.2.4 Chi phí tài chính.........................................................................42 6.2.5 Lợi nhuận thuần.........................................................................42 6.2.6 Lợi nhuận kế toán trước thuế.....................................................43 6.3 Phân tích Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.........................................44 6.3.1 Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh.................................46 6.3.2 Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư.........................................46 6.3.3 Lưu chuyển thuần từ hoạt động tài chính..................................48 7 Phân tích tài chính thông qua các chỉ tiêu tàichính..............49 7.1 Nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình và khả năng thanh toán của công ty........................................................................................49 7.2 Nhóm chỉ tiêu phản ánh cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn của công ty........................................................................................53 7.3 Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của côngty..............54 7.4 Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu suất kinh doanh của doanhnghiệp 56 7.4.1 Hiệu suất sử dụng tài sản...........................................................57 7.4.2 Vòng quay hàng tồn kho............................................................58 7.4.3 Vòng quay các khoản phải thu...................................................59 7.4.4 Thời gian trả nợ..........................................................................60 7.4.5 Chu kỳ kinh doanh.....................................................................60 8 Đánh giá tình hình tài chính của công ty cổ phần tập đoàn Hòa Phát...................................................................................61 9 Phân tích chính sách cổ tức.....................................................63 10 Phân tích SWOT......................................................................65 LỜI MỞ ĐẦU Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, tính cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh giữa các doanh nghiệp ngày càng khốc liệt.Để tồn tại và duy trì được sự phát triển bền vững với hiệu quả kinh tế cao, các doanh nghiệp cần phải tự khẳng định mình.Tập đoàn Hòa Phát cũng không nằm ngoài cuộc cạnh tranh quyết liệt đó.Vậy Hòa Phát hoạt động ra sao? Kinh doanh có tốt hay không? Để trả lời được câu hỏi trên, chúng ta cần “Phân tích tình hình tài chính tại Tập đoàn Hòa Phát” nhằm tìm hiểu thực trạng tài chính, khả năng sinh lợi và rút ra khái quát điểm mạnh, hạn chế cũng như cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp. 1 Tìm hiểu chung về tập đoàn Hòa Phát 1.1 Giới thiệu sơ lược về Tập đoàn Hòa Phát: Tên tiếng Việt: Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát Địa chỉ: KCN Phố Nối A, xã Giai Phạm, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên, Việt Nam. Tập đoàn Hòa Phát là một trong những Tập đoàn sản xuất công nghiệp hàng đầu Việt Nam.Tập đoàn Hòa Phát sản xuất và kinh doanh đa ngành với nhiều sản phẩm công nghiệp và dân dụng trọng điểm, thiết yếu của Việt Nam, vì vậy rất nhiều sản phẩm cũng chính là nguyên liệu đầu vào cho việc sản xuất các sản phẩm khác trong Tập đoàn.Khởi đầu từ một Công ty chuyên buôn bán các loại máy xây dựng từ tháng 8/1992, Hòa Phát lần lượt mở rộng sang các lĩnh vực Nội thấất (1995), ỐỐng thép (1996), Thép (2000), Điện lạnh (2001), Bấất động sản (2001). Năm 2007, Hòa Phát tái cấu trúc theo mô hình Tập đoàn, trong đó Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát giữ vai trò là Công ty mẹ cùng các Công ty thành viên và Công ty liên kết. Ngày 15/11/2007, Hòa Phát chính thức niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam với mã chứng khoán HPG.Đến tháng 3/2017, Hòa Phát có 11 công ty thành viên. Sơ đồ mô hình hoạt động Tập đoàn Hòa Phát: Tập đoàn Hòa Phát hoạt động chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực: Sắt thép xây dựng, ống thép và tôn mạ; các ngành nghề điện lạnh, nội thất, máy móc thiết bị; Bất động sản, gồm Bất động sản Khu công nghiệp, Bất động sản nhà ở; Lĩnh vực nông nghiệp gồm sản xuất thức ăn chăn nuôi và chăn nuôi. Đến thời điểm hiện tại, sản xuất sắt thép là lĩnh vực sản xuất cốt lõi chiếm tỷ trọng trên 80% doanh thu và lợi nhuận toàn Tập đoàn. Trong nhiều năm liền, Hòa Phát được công nhận trong Top các doanh nghiệp lớn nhất và hiệu quả nhất Việt Nam. Năm 2015, Hòa Phát thuộc Top 5 Công ty tư nhân lớn nhất Việt Nam, Top 50 Công ty niêm yết tốt nhất, Top 50 Công ty hiệu quả nhất Việt Nam, Top 40 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam,…. 1.2 Định hướng phát triển: Hòa Phát sẽ vào Top 50 Doanh nghiệp Thép lớn nhất thế giới với Doanh thu trên 100.000 tỷ đồng mỗi năm từ năm 2020. 1.3 Tầm nhìn Trở thành Tập đoàn sản xuất công nghiệp với chất lượng dẫn đầu, trong đó Thép là lĩnh vực cốt lõi. 1.4 Sứ mệnh Cung cấp sản phẩm dẫn đầu, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, đạt được sự tin yêu của khách hàng. 1.5 Định vị Tập đoàn Hòa Phát – Thương hiệu Việt Nam – Đẳng cấp toàn cầu 2 Phân tích môi trường kinh doanh 2.1 Yếu tố chính trị và luật pháp - Việt Nam có nền an ninh, chính trị ổn định, chính sách mở cửa nền kinh tế, tăng cường hợp tác, giao lưu với các nước trong khu vực tạo điều kiện cho tập đoàn Hòa Phát mở rộng hợp tác kinh doanh với đối tác nước ngoài. - Luật doanh nghiệp có hiệu lực năm 2005 tạo sự công bằng trong môi trường kinh doanh giữa các thành phần kinh tế, thúc đẩy sự phát triển chung của các ngành công nghiệp Việt Nam nói chung và ngành Thép nói riêng; - Nhà nước Việt Nam luôn ưu tiên giải quyết các vấn đề môi trường bức xúc. Hoạt động nhập thép phế liệu bị coi là có nguy cơ gây ô nhiễm cao với môi trường sống, các chính sách hạn chế nhập thép phế liệu được áp dụng. Khó khăn cho các doanh nghiệp hoạt động ngành thép khi muốn nhập phế liệu thép về tái chế trong nước để tiết kiệm chi phí và tăng cường tính chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh; - Chế tài trong việc xử phạt quy định về xâm phạm nhãn hiệu hàng hóa tại Việt Nam còn lỏng lẻo. Các doanh nghiệp phải đối diện với nguy cơ bị xâm phạm nhãn hiệu hàng hóa cao.Tiêu biểu là vụ việc EU phát hiện thép Trung Quốc “đội lốt” Việt Nam để trốn thuế khi xuất khẩu vào khu vực này trong năm 2017 - Ngành thép Việt Nam cũng như đa số các nước khác đang phải đối mặt với Điều luật 232 của Mỹ với mức thuế 25% cho thép nhập khẩu vào Hoa Kỳ. Mặc dù chúng ta chỉ xuất khẩu thép xây dựng dân dụng và chỉ chiếm 1,6% trong tổng lượng thép nhập khẩu của Mỹ; không thể ảnh hưởng đến an ninh nước Mỹ. Điều này đặt các doanh nghiệp thép Việt Nam trước những khó khăn trong việc tìm giải pháp đối mặt với các vụ kiện, giữ vững thị trường xuất khẩu. - Hiện nay, ngành thép đang đứng ở tốp đầu các vụ kiện phòng vệ thương mại (PVTM) và dự báo tiếp tục gia tăng trong thời gian tới khi cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc chưa có dấu hiệu lắng xuống. Điều này đã đưa ngành thép trở thành ngành có áp lực chịu kiện PVTM lớn nhất và dự báo các sản phẩm từ thép sẽ gặp nhiều khó khăn trong xuất khẩu thời gian tới. 2.2 Yếu tố kinh tế: - Thị trường tài chính Việt Nam có nhiều biến động. Trong trường hợp, Hòa Phát lập dự án đầu tư và dự tính tài trợ các dự án này thông qua phương án huy động vốn trên thị trường chứng khoán, gặp lúc biến động Hòa Phát sẽ gặp khó khăn trong việc huy động vốn để thực hiện dự án. - Cơ cấu dân số trẻ, nguồn nhân lực dồi dào và lợi thế nhân công giá rẻ góp phần làm tăng lợi thế cạnh tranh về giá cho các doanh nghiệp sản xuất thép Việt Nam. - Hòa Phát tham gia nhập khẩu phôi thép, thép tấm, thép lá phục vụ sản xuất ống thép, nội thất, phụ tùng nên khi có biến động về tỷ giá sẽ ảnh hưởng đến việc đảm bảo nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất kinh doanh. Công ty thành viên của Hòa Phát tham gia làm đại lý phân phối cho các hãng nước ngoài như Công ty TNHH Thiết bị phụ tùng Hòa Phát phân phối sản phẩm máy trộn bê tông hiệu Vito… nên khi tỷ giá biến động sẽ ảnh hưởng đến doanh thu và doanh số của công ty thành viên nói riêng và Tập đoàn nói chung. - Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam về mặt trung và dài hạn được coi là có khả năng đạt tốc độ tăng trưởng cao so với các nước trên thế giới. Nguồn vốn đầu tư chảy vào Việt Nam sẽ tăng nhanh, cơ hội lớn cho mọi ngành mở rộng hoạt động sản xuất. Nhu cầu về tiêu thụ thép trở nên lớn hơn theo sự phình ra của các ngành công nghiệp. Tuy nhiên, dòng vốn FDI đổ vào ngành Thép không ngừng gia tăng, lo ngại về nguy cơ khủng hoảng thừa và tác động về môi trường đặt ra nhiều trăn trở cho các doanh nghiệp ngành Thép trong việc hoạch định chiến lược phát triển kinh doanh của mình. - Hoạt động ngành Thép đòi hỏi lượng vốn lớn để tái hoạt động sản xuất kinh doanh, lãi suất tăng cao sẽ đẩy chi phí tài chính doanh nghiệp trong ngành tăng, do đó làm giảm lợi nhuận; - Ngay tại thị trường trong nước, chúng ta phải chịu sự cạnh tranh khốc liệt từ thép nhập khẩu, nhất là từ Trung Quốc. Những năm gần đây, ngành thép của một số quốc gia, trong đó có Trung Quốc phải đối diện với vấn đề dư thừa nguồn cung; chi phí sản xuất tăng; lợi nhuận giảm do giá lao động, các quy định về môi trường và thuế chống bán phá giá đối với các sản phẩm khi xuất khẩu, nhất là sau chiến tranh thương mại với Mỹ... Trước xu hướng này, Trung Quốc đang tìm cách đưa lượng lớn hàng tồn dư của mình sang các nước khác hoặc tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất thép di dời nhà máy ra nước ngoài. 2.3 Yếu tố xã hội - Kết cấu dân số trẻ, tốc độ tăng trưởng nhanh dẫn đến nhu cầu xây dựng nhà ở lớn. - Mức sống của người dân tăng cao, nhu cầu cho sản phẩm nội thất, điện lạnh, nhu cầu sử dụng thép, sản phẩm dùng cho ngành xây dựng để đầu tư sản xuất và xây dựng dân dụng, nhu cầu thuê đất xây dựng nhà máy, xí nghiệp tăng. Qua đó, thúc đẩy sự tiêu thụ các sản phẩm của Hòa Phát. 2.4 Yếu tố công nghệ, kỹ thuật: - Đa dạng hóa kênh truyền thông tin đại chúng như đài tiếng nói, truyền hình giúp các doanh nghiệp có thêm nhiều kênh để quảng bá hình ảnh của mình; Internet đã và đang đóng vai trò là kênh quảng bá sản phẩm của Hòa Phát đến người tiêu dùng trong nước, là kênh cung cấp thông tin hiệu quả về các hoạt động sự kiện đến nhà đầu tư. - Áp dụng tự động hóa trong sản xuất kinh doanhgiúp các doanh nghiệptiết kiệm chi phí nhân công, ít hao tốn và thừa nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất, sản phẩm làm ra có chất lượng tốt hơn. - Quá trình mua bán, trao đổi công nghệ giữa Hòa Phát với đối tác trong và ngoài nước diễn ra dễ dàng tạo cơ hội để hiện đại hóa dây chuyền công nghệ. - Xu hướng chú trọng công tác nghiên cứu phát triển sản phẩm mới ngành càng được đẩy mạnh. Hòa Phát cũng đã đầu tư nhiều cho công tác R&D với hi vọng tạo ra sản phẩm chất lượng tốt hơn, mẫu mã đẹp, giá thành phải chăng nhằm tăng cường lợi thế cạnh tranh với các doanh nghiệp khác. 3 Phân tích ngành kinh doanh: 3.1 Đánh giá chung về cấu trúc ngành thép: Ngành thép mang tính chu kì và có thể nhận thấy rõ sự phụ thuộc của ngành thép Việt Nam vào thị trường xây dựng và Bất động sản khi các nhu cầu xây dựng vẫn chiếm đến 65% nhu cầu sử dụng thép ở Việt Nam. - Nhìn chung: Chu kì ngành phát triển; Biến động doanh thu trung bình; Mức độ tập trung vốn cao; Hỗ trợ ngành trung bình; Mức độ tập trung ngành trung bình thấp; Mức độ cạnh tranh ở mức TB cao - Ngành thép còn nhiều tiềm năng trong dài hạn, bởi vì định hướng của Việt Nam hướng tới các hoạt động sản xuất công nghiệp, nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng vẫn còn rất lướn với các đại dự án đnag được xem xét triển khai như đường cao tốc, đường sắt Bắc Nam, các tuyến đường trên cao nội đô,… 3.2 Dựa vào mô hình 5 áp lực cạnh tranh của M.Porter ta phân tích một số đặc điểm của Hòa Phát về những áp lực cạnh tranh sau: 3.2.1 Đốấi thủ tiềềm ẩn: - 1 số đổi thủ tiềm năng của tập đoàn Hòa Phát đó là Công ty TNHH thép đặc biệt Thắng Lợi, CTCP thép Việt Ý, nhà máy thép cán nguội POSCO Vũng tàu-VN, CTCP Thép Việt…. - Rào cản gia nhập ngành: Ở mức trung bình + Hòa Phát là doanh nghiệp có lợi thế quy mô lớn, duy nhất trong nước khép kín chuỗi sản xuất có khả năng tự chủ nguồn nguyên liệu đầu vào, bao gồm một phần quặng sắt, tự sản xuất than coke, có nhà nhiệt điện sử dụng nhiệt từ quá trình luyện thép, đáp ứng một phần nhu cầu năng lượng của khu liên hợp. Nhờ quy trình khép kín, đầu tư đồng bộ nên mỗi dây chuyền của Hòa Phát đi vào hoạt động chỉ mất vài tháng chạy đủ công suất. + Có lợi thế kênh phân phối mạnh sẵn có của tập đoàn tại thị trường phía Bắc, từ đó, giảm chi phí phát triển kênh phân phối + Tiềm lực tài chính mạnh của tập đoàn sẽ đảm bảo cho tốc độ đầu tư mạnh mẽ trong tương lai. + Lệnh áp thuế đối chống bán phá giá cũng có thể làm cho 1 doanh nghiệp mới về thép lao đao 3.2.2 Nhà cung cấấp - Đối với tập đoàn Hòa Phát giảm bớt được sự cạnh tranh của nhà cung ứng bởi quy mô và quy trình sản xuất khép kín, sản phẩm đầu ra của ngành trong tập đoàn lại là sản phẩm đầu vào của ngành kia - Nguyên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất khác như than đá, xăng dầu đang trong tình trạng khan hiếm và giá cả tăng nhanh; 3.2.3 Khách hàng - Khách hàng ngày càng có nhiều sản phẩm để chọn lựa về giá cả, chất lượng, mẫu mã, dịch vụ sau bán hàng cũng như các điều kiện khác tốt hơn - Mức độ tập trung của khách hàng không cao. Các đại lý phân phối dễ làm giá trong trường hợp xảy ra tình trạng khan hiếm thép; - Chi phí để khách hàng chuyển đổi thấp - Sản phẩm ngành Thép đóng vai trò thiết yếu đối với sự phát triển ngành khác, khách hàng buộc phải mua khi có nhu cầu tiêu dùng; 3.2.4 Cạnh tranh trong nội bộ ngành - 1 số đối thủ cạnh tranh trong ngành như Thép Việt Đức, Tôn Hoa Sen Phương Nam, Thái nguyên- Tisco, Vinakoei, Thép Việt –Ý, Thép Đình Vũ, … - Lợi thế cạnh tranh quan trọng nhất của Hòa Phát đến từ quy mô lớn cũng như quy trình sản xuất khép kín. Tổng công suất thiết kế của Hòa Phát đạt hơn 2,2 triệu tấn thép xây dựng/năm, vượt trội so với Pomina (1,1 triệu tấn), Tisco (một triệu tấn), Vina Kyoei (1,3 triệu tấn)… - Ở Việt Nam gần như không có doanh nghiệp thép nào có sức cạnh tranh mạnh mẽ như Hòa Phát. Họ có thể cạnh tranh trực tiếp với các doanh nghiệp lớn trên thế giới. - Trong 10 tháng đầu năm 2019, riêng Hoà Phát (HPG) nâng cao vị thế thông qua tích lũy thêm 1% sản lượng bán của phân khúc, trong khi các đối thủ cạnh tranh chính khác vẫn duy trì mức thị phần tương tự so với cùng kỳ. - Nhu cầu ngành Thép là khó dự đoán, phụ thuộc vào sức khỏe nền kinh tế. Khi kinh tế đi xuống, tình trạng dư thừa thép xảy ra. - Nhà máy mới của HPG tại miền Trung cũng giúp giảm chi phí vận chuyển vào miền Nam, tăng sức cạnh tranh cho thép Hoà Phát với các DN trong ngành 3.2.5 Sản phẩm thay thềấ - Các sản phẩm thay thế ở đây là thép nhập khẩu từ Trung Quốc, Malaysia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan - Sự cạnh tranh với thép nhập khẩu rất cao. - Khả năng thay thế của các sản phẩm từ nhựa , gỗ không cao do thép từ Hòa Phát có kết cấu vững chắc hơn nhiều và ngày càng được ưa chuộng: 4 Phân tích môi trường bên trong doanh nghiệp 4.1 Cấu trúc Ban Giám Đốc CƠ CẤU TỔ CHỨC, QUẢN LÝ: đãi ngộ xứng đáng, tinh gọn và hiệu quả Xác định con người là yếu tố trung tâm trong công tác quản trị sản xuất kinh doanh, Tập đoàn Hòa Phát đã chú trọng cải tiến và đưa ra các chính sách quản lý hiệu quả nhằm phát huy tốt nhất năng lực của từng cán bộ công nhân viên. Năm 2017, Hòa Phát đã áp dụng chuẩn hóa hệ thống đánh giá cấp bậc nhân sự trên quy mô toàn Tập đoàn trong cách tính và chi trả lương thưởng. Đồng thời, áp dụng thống nhất các quy chế quản lý như: Quy chế tiền lương và các phụ lục quy định về hệ thống cấp bậc nhân sự; Quy chế Quản lý Tài sản. Bên cạnh đó, việc cải tiến quản lý theo mô hình tập trung để đảm bảo bộ máy tinh gọn đối với lĩnh vực nông nghiệp tạo điều kiện thuận lợi huy động nguồn lực thực hiện các dự án từ các đơn vị trong nhóm cũng như các thành viên khác trong Tập đoàn. Về phát triển đội ngũ cán bộ quản lý kế cận, tại Tập đoàn Hòa Phát, các lãnh đạo thế hệ thứ 2, 3 được hình thành, định hướng trên cơ sở ưu tiên cán bộ đã công tác lâu năm tại Tập đoàn, có năng lực, trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, và thường xuyên được đào tạo, luân chuyển trong nội bộ, học hỏi kinh nghiệm quản lý trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, Hòa Phát luôn đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, phần mềm quản lý vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả quản trị, điều hành theo hướng chuyên nghiệp và phát triển bền vững. Từ cuối năm 2017, Hòa Phát đã phối hợp với Viettel thực hiện khảo sát, nghiên cứu tình hình quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh của các công ty thuộc Tập đoàn. 4.2 Cấu trúc cổ đông 4.2.1 Thống tin cổ phiềấu: • Vốn điều lệ: 15.170.790.000.000 đ • Tên cổ phiếu: Cổ phiếu Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát • Loại cổ phiếu: Cổ phiếu phổ thông • Mã chứng khoán: HPG • Mệnh giá cổ phiếu: 10.000 đồng/cổ phiếu • Ngày bắt đầu niêm yết: 15/11/2007 • Tổng số cổ phiếu: 1.517.079.000 cổ phiếu • Tổng số cổ phiếu quỹ: 206.327 cổ phiếu • Tổng số cổ phiếu đang lưu hành: 1.516.872.673 cổ phiếu • Số lượng cổ phiếu chuyển nhượng tự do: 1.516.872.673 cổ phiếu Tình hình thay đổi vốn đầu tư của chủ sở hữu trong năm • Ngày 10/04/2017, Tập đoàn công bố thông tin thay đổi số lượng cổ phiếu đang lưu hành do phát hành cổ phiếu để trả cổ tức năm 2016: + Vốn điều lệ trước khi phát hành: 8.428.749.560.000 đồng + Vốn điều lệ sau khi phát hành: 12.642.554.170.000 đồng • Ngày 28/7/2017, Tập đoàn công bố thông tin thay đổi số lượng cổ phiếu đang lưu hành do chào bán cổ phần ra công chúng cho cổ đông hiện hữu theo Giấy chứng nhận đăng ký chào bán 21/GCN- UBCK do Chủ tịch Ủy ban chứng khoán Nhà nước cấp ngày 01/06/2017: + Vốn điều lệ trước khi chào bán: 12.642.554.170.000 đồng + Vốn điều lệ sau khi chào bán: 15.170.790.000.000 đồng • Giao dịch cổ phiếu quỹ: Tổng số cổ phiếu quỹ tại ngày 22/02/2018: 206.327 cổ phiếu Cô đông lơn Cổ đông Cổ phần Tỷ lệ % Trần Đình Long 534,179,993 25.13 Vũ Thị Hiền 154,731,347 7.29 01/03/2019 Cơ cấấu sở hữu 31/12/2018 4.2.2 Quan hệ cổ đống Các chuyên viên Quan hệ cổ đông duy trì sự tương tác thường xuyên với các cổ đông, nhà đầu tư thông qua các sự kiện như Đại hội cổ đông thường niên, gặp gỡ nhà đầu tư để trao đổi kết quả hoạt động kinh doanh từng quý, các cuộc gặp với chuyên gia phân tích, tổ chức nhà đầu tư trong nước và ngoài nước thông qua hình thức gặp gỡ trực tiếp, hội nghị truyền hình, email, điện thoại... Tình hình sản xuất, tiêu thụ các ngành hàng chính như thép xây dựng, ống thép, nội thất... hay tiến độ các dự án, hoạt động đầu tư phát triển sản phẩm mới đang được Công ty đăng tải thường xuyên trên website của Công ty và các phương tiện truyền thông đại chúng. Các hoạt động này đã giúp các cổ đông nắm bắt thông tin kịp thời, đưa ra những góp ý với ban điều hành nếu có. Trong năm Hòa Phát tiếp đón rất nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước, các quỹ, công ty chứng khoán như DCG Capital, Quỹ Flowering Tree Investment Management, Hanwha, Waverton, EFG Hermes Frontier, Vinacapital, Quỹ Asia Frontier Capital, SSIAM, PXP, và rất nhiều quỹ khác. Tháng 8/2017, dưới sự giới thiệu của Công ty Chứng khoán Maybank, Kim Eng, đại diện các quỹ đầu tư của Malaysia với tổng tài sản hàng chục tỷ USD như Wellington, EPF, PNB, CIMB Principle, KMIC, Etiqa... đã có chuyến thăm và tìm hiểu cơ hội đầu tư tại Hòa Phát. Các nhà đầu tư quan tâm lớn nhất tới lĩnh vực thép xây dựng như dự án Khu liên hợp gang thép Hòa Phát Dung Quất, công nghệ áp dụng, cơ cấu giá thành, lợi thế của thép Hòa Phát với các đối thủ khác, điện năng tiêu thụ, cung cầu thị trường thép xây dựng, thuế tự vệ với các sản phẩm phôi thép và thép dài nhập khẩu, cũng như các dự án thép đang hoạt động tại Việt Nam... Sau 10 năm niêm yết trên sàn chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (20072017), HPG đã liên tục tăng trưởng mạnh, đặc biệt là lĩnh vực thép. 2017 là năm đầu tiên Hòa Phát đạt sản lượng 3 triệu tấn thép các loại, Hòa Phát được bình chọn vào Top 10 DN niêm yết uy tín nhất, Top 50 Công ty niêm yết hiệu quả nhất với kết quả kinh doanh kỷ lục. Cổ phiếu HPG luôn nằm trong nhóm có thanh khoản tốt nhất và được giới đầu tư đánh giá cao, nhất là các nhà đầu tư nước ngoài, có tầm nhìn dài hạn. Theo đại diện Công ty Chứng khoán Maybank Kim Eng, HPG là doanh nghiệp đầu ngành và có nhiều chỉ số hấp dẫn với các nhà đầu tư. Do đó, Maybank Kim Eng định kỳ tổ chức các chuyến thăm nhằm cập nhật tình hình của doanh nghiệp, qua đó tìm kiếm thêm cơ hội đầu tư cho Maybank Kim Eng cùng các đối tác của mình. Bên cạnh thúc đẩy sản xuất kinh doanh, Hòa Phát sẽ tiếp tục đẩy mạnh quan hệ nhà đầu tư hơn nữa, tăng cường tương tác với các cổ đông thông qua gặp gỡ, tổ chức các chuyến thăm quan dự án, hoạt động xã hội khác... qua đó làm tăng thêm uy tín của Tập đoàn với các cổ đông, nhà đầu tư của Công ty nói riêng và cộng đồng xã hội nói chung. 4.3 Quản trị công ty 4.3.1 Đánh giá của HĐQT về các mặt hoạt động Tổng kết năm 2017, doanh thu hợp nhất toàn Tập đoàn đạt 46.855 tỷ đồng, tăng 38% so với 2016. Đặc biệt, lợi nhuận sau thuế ghi nhận mức cao nhất trong lịch sử Tập đoàn khi đạt 8.015 tỷ đồng, vượt 34% so với kế hoạch và tăng 21% so với năm trước. Với kết quả kinh doanh khả quan, Tập đoàn Hòa Phát nộp ngân sách nhà nước năm 2017 gần 5.000 tỷ đồng, tăng hơn 40% so với năm 2016. Trong đó, tỉnh Hải Dương là nơi Hòa Phát nộp nhiều nhất với trên 2.000 tỷ, sau đó là Hưng Yên với 1.200 tỷ đồng. Bên cạnh những con số ấn tượng là những giải thưởng danh giá trên các bảng xếp hạng uy tín. Tập đoàn Hòa Phát lần thứ 2 liên tiếp lọt Top 10 Doanh nghiệp niêm yết uy tín nhất Việt Nam, Top 10 Doanh nghiệp có lợi nhuận tốt nhất, Top 10 Doanh nghiệp thịnh vượng, trong đó Hòa Phát nằm trong số 3 doanh nghiệp tư nhân thịnh vượng nhất. Những danh hiệu này cũng phần nào phản ánh được sự đầu tư phát triển một cách bài bản của Hòa Phát ở tất cả các lĩnh vực, uy tín thương hiệu, chất lượng sản phẩm của Hòa Phát trên thị trường ngày càng được khẳng định. 4.3.2 Đánh giá của HĐQT vềề hoạt động của Ban Giám đốấc Làm nên thành công của Tập đoàn Hòa Phát trong năm vừa qua là sự đóng góp lớn của Ban Tổng Giám đốc và Ban điều hành các Công ty thành viên. HĐQT đánh giá cao nỗ lực của Tổng Giám đốc và Ban điều hành các cấp trong quá trình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của Tập đoàn năm 2017. Tổng Giám đốc và Ban điều hành đã hoàn thành tốt vai trò của mình thể hiện qua các giải pháp điều hành kịp thời, linh hoạt, phù hợp với chủ trương, định hướng của HĐQT. Các chủ trương, chỉ đạo mà HĐQT đưa ra cũng được Ban điều hành triển khai đầy đủ, kịp thời và báo cáo chi tiết kết quả thực hiện với tinh thần trách nhiệm cao. Kết quả đạt được trên tất cả các ngành sản xuất kinh doanh đã tiếp tục duy trì và củng cố được lòng tin từ đối tác, khách hàng, cổ đông. Hội đồng quản trị tin tưởng với các giải pháp chắc chắn, linh hoạt trong công tác điều hành của Ban Tổng Giám đốc Tập đoàn và Ban Giám đốc các công ty thành viên sẽ góp phần gia tăng sự ổn định trong hoạt động sản xuất, từng bước chinh phục các thị trường mới, các thị trường khó tính trong khu vực và quốc tế trong bối cảnh còn nhiều khó khăn phức tạp. 5 Đánh giá vị thế của Công ty cổ phần Hòa Phát theo mô hình 7s của McKinsey 5.1 Chiến lược Với mục tiêu phát triển bền vững, chiến lược của Hòa Phát luôn là tìm tòi phát triển dự án mới, sản phẩm mới, gia tăng thêm giá trị cho mỗi cổ đông và cộng đồng xã hội, nhưng tập trung vào mảng cốt lõi là sản xuất thép. 5.2 Cấu trúc Hòa Phát tái cấu trúc theo mô hình Tập đoàn, trong đó Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát giữ vai trò là Công ty mẹ cùng các Công ty thành viên và Công ty liên kết. Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát gồm: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban tổng giám đốc, Ban kiểm soát, Khối văn phòng tại Công ty mẹ & đơn vị sản xuất, Các công ty thành viên. 5.3 Hệ thống Hàng tuần vào thứ 7, nhân viên nộp báo cáo tuần, kiểm điểm những gì đã làm được và những gì chưa làm được, và đưa ra những công việc phải làm trong tuân tiếp theo. Cuối tháng, họp phòng để xem xét đã đạt được bao nhiêu phần trăm kế hoạch doanh số. Ai không đạt được phải trình bày rõ lý do rồi phân tích để tháng sau hoàn thành đủ mục tiêu. Lãnh đạo Tập đoàn theo dõi sức khỏe các công ty thành viên thông qua chế độ báo cáo, các chỉ số tài chính hàng tháng. Nếu có bất thường thì lãnh đạo sẽ cùng bàn bạc can thiệp xử lý, điều chỉnh lại. 5.4 Phong cách Các lãnh đạo luôn coi trọng hiệu quả công việc chứ không phải hình thức. Tạo ra môi trường làm việc ổn định, công bằng, dân chủ, không đối xử bất công. Lãnh đạo Tập đoàn luôn cố gắng quản trị tốt nhất bằng cách vận dụng nguyên tắc quản trị bài bản gắn với kinh nghiệm thực tế. Hòa phát không phải là công ty gia đình, nhưng đội ngũ lãnh đạo cao nhất của Hòa Phát gắn bó với nhau như các thành viên trong gia đình. 5.5 Đội ngũ Quy mô nhân sự lớn lên tới 16000 người. Hòa Phát đẩy mạnh nhiều hoạt động đào tạo, tập huấn luyện cho cả khối văn phòng và khối sản xuất nhằm nâng cao chuyên môn, kỹ năng làm việc, vận hành, sản xuất an toàn và hiệu quả,… Cụ thể, toàn Tập đoàn đã tổ chức hàng trăm lớp đào tạo với hàng nghìn lượt cán bộ công nhân viên tham gia. 5.6 Kỹ năng Môi trường làm việc năng động, khuyến khích tạo điều kiện phát huy sáng tạo và năng lực bản thân. Cho nên, đặc điểm nổi bật của Hòa Phát là nguồn nhân sự có năng lực chuyên môn cao. Theo thống kê, mỗi năm tập đoàn có hàng trăm sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, góp phần năng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. 5.7 Giá trị chia sẻ Tập đoàn xây dựng văn hóa văn minh giúp các bộ phận luôn có sự phối hợp tốt với nhau. Môi trường làm việc ở đây không tồn tại sự cạnh tranh xấu, đấu đá cá nhân hay các cấp. Mọi người luôn có sự phối hợp với nhau để làm sau đạt được những hiệu quả làm việc tốt nhất. Sức mạnh tập thể là sức mạnh của Hòa Phát 6 Phân tích các báo cáo tài chính giai đoạn 2016 -2018 6.1 Phân tích Bảng cân đối kế toán
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan