Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân tích tài chính công ty cổ phần biên hòa...

Tài liệu Phân tích tài chính công ty cổ phần biên hòa

.PDF
21
123
108

Mô tả:

Phân tích tài chính công ty cổ phần đường Biên Hòa Họ & tên: Nguyễn Thị Ngọc Thùy Võ Thị Hồng Hương Lớp: 35K7_PVD Giới thiệu sơ lược về công ty cổ phần đường Biên Hòa Vị thế Công ty   Đường Biên Hòa có hệ thống phân phối sản phẩm trải đều trên cả nước, bao gồm hơn 100 đơn vị sản xuất sử dụng đường làm nguyên liệu đầu vào và trên 130 nhà phân phối, đại lý, siêu thị trực tiếp bán sỉ, bán lẻ trên thị trường tiêu dùng. Thị trường xuất khẩu của Công ty là một số nước trong khối ASEAN, Trung Quốc và Iraq. Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa là đơn vị duy nhất có nhà máy luyện đường chuyên biệt, có khả năng sản xuất đường luyện quanh năm, không phụ thuộc nhiều vào mùa vụ với chất lượng cao.Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa có lợi thế là đơn vị duy nhất cung ứng sản phẩm đường phong phú, đa dạng mà các đơn vị khác chưa cạnh tranh được như sản phẩm đường có bổ sung vitamin A “ SugarA" Chiến lược Phát triển và Đầu tư     Phát triển ổn định vùng nguyên liệu mía: Mía - Đường vẫn là ngành cốt lõi trong hoạt động của Công ty trong những năm tới đây. Giữ vững vị trí dẫn đầu về uy tín sản phẩm và chất lượng đường tinh luyện. Đa dạng hóa hoạt động sản xuất kinh doanh. Đầu tư bổ sung vào hệ thống thiết bị sản xuất đường tại hai Nhà máy Đường Biên Hòa Tây Ninh, Biên Hòa - Trị An và đường luyện tại Công ty để cải thiện thêm hiệu suất thu hồi, giảm giá thành, tăng cường lượng đường thương phẩm bán thẳng ra thị trường từ hai Nhà máy kể từ năm 2010. Các dự án lớn    Dự án Cụm chế biến Công nghiệp phía tây sông Vàm Cỏ Đông: Tổ chức thực hiện đầu tư các hạng mục hạ tầng cơ sở theo đúng tiến độ. Kết hợp với địa phương thực hiện Dự án đưa nước sông Vàm Cỏ Đông qua rạch Bàu Lầy tưới cho mía Nông trại Thành Long và vùng phụ cận tương ứng tổng diện tích 2.500 ha nhằm tăng năng suất và chất lượng mía. Xúc tiến việc nghiên cứu chuẩn bị khái thác quỹ đất và cơ sở hạ tầng sau khi di dời Nhà máy từ thị xã Tây Ninh qua Cụm chế biến công nghiệp phía Tây sông Vàm Cỏ Đông cùng số diện tích đất thuộc quyền sử dụng của Công ty. Triển vọng Công ty    Giá dầu đang ở mức thấp kéo theo giá nguyên vật liệu giảm tạo nên mặt bằng giá mới thuận lợi cho sản xuất kinh doanh trong nước. Thương hiệu sản phẩm đường tinh luyện Biên Hòa vẫn được người tiêu dùng tín nhiệm, năm 2008 là năm thứ 12 liên tiếp được người tiêu dùng bình chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao. Giá các loại cây trồng cạnh tranh gay gắt với cây mía trước đây đang giảm mạnh là cơ hội tốt cho việc phục hồi nhanh vùng mía tại khu vực Đông Nam Bộ nói chung và Đồng Nai, Tây Ninh nói riêng. Rủi ro Kinh doanh chính    Năm 2009 dự báo sẽ còn nhiều khó khăn do suy thoái kinh tế tiếp tục lan rộng, sức mua bị hạn chế, trong đó có Việt Nam. Thị trường xuất khẩu đường có thể bị thu hẹp do mức độ hạn chế, thắt chặt chi tiêu của các nước nhập khẩu. Hoạt động sản xuất, huy động nguyên liệu tại Nhà máy Đường Biên Hòa - Trị An còn phải vượt qua nhiều khó khăn trở ngại, đặc biệt là nguồn nguyên liệu mía do “dư âm” của Công ty Mía Đường Trị An (đơn vị cũ) để lại cần sớm được khắc phục để đạt hiệu quả trong thời gian tới. 1. Lịch sử hình thành Công ty cổ phần đường Biên Hòa được xây dựng từ năm 1969 với tiền thân là Nhà máy đường 400 tấn, sản phẩm chính lúc bấy giờ là đường ngà, rượu mùi, bao đay. - Đến năm 1971 – 1972, đầu tư Nhà máy đường tinh luyện. - Năm 1994, nhà máy đường Biên Hòa đổi tên thành Công ty đường Biên Hòa. - Năm 1995, để mở rộng sản xuất Công ty đường Biên Hòa tiến hành đầu tư mở rộng công suất đường luyện tại Biên Hòa từ 200 tấn/ngày lên 300 tấn/ngày và khởi công xây dựng nhà máy đường Tây Ninh (hiện nay là nhà máy Đường Biên Hòa – Tây Ninh). Sau hơn 2 năm thiết kế, thi công và lắp đặt, Nhà máy đường Tây Ninh đã chính thức đi vào hoạt động ngày 26/03/1998 với công suất chế biến là 2.500 tấn mía/ngày, đến năm 2001 đã đầu tư nâng công suất chế biến lên 3.500 tấn mía/ngày. - Ngày 27/03/2001, theo Quyết định số 44/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc chuyển doanh nghiệp Nhà nước Công ty đường Biên Hòa thành công ty cổ phần, quá trình cổ phần hóa Công ty đã diễn ra và được Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Nai cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh vào ngày 16/05/2001. Công ty cổ phần đường Biên Hòa ra đời. - Ngày 30/08/2006, Ủy ban chứng khoán Nhà nước đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký phát hành số 51/UBCK-ĐKPH. Công ty đã phát hành bổ sung cổ phần để huy động vốn, vốn điều lệ của Công ty tăng từ 81.000.000.000 đồng lên 162.000.000.000 đồng. BHS vẫn trung thành với ngành kinh doanh truyền thống của mình là sản xuất đường, rượu và các sản phẩm sau đường bằng việc đầu tư vào các dự án như: Dự án đốt lò hơi đốt than công nghệ thế hệ mới; xây dựng cụm chế biến công nghiệp phía Tây sông Vàm Cỏ Đông-Tây Ninh… để hạ giá thành sản phẩm, chủ động nguồn nguyên liệu đáp ứng đủ cho nhu cầu sản xuất. Chiến luộc phát triển của công ty vẫn hướng đến tính bền vững theo chiều sâu nhiều hơn là kinh doanh dàn trải qua các lĩnh vực khác. Sở dĩ vẫn tiếp tục phát triển theo chiều sâu là do tiềm năn phát triển ngành trên thị trường đang còn, công ty đang có những lợi thế hơn so với các doanh nghiệp khác trong cùng lĩnh vực. 2. Định hướng phát triển Hiện nay, để nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường, các Công ty đều phải tìm biện pháp tăng sản lượng sản xuất và tiêu thụ, hạ giá thành sản phẩm. Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa đang khẩn trương hoàn thiện các dự án:  Đưa lò hơi đốt than công nghệ thế hệ mới với công suất 30 tấn hơi/giờ vào hoạt động, nhằm mục đích hạ giá thành sản phẩm.  Xây dựng và phát triển cụm chế biến công nghiệp phía tây sông Vàm cỏ đông, chủ động nguyên liệu đáp ứng đủ nhu cầu cho hoạt động sản xuất với mục tiêu cung ứng ra thị trường 100.000 tấn đường tinh luyện hàng năm. Định hướng phát triển của Công ty phù hợp với các chính sách của Nhà nước và xu hướng phát triển chung của ngành đường thế giới. 3. Sơ đồ tổ chức bộ máy Hội đồng quản trị của công ty bao gồm 10 người. Đứng đầu là chủ tịch hội đồng quản trị: ông Thái Văn Trượng, tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành kinh tế, với nhiều năm kinh nghiệm thực tế, đảm nhiệm chủ tịch hội đồng quản trị nhiệm kỳ III (2007-2011), là người có năng lực và giàu kinh nghiệm. Vì vậy, chắc chắn công ty sẽ phát triển tốt hơn nữa trong tương lai. Ngoài ra, các thành viên trong hội đồng quản trị của công ty đều là những người có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh sản xuất, đều tốt nghiệp cử nhân kinh tế, các trường đại học khác như bách khoa, công nghiệp. Họ đều có kinh nghiệm và kiến thức cần thiết cho quá trình phát triển của công ty. Ngoài ra, công ty còn có: ban giám đốc, kế toán trưởng và ban kiểm soát công ty, đảm bảo một bộ máy hoạt động minh bạch và hiệu quả cao. 4. Vốn điều lệ Vốn điều lệ của Công ty cổ phần đường Biên Hòa là 185.316.200.000 VND. 5. Hệ thống phân phối Với hệ thống hơn 200 đại lý trải dài từ Bắc đến Nam và 4 chi nhánh tại: thủ đô Hà Nội, thành phố Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Cần Thơ, các sản phẩm của Công ty đã được đông đảo người tiêu dung trong cả nước biết đến và tin dùng. 6. Vị thế công ty trong ngành Công ty đường Biên Hòa đã được thành lập 41 năm, có thể nói là một trong những công ty đường được thành lập sớm nhất ở Việt Nam. Vì vậy, sản phẩm đường Biên Hòa trở thành một thương hiệu quen thuộc đối với người dân Việt Nam và các doanh nghiệp trong nước. Cùng với cơ cấu sản phẩm đa dạng và hơn 200 đai lý trải dài từ Bắc xuống Nam, thị phần công ty chiếm một vị trí không nhỏ trong ngành sản xuất đường cả nước. Phân tích tình hình tài chính của công ty I. Phân tích dòng tiền 1. Phân tích dòng tiền từ hoạt động kinh doanh Hình 1: Biểu đồ thể hiện dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của BHS diễn biến tăng giảm qua các thời kỳ (trong đó có năm 2007 – 2009)  Năm 2007: Dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh âm. Lý do một phần là do giá đường bán ra giảm làm cho doanh thu bị sụt giảm, bên cạnh đó, các khoản chi trả cho chi phí từ hoạt đọng sản xuất kinh doanh cao hơn so với dòng tiền thu vào. Mặc dù trong năm nay, các khoản chi trả cho thuế và lãi vay có giảm nhiều so với năm các năm trước nhưng vẫn không bù đắp được cho khoản chi ra.  Năm 2008: do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính, chi phí tài chính của công ty tăng đột biến. Giá chứng khoán liên tục giảm nên BHS đã trích lập dự phòng cho tổn thất đầu tư chứng khoán lên tới 44 tỷ đồng và cũng trong năm này, lãi suất tăng từ 0,81%/tháng lên đến 1.75%/tháng làm cho chi phí lãy vay của BHS tăng hơn 100% so với năm 2007. Doanh thu năm 2008 có tăng lên nhưng vẫn không bù đắp được các khoản chi phí tài chính khá lớn này nên BHS bị lỗ cả năm. Tuy nhiên, dòng tiền thuần năm 2008 vẫn dương là do khoản dự phòng giảm giá chứng khoán chỉ mới được thành lập, công ty chưa bán các chứng khoán này nên khoản lỗ này chưa được tính là khoản tiền chi ra, ngoài ra còn là do công ty thu tiền từ bán hàng năm 2007.  Năm 2009: Hình 1 thể hiện dòng tiền thuần trong 3 quý đầu năm cho thấy, khi khủng hoảng tài chính dần dần lắng xuống, dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của BHS thật sự có chuyển biến tốt. Đây là điều đáng mừng cho BHS cũng như các nhà đầu tư vào công ty. Cho đến quý 3 năm 2009, dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của công ty đã tăng lên đáng kể so với năm 2009. Đây là kế quả từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ, hoàn nhập dự phòng của khoản đầu tư tài chính.  So sánh thu nhập ròng sau thuế và dòng tiền thuần từ hoạt đọng sản xuất kinh doanh Rõ ràng dòng tiền thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh thường luôn cao hơn thu nhập ròng của công ty (ngoại trừ năm 2007), điều này phát ra một tín hiệu tốt cho các nhà đầu tư vào công ty, vì nó cho thấy rằng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty thường sản sinh ra một lượng tiền mặt thặng dư khá cao, đủ để giúp công ty chi tiêu cho các hoạt động khác. Tỷ trọng các dòng tiền vào từ hoạt động kinh doanh Dòng tiền vào từ hoạt động kinh doanh bao gồm :  Tiền bán hàng, cung cấp dịch vụ, kinh doanh khác  Tiền thu từ các hoạt động kinh doanh khác Từ năm 2007 – 2009, tiền bán hàng, cung cấp dịch vụ và kinh doanh khác dần dần bị thay thế bởi tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh. Rõ ràng, dòng tiền từ bán hàng và cung cấp dịch vụ, kinh doanh khác (hoạt động chính của công ty) lại chiếm tỷ trọng ngày càng thấp trong dòng tiền vào từ hoạt động kinh doanh của công ty. Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh ngày càng chiếm tỷ trọng lớn, vì thế tiền chi khác cho hoạt động kinh doanh cũng khá lớn qua các năm. Năm 2008, số tiền chi khác cho hoạt động kinh doanh lên tới 1,824 tỷ đồng. Điều này cũng dễ hiểu vì năm này số tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh chiếm 69,16% dòng tiền vào (tương đương 1,828 tỷ đồng). Năm 2009, khoản mục này có tăng như không đáng kể. 2. Phân tích dòng tiền từ hoạt động đầu tư Dòng tiền từ hoạt động đầu tư biến đổi qua các năm. Năm 2007 và năm 2008: Dòng tiền thuần từ hoạt động đầu tư dương. Điều này không có nghĩa là công ty không có các dự án đầu tư, mà tác động của dòng tiền dương là do tiền thu vào từ thu hồi vốn cho vay, bán các công cụ nợ, thu lãi vay và được chia cổ tức… Công ty vẫn có các dự án đầu tư như năm 2007. Ngoài ra, công ty còn đầu tư rất nhiều vào xây dựng cơ bản.  Công ty đã tham gia đấu giá và mua lại thành công Công ty Mía đường Trị An với mức giá là 53.9 tỷ đồng.  Triển khai Dự án Cụm chế biến công nghiệp phía Tây sông Vàm Cỏ Đông: đền bù giải phóng mặt bằng cho dự án cụm chế biến công nghiệp phía Tây sông Vàm Cỏ Đông thuộc huyện Châu Thành tỉnh Tây Ninh. Năm 2009: dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh đầu tư lại âm. Một trong những lý do chủ yếu đó là năm 2009 thị trường tài chính dần dần phục hồi bình ổn nên công ty đã đầu tư một nguồn vốn khá lớn vào các công cụ tài chính. Bên cạnh đó, dòng thu từ các công cụ tài chính cũng giảm đáng kể so với năm 2008 (4.751.325.822 VND so với 53.961.073.387 VND) làm cho dòng tiền âm. Hình 2: Dòng tiền thuần từ hoạt động đầu tư 3. Phân tích dòng tiền thô Dòng tiền thô = Thu nhập ròng + khấu hao Hình 3: biểu đồ thể hiện dòng tiền thuần qua các năm Từ năm 2007 – 2009, dòng tiền thô biến đổi mạnh. Đặc biệt, năm 2008, dòng tiền thô giảm đáng kể và bị âm. Trong năm này, tình hình khủng hoảng đang diễn ra khá phức tạp nên chi phí hoạt đọng sản xuất tăng cao và vì hoạt động đầu tư cổ phiếu của công ty bị thua lỗ nên đã làm cho doanh thu ròng sau thuế của công ty bị lỗ nặng nề. Sang năm 2009, dòng tiền thô được phục hồi và tăng trưởng rất nhanh => chứng tỏ hoạt động kinh doanh đã được phục hồi và tạo ra lợi nhuận cho công ty. 4. Dòng tiền hoạt động qua các kỳ Hình 4: Biểu đồ thể hiện dòng tiền qua các kỳ Dựa vào hình 4, ta có thể nhận thấy dòng tiền thuần qua các năm 2007 – 2009 biến động không nhiều.  Năm 2007: Dòng tiền thuần của công ty không tốt, chủ yếu do dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh âm. Có một điều rõ ràng là trong năm 2007, công ty đạt mức lợi nhuận ròng hơn 53 tỷ đồng, nhưng dòng tiền chi ra thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh lại đến hơn 57 tỷ đồng. Năm 2007 cũng là năm công ty có thuế TNDN bằng 0%. Do đó, việc dòng tiền từ hoạt động đầu tư âm trong năm nay có điều bất thường. Điều này xảy ra là do công ty đã gia tăng sản lượng hàng tồn kho, mở rộng chính sách tín dụng cho khách hàng, chi phí sản xuất và chi phí quản lý tăng. Ngoài ra, công ty còn phải giảm giá hàng bán cho khách hàng.  Năm 2008: dòng tiền thuần đến năm này đã được cải thiện, tiền thu vào cả năm là hơn 6 tỷ. Dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh là dương, mặc dù tình hình sản xuất kinh doanh trong năm của công ty đang bị lỗ đến 43 tỷ. Có được thành quả này là do công ty đã tiến hành thu tiền từ bán hàng trả chậm cho khách hàng ở năm 2007.  Năm 2009: hoạt động sản xuất của công ty đã đạt được nhiều kết quả khả quan. Hình 4 chỉ thể hiện 3 kỳ đầu tiên của năm song cũng đã thể hiện phần nào. Chính điều này đã giúp cho dòng tiền thu vào từ hoạt động sản xuất kinh doanh tăng, tạo điều kiện cho công ty chi tiền cho đầu tư nhiều hơn. Phân tích các chỉ số tài chính 1. HỆ SỐ KHẢ NĂNG THANH TOÁN Hệ số khả năng thanh khoản là hệ số đo lường nợ ngắn hạn của công ty. Loại hệ số này gồm có: hệ số khả năng thanh toán hiện thời và hệ số thanh toán nhanh. Đứng trên goác độ ngân hàng, hai hệ số này rất quan trọng vì nó giúp ta đánh giá được khả năng thanh toán nợ của công ty. 1.1 hệ số khả năng thanh toán hiện thời : Hệ số khả năng thanh toán hiện thời = Tổng tài sản lưu động Nợ ngắn hạn NĂM 2007 NĂM 2008 NĂM 2009 Tiền và các khoản tương đương tiền 12,831,231,768 19,559,334,401 86,126,277,361 Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 175,900,010,000 1,372,000,000 Các khoản phải thu ngắn hạn 92,279,913,633 90,907,280,995 241,481,270,130 Hàng tồn kho 77,619,246,948 165,314,482,806 201,271,427,516 Tài sản ngắn hạn khác 3,434,135,552 600,792,600 3,753,402,615 362,064,537,901 277,753,890,802 532,632,377,622 Tổng tài sản lưu động 103,053,297,752 110,900,388,577 331,847,176,598 Nợ ngắn hạn Hệ số khả năng thanh toán hiện thời 3.51 2.50 1.61 1.2. hệ số khả năng thanh toán nhanh : Hệ số khả năng thanh toán nhanh Tổng tài sản lưu động Hàng tồn kho Nợ ngắn hạn Hệ số khả năng thanh toán nhanh = (Tổng TSLĐ – hàng tồn kho ) Nợ ngắn hạn NĂM 2007 NĂM 2008 NĂM 2009 362,064,537,901 277,753,890,802 532,632,377,622 77,619,246,948 77,545,672,695 201,271,427,516 103,053,297,752 110,900,388,577 331,847,176,598 2.76 1.81 1.00 Năm 2007 : Chênh lệch giữa giữa hệ số khả năng thanh toán hiện thời và hệ số khả năng thanh toán nhanh là 0.75 (không lớn lắm). Vậy hàng tồn kho chỉ chiếm tỷ lệ tương đối trong tổng tài sản lưu động. Điều này chứng tỏ tính thanh khoản trong tài chính của công ty năm này khá tốt. Hệ số khả năng thanh toán nhanh đạt 2.76 >1 => công ty vẫn có đủ khả năng thanh toán nợ bằng tài khoản nhanh. Năm 2008 : Chênh lệch giữa hai hệ số khả năng thanh toán là 0.69 (không lớn lắm). Dễ dàng nhận ra hàng tồn kho vẫn chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng tài sản lưu động. Vậy tính thanh khoản trong tài chính của công ty khá ổn. Tuy nhiên, hệ số thanh khoản nhanh của công ty chỉ đạt 1.81, tuy lớn hơn 1 nhưng vẫn còn khá thấp => công ty công ty vẫn có đủ khả năng thanh toán nợ bằng tài khản nhanh nhưng tính thanh khoản chưa thật “ổn định”. Năm 2009 : Chênh lệch giữa hai hệ số thanh toán là 0.61 => hàng tồn kho chiếm tỷ trọng không quá lớn trong tổng tài sản lưu động => khả năng thanh thanh khoản của công ty trong năm này ổn. Điều đáng nói ở đây là, hệ số khả năng thanh toán hiện thời chỉ đạt 1.61 ( thấp ) tuy có thể thanh toán nợ nhưng tính linh động không cao.Và hệ số khả năng thanh khoản nhanh 1.00 = 1 => có thể trả nợ bằng tài khoản nhanh mà không cần thanh lý hàng tồn kho nhưng tính thanh khoản của công ty trong năm này không thật sự khả quan . Biểu đồ thể hiện hệ số khả năng thanh toán Hệ số khả năng thanh toán hiện thời 4.00 3.50 3.00 Hệ số khả năng thanh toán nhanh 3.51 2.76 2.50 2.50 1.81 2.00 1.50 1.61 1.00 1.00 0.50 0.00 NĂM 2007 NĂM 2008 NĂM 2009 Năm 2007: nhìn vào số liệu đã tính ở trên, ta nhận thấy: Hệ số khả năng thanh toán hiện thời là 3.51; hệ số khả năng thanh toán nhanh là 2.76. Chênh lệch 0.76 (không lớn lắm) cho thấy hàng tồn kho chiếm tỉ lệ tương đối trong tổng tài sản lưu động. Điều này chứng tỏ, khả năng thanh khoản của công ty trong năm này khá tốt. Hệ số thanh khoản nhanh đạt 2.76 (lớn hơn 1) => Nếu chủ nợ đòi tiền, công ty vẫn có đủ khả năng thanh toán nợ bằng tài khoản thanh khoản nhanh mà không cần thanh lý hàng tồn kho. Năm 2008: Hệ số khả năng thanh toán hiện thời là 2.50; hệ số khả năng thanh toán nhanh đạt 1.81 (thấp hơn 0.95 so với năm 2007). Hệ số thanh khoản nhanh đạt 1.81 (lớn hơn 1) => công ty đủ khả năng thanh toán nợ bằng tài khoản thanh toán nhanh mà không cần thanh lý hàng tồn kho. Năm 2009: hệ số thanh toán hiện thời là 1.61 (lớn hơn 1) điều đó chứng tỏ công ty vẫn đủ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn bằng tài sản lưu động trong thời gian hiện tại (nếu các chủ nợ đến đòi nợ cùng lúc). 1. HỆ SỐ KẾT CẤU TÀI CHÍNH ( CƠ CẤU VỐN ) Trong tài chính công ty, mức độ sử dụng nợ để tài trợ cho hoạt động của công ty gọi là đòn bẩy tài chính. Đòn bẩy tài chính có tính hai mặt. Một mặt nó giúp gia tăng lợi nhuận cho cổ đông , mặt khác, nó làm gia tăng rủi ro. Do đó, quản lý nợ cũng quan trọngnư quản lý tài sản . 2.1. Hệ số nợ tổng quát : Hệ số nợ tổng quát phản ánh mức độ sử dụng nợ của doanh nghiệp. Hệ số nợ tổng quát Nợ Tổng tài sản = NĂM 2007 NĂM 2008 NĂM 2009 289,042,944,038 267,295,255,045 456,207,292,609 669,426,348,853 598,525,324,275 884,740,161,966 Nợ Tổng tài sản Hệ số nợ tổng quát (%) 43.18% 44.66% 51.56% Nhìn chung hệ số nợ của công ty từ năm 2007 – 2009 không cao. Điều này có mặt tích cực là khả năng tự chủ tài chính và khả năng còn được vay nợ của công ty cao, tuy nhiên mặt trái của nó là doanh nghiệp không tận dụng được lợi thế của đòn bẩy tài chính và đánh mất đi cơ hội tiết kiệm thuế từ việc sử dụng nợ . Hệ số nợ tổng quát (%) 54.00% 52.00% 51.56% 50.00% 48.00% 46.00% 44.00% 44.66% Hệ số nợ tổng quát (%) 43.18% 42.00% 40.00% 38.00% NĂM 2007 NĂM 2008 NĂM 2009 Hệ số nợ năm 2007, 2008, 2009 biến động không nhiều, biên độ dao động không vượt quá 10 % và có khuynh hướng tăng dần qua các năm  công ty có nhu cầu sử dụng nợ để tài trợ cho tài sản ngày càng cao. 2.2. Hệ số nhân vốn chủ sở hữu : Hệ số nhân vốn chủ sở hữu = Tài sản Vốn chủ sở hữu NĂM 2007 NĂM 2008 NĂM 2009 669,426,348,853 598,525,324,275 884,740,161,966 380,383,404,815 331,230,069,230 428,532,869,357 Tổng tài sản Vốn chủ sở hữu Hệ số nhân vốn chủ sở hữu 1.76 1.81 2.06 Hệ số nhân vốn chủ sở hữu của công ty ngày càng tăng điều này cho thấy đòn bẩy tài chính tác động đến doanh nghiệp càng mạnh. 3. HỆ SỐ SỬ DỤNG CÁC NGUỒN LỰC (KHẢ NĂNG HOẠT ĐỘNG) 3.1. Vòng quay hàng tồn kho : Vòng quay hàng tồn kho = Doanh thu Số dư đầu kỳ hàng tồn kho Số dư cuối kỳ hàng tồn kho Giá trị hàng tồn kho bình quân Doanh thu Giá trị hàng tồn kho bình quân NĂM 2007 NĂM 2008 NĂM 2009 643,350,915,260 792,244,683,092 1,191,282,895,429 64,512,500,257 77,619,246,948 165,314,482,806 77,619,246,948 165,314,482,806 201,271,427,516 71,065,873,603 121,466,864,877 183,292,955,161 Số vòng quay hàng tồn kho 9.05 6.52 6.50 Biểu đồ thể hiện Số vòng quay hàng tồn kho Số vòng quay hàng tồn kho 10.00 9.05 8.00 6.52 6.00 6.50 4.00 2.00 NĂM 2007 NĂM 2008 NĂM 2009 Đối với hàng tồn kho, vòng quay hàng tồn kho từ năm 2007 – 2009 có xu hướng giảm. Liên hệ với hệ số thanh khoản nhanh chúng ta có thể nhận thấy do công ty giữ tồn kho nhiều nên hệ số thanh khoản nhanh và số vòng quay hàng tồn kho xuống thấp. Nhất là trong giai đoạn 2007 – 2008, vòng quay hàng tồn kho có xu hướng giảm mạnh ( từ 9.05 xuống còn 6.52 ) và hệ số thanh khoản nhanh giảm đột biến ( từ 2.76 xuống 1.81 ) trong năm 2008, công ty đã tăng lượng hàng tồn kho để dự trữ cho hoạt động sản xuất trong năm sau. 3.2. Vòng quay các khoản phải thu Vòng quay các khoản phải thu = Doanh thu Các khoản phải thu bình quân NĂM 2007 NĂM 2008 NĂM 2009 Doanh thu 643,350,915,260 792,244,683,092 1,191,282,895,429 Số dư đầu kỳ các khoản phải thu 85,511,183,931 96,195,428,510 90,907,280,995 Số dư cuối kỳ các khoản phải thu 92,279,913,633 90,907,280,995 241,481,270,130 Các khoản phải thu bình quân 88,895,548,782 93,551,354,753 166,194,275,563 Số vòng quay của các khoản phải thu 7.24 8.47 7.17 Biểu đồ thể hiện số vòng quay của các khoản phải thu 8.47 8.50 8.00 7.50 7.24 7.17 Số vòng quay của các khoản phải thu 7.00 6.50 NĂM 2007 NĂM 2008 NĂM 2009 Nhìn chung số vòng quay các khoản phải thu giảm dần qua các năm, điều này cho thấy công ty đang nới lỏng tín dụng đối với khách hàng, đồng nghĩ với việc công ty thu tiền chậm hơn. Nhưng năm 2009, số vòng quay các khoản phải thu giảm xuống thấp đột ngột so với năm trước. Nguyên nhân là do khoản ứng trước cho người bán năm 2009 cao hơn so với năm 2008. 3.3. Kỳ thu tiền bình quân ( ngày ) Tỷ số này dùng để đo lường hiệu quả và chất lượng quản lý các khoản phải thu. Nó cho biết bình quân một khoản phải thu mất bao nhiêu ngày. Kỳ thu tiền bình quân ( ngày ) = 360 Số vòng quay của các khoản phải thu Số vòng quay của các khoản phải thu NĂM 2007 7.24 NĂM 2008 8.47 NĂM 2009 7.17 Kỳ thu tiền bình quân (ngày) 49.74 42.51 50.22 BIểu đồ thể hiện kỳ thu tiền bình quân (ngày) Kỳ thu tiền bình quân (ngày) 52.00 50.00 50.22 49.74 48.00 46.00 44.00 42.51 42.00 40.00 38.00 NĂM 2007 NĂM 2008 NĂM 2009 Kỳ thu tiền bình quân giao động tương đối. Giai đoạn từ năm 2007 – 2008 biến động nhẹ  công ty quản lý các khoản phải thu khá tốt. Năm 2009, tăng mạnh (nhưng không “đột biến”). Điều này cho thấy chính sách quản lý các khoản phải thu của công ty trong năm 2009 không hiệu quả bằng các năm trước đó. Nguyên nhân là do lượng tiền ứng trước cho người bán (đặc biệt là ứng trước cho nông dân trồng mía) tăng . 1.4. Hiệu suất sử dụng tổng tài sản (%) Hiệu suất sử dụng tổng tài sản (%) = Doanh thu thuần Tổng tài sản NĂM 2007 NĂM 2008 NĂM 2009 641,379,420,936 790,087,548,664 1,189,447,960,432 669,426,348,853 598,525,324,275 884,740,161,966 Doanh thu thuần Tổng tài sản Hiệu suất sử dụng tổng tài sản (%) 95.81% 132.01% 134.44% Hiệu suất sử dụng tổng tài sản tăng trong các năm 2008, 2009 và cao nhất là năm 2009 => trong năm 2009 công ty sử dụng tài sản đạt hiệu quả cao nhất .Năm 2007 hiệu suất sử dụng tài sản là 95.81 % < 100% => công ty chưa đạt hiệu quả sử dụng tài sản để tạo ra doanh thu . 4. HỆ SỐ SINH LỢI ( KHẢ NĂNG SINH LỢI ) : 4.1. MDL tiêu thụ sản phẩm : MDL tiêu thụ sản phẩm Lợi nhuận sau thuế Doanh thu thuần Lợi nhuận sau thuế Doang thu thuần = NĂM 2007 NĂM 2008 NĂM 2009 53,633,026,705 -43,276,152,511 120,086,686,019 641,379,420,936 790,087,548,664 1,189,447,960,432 MDL tiêu thụ sản phẩm (%) 8.36% -5.48% 10.10%  Năm 2007: MDL tiêu thụ sản phẩm bằng 8.36% cho ta biết: 100 đồng doanh thu tạo ra được 8.36 đồng lợi nhuận dành cho cổ đông.  Năm 2008: MDL tiêu thụ sản phẩm bằng -5.48% cho ta biết: 100 đồng doanh thu sẽ gây ra âm 5.48 đồng lợi nhuận dành cho cổ đông.  Năm 2009: MDL tiêu thụ sản phẩm bằng 10.10% cho biết: 100 đồng doanh thu sẽ tạo ra 10.10 đồng lợi nhuận dành cho cổ đông. 4.2. MDL tài sản có (ROA) Chỉ tiêu ROA nói lên rằng 1 đồng công ty đầu tư vào tài sản sẽ sản sinh ra mức lợi nhuận là bao nhiêu. MDL tài sản có (ROA) = Lợi nhuận ( sau thuế ) Giá trị tài sản có bình quân NĂM 2007 Lợi nhuận sau thuế 53,633,026,705 Số dư đầu kỳ 589,780,974,042 Số dư cuối kỳ 669,426,348,853 Giá trị tài sản có bình quân 629,603,661,448 ROA (%) 8.52% NĂM 2008 -43,276,152,511 669,426,348,853 598,525,324,275 633,975,836,564 NĂM 2009 120,086,686,019 598,525,324,275 884,740,161,966 741,632,743,121 -6.83% 16.19% 20.00% 15.00% 10.00% 5.00% 0.00% -5.00% -10.00% NĂM 2007 NĂM 2008 NĂM 2009 MDL tiêu thụ sản phẩm (%) 8.36% -5.48% 10.10% ROA (%) 8.52% -6.83% 16.19% MDL tiêu thụ sản phẩm (%) ROA (%) Giai đoạn từ năm 2007 đến 2009, ta nhận thấy rằng ROA của công ty cổ phần đường Biên Hoà tăng giảm thất thường. Trong 2 năm, từ năm 2007 đến 2008, ROA của công ty giảm, nhưng đến năm 2009 lại tăng mạnh trở lại. Năm 2007: Giá bán của mặt hàng đường trên thị trường giảm đã khiến cho doanh thu của công ty cổ phần đường Biên Hoà giảm đi, cùng với đó là công ty gia tăng dự trữ hàng tồn kho, nới lỏng chính sách tín dụng cho khách hàng và đầu tư thêm vào tài sản cố định, đã làm cho hiêu suất sử dụng tài sản giảm, Cuối cùng nó làm cho ROA của công ty giảm trong giai đoạn này . Năm 2008: ROA của công ty BHS giảm mạnh và có giá trị âm(-6.83%).Nguyên nhân chính là do tỷ xuất sinh lợi của công ty giảm đột ngột. Theo báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, trong năm 2008, BHS lỗ 43,121,551,879 VNĐ .Nguyên nhân là do:  Giá nguyên liệu trong năm này tăng cao.  Ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế làm chi phí lãi vay tăng cao trong khi công ty đang làm ăn thua lỗ ( tác động nghịch của đòn bẩy tài chính )  Năm 2008, là năm mà thị trường chứng khoán trong nước biến động mạnh, giá cổ phiếu giảm đột ngột, do đó làm cho chi phí cho hoạt động tài chính của công ty tăng đột biến ( từ 13,528,678,101 lên đến 72,446,085,317 ) .Dẫn đến lỗ => ROA thấp. Năm 2009: Công ty BHS có lợi nhuận sau thuế tăng. Nguyên nhân là do sự phục hồi của thị trường chứng khoán, thị trường tài chính của việt nam ổn định dân đến chi phí lãi vay giảm => chi phí tài chính giảm mạnh ( từ 72,446,085,317 xuống còn 3,273,653,661 ). Chính những điều này làm cho MDL tiêu thụ tăng mạnh trở lại, và đó cũng là nguyên nhân làm cho ROA tăng trưởng trở lại . 4.3. MDL vốn chủ sở hữu (ROE) MDL vốn CHS (ROE) = Lợi nhuận sau thuế Vốn chủ sở hữu Lợi nhuận sau thuế Số dư đầu kỳ Số dư cuối kỳ Vốn chủ sở hữu bình quân NĂM 2007 53,633,026,705 353,878,010,258 380,383,404,815 367,130,707,537 NĂM 2008 -43,276,152,511 380,383,404,815 331,230,069,230 355,806,737,023 NĂM 2009 120,086,686,019 331,230,069,230 428,532,869,357 379,881,469,294 ROE (%) 14.61% -12.16% 31.61% ROE (%) ROE (%) 31.61% 35.00% 30.00% 25.00% 20.00% 14.61% 15.00% 10.00% 5.00% 0.00% -5.00% -10.00% -12.16% -15.00% NĂM 2007 NĂM 2008 NĂM 2009 Nhìn chung khả năng sinh lợi trên mỗi đồng vốn cổ đông thường năm 2009 là cao nhất . Năm 2007: Trong giai đoạn này ROE của năm 2007 đạt 14.61%. Nguyên nhân chủ yếu là do hiệu suất sử dụng tài sản công ty giảm. Năm 2008: ROE của công ty giảm nghiêm trọng (-12.16 %). Nguyên nhân chính của tình trạng này là do lợi nhuận ròng của công ty trong năm này sụt giảm bất thường (do giá nguyên liệu tăng, ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu, chi phí cho hoạt động tài chính tăng đột biến …) Năm 2009: ROE tăng mạnh trở lại (từ -12.16% lên 31.61%) . Nguyên nhân là do giá bán đường trên thị trường tăng làm cho doanh thu của công ty tăng mạnh, cũng với đó là việc giảm đầu tư vào vốn luân chuyển. Tất cả đã làm cho ROE tăng trưởng trở lại .
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan