Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ phân tích một số mẫu muối ăn trên thị trường...

Tài liệu phân tích một số mẫu muối ăn trên thị trường

.DOCX
29
1543
96

Mô tả:

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KHOA HOÁ HỌC ------ BÀI TẬP LỚN Học phần: PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG Đề tài: NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG NATRI CLORUA (NaCl) TRONG CÁC LOẠI MUỐI ĂN CÓ TRÊN THỊ TRƯỜNG GVHD: NGUYỄN HỮU HIỀN SVTH: LÊ THỊ XUÂN LỚP: HÓA 3B MÃ SV: 15S2011102 Huế, 1/2018 MỤC LỤC A. PHẨN MỞ ĐẦU............................................................................................... 3 I. Lý do chọn đề tài....................................................................................................3 II. Phạm vi nghiên cứu...........................................................................................3 III. Nhiệm vụ nghiên cứu.........................................................................................3 IV. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................3 B. TỔNG QUAN VỀ MUỐI.................................................................................4 I. LỊCH SỬ CỦA MUỐI...........................................................................................4 II. ĐỊNH NGHĨA – CẤU TRÚC – THÀNH PHẦN HÓA HỌC – ĐỘ TAN........6 1. Định nghĩa...................................................................................................... 6 2. Cấu trúc..........................................................................................................6 3. Thành phần hóa học......................................................................................7 4. Độ tan..............................................................................................................7 III. PHÂN LOẠI MUỐI ĂN................................................................................... 7 1. Muối thô......................................................................................................... 7 2. Muối tinh........................................................................................................ 8 3. Muối biển........................................................................................................9 4. Muối Kosher...................................................................................................9 5. Muối iốt........................................................................................................ 10 IV. CÔNG DỤNG CỦA MUỐI............................................................................ 10 1. Cần thiết cho sức khỏe................................................................................11 2. Chất bảo quản, gia vị.................................................................................. 11 3. Trị bệnh........................................................................................................ 11 4. Lau chùi........................................................................................................12 5. Sát trùng, sát khuẩn....................................................................................13 6. Làm đẹp........................................................................................................13 7. Khử mùi hôi................................................................................................. 14 V. QUY TRÌNH SẢN XUẤT MUỐI......................................................................15 C. THỰC NGHIỆM............................................................................................ 17 I. Phương pháp xác định hàm lượng clorua trong muối ăn................................17 1. Đường cong chuẩn độ (xét đối với phương trình đo bạc)........................17 2. Các phương pháp xác định điểm tương đương........................................ 20 II. Tiến hành thí nghiệm...................................................................................... 22 1. Thu thập mẫu...............................................................................................22 2. Xác định khối lượng các muối clorua có trong mẫu muối đã thu thập..22 III. Kết quả thực nghiệm...................................................................................... 23 KẾT LUẬN.......................................................................................................... 25 I. Lý do chọn đề tài A. PHẨN MỞ ĐẦU Muối ăn là gia vị hằng ngày và có vai trò đặc biệt quan trọng đối với cơ thể sống nói chung và con người nói riêng. Trong quá trình phát triển, mỗi giai đoạn khác nhau cần phải cung cấp lượng muối khác nhau để cân bằng thể dịch trong cơ thể, duy trì sự tồn tại và hoạt động bình thường của các cơ quan trong cơ thể. Do vậy, phân tích định lượng cho phép chúng ta sử dụng những phương pháp hóa học để xác định thành phần của các mẫu muối có trên thị trường đảm bảo hàm lượng các chất cần thiết phục vụ các yêu cầu về sức khỏe của người tiêu dùng, đó là lý do chúng tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu phương pháp xác định hàm lượng natri clorua (NaCl) trong các loại muối ăn có trên thị trường”. II. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu một số mẫu muối ăn có trên thị trường: muối thường và muối tinh luyện. III. Nhiệm vụ nghiên cứu Xác định hàm lượng NaCl của một số mẫu muối ăn có trên thị trường, từ đó tiến hành phân tích thực nghiệm xem muối đó có đạt chuẩn về sức khỏe. IV. Phương pháp nghiên cứu  Nghiên cứu cơ sở lý thuyết của đề tài.  Tiến hành phân tích thực nghiệm xác định hàm lượng NaCl có trong các mẫu muối. B. TỔNG QUAN VỀ MUỐI I. LỊCH SỬ CỦA MUỐI Chúng ta phải công nhận muối là một tài nguyên dồi dào. Trong những điều kiện hóa học, muối được tạo nên từ sự kết hợp của 1 ion Natri và 1 ion Clorua, hình thành nên một trong những phân tử cơ bản nhất trên Trái Đất. Nó cũng là một trong những nhân tố phong phú nhất: Người ta ước lượng rằng những mỏ muối nằm dưới bang Kansas có thể cung cấp cho nhu cầu của toàn thế giới cho tới 250,000 năm sau. Nhưng muối cũng là một yếu tố thiết yếu. Không có muối, cuộc sống tự nó sẽ không thể tồn tại từ khi cơ thể con người cần được cung cấp các khoáng chất để thực hiện đúng chức năng của nó. Sự tập hợp các ion Natri trong máu trực tiếp liên quan đến sự điều tiết mức độ chất lỏng an toàn cho cơ thể. Và trong khi tất cả chúng ta quen với việc sử dụng muối để nấu ăn, chúng ta có thể không nhận thức rằng yếu tố này được sử dụng trong 14,000 hoạt động thương mại. Từ việc chế tạo bột giấy và giấy tới việc nhuộm các sợi vải và vải, từ sản xuất xà bông và những chất tẩy rửa những con đường để người đi lại có thể di chuyển an toàn vào mùa đông, muối đóng một vai trò thiết yếu trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Muối có một vai trò lâu dài và ảnh hưởng tới lịch sử thế giới. Khả năng bảo quản của muối là cơ sở của các nền văn minh. Nó góp phần loại bỏ sự phụ thuộc vào khả năng cung ứng thực phẩm theo mùa và cho phép con người có thể đi xa khỏi nơi cư trú mà không lo sợ thiếu thực phẩm. Từ những buổi bình minh của nền văn minh nhân loại, nó đã là một nhân tố chính yếu trong sự phát triển kinh tế, tôn giáo, xã hội và chính trị. Trong mọi ngóc ngách của thế giới, muối là chủ đề của sự mê tín dị đoan, truyền thống dân gian, và chiến tranh, và đã từng được sử dụng làm tiền tệ. Được coi như loại hàng hóa quý giá và dễ mang đi, muối là nền tảng của nền kinh tế trong suốt chiều dài lịch sử. Thực tế, nhà nghiên cứu M.R. Bloch phỏng đoán rằng nền văn minh nhân loại nảy nở dọc theo các rìa sa mạc vì bề mặt các mỏ muối tự nhiên được tìm thấy ở đây. Bloch cũng tin rằng cuộc chiến tranh đầu tiên – gần như là cuộc chiến gần những thành phố cổ đại của Essalt trên sông Jordan- có thể diễn ra do tranh dành nguồn cung khoáng sản quý giá. Vào năm 2200 trước công nguyên, hoàng đế Trung Quốc, Hsia Yu, đánh thuế vào muối. Ở Tibet, Marco Polo ghi lại rằng những chiếc bánh nhỏ xíu làm từ muối được in những hình ảnh của Grand Khan để sử dụng như tiền xu và tại thời gian này, nó vẫn được những người dân du mục Ethiopia’s Danakil Plains sử dụng làm tiền tệ. Những thương gia Hy Lạp buôn bán nô lệ thường đổi muối lấy nô lệ, hình thành nên một câu thành ngữ rằng một vài nô lệ “không đáng giá muối của ông ta”. Lính lê dương của La Mã cổ đại được trả lương bằng muối, đây cũng là nguồn gốc ra đời từ “salary” trong tiếng Latinh. Các nhà buôn ở thế kỉ 12 Timbuktu – cửa ngõ tới sa mạc Sahara và vị trí của các học giả – định giá muối cao như sách và vàng. Ở Pháp, Charles của Anjou đánh thuế muối làm nguồn tài chính phục vụ cho công cuộc xâm chiếm kinh thành Naples. Sự căm giận thuế muối châm ngòi cho cuộc cách mạng Pháp. Mặc dù cuộc cách mạng bãi bỏ thuế muối một cách nhanh chóng sau đó Louis XVI, nền cộng hòa Pháp tái thiết lập thuế muối vào đầu thế kỷ 19; mãi cho tới năm 1946 loại thuế này mới được bãi bỏ. Erie Canal, một thành tựu kỹ thuật nối liền hồ lớn Great Lakes tới sông New York’s Hudson năm 1825, được gọi là “cái mương xây từ muối”. Khoản thu từ thuế muối chi trả một nửa tổng chi phí xây dựng kênh đào này. Nền quân chủ Anh quốc được duy trì với mức thuế muối cao, dẫn tới sự nhộn nhịn của thị trường chợ đen cho loại tinh thế trắng này. Vào năm 1785, bá tước Dundonald ghi rằng mỗi năm ở Anh, 10,000 người bị bắt giữ vì buôn lậu muối. Và sự chống lại luật lệ này xảy ra vào năm 1930 khi Mahatma Gandhi hành quân 200 dặm tới đại dương Ả rập để thu thập muối không bị đánh thuế cho những người nghèo ở Ấn Độ. Trong tôn giáo và văn hóa, muối đóng một vị trí quan trọng và lâu dài với những người sùng bái Hy Lạp dùng muối làm vật dâng hiến trong các nghi lễ. Ngoài ra, trong truyền thống Phật giáo, muối bài trừ những linh hồn quỷ dữ. Điều này giải thích cho tục lệ ném muối qua vai trước khi bước vào nhà sau tang lễ: người ta sợ rằng những linh hồn quỷ dữ có thể bám vào lưng người. Tôn giáo Shinto cũng sử dụng muối để làm sạch nơi ở. Trước khi đô vật Sumo bước vào trận đấu, thực sự là một nghi thức Shinto phức tạp, một nhúm muối được ném vào trong trung tâm để loại bỏ những linh hồn “xấu bụng”. Ở phía Đông Nam nước Mĩ, người Pueblo tôn sùng “Đức mẹ muối”. Những bộ lạc địa phương khác hạn chế đáng kể những người được phép ăn muối. Huyền thoại Hopi khẳng định rằng sự tức giận của Warrior Twins đã trừng phạt loài người bằng việc đặt những mỏ muối quý giá các xa nền văn minh, đòi hỏi con người làm việc vất vả và dũng cảm khai thác khoáng chất quý giá này. Năm 1933, Dalai Lama được chôn cất trên một chiếc giường làm từ muối. Ngày nay, món quà từ muối tồn tại ở Ấn Độ như một dấu hiệu hiệu nghiệm của sự chúc phúc và là minh chứng cho sự giải phóng Ấn Độ của Mahatma Gandhi. Mặt trái của muối chỉ là nó là nguồn gốc của những cuộc xung đột, muối đã tạo ra và hủy diệt các vương quốc, trong khi cơ thể con người và nền kinh tế quốc gia trở nên căng thẳng vì muối là tài nguyên hữu hạn. Hàng ngàn quân đội của Napoleon chết trong khi quân Pháp rút lui từ Moscow vết thương không được chữa lành và sức đề kháng kém mà nguyên nhân là do sự thiếu hụt muối. Việc buôn bán muối dựa trên một thực tế- nó đem lại lợi nhuận hơn khi bán các thực phẩm có chứa muối chứ không phải chính muối. Trước khi các mỏ muối ở Cheshire được phát hiện thì việc kinh doanh khổng lồ các loại cá của người Anh đối với muối của người Pháp đã từng tồn tại. Điều này không phải là sự hòa hợp tốt đẹp cho mỗi quốc gia khi họ không muốn phụ thuộc vào nhau. Cuộc tìm kiếm cá và muối đã dẫn đến cuộc chiến tranh bảy năm giữa hai nước. Với sự kiểm soát của người Anh đối với nghề muối ở Bahamas và cá tuyết Bắc Mĩ thì tầm ảnh hưởng của họ đã tăng lên nhanh chóng trên thế giới. Việc tìm kiếm các mỏ dầu vào cuối thế kỉ 19 và đầu thế kỉ 20 đã sử dụng các công nghệ và phương thức mà những người khai thác muối đã dùng, thậm chí đến mức mà họ tìm kiếm dầu ở những nơi có các mỏ muối. II. ĐỊNH NGHĨA – CẤU TRÚC – THÀNH PHẦN HÓA HỌC – ĐỘ TAN 1. Định nghĩa - Muối ăn hay trong dân gian còn gọi đơn giản là muối (tuy rằng theo đúng thuật ngữ khoa học thì không phải muối nào cũng là muối ăn) là một khoáng chất, được con người sử dụng như một thứ gia vị tra vào thức ăn. - Có rất nhiều dạng muối ăn: muối thô, muối tinh, muối iốt. Đó là một chất rắn có dạng tinh thể, có màu từ trắng tới có vết của màu hồng hay xám rất nhạt, thu được từ nước biển hay các mỏ muối. Muối thu được từ nước biển có các tinh thể nhỏ hoặc lớn hơn muối mỏ. Trong tự nhiên, muối ăn bao gồm chủ yếu là clorua natri (NaCl), nhưng cũng có một ít các khoáng chất khác (khoáng chất vi lượng). Muối ăn thu từ muối mỏ có thể có màu xám hơn vì dấu vết của các khoáng chất vi lượng. - Muối ăn là cần thiết cho sự sống của mọi cơ thể sống, bao gồm cả con người. Muối ăn tham gia vào việc điều chỉnh độ chứa nước của cơ thể (cân bằng lỏng). Vị của muối là một trong những vị cơ bản. Sự thèm muối có thể phát sinh do sự thiếu hụt khoáng chất vi lượng cũng như do thiếu clorua natri. 2. Cấu trúc Clorua natri tạo thành các tinh thể có cấu trúc cân đối lập phương. Trong các tinh thể này, các ion clorua lớn hơn được sắp xếp trong khối khép kín lập phương, trong khi các ion natri nhỏ hơn điền vào các lỗ hổng bát diện giữa chúng. Mỗi ion được bao quanh bởi 6 ion khác loại. Cấu trúc cơ bản như thế này cũng được tìm thấy trong nhiều khoáng chất khác và được biết đến như là cấu trúc halua. Cấu trúc tinh thể natri clorua Tinh thể muối ăn 3. Thành phần hóa học - Muối là hợp chất của ion kim loại ( hoặc NH4+) và các gốc axit, như: NaCl, KCl, FeSO4,… - Trong muối ăn chủ yếu là các chất vô cơ có công thức NaCl, một phần KCl và các chất khác. 4. Độ tan Độ tan của muối NaCl trong một số dung môi III. PHÂN LOẠI MUỐI ĂN Muối ăn được chia làm 5 loại với những mục đích cụ thể, có thể khác nhau về kích thước hạt, màu sắc độ lẫn tạp chất và vị mặn, ... 1. Muối thô Đặc điểm Muối thô có thể chứa không đủ lượng i-ốt cần thiết để phòng ngừa một số bệnh do thiếu i-ốt như bệnh bướu cổ. Quy trình sản xuất Việc sản xuất và sử dụng muối là một trong những ngành công nghiệp hóa chất lâu đời nhất. Muối có thể thu được bằng cách cho bay hơi nước biển dưới ánh nắng trong các ruộng muối. Ở những nước có mỏ muối thì việc khai thác muối từ các mỏ này có thể có giá thành thấp hơn. Các mỏ muối có lẽ được hình thành do việc bay hơi nước của các hồ nước mặn cổ. Việc khai thác các mỏ muối này có thể theo các tập quán thông thường hay bằng cách bơm nước vào mỏ muối để thu được nước muối có độ bão hòa về muối. 2. Muối tinh Đặc điểm Chủ yếu là chứa clorua natri (NaCl). Sau khi thu được muối thô, người ta sẽ tiến hành các công nghệ làm tinh để nâng cao độ tinh khiết cũng như các đặc tính để dễ dàng vận chuyển, lưu giữ. Việc làm tinh muối chủ yếu là tái kết tinh muối. Trong quá trình này người ta sẽ làm kết tủa các tạp chất (chủ yếu là các hợp chất của magiê và canxi). Quá trình bay hơi nhiều công đoạn sau đó sẽ được sử dụng để thu được clorua nátri tinh khiết và nó được làm khô. Kết cấu tinh thể khối vuông, hạt có kích thước nhỏ nhất trong các loại muối, qua quan sát có thể thấy các hạt muối đều và mịn hơn các loại muối còn lại. Do được khai thác ở các mỏ muối ngầm nên muối tinh thường không hay vón cục do chứa nhiều chất chống hút độ ẩm như calcium silicate. Muối tinh sau đó được đóng gói và phân phối theo các kênh thương mại. Công dụng Muối tinh, được sử dụng rộng rãi hiện nay. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 7% lượng muối tinh được sử dụng trong đời sống hàng ngày như là chất thêm vào thức ăn. Phần lớn muối tinh được sử dụng cho các mục đích công nghiệp, từ sản xuất bột giấy và giấy tới việc hãm màu trong công nghệ nhuộm vải hay trong sản xuất xà phòng và chất tẩy rửa và nó có một giá trị thương mại lớn. 3. Muối biển Đặc điểm Các hạt không đồng đều, màu muối có thể thay đổi do lượng khoáng chất trong muối còn tồn ở mức cao. Có thể được chia thành loại nhỏ và vừa tùy theo kích thước chúng. Công dụng Muối biển hạt nhỏ thường được dùng để nêm (trong lúc nấu), ướp giúp món ăn có vị mặn đậm đà nhất là các món ăn có từ hải sản. Muối biển hạt to có công dụng chà sát làm sạch và khử mùi, nhớt trên thực phẩm một cách hiệu quả. 4. Muối Kosher Đặc điểm Muối Kosher ít tinh luyện hơn muối tinh do kết cấu tinh thể dạng mảnh, to, hình dạng kim tự tháp rỗng, bông muối thường lớn hơn, không kết chặt lại với nhau. Do đó mà hình dạng muối Kosher thường thô, to và không mịn. Công dụng Với độ mặn vừa phải nên đây là loại muối mà các đầu bếp chuyên nghiệp thích sử dụng nhất do dễ dàng điểu chỉnh lượng nêm nếm vào thực phẩm trước, trong và sau khi nấu. Muối Kosher còn đặc biệt tốt khi ướp thịt gà, heo trước khi nấu. Lý do là bởi những tinh thể dạng mảnh của muối giúp giữ được độ ẩm tốt bên trong thịt, khiến sườn mềm hơn, thịt bò ngon ngọt hơn và ức gà mềm, ẩm hơn. 5. Muối iốt Đặc điểm Muối ăn ngày nay là muối tinh, chứa chủ yếu là clorua natri nguyên chất (95% hay nhiều hơn). Nó cũng chứa các chất chống ẩm. Thông thường nó được bổ sung thêm iốt dưới dạng của một lượng nhỏ iốtua kali. Công dụng Được sử dụng trong nấu ăn và làm gia vị. Muối ăn chứa iốt làm tăng khả năng loại trừ các bệnh có liên quan đến thiếu hụt iốt. Iốt là chất quan trọng trong việc ngăn chặn việc sản xuất không đủ của các hoóc môn tuyến giáp, thiếu iốt là nguyên nhân của bệnh bướu cổ hay chứng đần ở trẻ em và chứng phù niêm ở người lớn. IV. CÔNG DỤNG CỦA MUỐI Clorua natri là khoáng chất thiết yếu cho sự sống trên Trái Đất. Phần lớn các mô sinh học và chất lỏng trong cơ thể chứa các lượng khác nhau của clorua natri. Nồng độ các ion natri trong máu có mối liên quan trực tiếp với sự điều chỉnh các mức an toàn của hệ cơ thể chất lỏng. Sự truyền các xung thần kinh bởi sự truyện tính trạng tín hiệu được điều chỉnh bởi các ion natri. (Các ion kali- một kim loại có các thuộc tính rất giống natri, cũng là thành phần chính trong các hệ cơ thể). Dung dịch 0,9 % clorua natri trong nước được gọi là nước đẳng trương hay đung dịch sinh lý học do nó có là đẳng trương với huyết tương. Nó được biết đến trong y học như là normal saline. Dung dịch nước đẳng trương là cơ sở chính của phẫu thuật thay thế chất lỏng được sử dụng rộng rãi trong y học để ngăn chặn hay sử lí mất nước, hay truyền ven để ngăn sốc do mất máu. Người là dị thương trong số các loài linh trưởng do có sự tiết ra mồ hôi chứa một lượng lớn clorua natri. 1. Cần thiết cho sức khỏe Muối không thể thiếu với cơ thể, cần thiết để duy trì lượng máu tuần hoàn và huyết tương cơ thể, giúp cho đường glucozo có thể thấm qua thành ruột non và giúp cơ thể phản ứng của dây thần kinh nhạy bén hơn. Muối còn là chất tác dụng tích cực để điều hòa nhịp tim, đào thải các axit dư nhất là trong các tế bào…Lượng muối hằng ngày mà các bác sĩ khuyên dùng trung bình ở một người là 920- 2.300mg/ngày. 2. Chất bảo quản, gia vị Trong nấu ăn, muối ăn còn sử dụng làm chất bảo quản thực phẩm như ướp cá, tôm cho khỏi ươn, tanh; làm sạch thực phẩm và gia vị nêm nếm không thể thiếu trong mỗi món ăn ngon. 3. Trị bệnh Nước muối biển tự nhiên là một loại nước điện giải lý tưởng cho người bị ốm suy kiệt sức khỏe và mất nước, giúp điều chỉnh lượng đường trong máu rất tốt với bệnh nhân bị tiểu đường. Muối trị liệu chứng sưng họng đau, viêm khoang miệng, chảy máu chân răng, đau răng…bằng cách ngậm và súc muối nhiều lần trong ngày. Mỗi ngày vào lúc sáng sớm khi chưa ăn sáng uống một chén nước muối ấm pha loãng sẽ giúp rửa sạch ruột, trị chứng táo bón. Trong này, uống nước muối pha loãng sẽ giúp chống mất nước, đổ mồ hôi. Tuy nhiên, bổ sung quá nhiều hay quá ít muối ăn cho cơ thể có thể dẫn tới rối loạn điện giải và các vấn đề thần kinh rất nguy hiểm, thậm chí có thể gây chết người. Việc sử dụng quá nhiều muối ăn còn liên quan đến bệnh cao huyết áp. 4. Lau chùi - Rửa sạch ống thoát bồn cầu rửa chén bát. Hòa muối vào nước nóng rồi đổ vào ống thoát của bồn rửa chén để khử mùi và giữ cho mỡ không tích tụ. - Tẩy vết trắng trên bàn gỗ để lại bởi ly nước và đĩa nóng: Trộn muối với dầu thực vật rồi đem chà nhẹ lên vết dơ. - Chùi chảo gang dính mỡ: Rắc nhiều muối vào chảo rồi lấy khăn giấy chùi sạch. - Rửa tách trà/cà-phê cáu bẩn: Lấy muối trộn với xà-bông rửa chén rồi chà nhẹ lên vết cáu bẩn. - Chùi sạch tủ lạnh: Trộn dung dịch baking soda pha muối dùng để lau tủ lạnh sẽ làm mất mùi bên trong mà không phải dùng hóa chất. - Chùi đống đồ hay đồng thau: Trộn muối, bột mì và giấm (tỉ lệ 1:1:1) rồi lấy bột nhão chà lên kim loại. Khoảng một tiếng sau thì lấy khăn mềm chùi sạch và miếng vải khô đánh bong. - Chùi rỉ sét: Trộn muối và chanh với đủ nước để làm thánh bột nhão. Sau đó chà lên chỗ rỉ sét, để cho khô, rồi lấy khăn mềm và khô chà sạch. - Rửa bình pha cà phê: Cho muối và đá cục vào trong bình, lắc mạnh rồi súc bình cho sạch. 5. Sát trùng, sát khuẩn Nước pha loãng giúp sát trùng, sát khuẩn vết thương hở, vết thương do ong chích, côn trùng cắn, viêm da mê đay, viêm ngoài da rất hiệu quả. 6. Làm đẹp Muối biển đem lại rất nhiều hiệu quả làm đẹp cho da và tóc - Mùa đông rửa mặt và tắm bằng nước ấm có pha chút muối sẽ giúp da được thanh tẩy trở nên tươi sáng hơn, mềm mại và tránh được khô nẻ. - Muối giúp làm sạch loại bỏ các tế bào chết mà không cần kích ứng da, giúp thư giãn, xóa tan mệt mỏi, cân bằng tâm trạng. - Rang nóng muối hạt, cho vào túi vải chườm lên mặt, vùng bụng của phụ nữ mới sinh sẽ giúp giả bớt độc tố và làm cho da mặt săn chắc… bụng thon gọn hơn. - Pha muối nhạt dưỡng tóc sẽ giúp chống rụng tóc. Muối kết hợp với phèn chua dùng gội đầu, ủ tóc sẽ giúp trị gàu. 7. Khử mùi hôi Muối giúp khử mùi hôi chân, khử mùi hôi thực phẩm rất hiệu quả. Đặc biệt, các chất khoáng trong muối biển sẽ kích thích các huyệt đạo làm cho các cơ năng, gân bàn chân được thư giãn, giãn xương, chân khớp. Ngoài ra, muối còn có tác dụng khác như:  Diệt cỏ dạu mọc bừa bãi.  Thử độ tươi của trứng.  Làm sạch nồi đông, li, tách.  Tránh phai màu vải.  Để máy giặt khỏi bị tràn bọt ra ngoài.  Rửa vết bẩn trên hoa giả.  Ngăn mở đun bị cháy bốc lửa ra ngoài Muối ăn không chi dùng để ăn mà còn dùng cho việc khác trong ngành công nghiệp đặc biệt là ngành hóa chất. Điện phân dung dịch có màng ngăn: 2NaCl + 2H2O điện phân dd có màng ngăn 2NaOH + H2 + Cl2 NaOH dùng để điểu chế xà phòng, công nghiệp giấy. H 2 làm nhiên liệu, bơ nhân tạo, sản xuất axit. Cl2 sản xuất axit. Cl2 sản xuất chất dẻo, chất diệt trùng và sản xuất HCl. Na điều chế hợp kim, chất trao đổi nhiệt. NaClO là chất sản xuất tẩy rửa, tiệt trùng. V. QUY TRÌNH SẢN XUẤT MUỐI Ngày nay, muối được sản xuất bằng cách cho bay hơi nước biển hay nước muối từ các nguồn khác, chẳng hạn như các giếng nước muối, hồ muối và bằng cách khai thác muối mỏ. Phần lớn mọi người là quen thuộc với việc sử dụng nhiều muối trong nấu ăn, trong khi đó 80% lượng muối được ứng dụng trong ngành công nghiệp như sản xuất bột giấy và giấy tới cố định thuốc nhuộm trong công nghiệp dệt may và sản xuất vải, trong sản xuất xà phòng và bột giặt… Ở nước ta, sản lượng muối bằng phương pháp phơi cát sản xuất hàng năm vào khoảng 250 ngàn tấn, đủ cung cấp cho nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. Với điều kiện thời tiết, khí hậu của miền Bắc nước ta làm muối phơi cát vẫn là phương pháp duy nhất phù hợp. Kỹ thuật sản xuất muối theo phương pháp phơi cát tồn tại qua nhiều thế kỷ, kinh nghiệm sản xuất của diêm dân rất phong phú. Mỗi vùng, mỗi địa phương đều tích lũy những kinh nghiệm khác nhau. Tài liệu này tập hợp một cách hệ thống những vấn đề kỹ thuật cơ bản để sản xuất muối đạt năng suất cao, chất lượng tốt. Quy trình sản xuất muối phơi cát truyền thống: Nước biển được đưa vào sân phơi qua hệ thống cống mương bằng thủy triều. Trên bề mặt sân phơi đă rải một lớp cát mỏng làm trung gian để nhận nhiệt bức xạ mặt trời và muối từ nước biển. Nước biển ngấm từ dưới lên vào trong lớp cát sẽ được bay hơi tạo ra cát mặn. Cát mặn được thu lại, dùng nước chạt có nồng độ thấp hoặc nước biển hòa tan muối để lấy được nước chạt có nồng độ cao hơn trong một thiết bị gọi là chạt lọc. Nước chạt thu được chảy vào chỗ chứa gọi là thống con, thống cái. Sau đó nước chạt nồng độ cao được múc lên ô kết tinh để phơi tạo thành muối. Muối được cào, gom và thu lại chuyển vào kho chứa bằng xe cút kít hoặc bằng thúng gánh. Sơ đồ công nghệ gồm các phần chủ yếu, tuần tự theo dây chuyền sản xuất, bắt đầu từ nước biển cho đến khi kết tinh thành muối. Dây chuyền sản xuất gồm 3 công đoạn chính: - Kết tinh muối. - Cấp nước biển; - Sản xuất cát mặn và lọc chạt; Hình 2: Sơ đồ đơn vị sản xuất muối phơi cát Bảo quản muối Sau thu hoạch muối được vận chuyển và bảo quản trong kho có mái che. Do muối mới còn ướt, tiếp tục róc nước (nước ót), phải đến 2 tuần sau hàm lượng nước trong muối mới ổn định. Chính vì thế, kho chứa phải có kết cấu nền để thoát nước ra ngoài. Nếu không có hệ thống thoát nước tốt không những làm chất lượng muối xấu đi mà còn làm cho muối bị hao hụt nhiều hơn vì nước ót có nhiều tạp chất Magiê, muối sẽ hút ẩm từ ngoài không khí càng mạnh và làm hòa tan muối. Vì vậy muối không được để tiếp xúc với nền kho mà thường được lót phên nứa hoặc các vật liệu phi kim loại khác. Nền phải có độ dốc và xung quanh kho phải có mương thoát nước. Cần chú ý, vị trí làm kho cần lựa chọn thích hợp để không ảnh hưởng đến môi trường sinh thái. Nên làm kho chứa ở tại đồng muối, đặc biệt không được làm kho chứa và bảo quản muối tại nhà gần vườn, ao hồ nuôi cá nước ngọt. Sơ lược quy trình sản xuất muối sạch Nước biển hay nước mặn bơm từ giếng khoan- được dẫn vào ô bay hơi sơ cấp. Khi đạt độ muối 7% Bé (Bé: độ muối) thì cho vào ô bay hơi trung cập: Khi đạt 14% Bé thì chuyển nước sang ô cao cấp. Khi đạt 23% Bé thì bơm vào thùng chứa để xử lý tạp chất trước khi đưa vào ô kết tinh để phơi nắng, tạo muối. Các ô được san bằng, bừa kỹ, cán ép nền, dệt rong rêu, rươi trong đất, tạo mặt bằng phẳng, cứng, chắc đồng đều. Mỗi cấp ô chênh lệch nhau 4cm, để tháo nước được dễ dàng. Hệ thống thùng chứa để xử lý tạp chất có dung tích 1,5m3/thùng. Dung dịch sữa vôi tinh chế (nồng độ 100g/lít). Cứ một lít sữa vôi, cần cho 1000 lít nước chạt 23% Bé, Sô đa cũng vậy. Co nước chạt vào thùng đựng dung dịch, khuấy đều, sau đó để kết tủa. Các chất hữu cơ lơ lửng trong nước chạt lắng xuống đáy. Phần nước trong cho ra ô kết tinh. Ô kết tinh: Được làm bằng vữa bê tông hỗn hợp Mg- Ca, có kích thước (2x2x0,8m) chiếm diện tích 1/10 cho mỗi ha. Nước chạt sau xử lý cho vào ô kết tinh, sau một ngày thì thu hoạch muối (mỗi m2 thu được từ 1,2- 1,4kg). Thực trạng muối nước ta Việt Nam có hai phương pháp sản xuất từ muối biển, sản xuất theo phương pháp phơi cát ở miền Bắc và sản xuất theo phương pháp phơi nước ở miền Nam. Cả hai phương pháp này nếu sản xuất theo cách thức truyền thống hầu như không tách được hết tất cả các tạp chất từ nước biển. Các tạp chất tan như gốc sunfat, magie, canxi… cần chất trợ lọc để loại bỏ. Để loại bỏ hết tạp chất từ nước biển, công nghệ sản xuất muối ăn cần đầu tư máy móc trợ lọc. Tuy nhiên, đa phần cơ sở sản xuất muối ở Việt Nam vẫn làm theo phương pháp truyền thống lạc hậu, thiếu máy móc. C. THỰC NGHIỆM I. Phương pháp xác định hàm lượng clorua trong muối ăn 1. Đường cong chuẩn độ (xét đối với phương trình đo bạc) Chuẩn độ V0 ml dung dịch NaCl C0 (M) bằng dung dịch AgNO3 C (M). Để xây dựng đường cong chuẩn độ theo phương pháp chuẩn độ kết tủa người ta biểu diễn sự phụ thuộc nồng độ của ion cần xác định theo thể tích thuốc thử (dung dịch chuẩn). Các quá trình bao gồm: AgNO3  Ag+ + NO3NaCl  Na+ + Cl- Phản ứng tạo kết tủa: Ag+ + Cl-  AgCl  Tt-1 Phản ứng tạo phức hidroxo của ion Ag+: Ag+ + H2O  AgOH + H+  Trong thực tế người ta phải chọn các điều kiện tối ưu để hạn chế các quá trình phụ, chẳng hạn chọn pH tối ưu để không xảy ra các phản ứng tạo phức hidroxo của ion Ag+. Nếu không thỏa mãn thì phải dùng tích số tan điều kiện. Áp dụng phương trình trung hòa điện như sau: [Na+ ] +[OH-] + [H+] [Cl-] + [Ag+] [NO3- ] = 0 Trong dung dịch có thể chấp nhận [H+] = [OH-] nên ta có thể đơn giản phương trình trung hòa điện như sau: [Na+ ] [Cl-] + [Ag+] [NO3- ] = 0 Việc xây dựng phương trình đường cong là biểu diễn sự phụ thuộc nồng độ của một trong 2 ion tạo kết tủa. Nếu biểu diễn sự phụ thuộc của ion Ag+ thì ta có:  C0V 00  TtAgCl   Ag  i CVi 0 VV  Ag    0 i VV  TtAgCl          Ag   V0 Vi  CVi 0  00    Ag     Tt     Tt     Ag  V C  AgCl    V C   Ag  AgCl   0         i  Ag    Ag 0 0                CV      C   Ag   ATtgCl    V    Ag    0     i     Tt V0  AgCl   C   Ag     Ag         𝐶 [𝐶 𝐶𝐶𝐶𝐶 𝐶= 𝐶 = 0𝐶0 𝐶 + ([𝐶𝐶+] − 𝐶𝐶𝐶𝐶𝐶𝐶 [𝐶𝐶+] 0 𝐶 [𝐶 − ([𝐶𝐶+] − 0 [𝐶𝐶 ] 𝐶𝐶𝐶𝐶𝐶𝐶 (I) Là phương trình đường cong chuẩn độ tại mọi thời điểm của pháp chuẩn độ. Để thiết lập phương trình sai số của pháp chuẩn độ. Khai triển biểu thức, ta có: 𝐶=𝐶−1= 𝐶𝐶𝐶𝐶 𝐶0𝐶0 −1 𝐶𝐶𝐶𝐶𝐶𝐶 𝐶𝐶𝐶𝐶𝐶𝐶 𝐶 [𝐶 + ([𝐶𝐶+] − − 𝐶 [𝐶 − ([𝐶𝐶+] − )] 𝐶 0 + + [𝐶𝐶 ] 0 [𝐶𝐶 ] = 𝐶𝐶𝐶𝐶𝐶𝐶 𝐶0[𝐶 − ([𝐶𝐶+] − + [𝐶𝐶 ] ]
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan