Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân tích phong cách lãnh đạo...

Tài liệu Phân tích phong cách lãnh đạo

.DOC
11
227
123

Mô tả:

PHÂN TÍCH PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO Hiện nay khi nền kinh tế quốc tế hội nhập và phát triển với rất nhiều cơ hội và thách thức xem lẫn, thì cạnh tranh quyết định sự sống còn của doanh nghiệp và cả nên kinh tế nói chung. Doanh nghiệp của chúng ta trong nền kinh tế thị truờng không thể đứng riêng một mình, trái lại càng phải cố gắng hơn và tìm ra cho minh một con đương đi,một cơ chế quản lý tốt để tạo động lực phát triển,làm cho các nhân viên trong doanh nghiệp hăng hái làm việc, tạo ra giá trị cho bản thân và cho doanh nghiệp. Môn học Quản trị hành vi tổ chức, giúp các nhà lãnh đạo của doanh nghiệp có tầm nhìn chiến lược, để xây dựng một cấu trúc, hệ thống phù hợp cho doanh nghiệp mình. Hiểu về hành vi của tổ chức, của cá nhân,giá trị của doanh nghiệp. Cách quản lý stress trong công việc, phát huy tính sáng tạo và hiệu quả khi làm việc và hoạt động theo đội, nhóm. Tầm quan trọng của văn hóa doanh nghiệp và kỹ năng làm việc của nhân viên. Kỹ năng lãnh đạo và cách phân quyền và ra quyết định. Để giúp công ty hoạt động có hiệu quả, tạo nguồn động lực làm việc của nhân viên trong doanh nghiệp, tôi muốn phát triển dự án " Phong cách lãnh đạo " của doanh nghiệp. Mục đích nghiên cứu và phát triển dự án này, nhằm giúp các nhà quản trị của doanh nghiệp, các tổ chức, và những người quan tâm tới việc phát triển Phong cách lãnh đạo để từ đó thấy sự khác biệt giữa quản lý và lãnh đạo. để có các kỹ năng giải quyết các vấn đề cụ thể trong tổ chức nhăm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoat động của doanh nghiệp và cá nhân. Qua những lý thuyết được học về Phong cách lãnh đạo trong môn học quản trị hành vi tổ chức, qua những kinh nghiệm quản lý thực tế trong môi trường hoạt động của doanh nghiệp mình, tôi tự liên hệ với những yếu tố hình thành Phong cách lãnh đạo qua những quan sát, cảm nhận những gì diễn ra tại doanh nghiệp, để từ đó có những phân tích nhấn mạnh sự khác biệt giữa quản lý và lãnh đạo. Cũng như tìm hiểu thêm về Phong cách lãnh đạo của các doanh nghiệp tổ chức tương đồng trong cùng một lĩnh vực hoạt động, và từ đó đưa ra những đổi mới cần thiết giúp tăng cường khả năng cạch tranh và hoạt động doanh nghiệp có hiệu quả thông qua Phong cách lãnh đạo. Lãnh đạo là khả năng gây ảnh hưởng, khích lệ và khiến cho người khác đóng góp cho sự hiệu quả của tổ chức trong đó họ là thành viên. Các nhà lãnh đạo áp dụng nhiều cách tác động khác nhau, từ khéo léo thuyết phục đến những cách mạnh mẽ hơn như sử dụng quyền lực của họ để đảm bảo rằng cấp dưới có được động lực và hiểu rõ vai trò của mình nhằm đạt được các mục tiêu xác định. Lãnh đạo không bị giới hạn ở khu điều hành. Bất cứ ai trong tổ chức cũng có thể là một nhà lãnh đạo vì bản chất của lãnh đạo là khả năng gây tác động, thúc đẩy và hướng mọi người theo một mục tiêu. Có năm cách tiếp cận về lãnh đạo, đó là: Tiếp cận theo năng lực, tiếp cận theo hành vi, tiếp cận theo tính thích ứng, tiếp cận theo tính cải biến và tiếp cận theo tính tiềm ẩn. Một số học giả nghiên cứu các đặc tính và năng lực của các nhà lãnh đạo vĩ đại và các nhà lãnh đạo hiệu quả, cho chúng ta một nhận xét rất thú vị: - Các nhà lãnh đạo vĩ đại là các nhà lãnh đạo khi ra khỏi tổ chức, thi tổ chức đó vẫn hoạt động hiệu quả trong một thời gian dài. - Còn các nhà lãnh đạo hiệu quả là các nhà lãnh đạo khi ra khỏi tổ chức thì hoạt động của tổ chức kém hiệu quả đi. Thế giới đã thay đổi,và quan niệm của chúng ta về sự lãnh đạo hiệu quả cũng thay đổi. Diễn đàn kinh tế thế giới đã công bố một báo cáo cho rằng, các nhà lãnh đạo hiệu quả đã giảm lòng tự trọng của mình để khuyến khích những người khác trong tổ chức cùng thực hiện vai trò lãnh đạo. Richard O Brajer, giám đốc điều hành công ty Liposcince giải thích:"Tôi nghĩ rằng quyền lực và vai trò của một nhà lãnh đạo là giải phóng được tiềm năng của tổ chức. Điều này có nghĩa là tôi không đem bộ não của mình tái tạo lại trong não của những người xung quanh, mà phải giải phóng mọi tiềm năng của họ để làm việc theo một định hướng đã thống nhất." Trong cách tiếp cận lãnh đạo theo năng lực, nghiên cứu cho thấy có bẩy loại năng lực của nhà lãnh đạo hiệu quả: - Chỉ số cảm xúc : Đây là khả năng nhận biết và biểu lộ cảm xúc, hòa hợp được cảm xúc vào trong suy nghĩ, hiểu và lý giải cảm xúc và điều tiết cảm xúc của bản thân và người khác, các nhà lãnh đạo hiệu quả có chỉ số cảm xúc cao. - Tính chính trực: Đây là sự trung thực và khuynh hướng biến lời nói thành hành động. Tính chính trực đôi lúc được gọi là "sự lãnh đạo đáng tin cậy " vì các cá nhân thực hiện hành động một cách ngay thẳng. - Nghị lực: Đây là động lực bên trong để theo đuổi các mục tiêu và khuyến khích người khác tiến về phía trước cùng với họ. - Động lực lãnh đạo: Đây là nhu cầu về quyền lực xã hội để hoàn thành các mục tiêu của nhóm hoặc của tổ chức. - Lòng tự tin: Đây là niềm tin về kỹ năng và khả năng lãnh đạo của bản thân để đạt được các mục tiêu. Họ tin rằng họ đủ năng lực để lãnh đạo người khác. - Trí thông minh: Đây là khả năng trên mức trung bình nhận thức và xử lý những khối lượng thông tin khổng lồ của các nhà lãnh đạo. Họ không nhất thiết là những thiên tài, đúng hơn họ có khả năng vượt trội trong phân tích các kịch bản lựa chọn và xác định các cơ hội tiềm tàng. - Kiến thức kinh doanh: Đây là sự hiểu biết về môi trường hoạt động của công ty để đua ra được các quyết định trực giác hơn trong nhận biết các cơ hội và hiểu được khả năng của tổ chức minh trong việc nắm bắt các cơ hội đó. Có hai quan điểm hành vi lãnh đạo trong cách tiếp cận lãnh đạo theo hành vi đó là: - Các hành vi theo hướng con người: Nó bao gồm việc thể hiện niềm tin và sự tôn trọng đối với cấp dưới, chứng tỏ sự quan tâm thành thật đến nhu cầu của họ, và mong muốn tìm kiếm lợi ích cho họ. - Các hành vi theo nhóm nhiệm vụ: Các nhà lãnh đạo theo hướng nhiệm vụ giao cho các nhân viên công việc cụ thể, bảo đảm rằng họ tuân theo các nguyên tắc quản lý và thúc đẩy họ hoàn thành nhiệm vụ. Lãnh đạo theo nhiệm vụ và lãnh đạo theo con người đều có mặt hay và mặt dở của nó. Như lãnh đạo theo con người thi nhân viên có sự hài lòng hơn,doanh nghiệp ổn định hơn...nhưng hiệu quả của công việc kém hơn so với lãnh đạo theo nhiệm vụ. Tiếp cận lãnh đạo theo tính thích ứng: Là kiểu lãnh đạo phù hợp phải tùy thuộc vào tình huống, vừa sáng suốt vừa linh hoạt, có chỉ số cảm xúc cao, đặc biệt là có tính tự kiểm soát cao, nhờ đó các nhà lãnh đạo có thể xét đoán các bối cảnh và điều chỉnh hành vi của họ cho thích ứng. Tiếp cận lãnh đạo theo tính cải biến: Có bốn yếu tố lãnh đạo cải biến đó là, tạo ra một tầm nhìn chiến lược, truyền đạt, tạo mô hình và xây dựng cam kết theo tầm nhìn đó. Tiếp cận lãnh đạo theo tính tiềm ẩn: Gồm các sai lầm trong việc gán sự kiện, sự rập khuôn và nhu cầu kiểm soát tình huống. Qua các cách tiếp cận về lãnh đạo, ta nhận thấy sự khác biệt lớn nhất giữa nhà lãnh đạo và nhà quản lý nằm ở cách thức họ khuyến khích nhà lao động, sự khác biệt này cũng điều chỉnh những hành động khác của họ.Trên thực tế cũng rất nhiều người được coi vừa là nhà lãnh đạo vừa là nhà quản lý. Công việc của họ là quản lý, nhưng họ hiểu ra rằng họ có thể dùng tiền mua nhiều thứ trừ " trái tim " của những người lao động, càng khó hơn để tập hợp những trái tim này vượt qua những chặng đường dài và nhiều gian khổ, khi đó họ lựa chọn cách làm của một nhà lãnh đạo. Còn các nhà quản lý thì có cấp dưới, và quyền lực của nhà quản lý được tập trung ở vị trí của anh ta qua thời gian và được bảo hành bằng chính công ty đang trao cho họ quyền đó, hệ quả tất yếu là những nhân viên cấp dưới của họ phải có nghĩa vụ làm cho và làm theo điều các nhà quản lý bảo. Qua nghiên cứu môn học hành vi tổ chức và các tài liệu nghiên cứu, cho thấy những nhà quản lý thường có xu hướng tìm kiếm sự ổn định, trách rủi ro,sự phức tạp và tránh né các xung đột nếu có thể, nhìn chung họ đang lái một con thuyền hạnh phúc. Còn ngược lại nhà lãnh đạo thì không có cấp dưới ít nhất là không có khi họ thực hiện công việc lãnh đạo. Nhiều nhà lãnh đạo ở cấp độ tổ chức cũng không hề có cấp dưới mà chỉ có những người đồng nghiệp khác cùng đang có vai trò quản lý. Nhà lãnh đạo muốn từ bỏ quyền lực chính thống mà tổ chức gán cho họ, bởi cái thực sự họ muốn làm là lãnh đạo, tức là chỉ có những người đi theo họ, trao trái tim cho họ một cách hoàn toàn tự nguyện. Ta thường thấy nhiều nhà lãnh đạo có phẩm chất như một nhà lãnh tụ tinh thần. Nhà lãnh đạo thường có cách tư duy tập trung và kết quả đạt được, họ thực sự nhận thức tầm nhìn quan trọng của việc khuyến khích người khác làm việc theo cách họ nhìn nhận tương lai. Nhìn nhận chung các nhà quản lý cũng phải lãnh đạo trong phạm vi trách nhiệm của riêng họ. Họ phải tạo ra một tầm nhìn để người khác đi theo, bố trí nhân sự và các nguồn lực phù hợp với tầm nhìn đó, sử dụng các kỹ năng giao tiếp để tận dụng sự hỗ trợ, thu thập nguồn lực, khuyến khích người khác làm hết sức mình. Nhà quản lý quan trọng nhất vẫn là khả năng tổ chức, biết quản lý nhân viên, điều hành công việc hợp lý và hiệu quả. Nhà quản lý lấy kết quả làm mục tiêu, kiến thức làm nền tảng và tổ chức làm phương tiện. Vì vậy đối với nhà quản lý, soạn thảo chương trình hành động, kinh nghiệm và phương pháp làm việc là vô cùng cần thiết khi tiến hành công việc. Ngược lại nhà lãnh đạo chú trọng vào việc tạo ra thông điệp và lộ trình với sức thuyết phục cao để thu hút nhân viên. Điểm mạnh của nhà lãnh đạo là tạo được sự lôi cuốn người khác đi theo mình. Nhà lãnh đạo không nhất thiết phải có kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn hay tài tổ chức cao nhưng họ phải có đủ tài thuyết phục các nhà quản lý giỏi về làm cho mình. Qua các nghiên cứu trên thế giới, các nhà nghiên cứu đưa ra một bảng tóm tắt một số đặc trưng giữa một nhà lãnh đạo và một nhà quản lý. Những tiêu chí chỉ ở mức độ tượng trưng và mô tả hai thái cực của một vấn đề. Tiêu chí Lãnh đạo Quản lý Bản chất Thay đổi Ổn định Tập trung Lãnh đạo con người Quản lý công việc Có Người đi theo Cấp dưới/Nhân viên Tìm kiếm Tầm nhìn Mục tiêu Mức độ cụ thể Định hướng Lên kế hoạch cụ thể Quyền lực Uy tín cá nhân Quyền lực chuẩn tắc Tác động đến Trái tim Trí óc Năng lượng Đam mê Điều khiển ( Có kiểm soát ) Mức độ năng động Chủ động đi trước Bị động, phòng vệ Cách thuyết phục “Bán” ý tưởng “Bảo” người khác làm theo Phong cách Chuyển đổi tâm lý con người Áp đặt tâm lý con người Trao đổi Niềm hăng say làm việc Tiền – Công việc Rủi ro Chấp nhận – tìm kiếm rủi ro Tối thiểu hóa rủi ro Nguyên tắc Phá bỏ nguyên tắc Lập ra nguyên tắc Xung đột Sử dụng xung đột Tránh xung đột Định hướng Đường mới Đường đã có Đổ lỗi Nhận lỗi về mình Đổ lỗi cho người khác Tầm nhìn Dài hạn Ngắn hạn Hướng tới Phương hướng Kế hoạch chi tiết Khả năng thu phục Trái tim Khối óc Động lực Tiên phong thực hiện Phản ứng lại Quyết định Đơn gian hóa Ra quyết định Tín dụng Trao Giữ Trên thực tế và qua các nghiên cứu cho thấy còn nhiều tranh luận về sự khác nhau của hai vị trí này song trong nền kinh tế thị trường như hiện nay, lãnh đạo và quản lý luôn luôm song hành với nhau nhưng lại không giống nhau. Giữa hai vị trí này có mối liên hệ mật thiết và bổ sung, hỗ trợ cho nhau. Trong doanh nghiệp là nhà lãnh đạo hay là nhà quản lý đều là những vị trí quan trọng, là yếu tố hành đầu quyết định sự hưng vong của một doanh nghiệp. Chính họ tạo ra tầm nhìn chiến lược để từ đó xây dựng một đường lối hình thành cấu trúc của doanh nghiệp, đặt ra mục tiêu để hướng mọi người trong doanh nghiệp cùng làm theo. Qua môn học quản trị hành vi tổ chức và qua các phân tích dẫn chứng đã trình bầy ở trên, tôi đã bước đầu nhận thức rõ vai trò của một nhà lãnh đạo, quản lý giỏi và tầm quan trọng của họ trong doanh nghiệp. Tôi hy vọng rằng, sau khóa học Thạc sỹ quản trị kinh doanh quốc tế của trường đại học Griggs, tôi sẽ có thêm được rất nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý của mình, và tự kiểm nghiệm lại chính bản thân, để biết được những điểm yếu của mình, và có giải pháp khắc phục để càng ngày càng hoàn thiện mình hơn. Như vậy, việc nghiên cứu môn học và xây dựng phát triển dự án " Phong cách lãnh đạo "của doanh nghiệp, cũng như thao khảo các tài liệu hướng dẫn của trương trình, đã giúp tôi so sánh và phân biệt sự khác biệt giữa nhà quản lý và nhà lãnh đạo và làm thế nào để trở thành những nhà lãnh đạo,quản lý giỏi. Vì chỉ có nhà lãnh đạo và nhà quản lý giỏi mới xây dựng được một doanh nghiệp tốt, một môi trường làm việc tốt, một doanh nghiệp có giá trị đích thực. Danh mục các tài liệu tham khảo 1. Chương trình đào tạo quản trị kinh doanh quốc tế, 2010, môn quản trị hành vi tổ chức. 2. Trung tâm nghiên cứu và phát triển quản trị (CEMD),tài liệu Phát triển các kỹ năng quản lý hiệu quả. 3. " So sánh sự khác biệt giữa người lãnh đạo và nhà quản lý " http://www.saga.vn 4. Và một số tài liệu khác theo chỉ dẫn của trương trình.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan