Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân tích năng lực cạnh tranh xuất khẩu của công ty trách nhiệm hữu hạn hùng cá...

Tài liệu Phân tích năng lực cạnh tranh xuất khẩu của công ty trách nhiệm hữu hạn hùng cá

.PDF
87
460
77

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN THỊ KIM HIỀN PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN HÙNG CÁ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Quản Trị Kinh Doanh Mã số ngành: 52340101 Tháng 05 – Năm 2014 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN THỊ KIM HIỀN MSSV: C1201063 PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN HÙNG CÁ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Quản Trị Kinh Doanh Mã số ngành: 52340101 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN TS. HUỲNH TRƯỜNG HUY Tháng 05 – Năm 2014 LỜI CẢM TẠ  Được sự giúp đỡ của khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Cần Thơ và sự chấp nhận của Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Hùng Cá đã cho em được thực tập hai tháng tại công ty. Với vốn kiến thức đã học và có sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy Huỳnh Trường Huy cùng sự giúp đỡ của quý công ty em đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình. Em xin chân thành gởi lời cảm ơn đến: Toàn thể quý thầy cô Trường Đại học Cần Thơ nói chung và khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh nói riêng đã tận tâm dạy bảo và truyền đạt cho chúng em những kiến thức quý báo làm hành trang bước vào đời. Giảng viên Huỳnh Trường Huy, thầy đã giành nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn, đóng góp và chữa sữa những sai sót của em trong suốt quá trình thực hiện để hoàn thành luận văn này. Quý Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Hùng Cá, đặc biệt là chị Nguyễn Thị Hồng Trang đã tận tâm chỉ bảo, tạo điều kiện cho em tiếp cận số liệu và những kinh nghiệm thực tế trong quá trình thực tập tại công ty. Xin kính chúc quý thầy cô của Trường Đại học Cần Thơ, Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Hùng Cá nhiều sức khỏe và thành công trong công việc. Cần Thơ, ngày …. tháng …. năm 2014 Người thực hiện LỜI CAM KẾT  Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác. Cần Thơ, ngày …. tháng…. Năm 2014 Người thực hiện ii XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP Đơn vị thực tập: CÔNG TY TNHH HÙNG CÁ Có trụ sở tại: Cụm Công Nghiệp Bình Thành – QL30 – Huyện Thanh Bình – Tỉnh Đồng Tháp Điện thoại: (+84) 67 354 1359 ; (+84) 67 354 1379 Fax: (+84) 67 354 1345 Website: www.hungca.com Email: [email protected] Xác nhận: Anh (Chị) : NGUYỄN THỊ KIM HIỀN Sinh ngày: 15/11/1991 Mã số sinh viên: C1201063 Học viên lớp: KT1222L1 Ngành: Quản trị kinh doanh Có thực tập tại Công ty TNHH Hùng Cá trong khoảng thời gian từ ngày 24 tháng 02 năm 2014 đến ngày 24 tháng 4 năm 2014. Nhận xét: .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. Đồng Tháp, ngày …. tháng ….. năm 2014 Xác nhận của đơn vị thực tập (Kí tên và đóng dấu) iii NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN - Họ và tên người nhận xét: TS. HUỲNH TRƯỜNG HUY - Nhiệm vụ trong Hội đồng: Cán bộ hướng dẫn - Cơ quan công tác: Bộ môn Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành - Tên sinh viên: NGUYỄN THỊ KIM HIỀN - MSSV: C1201063 - Lớp: Quản trị kinh doanh – Tổng hợp - Tên đề tài: Phân tích năng lực cạnh tranh xuất khẩu của Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Hùng Cá NỘI DUNG NHẬN XÉT 1. Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo: ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... 2. Hình thức trình bày: ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... 3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài: ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... 4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn: ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... 5. Nội dung và kết quả đạt được (Theo mục tiêu nghiên cứu): ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... 6. Các nhận xét khác: ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... 7. Kết luận (Ghi mức độ đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sữa,…) ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... Cần Thơ, ngày ….tháng ….. năm 2014 Giáo viên hướng dẫn HUỲNH TRƯỜNG HUY iv NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN  ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. Cần Thơ, ngày …. tháng …. năm 2014 (Kí và ghi rõ họ tên) v MỤC LỤC Trang CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ..................................................................................... 1 1.1 SỰ CẦN THIẾT ĐỀ TÀI .............................................................................. 1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .......................................................................... 2 1.2.1 Mục tiêu chung .......................................................................................... 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể .......................................................................................... 2 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU ............................................................................. 3 1.3.1 Phạm vi về không gian .............................................................................. 3 1.3.2 Phạm vi về thời gian .................................................................................. 3 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu ................................................................................ 3 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............. 4 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN.......................................................................................... 4 2.1.1 Khái niệm về cạnh tranh và các vấn đề có liên quan ................................. 4 2.1.2 Năng lực cạnh tranh cốt lõi ........................................................................ 5 2.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ........... 8 2.1.4 Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ................... 9 2.2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU LIÊN QUAN ĐẾN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .. 12 2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................ 13 2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu .................................................................. 13 2.3.2 Phương pháp phân tích số liệu ................................................................. 13 CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN HÙNG CÁ ......................................................................................... 19 3.1 KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN HÙNG CÁ ... 19 3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty ........................................... 19 3.1.2 Giới thiệu chung về công ty..................................................................... 20 3.1.3 Cơ cấu tổ chức ......................................................................................... 22 3.1.4 Chức năng nhiệm vụ ................................................................................ 24 3.1.5 Sản phẩm của công ty .............................................................................. 25 3.1.6 Quy trình công nghệ ................................................................................ 27 3.2 THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ............... 28 3.2.1 Thuận lợi .................................................................................................. 28 3.2.2 Khó khăn .................................................................................................. 28 3.2.3 Định hướng phát triển .............................................................................. 28 vi 3.3 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH HÙNG CÁ TỪ NĂM 2011 – 2013 ....................................... 29 CHƯƠNG 4 THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN HÙNG CÁ ................................ 36 4.1 TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CÁ TRA CỦA CÔNG TY TNHH HÙNG CÁ QUA BA NĂM TỪ NĂM 2011 – 2013 ........................................................ 36 4.1.1 Tình hình xuất khẩu cá tra của công ty từ năm 2011 – 2013 .................. 36 4.1.2 Khái quát chung về đặc điểm các thị trường xuất khẩu thủy sản chủ lực của công ty từ năm 2011 – 2013 ..................................................................... 39 4.2 PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỐT LÕI VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY ......... 45 4.2.1 Phân tích nguồn lực của công ty .............................................................. 45 4.2.2 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của công ty .... 59 4.3 ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY ..................... 62 CHƯƠNG 5 GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN HÙNG CÁ ......................................... 66 5.1 TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN................................................................. 66 5.2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN HÙNG CÁ ...................................................... 66 5.2.1 Giải pháp nâng cao lợi nhuận ...................................................................... 66 5.2.2 Giải pháp về thị trường ............................................................................ 67 5.2.3 Giải pháp nguồn nhân lực ........................................................................ 69 5.2.4 Một số giải pháp khác .............................................................................. 69 CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................... 700 6.1 KẾT LUẬN ................................................................................................ 700 6.2 KIẾN NGHỊ ............................................................................................... 711 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 722 PHỤ LỤC ........................................................................................................... 733 vii DANH SÁCH BẢNG Trang Bảng 2.1: Phân loại các nguồn lực .................................................................... 7 Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Hùng Cá qua ba năm 2011 – 2013.............................................................................................. 30 Bảng 4.1: Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu của Công ty TNHH Hùng cá qua ba năm 2011 – 2013 .................................................................................. 36 Bảng 4.2: Kim ngạch xuất khẩu từng thị trường của Công ty TNHH Hùng Cá qua ba năm 2011 – 2013 .................................................................................. 42 Bảng 4.3: Đánh giá khái quát mức độc lập tài chính của Công ty TNHH Hùng Cá từ năm 2011 – 2013 .................................................................................... 46 Bảng 4.4: Đánh giá khát quát khả năng thanh toán của Công ty TNHH Hùng Cá từ năm 2011 -2013 ..................................................................................... 48 Bảng 4.5: Những thành tựu đạt được của Công ty TNHH Hùng Cá ............... 53 Bảng 4.6: Phân tích SWOT của Công ty TNHH Hùng Cá .............................. 57 Bảng 4.7: Thị phần sản phẩm của Công ty TNHH Hùng Cá từ năm 2011 – 2013 ................................................................................................................. 64 viii DANH SÁCH HÌNH Trang Hình 2.1: Sơ đồ Ma trận SWOT ................................................................... 17 Hình 3.1: Sơ đồ Cơ cấu tổ chức ..................................................................... 23 Hình 3.2: Các sản phẩm của công ty TNHH Hùng Cá .................................. 26 Hình 3.3: Quy trình công nghệ sản xuất của Công ty TNHH Hùng Cá ........ 27 Hình 3.4: Biểu đồ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của Công ty TNHH Hùng Cá từ năm 2011 -2013 ............................................................. 31 Hình 3.5: Biểu đồ Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp của Công ty TNHH Hùng Cá từ năm 2011 -2013 ............................................................. 35 Hình 3.6: Biểu đồ Biểu đồ về sản lượng và kim ngạch xuất khẩu của Công ty TNHH Hùng Cá năm 2011 – 2013 ................................................................ 37 Hình 3.7: Biểu đồ Biểu đồ cơ cấu thị trường xuất khẩu của Công ty TNHH Hùng Cá năm từ năm 2011 – 2013 ................................................................ 43 ix DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DN : Doanh nghiệp EU : Châu Âu ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long Tp. HCM : Thành phố Hồ Chí Minh NLCT : Nâng lực cạnh tranh NLCTDN : Nâng lực cạnh tranh của doanh nghiệp VINAFIS : Hiệp hội nghề cá Việt Nam VASEP : Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam Công ty TNHH Hùng Cá: Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Hùng Cá x CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 SỰ CẦN THIẾT ĐỀ TÀI Thủy sản là loại thực phẩm được người tiêu dùng trên thế giới ưa thích sử dụng, trong đó phải kể đến cá tra. Trong dinh dưỡng học, cá tra là một món ăn quý có nhiều khoáng chất quan trọng và có nhiều loại vitamin, đặc biệt là vitamin A, D và chứa nhiều DHA rất tốt cho sức khỏe của con người. Khác với nhiều mặt hàng thực phẩm khác, thủy sản là mặt hàng mang tính thương mại quốc tế cao. Sản phẩm xuất khẩu thủy sản của Việt Nam không ngừng được phát triển, sản lượng và kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đều tăng qua các năm, trở thành một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam chiếm vị thế quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Cụ thể qua thống kê của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) kim ngạch xuất khẩu cá tra qua các năm như sau: năm 2007 kim ngạch xuất khẩu là 3,76 tỉ USD, năm 2008 kim ngạch xuất khẩu là 4,53 tỉ USD, năm 2009 kim ngạch xuất khẩu là 4,25 tỉ USD, năm 2010 kim ngạch xuất khẩu là 4,95 tỉ USD. Tuy kim ngạch xuất khẩu của năm 2009 có giảm nhưng nhìn chung ta thấy kim ngạch xuất khẩu cá tra tăng qua các năm. Tuy nhiên, tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong những năm gần đây gặp nhiều khó khăn và sản lượng xuất khẩu sụt giảm. Theo Võ Hùng Dũng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Cá tra Việt Nam, từ năm 2011 - 2013 kim ngạch xuất khẩu cá tra giảm. Cụ thể, năm 2011 kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này là 1,8 tỉ USD, năm 2012 phấn đấu đạt 2 tỉ USD nhưng thực tế chỉ đạt hơn 1,75 tỉ USD. Ngành cá tra rơi vào tình trạng gần như khủng hoảng, kéo dài sang năm 2013. Theo ước tính của Tổng cục thủy sản giá trị xuất khẩu cá tra năm 2013 đạt 1,8 tỉ USD. Và theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu Thủy sản Việt Nam dự báo, kim ngạch xuất khẩu cá tra năm 2014 giảm 5% so với năm 2013. Tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam gặp nhiều khó khăn, vì vậy các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản nói chung cũng gặp nhiều khó khăn hơn trong việc xuất khẩu. Một doanh nghiệp muốn tồn tại trên thị trường thì cần phải có khả năng cạnh tranh. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được thể hiện qua thực lực và lợi thế của doanh nghiệp so với đối thủ trong việc sản xuất và cung ứng sản phẩm dịch vụ ra thị trường. Một doanh nghiệp được coi là có năng lực cạnh tranh khi có khả năng vừa tối đa hóa lợi ích của mình vừa thỏa mãn tốt nhu cầu của khách hàng. Cạnh tranh có vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế và là động lực thúc đẩy đổi mới trong sản xuất. Mặc dù tình hình xuất 1 khẩu thủy sản đang gặp khó khăn nhưng riêng Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Hùng Cá (Công ty TNHH Hùng Cá) vẫn giữ được tốc độ phát triển tăng cụ thể qua các năm như sau: năm 2011 sản lượng xuất khẩu là 17.689.501 tấn và kim ngạch xuất khẩu là 48.469.233 USD, năm 2012 sản lượng xuất khẩu là 14.954.438 tấn và kim ngạch xuất khẩu là 41.025.019 USD, đến năm 2013 sản lượng xuất khẩu là 24.823.516 tấn và kim ngạch xuất khẩu là 53.154.849 USD. Từ các số liệu trên ta thấy Hùng Cá có tốc độ phát triển tăng. Tuy nhiên, hiện nay các doanh nghiệp đều tìm cách để có thể đáp ứng được những yêu cầu của những thị trường khó tính và nâng cao khả năng cạnh tranh của mình hơn để có thể tồn tại trong nền kinh tế thị trường khi mức độ cạnh tranh ngày càng khốc liệt như hiện nay. Một số công ty lớn trong ngành thủy sản đã không ngần ngại tìm các đối tác nước ngoài nhằm tăng vốn để mở rộng hoạt động sản xuất trong thời gian tới nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Trước tình đó để có thể giữ vững và nâng cao khả năng cạnh tranh xuất khẩu, cũng như giúp tăng giá trị xuất khẩu và phát triển thêm nhiều thị trường mới gắn với định hướng phát triển của công ty đưa thương hiệu Hùng Cá đến với thị trường thế giới. Em quyết định chọn đề tài: “Phân tích năng lực cạnh tranh xuất khẩu của Công ty TNHH Hùng Cá”. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích năng lực cạnh tranh xuất khẩu của Công ty TNHH Hùng Cá nhằm đề ra những giải pháp ổn định và nâng cao khả năng cạnh tranh xuất khẩu góp phần tăng giá trị xuất khẩu của công ty. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể  Mục tiêu 1: Phân tích tình hình xuất khẩu cá tra của công ty qua ba năm từ năm 2011 - 2013.  Mục tiêu 2: Phân tích năng lực cạnh tranh cốt lõi đối với hoạt động xuất khẩu cá tra sang thị trường các nước.  Mục tiêu 3: Trên cơ sở phân tích năng lực cạnh tranh. Từ đó, đề xuất những giải pháp nhằm góp phần tăng giá trị xuất khẩu của công ty sang thị trường thế giới. 2 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Phạm vi về không gian Đề tài được nghiên cứu tại Công ty TNHH Hùng Cá. Địa chỉ: Khu công nghiệp Thanh Bình, Đường quốc lộ 30, Huyện Thanh Bình, Tỉnh Đồng Tháp. 1.3.2 Phạm vi về thời gian Các số liệu phân tích về tình hình xuất khẩu của Công ty TNHH Hùng Cá, số liệu được cập nhật từ năm 2011 - 2013. Đề tài được thực hiện từ ngày 06/01/2014 đến ngày 28/04/2014. 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu Các vấn đề nghiên cứu liên quan đến năng lực cạnh tranh xuất khẩu của công ty như: thực trạng, thuận lợi, khó khăn, tiềm năng, thách thức và giải pháp. 3 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1.1 Khái niệm về cạnh tranh và các vấn đề có liên quan 2.1.1.1 Khái niệm về cạnh tranh Cạnh tranh, nói chung, là sự phấn đấu, vươn lên không ngừng để giành lấy vị trí hàng đầu trong một lĩnh vực hoạt động nào đó bằng cách ứng dụng những tiến bộ khoa học – kỹ thuật tạo ra nhiều lợi thế nhất, tạo ra sản phẩm mới, tạo ra năng suất và hiệu quả cao nhất. (Trần Sửu, 2006, trang 26). Cạnh tranh trong kinh tế là quá trình kinh tế mà trong đó các chủ thể kinh tế ganh đua nhau, tìm mọi biện pháp (cả nghệ thuật kinh doanh và thủ đoạn) để đạt được mục tiêu kinh tế chủ yếu của mình như chiếm lĩnh, giành giật thị trường, khách hàng cũng như đảm bảo tiêu thụ có lợi nhất nhằm nâng cao vị thế của mình. (Lê Nguyễn Đoan Khôi, 2013, trang 101). 2.1.1.2 Vai trò và chức năng của cạnh tranh  Cạnh tranh là cơ chế vận hành chủ yếu của kinh tế thị trường, là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế. Đi sâu vào phân tích các chức năng cạnh tranh như sau:  Trên bình diện toàn nền kinh tế, cạnh tranh có vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế, góp phần phân bổ nguồn lực có hiệu quả nhất thông qua việc kích thích các doanh nghiệp (DN) sử dụng các nguồn lực tối ưu nhất cũng như hạn chế được những méo mó của thị trường, góp phần phân phối lại thu nhập một cách có hiệu quả hơn và góp phần nâng cao phúc lợi xã hội.  Trên bình diện DN, bằng sự hấp dẫn của lợi nhuận từ việc đi đầu về chất lượng, mẫu mã cũng như áp lực phá sản nếu đứng lại, cạnh tranh buộc các DN phải luôn cải tiến, đổi mới công nghệ, phương pháp sản xuất, quản lý nhằm nâng cao chất lượng hạ giá thành sản phẩm, tăng hiệu quả sản xuất và lợi nhuận, qua đó đồng thời nâng cao sức cạnh tranh của chính các DN.  Trên bình diện người tiêu dùng, cạnh tranh tạo ra sự lựa chọn rộng rãi hơn, bảo đảm cả người sản xuất lẫn người tiêu dùng không thể áp đặt giá cả tùy tiện. Với khía cạnh đó cạnh tranh là yếu tố điều tiết thị trường, quan hệ cung cầu, góp phần hạn chế méo mó giá cả và lành mạnh hóa mối quan hệ xã hội.  Cạnh tranh có thể mang lại lợi ích xã hội cho người này, DN này và gây thiệt hại cho người khác, DN khác; song xét dưới gốc độ toàn xã hội, cạnh 4 tranh luôn có tác động tích cực. Đối với nền kinh tế, cạnh tranh đảm nhận một số chức năng quan trọng:  Cạnh tranh đảm bảo điều chỉnh giữa cung và cầu. Cạnh tranh hướng việc sử dụng các nhân tố sản xuất vào những nơi có hiệu quả nhất.  Cạnh tranh tạo môi trường thuận lợi để sản xuất thích ứng với sự biến động của cầu và công nghệ sản xuất.  Cạnh tranh có tác động một cách tích cực đến phân phối thu nhập. Cạnh tranh sẽ hạn chế hành vi bốc lột trên cơ sở quyền lực thị trường và việc hình thành thu nhập không tương thích với năng suất. (Lê Nguyễn Đoan Khôi, 2013, trang 102-103). 2.1.1.3 Năng lực cạnh tranh Năng lực cạnh tranh (NLCT) của sản phẩm là khả năng sản phẩm đó tiêu thụ được nhanh trong khi có nhiều người cùng bán loại sản phẩm đó trên thị trường. Hay nói cách khác, NLCT của sản phẩm được đo bằng thị phần của sản phẩm đó. NLCT của sản phẩm phụ thuộc vào chất lượng của nó, giá cả, tốc độ cung cấp, dịch vụ đi kèm, uy tín của người bán, thương hiệu, quảng cáo, điều kiện mua bán. (Trần Sửu, 2006, trang 27-28). Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp (NLCTDN) là khả năng DN tạo ra được lợi thế cạnh tranh, có khả năng tạo ra năng suất và chất lượng cao hơn đối thủ cạnh tranh, chiếm lĩnh thị phần lớn, tạo ra thu nhập cao và phát triển bền vững. Để đánh giá NLCTDN người ta dựa vào nhiều tiêu chí: thị phần, doanh thu, lợi nhuận và tỉ suất lợi nhuận, thu nhập bình quân, phương pháp quản lý, bảo vệ môi trường, uy tín của DN đối với xã hội, tài sản của DN nhất là tài sản vô hình, tỉ lệ công nhân lành nghề, tỉ lệ đội ngủ quản lý giỏi, nghiên cứu và sáng tạo,… Những yếu tố đó tạo cho DN có lợi thế cạnh tranh, tức là tạo cho DN có khả năng triển khai các hoạt động với hiệu suất cao hơn các đối thủ cạnh tranh, tạo ra giá trị cho khách hàng dựa trên sự khác biệt hóa trong các yếu tố của chất lượng hoặc chi phí thấp hoặc cả hai. (Trần Sửu, 2006, trang 27-28). 2.1.2 Năng lực cạnh tranh cốt lõi 2.1.2.1 Năng lực cốt lõi  Năng lực cốt lõi của của một DN thường được hiểu là những khả năng mà DN có thể làm tốt, nhưng phải đồng thời thỏa mãn ba điều kiện:  Khả năng đó đem lại lợi ích cho khách hàng;  Khả năng đó đối thủ cạnh tranh rất khó bắt chước;  Có thể vận dụng khả năng đó để mở rộng cho nhiều sản phẩm và thị trường khác. 5 Năng lực cốt lõi có thể là công nghệ, bí quyết kỹ thuật, mối quan hệ thân thiết với khách hàng, hệ thống phân phối, thương hiệu mạnh. Năng lực cốt lõi tạo nên lợi thế cạnh tranh cho DN trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong kinh doanh, khi phát triển sản phẩm, dịch vụ mới, DN thường dựa vào năng lực cốt lõi, tức những thế mạnh sẵn có của mình. Đây được xem là ưu tiên hàng đầu đối với nhiều DN khi xem xét các quyết định phát triển sản phẩm, dịch vụ mới bổ sung cho sản phẩm, dịch vụ hiện có. Năng lực cốt lõi sẽ tạo cho DN lợi thế cạnh tranh, giúp giảm thiểu rủi ro trong việc xây dựng mục tiêu và hoạch định chiến lược, góp phần quyết định vào sự thành bại của các dự án. Đã từng có không ít tranh luận gay gắt trong các cuộc hợp bàn về chiến lược là liệu có nhất thiết phải dựa vào năng lực cốt lõi của DN khi muốn phát triển sản phẩm, dịch vụ hay ngành nghề kinh doanh mới? Kết luận cuối cùng không phải lúc nào cũng giống nhau và đạt được sự đồng thuận. Các cấp quản trị thận trọng thường kiên quyết bảo vệ quan điểm phải dựa vào năng lực cốt lõi – thế mạnh sẵn có của công ty; trong khi một số khác thích mạo hiểm thì cho rằng không nhất thiết phải như vậy. Tuy năng lực cốt lõi tạo cho DN lợi thế cạnh tranh, nhưng nếu cho rằng khi phát triển sản phẩm, dịch vụ mới DN nhất thiết phải dựa vào năng lực cốt lõi là điều không phải lúc nào cũng đúng. Năng lực cốt lõi không phải tự nhiên mà có. Nó được hình thành và phát triển trong quá trình sản xuất, kinh doanh của DN. Năng lực cốt lõi khi đã có thì chúng cần được tiếp tục xây dựng, phát triển thêm cả về chất lượng lẫn số lượng. (Ngô Kim Thanh, 2009, trang 123-124).  Theo CK Prahalad and Gary Hamel (1990), cho rằng “Năng lực cốt lõi là một yếu tố cụ thể mà một DN xem là trung tâm cho mọi hoạt động của DN hoặc của con người trong DN. Năng lực cốt lõi đáp ứng ba tiêu chí chính:  Không dễ cho đối thủ bắt chước  Có thể khai thác cho nhiều sản phẩm và thị trường  Phải gia tăng giá trị cho người tiêu dùng sau cùng. 2.1.2.2 Các nguồn lực của doanh nghiệp  Mọi doanh nghiệp đều có các nguồn lực nhưng không phải tất cả các nguồn lực là duy nhất và có khả năng dẫn đến lợi thế cạnh tranh bền vững. Để trở thành duy nhất, có NLCT cao thì nguồn lực đó phải khó xây dựng, khó mua, khó thay thế hoặc khó bắt chước. Nguồn lực là những tài sản riêng của DN. Có thể phân nguồn lực làm hai loại là: Nguồn lực hữu hình và nguồn lực vô hình. 6  Nguồn lực hữu hình bao gồm: các nguồn lực vật chất và nguồn lực tài chính.  Nguồn lực vô hình bao gồm: Nhân lực, công nghệ, danh tiếng và mối quan hệ. Bảng 2.1: Phân loại các nguồn lực Các nguồn lực tài chính Khả năng nợ, các mức tín dụng, tài sản ròng hiện có, dự trữ tiền mặt, và bất cứ một tài sản tài chính nào khác. Các nguồn lực vật chất Nhà xưởng, thiết bị, đồ đạc, nguyên liệu, thiết bị văn phòng, phương tiện sản xuất máy móc. Các nguồn lực nhân lực Kinh nghiệm, kiến thức, kỹ năng của nhà quản lý và nhân viên; Khả năng thích ứng và lòng trung thành của nhân viên. Nghiên cứu và phát triển Các bằng sáng chế phát minh, bản quyền, bí mật công nghệ. Danh tiếng Nhãn hiệu sản phẩm, nhãn hiệu thương mại; Thương hiệu, hình ảnh doanh nghiệp, văn hóa của doanh nghiệp. Mối quan hệ Quan hệ với khách hàng, nhà cung cấp, nhà phân phối và chính phủ, cộng đồng. Nguồn: Quản trị chiến lược, Lê Nguyễn Đoan Khôi (2013)  Các nguồn lực của một DN là đầu vào cần thiết để thực hiện công việc, chúng sẽ có giá trị hơn nhiều khi được DN sử dụng nhằm trực tiếp giúp cho DN đạt được bất cứ mục tiêu nào đề ra.  Như vậy, các nguồn lực khác nhau là đầu vào tạo nên tiềm lực của DN, tiềm lực có thể được xác định là các công việc thường nhật và các qui trình của DN quyết định mức độ hiệu quả và hiệu suất làm việc của DN đó trong việc chuyển hóa đầu vào (các nguồn lực) thành đầu ra (sản phẩm, bao gồm hàng hóa vật chất và hàng hóa dịch vụ).  Việc tạo ra tiềm lực cho DN không chỉ đơn giản là vấn đề kết hợp các nguồn lực mà còn là sự phối hợp phức tạp giữa con người với nhau và giữa con người với các nguồn lực của DN. Khi các thành viên của DN làm việc, kết hợp các nguồn lực của DN và trong phạm vi cấu trúc các hoạt động thường nhật và các qui trình của tổ chức, họ tích lũy những kinh nghiệm và kiến thức để tìm cách tốt nhất nhằm thu được giá trị từ các nguồn lực và biến chúng thành những năng lực cốt lõi hoặc tiềm lực riêng của DN. Trên thực tế, trước khi tiềm lực DN có thể trở thành nguồn gốc của lợi thế cạnh tranh thì các tiềm 7 lực này phải thật sự là tiêu biểu và phải đóng góp cho sự phát triển NLCT cốt lõi của DN. (Lê Nguyễn Đoan Khôi, 2013, trang 112-113). 2.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Năng lưc cạnh tranh của DN chịu tác động của nhiều yếu tố, nó bao gồm các yếu tố thuộc môi trường kinh doanh bên ngoài, các yếu tố bên trong DN và cả yếu tố thuộc bản thân sản phẩm dịch vụ cũng ảnh hưởng trực tiếp đến NLCTDN.  Sản phẩm dịch vụ: “Chữ tín của sản phẩm dịch vụ quyết định chữ tín của DN và tạo lợi thế có tính quyết định trong cạnh tranh”. Ngày nay, hầu hết các DN cho rằng sản phẩm là yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất đến NLCTDN bởi nó tác động trực tiếp đến người tiêu dùng. Yếu tố này thường thể hiện chủ yếu những mặt sau:  Về trình độ của sản phẩm, dịch vụ: Chất lượng, tính hữu dụng, mẫu mã kiểu dáng. Tùy theo những sản phẩm dịch vụ khác nhau mà chúng ta lựa chọn những chỉ tiêu khác nhau có tính chất quyết định cho trình độ sản phẩm. DN sẽ chiến thắng trong cạnh tranh nếu như lựa chọn trình độ của sản phẩm dịch vụ ngày càng phù hợp với nhu cầu thị trường, khi đó NLCT càng cao.  Chất lượng của sản phẩm, dịch vụ: Chất lượng sản phẩm, dịch vụ cung cấp cho khách hàng tác động trực tiếp đến người tiêu dùng nên nó quyết định đến NLCTDN. Nó đảm bảo cho DN mở rộng được phần thị trường, tiêu thụ sản phẩm dịch vụ nhiều hơn, đảm bảo thu hồi vốn nhanh để sản xuất. (Lê Nguyễn Đoan Khôi, 2013, trang 106).  Sự sẵn sàng của các nhân tố đầu vào: Các nhân tố đầu vào gồm nhân lực, nguyên liệu, phụ liệu, bán thành phẩm, nhiên liệu, công nghệ, thông tin. Các yếu tố này phải sẵn sàng, nghĩa là phải có dự trữ đủ số lượng, chủng loại và chất lượng, để kịp thời cung cấp cho các bộ phận sản xuất – kinh doanh khi cần. Nếu không sẵn sàng tức là gián đoạn quá trình sản xuất – kinh doanh, làm giảm năng suất và chất lượng, hậu quả là giảm NLCT. (Trần Sửu, 2006, trang 55).  Hệ thống phân phối và bán hàng: xây dựng được một hệ thống kênh phân phối hợp lý sẽ giúp cho DN có điều kiện tập trung đầu tư vào công nghệ sản xuất của mình, làm cho quá trình lưu thông hàng hóa được nhanh chóng, nâng cao NLCT. Cạnh tranh về phân phối và bán hàng được thể hiện qua các nội dung chủ yếu sau đây: 8
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng