Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân tích mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận tại công ty cổ phần dược ...

Tài liệu Phân tích mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận tại công ty cổ phần dược hậu giang (dhg)

.PDF
85
175
128

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH ----------    ---------- LÊ PHƯƠNG THẢO PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ - KHỐI LƯỢNG - LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC HẬU GIANG (DHG) LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Kế toán tổng hợp Mã ngành: 52340301 Tháng 08 năm 2014 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH ----------    ---------- LÊ PHƯƠNG THẢO MSSV: 4114050 PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ - KHỐI LƯỢNG - LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC HẬU GIANG (DHG) LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Kế toán tổng hợp Mã ngành: 52340301 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN LÊ PHƯỚC HƯƠNG Tháng 08 năm 2014 LỜI CẢM TẠ ----------    ---------Sau hơn 3 năm học tập tại Trường Đại học Cần Thơ được sự truyền đạt tận tình của quý thầy cô, cùng với thời gian thực tập tại Công ty cổ phần Dược Hậu Giang em đã hoàn thành Luận văn tốt nghiệp của mình. Có kết quả đó là nhờ sự giúp đỡ và góp ý của quý thầy cô, các cô chú, anh chị trong Công ty. Em xin chân thành cám ơn quý thầy cô Trường Đại học Cần Thơ nói chung cũng như quý thầy cô Khoa Kinh tế - QTKD nói riêng đã tận tình giảng dạy và truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong suốt hơn 3 năm học tập qua. Đặc biệt, em xin chân thành cám ơn cô Lê Phước Hương đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành Luận văn tốt nghiệp này. Em cũng xin chân thành cám ơn Ban lãnh đạo, các cô chú, các anh chị Công ty Dược Hậu Giang đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt thời gian thực tập tại Công ty. Sau cùng em xin gửi lời chúc sức khỏe và lòng biết ơn sâu sắc đến quý thầy cô Trường Đại học Cần Thơ, cũng như các cô chú và anh chị trong Công ty. Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2014 Sinh viên thực hiện Lê Phương Thảo i LỜI CAM KẾT ----------    ---------Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác. Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2014 Sinh viên thực hiện Lê Phương Thảo ii NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP ----------    ---------.............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. Cần Thơ, ngày ... tháng ... năm 2013 Thủ trưởng đơn vị iii MỤC LỤC CHƯƠNG 1 ........................................................................................................ 1 GIỚI THIỆU ....................................................................................................... 1 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................................................... 1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ........................................................................ 2 1.2.1 Mục tiêu chung .......................................................................................... 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể .......................................................................................... 2 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU .......................................................................... 2 1.3.1 Không gian ................................................................................................. 2 1.3.2 Thời gian .................................................................................................... 2 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu ................................................................................ 3 CHƯƠNG 2 ........................................................................................................ 4 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................... 4 2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN .............................................................................. 4 2.1.1 Khái niệm phân tích mối quan hệ CVP ..................................................... 4 2.1.2 Mục tiêu phân tích mối quan hệ CVP ........................................................ 4 2.1.3 Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí ......................................... 4 2.1.3.1 Chi phí bất biến (Định phí) ..................................................................... 4 2.1.3.2 Chi phí khả biến (Biến phí) ..................................................................... 6 2.1.3.3 Chi phí hỗn hợp ...................................................................................... 7 2.1.4 Phân bổ chi phí theo cách ứng xử của chi phí ......................................... 10 2.1.5 Báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí ...................................................... 10 2.1.6 Các khái niệm cơ bản sử dụng trong phân tích CVP ............................... 11 2.1.6.1 Số dư đảm phí (SDĐP) ......................................................................... 11 2.1.6.2 Tỷ lệ số dư đảm phí ............................................................................... 13 2.1.6.3 Cơ cấu chi phí ....................................................................................... 14 2.1.6.4 Đòn bẫy kinh doanh (Đòn cân hoạt động) ........................................... 15 2.1.7 Phân tích điểm hòa vốn ............................................................................ 16 2.1.7.1 Khái niệm điểm hòa vốn ....................................................................... 16 2.1.7.2 Các thước đo tiêu chuẩn hòa vốn ......................................................... 17 2.1.7.3 Xác định điểm hòa vốn ......................................................................... 18 2.1.7.4 Đồ thị điểm hòa vốn .............................................................................. 19 2.1.7.5 Phương trình lợi nhuận ........................................................................ 21 2.1.8 Phân tích điểm hòa vốn trong mối quan hệ với kết cấu hàng bán ........... 22 2.1.9 Hạn chế của mô hình phân tích CVP ....................................................... 22 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................................. 23 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu................................................................... 23 2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu ................................................................. 23 CHƯƠNG 3 ...................................................................................................... 25 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC HẬU GIANG ........................................................................................................................... 25 3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN ............................................ 25 3.1.1 Giới thiệu sơ lược về công ty................................................................... 25 3.1.2 Mặt hàng kinh doanh chủ yếu của công ty .............................................. 26 3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY .................................................................. 28 3.2.1 Tổ chức bộ máy quản lý .......................................................................... 28 iv 3.2.2 Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận ..................................................... 29 3.3 CHÍNH SÁCH KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY ............................................... 31 3.3.1 Chế độ kế toán áp dụng ........................................................................... 31 3.3.2 Hình thức kế toán áp dụng ....................................................................... 31 3.4 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TỪ NĂM 2011 ĐẾN THÁNG 6 NĂM 2014 .................................................................... 32 3.5 THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN .................................................................. 36 3.5.1 Thuận lợi .................................................................................................. 36 3.5.2 Khó khăn .................................................................................................. 37 3.5.3 Chiến lược phát triển của công ty ............................................................ 37 CHƯƠNG 4 ...................................................................................................... 39 PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ – KHỐI LƯỢNG – LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC HẬU GIANG .................................................. 39 4.1 PHÂN TÍCH CHI PHÍ THEO CÁCH ỨNG XỬ CỦA CHI PHÍ .............. 39 4.1.1 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (TK 621) ............................................. 39 4.1.2 Chi phí nhân công trực tiếp (TK 622) ..................................................... 41 4.1.3 Chi phí sản xuất chung (TK 627) ............................................................ 42 4.1.3.1 Biến phí sản xuất chung ........................................................................ 43 4.1.3.2 Định phí sản xuất chung ....................................................................... 44 4.1.4 Chi phí bán hàng (TK 642) ...................................................................... 45 4.1.4.1 Biến phí bán hàng ................................................................................. 45 4.1.4.2 Định phí bán hàng ................................................................................ 46 4.1.5 Chi phí quản lý (TK 641)......................................................................... 46 4.2 TỔNG HỢP CHI PHÍ ................................................................................. 47 4.3 PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ – KHỐI LƯỢNG – LỢI NHUẬN …………………………………………………………………………49 4.3.1 Báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí ...................................................... 49 4.3.1.1 Số dư đảm phí và tỷ lệ số dư đảm phí ................................................... 49 4.3.1.2 Đòn bẩy kinh doanh (ĐBKD) .............................................................. 51 4.3.2 Phân tích điểm hòa vốn ............................................................................ 52 4.3.2.1 Xác định điểm hòa vốn và vẽ đồ thị ...................................................... 52 4.3.2.2 Doanh thu an toàn ................................................................................ 56 4.3.3 Phân tích tình hình kinh doanh các dòng sản phẩm của công ty ............. 57 4.3.4 Ứng dụng mô hình mối quan hệ CVP vào lựa chọn phương án kinh doanh..……………………………………………….………………………..61 CHƯƠNG 5 ...................................................................................................... 66 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................... 66 5.1 KẾT LUẬN................................................................................................. 66 5.2 KIẾN NGHỊ ................................................................................................ 67 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 68 PHỤ LỤC 1 ...................................................................................................... 69 PHỤ LỤC 2 ...................................................................................................... 70 PHỤ LỤC 3 ...................................................................................................... 71 PHỤ LỤC 4 ...................................................................................................... 72 PHỤ LỤC 5 ...................................................................................................... 73 PHỤ LỤC 6 ...................................................................................................... 74 v DANH MỤC BIỄU BẢNG Bảng 3.1 Bảng 3.2 Bảng 4.1 Bảng 4.2 Bảng 4.3 Bảng 4.4 Bảng 4.5 Bảng 4.6 Bảng 4.7 Bảng 4.8 Bảng 4.9 Bảng 4.10 Bảng 4.11 Bảng 4.12 Bảng 4.13 Bảng 4.14 Bảng 4.15 Bảng 4.16 Bảng 4.17 Bảng 4.18 Bảng 4.19 Bảng 4.20 Bảng 4.21 Bảng 4.22 Bảng 4.23 Bảng 4.24 Bảng 4.25 Tình hình HĐKD qua 3 năm 2011 – 2013 Tình hình HĐKD qua 6 tháng đầu năm 2014 Tổng hợp số liệu từ công ty trong 6 tháng đầu năm 2014 Tình hình CPNVL từng mặt hàng trong 6 tháng đầu năm 2014 Tình hình CP nhân công từng mặt hàng trong 6 tháng đầu năm 2014 Tổng hợp CPSXC của sản phẩm Ofcin 200mg trong 6 tháng đầu năm 2014 Tổng hợp CPSXC của sản phẩm Kefcin 250mg Tổng hợp CPSXC của sản phẩm Rovas 1,5 IU Tình hình biến phí SXC đơn vị từng mặt hàng Tình hình định phí SXC từng mặt hàng Tình hình biến phí BH đơn vị từng mặt hàng Tình hình định phí BH từng mặt hàng Tình hình CPQLDN từng mặt hàng Tổng hợp CP theo sản lượng của từng mặt hàng Tổng hợp, cơ cấu chi phí của từng mặt hàng BCTN dạng đảm phí của từng sản phẩm Đòn bẩy kinh doanh từng sản phẩm Sản lượng hòa vốn từng sản phẩm Doanh thu hòa vốn từng sản phẩm Thời gian hòa vốn từng sản phẩm Phân tích điểm hòa vốn Doanh thu an toàn từng sản phẩm Sản lượng tiêu thụ và doanh thu các mặt hàng từ năm 2011 – 2013 Sản lượng tiêu thụ và doanh thu các mặt hàng trong 6 tháng đầu năm 2013 và 2014 BCTN trường hợp thay đổi CPKB 300đ/sp và sản lượng BCTN trường hợp thay đổi CPKB 450đ/sp và sản lượng BCTN trường hợp thay đổi CPKB 650đ/sp và sản lượng vi Trang 33 Trang 35 Trang 39 Trang 40 Trang 41 Trang 42 Trang 43 Trang 43 Trang 44 Trang 44 Trang 45 Trang 46 Trang 47 Trang 47 Trang 48 Trang 49 Trang 51 Trang 52 Trang 52 Trang 53 Trang 54 Trang 57 Trang 58 Trang 60 Trang 62 Trang 64 Trang 65 DANH MỤC HÌNH Hình 2.1 Hình 2.2 Hình 2.3 Hình 2.4 Hình 2.5 Hình 2.6 Hình 2.7 Hình 2.8 Hình 3.1 Hình 3.2 Hình 4.1 Hình 4.2 Hình 4.3 Hình 4.4 Hình 4.5 Hình 4.6 Hình 4.7 Đồ thị chi phí bất biến Đồ thị chi phí khả biến Đồ thị chi phí khả biến cấp bậc Đồ thị chi phí hỗn hợp Đồ thị phân tán Đồ thị hòa vốn dạng tổng quát Đồ thị hòa vốn dạng phân biệt Đồ thị lợi nhuận Sơ đồ tổ chức DHG – PHARMA Sơ đồ hình thức kế toán chứng từ ghi sổ Biểu đồ cơ cấu chi phí Biểu đồ tỷ lệ CPKB và tỷ lệ SDĐP của từng sản phẩm trong 6 tháng đầu năm 2014 Đồ thị hòa vốn của sản phẩm Ofcin 200mg Đồ thị hòa vốn của sản phẩm Kefcin 250mg Đồ thị hòa vốn của sản phẩm Rovas 1,5 IU Biểu đồ biểu diễn doanh thu từng mặt hàng từ năm 2011 – 2013 Biểu đồ biểu diễn doanh thu từng mặt hàng trong 6 tháng đầu năm 2014 vii Trang 5 Trang 6 Trang 7 Trang 8 Trang 9 Trang 19 Trang 20 Trang 21 Trang 28 Trang 31 Trang 48 Trang 51 Trang 54 Trang 55 Trang 56 Trang 59 Trang 61 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ATLĐ BH BCTN BP ĐP CP CPKB CPBB CVP DHG DT GĐ NC NVL LN SDĐP SL SLHĐ SX SXC SXKD TGĐ TT An toàn lao động Bán hàng Báo cáo thu nhập Biến phí Định phí Chi phí Chi phí khả biến Chi phí bất biến Chi phí – khối lượng – lợi nhuận Dược Hậu Giang Doanh thu Giám đốc Nhân công Nguyên vật liệu Lợi nhuận Số dư đảm phí Số lượng Số lượng hoạt động Sản xuất Sản xuất chung Sản xuất kinh doanh Tổng giám đốc Trực tiếp viii CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Để tồn tại và phát triển trong nền kinh tế hiện nay, nền kinh tế thị trường với sự cạnh tranh gay gắt cùng nhiều thách thức, đòi hỏi các nhà quản trị phải có những quyết định đúng đắn, kịp thời và hợp lý. Bất cứ doanh nghiệp nào cũng mong muốn đạt được hiệu quả cao, thu được nhiều lợi nhuận. Khi quyết định điều chỉnh hoạt động sản xuất hay việc lựa chọn phương án tối ưu, nhà quản trị rất quan tâm đến hiệu quả kinh tế của phương án mang lại, vì vậy kế toán quản trị phải tìm cách tối ưu hóa mối quan hệ giữa chi phí và lợi ích của phương án được lựa chọn. Tuy chỉ mới xuất hiện trong những năm gần đây nhưng kế toán quản trị đã đáp ứng được những yêu cầu về thông tin để cung cấp cho nhà quản trị, chứng minh được vai trò không thể thiếu trong công tác điều hành, quản lý nội bộ doanh nghiệp. Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận là một nhân tố chủ yếu trong nhiều quyết định, gồm chọn các dây chuyền sản xuất, định giá bán sản phẩm, hoạch định chiến lược. Không những vậy, việc phân tích này còn giúp cho nhà quản trị nhận dạng được sự ảnh hưởng và có thể kiểm soát tốt các yếu tố thuộc về chi phí, khối lượng, cũng như giá bán thay đổi đã, đang và sẽ làm cho lợi nhuận thay đổi theo những cách nào. Việc phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận là một công cụ quản lý hữu hiệu nhất của người quản lý để khai thác những tiềm năng bên trong doanh nghiệp và là cơ sở đưa ra các quyết định lựa chọn hoặc điều chỉnh sản xuất kinh doanh nhằm tối đa hóa lợi nhuận. Kỹ thuật phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận còn mang tính dự báo thông qua những số liệu giúp điều hành hoạt động hiện tại và hoạch định cho tương lai. Tất cả những điều cần thiết trên, cho thấy mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận là vô cùng quan trọng. Vì vậy, việc lựa chọn đề tài: “Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại Công ty cổ phần Dược Hậu Giang” làm luận văn nghiên cứu là cấp thiết. Thông qua đề tài này để nghiên cứu và vận dụng những kiến thức đã học giúp cho việc điều hành, sản xuất và kinh doanh của Công ty mang lại hiệu quả cao nhất. 1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại Công ty cổ phần Dược Hậu Giang để thấy được cơ cấu chi phí, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty để đưa ra 3 phương án lựa chọn trong kinh doanh. Từ đó, đề xuất phương án kinh doanh phù hợp với doanh nghiệp. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Mục tiêu 1: Phân tích chi phí, cơ cấu chi phí, xử lý chi phí hỗn hợp và lập báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí. - Mục tiêu 2: Phân tích sản lượng hòa vốn, doanh thu hòa vốn, thời gian hòa vốn và vẽ đồ thị hòa vốn. - Mục tiêu 3: Phân tích sự ảnh hưởng của kết cấu hàng bán đến lợi nhuận và doanh thu hòa vốn thông qua tỷ lệ số dư đảm phí của mặt hàng khác nhau. - Mục tiêu 4: Ứng dụng mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận để đưa ra 3 phương án kinh doanh nhằm chọn ra phương án kinh doanh tốt nhất phù hợp với doanh nghiệp. 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Không gian - Đề tài được thực hiện tại Công ty cổ phần Dược Hậu Giang – 288 Bis Nguyễn Văn Cừ, phường An Hòa, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ. - Các số liệu và thông tin liên quan đến Công ty được thu thập từ bộ phận kế toán và các bộ phận có liên quan của Công ty. 1.3.2 Thời gian - Đề tài được thực hiện trong thời gian từ ngày 11/08/2014 đến ngày 17/11/2014. - Đề tài sử dụng số liệu của Công ty cổ phần Dược Hậu Giang từ đầu năm 2011 đến hết tháng 6 năm 2014. - Đề tài thực hiện phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận trong 6 tháng đầu năm 2014, mà không lấy số liệu cả 3 năm vì thời gian quá dài làm cho các giả định không thực tế vì những mặt hạn chế trong việc phân tích CVP. Do tính phức tạp trong loại hình hoạt động của Công ty là kinh doanh nhiều sản phẩm nên phạm vi của bài luận này được giới hạn trong việc phân tích mối quan hệ CVP của 3 sản phẩm trong Công ty. 2 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận của Công ty cổ phần Dược Hậu Giang. Đề tài tập trung vào nhóm sản phẩm thuốc kháng sinh, cụ thể là Ofcin 200mg, Kefcin 250mg và Rovas 1,5 IU. Tập trung phân tích kết cấu mặt hàng của 3 sản phẩm này để thấy được tỷ trọng của từng mặt hàng bán chiếm trong tổng số mặt hàng đem bán. 3 CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1 Khái niệm phân tích mối quan hệ CVP Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận (cost – volume – profit) là xem xét mối quan hệ của các nhân tố: giá bán, sản lượng, chi phí khả biến, chi phí bất biến và kết cấu mặt hàng; đồng thời xem xét sự ảnh hưởng các nhân tố đó đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Phân tích mối quan hệ CVP có ý nghĩa vô cùng quan trọng, là công cụ đắc lực giúp cho người quản lý trong việc khai thác khả năng tiềm tàng trong công ty, là cơ sở lựa chọn đề ra quyết định như: lựa chọn dây chuyền sản xuất, định giá sản phẩm, chiến lược hàng hóa,… nhằm sử dụng tốt nhất điều kiện sản xuất kinh doanh hiện có. 2.1.2 Mục tiêu phân tích mối quan hệ CVP Mục đích của phân tích CVP là phân tích cơ cấu chi phí hay nói cách khác là nhằm phân tích rủi ro từ cơ cấu chi phí này. Dựa trên những dự báo về khối lượng hoạt động, doanh nghiệp đưa ra cơ cấu chi phí phù hợp để đạt được lợi nhuận cao nhất. Để thực hiện phân tích mối quan hệ CVP cần thiết phải nắm vững cách ứng xử của chi phí để tách chi phí của doanh nghiệp thành chi phí khả biến, bất biến, phải hiểu rõ báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí, đồng thời phải nắm vững một số khái niệm cơ bản sử dụng trong phân tích. 2.1.3 Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí 2.1.3.1 Chi phí bất biến (Định phí) Chi phí bất biến là khoản mục chi phí khi căn cứ ứng xử của nó biến động thì tính theo tổng số tiền của nó không thay đổi, còn tính theo một đơn vị căn cứ ứng xử nó sẽ thay đổi như: chi phí khấu hao tài sản cố định, lương cán bộ quản lý, chi phí thuê nhà,… 4 Tổng chi phí bất biến Chi phí bất biến đơn vị y=b y = b/x Mức độ hoạt động Mức độ hoạt động Đồ thị tổng chi phí bất biến Đồ thị chi phí bất biến đơn vị Hình 2.1 Đồ thị chi phí bất biến a) Chi phí bất biến bắt buộc Chi phí bất biến bắt buộc là những khoản chi phí cơ bản để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh. Nó có bản chất lâu dài và không thể cắt giảm đến không, dù mức độ hoạt động giảm xuống hay khi sản xuất bị gián đoạn. Mặt khác, trong thời gian ngắn, chi phí bất biến bắt buộc cũng không thể tùy tiện cắt giảm, vì điều này sẽ tác hại đến quá trình sinh lời và các mục đích lâu dài của tổ chức. Ví dụ: chi phí khấu hao nhà xưởng, máy móc thiết bị, chi phí về lương,… Chi phí bất biến được thể hiện bằng đường thẳng: y=b, với b là hằng số. Độ lớn của định phí tương ứng với một phạm vi thích hợp với mức hoạt động. Khi mức hoạt động vượt quá phạm vi phù hợp, định phí bắt buộc thay đổi theo để phù hợp với mức hoạt động tăng lên. b) Chi phí bất biến tùy ý Chi phí bất biến tùy ý là những khoản chi phí bất biến mà nhà quản trị có thể quyết định mức độ hay thay đổi dễ dàng khi lập kế hoạch hàng năm. Ví dụ: chi phí quảng cáo, chi phí đào tạo, bồi dưỡng nghiên cứu,… Chi phí bất biến tùy ý có đặc điểm: có bản chất ngắn hạn và trong trường hợp cần thiết ta có thể cắt giảm chúng đi. Định phí tùy ý được biểu diễn bằng đường thẳng: y=bi, với b thay đổi theo mức độ hoạt động i. Về thực chất, tùy vào cách nghĩ của từng nhà quản trị, thì một chi phí có thể được coi là chi phí tùy ý hay bắt buộc. 5 2.1.3.2 Chi phí khả biến (Biến phí) Chi phí khả biến là khoản mục khi căn cứ ứng xử của nó biến động thì tính theo tổng số nó sẽ thay đổi, còn nếu tính theo đơn vị căn cứ ứng xử thì không thay đổi. Chi phí khả biến chỉ phát sinh khi có hoạt động, nếu ngừng sản xuất sản phẩm hoặc ngừng cung cấp dịch vụ thì chi phí khả biến sẽ bị triệt tiêu. a) Chi phí khả biến tỷ lệ Chi phí khả biến tỷ lệ là chi phí khả biến có sự biến động tỷ lệ thuận với mức độ hoạt động. Ví dụ như: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, giá vốn hàng bán, chi phí bao bì đóng gói, hoa hồng bán hàng,… Chi phí khả biến tỷ lệ được biểu diễn bằng phương trình đường thẳng: y=ax. ( Với y: Tổng chi phí khả biến a: Chi phí khả biến của 1 đơn vị mức độ hoạt động x: Mức độ hoạt động – Căn cứ ứng xử ). Biến phí đơn vị vị Tổng biến phí Y=a Y = aX Mức độ hoạt động động Đồ thị tổng biến phí Đồ thị tổng biến phí Mức độ hoạt động Đồ thị biến phí đơn vị Hình 2.2 Đồ thị chi phí khả biến 6 b) Chi phí khả biến cấp bậc Biến phí cấp bậc là những chi phí biến động không liên tục so với sự biến động liên tục của mức độ hoạt động. Chi phí này sẽ không thay đổi trong một khoản thay đổi của căn cứ ứng xử, nhưng khi ra khỏi khoản này, chi phí chuyển sang một mức mới. Hay nói cách khác, chi phí này cố định trong phạm vi mức độ hoạt động và giữ cố định cho đến khi nhảy lên một mức hoạt động mới. Vì thế, chiến lược của nhà quản trị doanh nghiệp trong việc ứng phó với biến phí cấp bậc là phải nắm được toàn bộ khả năng cung ứng của từng bậc để tránh khuynh hướng huy động quá nhiều so với nhu cầu, vì điều này sẽ gây khó khăn khi nhu cầu sau đó lại giảm đi. Ví dụ: Biến phí cấp bậc như: chi phí lao động gián tiếp, chi phí bảo trì,… Biến phí cấp bậc được thể hiện theo phương trình: y=aixi ( Với y: Tổng biến phí ( y là một hằng số trong phạm vi i ) a: Biến phí của một đơn vị mức hoạt động trong phạm vi i x: Mức độ hoạt động – Căn cứ ứng xử ) Tổng biến phí Y = ai xi Mức độ hoạt động Hình 2.3 Đồ thị chi phí khả biến cấp bậc 2.1.3.3 Chi phí hỗn hợp a) Khái niệm Chi phí hỗn hợp là chi phí có sự ứng xử bao gồm cả chi phí khả biến và chi phí bất biến. Phần chi phí bất biến phản ánh chi phí tối thiểu để duy trì hoạt động luôn ở trạng thái sẵn sàng phục vụ. Phần chi phí khả biến phản ánh phần thực tế sử dụng hoặc phần sử dụng vượt quá định mức. Ví dụ: chi phí điện thoại bao gồm cả tiền thuê bao phải trả cố định hàng tháng và tiền còn lại tăng giảm tùy theo mức độ sử dụng nhiều hay ít. 7 Đường biểu diễn của chi phí hỗn hợp cũng là đường thẳng như chi phí khả biến nhưng nó không xuất phát tại gốc tọa độ vì khi không hoạt động doanh nghiệp vẫn phải chi phần cố định. Đường biểu diễn có dạng: Y=aX+b. ( Với Y: chi phí hỗn hợp X: Số lượng căn cứ ứng xử a: chi phí khả biến b: phần chi phí bất biến ) Tổng chi phí (Y) Y = aX + b Mức độ hoạt động (X) Hình 2.4 Đồ thị chi phí hỗn hợp b) Các phương pháp xác định chi phí hỗn hợp Nhằm mục đích lập kế hoạch, kiểm soát và chủ động điều tiết chi phí hỗn hợp, doanh nghiệp cần tách biệt các yếu tố định phí và biến phí. Có 3 phương pháp xác định mối quan hệ giữa chi phí và mức độ hoạt động. Với đề tài này sử dụng phương pháp bình phương bé nhất để phân tích chi phí hỗn hợp thành biến phí và định phí. 3 phương pháp đó là: - Phương pháp cực đại – cực tiểu (High – Low Method) Phương pháp cực đại - cực tiểu còn được gọi là phương pháp chênh lệch, phương pháp này phân tích chi phí dựa trên cơ sở khảo sát chi phí hỗn hợp ở mức cao nhất và ở mức thấp nhất. Chênh lệch chi phí của hai cực được chia cho mức độ gia tăng cường độ hoạt động để xác định mức biến phí. Sau đó, loại trừ biến phí, chính là định phí trong thành phần chi phí hỗn hợp. Phương trình chi phí tổng quát: Y=aX+b Mức biến động chi phí a = Biến phí bình quân = Mức biến động sản lượng CP của mức độ hoạt động b = Định phí = - ax( SLHĐ cao nhất hoặc thấp nhất) cao nhất hoặc thấp nhất 8 Sau đó chúng ta tính được yếu tố biến phí tại một mức sản lượng nào đó rồi suy ra yếu tố định phí. Phương pháp cực đại - cực tiểu tuy đơn giản, dễ áp dụng nhưng có nhược điểm lớn là không chính xác vì chỉ sử dụng hai điểm để thành lập phương trình biến thiên của chi phí. - Phương pháp đồ thị phân tán (The Scattery Method) Phương pháp đồ thị phân tích chi phí hỗn hợp thông qua việc quan sát và dùng đồ thị biểu diễn tất cả các điểm với chi phí và cường độ hoạt động tương ứng. Sau đó, kẻ một đường thẳng sao cho nó đi qua nhiều điểm nhất, chúng thể hiện đặc trưng nhất về chi phí hỗn hợp ở các cường độ hoạt động khác nhau. Đường thẳng này cắt trục tung (trục chi phí) ở một điểm thì đó là định phí. Tổng chi phí y = ax + b b Mức độ hoạt động Hình 2.5 Đồ thị phân tán - Phương pháp bình phương bé nhất (The Least Squares Method) Phương pháp bình phương bé nhất (Phương pháp phân tích hồi quy) tinh vi hơn phương pháp cực đại - cực tiểu. Thay vì kẻ một đường thẳng hồi quy qua các điểm bằng sự quan sát thông thường, phương pháp bình phương bé nhất thiết lập đường biểu diễn qua thuật toán thống kê. Phương trình dự toán chi phí tổng quát: Y=aX+b Với n lần quan sát ta có hệ phương trình sau: ∑XY = a∑X2 + b∑X (1) ∑Y = a∑X + n*b (2) 9 Trong đó: Y: Chi phí hỗn hợp X: Số lượng đơn vị hoạt động a: Biến phí đơn vị hoạt động b: Tổng định phí n: Số lần thống kê chi phí Từ cách phân loại trên, ta hiểu được cách ứng xử của từng khoản chi phí là một trong những yêu cầu rất quan trọng nhưng cũng rất khó khăn khi quản trị chi phí vì có quá nhiều loại chi phí với các cách ứng xử khác nhau. Cách phân loại chi phí giúp nhà quản trị có những định hướng đúng đắn trong việc đầu tư, sử dụng và quản lý chi phí, đảm bảo tăng quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng phải tiết kiệm chi phí. 2.1.4 Phân bổ chi phí theo cách ứng xử của chi phí Mỗi loại chi phí có cách ứng xử khác nhau, do đó tiêu thức phân bổ cũng khác nhau. Việc chọn tiêu thức phân bổ hợp lý là vô cùng quan trọng vì giúp cho nhà quản trị đánh giá chính xác hơn. Để xác định tiêu thức phân bổ hợp lý người ta thường căn cứ vào các tính chất, các đặc tính kinh tế nào đó có liên quan đến các sản phẩm sản xuất. Vì vậy, việc lựa chọn căn cứ phân bổ cho các khoản biến phí và định phí thường được các doanh nghiệp thực hiện theo nguyên tắc sau: Biến phí: Phản ánh chi phí trực tiếp cung cấp dịch vụ và sẽ biến động về tổng số nên căn cứ phân bổ được dựa trên mức hoạt động kế hoạch hoặc mức sử dụng kế hoạch đó cho từng mặt hàng, nhóm hàng. Như vậy, biến phí được tính trực tiếp theo mức hoạt động hoặc mức sử dụng của từng mặt hàng, nhóm hàng, không qua phân bổ, vì việc xác định nó rất rõ ràng và dễ dàng cho từng dịch vụ cung cấp. Định phí: Là khoản chi phí được phân bổ dựa trên nhu cầu phục vụ bình quân lâu dài của từng bộ phận. Khi đã xác định căn cứ phân bổ, căn cứ này sẽ được duy trì trong nhiều kỳ vì nó đã được tính toán hợp lý. 2.1.5 Báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí Chi phí sản xuất kinh doanh được chia thành yếu tố chi phí khả biến và bất biến, vận dụng cách ứng xử của chi phí này để lập ra một báo cáo kết quả kinh doanh dưới dạng số dư đảm phí và dạng báo cáo này được các nhà quản trị sử dụng rộng rãi như một kế hoạch nội bộ và một công cụ để ra quyết định. Báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí có dạng như sau: 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng