Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân tích tác động của quản trị công ty tới hiệu quả tài chính của các công ty p...

Tài liệu Phân tích tác động của quản trị công ty tới hiệu quả tài chính của các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam

.PDF
153
109
89

Mô tả:

Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o Tr−êng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n ------------- ------------- PH¹M THÞ KIÒU TRANG PH¢N TÝCH T¸C §éng cña qu¶n trÞ c«ng ty tíi hiÖu qu¶ tµi chÝnh cña c¸c c«ng ty phi tµi chÝnh niªm yÕt trªn thÞ tr−êng chøng kho¸n viÖt nam CHUY£N NGµNH: kÕ to¸n, kiÓm to¸n vµ ph©n tÝch M· Sè: 62340301 Ng−êi h−íng dÉn khoa häc: PGS.TS. nguyÔn h÷u ¸nh Hµ néi - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật Xác nhận của Giáo viên hướng dẫn Hà Nội, ngày tháng năm 2017 Tác giả luận án PGS.TS. Nguyễn Hữu Ánh Phạm Thị Kiều Trang LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện luận án “Phân tích tác động quản trị công ty đến hiệu quả tài chính của các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam”, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ cả về vật chất lẫn tinh thần và những lời động viên khích lệ từ phía gia đình, cơ quan, bạn bè và đồng nghiệp. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn, cảm ơn chân thành về sự giúp đỡ, động viên đó. Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Hữu Ánh, thầy đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận án này. Đồng thời, tôi xin gửi lời chân thành cảm ơn các thầy cô Viện Kế toán – Kiểm toán, các cán bộ Viện Đào tạo sau đại học, Trường Đại học Kinh tế quốc dân đã luôn tận tình hỗ trợ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận án này. Hà Nội, ngày tháng năm 2017 Tác giả luận án Phạm Thị Kiều Trang MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC HÌNH VẼ DANH MỤC MÔ HÌNH VÀ SƠ ĐỒ CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ SỰ TÁC ĐỘNG CỦA QUẢN TRỊ CÔNG TY ĐẾN HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH............ 1 1.1. Giới thiệu chung về đề tài nghiên cứu ............................................................ 1 1.1.1. Lý do lựa chọn đề tài .................................................................................. 1 1.1.2 Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................... 2 1.1.4. Giả thuyết nghiên cứu ................................................................................. 3 1.1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................... 4 1.1.6. Khung nghiên cứu ....................................................................................... 6 1.1.7. Kết cấu của luận án ..................................................................................... 8 1.2. Tổng quan các nghiên cứu về sự tác động của quản trị công ty đến hiệu quả tài chính của công ty phi tài chính......................................................................... 9 1.2.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước .............................................................. 10 1.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước .............................................................. 17 1.2.3. Xác định “khoảng trống” nghiên cứu ........................................................ 24 Tóm tắt chương 1 ..................................................................................................... 25 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỰ TÁC ĐỘNG CỦA QUẢN TRỊ CÔNG TY ĐẾN HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP ................................ 27 2.1. Lý luận chung về quản trị công ty ................................................................ 27 2.1.1. Khái niệm quản trị công ty ........................................................................ 27 2.1.2. Các nguyên tắc quản trị công ty ................................................................ 28 2.1.3. Nội dung quản trị công ty.......................................................................... 29 2.1.4. Lý thuyết về quản trị công ty .................................................................... 32 2.1.5. Thước đo quản trị công ty ......................................................................... 39 2.2. Lý luận chung về hiệu quả tài chính của công ty ......................................... 42 2.2.1. Khái niệm hiệu quả tài chính..................................................................... 42 2.2.2. Các tiêu chí đo lường hiệu quả tài chính ................................................... 43 2.3. Sự tác động của quản trị công ty đến hiệu quả tài chính............................. 45 Tóm tắt chương 2 ..................................................................................................... 48 CHƯƠNG 3: GIẢ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................... 49 3.1. Xây dựng giả thuyết nghiên cứu ................................................................... 49 3.1.1. Sự kiêm nhiệm vị trí chủ tịch Hội đồng quản trị và tổng giám đốc điều hành ... 49 3.1.2. Quy mô hội đồng quản trị ......................................................................... 50 3.1.3. Thành viên nữ trong Hội đồng quản trị ..................................................... 50 3.1.4. Tính độc lập của Ban kiểm soát ................................................................ 51 3.1.5. Cổ đông lớn .............................................................................................. 52 3.2. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 54 3.2.1. Thiết kế nghiên cứu .................................................................................. 54 3.2.2. Xây dựng mô hình nghiên cứu .................................................................. 58 3.2.3. Dữ liệu nghiên cứu.................................................................................... 59 3.2.4. Tổng thể và mẫu nghiên cứu ..................................................................... 60 3.2.5. Mô tả biến phụ thuộc, các biến độc lập và các biến kiểm soát ................... 61 3.2.6. Phương pháp phân tích số liệu .................................................................. 63 Tóm tắt chương 3 ..................................................................................................... 67 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM SỰ TÁC ĐỘNG CỦA QUẢN TRỊ CÔNG TY ĐẾN HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM ..................... 68 4.1. Tổng quan về công ty phi tài chính niêm yết và đặc điểm quản trị công ty tại Việt Nam.......................................................................................................... 68 4.1.1 Công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam ....... 68 4.1.2 Đặc điểm quản trị công ty tại Việt Nam ..................................................... 69 4.1.3. Mối quan hệ giữa quản trị công ty và hiệu quả tài chính trong các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam ................................................. 70 4.2. Thống kê mô tả các biến................................................................................ 71 4.3. Phân tích tương quan .................................................................................... 73 4.4. Kết quả xử lý phương trình hồi quy ............................................................. 73 4.4.1. Ước lượng mô hình hồi quy đo lường sự tác động của quản trị công ty tới hiệu quả tài chính được đo lường bằng chỉ tiêu ROA .......................................... 74 4.4.2. Ước lượng mô hình hồi quy đo lường sự tác động của quản trị công ty tới hiệu quả tài chính được đo lường bằng chỉ tiêu Tobin’s Q .................................. 87 4.5. Kết luận rút ra từ việc phân tích mô hình hồi quy với hai biến phụ thuộc là ROA và Tobin’s Q.............................................................................................. 101 Tóm tắt chương 4 ................................................................................................... 102 CHƯƠNG 5: THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN .......................................................................................... 103 5.1. Thảo luận kết quả nghiên cứu .................................................................... 103 5.2. Một số khuyến nghị ..................................................................................... 110 5.2.1 Khuyến nghị với công ty .......................................................................... 110 5.2.2. Khuyến nghị với cơ quan quản lý nhà nước ............................................ 113 5.2.3. Khuyến nghị với cổ đông ........................................................................ 115 5.3. Đóng góp của luận án .................................................................................. 116 5.3.1. Đóng góp về mặt lý luận ......................................................................... 116 5.3.2. Đóng góp về mặt thực tiễn ...................................................................... 117 5.4. Hạn chế của luận án .................................................................................... 117 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 118 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ .................. 121 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 122 PHỤ LỤC ............................................................................................................... 133 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Ý nghĩa 1 BGĐ Ban giám đốc 2 BKS Ban kiểm soát 3 FEM Mô hình tác động cố định 4 GTSS Giá trị sổ sách 5 GTTT Giá trị thị trường 6 HĐQT Hội đồng quản trị 7 HNX Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội 8 HOSE Sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh 9 HQTC Hiệu quả tài chính 10 IFC Tổ chức Tài chính Quốc tế tại Việt Nam 11 OECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế 12 QTCT Quản trị công ty 13 REM Mô hình tác động ngẫu nhiên 14 ROA Return on assets - Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản 15 ROE Return on equity - Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu 16 VCP Vốn cổ phần DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Tổng quan lý thuyết đại diện của Eisenhard (1989).................................... 33 Bảng 2.2: So sánh sự khác nhau giữa lý thuyết đại diện và lý thuyết quản gia............ 36 Bảng 2.3: Tổng hợp các thước đo quản trị bên trong công ty ..................................... 40 Bảng 3.1: Bảng mô tả các biến đo lường được sử dụng trong nghiên cứu .................. 62 Bảng 4.1: Thống kê mô tả biến phụ thuộc, các biến độc lập và các biến kiểm soát..... 71 Bảng 4.2: Ma trận hệ số tương quan cặp giữa các biến độc lập và các biến kiểm soát được sử dụng trong mô hình hồi quy. ........................................................ 73 Bảng 4.3: Kiểm định sự phù hợp cho mô hình và kiểm định khuyết tật tự tương quan trong hàm hồi quy (Mô hình FEM đo lường sự tác động của QTCT tới HQTC được đo lường bằng chỉ tiêu ROA) ................................................ 74 Bảng 4.4: Ước lượng mô hình hồi quy FEM đo lường sự tác động của QTCT tới HQTC được đo lường bằng chỉ tiêu ROA của các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. ...................................... 75 Bảng 4.5: Kiểm định sự phù hợp cho mô hình và kiểm định khuyết tật tự tương quan trong hàm hồi quy (Mô hình REM đo lường sự tác động của QTCT tới HQTC được đo lường bằng chỉ tiêu ROA) ................................................ 76 Bảng 4.6: Ước lượng mô hình hồi quy REM đo lường sự tác động của QTCT tới HQTC được đo lường bằng chỉ tiêu ROA của các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. ...................................... 77 Bảng 4.7: Kiểm định Hausman Test........................................................................... 78 Bảng 4.8: Kiểm định sự phù hợp cho mô hình và kiểm định khuyết tật tự tương quan trong hàm hồi quy (Mô hình FEM đo lường sự tác động của QTCT tới HQTC được đo lường bằng chỉ tiêu Tobin’s Q) ........................................ 88 Bảng 4.9: Ước lượng mô hình hồi quy FEM đo lường sự tác động của QTCT tới HQTC được đo lường bằng chỉ tiêu Tobin’s Q của các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. ...................................... 89 Bảng 4.10: Kiểm định sự phù hợp cho mô hình và kiểm định khuyết tật tự tương quan trong hàm hồi quy (Mô hình REM đo lường sự tác động của QTCT tới HQTC được đo lường bằng chỉ tiêu Tobin’s Q) ........................................ 90 Bảng 4.11: Ước lượng mô hình hồi quy REM đo lường sự tác động của QTCT tới HQTC được đo lường bằng chỉ tiêu Tobin’s Q của các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. ...................................... 91 Bảng 4.12: Kiểm định Hausman Test......................................................................... 92 Bảng 4.13: Kiểm định Wald ...................................................................................... 93 DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 4.1: Biểu đồ so sánh giá trị bình quân ROA giữa hai nhóm công ty có kiêm nhiệm và không kiêm nhiệm ..................................................................... 80 Hình 4.2: Đồ thị biểu thị tác động của sự kiêm nhiệm tới HQTC được đo lường bằng chỉ tiêu ROA ............................................................................................. 80 Hình 4.3: Đồ thị biểu thị tác động của quy mô HĐQT tới HQTC được đo lường bằng chỉ tiêu ROA ............................................................................................. 81 Hình 4.4: Biểu đồ so sánh giá trị bình quân ROA giữa hai nhóm công ty có thành viên nữ tham gia HĐQT và không có thành viên nữ tham gia HĐQT ............... 82 Hình 4.5: Đồ thị biểu thị tác động của thành viên nữ trong HĐQT tới HQTC được đo lường bằng chỉ tiêu ROA .......................................................................... 82 Hình 4.6: Đồ thị biểu thị tác động của tính độc lập của BKS tới HQTC được đo lường bằng chỉ tiêu ROA .................................................................................... 83 Hình 4.7: Đồ thị biểu thị tác động của tỷ lệ sở hữu cổ phần của cổ đông lớn là nhà nước tới HQTC được đo lường bằng chỉ tiêu ROA ................................... 84 Hình 4.8: Đồ thị biểu thị tác động của tỷ lệ sở hữu cổ phần của cổ đông lớn là nhà đầu tư nước ngoài tới HQTC được đo lường bằng chỉ tiêu ROA ..................... 85 Hình 4.9: Đồ thị biểu thị tác động của tỷ lệ sở hữu cổ phần của cổ đông lớn là tư nhân trong nước tới HQTC được đo lường bằng chỉ tiêu ROA .......................... 86 Hình 4.10: Đồ thị biểu thị tác động của tỷ lệ sở hữu cổ phần của cổ đông lớn là thành viên BGĐ tới HQTC được đo lường bằng chỉ tiêu ROA ........................... 87 Hình 4.11: Biểu đồ so sánh giá trị bình quân Tobin’s Q giữa hai nhóm công ty có kiêm nhiệm và không kiêm nhiệm ..................................................................... 95 Hình 4.12: Đồ thị biểu thị tác động của sự kiêm nhiệm tới HQTC được đo lường bằng chỉ tiêu Tobin’s Q ..................................................................................... 95 Hình 4.13: Đồ thị biểu thị tác động của quy mô HĐQT tới HQTC được đo lường bằng chỉ tiêu Tobin’s Q ..................................................................................... 96 Hình 4.14: Biểu đồ so sánh giá trị bình quân Tobin’s Q giữa hai nhóm công ty không có thành viên nữ tham gia HĐQT và có thành viên nữ tham gia HĐQT .... 97 Hình 4.15: Đồ thị biểu thị tác động của thành viên nữ trong HĐQT tới HQTC được đo lường bằng chỉ tiêu Tobin’s Q................................................................... 97 Hình 4.16: Đồ thị biểu thị tác động của tính độc lập của BKS tới HQTC được đo lường bằng chỉ tiêu Tobin’s Q............................................................................. 98 Hình 4.17: Đồ thị biểu thị tác động của tỷ lệ sở hữu cổ phần của cổ đông lớn là nhà nước tới HQTC được đo lường bằng chỉ tiêu Tobin’s Q............................ 99 Hình 4.18: Đồ thị biểu thị tác động của tỷ lệ sở hữu cổ phần của cổ đông lớn là nhà đầu nước ngoài tới HQTC được đo lường bằng chỉ tiêu Tobin’s Q ........... 99 Hình 4.19: Đồ thị biểu thị tác động của tỷ lệ sở hữu cổ phần của cổ đông lớn là thành viên BGĐ tới HQTC được đo lường bằng chỉ tiêu Tobin’s Q.................. 100 DANH MỤC MÔ HÌNH VÀ SƠ ĐỒ Mô hình 3.1: Mô hình nghiên cứu sự tác động của quản trị công ty đến hiệu quả tài chính của các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam . 59 Mô hình 4.1: Mô hình hồi quy FEM đo lường sự tác động của QTCT tới HQTC được đo lường bằng chỉ tiêu ROA ...................................................................................... 74 Mô hình 4.2: Mô hình hồi quy REM đo lường sự tác động của QTCT tới HQTC được đo lường bằng chỉ tiêu ROA ...................................................................................... 74 Mô hình 4.3: Mô hình hồi quy FEM đo lường sự tác động của QTCT tới HQTC được đo lường bằng chỉ tiêu Tobin’s Q............................................................................... 88 Mô hình 4.4: Mô hình hồi quy REM đo lường sự tác động của QTCT tới HQTC được đo lường bằng chỉ tiêu Tobin’s Q............................................................................... 88 Sơ đồ 1.1: Khung nghiên cứu của luận án .................................................................... 7 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ SỰ TÁC ĐỘNG CỦA QUẢN TRỊ CÔNG TY ĐẾN HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH 1.1. Giới thiệu chung về đề tài nghiên cứu 1.1.1. Lý do lựa chọn đề tài Trong suốt thập kỷ vừa qua, thị trường chứng khoán ở Việt Nam đã có những bước tiến dài và hoạt động như một kênh huy động vốn tập trung và dài hạn cho sự phát triển kinh tế của cả nước. Cùng với sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam cả về quy mô lẫn số lượng các công ty niêm yết, nhận thức về vai trò của quản trị công ty cũng được nâng cao và thu hút được nhiều sự quan tâm của cộng đồng các công ty niêm yết, các nhà đầu tư và các nhà xây dựng pháp luật ở Việt Nam. Sự phát triển quy mô của các công ty kéo theo sự tách biệt giữa quyền sở hữu và quyền quản lý trong các công ty một mặt tạo ra tác động tích cực trong việc huy động các nguồn vốn trong xã hội để phát triển hoạt động kinh doanh trong các công ty này, nhưng mặt khác lại gây ra mâu thuẫn về lợi ích của cổ đông và người quản lý, về lâu dài những xung đột lợi ích này sẽ gây ảnh hưởng xấu đến kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. Các sáng kiến trong hoạt động quản lý công ty nhằm giảm thiểu xung đột lợi ích giữa cổ đông và người quản lý, nâng cao hiệu quả tài chính của công ty đã hình thành nên cơ chế quản trị công ty. Quản trị công ty tốt có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo nên sự hài hòa các mối quan hệ giữa Hội đồng quản trị, Ban giám đốc, các cổ đông và các bên có quyền lợi liên quan trong công ty, từ đó tạo nên định hướng và sự kiểm soát quá trình phát triển của công ty. Quản trị công ty tốt sẽ thúc đẩy hoạt động và tăng cường khả năng tiếp cận của công ty với các nguồn vốn bên ngoài, góp phần tích cực vào việc tăng cường giá trị công ty, tăng cường đầu tư và phát triển bền vững cho công ty và nền kinh tế (Nguyễn Trường Sơn, 2010). Như vậy, quản trị công ty hiệu quả được xem là một trong những biện pháp nhằm giảm thiểu xung đột lợi ích giữa cổ đông và người quản lý, nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh của công ty nói chung, hiệu quả tài chính của công ty nói riêng. Chính vì thế, cần thiết phải có một nghiên cứu thực nghiệm về mức độ tác động của quản trị công ty đến hiệu quả tài chính của công ty, từ đó cung cấp bằng chứng thực nghiệm về sự ảnh hưởng của quản trị công ty tới hiệu quả tài chính. Trong các công ty đang hoạt động ở Việt Nam hiện nay thì các công ty niêm yết là các công ty có quy mô vốn lớn, trong đó nhóm các công ty phi tài chính niêm yết chiếm đa số trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Bên cạnh đó, do đặc thù hoạt động 1 kinh doanh khác nhau giữa nhóm các công ty phi tài chính và nhóm các công ty tài chính, nên việc áp dụng quản trị công ty giữa hai nhóm này là khác nhau. Ngoài ra, đối với nhóm các công ty tài chính, đặc biệt là các ngân hàng thương mại thì việc áp dụng quản trị công ty ngoài các quy định theo luật doanh nghiệp 2014, Luật Chứng khoán, Thông tư 121/2012/TT-BTC, thì còn được quy định thêm trong Luật các Tổ chức tín dụng, Thông tư 06/2010/TT-NHNN, và ngoài bộ nguyên tắc về quản trị công ty của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), thì các ngân hàng thương mại còn có thể áp dụng bộ nguyên tắc quản trị công ty riêng do Uỷ ban Basel cung cấp. Trong khi đó, đối với nhóm các công ty phi tài chính các quy định về quản trị công ty còn hạn chế. Do đó, cần khảo sát thực tế về mối liên hệ giữa quản trị công ty với hiệu quả tài chính ở các công ty phi tài chính đang niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam để giúp cho công ty và các nhà hoạch định chính sách có cái nhìn thực tế hơn, từ đó giúp cho việc áp dụng, xây dựng, và ban hành các quy định về quản trị công ty một cách có hiệu quả. Xuất phát từ những phân tích trên, tác giả đề xuất đề tài “Phân tích tác động của quản trị công ty đến hiệu quả tài chính của các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam”. 1.1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.1.2.1. Mục tiêu tổng quát Đo lường và đánh giá mức độ tác động của các yếu tố thuộc quản trị công ty (bao gồm: sự kiêm nhiệm hai chức vụ chủ tịch Hội đồng quản trị và tổng giám đốc điều hành; quy mô Hội đồng quản trị; thành viên nữ trong Hội đồng quản trị; tính độc lập của Ban kiểm soát; và tỷ lệ sở hữu cổ phần của cổ đông lớn) tới hiệu quả tài chính của các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. 1.1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Kiểm định mối quan hệ giữa sự kiêm nhiệm hai chức vụ chủ tịch Hội đồng quản trị và tổng giám đốc điều hành với hiệu quả tài chính của các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. - Kiểm định mối quan hệ giữa quy mô Hội đồng quản trị và hiệu quả tài chính của các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. - Kiểm định mối quan hệ giữa thành viên nữ trong Hội đồng quản trị và hiệu quả tài chính của các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. - Kiểm định mối quan hệ giữa tính độc lập của Ban kiểm soát và hiệu quả tài 2 chính của các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. - Kiểm định mối quan hệ giữa tỷ lệ sở hữu cổ phần của cổ đông lớn với hiệu quả tài chính của các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. - Trên cơ sở kiểm định các mối quan hệ, đề xuất những khuyến nghị về chính sách quản trị công ty nhằm nâng cao hiệu quả tài chính trong các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán ở Việt Nam. 1.1.3. Câu hỏi nghiên cứu Trên cơ sở các mục tiêu nghiên cứu đã nêu, luận án đặt ra các câu hỏi nghiên cứu cụ thể như sau: Câu hỏi 1: Ảnh hưởng của sự kiêm nhiệm hai chức vụ chủ tịch Hội đồng quản trị và tổng giám đốc điều hành tới hiệu quả tài chính của các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán ở Việt Nam như thế nào? Câu hỏi 2: Ảnh hưởng của quy mô Hội đồng quản trị tới hiệu quả tài chính của các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán ở Việt Nam như thế nào? Câu hỏi 3: Ảnh hưởng của thành viên nữ trong Hội đồng quản trị tới hiệu quả tài chính của các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán ở Việt Nam như thế nào? Câu hỏi 4: Ảnh hưởng của tính độc lập của Ban kiểm soát tới hiệu quả tài chính của các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán ở Việt Nam như thế nào? Câu hỏi 5: Ảnh hưởng của tỷ lệ sở hữu cổ phần của cổ đông lớn tới hiệu quả tài chính của các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán ở Việt Nam như thế nào? Câu hỏi 6: Các chính sách quản trị công ty nhằm nâng cao hiệu quả tài chính trong các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán ở Việt Nam là gì? 1.1.4. Giả thuyết nghiên cứu Để trả lời các câu hỏi nghiên cứu đã nêu trên, những giả thuyết nghiên cứu dưới đây được luận án xây dựng và kiểm định: Giả thuyết 1: Sự kiêm nhiệm chủ tịch Hội đồng quản trị và tổng giám đốc điều hành có mối quan hệ tỷ lệ thuận với hiệu quả tài chính của các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Giả thuyết 2: Quy mô Hội đồng quản trị có mối tương quan ngược chiều với 3 hiệu quả tài chính của các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Giả thuyết 3: Thành viên nữ trong Hội đồng quản trị có mối quan hệ tỷ lệ thuận với hiệu quả tài chính của các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Giả thuyết 4: Tính độc lập của các thành viên trong Ban kiểm soát có mối quan hệ tỷ lệ thuận với hiệu quả tài chính của các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Riêng đối với giả thuyết nghiên cứu thứ 5 về ảnh hưởng của tỷ sở hữu cổ phần của cổ đông lớn tới hiệu quả tài chính, luận án chia làm bốn giả thuyết nhỏ như sau: Giả thuyết 5a: Tỷ lệ sở hữu cổ phần của cổ đông lớn là nhà nước có mối tương quan thuận chiều với hiệu quả tài chính của các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Giả thuyết 5b: Tỷ lệ sở hữu cổ phần của cổ đông lớn là nhà đầu tư nước ngoài có mối tương quan thuận chiều với hiệu quả tài chính của các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Giả thuyết 5c: Tỷ lệ sở hữu cổ phần của cổ đông lớn là tư nhân trong nước có mối tương quan thuận chiều với hiệu quả tài chính của các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Giả thuyết 5d: Tỷ lệ sở hữu cổ phần của cổ đông lớn là thành viên Ban giám đốc của công ty có mối tương quan thuận chiều với hiệu quả tài chính của các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. 1.1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.1.5.2. Đối tượng nghiên cứu Luận án tập trung vào nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về quản trị công ty, hiệu quả tài chính và sự tác động của quản trị công ty tới hiệu quả tài chính của các công ty phi tài chính được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Các yếu tố thuộc quản trị công ty được nghiên cứu bao gồm sự kiêm nhiệm hai chức vụ chủ tịch Hội đồng quản trị và tổng giám đốc điều hành, quy mô Hội đồng quản trị, thành viên nữ trong Hội đồng quản trị, tính độc lập của thành viên Ban kiểm soát, và sự sở hữu cổ phần của cổ đông lớn. Đối với hiệu quả tài chính của công ty, luận án sử dụng thước đo ROA và Tobin’s Q để đo lường. 4 1.1.5.2. Phạm vi nghiên cứu - Về mặt không gian: Các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam đều là các công ty có quy mô vốn lớn, có nghĩa vụ tuân thủ Quy chế quản trị công ty và xây dựng Điều lệ theo Điều lệ mẫu áp dụng riêng cho các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán. Nội dung Quy chế quản trị công ty và Điều lệ mẫu này tuân thủ theo những nguyên tắc cơ bản về quản trị công ty do văn bản quy phạm pháp luật và do tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) đề xuất, do đó, có thể nói đây là nhóm công ty phù hợp để kiểm định sự tác động của quản trị công ty đến hiệu quả tài chính của công ty. Xét theo góc độ cung cầu vốn trong nền kinh tế thì các công ty được chia làm hai nhóm: nhóm các công ty tài chính kinh doanh tiền tệ (bao gồm: các tổ chức tín dụng, các công ty tài chính, các công ty bảo hiểm, ngân hàng...) và nhóm các công ty phi tài chính kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thông thường. Do đặc thù trong hoạt động kinh doanh và hệ thống kế toán (hệ thống tài khoản, chế độ chứng từ, sổ kế toán, hệ thống báo cáo tài chính) giữa hai nhóm này tương đối khác nhau, do đó việc so sánh, đánh giá các chỉ tiêu tài chính của hai nhóm công ty này cũng khác nhau. Bên cạnh đó, việc thu thập số liệu, phân tích và đánh giá các chỉ tiêu tài chính của công ty phi tài chính là phổ biến và dễ dàng hơn. Vì vậy luận án lựa chọn đối tượng khảo sát là các công ty phi tài chính. Vậy phạm vi nghiên cứu về không gian của luận án là các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. - Về mặt thời gian: Kể từ năm 2000 đến nay, kinh tế thế giới có những biến động lớn, đặc biệt là các cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã làm tụt giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế và khiến lạm phát tăng cao ở nhiều nước, trong đó có Việt Nam. Đỉnh điểm là năm 2008, tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam lên đến 22,3% đạt mức cao nhất kể từ năm 2000 trở lại đây, gây ảnh hưởng lớn cho nền kinh tế quốc dân. Do đó, chính phủ đã thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm tạo ổn định kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, những năm sau đó, tỷ lệ lạm phát giảm không đáng kể. Từ năm 2011, chính phủ Việt Nam đã quan tâm đến một chính sách tiền tệ mới – chính sách lạm phát mục tiêu mà theo đó duy trì mức lạm phát hợp lý ổn định trở thành mục tiêu hàng đầu của chính sách tiền tệ. Đây là một thành công trong việc duy trì mức lạm phát của Việt Nam ổn định trong những năm tiếp theo. Nền kinh tế Việt Nam đã được cải thiện và tương đối ổn định. Lạm phát đã giảm từ mức 2 con số năm 2011 (18,13%) xuống mức 1 con số (6,81% năm 2012; 5 6,04% năm 2013; và 4,09% năm 2014). Năm 2011 lạm phát của Việt Nam ở mức 18,13% cao nhất kể từ năm 2008, khiến nhiều công ty, đặc biệt là những công ty vừa và nhỏ rơi vào tình trạng hết sức khó khăn. Nhưng kể từ năm 2012 đến nay, nền kinh tế trong nước có vẻ khả quan hơn, ổn định kinh tế vĩ mô được duy trì vững chắc, tăng trưởng kinh tế phục hồi rõ nét và đồng đều, thị trường tài chính có những chuyển biến tích cực, cân đối ngân sách được cải thiện, khó khăn của các công ty cũng được giảm bớt (Ủy ban giám sát tài chính quốc gia, 2014). Như vậy, từ năm 2011 - 2014, dưới sự tác động của nền kinh tế vĩ mô, tỷ lệ lạm phát có những biến động lớn, điều này có tác động đến kết quả hoạt động kinh doanh của các công ty. Do đó, luận án lựa chọn khoảng thời gian này để thu thập dữ liệu, có thể sẽ phát hiện tác động của tỷ lệ lạm phát đến hiệu quả tài chính của công ty. Vậy phạm vi nghiên cứu về mặt thời gian của luận án là 4 năm, từ năm 2011 đến năm 2014. - Về mặt nội dung: Luận án phân tích, đo lường sự tác động của các đặc điểm thuộc quản trị công ty tới hiệu quả tài chính của các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Các đặc điểm thuộc quản trị công ty đó là: sự kiêm nhiệm hai chức vụ chủ tịch Hội đồng quản trị và tổng giám đốc điều hành, quy mô Hội đồng quản trị, thành viên nữ trong Hội đồng quản trị, tính độc lập của thành viên Ban kiểm soát, và sự sở hữu cổ phần của cổ đông lớn. Đối với hiệu quả tài chính của công ty, luận án sử dụng thước đo ROA và Tobin’s Q để đo lường. 1.1.6. Khung nghiên cứu Để thực hiện nội dung nghiên cứu của luận án, khung nghiên cứu được thể hiện qua sơ đồ dưới đây: 6 Khung lý thuyết, tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Khoảng trống nghiên cứu Giả thuyết nghiên cứu Sự kiêm nhiệm hai chức vụ chủ tịch Hội đồng quản trị và tổng giám đốc điều hành Hiệu quả tài chính - ROA - Tobin’s Q Quy mô Hội đồng quản trị Thành viên nữ trong Hội đồng quản trị Cổ đông lớn - Nhà nước - Nước ngoài - Tư nhân trong nước - Thành viên Ban giám đốc Tính độc lập của Ban kiểm soát Thảo luận kết quả nghiên cứu, các khuyến nghị và kết luận Sơ đồ 1.1: Khung nghiên cứu của luận án Nguồn: Tác giả xây dựng 7 Trên cơ sở khung lý thuyết về quản trị công ty và hiệu quả tài chính, kết hợp với tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài, luận án đã chỉ ra được khoảng trống nghiên cứu từ các công trình nghiên cứu trước đây và xây dựng giả thuyết nghiên cứu. Bằng phương pháp nghiên cứu định lượng với mô hình tác động cố định (FEM) và mô hình tác động ngẫu nhiên (REM), luận án tiến hành kiểm định các giả thuyết nghiên cứu về sự tác động của sự kiêm nhiệm chức vụ chủ tịch Hội đồng quản trị và tổng giám đốc điều hành; quy mô Hội đồng quản trị; thành viên nữ trong Hội đồng quản trị; tính độc lập của Ban kiểm soát; và cổ đông lớn đại diện cho nhân tố quản trị công ty tới hiệu quả tài chính được đo lường bằng chỉ tiêu ROA và Tobin’s Q. Dựa theo kết quả xử lý dữ liệu, luận án tiến hành thảo luận kết quả nghiên cứu và đưa ra các khuyến nghị, đề xuất tới các đối tượng như: nhà quản trị công ty, cơ quan quản lý nhà nước, và cổ đông. 1.1.7. Kết cấu của luận án Kết cấu của luận án gồm 5 chương: Chương 1: Giới thiệu đề tài và ổng quan nghiên cứu về sự tác động của quản trị công ty đến hiệu quả tài chính. Trong chương 1, luận án trình bày lý do lựa chọn đề tài và xác định mục tiêu nghiên cứu bao gồm mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể, phạm vi nghiên cứu, và đối tượng nghiên cứu. Các mục tiêu nghiên cứu được luận án cụ thể hoá thành các câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu. Bên cạnh đó, luận án còn trình bày khái quát khung nghiên cứu của luận án bằng sơ đồ. Ngoài ra, trong chương này luận án cũng trình bày tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước về sự tác động của quản trị công ty đến hiệu quả tài chính của công ty phi tài chính, từ đó chỉ ra được khoảng trống của các công trình nghiên cứu trước đây. Chương 2: Cơ sở lý luận về sự tác động của của quản trị công ty đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp Trong chương 2, luận án trình bày cơ sở lý luận về quản trị công ty, và những lý thuyết nền tảng về quản trị công ty với mục đích làm cơ sở để giải thích sự ảnh hưởng của quản trị công ty tới hiệu quả tài chính. Bên cạnh đó, luận án cũng nêu rõ cơ sở lý luận về hiệu quả tài chính của công ty. Ngoài ra, sự tác động của quản trị công ty đến hiệu quả tài chính cũng được làm rõ trong chương này. Chương 3: Giả thuyết và phương pháp nghiên cứu. 8 Kế thừa cơ sở lý thuyết và tổng quan tài liệu, chỉ ra khoảng trống nghiên cứu ở chương 1 và chương 2, trong chương 3 này, luận án tiến hành xây dựng giả thuyết nghiên cứu và trình bày phương pháp nghiên cứu với thiết kế nghiên cứu, xây dựng mô hình nghiên cứu, nguồn dữ liệu, tổng thể mẫu nghiên cứu, và phương pháp phân tích dữ liệu. Chương 4: Kết quả nghiên cứu thực nghiệm sự tác động của quản trị công ty tới hiệu quả tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Trong phần đầu của chương 4, luận án trình bày sơ lược về các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và đặc điểm quản trị công ty tại Việt Nam. Trong phần tiếp theo của chương 4, luận án trình bày sơ lược thống kê mô tả số liệu và phân tích tương quan cho các biến độc lập và biến kiểm soát được sử dụng trong mô hình. Tiếp theo, luận án trình bày cụ thể kết quả hồi quy và các kiểm định khuyết tật của mô hình. Chương 5: Thảo luận kết quả nghiên cứu, một số kiến nghị và kết luận. Trên cơ sở kết quả kiểm chứng thực nghiệm trong chương 4, luận án tiến hành luận giải và thảo luận kết quả nghiên cứu. Tiếp theo, luận án sẽ đưa ra các đề xuất, khuyến nghị cho các nhà quản trị công ty, các cơ quan quản lý nhà nước và các cổ đông của công ty. Cuối cùng, luận án nêu ra những hạn chế trong quá trình nghiên cứu và đề xuất khả năng nghiên cứu tiếp theo. 1.2. Tổng quan các nghiên cứu về sự tác động của quản trị công ty đến hiệu quả tài chính của công ty phi tài chính Theo lý thuyết đại diện, trong công ty luôn tồn tại sự xung đột lợi ích giữa người chủ sở hữu và người quản lý, do sự tách biệt giữa quyền sở hữu và quyền quản lý công ty (Jensen and Meckling 1976). Người quản lý thường có xu hướng theo đuổi các chiến lược tăng quy mô doanh thu trong khi đó các chủ sở hữu (cổ đông) lại mong muốn tối đa hóa lợi nhuận. Bên cạnh đó, người quản lý cũng thường có xu hướng hành động để tối đa hóa những gì cá nhân họ nhận được trên chi phí của chủ sở hữu, do đó, người quản lý luôn tìm cơ hội tự điều chỉnh các thông tin kế toán. Điều này gây ảnh hưởng xấu đến giá trị của công ty cũng như hiệu quả tài chính (HQTC) của công ty (Healy (1985); Klein (2002)). Để giải quyết vấn đề đại diện Shleifer and Vishny (1997) đã đưa ra phương pháp giải quyết đó là bằng một cơ chế quản trị công ty (QTCT). 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan