Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân tích phương hướng giải pháp nâng cao vhct ở nước ta hiện nay...

Tài liệu Phân tích phương hướng giải pháp nâng cao vhct ở nước ta hiện nay

.DOC
10
229
50

Mô tả:

1 Câu 5: Trên cơ sở lý luận về văn hóa - chính trị và thực trạng về vhct ở nước ta. Đồng chí hãy phân tích phương hướng giải pháp nâng cao vhct ở nước ta hiện nay. Chính trị là sản phẩm tất yếu của các chế độ xã hội có giai cấp và nhà nước, chính trị có quan hệ mật thiết với kinh tế, là biểu hiện tập trung của kinh tế, là kinh tế cô đọng lại. Chính trị còn chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa, của môi trường xã hội và những điều kiện, những hoàn cảnh lịch sử cụ thể xác định. Mặt khác chính trị cũng tác động tới kinh tế, văn hóa và xã hội thông qua hệ tư tưởng, đường lối chính sách của giai cấp cầm quyền, của nhà nước và các thiết chế chính trị khác do giai cấp đó chi phối. Hoạt động chính trị, nhất là trong CNXH liên hệ mật thiết với văn hóa và cần phải phát triển tới trình độ văn hóa chính trị. Đó chính là điều kiện không thể thiếu để đảm bảo cho chính trị phát huy được vai trò của mình đối với xã hội - xét về mặt tổ chức chính trị. Đồng thời góp phần phát triển năng lực sáng tạo và hoàn thiện nhân cách của con người chính trị xét về phương diện cá nhân, từ nhà lãnh đạo, người quản lý cho đến từng công dân. Văn hóa, đó là toàn bộ những giá trị về vật chất tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình hành động cua rmình thể hiện bản chất Chân Thiện Mỹ của nó. Chính trị, đó là lĩnh vực hoạt động gắn liền với mối quan hệ giữa các giai cấp, các dân tộc và giữa các tập đoàn xã hội khác nhau mà hạt nhân là vấn đề giành giữ và thực thi quyền lực nhà nước. Văn hóa chính trị là tổng hoặp những giá trị vật chất và tinh thần được hình thành trong thực tiễn chính trị, nó là cái góp phần chi phối hoạt 2 động của các cá nhân, của các nhà chính trị, góp phần định hướng hoạt động của họ trong việc tham gia vào đời sống chính trị để phục vụ lợi ích căn bản của một giai cấp nhất định. Nó là một trong những cơ sở định hình và định hướng cho các phong trào chính trị, cho từng nền chính trị khác nhau trong lịch sử chính trị. Nói về mối quan hệ giữa văn hóa và chính trị, có lẽ không gì cô đọng bằng sự nhận xét của Lênin: Người mù chữ đứng ngoài chính trị. Văn hóa chính trị là một bộ phận của văn hóa nói chung, văn hóa chính trị có những đặc thù, phản ánh một lĩnh vực hoạt động phức tạp của xã hội. Về cấp độ xã hội, văn hóa chính trị biểu hiện sự quan tâm của mọi người tới công việc quản lý, điều hành của nhà nước đối với toàn xã hội; sự quan tâm tới chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức khác của hệ thống chính trị và thái độ của xã hội đối với các hoạt động ấy. Từ cấp độ cá nhân, văn hóa chính trị biểu hiện ở sự tự ý thức về bản thân của từng cá nhân với tư cách là các chủ thể tích cực cùng với khả năng, trình độ của mỗi người trong việc tham gia vào đời sống chính trị của đất nước. Văn hóa chính trị có một cấu trúc phức tạp, được tạo thành trong sự thống nhất và tác động qua lại của những nhân tố cơ bản sau đây: -Trí thức, sự hiểu biết chính trị: nó biểu hiện bằng trình độ học vấn chính trị; trình độ kinh nghiệm, sự khôn ngoan, sự từng trải được tích lũy qua thực tiễn chính trị. -Niềm tin, sự thuyết phục về chính trị: niềm tin và sự thuyết phục chính trị nó có thể được hình thành một cách tự phát. Nhưng nó cũng có thể là kết quả của một nhân thức đúng đắn, sâu sắc về lý tưởng chính trị đã lựa chọn. Tuy nhiên, niềm tin và sự thuyết phục chính trị được hình thành 3 từ con đường tự giác sẽ mang tính ổn định vững chắc ngay cả khi tình huống chính trị không thuận chiều. -Các truyền thống chính trị đựơc thiết lập trong lịch sử dân tộc: Văn hóa chính trị ở một giai đoạn lịch sử nhất định không chỉ là sự kết tinh những giá trị vật chất và tinh thần trong hoạt động chính trị của giai đoạn lịch sử đó mà còn bao chứa trong mình các truyền thống chính trị, các giá trị chính trị đã được các thế hệ trước đó tạo ra. -Những lý tưởng mà con người cố gắng đạt tới trong chính trị: Lý tưởng không chỉ là động lực kích thích hoạt động chính trị mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc lựa chọn phương thức, phương tiện hoạt động chính trị - những nhân tố cấu thành của văn hóa. Vì lý tưởng “ không có gì quý hơn độc lập tự do” cả dân tộc Việt Nam đã đứng lên sẵn sàng hy sinh tất cả để giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược thống nhấn nước nhà. -Những phương tiện chính trị, những chuẩn mực, những phương thức tổ chức và hoạt động của quyền lực chính trị cũng là những nhân tố cấu thành của văn hóa chính trị. -Trong văn hóa chính trị, hệ tư tưởng chính trị, đường lối chính sách là bộ phận cốt lõi nhất. Văn hóa chính trị có những đặc điểm sau: -Văn hóa chính trị mang đậm tính giai cấp: nó bị chi phối bởi thế giới quan, bởi hệ tư tưởng và bởi những quan điểm chính trị của mỗi giai cấp nhất định. -Văn hóa chính trị bao giờ cũng mang tính lịch sử. Bởi vì, văn hóa chính trị bị quy định từ một loạt các nhân tố khách quan và chủ quan thường xuyên vận động biến đổi. 4 -Trong xã hội có giai cấp khác nhau, văn hóa chính trị luôn có tính giai cấp. Trong cấu trúc của văn hóa chính trị có nhân tố cốt lõi là hệ tư tưởng, mà mỗi một giai cấp khác nhau thì có một hệ tư tưởng khác nhau. Do vậy, văn hóa chính trị luôn có tính giai cấp. Văn hóa chính trị có chức năng to lớn trong định hướng hoạt động của từng giai cấp, từng cá nhân và của nhân dân nói chung. Các chức năng của văn hóa chính trị bao gồm: -Điều chỉnh các quan hệ xã hội - chính trị. -Định hướng phẩm hạnh của con người vào các giá trị lý tưởng đã lựa chọn -Đẩy mạnh xã hội hóa về chính trị, làm cho mọi công dân tham gia tích cực vào đời sống chính trị. -Nâng cao con người đến sự sáng tạo trong chính trị Tóm lại, văn hóa chính trị có chức năng to lớn đối với sự phát triển xã hội nói chung, đối với việc hình thành các chủ thể chính trị tích cực. Trong thời đại ngày nay, văn hóa chính trị là một lực lượng to lớn trong phát triển xã hội. Ơ Việt Nam, văn hóa chính trị mang tính chất xã hội chủ nghĩa đã được bắt đầu xuất hiện từ cuối những năm 20 của thế kỷ 20, khi Nguyễn Ái Quốc tiếp thu chủ nghĩa Mác Lênin và đưa nó vào Việt Nam. Về mặt chung nhất, thực trạng văn hóa chính trị ở nước ta có thể khái quát như sau: ƯU ĐIỂM: -Nền văn hóa chính trị Việt Nam đã được tôi luyện và trưởng thành trong cuộc đấu tranh ác liệt của hai thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Sau thắng lợi mùa xuân năm 1975, văn hóa chính trị mang tính 5 chất xã hội chủ nghĩa đã từng bước hình thành trên phạm vi cả nước, và đến nay đã chiếm vị trí định hướng trên mợi lĩnh vực của đời sống xã hội. -Sự kết hợp chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh với truyền thống quý báu của dân tộc đã tạo thành nhân tố mới về chất trong văn hóa chính trị ở nước ta hiện nay. Trong nền văn hóa chính trị đó, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội thống nhất làm một. Hệ thống chính trị không ngừng được đổi mới theo hướng hình thành từng bước một nền dân chủ xã hội chủ nghĩa mà nội dung cơ bản của nó là: Toàn bộ quyền lực thuộc về tay nhân dân. -Qua thực tiễn đấu tranh cách mạng dứơi sự lãnh đạo của Đảng cũng đã hình thành một đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, có bề dày kinh nghiệm giải quyết nhiều vấn đề chính trị phức tạp. Và trong quá trình đổi mới hiện nay, đội ngũ cán bộ này đã có những bước chuyển động thích hợp với yêu cầu nhiệm vụ mới của một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ ngiã. HẠN CHẾ: Do ảnh hưởng của cơ chế quan liêu bao cấp hàng mấy thập kỷ, nên trong văn hóa chính trị ở nước ta còn nhiều tiêu cực. Đó là: -Sự kém hiểu biết về văn hóa tranh luận trong chính trị, về văn hóa dân chủ, văn hóa pháp quyền với tư cách là những bộ phận có quan hệ chặt chẽ với văn hóa chính trị nói chung. -Bệnh quan liêu về tư duy, cả về tổ chức bộ máy, cả về phong cách lãnh đạo và phương pháp hoạt động của các cá nhân, cả về các nhân tố cấu thành hệ thống chính trị còn chưa đổi mới tới mức cần thiết để đáp ứng hoàn toàn với tình hình mới. -Chưa hình thành một cách vững chắc cơ chế dân chủ trong đời sống xã hội nói chung, trong hệ thống chính trị nói riêng. 6 -Trong lúc chuyển sang kinh tế thị trường đã nảy sinh một số bộ phận người trong xã hội xem lợi ích vật chất - kinh tế là tất cả, định hướng chính trị không là gì cả. Với bộ phận này, thực chất là đã xa rời định hướng xã hội chủ nghĩa của hoạt động kinh tế. Cùng với đó là tình trạng xuống cấp về đạo đức và chính trị ở một bộ phận xã hội. -Thiếu năng lực, kỹ năng, kỹ xảo cũng như phẩm chất đạo đức của một bộ phận không nhỏ của các thủ lĩnh chính trị - mà họ lại là nhân tố vô cùng quan trọng trong sự thành bại của một hệ thống chính trị. Việc khắc phục những mặt hạn chế nêu trên nhằm nâng cao văn hóa chính trị trong xã hội đã trở thành một vấn đề chính trị thực tiễn cấp bách, không thể chậm trễ và cũng không thể giải quyết trong một sớm một chiều. Cần phải có những định hướng và các giải pháp mang tính chiến lược. PHƯƠNG HƯỚNG: -Xây dựng văn hóa chính trị trở thành một bộ phận không tách rời của chiến lược xây dựng và phát triển văn hóa ở nước ta. Trước hết cần chú trọng đặc biệt tới các nhân tố tư tưởng, đạo đức lối sống và đời sống văn hóa tinh thần là những vấn đề nổi bất hiện nay. -Xây dựng văn hóa chính trị gắn liền mật thiết với đường lối quan điểm của Đảng, chính sách và pháp luật của nhà nước. Đưa các chủ trương của Đảng vào thực tế và gần gũi với thực tế hơn, hòa nhập với đời sống xã hội, để quần chúng tham gia vào các hoạt động chính trị một cách chủ động tích cực và sáng tạo. -Thực hành dân chủ, đấu tranh với tệ quan liêu và tham nhũng, đấu tranh với mợi biểu hiện của sự vi phạm dân chủ và quyền làm chủ của nhân dân. Siết chặt kỷ cương pháp luật nhà nước và kỷ luật đảng, đặc biệt là ở những người có chức có quyền. 7 -Chú trọng giáo dục văn hóa chính trị trong Đảng, trong nhà nước và trong các đoàn thể chính trị xã hội của quần chúng làm sao cho văn hóa chính trị thấm sâu vào trong đời sống hàng ngày. Đặc biệt là trong Đảng, trong các tổ chức cơ sở Đảng và cán bộ Đảng viên phải là ngừơi thực sự gương mẫu; nói đi đôi với hành động thực tế. -Xây dựng văn hóa chính trị phải chú trọng đầy đủ những tiêu chuẩn, những giá trị chuẩn mực, mà trước hết là đạo đức cách mạng cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Là năng lực của thủ lĩnh chính trị đích thực cần phải có. Để thực hiện được những phương hướng nêu trên trong việc xây dựng văn hóa chính trị, cần lưu ý những giải pháp sau đây: GIẢI PHÁP: -Nâng cao trình độ học vấn, mặt bằng dân trí trong xã hội, đặc biệt chú trọng nâng cao năng lực hiểu biết, trí tuệ, nâng cao chất lượng các thủ lĩnh chính trị. -Mở rộng việc cung cấp thông tin, xã hội hóa và cập nhật hóa thông tin theo tinh thần công khai, dân chủ, đạo đức, pháp luật. Tính khách quan và trung thực của thông tin. -Đẩy mạnh giáo dục pháp luật, và thực hiện xử lý nghiêm minh theo pháp luật. Nếu không có những đảm bảo khoa học, đạo đức, luật pháp thì không thể có bất cứ một văn hóa chính trị nào theo nghĩa trung thực, nghiêm túc của nó cả. -Tôn trọng và thực hành các giá trị, các chuẩn mực dân chủ trong lối sống, hành vi, ứng xử chính trị. Nhất là đối với các thủ lĩnh chính trị, cần phải đối thoại, tranh luận trên tinh thần trọng chân lý, trọng nhân cách của nhau, tự do tư tưởng, thảo luận dân chủ, bình đẳng để tìm ra chân lý và lúc đó phải tự do phục tùng chân lý. 8 -Trau dồi đạo đức, thực hành đạo đức theo tư tưởng và gương sáng đạo đức Hồ Chí Minh. Cần kiệm liêm chính là đạo đức, là chính trị, là sự cô đọng các giá trị văn hóa đạo đức, văn hóa chính trị. Và bao giờ thủ lĩnh chính trị cũng phải là người xứng đáng với vai trò thủ lĩnh của mình. -Đề cao tính nguyên tắc, tính kỷ luật trong công tác, trong sinh hoạt Đảng, trong rèn luyện tư cách đảng viên. Công tác kiểm tra, quản lý cán bộ và luôn phải nghĩ rằng nhân dân là người đẩy thuyền nhưng cũng là người lật thuyền. -Các chính sách đãi ngộ thỏa đáng đối với những người làm tốt và xử phạt nghiêm minh đối với những hiện tượng sai trái. Hoạt động chính trị là một dạng hoạt động đặc biệt, có liên quan đến vận mệnh của hàng triệu người, liên quan đến vận mệnh của cả một dân tộc. Do vậy, nó đỏi hỏi rất cao về ý thức trách nhiệm, vì vậy càng không thể thiếu được nhân tố văn hóa. Hoạt động chính trị càng mang đậm chất văn hóa bao nhiêu thì càng làm cho chính trị trở nên nhân đạo và nhân bản bấy nhiêu. Là một phương tiện của văn hóa nói chung, văn hóa chính trị có biểu hiện và vai trò đặc thù của nó. Nhờ có văn hóa chính trị, quyền lực chính trị mới trở nên có hiệu quả và hiệu lực hơn; hoạt đọng chính trị thực tiễn gắn liền với phẩm chất của các nhà chính trị trở nên tinh tế và sáng tạo đến độ nghệ thuật; đồng thời, mọi công dân phát huy tốt hơn tính tích cự chính trị của mình. Sự nghiệp đổi mới ở nước ta do Đảng phát động với mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh thì vai trò của văn hóa chính trị lại càng có ý nghĩa hơn. Việc nâng cao trình độ văn hóa nói chung và văn hóa chính trị nói riêng cần phải được tiến hành trong sự tự giác của Đảng và Nhà nước trên một quy mô rông khắp toàn xã hội. 9 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan