Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân tích những biểu hiện gian lận báo cáo tài chính thông qua sự kết hợp chỉ số...

Tài liệu Phân tích những biểu hiện gian lận báo cáo tài chính thông qua sự kết hợp chỉ số z và chỉ số p của các công ty niêm yết trên ttck việt nam

.PDF
74
807
96

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH INH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH TRẦN NGỌC TRÂM NGUYỄN ĐÌN H HÙNG PHÂN TÍCH NHỮNG BIỂU HIỆN GIAN LẬN BÁO CÁO TÀI CHÍNH THÔNG QUA SỰ KẾT HỢP CHỈ SỐ Z VÀ CHỈ SỐ P CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ PGS.TS. VÕ VĂN NHỊ Năm 2013 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH TRẦN NGỌC TRÂM NGUYỄN ĐÌN HÙNG PHÂN TÍCH NHỮNG BIỂU HIỆN GIAN LẬN BÁO CÁO TÀI CHÍNH THÔNG QUA SỰ KẾT HỢP CHỈ SỐ Z VÀ CHỈ SỐ P CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Chuyên ngành: Kế toán Mã số: 60340301 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. NGUYỄN ĐÌNH HÙNG PGS.TS. VÕ VĂN NHỊ Năm 2013 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của tôi với sự hướng dẫn của Người hướng dẫn khoa học. Tất cả các nguồn tài liệu tham khảo đã được công bố đầy đủ. Nội dung của luận văn là trung thực. Tác giả luận văn Trần Ngọc Trâm Đình Hù I Mục lục Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng, biểu đồ và hình vẽ MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN GIAN LẬN BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ VAI TRÒ CỦA CHỈ SỐ Z TRONG PHÁT HIỆN GIAN LẬN BCTC ............... 6 1.1 Khái niệm .......................................................................................... 6 1.1.1 Gian lận ...................................................................................... 6 1.1.2 Gian lận báo cáo tài chính ......................................................... 7 1.2 Các nghiên cứu trước đây về gian lận và gian lận báo cáo tài chính ... 7 1.2.1 Về học thuật ............................................................................... 7 1.2.2 Nghiên cứu của các tổ chức nghề nghiệp ................................ 11 1.2.3 Các trường hợp gian lận báo cáo tài chính điển hình tại Hoa Kỳ ………………………………………………………………….14 1.3 Các hình thức gian lận báo cáo tài chính .......................................... 19 1.3.1 Che giấu nợ phải trả và chi phí ............................................... 19 1.3.2 Ghi nhận doanh thu không có thật ......................................... 20 1.3.3 Định giá sai tài sản ................................................................... 20 1.3.4 Ghi nhận sai niên độ ................................................................ 20 1.3.5 Không công bố thông tin quan trọng ...................................... 20 1.4 Z’Score và vai trò trong phát hiện gian lận báo cáo tài chính ........... 21 1.4.1 Tác giả ...................................................................................... 21 1.4.2 Công thức tính .......................................................................... 21 1.4.3 Các nghiên cứu trước Edward I.Altman ................................ 22 1.4.4 Tính chính xác .......................................................................... 22 II 1.4.5 Z’Score và dự báo gian lận báo cáo tài chính ......................... 23 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1.......................................................................... 26 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH NHỮNG BIỂU HIỆN GIAN LẬN BÁO CÁO TÀI CHÍNH THÔNG QUA SỰ KẾT HỢP CHỈ SỐ Z VÀ CHỈ SỐ P CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM ......................................... 27 2.1 Tổng quan về thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn từ năm 2000 - 2010 ............................................................................................... 27 2.1.1 Các giai đoạn phát triển .......................................................... 27 2.1.2 Quy mô và đóng góp cho nền kinh tế ...................................... 28 2.2 Khảo sát về gian lận BCTC thông qua chỉ số Z và kết hợp chỉ số P của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. .................... 29 2.2.1 Tổng quan về đối tượng khảo sát ............................................ 29 2.2.2 Phân tích các chỉ số .................................................................. 32 2.2.3 Kết luận về kết quả khảo sát ................................................... 49 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2.......................................................................... 50 CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG MÔ HÌNH NHẬN DIỆN GIAN LẬN BÁO CÁO TÀI CHÍNH THÔNG QUA BIẾN ĐỘNG VÀ TƯƠNG QUAN CỦA CHỈ SỐ Z KẾT HỢP CHỈ SỐ P ................................................................ 51 3.1 Quan điểm của các đề xuất ................................................................ 51 3.1.1 Dựa trên thực tiễn Việt Nam ................................................... 51 3.1.2 Tôn trọng xu hướng hội nhập ................................................. 52 3.2 Mô hình............................................................................................. 53 3.2.1 Mô hình .................................................................................... 53 3.2.2 Các khuyến nghị áp dụng ........................................................ 55 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3.......................................................................... 60 KẾT LUẬN .............................................................................................. 61 Danh mục tài liệu tham khảo Phụ Lục III Danh mục các chữ viết tắt ACFE : Hiệp hội các nhà điều tra gian lận Hoa Kỳ BBC : Công ty Cổ phần Bibica BBT : Công ty Cổ phần Bông Bạch Tuyết BCTC : Báo cáo tài chính CEO : Giám đốc điều hành CFO : Giám đốc tài chính COSO : Ủy ban quốc gia về chống gian lận báo cáo tài chính của Hoa Kỳ DVD : Công ty Cổ phần Dược phẩm Viễn Đông FBI : Cục Điều tra Liên Bang Hoa Kỳ SEC : Ủy ban Chứng khoán và hối đoái của Hoa Kỳ TRI : Công ty Cổ phần nước giải khát Sài Gòn - Tribeco TP.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh IV Danh mục các bảng, biểu đồ và hình vẽ Danh mục các bảng Bảng 1.1: Thống kê các trường hợp gian lận báo cáo tài chính tại Hoa kỳ.... 15 Bảng 2.1: Thông tin chung về các đối tượng khảo sát................................... 30 Bảng 2.2: Quy mô vốn các đối tượng khảo sát ............................................. 31 Bảng 2.3: Chỉ số Z của các công ty khảo sát................................................. 33 Bảng 2.4: Thống kê mô tả chỉ số Z ............................................................... 34 Bảng 2.5: Chỉ số Z qua 5 năm quan sát ........................................................ 34 Bảng 2.6: Tổng hợp xu hướng chỉ số Z qua 5 năm quan sát ......................... 36 Bảng 2.7: Tổng hợp so sánh chỉ số Z với ngưỡng khả năng phá sản ............. 37 Bảng 2.8: Tổng hợp xu hướng (Z – 1,81) qua 5 năm quan sát ...................... 38 Bảng 2.9: Chỉ số P của các công ty khảo sát ................................................. 39 Bảng 2.10: Thống kê mô tả chỉ số P ............................................................. 40 Bảng 2.11: Chỉ số P qua 5 năm quan sát ....................................................... 40 Bảng 2.12: Tổng hợp xu hướng chỉ số P qua 5 năm quan sát ........................ 42 Bảng 2.13: Hiệu số (∆P - ∆Z) của các công ty khảo sát................................ 43 Bảng 2.14: Thống kê mô tả (∆P - ∆Z) .......................................................... 44 Bảng 2.15: Hiệu số (∆P - ∆Z) qua 5 năm quan sát ....................................... 44 Bảng 2.16: Tổng hợp xu hướng (∆P - ∆Z) qua 5 năm quan sát .................... 46 Bảng 2.17: So sánh hiệu số (∆P - ∆Z) với ngưỡng 0,37 ................................ 47 Bảng 2.18: Tổng hợp xu hướng ((∆P - ∆Z) – 0,37) qua 5 năm quan sát........ 48 Bảng 3.1 Các dấu hiệu nhận diện khả năng gian lận BCTC .......................... 55 Danh mục các biểu đồ Biểu đồ 2.1: Xu hướng biến động chỉ số Z ................................................... 35 Biểu đồ 2.2: Xu hướng biến động chỉ số Z so với ngưỡng 1,81 .................... 37 Biểu đồ 2.3: Xu hướng biến động chỉ số P ................................................... 41 V Biểu đồ 2.4: Xu hướng biến động hiệu số (∆P - ∆Z)..................................... 45 Biểu đồ 2.5: Xu hướng biến động hiệu số (∆P - ∆Z) so với ngưỡng 0,37 ..... 47 Danh mục các hình vẽ Hình 3.1: Mô hình nhận diện gian lận báo cáo tài chính…………………….53 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Gian lận báo cáo tài chính trên thế giới ngày càng gia tăng và trở thành vấn đề nghiêm trọng đối với các doanh nghiệp, chính phủ, và các nhà đầu tư. Đặc biệt là tại các quốc gia có thị trường vốn, gian lận báo cáo tài chính đã đe dọa đến niềm tin của công chúng vào thông tin trên thị trường. Tại Hoa kỳ, chi phí của các tổ chức doanh nghiệp bị tổn hại liên quan đến gian lận hàng năm ước tính hơn 400 tỷ đôla, với gian lận lỗ trung bình của một doanh nghiệp là khoảng 6% trên tổng số doanh thu. Trường hợp điển hình, gian lận báo cáo tài chính ở công ty Enron đã gây ra khoản lỗ 80 tỷ đôla trên thị trường vốn hóa của các nhà đầu tư bao gồm các tổ chức tài chính và các nhân viên nắm giữ cổ phiếu của công ty. Với số liệu trên, chúng ta thấy gian lận báo cáo tài chính gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đối với thị trường vốn nói chung và đối với các công ty niêm yết nói riêng (bao gồm phá sản, những thay đổi quan trọng trong quyền sở hữu, bị hủy niêm yết trên thị trường chứng khoán). Do đó, nghiên cứu gian lận báo cáo tài chính có giá trị lớn bởi vì tính hiệu quả và sức khỏe của thị trường vốn phụ thuộc vào chất lượng, tính trung thực, tính hữu ích, và tính đáng tin cậy của báo cáo tài chính được cung cấp trên thị trường. Việc ngăn chặn và phát hiện gian lận báo cáo tài chính mang tính quyết định đối với sự phát triển nền kinh tế và sự hưng thịnh của một quốc gia. Tại Việt Nam, những gian lận báo cáo tài chính gần đây thông qua những tập đoàn kinh tế lớn, các công ty niêm yết đã được phát hiện và hậu quả gây ra cho thị trường và niềm tin của công chúng không nhỏ. Vì vậy, việc phân tích những biểu hiện gian lận báo cáo tài chính để có những biện pháp ngăn chặn trước khi gian lận xảy ra và gây hậu quả nghiêm trọng là cần thiết và đặc biệt đối với các đối tượng là các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán. Chính vì vậy, tác giả chọn đề tài “Phân tích những biểu hiện 2 gian lận báo cáo tài chính thông qua kết hợp chỉ số Z và chỉ số P của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu để đáp ứng sự cấp thiết và trong xu thế hội nhập hiện nay. 2. Tổng quan những nghiên cứu trước đây Theo khảo sát của tác giả về các đề tài liên quan đến gian lận báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam thông qua cơ sở dữ liệu tại thư viện Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, các nghiên cứu trước đây cho thấy: - Có 6 đề tài luận văn thạc sĩ nghiên cứu về gian lận báo cáo tài chính từ năm 2001 đến năm 2013. - Nội dung các đề tài về gian lận báo cáo tài chính đều liên quan đến khía cạnh lĩnh vực kiểm toán, cụ thể là các thủ tục kiểm toán và vai trò của kiểm toán viên. Cấu trúc tương tự nhau gồm 3 Chương trong đó Chương 1 đề cập đến nội dung về khái niệm gian lận, gian lận báo cáo tài chính, các bài học rút ra từ gian lận báo cáo tài chính điển hình trên thế giới và ở Việt Nam, các phương pháp thực hiện gian lận báo cáo tài chính. - Các nghiên cứu trước đây đều tập trung vào việc hoàn thiện các thủ tục kiểm toán và nâng cao trách nhiệm của kiểm toán viên để phát hiện gian lận báo cáo tài chính trong cuộc kiểm toán báo cáo tài chính, chứ chưa đi vào việc quan sát sự biến động tương quan của các chỉ số tài chính trong các năm trước năm phát hiện ra gian lận báo cáo tài chính để từ đó xây dựng mô hình nhận diện gian lận báo cáo tài chính. 3. Mục đích và phạm vi nghiên cứu 3.1 Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu tìm hiểu về mối quan hệ giữa gian lận báo cáo tài chính và các chỉ số Z, chỉ số P để nhận dạng những tín hiệu về biểu hiện gian lận báo cáo tài chính thông qua các chỉ số này. 3 3.2 Phạm vi nghiên cứu Tác giả chỉ tập trung vào khảo sát chỉ số Z và chỉ số P của 04 công ty niêm yết, bao gồm: - Công ty cổ phần Bông Bạch Tuyết (BBT) - Công ty cổ phần Bibica (BBC) - Công ty cổ phần Dược phẩm Viễn Đông (DVD) - Công ty cổ phần nước giải khát Sài Gòn – Tribeco (TRI) 4. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu Những biến động, tương quan của các chỉ số Z và chỉ số P của 04 trường hợp xảy ra gian lận báo cáo tài chính đã được phát hiện trên thị trường chứng khoán Việt Nam. 4.2 Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu bắt đầu bằng việc khảo sát lý thuyết về gian lận, gian lận báo cáo tài chính và các hình thức gian lận báo cáo tài chính đồng thời khảo sát các nghiên cứu trước đây trên góc độ lý thuyết và bài học kinh nghiệm về gian lận báo cáo tài chính để tìm ra mô hình tương quan giữa gian lận báo cáo tài chính và các chỉ số, tỷ số tài chính của doanh nghiệp. Trên cơ sở lý thuyết và các khảo sát về các nghiên cứu trước đây, nghiên cứu bài học kinh nghiệm từ các trường hợp gian lận báo cáo tài chính điển hình trên thế giới, nghiên cứu sẽ dựa trên giả thuyết nghiên cứu là gian lận báo cáo tài chính có mối quan hệ với các chỉ số, tỷ số tài chính của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, câu hỏi nghiên cứu là: Q1: Các trường hợp gian lận báo cáo tài chính tại Việt Nam có chứng minh được được giả thiết trên hay không? Q2: Nếu giả thiết được chứng minh thì đặc điểm về biến động và tương quan của chỉ số Z và kết hợp với chỉ số P sẽ như thế nào? Tiếp đến nghiên cứu sẽ tiến hành thu thập dữ liệu để tính toán chỉ số Z và kết hợp với chỉ số P của 04 công ty niêm yết có gian lận báo cáo tài chính 4 tại Việt Nam để tiến hành các phân tích, đánh giá, biện luận và đưa đến kết luận. Trên cơ sở kết luận nghiên cứu có thể đưa ra mô hình về nhận diện gian lận báo cáo tài chính thông qua nhận diện những đặc điểm về biến động, tương quan của chỉ số Z và kết hợp với chỉ số P. 5. Đóng góp về mặt lý luận và thực tiễn của đề tài 5.1 Về mặt lý luận - Trình bày và tổng kết những đặc điểm chung nhất trong nội dung về gian lận và gian lận báo cáo tài chính. - Trình bày các nghiên cứu trước đây về sử dụng chỉ số Z và chỉ số P trong nhận diện các gian lận báo cáo tài chính. - Thống kê và tóm tắt các gian lận báo cáo tài chính điển hình trên thế giới. 5.2 Về mặt thực tiễn - Tính toán và trình bày được các biến động, tương quan của chỉ số Z và chỉ số P của 4 trường hợp gian lận báo cáo tài chính điển hình tại Việt Nam để kết luận về tín hiệu gian lận báo cáo tài chính thông qua các chỉ số này. - Đề xuất các mô hình nhận diện rủi ro gian lận báo cáo tài chính cho các đối tượng có liên quan để sử dụng trong kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm soát trình bày thông tin tài chính... 6. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và các danh mục, nội dung luận văn được chia thành ba chương: Chương 1: Tổng quan gian lận báo cáo tài chính và vai trò của chỉ số Z trong phát hiện gian lận báo cáo tài chính Chương 2: Phân tích những biểu hiện gian lận báo cáo tài chính thông qua sự kết hợp chỉ số Z và chỉ số P của các công ty niêm yết tại Việt Nam 5 Chương 3: Xây dựng mô hình nhận diện gian lận báo cáo tài chính thông qua biến động và tương quan của chỉ số Z kết hợp chỉ số P 6 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN GIAN LẬN BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ VAI TRÒ CỦA CHỈ SỐ Z TRONG PHÁT HIỆN GIAN LẬN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 1.1 Khái niệm 1.1.1 Gian lận Gian lận là một họat động được thực hiện trong môi trường kinh tế, xã hội và gây ra hậu quả xấu cho nền kinh tế, doanh nghiệp và các cá nhân. Có rất nhiều định nghĩa về gian lận, cụ thể như sau: - Theo Hiệp hội các nhà điều tra gian lận Hoa Kỳ, gian lận là việc lạm dụng hoặc áp dụng sai một cách chủ tâm đối với tài sản hoặc nguồn lực của doanh nghiệp với mục đích tư lợi. - Cục điều tra liên bang Hoa kỳ (FBI) trình bày một định nghĩa rộng hơn nhưng hữu ích về gian lận. Cụ thể về tội phạm văn phòng có những đặc tính như lừa dối, hành động che giấu, hoặc lợi dụng sự tin tưởng. Những hành động gian lận được thừa nhận bởi cá nhân và tổ chức chứa đựng yếu tố liên quan đến tiền, bất động sản, hoặc dịch vụ, để tránh trả tiền hoặc mất tiền, hoặc để bảo đảm thuận lợi cá nhân hoặc doanh nghiệp. - Theo chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 240 – Trách nhiệm của kiểm toán viên liên quan đến gian lận trong quá trình kiểm toán báo cáo tài chính, gian lận là hành vi cố ý do một hay nhiều người trong Ban quản trị, Ban giám đốc, các nhân viên hoặc bên thứ ba thực hiện, bằng các hành vi gian dối để thu lợi một cách bất chính hoặc bất hợp pháp. Tóm lại, gian lận là hành vi tư lợi, lạm dụng hoặc áp dụng sai một cách cố ý, biển thủ tài sản hoặc nguồn lực của tổ chức gây thiệt hại cho tổ chức đó nói riêng và nền kinh tế nói chung. 7 1.1.2 Gian lận báo cáo tài chính Cũng như khái niệm về gian lận, gian lận báo cáo tài chính cũng có nhiều khái niệm khác nhau, cụ thể như sau: - Theo Hiệp hội các nhà điều tra gian lận của Hoa Kỳ, gian lận báo cáo tài chính là báo cáo sai lệch do cố ý hoặc bỏ sót những nhân tố quan trọng, hoặc dữ liệu kế toán sai lệch, và hậu quả gây ra cho người đọc có những quyết định hoặc đánh giá không chính xác khi xem xét các thông tin trên báo cáo tài chính. - Theo Báo cáo của Ủy ban thuộc Hội đồng quốc gia về chống gian lận trên báo cáo tài chính của Hoa Kỳ (Treadway Commission), gian lận báo cáo tài chính là sự kiểm soát thiếu thận trọng do cố ý hay vô ý dẫn đến kết quả báo cáo tài chính sai lệch nghiêm trọng. Tóm lại, gian lận báo cáo tài chính cũng mang những đặc điểm của gian lận tuy nhiên phạm vi thực hiện của nó nhỏ hơn chỉ giới hạn trong việc làm sai lệch các thông tin trên báo cáo tài chính. 1.2 Các nghiên cứu trước đây về gian lận và gian lận báo cáo tài chính 1.2.1 Về học thuật Tác giả sẽ tóm tắt các nghiên cứu điển hình về gian lận, gian lận báo cáo tài chính dưới góc độ học thuật về hai nội dung chủ yếu là phạm vi nghiên cứu và kết quả nghiên cứu. Các nghiên cứu điển hình bao gồm: 1.2.1.1 Edwin H. Sutherland (1883-1950) - Phạm vi khảo sát Hành vi gian lận được thực hiện bởi nhà quản lý đối với chủ sở hữu. - Kết quả nghiên cứu  Tội phạm học cũng cần phải được nghiên cứu bài bản, giống như toán học, lịch sử hay ngoại ngữ. 8  Quá trình phạm tội thường thông qua một quá trình giao tiếp với xã hội, vì hành vi phạm tội không thể tiến hành nếu như không có sự tác động của yếu tố bên ngòai.  Một tổ chức mà có các nhân viên không lương thiện sẽ ảnh hưởng ngay đến các nhân viên lương thiện. 1.2.1.2 Donald R.Cressey (1919-1987) - Phạm vi khảo sát Phân tích gian lận dưới góc độ tham ô và biển thủ, thông qua khảo sát 200 trường hợp tội phạm kinh tế. - Kết quả nghiên cứu Mô hình “Tam giác gian lận”, gồm ba nhân tố sau:  Áp lực: có thể là những bế tắc trong cuộc sống cá nhân như khó khăn về tài chính, rạn nứt trong mối quan hệ giữa người chủ và người làm thuê… Qua khảo sát những hành vi gian lận, Donald R.Cressey đã tóm tắt về sáu trường hợp chính tạo nên áp lực như sau: o Loại 1: Khó khăn về tài chính o Loại 2: Hậu quả từ thất bại cá nhân o Loại 3: Khó khăn về kinh doanh o Loại 4: Bị cô lập o Loại 5: Muốn ngang bằng người khác o Loại 6: Mối quan hệ chủ - thợ  Cơ hội: Khi đã bị áp lực, nếu có cơ hội, họ sẵn sàng thực hiện hành vi gian lận. Có 2 yếu tố liên quan đến cơ hội là nắm bắt thông tin và kỹ năng thực hiện. o Nắm bắt thông tin: là khi nghe được, nhìn thấy được hành vi gian lận của một người khác hay nhận thấy ở vị trí của mình có thể thực hiện hành vi gian lận tương tự. 9 o Kỹ năng thực hiện: là cách thức để thực hiện hành vi gian lận, kỹ năng này tùy thuộc vào vị trí của họ trong tổ chức.  Thái độ, cá tính: Theo nghiên cứu của Donald R.Cressey, không phải tất cả mọi người khi gặp khó khăn và có cơ hội cũng đều thực hiện gian lận, vì nó còn phụ thuộc rất nhiều vào thái độ hay cá tính của từng cá nhân. Có những người dù chịu áp lực và có cơ hội thực hiện nhưng vẫn không hề thực hiện hành vi gian lận, và ngược lại. 1.2.1.3 D.W.Steve Albrecht (1980) - Phạm vi khảo sát Phân tích 212 trường hợp gian lận vào những năm 1980, dưới sự tài trợ của Hiệp hội các nhà sáng lập chuyên nghiên cứu về kiểm toán nội bộ. - Kết quả nghiên cứu  Xây dựng 50 dấu hiệu để chỉ dẫn về gian lận tập trung vào 2 đối tượng là nhân viên và tổ chức. o Một số dấu hiệu đối với nhân viên:  Sống dưới mức trung bình  Nợ nần cao  Quá mong muốn có thu nhập cao  Có mối liên hệ thân thiết với khách hàng hay nhà cung cấp  Cảm giác được trả lương không tương xứng với sự đóng góp  Mối quan hệ chủ - thợ không tốt  Có mong muốn chứng tỏ là họ có thể vượt qua được sự kiểm soát của tổ chức  Có thói quen cờ bạc  Chịu áp lực từ gia đình hay phụ thuộc gia đình quá mức 10  Không được ghi nhận thành tích o Một số dấu hiệu liên quan đến tổ chức:  Đặt quá nhiều lòng tin vào nhân viên chủ chốt  Thiếu thủ tục phê chuẩn thích hợp  Không yêu cầu công bố đầy đủ các khoản đầu tư và thu nhập cá nhân  Không tách biệt chức năng bảo quản tài sản và xét duyệt  Thiếu kiểm tra hay soát xét độc lập việc thực hiện  Không theo dõi chi tiết các hoạt động  Không tách biệt chức năng bảo quản tài sản với chức năng kế toán  Không tách biệt một số chức năng về kế toán  Thiếu chỉ dẫn rõ ràng về nhiệm vụ và quyền hạn  Thiếu sự giám sát của kiểm toán nội bộ  Mô hình bàn cân gian lận: gồm 3 nhân tố là hoàn cảnh tạo ra áp lực, cơ hội và tính trung thực của cá nhân. Khi hoàn cảnh tạo ra áp lực, cơ hội thực hiện gian lận cao cùng với tính liêm chính của cá nhân thấp, nguy cơ xảy ra gian lận là rất lớn. Ngược lại, khi hoàn cảnh tạo ra áp lực, cơ hội thực hiện gian lận thấp cùng với tính liêm chính cao, nguy cơ xảy ra gian lận là rất thấp. 1.2.1.4 Richard C.Hollinger (1983) - Phạm vi khảo sát Nghiên cứu với cỡ mẫu lớn với hơn 10.000 nhân viên làm việc tại Hoa Kỳ. - Kết quả nghiên cứu Bốn vấn đề sau cần được các nhà quản lý tập trung để ngăn ngừa những hành vi ăn cắp trong tổ chức: 11  Quy định rõ ràng những hành vi không được chấp nhận trong tổ chức.  Không ngừng phổ biến những thông tin hữu ích, những quy định của tổ chức cho toàn thể nhân viên.  Thực hiện việc phê chuẩn trong thực tế.  Công khai các phê chuẩn. 1.2.2 Nghiên cứu của các tổ chức nghề nghiệp 1.2.2.1 Hiệp hội các nhà điều tra gian lận Hoa Kỳ (ACFE) (1993-2012) - Phạm vi khảo sát Gửi bảng câu hỏi cho các đối tượng nhằm thu thập thông tin về các trường hợp gian lận mà họ từng chứng kiến từ năm 1993 đến năm 2012. - Kết quả nghiên cứu  Số trường hợp gian lận liên quan đến tài sản > tham ô, tham nhũng > gian lận báo cáo tài chính.  Mức độ thiệt hại do gian lận liên quan đến tài sản < tham ô, tham nhũng < gian lận báo cáo tài chính.  Người thực hiện gian lận do nhân viên > nhà quản lý > chủ sở hữu, nhà quản lý cấp cao.  Mức độ tổn thất do nhân viên thực hiện gian lận < nhà quản lý < chủ sở hữu, nhà quản lý cấp cao.  Gian lận ở doanh nghiệp có quy mô nhỏ là cao nhất do kiểm soát không chặt chẽ.  Bình quân lỗ do gian lận gây ra trong nghiên cứu mới nhất của ACFE trên báo cáo năm 2012 là khoảng 140.000 đôla Mỹ. Hơn 1/15 các trường hợp này gây ra lỗ ít nhất 1 triệu đôla Mỹ.  Báo cáo gian lận thường kéo dài bình quân khoảng 18 tháng trước khi bị phát hiện theo báo cáo mới nhất của ACFE năm 2012. 12  Phần lớn các ngành công nghiệp liên quan đến gian lận báo cáo tài chính là các ngành dịch vụ tài chính và ngân hàng, các cơ quan quản lý công cộng, và các doanh nghiệp sản xuất. 1.2.2.2 COSO (2010) - Phạm vi khảo sát Phân tích 347 báo cáo tài chính gian lận của các công ty ở Mỹ trong suốt 10 năm từ năm 1998 đến 2007. - Kết quả nghiên cứu So với COSO 1999, số trường hợp gian lận ngày càng lớn hơn, liên quan đến các công ty lớn hơn (như Enron, WorldCom, …), liên quan đến CEO và CFO nhiều hơn, và liên quan đến khai khống doanh thu nhiều hơn. Cụ thể, như sau:  Số tiền gian lận báo cáo tài chính gần 400 triệu đôla Mỹ cho một trường hợp, gấp 16 lần trường hợp gian lận trên báo cáo COSO 1999 chỉ có 25 triệu đôla Mỹ cho một trường hợp.  Điểm bình quân gian lận là 12,05 triệu đôla Mỹ trong nghiên cứu hiện tại, gấp 3 lần điểm bình quân gian lận 4,1 triệu đôla Mỹ trên nghiên cứu COSO 1999.  Các công ty gian lận báo cáo tài chính có điểm bình quân tài sản và doanh thu chỉ dưới 100 triệu đôla Mỹ, lớn hơn các công ty gian lận trên nghiên cứu COSO 1999, có điểm bình quân tài sản và doanh thu dưới 16 triệu đôla Mỹ.  Số lượng CEO và CFO liên quan đến gian lận báo cáo tài chính chiếm 89%, tăng lên từ 83% trên nghiên cứu COSO 1999.  Gian lận doanh thu chiếm hơn 60%, so với con số 50% trong nghiên cứu COSO 1999.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng