Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Phan tich tai chinh

.PDF
158
73
146

Mô tả:

CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP Mục tiêu của chƣơng này chủ yếu trình bày khái quát cơ sở lý thuyết về tài chính, tài chính doanh nghiệp, phân tích tài chính doanh nghiệp nhằm cung cấp cho ngƣời đọc những nội dung cơ bản bao gồm: Khái quát phân tích tài chính doanh nghiệp, những nội dung cơ bản trong phân tích tài chính doanh nghiệp, các phƣơng pháp và kỹ thuật phân tích tài chính doanh nghiệp, thông tin cần thiết khi phân tích tài chính doanh nghiệp. Tuy nhiên những nội dung đƣợc trình bày trong chƣơng này chỉ mang tính hàn lâm, không đi sâu về nghiệp vụ. 1.1 Những vấn đề cơ bản về phân tích tài chính doanh nghiệp 1.1.1 Khái niệm Phân tích tài chính là quá trình sử dụng các kỹ thuật phân tích thích hợp để xử lý thông tin bên trong và bên ngoài doanh nghiệp, hình thành hệ thống các chỉ tiêu tài chính nhằm đánh giá thực trạng tài chính trong quá khứ và hiện tại, dự báo tình hình tài chính trong tƣơng lai, xác định giá trị của doanh nghiệp. 1.1.2 Mục tiêu Cung cấp thực trạng tài chính của doanh nghiệp, phân tích các điểm mạnh, điểm yếu cũng nhƣ những khó khăn, thách thức về mặt tài chính của doanh nghiệp, tìm hiểu nguyên gây ra sự biến động của các chỉ số, đề xuất củng cố và cải thiện năng lực tài chính doanh nghiệp, giúp hoạch định tài chính và quản trị rủi ro tài chính, đƣa ra các quyết định đầu tƣ, tài trợ, dự báo về tình hình tài chính trong tƣơng lai, định giá doanh nghiệp. Để đạt đƣợc mục tiêu của phân tích tài chính doanh nghiệp đòi hỏi phải đạt đƣợc các yêu cầu sau: - Đánh giá chính xác tình hình tài chính của doanh nghiệp trên các khía cạnh khác nhau nhƣ cơ cấu tài sản, nguồn vốn, khả năng thanh toán, cân đối lƣu chuyển tiền tệ, hiệu quả sử dụng vốn và tài sản, khả năng sinh lời, rủi ro của doanh nghiệp. - Làm cơ sở cho công tác dự báo tài chính, hoạch định các chiến lƣợc tài chính, quyết định tài chính doanh nghiệp nhƣ quyết định đầu tƣ, quyết định tài trợ và quyết định phân phối thu nhập... - Làm công cụ kiểm soát tình hình hoạt động, xác định đƣợc điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của doanh nghiệp. Trên đây là mục tiêu chung của phân tích tài chính doanhn nghiệp, tuy nhiên đối với mỗi đối tƣợng sử dụng thông tin phân tích cần có những mục tiêu riêng: a/ Đối với nhà quản lý Tạo ra những chu kỳ đều đặn để đánh giá hoạt động quản lý trong giai đoạn đã qua, việc thực hiện cân bằng tài chính, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán và rủi ro tài chính trong doanh nghiệp... Do thông tin đầy đủ và hiểu rõ doanh nghiệp nên các nhà phân tích tài chính trong doanh nghiệp có nhiều lợi thế để có thể phân tích tài chính tốt nhất. Việc phân tích tài chính đối với các nhà quản trị có nhiều mục tiêu: - Đánh giá tình hình tài chính trong quá khứ nhƣ: cơ cấu vốn, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán, trả nợ, rủi ro tài chính... - Định hƣớng cho ban lãnh đạo ra các quyết định đầu tƣ, các quyết định tài trợ, quyết định phân chia lợi tức - Làm cơ sở cho việc lập các kế hoạch tài chính cho kỳ sau Phân tích tài chính làm nổi bật điều quan trọng của dự đoán tài chính, mà dự đoán là nền tảng của hoạt động quản lý, làm sáng tỏ, không chỉ chính sách tài chính mà còn làm rõ các chính sách chung trong doanh nghiệp. b/ Đối với các nhà đầu tƣ Nhà đầu tƣ có thể là cá nhân hay doanh nghiệp (các cổ đông). Thu nhập của các nhà đầu tƣ là tiền chia lợi tức cổ phần và giá trị tăng thêm của vốn đầu tƣ. Hai yếu tố này đƣợc quyết định bởi lợi nhuận của doanh nghiệp, lợi nhuận thực sự trong hiện tại và tƣơng lai. Do vậy, các nhà đầu tƣ quan tâm đến việc đánh giá khả năng sinh lời, đánh giá các cổ phiếu trên thị trƣờng cũng nhƣ triển vọng của doanh nghiệp. c/ Đối với ngƣời cho vay Với các quyết định cấp hay không cấp tín dụng, cấp tín dụng ngắn hạn hay dài hạn, ngƣời cho vay đều quan tâm đến khả năng hoàn trả nợ vay của khách hàng. Tuy nhiên, đứng trƣớc các quyết định khác nhau, ở vị thế khác nhau, nội dung và kỹ thuật phân tích tài chính có thể khác nhau. Phân tích tài chính đối với những khoản cho vay dài hạn khác với những khoản cho vay ngắn hạn. Nếu trƣớc quyết định cho vay ngắn hạn, ngƣời cho vay đặc biệt quan tâm đến khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp, thì trƣớc quyết định cho vay dài hạn, ngƣời cho vay lại đặc biệt quan tâm đến khả năng sinh lời từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Từ những vấn đề đã nêu ở trên, cho thấy: phân tích tài chính doanh nghiệp là công cụ hữu ích đƣợc dùng để xác định giá trị kinh tế, để đánh giá các mặt mạnh, các mặt yếu của một doanh nghiệp, tìm ra nguyên nhân khách quan và chủ quan, giúp cho từng đối tƣợng lựa chọn và đƣa ra đƣợc những quyết định phù hợp với mục đích mà họ quan tâm. 1.1.3 Chức năng của phân tích tài chính doanh nghiệp Phân tích tài chính doanh nghiệp với vi trí là công cụ của nhận thức các vấn đề liên quan đến tài chính doanh nghiệp, trong quá trình tiến hành, phân tích sẽ thực hiện chức năng: đánh giá, dự đoán và điều chỉnh tài chính doanh nghiệp. 2 a/Chức năng đánh giá Tài chính doanh nghiệp là hệ thống các luồng chuyển dịch giá trị, các luồng vận động của những nguồn lực tài chính trong quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ hoặc vốn hoạt động của doanh nghiệp nhằm đạt đƣợc mục tiêu kinh doanh trong khuôn khổ của pháp luật. Các luồng chuyển dịch giá trị, sự vận động của các nguồn tài chính nảy sinh và diễn ra nhƣ thế nào, nó tác động ra sao đến quá trình kinh doanh, chịu ảnh hƣởng bởi nhiều yếu tố khác nhau, có yếu tố mang tính môi trƣờng, có yếu tố bên trong, có yếu tố bên ngoài nhƣng cụ thể là những yếu tố nào, tác động đến sự vận động và chuyển dịch ra sao, gần với mục tiêu hay ngày càng xa rời mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp, có phù hợp với cơ chế chính sách và pháp luật hay không là những vấn đề mà Phân tích tài chính doanh nghiệp phải đƣa ra câu trả lời. Quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng vốn hoạt động và các quỹ tiền tệ ở doanh nghiệp diễn ra nhƣ thế nào, tác động ra sao đến kết quả hoạt động... là những vấn đề Phân tích tài chính doanh nghiệp, phải làm rõ. Thực hiện trả lời và làm rõ những vấn đề nêu trên là thực hiện chức năng đánh giá tài chính doanh nghiệp. b/ Chức năng dự đoán Mọi quyết định của con ngƣời đều hƣớng vào thực hiện những mục tiêu nhất định, mục tiêu là đích hƣớng tới bằng những hành động cụ thể trong tƣơng lai. Những mục tiêu này có thể là ngắn hạn có thể là mục tiêu dài hạn. Nhƣng nếu liên quan đến đời sống kinh tế của doanh nghiệp thì cần nhận thấy tiềm lực tài chính, diễn biến luồng chuyển dịch giá trị, sự vận động của vốn hoạt động trong tƣơng lai của doanh nghiệp. Những quyết định và hành động trong tƣơng lai phụ thuộc vào diễn biến kinh tế xã hội và hoạt động của doanh nghiệp sẽ diễn ra trong tƣơng lai. Bản thân doanh nghiệp cho dù đang ở giai đoạn nào trong chu kỳ phát triển thì các hoạt động cũng đều hƣớng tới những mục tiêu nhất định. Những mục tiêu này đƣợc hình thành từ nhận thức về điều kiện, năng lực của bản thân cũng những diễn biến của tình hình kinh tế quốc tế, trong nƣớc, ngành nghề, và các doanh nghiệp khác cùng loại, sự tác động của các yếu tố kinh tế xã hội trong tƣơng lai. Vì vậy, để có những quyết định phù hợp và tổ chức thực hiện hợp lý, đáp ứng đƣợc mục tiêu mong muốn của các đối tƣợng quan tâm cần thấy tình hình tài chính của doanh nghiệp trong tƣơng lai. Đó chính là chức năng dự đoán tài chính doanh nghiệp. c/Chức năng điều chỉnh Tài chính doanh nghiệp là hệ thống các quan hệ kinh tế tài chính dƣới hình thái giá trị phát sinh trong quá trình tiến hành các hoạt động. Hệ thống các quan hệ đó bao gồm nhiều loại khác nhau, rất đa dạng, phong phú và phức tạp, chịu ảnh hƣởng của nhiều nguyên nhân và nhân tố cả bên trong lẫn bên ngoài doanh nghiệp. Hệ thống các quan hệ kinh tế tài chính đó sẽ là bình thƣờng nếu tất cả các mắt xích trong hệ thống đều diễn ra 3 bình thƣờng và đó là sự kết hợp hài hoà các mối quan hệ. Tuy nhiên, những mối quan hệ kinh tế ngoại sinh, bản thân doanh nghiệp cũng nhƣ các đối tƣợng quan tâm không thể kiểm soát và chi phối toàn bộ. Vì thế, để kết hợp hài hoà các mối quan hệ, doanh nghiệp, các đối tƣợng có liên quan phải điều chỉnh các mối quan hệ và nghiệp vụ kinh tế nội sinh. Muốn vậy, cần nhận thức rõ nội dung, tính chất, hình thức và xu hƣớng phát triển của các quan hệ kinh tế tài chính có liên quan. Phân tích tài chính giúp doanh nghiệp và các đối tƣợng quan tâm nhận thức đƣợc điều này. Đó là chức năng điều chỉnh của phân tích tài chính doanh nghiệp. 1.1.4 Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp Xuất phát từ mục tiêu phân tích tài chính cũng nhƣ bản chất và nội dung các quan hệ tài chính doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trƣờng, nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp đƣợc chia thành những nhóm sau: Thứ nhất: Phân tích triển vọng ngành, điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của doanh nghiệp thông qua kỹ thuật phân tích ma trận SWOT. Thứ hai: Phân tích chính sách tài chính và cấu trúc tài chính doanh nghiệp. Nội dung phân tích này nhằm phân tích chính sách tài chính, đánh giá khái quát cấu trúc tài sản, cấu trúc nguồn vốn của đơn vị; qua đó phát hiện những đặc trƣng trong việc sử dụng vốn, huy động vốn thông qua phân tích quyết định . Trong điều kiện kinh tế thị trƣờng, các doanh nghiệp có tính tự chủ cao trong huy động vốn và sử dụng vốn nên phân tích tài chính còn quan tâm đến cân bằng tài chính của doanh nghiệp. Thứ ba: Phân tích tiềm lực tài chính của doanh nghiệp. Họat động trong cơ chế thị trƣờng, mỗi doanh nghiệp có những hƣớng chiến lƣợc phát triển riêng trong từng giai đoạn. Lợi nhuận là mục tiêu cuối cùng nhƣng mục tiêu đó luôn gắn liền với mục tiêu thị phần. Do vậy, doanh thu và lợi nhuận là hai yếu tố quan trọng khi đánh giá hiệu quả. Hiệu quả của doanh nghiệp cần xem xét một cách tổng thể trong sự tác động giữa họat động kinh doanh và hoạt động tài chính. Phân tích hiệu quả họat động của doanh nghiệp không chỉ xem xét hiệu quả cá biệt mà còn xem xét hiệu quả tổng hợp. Thứ tƣ: phân tích rủi ro của doanh nghiệp. Bản chất của họat động kinh doanh luôn mang tính mạo hiểm nên bất kỳ nhà phân tích nào cũng quan tâm đến rủi ro của doanh nghiệp. Qua đó, phát hiện những nguy cơ tiềm ẩn trong họat động kinh doanh, trong huy động vốn và công tác thanh toán. Khía cạnh rủi ro trong phân tích tài chính ở giáo trình này chú trọng đến rủi ro kinh doanh, rủi ro tài chính và rủi ro tổng hợp. Thứ năm: phân tích giá trị của doanh nghiệp. Giá trị doanh nghiệp đƣợc nâng cao không chỉ là kết quả tổng hợp từ sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của doanh nghiệp mà còn phải xem xét hài hòa với lợi ích kinh tế của chủ sở hữu. 1.2 Phƣơng pháp phân tích tài chính doanh nghiệp 4 Có nhiều phƣơng pháp phân tích tài chính doanh nghiệp nhƣng dù sử dụng phƣơng pháp nào đều phải đảm bảo các nguyên tắc cơ bản sau đây: - Phải xem xét các sự kiện kinh tế ở trạng thái vận động và phát triển; - Phải đi sâu nghiên cứu từng bộ phận cấu thành chỉ tiêu phân tích; - Phải xem xét các sự kiện kinh tế trong mối quan hệ với sự kiện kinh tế khác; - Phải chú ý phát hiện vấn đề, phân loại vấn đề và đƣa ra giải pháp giải quyết vấn đề. Trong phạm vi giới han của chƣơng trình, giáo trình này chỉ đề cập đến một số phƣơng pháp cơ bản và đƣợc chia thành ba nhóm sau đây: 1.2.1 Nhóm phƣơng pháp đánh giá 1.2.1.1 Phƣơng pháp so sánh Phƣơng pháp so sánh đƣợc thực hiện bằng cách so sánh hai đối tƣợng khác nhau trên cùng một chỉ tiêu, phƣơng pháp so sánh là phƣơng pháp sử dụng phổ biến nhất trong phân tích tài chính. Để vận dụng phép so sánh trong phân tích tài chính cần quan tâm đến tiêu chuẩn so sánh, điều kiện so sánh của chỉ tiêu phân tích cùng nhƣ kỹ thuật so sánh. Tiêu chuẩn so sánh là chỉ tiêu gốc đƣợc chọn làm căn cứ so sánh, phƣơng pháp so sánh chủ yếu qua các dạng sau: + Tìm xu hƣớng: sử dụng số liệu tài chính ở nhiều kỳ trƣớc để đánh giá và dự báo xu hƣớng của các chỉ tiêu tài chính. Thông thƣờng, số liệu phân tích đƣợc tổ chức từ 3 đến 5 năm trƣớc liền kề. + So sánh với cùng kỳ trong quá khứ: đánh giá chênh lệch tuyệt đối và chênh lệch tƣơng đối so với cùng kỳ trƣớc. + So sánh với chỉ tiêu bình quân ngành hoặc doanh nghiệp khác cùng ngành: sử dụng số liệu trung bình ngành hoặc doanh nghiệp khác cùng ngành để đánh giá sự tiến bộ về họat động tài chính của doanh nghiệp so với mức trung bình của ngành hoặc doanh nghiệp khác cùng ngành. Số liệu trung bình ngành thƣờng đƣợc các tổ chức dịch vụ tài chính, các ngân hàng, cơ quan thống kê cung thấp theo nhóm các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp nhỏ và vừa. + Đánh giá tỷ lệ hoàn thành kế hoạch: sử dụng các số kế hoạch, số dự toán để đánh giá doanh nghiệp có đạt các mục tiêu tài chính trong năm. Thông thƣờng, các nhà quản trị doanh nghiệp chọn gốc so sánh này để xây dựng chiến lƣợc họat động cho tổ chức của mình. Điều kiện so sánh yêu cầu các chỉ tiêu phân tích phải phản ánh cùng nội dung kinh tế, có cùng phƣơng pháp tính toán và có đơn vị đo lƣờng nhƣ nhau. Bản chất của vấn đề này liên quan đến tính so sánh của chỉ tiêu phân tích. Những thay đổi về chế độ tài chính kế toán là một trong những lý do ảnh hƣởng đến tính không so sánh đƣợc của chỉ tiêu phân tích. 5 1.2.1.2 Phƣơng pháp phân chia Đây là phƣơng pháp chia nhỏ quá trình và kết quả hoạt động tài chính theo những tiêu thức nhất định nhằm phục vụ cho mục tiêu nhận thức quá trình và kết quả đó dƣới những khía cạnh khác nhau phù hợp với mục tiêu quan tâm của từng đối tƣợng, từng thời kỳ. Việc chi tiết hóa các chỉ tiêu kinh tế đƣợc thực hiện theo các tiêu thức sau: - Chi tiết theo yếu tố cấu thành của chỉ tiêu nghiên cứu: đƣợc áp dụng với các chỉ tiêu kinh tế đƣợc cấu thành bởi nhiều yếu tố có tính chất phức tạp cần phải phân tích sâu, chi tiết theo yếu tố cấu thành thƣờng đƣợc áp dụng kết hợp với kỹ thuật phân tích chiều dọc. Ví dụ trong phân tích dupont các tỷ số tài chính cần phải chia nhỏ các chỉ tiêu nghiên cứu để làm rỏ các yếu tô cấu thành bằng phƣơng pháp liên hợp. - Chi tiết theo thời gian phát sinh quá trình và kết quả kinh tế: là việc chia nhỏ quá trình theo trình tự thời gian phát sinh, phát triển và tạo ra kết quả. Việc chi tiết hóa các chỉ tiêu nghiên cứu theo thời gian phát sinh và quá trình thƣờng kết hợp với kỹ thuật chiết khấu dòng tiền. - Chi tiết theo không gian phát sinh quá trình và kết quả kinh tế: là việc chia nhỏ các chỉ tiêu theo từng bộ phần. Việc chi tiết hóa các chỉ tiêu nghiên cứu theo không gian thƣờng áp dụng đối với các đơn vị có nhiều chi nhánh để đánh giá chi tiết từng chi nhánh. 1.2.2 Nhóm phƣơng pháp phân tích nhân tố Phân tích nhân tố là việc tính toán các chỉ tiêu kinh tế trên một công thức đƣợc thiết lập sẵn nhằm xác định mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố lên chỉ tiêu phân tích. 1.2.2.1 Phƣơng pháp thay thế liên hoàn Phƣơng pháp thay thế liên hoàn là phƣơng pháp dùng để xác định mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố đến một hiện tƣợng hoặc một quá trình kinh tế nào đó. - Khi nghiên cứu ảnh hƣởng của một nhân tố nào đó thì giả định các nhân tố khác không đổi. - Các nhân tố ảnh hƣởng đến chỉ tiêu phân tích có mối liên hệ với nhau và liên hệ với chỉ tiêu phân tích bằng một công thức mà trong đó các nhân tố đƣợc sắp xếp theo một trình tự từ nhân tố số lƣợng nhất đến nhân tố chất lƣợng nhất. + Nhân tố số lƣợng và nhân tố chất lƣợng chỉ mang tính tƣơng đối. + Nhân tố quy định nhất là nhân tố quy định nội dung, bản chất của chỉ tiêu phân tích và nó có đơn vị mang cùng đơn vị của chỉ tiêu phân tích. Lần lƣợt thay thế số kế hoạch bằng số thực tế từ nhân tố số lƣợng nhất đến nhân tố chất lƣợng nhất, mỗi lần thay thế tính ra chỉ tiêu phân tích mới rồi so sánh với chỉ tiêu tính ra ở bƣớc trƣớc, qua đó xác định mức độ ảnh hƣởng của nhân tố vừa thay thế. Phƣơng pháp đƣợc mô tả một cách tổng quát nhƣ sau: 6 Giả định có chỉ tiêu Z chịu ảnh hƣởng bởi 3 nhân tố A, B, C và đƣợc sắp xếp trong 1 công thức theo trình tự từ số lƣợng nhất đến chất lƣợng nhất Z = A x B x C - Kỳ kế hoạch: Zk = Ak x Bk x Ck - Kỳ thực tế: Zt = At x Bt x Ct Bƣớc 1: Xác định đối tƣợng phân tích  Z = Zt - Zk Nghĩa là chúng ta phải đi tìm những nguyên nhân dẫn đến chênh lệch giữa kế hoạch và thực tế. Bƣớc 2: Xác định mức độ ảnh hƣởng các nhân tố Zk = Ak x Bk x Ck (điểm xuất phát) - Thay thế lần 1:Thay Ak = At mỗi lần thay thế tính ra chỉ tiêu phân tích mới  chỉ tiêu phân tích trong trƣờng hợp này là Zk1 = At x Bk x Ck  Mức độ ảnh hƣởng của nhân tố A  Z. ZA = Zk1 – Zk - Thay thế lần 2: Thay Bk = Bt  chỉ tiêu phân tích trong trƣờng hợp này là Zk2 = At x Bt x Ck  Mức độ ảnh hƣởng của nhân tố B  Z. ZB = Zk2 – Zk1 - Thay thế lần 3: Thay Ck = Ct  chỉ tiêu phân tích trong trƣờng hợp này là Zk3 = At x Bt x Ct = Zt  Mức độ ảnh hƣởng của nhân tố C  Z. ZC = Zt – Zk2 Bƣớc 3: Kiểm tra qua công thức ZA + ZB + ZC =  Z Phƣơng pháp liên hoàn có những ƣu điểm và nhƣợc điểm nhƣ sau: Ƣu điểm: Phƣơng pháp thay thế liên hoàn là phƣơng pháp đơn giản, dễ hiểu, dễ tính toán. Phƣơng pháp thay thế liên hoàn có thể chỉ rõ mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố, qua đó phản ảnh đƣợc nội dung bên trong của hiện tƣợng kinh tế. Nhƣợc điểm: Khi xác định ảnh hƣởng của nhân tố nào đó, phải giả định các nhân tố khác không đổi, nhƣng trong thực tế có trƣờng hợp các nhân tố đều cùng thay đổi. Khi sắp xếp trình tự các nhân tố, trong nhiều trƣờng hợp để phân biệt đƣợc nhân tố nào là số lƣợng và chất lƣợng là vấn đề không đơn giản. Nếu phân biệt sai thì việc sắp xếp và kết quả tính toán các nhân tố cho ta kết quả không chính xác. Không phải chỉ tiêu nào cũng áp dụng phƣơng pháp thay thế lien hoàn một cách hiệu quả. 1.2.2.2 Phƣơng pháp số chênh lệch 7 Phƣơng pháp số chênh lệch là hình thức rút gọn của phƣơng pháp thay thế liên hoàn, nó tôn trọng đầy đủ các bƣớc tiến hành nhƣ phƣơng pháp liên hoàn. Nó khác phƣơng pháp thay thế liên hoàn ở chỗ sử dụng chênh lệch giữa kỳ phân tích với kỳ gốc của từng nhân tố để xác định ảnh hƣởng của nhân tố đó đến chỉ tiêu phân tích. - Xác định mức độ ảnh hƣởng các nhân tố. Zk = Ak x Bk x Ck (điểm xuất phát) Thay thế lần 1: Mức độ ảnh hƣởng của nhân tố A  Z ZA = (At – Ak) x Bk x Ck Thay thế lần 2: Mức độ ảnh hƣởng của nhân tố B  Z ZB = At x (Bt – Bk) x Ck Thay thế lần 3: Mức độ ảnh hƣởng của nhân tố C  Z ZC = At x Bt x (Ct – Ck)  Kiểm tra qua công thức: ZA + ZB + ZC =  Z Cần lƣu ý rằng phƣơng pháp số chênh lệch chỉ áp dụng để phân tích các chỉ tiêu có mối quan hệ tích số. 1.2.2.3 Phƣơng pháp cân đối Phƣơng pháp cân đối đƣợc sử dụng xác định mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố có mối quan hệ với chỉ tiêu phân tích qua dạng tổng hoặc hiệu. Ví dụ: mối quan hệ giữa chỉ tiêu M với các nhân tố a,b, c thể hiện qua công thức: M=a+b+c ∆M = ∆a + ∆b + ∆c Các báo cáo tài chính đều có đặc trƣng chung là thể hiện tính cân đối: cân đối giữa tài sản và nguồn vốn; cân đối giữa doanh thu, chi phí và kết quả; cân đối giữa dòng tiền vào và dòng tiền ra, cân đối giữa tăng và giảm... Cụ thể là các cân đối cơ bản: Tổng tài sản = TSNH + TSDH Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn Lợi nhuận = Doanh thu - Chi phí Dòng tiền thuần = Dòng tiền vào - Dòng tiền ra Dựa vào những cân đối cơ bản trên, trong phân tích tài chính thƣờng vận dụng phƣơng pháp cân đối liên hệ để xem xét ảnh hƣởng của từng nhân tố đến biến động của chỉ tiêu phân tích. Chẳng hạn, với biến động của tổng tài sản giữa hai thời điểm, phƣơng pháp này sẽ cho thấy loại tài sản nào (hàng tồn kho, nợ phải thu, TSCĐ...) biến động ảnh hƣởng đến biến động tổng tài sản của doanh nghiệp. Nhƣ vậy, dựa vào biến động của từng bộ phận mà chỉ tiêu phân tích sẽ đƣợc đánh giá đầy đủ hơn. 1.2.3 Nhóm phƣơng pháp dự báo 8 Là phƣơng pháp sử dụng để dự báo tài chính doanh nghiệp, phƣơng pháp này chủ yếu đƣợc sử dụng trong định giá doanh nghiệp và lập kế hoạch tài chính doanh nghiệp. có nhiều phƣơng pháp dự báo nhƣng thƣờng ngƣời ta sử dụng các phƣơng pháp phổ biến nhƣ: Phƣơng pháp phân tích độ nhạy, phƣơng pháp tuyến tính, phƣơng pháp xác suất thống kê, phƣơng pháp mô hình kinh tế… 1.2.3.1 phƣơng pháp hồi quy đơn biến Đƣợc dùng để xem xét mối quan hệ giữa một chỉ tiêu là kết quả vận động của một hiện tƣợng kinh tế (trong phƣơng trình hồi quy chỉ tiêu kết quả đƣợc gọi là biến phụ thuộc, chỉ tiêu nguyên nhân đƣợc gọi là biến độc lập). Phƣơng trình hồi quy đơn biến có dạng: Y = a + bx Trong đó: Y: là biến phụ thuộc; X là biến độc lập a: là tung độ gốc (nút chặn trên đồ thị); b là hệ số‘ góc (độ dốc hay độ nghiêng của đƣờng biểu diễn Y trên đồ thị) Trong phƣơng pháp hồi quy đơn, với mục đích là giải thích hoặc dự báo một chỉ tiêu cần nghiên cứu, nên việc quan trọng nhất là tìm ra giá trị của a, b. Trên cơ sở đó, xây dựng phƣơng trình hồi quy tuyến tính để ƣớc lƣợng các giá trị của Y ứng với mỗi giá trị của X. Để xác định giá trị thông số a và b ngƣời ta sử dụng các phƣơng pháp nhƣ phƣơng pháp cực đại cực tiểu, phƣơng pháp bình phƣơng tới thiểu hoặc sử dụng phần mềm Excel trên máy vi tính. 1.2.3.2 phƣơng pháp hồi quy đa biến Là phƣơng pháp đƣợc sử dụng để phân tích mối quan hệ giữa nhiều biến độc lập với một biến phụ thuộc (một chỉ tiêu kết quả với nhiều chỉ tiêu nguyên nhân) Trong thực tế, cố nhiều mô hình phân tách sử dụng hồi quy đa biến. Chẳng hạn nhƣ phân tích và dự báo doanh thu của doanh nghiệp kinh doanh nhiều mặt hàng, phân tích tổng chi phí với nhiều nguyên nhân tác động... Một chỉ tiêu kinh tế chịu sự tác động cùng lúc của nhiều nhân tố cả thuận chiều lẫn ngƣợc chiều. Chẳng hạn nhƣ doanh thu phụ thuộc vào số lƣợng hàng bán, kết cấu hàng hàng bán, giá cả hàng hoá, thu nhập bình quân xã hội, mùa vụ, thời tiết, quảng cáo giới thiệu v.v... Mặt khác, giữa các nhân tố cũng có mối quan hệ nội tại. Vì vậy, phân tích hồi quy vừa kiểm định giả thiết về nhân tố tác động và mức độ ảnh hƣởng, vừa định lƣợng các quan hệ kinh tế giữa chúng. Từ đó có cơ sở cho phân tích dự báo và có quyết định phù hợp, có hiệu quả trong việc thực hiện mục tiêu mong muốn của các đối tƣợng. Phƣơng trình hồi quy đa biến tổng quát dƣới dạng tuyến tính là: Y= b0 +b 1x1+b2x2+.... +bixi+.... +bnxn+e Trong đó: 9 Y: biến phụ thuộc (chỉ tiêu Phân tích). Y ở đây đƣợc hiểu là ƣốc lƣợng (Y) b0: là tung độ gốc bị: các độ dốc của phƣơng trình theo các biến Xj Xi: các biến độc lập (nhân tố ảnh hƣởng) e: các sai số Mục tiêu của phƣờng pháp hồi quy đa biến là dựa vào các dữ liệu lịch sử về các biến Yi và Xi, dùng thuật toán để tìm các thông số b0 và bị xây dựng phƣơng trình hồi quy để dự báo cho ƣớc lƣợng trung bình của biến Y; Với máy vi tính, sử dụng chƣơng trình Regression trên Excel để thực hiện hồi quy với lệnh: Tools/Data Analysis/ Regression/OK ở các của Input (đầu vào) nhập các dữ liệu Yi vào của Input Y Range; các dữ liệu Xi vào Input Xi Range ở của Output options (vị trí đầu ra) có 2 lựa chọn: chọn sheet mối (New worksheet) hoặc chọn sheet hiện hành Output Range để nhận kết quả 1.2.3.3 Phƣơng pháp quy hoạch tuyến tính Là phƣơng pháp sử dụng bài toán quy hoạch để tìm phƣơng án tối ƣu cho các quyết định kinh tế. 1.2.3.4 Phƣơng pháp mô hình kinh tế lƣợng Là phƣơng pháp thiết lập mối quan hệ giữa các hiện tƣợng và sự kiện kinh tế, sau đó sử dung mô hình kinh tế lƣợng để dự báo kết quả kinh tế trong tƣớng lai. 1.3 Kỹ thuật phân tích tài chính doanh nghiệp 1.3.1 Kỹ thuật phân tích ngang Là đánh giá sự biến động về quy mô hoặc tỷ lệ giữa kỳ này so với ký trƣớc trên cùng một chỉ tiêu phân tích. Nó đƣợc thể hiện qua mức tăng /giảm và tỷ lệ tăng /giảm. Là sự so sánh về lƣợng trên cùng một chỉ tiêu. Thực chất là áp dụng phƣơng pháp so sánh cả về số tuyệt đối và số tƣơng đổi với những thông tin thu thập đƣợc sau khi xử lý và thiết kế dƣới dạng bảng. Mức tăng/ giảm Phần trăm tăng/giảm = = Chỉ tiêu kỳ này - Chỉ tiêu kỳ trƣớc Chỉ tiêu kỳ này Chỉ tiêu kỳ trƣớc 1.3.2 Kỹ thuật phân tích dọc Phân tích theo chiều dọc là đánh giá sự biến động về cơ cấu giữa kỳ này so với kỳ trƣớc trên cùng một chỉ tiêu phân tích. Ví dụ: Mức tăng hoặc giảm Giá vốn hàng bán kỳ này Giá vốn hàng bán kỳ trƣớc 10 giá vốn hàng bán = Doanh thu kỳ này trên doanh thu Doanh thu kỳ trƣớc 1.3.3 Kỹ thuật phân tích theo hệ số Phƣơng pháp này sử dụng các nhóm tỷ số nhƣ: nhóm chỉ số thanh toán, nhóm chỉ số hoạt động, nhóm chỉ số đòn bẩy, nhóm chỉ số sinh lời và nhóm chỉ số thị trƣờng. TỶ SỐ Tỷ số thanh toán CÔNG THỨC TSLÑ nôï ngaén haïn Tỷ số thanh toán hiện hành (RcR ) C  TSLÑ - haøng toàn kho nôï ngaén haïn RC  Tỷ số thanh toán nhanh (Rq) Vốn bằng tiền và đầu tƣ tài chính ngắn hạn nợ ngắn hạn Tỷ số thanh toán tiền mặt Rm) Tỷ số hoạt động Doanh thu thuaàn Haøng toàn kho Doanh thu thuaàn  Vòng quay các khoản phải VQCKPT thu caùc khoaûn phaûi thu VQHTK  Vòng quay hàng tồn kho Hiệu suất sử dụng tài sảnHSSDTSCÑ cố định  Hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn Doanh thu thuaàn Taøi saûn soá ñònh Doanh thu thuần / tài sản dài hạn Doanh thu thuaàn Toaøn boä taøi saûn Hiệu suất sử dụng tổng tàiHSSDTTS sản  Tỷ số đòn bẩy TSN  Toång nôï Toång taøi saûn Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu TSNTVCP  Toång nôï Voán coå phaàn Tỷ số nợ trên tổng tài sản Vay nợ dài hạn trên tổng nợ Khả năng thanh toán lãi vay (EBIT/R) Khả năng thanh toán lãi vay (EBITDA/R) Tỳ số sinh lợi ROS ROA Nợ dài hạn /tổng nợ TSKNTTLV  Lôïi nhuaän tröôùc thueá vaø laõi vay(EBIT) laõi vay (EBIT+Khấu hao)/Lãi vay OEAT Doanh thu thuaàn OEAT LNRTTTS  Toång taøi saûn LNRTDT  11 LNRTVCP  ROE OEAT Voán coå phaàn Tỷ số giá thị trƣờng TNTMCP  EPS OEAT - coå töùc öu ñaõi soá löôïng coå phaàn thöôøng TSGTT  P/E P/B Cổ tức/ mệnh giá P Giaù thò tröôøng cuûa moãi coå phaàn  0 Thu nhaäp treân moãi coå phaàn EPS Giá thị trƣờng trên thƣ giá DPS/FV 1.3.4 Kỹ Phân tích Dupont các tỷ số tài chính Phân tích Dupont là đánh giá mức độ ảnh hƣởng lẫn nhau giữa các tỷ số tài chính và mức độ ảnh hƣởng của các khoản mục trong báo cáo tài chính đến một tỷ số nào đó. Các chỉ số có mối liên hệ với nhau bằng tích số hoặc thƣơng số, các công thức dƣới đây là những ví dụ điển hình: ROE  ROE  OEAT OEAT Doanhthuth uaàn = x voán coå phaàn Doanh thu thuaàn Voán coå phaàn OEAT Doanh thu thuaàn Toång taøi saûn x x Doanh thu thuaàn Toång taøi saûn Voán coå phaàn 1.3.5 Kỹ thuật phân tích chiết khấu dòng tiền Là tính toán giá trị hiện tại của doanh nghiệp bằng cách chiết khấu dòng tiền từ tƣơng lai về hiện tại với một tỷ suất chiết khấu nhất định. 1.4 Môi trƣờng phân tích tài chính 1.4.1 Môi trƣờng bên ngoài doanh nghiệp 1.4.1.1 Môi trường vĩ mô Các yếu tố môi trƣờng vĩ mô bao gồm: các yếu tố kinh tế, yếu tố chính trị và luật pháp, yếu tố xã hội, yếu tố tự nhiên, yếu tố công nghệ. Nghiên cứu về môi trƣờng vĩ mô nhằm đánh giá quy mô và tiềm năng thị trƣờng của doanh nghiệp và sự tác động của các tác lực môi trƣờng nhƣ chính trị, kinh tế, xã hội,… đối với doanh nghiệp. a.Môi trƣờng kinh tế: Khi nền kinh tế phát triển tốt thì doanh nghiệp có xu hƣớng đi lên và nguợc lại khi kinh tế giảm sút thì doanh nghiệp đi xuống. Nhƣ vậy, nếu dự đoán đƣợc xu hƣớng phát triển của nền kinh tế, thì có thể dự báo đƣợc xu thế phát triển chung của doanh nghiệp.Thẩm định viên cần đánh giá môi trƣờng kinh tế của doanh nghiệp dựa vào các yếu tố sau: tăng trƣởng kinh tế; lãi suất; tỷ giá hối đoái; lạm phát. b. Môi trƣờng chính trị pháp luật 12 Các yếu tố chính trị và luật pháp có ảnh hƣởng đến hoạt động của các doanh nghiệp, bao gồm hệ thống các quan điểm, đƣờng lối chính sách của chính phủ, hệ thống luật pháp hiện hành, xu hƣớng ngoại giao của chính phủ, những diễn biến chính trị trong nƣớc, trong khu vực và trên toàn thế giới. c. Môi trƣờng văn hóa xã hội Các khía cạnh hình thành môi trƣờng văn hóa - xã hội nhƣ: những quan niệm về đạo đức, thẩm mỹ, lối sống, về nghề nghiệp; những phong tục, tập quán, truyền thống; những quan tâm ƣu tiên của xã hội; trình độ nhận thức, học vấn chung của xã hội.... có ảnh hƣởng mạnh mẽ đến các họat động kinh doanh của doanh nghiệp. d. Môi trƣờng tự nhiên Các vấn đề ô nhiễm môi trƣờng, sản phẩm kém chất lƣợng, lãng phí tài nguyên thiên nhiên cùng với nhu cầu ngày càng lớn đối với các nguồn lực có hạn khiến các doanh nghiệp phải thay đổi các quyết định và biện pháp hoạt động sản xuất kinh doanh. 1.4.1.2 Môi trường công nghệ Đây là một trong những yếu tố rất năng động, chứa đựng nhiều cơ hội và đe dọa đối với các doanh nghiệp. Những áp lực và đe dọa từ môi trƣờng công nghệ là sự ra đời của công nghệ mới làm xuất hiện và tăng cƣờng ƣu thế cạnh tranh của các sản phẩm thay thế, đe dọa các sản phẩm truyền thống. Sự bùng nổ của công nghệ mới làm cho công nghệ hiện tại bị lỗi thời và tạo ra áp lực đòi hỏi các doanh nghiệp phải đổi mới công nghệ để tăng cƣờng khả năng cạnh tranh. 1.4.1.3 Môi trường ngành Khi đánh giá môi trƣờng ngành của doanh nghiệp, cần phân tích những nội dung: chu kỳ kinh doanh, triển vọng tăng trƣởng của ngành, cạnh tranh trong ngành, áp lực cạnh tranh tiềm tàng. 1.4.2 Chu kỳ kinh doanh Nhìn chung, tình hình hoạt động của nhiều ngành thƣờng hoàn toàn tƣơng đồng với các chu kỳ kinh tế. Tuy nhiên, trong nhiều lĩnh vực cụ thể của một ngành có thể không hoàn toàn tƣơng đồng với chu kỳ kinh tế. Do đó, khi đánh giá cần phân tích cụ thể từng lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp. 1.4.3 Triển vọng tăng trƣởng của ngành Triển vọng tăng trƣởng của một ngành có liên hệ chặt chẽ với chu kỳ kinh tế. Một ngành có triển vọng tăng trƣởng mạnh có thể đem lại cho các doanh nghiệp trong ngành những cơ hội thuận lợi. Những cơ hội này thể hiện ở tiềm năng mở rộng thị trƣờng, khả năng cải thiện vị thế tài chính của các doanh nghiệp,… 13 Vì vậy, khi đánh giá môi trƣờng ngành của doanh nghiệp, cần xem xét triển vọng của ngành trên cơ sở đánh giá chu kỳ của nền kinh tế và nhu cầu tiềm tàng của nền kinh tế đối với ngành mà doanh nghiệp đang hoạt động. 1.4.4 Phân tích về cạnh tranh trong ngành Tình hình cạnh tranh phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố và những yếu tố này cũng thay đổi tùy theo từng ngành. Đồng thời, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp chủ yếu diễn ra trên hai phƣơng diện là giá cả và chất lƣợng sản phẩm. 1.4.5 Áp lực cạnh tranh tiềm tàng Áp lực cạnh tranh tiềm tàng trong một ngành tùy thuộc vào mức độ khó khăn đối với các doanh nghiệp có khả năng gia nhập ngành đó để cạnh tranh với các doanh nghiệp hiện đang hoạt động trong ngành. Những khó khăn này đƣợc thể hiện qua những chi phí mà một doanh nghiệp phải chấp nhận khi gia nhập ngành. 1.4.2. Môi trƣờng bên trong doanh nghiệp 1.4.2.1 Sản phẩm, thị trường và chiến lược kinh doanh Sản phẩm, thị trƣờng, chiến lƣợc kinh doanh, mạng lƣới khách hàng và đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định doanh thu của doanh nghiệp. Do đó, thẩm định viên cần đánh giá cẩn thận để có thể ƣớc tính doanh thu chính xác, trên cơ sở đó có thể ƣớc tính giá trị doanh nghiệp phù hợp. a. Sản phẩm Nếu doanh nghiệp kinh doanh nhiều sản phẩm, thẩm định viên cần đánh giá lần lƣợt từng sản phẩm, sau đó căn cứ vào mức độ đóng góp của mỗi sản phẩm đối với doanh nghiệp để xác định vị thế của doanh nghiệp trên thƣơng trƣờng. Khi đánh giá sản phẩm của doanh nghiệp, cần đánh giá trên các mặt nhƣ: tầm quan trọng, chu kỳ đời sống, tiềm năng phát triển, chất lƣợng và uy tín của nhãn hiệu. Thông qua những đánh giá này, thẩm định viên có thể nhận thấy vị thế của doanh nghiệp thông qua sản phẩm. b. Thị trường Đánh giá mạng lƣới tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp tại thị trƣờng trong nƣớc, nƣớc ngoài; từ đó đánh giá đƣợc thị phần, thị trƣờng của doanh nghiệp trên thƣơng trƣờng trong nƣớc và quốc tế. Đây là cơ sở để đánh giá sức mạnh thƣơng hiệu của doanh nghiệp tác động đến thị trƣờng nhƣ thế nào. c. Chiến lược kinh doanh Muốn thành công trong kinh doanh, các doanh nghiệp cần có chiến lƣợc kinh doanh cụ thể trong từng giai đoạn nhất định nhằm đạt đƣợc hiệu quả kinh doanh cao nhất. Vì vậy, các thẩm định viên cần đánh giá chiến lƣợc kinh doanh của doanh nghiệp, đây là cơ sở để hình thành giá trị của doanh nghiệp; đó là: chiến lƣợc sản phẩm, chiến lƣợc giá, chiến lƣợc phân phối và chiến lƣợc hỗ trợ bán hàng. 14 - Chất lƣợng sản phẩm là một trong những yếu tố tạo ra sự khác biệt về sản phẩm của doanh nghiệp này so với doanh nghiệp khác. Sản phẩm có chất lƣợng cao sẽ thu hút ngƣời mua, qua đó giúp doanh nghiệp nâng cao uy tín và lợi thế cạnh tranh về chất lƣợng so với đối thủ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp có thể mở rộng thị trƣờng, đặc biệt là thị trƣờng xuất khẩu. Đây là cơ sở để tăng doanh thu, tăng giá trị của doanh nghiệp. - Chiến lƣợc giá thể hiện qua việc: Duy trì các chính sách ƣu giá đãi cho khách hàng lớn, quen thuộc của công ty; Tăng số lƣợng sản phẩm trong một lần mua cho khách hàng bằng cách áp dụng các hình thức giảm giá; Xây dựng chƣơng trình khuyến mãi giảm giá thông qua bán tặng phẩm của công ty cho khách hàng. Đây là cơ sở để tăng doanh thu, tăng giá trị của doanh nghiệp. - Chiến lƣợc phân phối: Thẩm định viên cần phân tích chiến lƣợc phân phối sản phẩm của doanh nghiệp để đánh giá sự tác động đến doanh thu hàng năm của doanh nghiệp nhƣ thế nào. - Chiến lƣợc hỗ trợ bán hàng: đƣợc thực hiện thông qua những hình thức nhƣ quảng cáo, chào hàng, tổ chức hội chợ, triển lãm, các hình thức khuyến mãi, tuyên truyền, cổ động và mở rộng quan hệ với công chúng.... Thẩm định viên cũng cần đánh giá chiến lƣợc hỗ trợ bán hàng nhằm tăng doanh thu, trên cơ sở đó làm gia tăng giá trị của doanh nghiệp. d. Mạng lưới khách hàng Thành công của một doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào mối quan hệ của doanh nghiệp với khách hàng. Khi cạnh tranh trên thị trƣờng diễn ra ngày càng găy gắt, thì việc thu hút và giữ chân khách hàng là rất khó khăn; do đó xây dựng mạng lƣới khách hàng là việc rất quan trọng để có đƣợc những khách hàng trung thành của doanh nghiệp. Cụ thể là để đánh giá mạng lƣới khách hàng của doanh nghiệp, thẩm định viên cần dựa vào: - Chiến lƣợc thu hút khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp: Thẩm định viên cần đánh giá chiến lƣợc khai thác khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp nhƣ thế nào, với số lƣợng khách hàng, sự phân tán theo vùng, lợi tức tập quán mua hàng, môi trƣờng văn hóa mà họ chịu ảnh hƣởng. Việc đánh giá và phân loại khách hàng tiềm năng theo các tiêu chí về sở thích, thói quen, khả năng tài chính,… sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian trong việc chinh phục khách hàng. - Chiến lƣợc giữ khách hàng hiện tại: Do chi phí của hoạt động thu hút khách hàng mới là rất lớn nên việc tập trung các nỗ lực tiếp thị để duy trì các khách hàng hiện tại là hết sức quan trọng. Việc giữ khách hàng hiện tại có hiệu quả hơn nhiều trong việc làm tăng doanh thu và lợi nhuận. Trên thực 15 tế, chi phí để thu hút một khách hàng mới có thể gấp năm lần chi phí để giữ đƣợc một khách hàng hiện tại. - Chiến lƣợc kinh doanh gồm cả chiến lƣợc tiếp thị, đào tạo và các dịch vụ mà doanh nghiệp cung ứng tới khách hàng. Doanh nghiệp luôn đặt khách hàng ở vị trí trung tâm, quan tâm tới nhu cầu của khách hàng nhằm đạt đƣợc mục đích là duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng nhằm đạt đƣợc lợi nhuận tối đa trong kinh doanh. e. Đối thủ cạnh tranh Đối thủ cạnh tranh là một tổ chức bất kỳ cung ứng, hay trong tƣơng lai có thể cung ứng những sản phẩm và dịch vụ có mức độ lợi ích tƣơng tự hay ƣu việt hơn cho khách hàng. Áp lực cạnh tranh đòi hỏi các doanh nghiệp phải tìm cách làm cho sản phẩm của mình khác với các đối thủ cạnh tranh. Những yếu tố tạo sự khác biệt là: - Sản phẩm: đƣa ra sản phẩm chất lƣợng cao hơn, bao bì đẹp hơn. - Giá: định giá thấp hơn đối thủ, hoặc giảm giá. - Hệ thống phân phối: ƣu đãi cho những thành viên trong kênh phân phối cao hơn đối thủ. - Quảng cáo và khuyến mãi. - Phƣơng thức chi trả thuận lợi hơn. - Nhãn hiệu cùng với chất lƣợng sản phẩm đã đƣợc khách hàng tín nhiệm cũng sẽ giúp cho uy tín của doanh nghiệp tăng lên và đƣa doanh nghiệp đạt đến vị thế cao hơn đối thủ. Khi kinh doanh sản phẩm, các doanh nghiệp thƣờng quan tâm rất nhiều đến nhãn hiệu sản phẩm, một nhãn hiệu ấn tƣợng sẽ góp phần không nhỏ cho sự thành công của sản phẩm, nó giúp phân biệt sản phẩm của doanh nghiệp với các đối thủ cạnh tranh khác và là công cụ để doanh nghiệp đạt đƣợc lợi thế cạnh tranh. Ngƣời ta thƣờng đề cập đến thuật ngữ tài sản nhãn hiệu là giá trị của một nhãn hiệu sản phẩm do uy tín của nhãn hiệu sản phẩm đó mang lại, nó đƣợc xem là một trong những dạng tài sản tiềm năng có giá trị cao và tạo điều kiện cho doanh nghiệp đạt lợi thế so với đối thủ cạnh tranh. 1.4.2.2 Quản trị doanh nghiệp Một doanh nghiệp hoạt động hiệu quả tốt hay không phụ thuộc rất nhiều vào việc quản trị doanh nghiệp. Thẩm định viên cần đánh giá việc quản trị doanh nghiệp trên các mặt sau: loại hình doanh nghiệp; cơ cấu tổ chức; công nghệ, thiết bị hiện tại của doanh nghiệp và nguồn nhân lực của doanh nghiệp. Đây là cơ sở để hình thành giá trị của doanh nghiệp. a. Đánh giá loại hình doanh nghiệp 16 Các loại hình doanh nghiệp: doanh nghiệp nhà nƣớc, doanh nghiệp tƣ nhân, công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần. Thẩm định viên cần đánh giá chiến lƣợc lựa chọn loại hình doanh nghiệp có phù hợp với yêu cầu phát triển của doanh nghiệp hay không và việc chuyển đổi loại hình sở hữu của doanh nghiệp có phù hợp với các quy luật phát triển của doanh nghiệp hay không. Điều này cũng tác động đến cơ cấu giá trị vốn chủ sở hữu và giá trị doanh nghiệp. b. Đánh giá cơ cấu tổ chức doanh nghiệp Tổ chức là quá trình sắp xếp và bố trí các công việc, giao quyền hạn và phân phối các nguồn lực của tổ chức sao cho chúng đóng góp một cách tích cực và có hiệu quả vào mục tiêu chung của doanh nghiệp. Tổ chức có nội dung rất rộng liên quan đến công tác xây dựng một doanh nghiệp nhƣ: - Xây dựng và tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp: có bao nhiêu cấp quản lý, tổ chức các phòng ban chức năng, phân công trách nhiệm và quyền hạn của phòng ban cũng nhƣ của mỗi cá nhân...; - Xây dựng hệ thống sản xuất và kinh doanh: có những bộ phận sản xuất kinh doanh nào, phân công chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận.... Bộ máy quản trị doanh nghiệp đƣợc thiết lập ra để thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Khi xem xét cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị doanh nghiệp, cần chú ý những nhân tố ảnh hƣởng sau: - Môi trƣờng hoạt động sản xuất kinh doanh đến - Mục đích, chức năng hoạt động của doanh nghiệp - Quy mô của doanh nghiệp - Các yếu tố về kỹ thuật, công nghệ sản xuất - Trình độ của ngƣời quản lý, nhân viên và trang thiết bị quản lý - Một số yếu tố khác: các quy định của pháp luật, phạm vị hoạt động của doanh nghiệp, thị trƣờng của doanh nghiệp... c. Đánh giá công nghệ thiết bị của doanh nghiệp Đánh giá công nghệ thiết bị của doanh nghiệp trên các mặt sau: công nghệ hiện tại của doanh nghiệp là lạc hậu hay hiện đại; công suất máy móc thiết bị của doanh nghiệp; sự tác động của công nghệ đến môi trƣờng; chiến lƣợc đổi mới công nghệ của doanh nghiệp d. Đánh giá nguồn nhân lực Nhân lực luôn đƣợc xem là một yếu tố tạo nên sự thành công của doanh nghiệp. Để đánh giá nguồn nhân lực của doanh nghiệp là tốt hay không thì thẩm định viên cần đánh giá trên các mặt sau: văn hoá của doanh nghiệp thể hiện qua triết lý kinh doanh; chính sách phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp; tiềm năng nhân sự của doanh nghiệp; 17 năng lực của ban lãnh đạo doanh nghiệp. Đây là những lợi thế để hình thành nên giá trị vô hình của doanh nghiệp. 1.4.2.3 Phân tích tài chính doanh nghiệp Phân tích tài chính doanh nghiệp là nghệ thuật xử lý các số liệu có trong các báo cáo tài chính thành những thông tin hữu ích phục vụ cho việc ra quyết định.  Tài liệu sử dụng cho việc phân tích Tài liệu chủ yếu sử dụng cho việc phân tích là dựa vào các báo cáo tài chính: gồm Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh  Phân tích các tỷ số tài chính doanh nghiệp Thông qua phân tích các tỷ số tài chính, thẩm định viên có thể xác định tình hình tài chính của doanh nghiệp ở thời điểm hiện tại. Các tỷ số tài chính cũng tạo điều kiện cho việc so sánh ―sức khỏe‖ của doanh nghiệp giữa các thời kỳ và so sánh với các doanh nghiệp khác hay giá trị trung bình của ngành. Có thể đứng trên các phƣơng diện chủ nợ, chủ sở hữu hay các nhà quản trị của doanh nghiệp để so sánh các tỷ số tài chính với các tỷ số của ngành và với các tỷ số trong quá khứ của doanh nghiệp. Nhƣ vậy, các nhận xét và kết quả phân tích sẽ đƣợc xem xét một cách toàn diện. Để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp, thẩm định viên có thể phân tích các nhóm tỷ số sau: - Các tỷ số thanh khoản - Các tỷ số hoạt động kinh doanh - Các tỷ số đòn cân nợ - Các tỷ số lợi nhuận - Các tỷ số giá trị doanh nghiệp 1.5 Tổ chức công tác phân tích tài chính trong doanh nghiệp 1.5.1 Vị trí của phân tích tài chính trong quản trị tài chính 18 Hệ thống thông tin kế toán Báo cáo tài chính     Bảng cân đối kế toán Báo cáo kết quả kinh doanh Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ Thuyết minh báo cáo tài chính Các tỷ nhóm số tài chính      Nhóm tỷ số thanh toán Nhóm tỷ số đòn bẩy Nhóm tỷ số hoạt động Nhóm tỷ số sinh lời Nhóm tỷ số thị trƣờng     Phân tích tình hình tài sản và nguồn vốn Phân tích tình hình kết quả kinh doanh Phân tích lƣu chuyển tiền tệ Phân tích tỷ số     Tình hình thanh khoản Sức khỏe tài chính Cân đối tài chính Rủi ro tài chính    Quyết định đầu tƣ Quyết định tài trợ Quyêt định phân phối lợi nhuận Phân tích tình hình tài chính Thông tin tài chính Quyết định tài chính Sơ đồ 1: Vị trí của phân tích tài chính trong quản trị tài chính 1.5.2 Quy trình phân tích tài chính doanh nghiệp 19 BƯỚC 1: - Lịch sử hình thành và phát triển - Ngành nghề kinh doanh TÌM HIỂU TỔNG QUAN - Sản phẩm chủ lực VỀ DN - Thành tựu đạt đƣợc va thị trƣờng phân phối BƯỚC 2: - Triển vọng phát triển ngành - Thị trƣờng trong và ngoài nƣớc của ngành PHÂN TÍCH NGÀNH - Cơ cấu các sản phẩm - Phân tích SWOT ngành - Bộ máy quản lý BƯỚC 3: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH KD VÀ CHIẾN LƯỢC KD - Tổng quan về tình hình hoạt động kinh doanh của cty - Phân loại các CP theo yếu tố và theo tính khả biến - Chiến lƣợc của công ty Phân tích lýSWOT --Bộ máy quản CỦA DN - Phân BƯỚC 4 tích tình hình tài sản và nguồn vốn (qua BCĐKT) - Phân tích doanh thu – chi phí – lợi nhuận (qua PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH BCKQKD) - Phân tích ngân lƣu (qua BCLCTT) - Bộ máy quản lý NGHIỆP - Phân tích các tỷ số tài chính BƯỚC 5: - Chỉ ra các mặt tồn tại - Phân tích các chỉ số tài chính - Đề xuất các khuyến nghị và giải pháp ĐỀ XUẤT (nếu có) VÀ VIẾT BÁO CÁO PHÂN -- Phân Lập tích báođòn cáo phân tích bẩy - Phân tích SWOT ngành TÍCH Sơ Sơ đồ 2: Quy trình phân tích tài chính doanh nghiệp Bƣớc 1: Tìm hiểu tổng quan doanh nghiêp - Bộtìm máy quản Trong bƣớc này ngƣời phân tích hiểulý lịch sử hình thành và phát triển của doanh - Bộ máy quản lý nghiệp, những ngành nghề kinh doanh, sản phẩm chủ yếu và những thành tựu đạt đƣợc trong quá khứ. Sự cần thiết phải tìm hiểu tổng quan của doanh nghiệp giúp cho nhà phân tích có thêm thông tin để có thể đƣa ra nhận định chính xác hơn trong quá trình phân tích tài chính. Bƣớc 2: phân tích ngành Phân tích ngành là tìm hiểu và đánh giá các doanh nghiệp hoạt động cùng ngành với doanh nghiệp đang phân tích thông qua một số yếu tố nhƣ: triển vọng phát triển của ngành, thị trƣờng tiêu thu trong và ngoài nƣớc, cơ cấu và xu hƣớng phát triển của các sản 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan