Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân tích rủi ro thanh khoản tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn v...

Tài liệu Phân tích rủi ro thanh khoản tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh hồng dân, bạc liêu

.PDF
62
188
83

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ – QUẢN TRỊ KINH DOANH NGÔ ĐÌNH KHANG MSSV: 4114393 PHÂN TÍCH RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH HỒNG DÂN – BẠC LIÊU LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG Mã số ngành: 52340201 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN ThS. HUỲNH THỊ KIM UYÊN CầnThơ – 11/2014 i LỜI CẢM TẠ Sau hơn ba năm học tại Trường Đại học Cần Thơ, tôi đã tích lũy được nhiều kiến thức quý báu cần thiết cho một sinh viên. Đó là nhờ sự chỉ dạy nhiệt tình, tận tâm của quý Thầy Cô, cán bộ trường Đại học Cần Thơ đặc biệt là Thầy Cô Khoa Kinh tế – Quản trị kinh doanh trong suốt quá trình học tại trường. Trong thời gian ba tháng thực tập tại NHNo&PTNT huyện Hồng Dân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của cô Nguyễn Thị Nhã cùng với toàn thể cán bộ nhân viên Ngân hàng, nhờ đó mà tôi có dịp được vận dụng kiến thức học tập tại trường vào thực tiễn đồng thời cũng học hỏi được nhiều kinh nghiệm từ thực tế công việc. Trong thời gian qua, tôi còn nhận được sự hướng dẫn tận tình của cô Huỳnh Thị Kim Uyên giúp tôi hoàn thành tốt bài luận văn của mình. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến toàn thể quý Thầy Cô Khoa Kinh tế – Quản trị Kinh doanh đã giúp tôi học tập được nhiều kiến thức, đặc biệt là cô Huỳnh Thị Kim Uyên đã giúp đỡ tận tình trong quá trình hoàn thành bài luận văn. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến toàn thể Ban lãnh đạo, toàn thể cán bộ nhân viên, đặc biệt là các cán bộ Phòng Kế hoạch – Kinh doanh NHNo&PTNT huyện Hồng Dân đã hết lòng giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực tập tại đơn vị. Cuối cùng, tôi xin kính chúc Quý Thầy Cô, Ban giám đốc, các Cô Chú, Anh Chị nhân viên trong Ngân hàng lời chúc sức khỏe, thành công trong công việc và cuộc sống. Cần Thơ, ngày 21 tháng 11 năm 2014 Người thực hiện Ngô Đình Khang i TRANG CAM KẾT Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ chuyên đề cùng cấp nào khác. Cần Thơ, ngày 21 tháng 11 năm 2014 Người thực hiện Ngô Đình Khang ii NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP ……………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… Hồng Dân, ngày 21 tháng 11 năm 2014 Giám đốc Ngân hàng (ký tên và đóng dấu) iii MỤC LỤC Trang CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU..................................................................................... 1 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ..................................................................... 1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .......................................................................... 1 1.2.1 Mục tiêu chung .............................................................................................1 1.2.2 Mục tiêu cụ thể .............................................................................................1 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU ............................................................................. 2 1.3.1 Không gian ....................................................................................................2 1.3.2 Thời gian .......................................................................................................2 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................2 1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU .............................................................................. 2 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............. 3 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN.......................................................................................... 3 2.1.1 Định nghĩa tính thanh khoản và rủi ro thanh khoản của ngân hàng .............3 2.1.2 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro thanh khoản của ngân hàng .............................3 2.1.3 Những chiến lược quản trị thanh khoản .......................................................4 2.1.4 Phương pháp đo lường rủi ro thanh khoản ...................................................6 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................................. 8 2.2.3 Phương pháp thu thập số liệu .......................................................................8 2.2.4 Phương pháp phân tích số liệu ......................................................................9 CHƯƠNG 3: KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH HỒNG DÂN – BẠC LIÊU ................................................................................... 10 3.1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN HOẠT ĐỘNG ....................... 10 3.1.1 Đặc điểm tự nhiên – kinh tế xã hội .............................................................10 3.1.2 Hoạt động của ngành Ngân hàng ................................................................11 3.2 GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH HỒNG DÂN – BẠC LIÊU .............. 11 3.2.1 Lịch sử hình thành ......................................................................................11 iv 3.2.2 Cơ cấu tổ chức và quản lý ..........................................................................12 3.2.3 Tổng quan về hoạt động kinh doanh của Ngân hàng .................................15 3.2.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng ...........................................16 CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH HỒNG DÂN BẠC LIÊU .......................................... 21 4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN VÀ TÀI SẢN TẠI NGÂN HÀNG ...................................................................................................... 21 4.1.1 Tình hình nguồn vốn ...................................................................................21 4.1.2 Tình hình tài sản .........................................................................................25 4.2 ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG ............. 36 4.2.1 Đánh giá tình hình thanh khoản tại Ngân hàng bằng phương pháp phân tích các chỉ số tài chính .................................................................................36 4.2.2 Đánh giá tình hình thanh khoản tại Ngân hàng bằng phương pháp phân tích cung – cầu thanh khoản .........................................................................39 CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH HỒNG DÂN – BẠC LIÊU ................................................................................... 44 5.1 CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ................................................................... 44 5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO THANH KHOẢN TRONG THỜI GIAN TỚI ................................................................................... 44 5.2.1 Giải pháp quản trị thanh khoản dựa vào tài sản..........................................44 5.2.2 Giải pháp quản trị rủi ro thanh khoản dựa vào nguồn vốn .........................45 5.2.3 Giải pháp quản trị thanh khoản cân bằng ...................................................45 5.2.4 Một số giải pháp khác .................................................................................46 CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 48 6.1 KẾT LUẬN .................................................................................................. 48 6.2 KIẾN NGHỊ ................................................................................................. 49 6.2.1 Đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Hồng Dân – Bạc Liêu........................................................................... 49 v 6.2.2 Đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam cấp trên .................................................................................................................. 50 6.2.3 Đối với chính quyền địa phương ................................................................50 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 52 vi DANH SÁCH BẢNG Trang Bảng 3.1 Tình hình nhân sự của NHNo&PTNT huyện Hồng Dân ………12 Bảng 3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT huyện Hồng Dân giai đoạn 2011 – 6 tháng đầu năm 2014………………..17 Bảng 4.1 Tình hình nguồn vốn NHNo&PTNT huyện Hồng Dân giai đoạn 2011 – 6 tháng đầu năm 2014…………………………………...22 Bảng 4.2 Tình hình tài sản của NHNo&PTNT huyện Hồng Dân giai đoạn 2011 – 6 tháng đầu năm 2014…………………………………...27 Bảng 4.3 Tình hình dư nợ của NHNo&PTNT huyện Hồng Dân giai đoạn 2011 – 6 tháng đầu năm 2014…………………………………...30 Bảng 4.4 Tình hình nợ xấu NHNo&PTNT huyện Hồng Dân giai đoạn 2011 – 6 tháng đầu năm 2014…………………………………...34 Bảng 4.5 Các chỉ tiêu đánh giá tình hình thanh khoản tại NHNo&PTNT huyện Hồng Dân giai đoạn 2011 – 6 tháng đầu năm 2014…………………………………...36 Bảng 4.6 Trạng thái thanh khoản NHNo&PTNT huyện Hồng Dân giai đoạn 2011 – 6 tháng đầu năm 2014…………………………………...40 vii DANH SÁCH HÌNH Trang Hình 3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức NHNo&PTNT huyện Hồng Dân………….13 Hình 3.2 Biểu đồ cơ cấu thu nhập của NHNo&PTNT huyện Hồng Dân giai đoạn 2011 – 6 tháng đầu năm 2014………………...18 Hình 3.3 Biểu đồ cơ cấu chi phí của NHNo&PTNT huyện Hồng Dân giai đoạn 2011 – 6 tháng đầu năm 2014…………………………………...19 Hình 4.1 Biểu đồ cơ cấu nguồn vốn của NHNo&PTNT huyện Hồng Dân giai đoạn 2011 – 6 tháng đầu năm 2014………………...24 Hình 4.2 Biểu đồ trạng thái thanh khoản của NHNo&PTNT huyện Hồng Dân giai đoạn 2011 – 2013…………………………………..42 viii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT NHNN : Ngân hàng Nhà nước NHNo&PTNT : Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn TCTD : Tổ chức tín dụng TSC : Tài sản có TSCĐ : Tài sản cố định ix CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Từ khi bắt đầu công cuộc đổi mới kinh tế năm 1986, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã trải qua ba lần cải tổ. Theo thời gian, các ngân hàng thương mại đã có bước phát triển mạnh mẽ cả về chất lẫn về lượng. Với xu thế hiện nay ngày càng có nhiều ngân hàng mới ra đời, một ngân hàng muốn tồn tại và phát triển bền vững phải có những chiến lược phát triển hiệu quả để cạnh tranh với các đối thủ. Bên cạnh việc phát triển các yếu tố bên trong thì việc phòng tránh các rủi ro đến từ bên ngoài ngân hàng là điều đáng được quan tâm hiện nay. Trong số các rủi ro mà ngân hàng phải đối mặt, thì rủi ro thanh khoản được xem là đặt biệt nguy hiểm, bởi nó chính là con đường ngắn nhất và nhanh nhất khiến một ngân hàng đang phát triển ổn định đi đến con đường phá sản. Chính vì lẽ đó, có thể nói rằng sự quan tâm của các nhà quản trị ngân hàng về vấn đề thanh khoản thì không lúc nào là không cần thiết cả về hiện tại lẫn trong tương lai. Một ngân hàng được coi là đảm bảo thanh khoản hợp lý khi nó giải quyết được nhu cầu thanh khoản trong mọi lúc mà ngân hàng cần nhưng không phải vì thế mà dự trữ nguốn vốn quá lớn cho việc thanh khoản làm tăng chi phí cơ hội cũng như làm mất cân đối nguồn vốn gây ảnh hưởng đến các chỉ tiêu sinh lợi mà ngân hàng đã đề ra. Đây là một vấn đề không hề đơn giản đối với các nhà quản trị ngân hàng. Từ những vấn đề nói trên tôi quyết định chọn đề tài “Phân tích rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Hồng Dân – Bạc Liêu” làm đề tài nghiên cứu để làm rõ tầm quan trọng của thanh khoản trong ngân hàng, tình hình thanh khoản của ngân hàng, từ đó đưa ra những giải pháp phòng ngừa rủi ro thanh khoản tại ngân hàng trong thời gian tới. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Mục tiêu của đề tài là phân tích tình hình thanh khoản và rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (NHNo&PTNT Việt Nam) chi nhánh Hồng Dân – Bạc Liêu giai đoạn 2011 – 6 tháng đầu năm 2014, từ đó đề ra giải pháp phòng ngừa rủi ro thanh khoản tại ngân hàng. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể – Phân tích tình hình tài sản, nguồn vốn và hoạt động tín dụng tại NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh Hồng Dân – Bạc Liêu giai đoạn 2011 – 6 tháng đầu năm 2014. 1 – Phân tích tình hình cung – cầu thanh khoản, các chỉ tiêu thanh khoản, từ đó đánh giá tình hình thanh khoản và rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng – Đề ra giải pháp phòng ngừa rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng trong thời gian tới. 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Không gian Đề tài được thực hiện tại NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh Hồng Dân – Bạc Liêu. 1.3.2 Thời gian Số liệu nghiên cứu là số liệu hoạt động của NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh Hồng Dân – Bạc Liêu qua các năm 2011, 2012, 2013 và 6 tháng đầu năm 2014. 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu Phân tích tình hình thanh khoản, đánh giá rủi ro thanh khoản tại ngân hàng trong giai đoạn 2011 – 6 tháng đầu năm 2014, đồng thời đề xuất một số biện pháp phòng ngừa rủi ro thanh khoản trong tương lai. 1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU Sau đây là một số tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu: – Đặng Văn Nhàn (2008), Quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng Công Thương Kiên Giang. Tác giả phân tích tình hình thanh khoản và rủi ro thanh khoản thông qua việc phân tích tình hình sử dụng vốn, cung – cầu thanh khoản và các chỉ tiêu thanh khoản, đưa ra những đánh giá chung tình hình thanh khoản tại ngân hàng và dự báo nhu cầu thanh khoản trong tương lai, từ đó đề xuất một số giải pháp giúp ngân hàng quản trị thanh khoản tốt hơn. – Trương Vĩnh Phát (2009), Phân tích tình hình thanh khoản và rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng Quốc tế – Cần Thơ. Tác giả đánh giá tình hình thanh khoản và rủi ro thanh khoản thông qua việc phân tích tình hình nguồn vốn, tài sản, cung – cầu thanh khoản và các chỉ tiêu thanh khoản, dự báo tình hình thanh khoản của ngân hàng Quốc Tế – Cần Thơ trong thời gian sắp tới bằng phương pháp ước lượng bình phương bé nhất, từ đó đề xuất một số giải pháp giúp ngân hàng có kế hoạch quản trị thanh khoản tốt hơn. – Tiêu Thị Hồng Ngân (2011), Phân tích rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Hậu Giang. Tác giả phân tích khái quát tình hình nguồn vốn và tình hình tín dụng của ngân hàng, phân tích tình hình thanh khoản và rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thông qua việc phân tích cung – cầu thanh khoản và các chỉ tiêu thanh khoản, từ đó đề xuất một số giải pháp giúp ngân hàng phòng ngừa rủi ro thanh khoản trong thời gian sắp tới. 2 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1.1 Định nghĩa tính thanh khoản và rủi ro thanh khoản của ngân hàng Tính thanh khoản của ngân hàng thương mại được xem như khả năng ngân hàng đáp ứng đầy đủ và kịp thời các nghĩa vụ tài chính phát sinh trong quá trình hoạt động giao dịch như chi trả tiền gửi, cho vay, thanh toán và các hoạt động giao dịch tài chính khác. Tính thanh khoản còn được đo lường qua khả năng đi vay nợ để đáp ứng được các nhu cầu về tiền mặt trong ngắn hạn. Rủi ro thanh khoản của ngân hàng là rủi ro khi ngân hàng thiếu ngân quỹ hoặc tài sản ngắn hạn mang tính khả thi để đáp ứng nhu cầu của người gửi tiền và người vay. 2.1.2 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro thanh khoản của ngân hàng Tình trạng khó khăn về thanh khoản của ngân hàng thương mại xuất phát từ những lý do chính sau đây: – Ngân hàng vay mượn quá nhiều các khoản tiền gửi, quỹ dự trữ từ các cá nhân và các tổ chức tài chính khác, sau đó chuyển hoá thành những tài sản đầu tư có kỳ hạn. Vì vậy, tình trạng mất cân đối về thời hạn giữa nguồn vốn và sử dụng vốn xảy ra đối với ngân hàng. Trường hợp hiếm thấy là luồng tiền thu hồi được từ các khoản đầu tư cân bằng chính xác với luồng tiền đang chỉ ra để trang trải cho các nguồn vốn huy động trước đây. – Do sự nhạy cảm đối với sự thay đổi về lãi suất đầu tư, nhất là các khoản tiền gửi. Khi lãi suất đầu tư tăng, một số người gửi tiền rút vốn của họ ra khỏi ngân hàng để đầu tư vào nơi có tỷ suất sinh lợi cao hơn, còn các khách hàng vay tiền có thể trì hoãn yêu cầu vay vốn và tích cực tiếp cận các khoản tín dụng có lãi suất thấp hơn. Như vậy, sự thay đổi lãi suất ảnh hưởng cả khách hàng gửi tiền và khách hàng vay tiền và cả hai đều tác động trạng thái thanh khoản của ngân hàng. Hơn nữa, những xu hướng về sự thay đổi lãi suất còn ảnh hưỏng đến giá trị thị trường các tài sản mà ngân hàng có thể đem bán để tăng thêm nguồn cung cấp thanh khoản và trực tiếp ảnh hưởng đến chi phí vay mượn trên thị trường tiền tệ. Ngoại trừ hai nhân tố nêu trên, điều cơ bản là các ngân hàng phải đặt một sự ưu tiên cao đối với việc đáp ứng nhu cầu thanh khoản. Mất cảnh giác trong khu vực này có thể làm tổn hại nghiêm trọng niềm tin của công chúng vào ngân hàng. Một trong những nhiệm vụ của các nhà quản trị thanh khoản là duy trì mối liên hệ 3 gần gủi với những khách hàng gửi tiền lớn và những khách hàng vay đang nắm giữ hạn mức lớn để xác định có hay không và khi nào rút vốn. 2.1.3 Những chiến lược quản trị thanh khoản 2.1.3.1 Những nguyên tắc về quản trị thanh khoản Một số nguyên tắc mang tính chất chỉ đạo được đưa ra cho nhà quản trị ngân hàng về tính thanh khoản của ngân hàng như sau: – Nhà quản trị thanh khoản phải thường xuyên bám sát hoạt động của các bộ phận về nguồn vốn và sử dụng vốn trong phạm vi ngân hàng và điều phối hoạt động các bộ phận này với nhau. – Nhà quản trị thanh khoản cần phải đánh giá, xác định được các khách hàng có khả năng gửi tiền và vay vốn từ ngân hàng. Từ đó người quản trị có thể hoạch định được chiến lược thanh khoản cho ngân hàng. – Khả năng thanh khoản sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nhà quản trị ngân hàng cần tránh tình trạng kéo dài các trạng thái thanh khoản của ngân hàng. Thừa thanh khoản hay thiếu thanh khoản đều có tác động xấu đến hoạt động của ngân hàng. 2.1.3.2 Những chiến lược quản trị thanh khoản Để xử lý vấn đề thanh khoản, các ngân hàng có thể tiếp cận theo 3 cách sau đây: + Tạo ra nguồn cung cấp thanh khoản từ bên trong (tài sản). + Vay mượn bên ngoài (nguồn vốn) để đáp ứng nhu cầu thanh khoản. + Phối hợp cân bằng cả hai hướng trên. – Chiến lược quản trị thanh khoản từ bên trong (tài sản) Cách tiếp cận truyền thống nay thường được các nhà quản trị ngân hàng sử dụng để đáp ứng nhu cầu thanh khoản một cách chủ động. Chiến lược này đòi hỏi ngân hàng dự trữ thanh khoản dưới hình thức tài sản có tính thanh khoản cao, chủ yếu là tiền mặt và các chứng khoán ngắn hạn. Khi xuất hiện nhu cầu thanh khoản, ngân hàng bán các tài sản dự trữ để lấy tiền cho đến khi tất cả các nhu cầu thanh khoản được đáp ứng đầy đủ. Chiến lược quản trị thanh khoản theo hướng này được gọi là sự chuyển dịch tài sản bởi vì ngân hàng tăng nguồn cung cấp thanh khoản bằng cách bán các tài sản phi tiền mặt thành tiền mặt. Một tài sản có tính thanh khoản cao có những đặc điểm sau: + Có thể tiếp cận thị trường tiêu thụ để có thể chuyển đổi thành tiền nhanh. + Không bị thiệt hại về giá cả khi bán tài sản. + Khi cần có thể mua lại dễ dàng với chi phí hợp lý. 4 Những tài sản có tính thanh khoản cao nhất là những giấy nợ ngắn hạn hoặc do những chủ thể uy tín phát hành như tín phiếu kho bạc, các khoản vay ngân hàng trung ương, trái phiếu đô thị, tiền gửi tại các ngân hàng khác… Như vậy, trong chiến lược quản trị thanh khoản dựa vào tài sản, một ngân hàng được coi là quản trị thanh khoản tốt nếu có thể tiếp cận các nguồn cung cấp thanh khoản ở chi phí hợp lý, số lượng tiền vừa đủ theo yêu cầu và kịp thời vào lúc nó được cần đến. Tuy nhiên, sự chuyển dịch tài sản có những nhược điểm như sau: + Khi bán tài sản cũng có nghĩa là ngân hàng mất nguồn thu nhập mà các tài sản này tạo ra. Như vậy, chi phí cơ hội đối với ngân hàng để dự trữ khả năng thanh khoản bằng tài sản khá cao. + Đối với ngân hàng phải chi trả cho các chi phí giao dịch chuyển tài sản, chẳng hạn như chi phí giao dịch chuyển cho người môi giới chứng khoán. + Ngân hàng sẽ bị tổn thất vốn đáng kể nếu các tài sản cần bán có sự giảm giá trên thị trường. + Những tài sản có tính thanh khoản càng cao thì khả năng sinh lãi thường thấp. Nếu ngân hàng đầu tư nhiều vào tài sản có tính thanh khoản cao thì ngân hàng buộc phải bỏ đi lợi nhuận cao hơn tạo ra từ những tài sản khác. – Chiến lược quản trị thanh khoản từ bên ngoài (nguồn vốn) Vào thập niên 60 và 70 nhiều ngân hàng, nhất là các ngân hàng lớn đã bắt đầu gia tăng nhiều hơn các nguồn vốn có tính thanh khoản thông qua vay mượn trên thị trường tiền tệ. Yêu cầu của các ngân hàng là vay mượn tức thời nguồn vốn khả dụng để trang trải tất cả nhu cầu thanh khoản đã dự phòng. Tuy nhiên, việc vay mượn thường chỉ được triển khai khi nhu cầu thanh khoản xuất hiện để tránh dự trữ quá mức cần thiết. Nguồn vay mượn thanh khoản chủ yếu đối với một ngân hàng bao gồm: chứng chỉ tiền gửi khả nhượng có giá trị lớn, tiền vay Ngân hàng Trung ương, các hợp đồng mua lại, chiết khấu tại Ngân hàng Trung ương... Chiến lược quản trị thanh khoản dựa trên nguồn vốn được hầu hết các ngân hàng lớn sử dụng rộng rãi và có thể lên đến 100% nhu cầu thanh khoản của họ. Vay mượn thanh khoản là cách tiếp cận nhiều rủi ro để một ngân hàng giải quyết vấn đề thanh khoản (nhưng cũng đồng thời đem lại lợi nhuận cao nhất do bởi dao động lãi suất trên thị trường tiền tệ và khả năng thay đổi về sự sẵn có của các khoản tín dụng). Sẽ là vấn đề khó khăn cho các ngân hàng trên cả hai phương diện: chi phí và sự sẵn có nguồn vốn. Chi phí vay mượn thường xuyên biến động và tất nhiên là tăng thêm mức độ không ổn định của lợi nhuận. Hơn nữa, một ngân hàng có khó khăn về tài chính thì hầu như thường là về nguồn thanh khoản đã vay mượn, nhất là khi sự hiểu biết về những khó khăn của ngân hàng lan rộng và những người gửi 5 tiền bắt đầu rút vốn ồ ạt. Đồng thời các tổ chức tài chính khác, để dính líu rủi ro, sẽ thận trọng, dè dặt hơn trong việc tài trợ vốn cho ngân hàng đang có khủng hoảng thanh khoản. – Chiến lược quản trị thanh khoản cân bằng Với những rủi ro phát sinh khi phụ thuộc vào nguồn vốn từ bên ngoài – thanh khoản vay mượn và những chi phí cho dự trữ thanh khoản bên trong bằng tài sản, phần lớn ngân hàng đã dung hòa trong việc chọn chiến lược quản trị thanh khoản của họ, nghĩa là kết hợp đồng thời cả hai loại chiến lược để tạo ra chiến lược quản trị cân bằng. Chiến lược này đòi hỏi ngân hàng phải xác định được nhu cầu thanh khoản dự kiến. Trong khi đó, các nhu cầu thanh khoản đã dự phòng trước (theo thời vụ, chu kỳ và xu hướng) được hỗ trợ bằng các thỏa thuận trước về hạn mức tín dụng từ các ngân hàng đại lý hoặc nhà cấp vốn khác. Nhu cầu thanh khoản đột xuất ngoài dự kiến được đáp ứng bằng việc vay mượn ngắn hạn trên thị trường tiền tệ, các nhu cầu thanh khoản dài hạn cần được hoạch định. Nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu thanh khoản này là các khoản vay ngắn hạn, trung và dài hạn, chứng khoán, sẽ chuyển hóa thành tiền khi nhu cầu thanh khoản phát sinh. 2.1.4 Phương pháp đo lường rủi ro thanh khoản 2.1.4.2 Phương pháp dựa vào cung – cầu thanh khoản: – Nguồn cung cấp thanh khoản cho ngân hàng bao gồm: + Các khoản tiền gửi sẽ nhận được (S1) + Thu nhập từ việc cung cấp các dịch vụ (S2) + Các khoản tín dụng sẽ thu về (S3) + Bán các tài sản đang kinh doanh và sử dụng (S4) + Vay mượn từ thị trường tiền tệ (S5) – Những hoạt động sau đây tạo ra nhu cầu về thanh khoản: + Khách hàng rút các khoản tiền gửi (D1) + Đề nghị vay vốn của khách hàng (D2) + Thanh toán các khoản phải trả khác (D3) + Chi phí cho quá trình tạo ra sản phẩm và dịch vụ ngân hàng (D4) + Thanh toán cổ tức cho cổ đông (D5) 6 – Trạng thái thanh khoản Ở bất cứ thời điểm nào, các nguồn cung và nhu cầu thanh khoản đến cùng lúc và tạo thành trạng thái thanh khoản ròng và có thể được tính như sau: NLPt = (S1 + S2 + S3 + S4 + S5) – (D1 + D2 + D3 + D4 + D5) Trong đó: NLPt: trạng thái thanh khoản ròng S1, S2, S3, S4, S5: các nguồn cung thanh khoản D1, D2, D3, D4, D5: các nhu cầu thanh khoản Ở đây xảy ra một trong các trường hợp: + NLPt > 0: điều này có nghĩa là ngân hàng ở trong tình trạng thặng dư thanh khoản. + NLPt < 0: điều này có nghĩa là ngân hàng ở trong tình trạng thâm hụt thanh khoản. + NLPt = 0: điều này có nghĩa là ngân hàng ở trong tình trạng cân bằng thanh khoản. Nhưng trên thực tế, rất hiếm khi trạng thái thanh khoản của một ngân hàng ở tình trạng cân bằng tại một thời điểm cụ thể mà các ngân hàng phải thường xuyên đối mặt và giải quyết một trong hai trạng thái thanh khoản hoặc thặng dư hoặc thâm hụt. 2.1.4.3 Phương pháp dựa vào các chỉ tiêu thanh khoản Phương pháp này tính toán nhu cầu thanh khoản dựa trên kinh nghiệm riêng của ngân hàng thông qua các chỉ số trung bình của ngành. Mỗi chỉ số thể hiện một khía cạnh về năng lực thanh khoản của ngân hàng: – Chỉ tiêu 1: Trạng thái ngân quỹ Trạng thái ngân quỹ = Tiền mặt và tiền ở các tổ chức tín dụng Tổng tài sản Đây là chỉ số đánh giá tỷ trọng tài sản có tính thanh khoản cao nhất và nhanh nhất. Chỉ số này càng cao chứng tỏ khả năng thanh khoản của ngân hàng càng tốt nhưng cũng làm tăng chi phí cơ hội, từ đó làm giảm lợi nhuận của ngân hàng. – Chỉ tiêu 2: Tỷ trọng tín dụng trên tổng tài sản Tỷ trọng tín dụng trên tổng tài sản = Dư nợ cho vay + Cho thuê Tổng tài sản Trái với chỉ số trạng thái ngân quỹ, tỷ trọng tín dụng trên tổng tài sản cho biết tỷ lệ ngân hàng phân bổ tỷ lệ tài sản vào loại tài sản có tính thanh khoản thấp 7 nhất. Tỷ trọng này càng cao ảnh hưởng khả năng thanh khoản của ngân hàng nhưng đồng thời sẽ làm tăng lợi nhuận cho ngân hàng. – Chỉ tiêu 3: Chỉ số cấu trúc tiền gửi Chỉ số cấu trúc tiền gửi = Tiền gửi thanh toán Tổng số tiền gửi Chỉ số này phản ánh tính ổn định nguồn cung thanh khoản, tỷ lệ này càng thấp chứng tỏ khả năng thanh khoản của ngân hàng càng tốt. – Chỉ tiêu 4: Chỉ số tín dụng trên tổng số tiền gửi Chỉ số tín dụng trên tổng số tiền gửi = Tín dụng Tổng số tiền gửi Chỉ số này phản ánh khả năng đáp ứng nhu cầu thanh khoản tạm thời của ngân hàng. Nếu một ngân hàng có tỷ lệ này càng cao, hàm ý ngân hàng đã dựa chủ yếu vào nguồn vốn ngắn hạn hơn nguồn vốn dài hạn để tài trợ tín dụng. Điều này có thể tìm ẩn rủi ro trong tương lai cho ngân hàng nếu như hiện tại ngân hàng đã đi vay hết (hoặc gần hết) khả năng của mình trên thị trường tiền tệ. – Chỉ tiêu 5: Chỉ số tiền gửi thường xuyên Chỉ số tiền gửi thường xuyên = Tiền gửi thường xuyên Tổng số tài sản Chỉ số này đo lường giữa lượng tiền gửi thường xuyên của ngân hàng so với tổng tài sản có của ngân hàng. Nếu chỉ tiêu này càng lớn thì ngân hàng càng được xem là thanh khoản. – Chỉ tiêu 6: Chỉ số tiền nóng Chỉ số tiền nóng = Tiền nóng bên tài sản có Tiền nóng bên tài sản nợ Tiền nóng là các loại tài sản nhạy cảm với lãi suất, thường gồm: tiền mặt, tiền gửi không kỳ hạn, chứng khoán chính phủ ngắn hạn và các tài sản khác có thể chuyển hóa thành tiền trong ngắn hạn. Chỉ số này càng cao thì ngân hàng càng có tính thanh khoản tốt. 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.3 Phương pháp thu thập số liệu Số liệu thứ cấp của đề tài được thu thập thông qua Phòng Kế hoạch – Kinh doanh NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh Hồng Dân – Bạc Liêu, bao gồm: – Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong ba năm 2011, 2012, 2013 và 6 tháng đầu năm 2014. 8 – Bảng cân đối kế toán của Ngân hàng trong ba năm 2011, 2012, 2013 và 6 tháng đầu năm 2014. Ngoài ra, đề tài còn thu thập số liệu từ sách, báo, tạp chí, số liệu thống kê của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), Tổng cục thống kê. 2.2.4 Phương pháp phân tích số liệu Các phương pháp phân tích số liệu được thực hiện trong đề tài này bao gồm: – Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích với kỳ gốc của chi tiêu kinh tế. ∆Y = Y1 – Y0 Trong đó: Y0: chỉ tiêu năm trước Y1: chỉ tiêu năm sau ∆Y: phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế Phương pháp này sử dụng để so sánh số liệu năm phân tích với năm trước của các chỉ tiêu xem có biến động hay không và tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu kinh tế, từ đó đề ra biện pháp khắc phục. – Phương pháp so sánh bằng số tương đối: là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. ∆y = y1 – y0 x 100 (%) y0 Trong đó: y1: chỉ tiêu năm trước y0: chỉ tiêu năm sau ∆y: biểu hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế Phương pháp này dùng để làm rõ tình hình biến động của mức độ của các chỉ tiêu kinh tế trong thời gian nào đó, so sánh tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu, từ đó tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục. Ngoài ra, đề tài còn dùng biểu đồ để minh họa giúp trực quan hóa và làm cho việc phân tích rõ ràng hơn. 9 CHƯƠNG 3 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH HỒNG DÂN – BẠC LIÊU 3.1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN HOẠT ĐỘNG 3.1.1 Đặc điểm tự nhiên – kinh tế xã hội 3.1.1.1 Đặc điểm tự nhiên Năm 1981, huyện Hồng Dân và huyện Phước Long sát nhập thành huyện Hồng Dân nằm trong địa phận tỉnh Minh Hải (Minh Hải là tên gọi của địa phận hai tỉnh Cà Mau – Bạc Liêu từ giữa năm 1976 đến ngày 01/01/1997). Vào thời điểm đó, huyện Hồng Dân gồm có 24 xã: Vĩnh Lộc, Vĩnh Hiếu, Ninh Thuận, Ninh Lợi, Ninh Thạnh Lợi, Lộc Ninh A, Lộc Ninh B, Vĩnh Trung, Ninh Hòa, Hòa Lợi, Ninh Quới A, Ninh Quới B, Phong Dân, Phong Hòa, Phong Hiệp, Phước Tây, Phước Long, Vĩnh Hồng, Vĩnh Tiến, Vĩnh Thành, Vĩnh Phú Đông, Đông Phú, Đông Nam, Hưng Phú, và 2 thị trấn: Phước Long, Ngan Dừa. Ngày 25/09/2000, huyện Hồng Dân lại được tách thành 2 huyện riêng biệt là Hồng Dân và Phước Long. Hồng Dân là một huyện thuộc phía tây bắc của tỉnh Bạc Liêu, cách trung tâm thành phố Bạc Liêu về phía đông nam, huyện lỵ là thị trấn Ngan Dừa. Phía bắc giáp tỉnh Hậu Giang, phía tây bắc giáp tỉnh Kiên Giang, phía tây nam giáp tỉnh Cà Mau, phía nam giáp huyện Phước Long, phía đông giáp tỉnh Sóc Trăng. Huyện Hồng Dân có diện tích tự nhiên là 424 km2, dân số 106.564 người vào năm 2010 gồm các dân tộc Kinh, Hoa, Khmer. Trong đó, dân số ở độ tuổi lao động chiếm khoảng 66%. Huyện Hồng Dân có 9 đơn vị cấp xã, bao gồm: thị trấn Ngan Dừa và các xã Vĩnh Lộc, Vĩnh Lộc A, Ninh Thạnh Lợi, Ninh Thạnh Lợi A, Lộc Ninh, Ninh Hòa, Ninh Quới, Ninh Quới A. 3.1.1.2 Kinh tế xã hội Tỷ trọng GDP của các khu vực kinh tế trong huyện Hồng Dân chủ yếu là nông nghiệp (chiếm khoảng 60%), thương nghiệp và dịch vụ (khoảng 30%), còn lại là công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ trọng không đáng kể. Giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân tăng 7 – 8%/năm, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp bình quân tăng 14 – 15%/năm. Huyện Hồng Dân có thế mạnh về nghề truyền thống thu hút hơn 10.000 lao động, như đan lát, dệt chiếu, chầm lá, nghề rèn, nghề mộc, làm bánh tráng,… 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan