Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Văn hóa - Nghệ thuật Báo chí - Truyền thông Phan_tich_tac_pham_“nhung_cuoc_phieu_luu_cua_tomswayer...

Tài liệu Phan_tich_tac_pham_“nhung_cuoc_phieu_luu_cua_tomswayer

.DOC
12
1247
123

Mô tả:

Phan_tich_tac_pham_“nhung_cuoc_phieu_luu_cua_tomswayer
MỞ BÀI Tôi đã từng nghe có ý kiến nói rằng “mảnh đất nào có sự sống, nơi ấy có văn học”. Quả thật như vậy, văn học như chính nguồn sữa mát trong của sự sống nuôi dưỡng tâm hồn mỗi con người. Mỗi vùng, mỗi miền và mỗi đất nước có một chặng đường và một hướng đi cho nền văn học khác nhau. Nếu văn học Việt Nam có một đường phát triển lâu dài, phôi thai từ nền văn học dân gian dần lớn lên và trưởng thành, nền văn học Nga, Ấn Độ, Trung Quốc cũng có những thành tựu rực rỡ thì văn học Mỹ là nền văn học sinh sau, đẻ muộn hơn so với các nền văn học khác. Nhưng không phải vì ra đời sau mà văn học Mỹ chậm phát triển và thua kém các nền văn học các nước bạn, mà dường như tất cả có vẻ có chiều ngược lại nó đang vươn mình và dần khẳng định được vị thế của mình trong nền văn học thế giới. Có thể nói văn học Mỹ như một bức tranh tổng hòa các màu sắc, mỗi màu sắc thể hiện một khía cạnh của xã hôi Mỹ hiện lên thật rõ nét và đặc sắc. Trong bức tranh ấy có nhiều gam màu sáng, tối khác nhau. Gam màu sáng cho chúng ta thấy một xã hội, cuộc sống Mỹ hiện lên thật hào nhoáng, sang trọng và có thể nói đây là mảnh đất hứa hẹn, mảnh đất của hy vọng với những người di cư tới đây thật sinh động và tươi sáng. Sự sinh động và tươi sáng của gam màu sáng chưa tạo nên nét độc đáo của bức tranh mà cộng vào đó là nét trầm mặc, sự tĩnh lặng của những gam màu tối. Gam màu tối ấy, có thể là những tác phẩm, những bài văn miêu tả những góc khuất của những con người lao động nghèo sống sau những hào nhoáng và tráng lệ của xã hội, của cuộc sống ở Mỹ xa xôi kia. Tên tuổi của các nhà văn Mỹ nổi tiếng như O.Henry, Jack London, Hemingway… cùng các tác phẩm kiệt xuất của mình dần tạo được dấu ấn riêng và nổi bật trên văn đàn thế giới, góp phần làm đa dạng, phong phú kho tàng văn học Mỹ nói riêng và văn học thế giới nói chung. Trong số các tên tuổi ấy nổi lên một cái tên tiêu biểu là Mark Twain, chắc các độc giả trong và ngoài nước không xa lạ gì với tác phẩm góp phần làm nên tên tuổi ấy. “Những cộc phiêu lưu của Tomswayer” được coi là tác phẩm thành công nhất của Mark Twain. Câu 1 chuyện hấp dẫn và sự hài hước khó quên khiến tiểu thuyết này trở thành cuốn sách gối đầu giường của nhiều thế hệ thiếu nhi tại Mỹ và trên thế giới. NỘI DUNG 1. Giới thiệu sơ lược về tác giả Mark Twain 1.1. Cuộc đời Mark Twain tên thật là Samuel Langhorne Clemens sinh ngày 30 tháng 11 năm 1835 mất 21 tháng 4 năm 1910 là một nhà văn khôi hài, tiểu thuyết gia và là nhà diễn thuyết nổi tiếng của Mỹ. Ông sinh ra vào chính ngày sao chổi Halley xuất hiện năm 1835 và mất đúng vào lần sao chổi xuất hiện lần sau năm 1910. Cha của Sam là ông John Marshall Clemens là một luật sư. Năm 1870 Mark Twain kết hôn với cô Olivia Langdon, thuộc một gia đình giàu có và danh giá. Các kỷ niệm và cách tán tỉnh người đẹp của thời kỳ này được lưu dấu trong các bức thư mà Mark Twain viết cho Olivia và cho các bạn của cô nàng, rồi về sau thể hiện qua lối ve vãn của Tom đối với Becky trong tác phẩm "Tom Sawyer". Sau đám cưới 5 năm, Mark Twain rời gia đình về thành phố Elmira, thuộc tiểu bang New York, rồi dọn sang cư ngụ tại thành phố Hartford thuộc tiểu bang Connecticut vào năm 1871. Tại nơi sau này đã ra đời các người con của Mark Twain: con trai Langdon chết non vào năm 1872, sau đó là ba cô con gái Susy, Clara và Jean, chào đời trong các năm từ 1872 tới 1880. Vào năm 1874, gia đình Mark Twain dọn về một căn nhà sang trọng 19 phòng tại Hartford. Vào thập niên 1880, Mark Twain đã thiết lập và điều hành một công ty xuất bản cho riêng mình cũng như tìm cách đầu tư vào vài phạm vi thương mại khác, đặc biệt là việc chế tạo máy in do người phát minh tên là Paige. Trong các năm từ 1881 tới 1894, Mark Twain đã lỗ vốn gần 200,000 mỹ kim đầu tư vào thứ máy in kể trên, vì các thay đổi về kiểu mẫu, đặc tính đã đưa tới thất bại. Tháng 4 năm 1894, công ty ấn loát của Mark Twain phải tuyên bố phá sản rồi từ tháng 1 năm 1895, nhà văn bị ô 2 danh vì không trả được nợ. Nhưng nhà văn đã tìm cách phục hồi tài sản bằng cách đi diễn thuyết, có khi thu được 1,000 đô la Mỹ mỗi lần và ông đã từng thực hiện nhiều chuyến đi được quảng cáo rầm rộ, tới cả các thành phố xa xôi thuộc Ấn Độ, Nam Mỹ và châu Úc. Mark Twain kết bạn với các nhân vật danh tiếng, giàu có như Andrew Carnegie, William Rockfeller và được trao tặng các văn bằng danh dự tại Đại học Yale vào năm 1901, Đại học Missouri vào năm 1902 và Đại học Oxford vào năm 1907. Tác giả Mark Twain là một nhân vật quốc tế, thường mặc bộ âu phục màu trắng mang vẻ phô trương, hút thuốc xì gà, với các bài nói chuyện hàm chứa nhiều chỉ trích xã hội một cách cay đắng và các bài văn này về sau được phổ biến qua các tác phẩm "Người ngồi trong bóng tối" và "Độc Thoại của Vua Leopold" . Sau khi đã phục hồi được các vấn đề tài chính vào năm 1898, Mark Twain lại gặp các thảm cảnh trong đời sống gia đình. Người con gái lớn nhất Susy qua đời vào năm 1896 vì bệnh đau màng óc trong khi cha mẹ và em Clara đang ở nước ngoài. Năm 1903, Mark Twain bán đi ngôi nhà thân thương tại Hartford vì những kỷ niệm về Susy. Tới ngày 5 tháng 6 năm 1904, bà vợ Olivia cũng lìa đời vì bệnh tim rồi người con gái út tên là Jean, trước kia mắc bệnh kinh phong, cũng chết vào ngày 24 tháng 12 năm 1909. 1.1 Sự nghiệp sáng tác và các tác phẩm tiêu biểu Mark Twain là một nhà văn trào phúng nổi tiếng của Mỹ. Những tác phẩm của ông, với tính chất châm biếm sâu sắc, với những nét miêu tả tâm lý xã hội cực kỳ khéo léo, đã trở thành những vũ khí sắc bén đấu tranh chống sự áp bức thống trị của bọn cầm quyền phong kiến tư bản, nhất là chống cái chính sách dã man phân biệt chủng tộc đối với người da đen ở Mỹ. Các tác phẩm tiêu biểu Sống thiếu thốn, Thời Kỳ Vàng Son, Những cuộc phiêu lưu của Tom Sawyer, Đi nước ngoài, Hoàng Tử và kẻ nghèo, Đời sống trên dòng sông Mississippi, Các cuộc phiêu lưu của Huckleberry Finn, Người Mỹ trong Triều Đình của Vua Arthur, 3 Bi Kịch của Pudd'nhead Wilson, Theo Đường Xích Đạo, Kẻ tham nhũng tại Hadleburg, Con ếch hay nhảy của quận hạt Calaveras. 1.2. Đôi nét về tác phẩm “Những cuộc phiêu lưu của Tomsawyer” “Những cuộc phiêu lưu của Tom Sawyer” (The adventures of Tom Sawyer, năm 1876) được coi là tác phẩm thành công nhất của nhà văn Mark Twain. Những cuộc phiêu lưu của Tom Sawyer là một quyển tiểu thuyết được nhà văn Mark Twain viết với bút pháp độc đáo, miêu tả tâm lý, cử chỉ, hành động của một chú bé sống tại một ngôi làng nghèo bên sông Mississippi. Tác giả đã miêu tả xuất sắc tính cách, tâm lý, hành động của chú bé thông minh, nghịch ngợm nhưng dũng cảm và có một tấm lòng nhân hậu giàu tình nghĩa. “Những cuộc phiêu lưu của Tom Sawyer” là cuốn tiểu thuyết kể về cậu bé Tom Sawyer sống tại một ngôi làng nghèo bên dòng sông Mississippi cùng người bạn thân Huckleberry Finn (hay còn gọi là Huck). Tom là một cậu bé tinh nghịch, thông minh, ham hiểu biết, giàu trí tưởng tượng. Tom được dạy dỗ, chăm sóc, học hành đầy đủ nhưng rất hay trốn học và khơi mào cho những trò nghịch tinh quái. Khác với Tom, Huck lớn lên như một bụi cây dại giữa rừng, thích sự tự do, chán ghét những khuôn mẫu bó buộc, trung thực, sẵn sàng hy sinh vì bè bạn. Trong khi đang chơi với nhau, Tom và Huck đã phát hiện ra một vụ giết người cướp của. Tom đã dũng cảm đứng lên làm chứng, vạch trần tội ác của kẻ giết người và cứu người bị oan. Qua những trang sách sinh động, đầy kịch tính, hình ảnh của những đứa trẻ không chỉ biết đùa vui, phiêu lưu khám phá mà còn nhận thức đúng đắn về các thói xấu, những kẻ tham lam, tàn bạo càng khiến tác phẩm chiếm được cảm tình của nhiều người, qua đó tố cáo sự thối nát của xã hội Mỹ thời đó một cách mạnh mẽ. 4 3. Tìm hiểu biện pháp nhại trong tác phẩm “Những cuộc phiêu lưu của Tomsawyer” 3.1. Khái niệm nhại Nhại là bắt chước tiếng nói, lối nói của một người với ý trêu chọc hay pha trò. (tr1429, Ban biên soạn chuyên đề từ điển New Era, Từ điển Tiếng Việt, NXB Văn hóa thông tin). Nhại là bắt chước tiếng hay điệu bộ của người khác để trêu chọc hay giễu cợt. (tr 752, Lê Văn Huy (chủ biên), (2009), Từ điển Tiếng Việt, NXB Thanh Niên). Từ những tìm hiểu trên, chúng tôi đưa ra sự hiểu biết của mình về khái niệm nhại. Nhại có nghĩa là bắt chước lại một cái đó gì đó của người khác, có thể là hành động, cử chỉ, hay giọng nói… 3.2. Các biện pháp nhại trong tác phẩm “Những cuộc phiêu lưu của Tomsawyer” 3.2.1. Nhại chi tiết Trong tác phẩm có khá nhiều chi tiết nhại, chúng tôi xin được lấy một số dẫn chứng nổi bật thể hiện tính nhại rất rõ. Chi tiết Tom lừa Ben và các bạn quét vôi cho mình, nằm trong chương II “Người quét vôi vinh quang” là một ví dụ điển hình “Tom đưa Ben chổi quét vôi. Và trong khi cái anh chàng Ben, mới đây còn là con tàu “Big Mizuri”, nay đã chúi đầu vào cắm cúi quét vôi ngoài nắng, mồ hôi nhễ nhại, thì cựu nghệ sĩ ta ngồi vắt vẻo trên một cái thùng tô nô trong bóng mát, hai chân đung đưa, miệng nhai quả táo tóp tép, vừa ăn vừa nghĩ ra mưu tính kế cắt cổ thêm nhiều kẻ ngây thơ khác. Số nạn nhân này không phải là ít. Bọn trẻ con trong làng chốc chốc lại có một đứa đi qua chỗ Tom; chúng đến cốt là cười Tom mà té ra đều ở lại quét vôi cho Tom. Trước khi Ben làm việc mệt quá tưởng muốn chết và phải ngừng tay nghỉ thì Tom đã dành chỗ trước cho Bily đổi lấy một cái diều còn tốt nguyên. Khi Bily thôi thì lại đến lượt Jony Milơ được Tom cho thay thế, với điều kiện là cho Tom con chuột chết và mấy mẩu dây để buộc và quẳng con chuột…, cứ như thế hết giờ này qua giờ khác. Đến quá trưa thì Tom, mới buổi sáng đây hãy còn là thằng bé nghèo khổ, hai bàn tay trắng, thì bây giờ có thể nói là đang nằm trên 5 đống vàng. Ngoài những vật đã kể trên, nay Tom còn có thêm mười hai hòn bi, một cái đàn Do Thái gãy chỉ còn một nữa, một mảnh chai vỡ màu xanh lơ để làm kính nhìn, một khẩu đại bác bằng lõi chì, một cái chìa khóa chẳng để mở cái gì cả, một mẩu phấn, một cái nút bình đựng nước bằng thủy tinh, một thằng lính chì, hai con nòng nọc, sáu cái pháo, một con mèo con chột mắt, một quả đấm cửa bằng đồng, một cái cổ dề chó nhưng không có chó, một cái chuôi dao, bốn miếng vỏ cam và một cái khung cửa sổ gẫy. Tom được hưởng một buổi rất thú vị, đã không phải làm gì, lại có đông người đến làm bạn – còn cái hàng rào kia lại được quét những ba nước vôi. Nếu không hết vôi thì có lẽ lũ trẻ trong làng có cái gì cũng bị Tom lột sạch”. Chi tiết này đã cho chúng ta thấy cách nhại độc đáo của nhà văn Mark Twain, tác giả lấy hình ảnh một chú bé Tom để nói về thế giới của người lớn. Bên cạnh sự tất bận, bộn bề của những con người ngày ngày lao động mệt nhọc để có được những đồng tiền chân chính, tiền của bản thân, tiền của sức lao động do chính mình tạo ra thì ở đâu đó trong xã hội này, vẫn có những người lười biếng, không chịu lao động mà bóc lột sức lao động của người khác một cách vô lương tâm. Trong khi mọi người (các bạn Tom) phải làm việc mồ hôi nhễ nhại, vất vả là vậy thì Tom đại diện cho những người lười biếng, bóc lột sức lao động người khác lại thản nhiên, ung dung ngồi đung đưa chân tận hưởng cuộc sống. Một sự bất công ở xã hội, ở thế giới người lớn đã được nhà văn Mark Twain tái hiện một cách tinh tế. 3.2.2. Nhại tình huống Một tình huống có thể coi là vui và hài hước nhất trong ba mươi lăm chương của toàn bộ tác phẩm tình huống si tình của Tom, một cậu bé nhỏ tuổi lại có những cung bậc tình cảm lúc thăng, lúc trầm giống như một người lớn đang yêu. Tình huống si tình của Tom dễ dàng cho chúng ta cảm nhận được ở thế giới trẻ em mọi thứ đều hồn nhiên, trong sáng như chính hành động của nó vậy. “Khi đi qua trước cửa nhà JepThatsơ, Tom chợt thấy trong vườn thấp thoáng có bóng một cô bé, Tom chưa gặp bao giờ, một cô bé tuyệt xinh, mắt xanh biếc, bộ tóc vàng tết thành đôi bím dài, mình mặc bộ quần áo mùa hạ trắng, quần thêu hoa. Vị anh hùng vừa đại 6 thắng một trận oanh liệt của chúng ta, lần này chưa bắn một phát súng nào đã liền gục ngã”. Cũng giống như bao anh hùng khác có khó khăn, chông gai nào cũng vượt qua nhưng lại khó qua được ải mỹ nhân và Tom cũng vậy. Đọc tác phẩm, chúng ta không khỏi ngỡ ngàng, ngạc nhiên khi hình ảnh của cậu bé Tom tinh nghịch không còn nữa mà thay vào đó là hình ảnh của một chàng trai đang si tình trước một người con gái đẹp. “Tom mê tít, lấm lét nhìn nàng tiên mới giáng trần kia cho đến khi thấy cô bé đã trông thấy mình, rồi giả vờ như không biết cô bé ở đấy, Tom ta bắt đầu giở đủ trò trẻ ranh lố bịch, cố “giương vây” khoe mẽ để làm cho cô bé phải khâm phục”. Những tình huống đó dường như muốn nói với chúng ta là đó tình yêu nhẹ nhàng, đó cũng là những việc làm bình thường của các “tín đồ tình ái” khi bước vào vương quốc của tình yêu. Nhưng điều khác biệt là ở vương quốc của trẻ em không có sự mưu toan, tính toán và tình yêu ở đó cũng vậy. Nếu cậu bé Tom có những rung động của trái tim thật hồn nhiên, trong sáng nhưng không hề kém phần lãng mạn thì phải chăng ở thế giới người lớn cũng có sự lãng mạn ấy nhưng ẩn chứa trong đó là những tính toán vật chất cá nhân, đó không phải là tình yêu trong sáng, tình yêu bình dị như Tom nữa mà đó là tình yêu “vì”, tình yêu “nếu”. Một tình yêu khiến cho con người ta phải đau khổ, phải mệt mỏi với những suy nghĩ ấy. Nhà văn đã thật tinh tế khi lấy tình huống này để nhại, để cho chúng ta thấy được mâu thuẫn, thấy được sự khác biệt lớn lao giữa thế giới trẻ em và thế giới của người lớn. Qua những tình huống trên, ngoài việc tạo cho chúng ta những phút giây vui vẻ còn gợi cho mỗi người một chút suy ngợi và ngẫm nghĩ. Nghĩ về thế giới, xã hội của người lớn tình yêu sao phức tạp và nhiều lo âu như vậy. Phải chăng nên nhìn lại, nên trở về với những phút giây tuổi thơ, trở về với những sự hồn nhiên mà có lẽ đâu đó trong mỗi chúng ta đã vô tình đánh mất nó. 3.2.3. Nhại nhân vật Nhân vật trong tác phẩm rất đặc biệt không như các tiểu thuyết phiêu lưu khác, không phải là các anh hùng, các hoàng tử hay các công chúa mà chỉ là những cô bé, cậu bé hồn nhiên tinh nghịch và đáng yêu. Lại một lần nữa nhà văn sử dụng thành công biện pháp nhại, thông qua thế giới nhân vật trẻ em là Tom, Huck Finn, 7 Beckky… để nói về thế giới người lớn. Các nhân vật là trẻ em tuy tuổi còn nhỏ nhưng hành động, suy nghĩ không hề nhỏ như tuổi của mình. Những hành động ấy có bóng hình, nói về mọi mặt của cuộc sống của người lớn. Để qua đó những người trưởng thành, người lớn tuổi thấy được những thiếu sót trong cuộc sống, thấy được sự vô cảm của mình trước đồng loại của mình mà ở thế giới trẻ em đã thể hiện. Cùng với thời gian trẻ em sẽ lớn lên rồi cũng trở thành các anh, các chị cái sự hồn nhiên tinh nghịch ấy dường như sẽ mất đi mà thay vào đó là những suy nghĩ, những tính toán cho công việc. Cũng chính vì điều đó con người lạnh lùng hơn, vô cảm hơn trước những việc diễn ra trước mắt mình, cũng đôi lúc họ cảm thấy mệt mỏi, thấy chán nản muốn trở về với bản chất của chính mình, trở về với những tuổi thơ hồn nhiên, mơ mộng. Nhiều lúc họ muốn rời bỏ cái vỏ bọc của người lớn kia đi, để được nô đùa, được mặc sức làm điều mình thích mà không sợ những gì là khuôn mẫu, là hình thức nhưng những điều đó đâu có dễ thực hiện được. Mark Twain thật là độc đáo và sâu sắc khi thông qua những nhân vật nhỏ bé của mình, để hướng vào bạn đọc đặc biệt là những người trưởng thành nhận ra đâu đó trong tính cách, hành động các nhân vật ấy có bóng hình chính mình của ngày xưa, cũng biết đâu được sẽ có người chợt nhận ra mình phải chăng mình đã quá mệt mỏi với những suy nghĩ, toan tính ấy, hãy tự giải thoát bản thân mình bằng cách quan tâm mọi người và yêu thương đồng loại hơn. 3.2.4. Nhại ngôn ngữ Trong tác phẩm “Những cuộc phiêu lưu của Tomsawyer”, nhà văn Mark Twain đã khai thác thành công mọi khía cạnh của biện pháp nhại từ nhân vật, thể loại, chi tiết và cuối cùng là ngôn ngữ. Điều đó chúng ta thấy rõ ở chương IV “giương vây ở trường học Chủ Nhật” và chương XXI “tài hùng biện và cái chỏm thếp vàng của thầy giáo”, thông qua các lời đối thoại của các nhân vật là trẻ em trong tác phẩm chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng ngôn ngữ được sử dụng là ngôn ngữ sách vở, là ngôn ngữ của người lớn đã nhồi nhét cho trẻ em một cách khuôn mẫu. Dưới đây là những minh chứng cho điều trên, ở trong ngày “Thi” biểu dương những thành tích lớn. 8 “Cuộc biểu diễn bắt đầu, một em trai nhỏ chỉ bé bằng cái kẹo đứng dậy rụt rè nói như đọc thuộc lòng: Các vị chắc cũng không ngờ một đứa nhỏ tuổi như cháu lại dám đứng trên sân khấu nói trước công chúng… vừa nói vừa giơ tay giơ chân, động tác rất chính xác, chẳng khác nào như một cái máy”. Kiểu ngôn ngữ máy móc, nhồi nhét đã làm cho những học trò, những đứa trẻ vô tình trở thành cái máy cho người lớn tùy ý sử dụng, tùy ý điều khiển theo ý của họ. Giá thử như cái máy đó bất ngờ bị hỏng, bị trục trặc một chút thì chắc lẽ toàn bộ dây chuyền đều dừng lại. Trẻ em không như người lớn, chúng chỉ là những búp măng mới mọc, là tàu lá chuối non xanh mơn mởn đang cuộn mình và cùng với thời gian nó e ấp trở mình phát triển từng ngày, vậy mà người lớn lại buộc nó lại bắt nó đi theo chiều hướng đã được định sẵn, không cho trẻ phát triển tự nhiên để nó tự do phát huy trí sáng tạo của nó. Ví như một cô bé trong tác phẩm, “trông mặt có vẻ thẹn thò lên đọc dấp da dấp dính bài “ Mary có một con cừu non” … nghiêng mình chào trông đến thương hại, cũng được vỗ tay tán thưởng rồi đỏ mặt sung sướng ngồi xuống”. Lên đọc bài mà bài ấy không phải là do bé tự suy nghĩ, tự dùng ngôn ngữ trẻ thơ hồn nhiên của mình để nói mà là do người lớn đã soạn thảo sẵn, sử dụng ngôn ngữ của mình áp đặt cho trẻ buộc trẻ phải theo cái khuôn thức mà người lớn cho như vậy là đúng, là hay nhưng họ có biết rằng chính cái ngôn ngữ ấy đã vô tình làm cho những đứa trẻ vô tư, hồn nhiên ấy trẻ thành một “ông, bà cụ non” hay là cái máy chỉ hoạt động khi được người lớn dùng dầu bôi trơn. Ngay cả cậu bé tinh nghịch, không chịu nghe lời như Tom mà cũng phải theo cái khuôn khổ ấy, ngôn ngữ cậu đọc trong bài diễn văn dường như mâu thuẫn với chính tính cách và con người cậu.“Tomswayer bước ra vênh vang tự đắc rồi lao ngay vào bài diễn văn bất diệt dài vô tận “Xin Thượng đế hãy ban cho ta tự do, hãy cho ta chết” với một vẻ hung hăng tuyệt mỹ, hoa chân múa tay như điên cuồng, rồi bỗng nhiên ngắt ngang giữa quãng. Tom sợ quá, sợ cái kinh khủng của người diễn viên thường bị trên sân khấu, chân tay bủn rủn, cổ họng như muốn tắc thở”. Không những Tom mà các cô bé, cậu bé khác cũng gặp tình cảnh chung như vậy. Người lớn dùng ngôn ngữ của mình áp đặt vào những đứa trẻ ngây thơ, trong 9 sáng ấy. Hành động ấy vô tình đã làm cho trẻ phụ thuộc vào người lớn, không tự mình sáng tạo đồng thời việc làm đó mang hậu quả khôn lường cho trẻ, đó như là cách học nhồi sọ, áp đặt và hậu quả chúng ta đã thấy ở chương IV “giương vây ở trường học Chủ Nhật” Tom lên nhận danh hiệu, phần thưởng danh dự cho người chiến thắng nhưng Tom nhận được nó, không phải bằng khả năng học tập của mình mà bằng sự lém lỉnh, láu cá. Và màn kịch đã bị hạ màn khi thầy đặt câu hỏi cho Tom trong chương học, có thể nói câu hỏi đó rất dễ cho ai đã học tập một cách siêng năng còn đối với Tom đó là một câu hỏi dồn Tom vào chân tường của thế bí. Ngoài ra đó còn là hậu quả việc giáo dục sai nguyên tắc. 3.2.5. Nhại thể loại Mark Twain không những sử dụng biện pháp nhại thành công ở nội dung mà cũng khá hiệu quả khi nhại thể loại, tất cả đều thể hiện rất rõ thông điệp mà ông gửi gắm trong mỗi chi tiết, mỗi nhân vật, mỗi ngôn ngữ. Thông qua thể loại tiểu thuyết phiêu lưu, nhà văn dùng thực để tả ảo, tất cả hiện thực được khái quát một cách rõ nét. Cùng thể loại là tiểu thuyết nhưng tác phẩm “Những cuộc phiêu lưu của Tomsawyer” có dấu ấn và nét độc đáo riêng. Nhà văn mượn hình ảnh của những đứa trẻ trong sáng, hồn nhiên với những hành động tinh nghịch, dễ thương để làm tấm gương phản chiếu vào thế giới người lớn với những thói hư, tật xấu, đạo đức giả. Mỗi độc giả khi đọc tác phẩm nhìn thấy đâu đó trong các nhân vật trẻ con ấy có hình ảnh của mình, mà vô tình trong cuộc sống bộn bề mà mình đã đánh mất. Còn trong tiểu thuyết Ôđixê, thông qua cuộc phiêu lưu của anh hùng Uylixơ để nói về thời kỳ người Hy Lạp chiến đấu bảo vệ đất nước và bước vào cuộc sống lao động hòa bình, tác phẩm kể về anh hùng Ôđixê (Uylixơ) trên đường về quê hương, sau khi quân Hy Lạp hạ thành Towroa. Đoàn chiến thuyền bị bão đánh tan, trôi dạt vào xứ Phênixê, được nhà vua tiếp đãi ân cần. Chàng kể lại cuộc phiêu lưu của mình sau khi rời thành Tơroa. Cuối cùng chàng cũng về được quê hương, gặp lại vợ con. Khi đọc hai tiểu thuyết này, dường như trong mỗi chúng ta có chung suy nghĩ là chúng cũng có những điểm giống nhau là đưa người đọc đi theo hành trình phiêu lưu của nhân vật trong tác phẩm. 10 KẾT LUẬN Với vai trò là một nhà văn giàu tâm huyết với cuộc sống, Mark Twain mở ra một giai đoạn mới của tiểu thuyết hiện thực Mỹ, trở thành một cây bút bậc thầy trong thể loại phiêu lưu hài hước, mang đến độc giả những tiếng cười và cả những nhận thức bình dị về cuộc sống. Và thành quả của sự kết tinh ấy là “Những cuộc phiêu lưu của Tomsawyer”. Tác phẩm “Những cuộc phiêu lưu của Tomsawyer” (1876), là một trong những cuốn tiểu thuyết tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của nhà văn Mark Twain, đó là sự hào hoa, quý phái, thái độ trìu mến trân trọng đối với trẻ em và phụ nữ, bên cạnh cảm quan phê phán và trào lộng đối với những thói xấu, đạo đức giả, tính tham lam ở miền Tây nước Mỹ thời đó. Nhân vật chính là cậu bé Tom và người bạn thân, cũng là nhân vật đóng vai trò quan trọng không thể thiếu nữa là Huck Finn. 35 chương sách khắc hoạ hình tượng cậu bé tinh nghịch Tom, rất thông minh, ham hiểu biết, giàu trí tưởng tượng, khác với cậu bạn thân Huck. Tom được dạy dỗ, chăm sóc, được học hành đầy đủ nhưng rất hay trốn học và khơi mào cho những trò nghịch tinh quái. Huck lớn lên như một bụi cây dại giữa rừng, thích sự tự do, chán ghét những khuôn mẫu bó buộc, trung thực, sẵn sàng hy sinh vì bè bạn. Tom và Huck trong khi chơi các trò chơi đã phát hiện ra một vụ giết người cướp của. Tom đã dũng cảm đứng lên làm chứng vạch trần tội ác của kẻ giết người và cứu người bị oan. . Điều hấp dẫn bạn đọc, đặc biệt là bạn nhỏ tuổi không chỉ ở những cuộc khám phá mới lạ mà còn ở những tình huống gây cười, hồn nhiên, hân hoan, sảng khoái trước sự thắng lợi của cuộc phiêu lưu tìm đến tự do. “Những cuộc phiêu lưu của Tom Sawyer” lôi cuốn, hấp dẫn bởi sự hài hước ở nhiều cung bậc, những cuộc khám phá kịch tính, căng thẳng của tuổi trẻ hồn nhiên, và những trang sách đó còn có sức công phá mạnh mẽ vào một xã hội mà con người luôn quay cuồng điên đảo trước sức mạnh đồng tiền. 11 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan