Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kỹ thuật - Công nghệ Kiến trúc xây dựng Phân tích ổn định hố móng sâu nhà cao tầng trên đất yếu tại sóc trăng...

Tài liệu Phân tích ổn định hố móng sâu nhà cao tầng trên đất yếu tại sóc trăng

.PDF
97
243
89

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỶ LỢI LÊ NGOAN PHÂN TÍCH ỔN ĐỊNH HỐ MÓNG SÂU NHÀ CAO TẦNG TRÊN ĐẤT YẾU TẠI SÓC TRĂNG LUẬN VĂN THẠC SĨ HÀ NỘI - 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỶ LỢI LÊ NGOAN PHÂN TÍCH ỔN ĐỊNH HỐ MÓNG SÂU NHÀ CAO TẦNG TRÊN ĐẤT YẾU TẠI SÓC TRĂNG Chuyên ngành: ĐỊA KỸ THUẬT XÂY DỰNG Mã số: 60-58-02-04 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐỖ TUẤN NGHĨA HÀ NỘI - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tên tôi là Lê Ngoan, học viên lớp cao học 24ĐKT12, chuyên ngành Địa Kỹ thuật xây dựng. Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ “Phân tích ổn định hố móng sâu nhà cao tầng trên đất yếu tại Sóc Trăng” là công trình nghiên cứu của riêng tôi, tôi không sao chép và kết quả của luận văn này chưa công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào. Việc tham khảo các nguồn tài liệu đã được thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định. Sóc Trăng, ngày 22 tháng 12 năm 2017 Tác giả Lê Ngoan i LỜI CẢM ƠN Sau gần 02 năm tham gia học tập chuyên ngành Địa Kỹ thuật xây dựng với sự chỉ dẫn nhiệt tình của Quý thầy cô giáo. Tác giả đã hoàn thành khóa học với đề tài tốt nghiệp “Phân tích ổn định hố móng sâu nhà cao tầng trên đất yếu tại tỉnh Sóc Trăng”. Đầu tiên, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến thầy PGS.TS. Hoàng Việt Hùng và TS. Đỗ Tuấn Nghĩa đã dành nhiều thời gian giúp đỡ nhiệt tình, hướng dẫn tôi trong suốt thời gian học tập, thực hiện luận văn; giúp cho tác giả có được những kiến thức hữu ích, làm nền tảng định hướng cho công tác chuyên môn. Tác giả cũng xin chân thành cám ơn đến Quý thầy cô Bộ môn Địa Kỹ thuật cùng Quý thầy cô Phòng đào tạo Sau Đại học, Trường Đại học Thủy Lợi đã nhiệt tình giảng dạy và tạo điều kiện thuận lợi để tác giả hoàn thành khóa học này. Lời cám ơn chân thành xin gửi đến gia đình, bạn bè và các bạn học viên Lớp cao học Địa Kỹ thuật xây dựng (24ĐKT12), đặc biệt là các bạn cùng đơn vị công tác và nhóm bạn làm Luận văn do TS. Đỗ Tuấn Nghĩa trực tiếp hướng dẫn đã động viên tinh thần, giúp đỡ và hỗ trợ tôi rất nhiều trong suốt thời gian học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp. Tuy đã có những cố gắng song do thời gian có hạn, kiến thức bản thân còn hạn chế nên luận văn này không thể tránh khỏi những thiếu sót và tồn tại, tác giả mong nhận được mọi ý kiến đóng góp và trao đổi chân thành của quý thầy cô giáo, anh chị em và các bạn đồng nghiệp. Trân trọng kính chào! ii MỤC LỤC MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỐ ĐÀO SÂU TRONG XÂY DỤNG .....................4 1.1 Đặc điểm của công trình hố móng sâu ......................................................................4 1.1.1 Giới thiệu chung .....................................................................................................4 1.1.2 Ứng xử của đất xung quanh khi thi công hố móng sâu [1] ...................................5 1.2 Việc thi công hố móng sâu tại Việt Nam và thế giới [2] ...........................................7 1.2.1 Các hố móng sâu trên trên thế giới .........................................................................7 1.2.2 Các hố móng sâu ở Việt Nam .................................................................................8 1.3 Bài học kinh nghiệm trong thi công hố móng sâu [3] ...............................................9 1.4 Nhận xét và hướng tiếp cận của đề tài.....................................................................14 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH TẢI TRỌNG TÁC ĐỘNG LÊN KẾT CẤU CHẮN GIỮ....................................................................................................................16 2.1 Các dạng tải trọng và phân loại ...............................................................................16 2.1.1 Phân loại tải trọng .................................................................................................16 2.1.2 Các dạng tải trọng .................................................................................................16 2.2 Tính áp lực đất lên tường chắn [4] ..........................................................................17 2.2.1 Tính áp lực đất tĩnh ...............................................................................................17 2.2.2 Lý thuyết tính áp lực đất Rankine ........................................................................18 2.2.3 Lý thuyết tính áp lực đất Coulomb .......................................................................21 2.3 Kết luận....................................................................................................................24 CHƯƠNG 3: CƠ SỞ LÝ THUYẾT TÍNH TOÁN ỔN ĐỊNH HỐ ĐÀO SÂU ...........25 3.1 Các phương pháp xác định hệ số an toàn trong phân tích ổn định hố đào ..............25 3.1.1 Phương pháp hệ số cường độ ...............................................................................25 3.1.2 Phương pháp hệ số tải trọng .................................................................................25 3.1.3 Phương pháp hệ số kích thước .............................................................................26 3.2 Các hình thức và cơ chế phá hoại của hố đào .........................................................26 3.2.1 Phá hoại đẩy vào ...................................................................................................26 3.2.2 Phá hoại đẩy trồi ...................................................................................................35 3.3 Các phương pháp phân tích ổn định ........................................................................36 3.3.1 Phương pháp sức chịu tải .....................................................................................36 iii 3.3.2 Phương pháp sức chịu tải ngược .......................................................................... 41 3.3.3 Phương pháp cung trượt ....................................................................................... 46 3.3.4 Phương pháp phần tử hữu hạn để phân tích tính ổn định của hố đào sâu trong đất sét [19] ........................................................................................................................... 50 3.4 Kết luận ................................................................................................................... 54 CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH ỔN ĐỊNH HỐ MÓNG SÂU CÔNG TRÌNH TRỤ SỞ NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH SÓC TRĂNG ..................... 55 4.1 Mô tả đặc điểm công trình Ngân hàng Công thương Việt Nam Chi nhánh Sóc Trăng [20] ................................................................................................................................ 55 4.2 Đặc điểm địa chất thủy văn và các thông số thí nghiệm đất nền [21] .................... 56 4.3 Các giai đoạn thi công tầng hầm công trình ............................................................ 59 4.4 Các thông số đầu vào để lập mô hình hố đào trong Plaxis 2D [22] ........................ 60 4.5 Kết quả phân tích ..................................................................................................... 65 4.6 So sánh kết quả hệ số an toàn theo các phương pháp khác nhau ............................ 71 4.6.1 Tính toán ổn định bằng phần mềm Plaxis (Phương pháp c, phi, Reduction) ...... 71 4.6.2. Phương pháp Tezaghi .......................................................................................... 74 4.6.3 Phương pháp Bjerrum và Eide ............................................................................. 75 4.6.4 Phương pháp cung trượt ....................................................................................... 77 4.7 Kết luận ................................................................................................................... 79 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................................... 80 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 82 iv DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.1 (1) Sự cố 05 tầng hầm Công trình Pacific và viện KHXH lân cận bị sụp đổ 13 Hình 1.2 Mặt bằng vị trí Trạm bơm ..............................................................................14 Hình 1.3 Ảnh chụp công trình sau khi xảy ra sự cố .....................................................14 Hình 2. 1 Lý thuyết tính toán áp lực đất Rankine .........................................................18 Hình 2. 2 Tính toán áp lực đất chủ động, bị động Rankine ...........................................19 Hình 2. 3 Tính toán áp lực đất chủ động Coulomb .......................................................22 Hình 2. 4 Tính toán áp lực đất bị động Coulomb ..........................................................23 Hình 3. 1 Phương pháp hệ chắn đất tự do .....................................................................27 Hình 3. 2 Phương pháp hệ chắn đất cố định ..................................................................27 Hình 3. 3 Phân tích đẩy vào bằng phương pháp áp lực tổng thể ...................................29 Hình 3. 4 Các mối quan hệ giữa hệ số an toàn chống đẩy vào xác định từ phương pháp áp lực tổng thể và chiều sâu chôn tường (su không đổi). ..............................................30 Hình 3. 5 Hệ số an toàn chống đẩy vào của hố đào trong đất sét ..................................31 Hình 3. 6 Phân bố của áp lực nước do thấm ..................................................................32 Hình 3. 7 Hệ số an toàn chống đẩy vào cho hố đào trong đất cát (tất cả các trường hợp đều an ....................................................................................34 Hình 3. 8 Phân tích phá hoại đẩy vào bằng phương pháp hiệu áp lực ..........................35 Hình 3. 10 Mặt cắt hố đào của trường hợp giả sử .........................................................37 Hình 3. 11 Mối quan hệ giữa kích thước mặt phá hoại và hệ số an toàn chống đẩy trồi xác định bởi phương pháp sức chịu tải, phương pháp sức chịu tải ngược, và phương pháp cung trượt (su = 25 kN/m2). .................................................................................38 Hình 3. 12 Mối quan hệ giữa kích thước mặt phá hoại và hệ số an toàn chống đẩy trồi xác định bởi phương pháp sức chịu tải, phương pháp sức chịu tải ngược, và phương pháp cung trượt (su/𝜎v’ = 0.3). .....................................................................................38 Hình 3. 13 Phân tích đẩy trồi sử dụng phương pháp Terzaghi: (a) D  B / 2 và (b) D  B / 2 .......................................................................................................................39 Hình 3. 14 Quan hệ giữa chiều sâu chôn tường và mặt phá hoại: (a) chôn sâu và (b) chôn nông. ..............................................................................................................................41 Hình 3. 15 Phân tích phá hoại đẩy trồi bằng phương pháp sức chịu tải ngược .............42 Hình 3. 16 Hệ số sức chịu tải Skempton (Skempton, 1951) .........................................44 Hình 3. 18 Vị trí tâm mặt trượt trong phương pháp cung trượt. ...................................46 v Hình 3. 19 Phân tích phá hoại đẩy trồi theo phương pháp cung trượt: (a) mặt phá hoại và (b) các lực tác dụng lên khối trượt............................................................................ 48 Hình 3. 20 Hệ số an toàn tăng khi cung phá hoại vượt quá chiều rộng hố đào. ........... 49 Hình 3. 21 Phân tích đẩy trồi trong đất yếu phân tầng. ................................................. 49 Hình 4. 1 Phối cảnh công trình Ngân hàng Vietinbank, chi nhánh Sóc Trăng ............. 55 Hình 4. 2 Mặt bằng mô hình hố đào sâu Vietinbank Sóc Trăng .................................. 56 Hình 4. 3 Mặt cắt địa chất công trình (hố khoan HK1, HK2, HK3) ............................. 59 Hình 4. 4 Mặt cắt hố đào công trình .............................................................................. 60 Hình 4. 5 Mô hình hố đào công trình trong phần mềm Plaxis 2D ................................ 61 Hình 4. 6 Chuyển vị ngang của tường trong các giai đoạn đào .................................... 65 Hình 4. 7 Sụt lún mặt đất sau tường theo các giai đoạn đào ......................................... 66 Hình 4. 8 Hiện trạng công trình Câu Lạc Bộ Hưu Trí (nằm kề hố móng đang thi công) ....................................................................................................................................... 67 Hình 4. 9 Đẩy trồi qua các giai đoạn đào ...................................................................... 67 Hình 4. 10 Sự hình thành các điểm chảy dẻo giai đoạn đào 1 ...................................... 68 Hình 4. 11 Sự hình thành các điểm chảy dẻo giai đoạn đào 2 ...................................... 69 Hình 4. 12 Sự hình thành các điểm chảy dẻo giai đoạn đào 3 ...................................... 69 Hình 4. 13 Sự hình thành các điểm chảy dẻo giai đoạn đào 4 ...................................... 70 Hình 4. 14 Kết quả hệ số an toàn Msf khi giảm Phi-c (Phase 4 trong Plaxis)........... 72 Hình 4. 15 Vị trí các điểm khảo sát (A, B, C) ............................................................... 73 Hình 4. 16 Chuyển vị của điểm C theo Msf ............................................................... 73 Hình 4. 17 Phân tích đẩy trồi sử dụng phương pháp Terzaghi (= 00) ......................... 74 Hình 4. 18 Phân tích đẩy trồi sử dụng phương pháp Bjerrum và Eide ......................... 75 Hình 4.19 Phân tích phá hoại đẩy trồi theo phương pháp cung trượt ........................... 77 vi DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 3. 1 Quan hệ chiều dài tường bê tông cốt thép (hoặc chiều sâu chôn tường) của trường hợp hố đào giả sử với cw ....................................................................................32 Bảng 4. 1 Bảng tổng hợp chỉ tiêu cơ lý các lớp đất.......................................................57 Bảng 4. 2 Bảng tổng hợp chỉ tiêu cơ lý các lớp đất (tiếp theo) .....................................58 Bảng 4. 3Các thông số và mô hình đất nền nhập vào phần mềm Plaxis (dua len tren) 62 Bảng 4..4 Thông số tường cừ ........................................................................................64 Bảng 4. 5 Thông số thanh chống ...................................................................................65 Bảng 4. 6 Tính hệ số an toàn Fb theo phương pháp Terzaghi bằng excel .....................75 Bảng 4. 7 Tính hệ số an toàn Fb theo phương pháp Bjerrum và Eide bằng excel .........76 Bảng 4. 8 Tính hệ số an toàn Fb theo phương pháp cung trượt bằng excel ...................78 Bảng 4. 9 So sánh kết quả theo các phương pháp khác nhau ........................................78 vii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT y: Kh m kN/m3 Hệ số thấm Mô đun biến dạng tiếp tuyến Dung trọng nước Đường thấm thời gian thi công Tỉ trọng hạt Hệ số rỗng Cường độ áp lực đất tĩnh tại điểm tính toán Trọng lượng đơn vị của tầng đất thứ i bên trên điểm tính toán Độ dày tầng đất thứ i bên trên điểm tính toán Tải trọng phân bố đều trên mặt đất Hệ số áp lực đất tĩnh của đất ở tại điểm tính toán. Hệ số siêu cố kết của đất, lấy từ số liệu thí nghiệm Góc ma sát trong hữu hiệu của đất Trọng lượng đất Lực dính kết Góc ma sát trong của đất Độ sâu từ điểm tính toán đến mặt đất lấp Góc ma sát trong của đất lấp sau lưng tường Độ cao của tường chắn đất Góc kẹp giữa lưng tường với đường thẳng đứng (Lưng tường nghiêng úp xuống là dương, ngược lại là âm) Góc nghiêng giữa mặt đất lấp với mặt phẳng ngang Góc ma sát giữa lưng tường với đất lấp Lực dính hữu hiệu Hệ số áp lực đất chủ động tính theo chỉ tiêu cường độ ứng suất hữu hiệu Hệ số áp lực đất bị động tính theo chỉ tiêu cường độ ứng suất hữu hiệu Hệ số áp lực đất chủ động tính theo chỉ tiêu cường độ ứng suất tổng của đất Hệ số áp lực đất bị động tính theo chỉ tiêu cường độ ứng suất tổng của đất Chuyển dịch thân tường Hệ số nền theo chiều ngang của đất nền Es kN/m2 Modul đàn hồi ngang của lớp đất E kN/m2 Modul đàn hồi của thân tường k: Eoed: w: D: t: Gs : e: p0: i: hi: q: K0 : OCR: ’: : c : z: : H: : : : c': K’a: m/ngày kN/m2 kN/m3 m ngày kN/m2 (kN/m3) m kN/m2 độ kN/m3 kN/m2 độ m độ m độ độ độ kN/m2 K’p: Ka : Kp : viii I m4 B η B: H: q 1 m 2 kN/m3 m m kN/m2 kN/m3 Nq, Nc hw: m Pcz : Pwy : cc cr ψ’ kN/m2 Momen quán tính mặt cắt mỗi mét dài theo chiều ngang của thân tường Độ dài theo chiều ngang của thân tường (lấy bằng 1m) Độ dốc của áp lực nước, đất Bề rộng hố móng Độ sâu đào hố móng Siêu tải mặt đất Trị bình quân gia chuyền của trọng lượng tự nhiên của các lớp đất ở phía ngoài hố kể từ mặt đất đến đáy tường Trị bình quân gia quyền của trọng lượng tự nhiên của các lớp đất ở phía trong hố kể từ mặt đất đến đáy tường Hệ số sức chịu tải của đất Chênh lệch cột nước giữa trong và ngoài đáy hố Áp lực trọng lượng bản thân của lớp đất phủ nằm từ mặt hố kN/m móng đến mái của tầng nước có áp Áp lực cột nước của tầng nước có áp độ Chỉ số nén Chỉ số nở Góc giản nở 2 ix MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm gần đây, tốc độ đô thị hóa ngày càng nhanh, tại các khu vực đô thị các công trình cao tầng đang dần thay thế các công trình thấp tầng. Đồng thời, việc giải quyết các vấn đề về hạ tầng kỹ thuật cho công trình (nơi để xe, bố trí các bể nước ngầm, bể tự hoại, trạm bơm…) luôn là vấn đề cần cân nhắc của các chủ đầu tư xây dựng công trình, dẫn đến việc gia tăng chiều cao của các cao ốc thông thường kéo theo sự tăng về độ sâu của công trình. Địa chất thủy văn tại khu vực Sóc Trăng có đặc điểm chung của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, là khu vực có nền đất yếu bảo hòa nước với chiều dày lớn. Do đó, với khuynh hướng phát triển mạnh các công trình nhà cao tầng, đặc biệt khi có tầng hầm thì việc nghiên cứu tính toán ổn định của hố đào sâu cần phải được quan tâm, nghiên cứu đúng mức nhằm đảm bảo cho công trình chủ thể và các công trình lân cận được ổn định, tránh được các sự cố đáng tiếc xảy ra trong quá trình thi công xây dựng cũng như khi đưa vào khai thác sử dụng lâu dài. Việc thi công kết cấu chắn giữ cho hố móng nhà cao tầng rất đa dạng, phụ thuộc vào từng điều kiện cụ thể, các thiết bị, máy móc xây dựng ngày càng hiện đại, tối tân hơn. Chúng ta cần thấy được không có loại công trình xây dựng nào mà các khâu từ khảo sát, thiết kế, thi công và quan trắc lại có yêu cầu gắn bó chặt chẽ như đối với công trình chắn giữ hố móng. Chính vì thế việc nghiên cứu ổn định hố móng sâu nhà cao tầng cũng như phân tích sự ảnh hưởng của quá trình thi công và sử dụng đến công trình lân cận thật sự rất cần thiết hiện nay. Đây cũng chính là tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu. 2. Mục đích của đề tài - Nghiên cứu việc áp dụng phương pháp phần tử hữu hạn và các phương pháp phân tích truyền thống vào tính ổn định trong thi công hố đào sâu. 1 - Xác định được mức độ ảnh hưởng đến ổn định và biến dạng của công trình lân cận do thi công hố đào móng sâu gây ra. Từ đó có những giải pháp nhằm hạn chế ảnh hưởng do hố đào sâu gây ra cho các công trình lân cận. - So sánh kết quả tính toán hệ số an toàn theo các phương pháp khác nhau. Từ đó lựa chọn phương pháp tính toán phù hợp cho những công trình tương tự. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Công trình Trụ sở Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Chi nhánh Sóc Trăng. 4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 4.1 Cách tiếp cận - Tìm hiểu các lý thuyết đã có về ổn định của hố đào sâu. - Thu thập các thông tin về hiện trạng, tài liệu địa hình, địa chất, số liệu quan trắc của Trụ sở Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Chi nhánh Sóc Trăng để lấy sơ liệu cơ bản cho việc tính toán và so sánh kết quả. - Sử dụng phần mềm Plaxis và phương pháp truyền thống kiểm tra chuyển vị, biến dạng của đất nền và hệ kết cấu chống đỡ hố móng sâu ở các giai đoạn đào khác nhau trong quá trình thi công, so sánh với kết quả quan trắc thực tế và đề xuất phương pháp tính toán ổn định hố móng sâu hợp lý cho các nhà cao tầng. 4.2 Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp giải tích: Lý thuyết tính toán áp lực đất tường chắn đất; tính toán kết cấu chắn giữ hố đào theo phương pháp đàn hồi. Kiểm tra ổn định chống trồi (bùng) của hố móng và kiểm tra chống chảy thấm vào hố móng. - Phương pháp phần tử hữu hạn: Sử dụng phần mềm Plaxis để phân tích chuyển vị ngang của tường vây cừ Larssen và cọc bê tông bên trong hố đào ở các giai đoạn thi công đào đất, so sánh với kết quả được mô phỏng bằng phần mềm Plaxis và phương pháp tính bằng giải tích. 2 5. Kết quả đạt được - Nắm vững kiến thức về ổn định hố đào sâu trong quá trình thi công với điều kiện địa chất yếu. - Tính toán ổn định theo phương pháp phần tử hữu hạn và các phương pháp truyền thống. Phân tích kết quả, so sánh với tài liệu quan trắc thực tế. - Đánh giá cơ bản ảnh hưởng của chiều sâu chôn tường và bề rộng hố đào tới ổn định hố móng trong thi công hố đào công trình Trụ sở Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Chi nhánh Sóc Trăng. - Đề xuất phương pháp tính toán ổn định hố móng sâu cho các nhà cao tầng trong điều kiện địa chất yếu tại Sóc Trăng. 3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỐ ĐÀO SÂU TRONG XÂY DỤNG Tỉnh Sóc Trăng nằm trong vùng đồng bằng sông Cửu Long, phía Bắc và Tây Bắc giáp thành phố Cần Thơ, phía Đông Bắc giáp tỉnh Trà Vinh, phía Tây giáp tỉnh Bạc Liêu, phía Nam giáp biển Đông. Sóc Trăng có địa hình thấp và tương đối bằng phẳng. Độ cao cốt đất tuyệt đối từ 0,4 - 1,5 m, độ dốc thay đổi khoảng 45 cm/km chiều dài. Nhìn chung địa hình tỉnh Sóc Trăng có dạng lòng chảo, cao ở phía sông Hậu và biển Đông thấp dần vào trong, vùng thấp nhất là phía Tây và Tây Bắc. Tiểu địa hình có dạng gợn sóng không đều, xen kẽ là những giồng cát địa hình tương đối cao và những vùng thấp trũng nhiễm mặn, phèn. 1.1 Đặc điểm của công trình hố móng sâu 1.1.1 Giới thiệu chung Ngày nay trong xây dựng và phát triển đô thị, đối với các đô thị lớn đặc biệt quan tâm đến sự kết hợp chặt chẽ giữa các công trình trên mặt đất và các công trình được xây dựng dưới mặt đất, luôn tìm cách khai thác triệt để không gian ngầm với nhiều mục đích khác nhau. Do đó các công trình ngầm ngày càng được đầu tư và phát triển. Công trình ngầm là công trình nằm trong lòng đất, theo mục đích sử dụng có thể phân chia như sau: - Công trình ngầm giao thông: Hầm đường sắt, hầm đường ô tô xuyên núi, hầm cho người đi bộ, tầu điện ngầm, hầm vượt sông. - Công trình thủy lợi ngầm: Hầm công trình thủy điện, hầm dẫn nước tưới tiêu, hầm cấp thoát nước, hầm đường thủy. - Công trình ngầm đô thị: hầm giao thông đô thị (hầm ở nút giao thông, hầm cho người đi bộ, hầm tàu điện ngầm…) hầm cấp thoát nước, hầm cáp thông tin, năng lượng (collector), gara ngầm, hầm nhà dân dụng, hầm nhà xưởng, các công trình công cộng (cửa hàng, nhà hát, phố ngầm…) - Công trình ngầm khai khoáng: Hầm chuẩn bị, hầm vận tải, hầm khai thác, hầm thông gió… 4 Công trình đặc biệt: Hầm chứa máy bay, tàu thuyền, kho tàng, nhà máy… Theo phương pháp thi công có thể chia ra làm hai loại chính: công trình ngầm thi công theo phương pháp đào mở và công trình ngầm thi công theo phương pháp đào kín, ngoài ra còn có loại công trình ngầm thi công theo phương pháp hạ chìm. Khi thi công công trình ngầm một vấn đề phức tạp đặt ra là giải pháp thi công hố đào sâu. Khi thi công hố đào sâu làm thay đổi trạng thái ứng suất, biến dạng trong đất nền xung quanh khu vực hố đào và có thể làm thay đổi mực nước ngầm dẫn đến nền đất bị dịch chuyển và có thể lún gây hư hỏng công trình lân cận nếu không có giải pháp thích hợp. Các giải pháp chống đỡ thành hố đào sâu thường được áp dụng là: Tường cừ thép, tường cừ cọc xi măng đất, tường cừ barette. Yêu cầu chung của tường cừ là phải đảm bảo về cường độ cũng như độ ổn định dưới tác dụng của áp lực đất và các loại tải trọng do được cắm sâu vào đất, neo trong đất hoặc được chống đỡ từ trong lòng hố đào theo nhiều cấp khác nhau. 1.1.2 Ứng xử của đất xung quanh khi thi công hố móng sâu [1] Công trình hố móng là một loại công việc tạm thời, sự dự trữ về an toàn có thể là tương đối nhỏ nhưng lại có liên quan với tính địa phương, điều kiện địa chất của mỗi vùng khác nhau thì đặc điểm cũng khác nhau, công trình hố móng là một khoa học đan xen giữa các khoa học về đất đá, về kết cấu và kĩ thuật thi công; là một loại công trình mà hệ thống chịu ảnh hưởng đan xen của nhiều nhân tố phức tạp và là ngành khoa học kĩ thuật tổng hợp đang còn chờ phát triển về mặt lý luận. Do hố móng là loại công trình có giá thành cao, khối lượng công việc lớn, là trọng điểm tranh giành của các đơn vị thi công, tại vì kĩ thuật phức tạp, phạm vi ảnh hưởng rộng, nhiều nhân tố biến đổi, sự cố hay xảy ra, là một khâu khó về mặt kĩ thuật, có tính tranh chấp trong công trình xây dựng. Đồng thời cũng là trọng điểm để hạ thấp giá thành và bảo đảm chất lượng công trình. 5 Công trình hố móng đang phát triển theo xu hướng độ sâu lớn, diện tích rộng, có công trình với chiều dài, chiều rộng đạt tới hơn trăm mét, quy mô công trình cũng ngày càng tăng lên. Theo đà phát triển cải tạo các thành phố cũ, các công trình cao tầng, siêu cao tầng chủ yếu của các thành phố lại thường tập trung ở những khu đất nhỏ hẹp, mật độ xây dựng lớn, dân cư đông đúc, giao thông chen lấn, điều kiện để thi công công trình hố móng đều rất kém. Lân cận công trình thường có các công trình xây dựng vĩnh cửu, các công trình lịch sử, nghệ thuật bắt buộc phải được an toàn, không thể đào có mái dốc, yêu cầu đối với việc ổn định và khống chế chuyển dịch rất là nghiêm ngặt. Tính chất của đất đá thường biến đổi trong khoảng khá rộng, điều kiện ẩn dấu của địa chất và tính phức tạp, tính không đồng đều của điều kiện địa chất thuỷ văn thường làm cho số liệu khảo sát có tính phân tán lớn, khó đại diện được cho tình hình tổng thể của các tầng đất, hơn nửa, tính chính xác cũng tương đối thấp, tăng thêm khó khăn cho thiết kế và thi công công trình hố móng. Đào hố móng trong điều kiện đất yếu, mực nước ngầm cao và các điều kiện hiện trường phức tạp khác rất dễ sinh ra trượt lở khối đất, mất ổn định hố móng, thân cọc bị chuyển dịch vị trí, đáy hố trồi lên, kết cấu chắn giữ bị vòi nước nghiêm trọng hoặc bị chảy đất... làm phá hoại hố móng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các công trình xây dựng, các công trình ngầm và đường ống ở xung quanh. Công trình hố móng bao gồm nhiều khâu có quan hệ chặt chẽ với nhau như chắn đất, chống giữ, ngăn nước, hạ mực mước, đào đất... trong đó, một khâu nào đó thất bại sẽ dẫn đến cả công trình bị phá hoại. Việc thi công hố móng như đóng cọc, hạ nước ngầm, đào đất... đều có thể gây ra ảnh hưởng ở các công trình lân cận hoặc tác động lẫn nhau, tăng thêm các nhân tố để có thể gây ra sự cố. Công trình hố móng có giá thành khá cao, nhưng lại chỉ là có tính tạm thời nên thường là không muốn đầu tư nhiều chi phí. Nhưng nếu để xảy ra sự cố thì việc xử lý sẽ vô cùng khó khăn, gây ra tổn thất lớn về kinh tế và ảnh hưởng nghiêm trọng về mặt xã hội. 6
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan