Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân tích mô hình kinh doanh của hệ thống siêu thị vinatex-mart...

Tài liệu Phân tích mô hình kinh doanh của hệ thống siêu thị vinatex-mart

.DOC
18
326
84

Mô tả:

1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN KHOA KINH TẾ & KẾ TOÁN BÀI TẬP NHÓM V TÊN ĐỀ TÀI: Phân tích mô hình kinh doanh của hệ thống siêu thị VINATEX-MART Sinh viên thực hiện: Nhóm V Lớp: Kinh tế - kế hoạch & đầu tư _ K31 Danh sách nhóm V 1. Trần Thị Thanh Nhàn(nhóm trưởng) 2.Phạm Thị Hoàng Lê 3.Lê Thị Xuân Nương 4.Lê Thị Bích Trâm 5.Nguyễn Thị Tuyến 6.Lương Thị Kim Oanh 7.Đặng Luy Na 8.Nguyễn Văn Quý 9.Nguyễn Phúc Tâm 10.Huỳnh Quang Thịnh BÌNH ĐỊNH, THÁNG 12/2011 2 LỜI MỞ ĐẦU Mô hình kinh doanh có vai trò rất quan trọng, nó quyết định hướng đi đúng đắn cho sự thành bại của doanh nghiệp. Mô hình kinh doanh tạo ra nét riêng và sự khác biệt của doanh nghiệp này so với các doanh nghiệp khác. Từ đó ta thấy được tầm quan trọng trong việc lựa chọn mô hình kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Hiện nay, khuynh hướng tiêu dùng thuận tiện, nhanh chóng đang nở rộ và nếp tiêu dùng ở chợ ngày càng bộc lộ nhiều nhược điểm như chất lượng thực phẩm, giá cả không ổn định... Mua hàng trong siêu thị ngày càng trở thành thói quen của người tiêu dùng tại các thành phố, kênh bán hàng hiện đại ngoài việc đảm bảo về chất lượng hàng hóa mà người tiêu dùng còn yên tâm về sự ổn định giá cả. Mua sắm trong siêu thị đang là sự lựa chọn của nhiều người. Cùng nằm trong hệ thống các siêu thị bán lẻ, hệ thống siêu thị VINATEX-MART cũng có mô hình kinh doanh riêng. Vì vậy nhóm chúng em đã chọn đề tài: “Phân tích mô hình kinh doanh của hệ thống siêu thị VINATEX-MART”. NỘI DUNG PHÂN TÍCH 3 I. HỆ THỐNG SIÊU THỊ VINATEX-MART: Hệ thống Siêu thị VINATEX (VINATEX MART) thuộc Tập Đoàn Dệt May Việt Nam. Thành lập ngày 10/10/2001. Là chuỗi Siêu thị tổng hợp trong đó ngành hàng dệt may là ngành hàng chủ lực. Với phương châm “Chăm sóc bạn từng đường kim mũi chỉ” , VINATEX MART luôn nổ lực không ngừng, từng bước hoàn thiện mình, luôn quan tâm chăm sóc khách hàng, tạo sự tin tưởng ủng hộ đối với người tiêu dùng. Đến đầu năm 2010 đơn vị đã phát triển được 57 điểm bán hàng có mặt trên 25 tỉnh thành trong nước. Hiện nay, đơn vị đang kinh doanh 50.000 mặt hàng do trên 800 nhà cung ứng gồm 5 ngành hàng chính: Dệt may, thực phẩm, hóa phẩm, hàng gia dụng, lưu niệm và đồ chơi trẻ em. Thương hiệu VINATEX MART khẳng định trên thương trường và khu vực. Định hướng phát triển đến năm 2015, hệ thống siêu thị VINATEX phát triển mạng lưới bán lẻ và bán sỉ với 80 cửa hàng, siêu thị, trung tâm thương mại và có mặt hầu hết các tỉnh thành trong cả nước. Hệ thống VINATEX MART phấn đấu trở thành Tập đoàn bán lẻ hàng đầu ngành dệt may và nằm trong Top 3 của Hệ thống bán lẻ Việt Nam. Trụ sở chính: Địa chỉ:Số 2 Hoàng Việt, Q.Tân Bình, TP. HCM Điện thoại:08. 39480238-73003889 Fax: 08. 39480603 Email: [email protected] Website: www.vinatex-mart.com Khu vực phía Bắc Địa chỉ: Số 25 Bà Triệu - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội Điện thoại: 04 39360839 Fax: 04 39360362 Email: [email protected] Hệ Thống Siêu Thị VINATEX được thành lập với các chức năng và nhiệm vụ sau:  Tìm kiếm, khai thác thị trường hàng dệt may thời trang.  Giới thiệu tiêu dùng các sản phẩm dệt may thời trang của các đơn vị thành viên trực thuộc tổng công ty dệt may Việt Nam. Đầu tư xây dựng siêu thị.  Chuyên kinh doanh các mặt hàng dệt may thời trang. Kinh doanh hàng công nghệ thực phẩm, nông lâm hải sản, thủ công mỹ nghệ, thiết bị văn phòng, các mặt hàng công nghệ tiêu dùng. II. LOẠI HÌNH KINH DOANH CỦA SIÊU THỊ VINATEX-MART 4 Hiện tại hệ thống siêu thị Vinatex-mart hoạt động kinh doanh theo mô hình “Trung tâm thương mại” là hình thức kinh doanh bán lẻ hiện đại. Lúc đầu công ty được thành lập nhằm tìm kiếm khai thác thị trường dệt may Việt Nam và giới thiệu đến người tiêu dùng những sản phẩm hàng dệt may, có chất lượng mẫu mã đa dạng phong phú, với giá cả phải chăng,...sau chuyển dần sang hướng kinh doanh hệ thống siêu thị, cửa hàng bán lẻ. Năm 2001, với việc công ty đặt cửa hàng thời trang Vinatex đầu tiên tại siêu thị Sài Gòn, đến nay công ty đã phát triển thành hệ thống siêu thị và cửa hàng tại 17 tỉnh thành trên phạm vi cả nước, mức tăng doanh thu bình quân của công ty đạt 60 %/năm. Đặc biệt vào năm 2003 với sự ra đời của siêu thị Vinatex Nguyễn Tất Thành (tại quận 4, TP.HCM) kinh doanh tổng hợp các mặt hàng: may mặc, thực phẩm, hóa mỹ phẩm, hàng gia dụng, hàng lưu niệm và đồ chơi trẻ em,... trong đó hàng dệt may chiếm thị phần chủ lực (trên 50%) đã mở đầu giai đoạn phát triển mới của công ty, hình thành chuỗi cửa hàng siêu thị Vinatex-mart trên cả nước. Đến nay qua 6 năm hoạt động công ty không ngừng phát triển và lớn mạnh với hệ thống hơn 50 cửa hàng siêu thị ở các khu vực đông dân của 19 tỉnh thành trong cả nước như: Hà Nội, TP.HCM, Biên Hòa, Đà Nẵng, An Giang, Vĩnh long,.v.v... Vinatex-mart không chỉ có mặt ở các tỉnh thành, thành phố lớn mà còn được xây dựng ở các vùng sâu, vùng xa, môi trường đặc thù như: các siêu thị mini trong các trường giáo dục và giải quyết việc làm cho thanh niên xung phong, và trong các bệnh viện đa khoa tỉnh. Trong những năm qua Vinatex-mart thường xuyên mở rộng hệ thống tại các khu công nghiệp, khu chế xuất,... III. CÁC YẾU TỐ CỦA MÔ HÌNH KINH DOANH CỦA SIÊU THỊ VINATEX-MART 1. Thị trường và khách hàng: Đất nước đang trên đà phát triển, đời sống của người dân ngày càng được cải thiện nên nhu cầu mua sắm ngày càng tăng. Nắm bắt được xu thế này, càng chú trọng đến chất lượng hàng hóa, làm đa dạng các mặt hàng, đồng thời quan tâm đến chất lượng phục vụ nhằm thu hút thêm khách hàng mới và duy trì khách hàng cũ. Việt Nam gia nhập WTO, thị trường bán lẻ đang ngày càng bị cạnh tranh gay gắt hơn, Vinatex-mart sẽ tiếp tục đầu tư, củng cố nội lực, xây dựng phong cách theo phương châm “chăm sóc khách hàng từng đường kim mũi chỉ” để đáp lại sự tín nhiệm và ủng hộ của người tiêu dùng. Từ nay đến năm 2010, Vinatex-mart sẽ tiếp tục đầu tư và phát triển mạng lưới nhằm phủ kín các tỉnh thành, huyện thị đông dân trong cả nước với 80 cửa hàng, siêu thị, trung tâm bán sỉ, trung tâm thương mại. Đối với một thị trường hơn 83 triệu dân như Việt Nam, có mức tăng trưởng GDP là 8.4 % và tổng mức tiêu dùng là 21 tỷ USD trong năm 2005. Việt Nam đã trở thành một thị trường hết sức hấp dẫn, và 5 đối với thị trường bán lẻ còn hấp dẫn hơn. Trong tương lai công ty cần có chiến lược để khai thác thị trường thông qua các chưong trình khuyến mãi nhằm kích thích và thúc đẩy khả năng mua sắm của khách hàng. Cần sử dụng các phương pháp nhằm lôi kéo khách hàng tiềm năng và giữ được sự trung thành của khách hàng. Lý do mà ngày nay người tiêu dùng chọn siêu thị để làm nơi thuờng đến mua sắm vì người tiêu dùng nhận thấy được các giá trị gia tăng mà siêu thị mang lại như sự tiện lợi, chất lượng phục vụ, uy tín sản phẩm, giá cả, các dịch vụ vui chơi giải trí, v.v.... . Thay vì tới những cửa hàng nhỏ, giá cả không hợp lý, chất lượng kém, nguồn gốc sản phẩm không rõ ràng, họ chọn tới siêu thị vì họ có nhiều cơ hội chọn lựa từ kiểu dáng, chủng loại, mẫu mã, thương hiệu. Đến siêu thị Vinatex-mart khách hàng có thể chủ động trong việc lựa chọn sản phẩm. Khách hàng là mối quan tâm hàng đầu của mọi doanh nghiệp hoạt động trong mọi lĩnh vực: từ các xí nghiệp sản xuất kinh doanh, các tổ chức y tế, các tổ chức giáo dục, các công ty kinh doanh dịch vụ du lịch, dịch vụ công cộng,.v.v... Ngày nay các doanh nghiệp đều nhận thức rõ khách hàng là yếu tố quyết định cho sự phát triển bền vững của mọi doanh nghiệp. Và doanh nghiệp đang phải đương đầu với sự cạnh tranh quyết liệt nhất trong nhiều thập kỷ qua, và tình hình chỉ có ngày càng khó khăn hơn. Để chiến thắng hay là chỉ để sống sót, các doanh nghiệp phải tạo được sự trung thành nơi khách hàng hiện tại và thu hút được khách hàng từ các đối thủ cạnh tranh.Khách hàng có vai trò rất quan trọng: Thứ nhất: khách hàng là yếu tố ảnh hưởng đến doanh thu, thị phần, và sản lượng tiêu thụ của công ty. Thứ hai: khách hàng có quyền lựa chọn sản phẩm của công ty với đối thủ cạnh tranh và có thể gây sức ép lên công ty. Thứ ba: khách hàng là cơ sở để công ty đưa ra chiến lược sản phẩm, chiến lược giá và các chiến lược chiêu thị hiệu quả. Từ kết quả của cuộc nghiên cứu này nhìn chung tôi thấy khách hàng đến siêu thị Vinatex-mart để mua sắm, vui chơi và giải trí chủ yếu là khách hàng nữ chiếm tỷ lệ 60.3 %, khách hàng nam chiếm 39.7 %, phần đông họ ở độ tuổi từ 25 đến 35 tuổi. Trong đó khách hàng cư ngụ tại: Quận 4, quận 7, quận 11, quận Tân Bình chiếm tỷ lệ cao nhất. Đây là những quận có hệ thống siêu thị Vinatex-mart đặt gần đó. Ngoài ra còn có các khách hàng cư ngụ tại các quận ở xa hệ thống siêu thị và khách hàng ở tỉnh. Mỗi tháng bình quân khách hàng đến Vinatex-mart 5 lần, trong đó khách hàng đến siêu thị 2 lần/tháng là 23.9 % (nguồn: báo cáo thăm dò khách hàng lần I năm 2007 của công ty Đa số các khách hàng chỉ chi từ 100 đến 300 ngàn cho mổi lần mua sắm , đối tượng này chỉ chiếm 56 % .Còn số khách hàng chi ít hơn 100 ngàn đồng cho mỗi lần mua sắm chỉ chiếm còn chiếm tỷ lệ khá cao vơi 20.4 %. Qua các con số trên ta thấy số lượng khách hàng chi số tiền từ 100 đến 300 ngàn đồng 6 là số tiền chi chưa cao. Cần có các động lực khuyến mãi, cổ động nhằm kích thích khả năng mua sắm của khách hàng. Nhìn chung khách hàng của hệ thống siêu thị Vinatex-mart có thể chia làm 3 nhóm dựa trên mỗi lần mua sắm. Những điểm mà khách hàng cảm thấy hài lòng nhất khi mua sắm tại vinatex-mart : Kết quả phỏng vấn có đến 44.2 % khách hàng cho rằng họ hài lòng khi mua sắm tại tại Vinatex-mart vì sản phẩm ở đây có uy tín thương hiệu. Điều này cho thấy khách hàng cảm thấy an tâm và tin tưởng vào chất lượng hàng hóa của những mặt hàng mà Vinatex-mart phục vụ. Đây là lòng tin mà khách hàng dành cho siêu thị, Vinatex-mart phải cố gắng cung cấp những sản phẩm đã qua kiểm tra chất lượng để đáp lại lòng tin của khách hàng. Vinatex-mart cần quan tâm nhiều yếu tố này vì nó đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng đến doanh thu bán hàng của siêu thị và sự cạnh tranh đối với các siêu thị khác. Siêu thị cần nhiều hàng hóa đa dạng về chủng loại, mẫu mã để thu hút khách hàng đến với siêu thị nhiều hơn. Sản phẩm do Vinatex-mart cung cấp được khách hàng đánh giá là đảm bảo vệ sinh Sản phẩm mà Vinatex-mart cung cấp vừa đảm bảo chất lượng vừa đa dạng, và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Ngoài ra còn có các yếu tố khác như chính sách hậu mãi, có nhiều ưu đãi dành cho khách hàng,... Thời điểm mà khách hàng thường đến siêu thị vào ngày thường chiếm tỷ lệ khá cao với 44.2 %. Tỷ lệ khách hàng đến vào buổi tối chiếm 51.7 % vì vào thời điểm này họ thường rảnh rỗi, khách hàng có thể đến siêu thị tham quan hoặc mua sắm, ..v.v.. Tỷ lệ khách hàng đến siêu thị vào buổi sáng chiếm 28.5 % do buổi sáng chỉ có các bà nội trợ đến siêu thị để mua lương thực về chuẩn bị bữa cơm. Còn lại là buổi chiều chiếm tỷ lệ 19.8 %. Tỷ lệ khách hàng đến siêu thị vào ngày chủ nhật đứng vị trí thứ 2 với 32.5 % . Vì đây là ngày cuối tuần, họ thường đi mua sắm vào buổi tối với tỷ lệ cao nhất 45.5 %, còn lại là buổi chiều với 34.3 %. Do buổi tối và buổi chiều là thời gian rảnh rỗi mà khách hàng có thể cùng gia đình đi mua sắm, giải trí. Một số khách hàng đi vào buổi sáng chiếm tỷ lệ 20.2 %. Tỷ lệ khách hàng đến siêu thị Vinatex-mart vào dịp lễ chỉ chiếm 10 % vì thường là ngày lễ họ thường dành nhiều thời gian cho gia đình để đi nghỉ ở xa, hoặc ở nhà. 2. Hệ thống sản phẩm dịch vụ: So với các siêu thị, chủng loại mặt hàng trong Vinatex-mart cũng khá đầy đủ với hơn 50.000 mặt hàng gồm: _Nhóm mặt hàng quần áo thời trang. _Nhóm mặt hàng lương thực –thực phẩm. _Nhóm mặt hàng nước uống. 7 _Nhóm mặt hàng đông lạnh. _Nhóm mặt hàng hóa mỹ phẩm. Và được chia thành hai nhóm cơ bản: Ngành thực phẩm _ Thực phẩm tươi sống và hàng đông lạnh: thực phẩm được bày bán ở đây chủ yếu lấy từ các nhà sản xuất trong thành phố như : Vissan, Sao Việt... _Đồ hộp và thực phẩm công nghiệp: ngoài các nhãn hiệu nổi tiếng trong nước như: Hạ Long, Vissan,... còn có các nhãn hiệu nước ngoài như: Miliket, Vifon,... _Bánh kẹo, cà phê: bao gồm những sản phẩm của các nhà cung cấp như: Vinacafe, Trung Nguyên, Nestle, Vinamilk,.... _Sữa và các loại nước uống: là mặt hàng có nhiều nhãn hiệu, có các loại sữa bột béo có đường và không có đường, sữa đóng lon, sữa bột, sữa tươi, sữa có hàm lượng canxi cao dành cho trẻ em và người già hoặc phụ nữ mang thai. Về nước uống thì có: Cocacola, Tribico,... Ngành bách hóa _Mỹ phẩm và các chất tẩy rửa : có nhiều loại của các nhà sản xuất trong nước lẫn ngoài nước như: Jonhson &Jonhson, PSG, DeBon, Nivea,.. _Hàng gia dụng: kinh doanh các mặt hàng thiết yếu nhất cho sinh hoạt gia đình như: chén, dụng cụ bếp,... Đa số các mặt hàng này được sản xuất trong nước, một số ít được nhập từ Trung Quốc, Thái lan,... _Quần áo may sẵn và vải sợi: công ty chủ yếu lấy hàng từ các đơn vị thành viên của các tập đoàn dệt may và một số công ty khác như: Việt Thắng, Nhà bè. Điểm khác biệt của Vinatex-mart so với những siêu thị khác là kinh doanh 100% mặt hàng dệt may trong nước. * Chu kỳ sống của sản phẩm Chu kỳ sống hay vòng đời của sản phẩm bao gồm các giai đoạn mà một sản phẩm tồn tại từ lúc xuất hiện cho đến lúc biến mất trên thị trường. Chu sống có thể dài hoặc ngắn mặc dù chúng ta luôn mong mỏi sản phẩm của chúng ta sẽ tồn tại lâu dài và sinh lợi. Mỗi hàng hóa trong quá trình phát triển của nó phải trải qua một số giai đoạn nhất định. _Giới thiệu hay triển khai. _Phát triển hay tăng cường. _Chín mùi hay bảo hòa _Đi xuống hay suy thoái. Giai đoạn giới thiệu 8 Đặc điểm của giai đoạn này là: khối lượng tiêu thụ tăng chậm, hàng hóa chưa được nhiều người biết đến. Khách hàng có thể còn đang “lưỡng lự” hay “ngập ngừng” vì chưa hiểu nhiều về hàng hóa, chưa có nhiều đối chứng trong việc tiêu thụ nó. Nhà sản xuất còn phải bỏ ra những chi phí lớn để hoàn thiện sản phẩm. Công việc trắc nghiệm thị trường cần được xúc tiến kết hợp với các thể nghiệm kỹ thuật sản xuất. Lợi nhuận tiêu thụ còn rất nhỏ. Giai đoạn tăng trưởng Đặc điểm của giai đoạn này là : Khối lượng hàng hóa tiêu thụ tăng mạnh do thị trường đã chấp nhận sản phẩm mới. Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm đã giảm đáng kể và do đó doanh nghiệp có khả năng thu được lợi nhuận cao. Việc mở rộng khu vực thị trường hay tấn công vào những phân khúc mới của thị trường hiện tại là tương đối thuận lợi. Chi phí nghiên cứu, triển khai, phân tích thị trường và hoàn thiện sản phẩm vẫn còn ở mức độ cao. Giai đọan chín mùi Đặc điểm của giai đoạn này là: Khối lượng tiêu thụ đạt đến đỉnh cao, sau đó chừng lại và bắt đầu giảm xuống , cùng với mức giảm lợi nhuận. Hàng hóa bắt đầu có hiện tượng ứ động ở các kênh lưu thông. Cạnh tranh trở nên gay gắt, hàng hóa cung cấp có thể nhiều hơn nhu cầu tiêu thụ. Doanh nghiệp có thể phải giảm giá bán để đẩy mạnh tiêu thụ. Các chiến lược Marketing thường dùng;  Từ bỏ những sản phẩm cạnh tranh kém.  Thay đổi thị trường. _Chuyển hóa người không sử dụng, giành khách hàng. _ Khai thác, phân khúc thị trường mới. _Khuyến khích người dùng thường xuyên hơn.  Thay đổi sản phẩm. _Thay đổi đặc tính, kiểu dáng, công nghệ.  Chiến lược thay đổi tiếp thị pha trộn (sử dụng 4P). _Giá: tăng giá (tăng chất lượng), hạ giá,... _Phân phối: trưng bày nhiều hơn, bán lẻ rộng hơn,... 9 _Quảng cáo: tăng chi phí, pha trộn các phương tiện. _Cổ động: hậu mãi, quà tặng, các cuộc thi, trò chơi,... Giai đoạn suy thoái Giai đoạn này được đặc trưng bởi việc giảm sút nghiêm trọng khối lượng tiêu thụ và lợi nhuận thu được. Có 4 chiến lược được sử dụng:  Tăng đầu tư, củng cố mở rộng thị trường (chỉ những doanh nghiệp mạnh mới áp dụng).  Duy trì đầu tư, chờ sản phẩm mới.  Giảm đầu tư và tiến hành loại bỏ nhóm khách hàng không có lợi.  Thu hồi nhanh đầu tư và bắt đầu giảm giá sản phẩm. Một chu kỳ sống hay vòng đời của một sản phẩm trước hết phải gắn với một thị trường nhất định. Một sản phẩm có thể mới ở thị trường này nhưng lại không mới ở thị trường khác và ngược lại. Một sản phẩm có thể có chu kỳ sống khá dài ở một thị trường này nhưng sang thị trường khác thì không tồn tại nổi. Nghiên cứu chu kỳ sống của sản phẩm giúp ta chủ động lập kế hoạch tiêu thụ và các biện pháp kèm theo tương ứng với từng giai đoạn của nó. Giải pháp về chiến lược Marketing Chiến lược Marketing có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình phân phối sản phẩm tới tay người tiêu dùng. Nhờ có chiến lược này mà sản phẩm được tiêu thụ nhanh chóng hơn, với số lượng nhiều hơn. Không những thế chiến lược này còn tác động vào sự thay đổi cơ cấu tiêu dùng, tăng uy thế cạnh tranh trên thị trường cho siêu thị Vinatex-mart. Chiến lược Marketing ở đây đề cập tới bao gồm việc phát triển các chiến lược con như: chiến lược phân phối, chiến lược nghiên cứu phát triển thị trường, chiến lược quảng cáo, chiến lược khuyến mãi. Việc phát triển các chiến lược này sẽ giúp doanh nghiệp tác động mạnh mẽ đến khách hàng tiềm năng khiến họ sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp thay vì sử dụng của đối thủ cạnh tranh. Chiến lược Quảng cáo Quảng cáo là phương tiện tốt nhất để bán hàng, với sự tiến bộ của khao học kỹ thuật, nhu cầu khách hàng ngày càng đa dạng thì quảng cáo giữ một vai trò hết sức quan trọng. Với tỷ lệ 51.7 % khách hàng chọn siêu thị Vinatex-mart làm nơi thường xuyên đến, đa phần là những khách hàng cư ngụ gần những nơi có hệ thống siêu thị Vinatex-mart. 10 Xét về mặt tổng thể vẫn còn nhiều khách hàng chưa biết đến siêu thị Vinatex-mart. Qua phỏng vấn tôi thấy có một vài khách hàng cho biết rằng họ ít biết đến các chương trình khuyến mãi của siêu thị Vinatex-mart so với Co-opmart hay Maximark,v.v... Trong khi đó đối thủ cạnh tranh của Vinatex-mart là Co-opmart vẫn thường xuyên quảng cáo trên báo đài để thu hút khách hàng đến vui chơi và mua sắm. Siêu thị Vinatex-mart nên cần tăng cường quảng cáo trên các phương tiện truyền thông, báo chí như: báo tiếp thị gia đình, báo phụ nữ, tuổi trẻ,.v.v... và trang web của siêu thị, ngoài ra nên tặng cẩm nang mua sắm cho khách hàng. Việc quảng cáo mạnh sẽ giúp cho siêu thị tăng doanh thu bán hàng và được nhiều khách hàng biết đến. Chiến lược khuyến mãi Sự cạnh tranh quyết liệt trong môi trường kinh doanh hiện nay, đòi hỏi bên cạnh việc cải tiến và đa dạng hóa sản phẩm, công ty cần có biện pháp kích thích sức mua của khách hàng. Một trong những biện pháp tốt nhất mà công ty có thể sử dụng đó là khuyến mãi. Với số lượng hàng hóa của Vinatex-mart tính ra là khá cao với 50.000 mặt hàng bao gồm nhiều chủng loại, mẫu mã. Siêu thị Vinatex-mart hoàn toàn có thể cạnh tranh với những siêu thị khác. Trong các loại hình khuyến mãi mà khách hàng quan tâm nhất là giảm giá trên sản phẩm và giảm giá trên hóa đơn cho thấy chương trình khuyến mãi đã thu hút được nhiều khách hàng. Siêu thị nên tăng cường đưa ra các chiến lược khuyến mãi phù hợp với ưa thích của khách hàng như: bốc thăm trúng thưởng, quay số may mắn, kết hợp mua hàng với tặng vé xem ca nhạc, giảm giá, tặng kèm quà khi mua sản phẩm,... để có thể tăng sức mua và thu thú nhiều khách hàng đến với Vinatex-mart hơn. Chiến lược phân phối Siêu thị Vinatex-mart cần xây dựng một hình thức phân phối mới, đó là hình thức phân phối tại nhà cho những khách hàng có nhu cầu. Khi nghiên cứu về các mặt siêu thị cần cải thiện trong đó có tới 16.7 % khách hàng yêu cầu nên có hình thức phân phối tại nhà . Hiện tại thì hệ thống siêu thị đã nghiên cứu để áp dụng hình thức phân phối này. Dù tỷ lệ 16.7 % là một con số không lớn nhưng nó cho thấy một nhu cầu mới mà khách hàng mong muốn được Vinatex-mart đáp ứng trong tương lai. Siêu thị nên áp dụng hình thúc này dành cho những hóa đơn từ 300.000 đồng trở lên.Vì ngày nay dưới áp lực của công việc nhiều người hầu như không có thời gian đi siêu thị , chúng ta áp dụng hình thức này sẽ giúp họ tiết kiệm được thời gian mà vẫn có thể mua được những mặt hàng mà họ cần. Đây là hình thức sẽ tạo ra sự khác biệt giữa siêu thị Vinatex-mart so với các siêu thị khác . Chiến lược nghiên cứu phát triển 11 Tháng 1 năm 2009 Việt Nam sẽ chính thức mở cửa thị trường phân phối bán lẻ. Lúc đó sẽ có nhiều nhà đầu tư bán lẻ với 100 % vốn nước ngoài thay vì phải xin phép hoặc liên doanh như trước đây. Điều đó có nghĩa là các doanh nghiệp bán lẻ trong nước sẽ phải đối mặt với các tập đoàn đa quốc gia rất mạnh về tài chính, nguồn lực, cũng như cung cách làm việc hiện đại và tiềm lực vượt trội về thị trường. Hiện tại sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp bán lẻ trong nước vốn đã khóc liệt nay lại càng khóc liệt hơn khi có “bàn tay” nước ngoài. Khi ấy thì cơ hội về thị trường và cơ sở mặt bằng sẽ thu hẹp lại, ta khó có thể cạnh tranh để mở rộng thị trường. Với mục tiêu đến năm 2010 hệ thống Vinatex-mart sẽ phủ kín các tỉnh thành, huyện thị đông dân trong nước với 80 cửa hàng, siêu thị, trung tâm thương mại, trung tâm bán sỉ nên chiến lược nghiên cứu thị trường là hết sức quan trọng . Công ty cần thực hiện chiến lược nghiên cứu phát triển thị trường. Bộ phận nghiên cứu và phát triển của công ty cần thiết lập một sơ đồ mạng lưới siêu thị tại các quận huyện, các khu công nghiệp, các khu đô thị mới, và các tỉnh thành khác, cần khảo sát tìm kiếm địa điểm thích hợp. Xét ở khu vực TP.HCM hệ thống siêu thị vinatex-mart có 4 siêu thị và 1 cửa hàng đặt ở quận 4, quận 7, quận 11, quận Tân Bình. Trong tương lai siêu thị nên mở rộng mạng lưới hệ thống sang các quận huyện khác trong thành phố để chiếm lĩnh thị trường. 3. Yếu tố hạ tầng và hậu cần  Các quan niệm Hạ tầng hoặc cơ sở hạ tầng là những phương tiện vật chất phục vụ cho việc kinh doanh và tổ chức. Hậu cần là biểu thị của sự tổ chức các hoạt động nhằm đảm bảo cho hoạt động kinh doanh được diễn tiến bình thường.  Các yếu tố cấu thành: Thứ nhất: Hạ tầng kinh doanh Cơ sở kinh doanh, địa điểm kinh doanh, mạng KD: Vinatex-mart không chỉ có mặt ở các tỉnh thành, thành phố lớn mà còn được xây dựng ở các vùng sâu, vùng xa, môi trường đặc thù như: các siêu thị mini trong các trường giáo dục và giải quyết việc làm cho thanh niên xung phong, và trong các bệnh viện đa khoa tỉnh. Trong những năm qua Vinatex-mart thường xuyên mở rộng hệ thống tại các khu công nghiệp, khu chế xuất,... 12 Phương tiện kỹ thuật hỗ trợ kinh doanh: hệ thống cơ sở hạ tầng siêu thị, các máy theo dõi camera, máy tính tiền, hệ thống làm mát , máy in hóa đơn , đầu đọc mã vạch, máy in mã vạch , cổng từ siêu thị để chống trộm , cân tính tiền siêu thị , thiết bị kiểm kê kho . Đó là những thiết bị quan trọng nhất. Không gian trưng bày, đón tiếp và phục vụ khách hàng: : “Không gian kinh doanh” là không gian dành cho khách hàng, là nơi khách hàng mua hàng chứ không phải không gian để doanh nghiệp bán hàng. Không gian này phải khác biệt với các không gian của siêu thị khác, vì nó “đập” vào cảm nhận của khách hàng ngay từ lúc khách hàng bước chân vào siêu thị. 4. Tài chính và chi phí Bảng Thuyết Minh Báo Cáo Tài Chính của Công Ty qua 3 Năm ĐVT: Đồng Chỉ tiêu Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế Thuế thu nhập doanh nghiệp Lợi nhuận sau thuế Năm 2005 2006 2007 157.217.973.425 243.993.702.012 413.857.172.058 1.478.277.449 1.778.811.818 1.992.073.508 413.917.686 498.067.309 557.780.582 1.064.359.763 1.280.744.509 1.434.292.926 Nguồn: Phòng Kế Toán của Công Ty Tổng doanh thu năm 2006 là 243.993 triệu đồng so với năm 2005 là 157.217 triệu đồng , đã tăng lên 55% và thực tế đã tăng lên 86.639 triệu đồng. Năm 2007 doanh thu đạt 413.856 triệu đồng so với năm 2006 tăng 69.7%. Tôi nhận thấy doanh thu qua các năm của công ty đang có chiều hướng tăng, năm sau cao hơn năm trước. Lợi nhuận của công ty qua cac năm cũng tăng đều, chẳng hạn năm 2006 tăng 216 triệu đồng và năm 2007 tăng 154 triệu đồng so với năm 2006. Một số chỉ tiêu đánh giá tình hình tài chính Tỷ suất lợi nhuận/Doanh thu Bảng : Tỷ Suất Lợi Nhuận/Doanh Thu ĐVT: Đồng Năm 13 2005 2006 2007 Doanh thu (đ) 157.217.973.425 243.993.702.012 413.856.758.914 Lợi nhuận (đ) 1.460.782.702 309.297.652 1.247.296.117 Tỷ suất lợi nhuận (%) 0.93 0.13 0.30 Nguồn: Phòng Kế Toán Tỷ suất lợi nhuận năm 2005 của công ty đạt 0.93 tức là 1 đồng doanh thu công ty có được 0.93 đồng lợi nhuận. Trong năm 2006 tỷ suất lợi nhuận giảm xuống còn 0.13 tức là giảm đi 0.8 đồng lợi nhuận so với năm trước. Đến năm 2007 tỷ suất lợi nhuận tăng lên 0.3 tức là tăng 0.17 đồng so với năm trước. Ta thấy tỷ suất lợi nhuận năm 2006 giảm so với năm 2006 do doanh thu tăng nhưng phải thanh toán các khoản chi phí trong việc thành lập siêu thị mới. Vì vậy lợi nhuận năm sau giảm so với năm trước kéo theo tỷ suất lợi nhuận cũng giảm theo. Tỷ suất lợi nhuận/ tổng tài sản Bảng : Tỷ Suất Lợi Nhuận/Tổng Tài Sản ĐVT: Đồng Chỉ tiêu Lợi nhuận (đ) Tài sản cố định (đ) Tài sản lưu động (đ) Tỷ suất lợi nhuận (%) Nguồn: Phòng Kế Toán 2005 1.460.782.702 10.098.132.563 30.213.876.009 3.62 Năm 2006 309.297.652 19.495.012.875 65.007.123.453 2.89 2007 1.247.296.117 54.380.567.112 106.453.232.098 2.57 Tỷ suất lợi nhuận/ tổng tài sản năm 2005= (1.460) / (10.098+30.213)=3.62 Tương tự ta có tỷ suất lợi nhuận/ tổng tài sản năm 2006 là 2.89 và năm 2007 là 2.57.Ta thấy tổng tài sản của công ty tăng nhanh qua các năm nhưng lợi nhuận qua các năm thì không tăng đều cho nên lợi nhuận từ tài sản cũng tăng theo tỷ lệ của tổng tài sản qua các năm. Tỷ số này càng cao cho thấy công ty đang hoạt động hiệu quả qua các năm. Tỷ suất lợi nhuận / chi phí Bảng : Tỷ Suất Lợi Nhuận/Chi Phí ĐVT: Đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Giá vốn (đ) 122.348.981.094 190.428.899.532 336.754.627.551 14 Giá vốn + chi phí khác (đ) 122.362.439.004 190.530.070.769 336.766.177.207 Lợi nhuận (đ) 1.460.782.702 309.297.652 1.247.296.117 1.19 0.16 0.37 0.16 0.37 Tỷ suất lợi nhuận trên giá vốn (%) Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí và giá vốn khác 1.19 (%) Nguồn: Phòng Kế Toán Ta thấy lợi nhuận trên 1 đồng giá vốn hàng bán năm 2006 giảm đến 1.03 đồng so với năm 2005, nhưng đến năm 2007 thì lại tăng lên 0.37 đồng nhưng vẫn còn giảm nhiều so với năm 2005. Ngoài khoản mục giá vốn và chi phí quản lý doanh nghiệp thị các loại chi phí khác như: chi phí tài chính, chi phí bán hàng ,... cũng chiếm một tỷ trọng khá lớn trong chi phí của công ty. Chính điều này làm cho hiệu quả từ một đồng chi phí bỏ ra hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thấp. Hiệu suất sử dụng vốn cố định Bảng : Tình Hình Vốn Cố Định của Công Ty qua 3 Năm ĐVT: Đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Doanh thu (đ) 157.217.973.425 243.993.702.012 413.856.758.914 Vốn cố định (đ) 20.235.876.094 25.556.936.052 30.505.231.945 Hiệu suất sử dụng 7.77 9.55 13.57 Nguồn: Phòng Kế Toán Hiệu suất sử dụng vốn cố định = doanh thu/ vốn cố định Ta thấy hiệu suất sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp qua các năm đều tăng kéo theo doanh thu các năm cũng tăng dấu hiệu này cho thấy công ty đang ngày càng phát triển. Hiệu suất sử dụng tài sản cố định Bảng : Tình Hình Tài Sản Cố Định của Công Ty qua 3 Năm ĐVT: Đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Doanh thu (đ) 157.217.973.425 243.993.702.012 413.856.758.914 15 Tài sản cố định Hiệu suất sử dụng 5.909.465.212 19.495.146.990 54.380.231.443 26.6 12.52 7.61 Nguồn: Phòng Kế Toán Hiệu suất sử dụng tài sản cố định của công ty giảm qua các năm. Năm 2005 cứ 1 đồng tài sản cố định mang lại cho công ty 26.6 đồng doanh thu nhưng năm 2006 thì con số này giảm đáng kể, còn 12.52 đồng tức là giảm gần 50%. Năm 2007 tiếp tục giảm xuống 7.61 đồng. Như vậy hiệu quả sử dụng tài sản cố định của công ty ngày càng giảm cho thấy công tác quản lý tài sản cố định của công ty còn kém hiệu quả. Số vòng luân chuyển vốn cố định Bảng : Số Vòng luân Chuyển Vốn Cố Định ĐVT: Đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Doanh thu (đ) 157.217.973.425 243.993.702.012 413.856.758.914 Vốn lưu động 690.276.843 1.099.234.121 17.250.221.109 227 222 24 Số vòng luân chuyển vốn lưu động Nguồn : Phòng Kế Toán Vốn lưu động của công ty nhìn chung tăng rất ít so với tổng doanh thu của công ty, do đó số vòng luân chuyển vốn lưu động của công ty cũng cao. Điều đó cho thấy số vốn lưu động của công ty tham gia vào quá trình kinh doanh của công ty rất nhiều lần, do đó khả năng tạo ra doanh thu cũng lớn. Nhưng số vòng quay của năm 2007 giảm tới 198 lần so với năm 2006 do vốn lưu động tham gia vào vòng kinh doanh của công ty ngày càng nhiều. Nhận xét: qua phân tích một số chỉ tiêu tài chính tôi thấy tình hình kinh doanh của công ty ổn định và đạt hiệu quả tương đối cao, nhất là hiệu suất sử dụng vốn cố định. Tuy nhiên lợi nhuận sau thuế đạt được chưa tương xứng với thực lực của doanh nghiệp. IV. ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA MÔ HÌNH KINH DOANH 1. Ưu điểm: Thứ nhất: Siêu thị Vinatex –mart đi theo lĩnh vực bán lẻ phù hợp đáp ứng nhu cầu của mọi khách hàng 16 Thứ hai: Khách hàng cảm thấy an tâm và tin tưởng vào chất lượng hàng hóa của những mặt hàng mà Vinatex-mart phục vụ. Thứ ba: Thường xuyên tổ chức các chương trình khuyến mãi, hàng giảm giá nên thu hút được nhiều khách hàng đến mua sắm 2. Nhược điểm: Thứ nhất: Yếu tố sản phẩm hàng hóa đa dạng chỉ chiếm tỷ lệ thấp, mặt hàng của siêu thị Vinatex-mart còn chưa đa dạng như giày dép, nước uống đóng chai, quần áo dành cho tuổi teen, trẻ em và trẻ sơ sinh. Thứ hai: Nên có nhân viên phụ trách quầy hàng, do nhiều khách hàng than phiền rằng khi mua sản phẩm, muốn hỏi giá hay kiểu dáng lại không thấy nhân viên, đặc biệt là ở bên gian hàng quần áo thời trang. Thứ ba: Nên có bảng hướng dẫn ở quầy hàng để khách hàng không phải mất nhiều thời gian khi tìm kiếm mặt hàng mà họ cần mua. Hiện tại siêu thị cũng có bảng hướng dẫn nhưng ở trên cao và khó định được hướng đi. Thứ tư: Thời gian thanh toán còn hạn chế. Một số khách hàng phản ánh Vinatex-mart nên giảm thời gian thanh toán vào tối do đây là thời gian cao điểm họ thường đứng chờ lâu Thứ năm: Thông tin khuyến mãi, giảm giá còn nhiều hạn chế, chưa được phổ biến rộng rãi đến người tiêu dùng. V. ĐỀ XUẤT NHỮNG CẢI TIẾN VÀ ĐỔI MỚI CHO MÔ HÌNH KINH DOANH CỦA HỆ THỐNG SIÊU THỊ VINATEX- MART Với mô hình kinh doanh hiện tại của Vinatex-mart là doanh nghiệp bán lẻ hiện đại. Trên cơ sở đó nhóm chúng em có những đề xuất sau: Thứ nhất: Hiện người tiêu dùng tại nhiều địa phương trên cả nước đã quen với các phiên chợ được tổ chức vào buổi đêm như chợ nông sản, chợ sinh viên, chợ ẩm thực… Còn siêu thị phục vụ khách hàng vào cả ban đêm là hình thức khá mới được thực hiện tại Việt Nam. Vì vậy Vinatex-mart nên áp dụng mô hình kinh doanh này nhằm phục vụ tốt nhất cho khách hàng vừa tiết kiệm chi phí vận hành của siêu thị. Thứ hai: Siêu thị nên mở rộng hình thức phân phối tại nhà, đây là một hình thức phân phối mới mà siêu thị nên quan tâm tới. Do khách hàng không có thời gian đến siêu thị thị họ có thể gọi điện thoại và siêu thị sẽ mang hàng hóa lại . Dĩ nhiên khách hàng phải trả chi phí vận chuyển, họ sẽ đỡ phải chuyên chở khi mua hàng dễ vỡ như ly, chén, v.v.... Thứ ba:Công ty nên mở rộng quảng cáo trên các hệ thống thông tin hiện đại, tạo ra sự hấp dẫn từ các chương trình khuyến mãi nhằm thu hút khách hàng đến mua sắm, vui chơi, tham quan và giải trí 17 tại siêu thị đông hơn. Từ đó khách hàng dễ dàng biết đến siêu thị nhiều hơn. Vì đa số khách hàng được hỏi là họ thường biết đến các thông tin khuyến mãi thông qua phương tiện nào thì đa số họ cho biết là chỉ biết được khi vào đây mua sắm, hoặc họ chỉ được biết khi đọc thông tin ngay tại quầy hàng. Cuối cùng: Siêu thị cần bổ sung nhân viên phụ trách quầy hàng vào giờ cao điểm hoặc thay đổi cách bố trí nhân sự cho phù hợp. Các nhân viên siêu thị nên chuyên nghiệp hơn để rút ngắn thời gian thanh toán nhằm mang lại sự hài lòng cho khách hàng khi đến với siêu thị Vinatex-mart. KẾT LUẬN Trên đây là những phân tích, đánh giá chủ quan của nhóm chúng em về mô hình kinh doanh của hệ thống siêu thị VINATEX-MART. Mặc dù đây không phải là một hệ thống siêu thị lớn nhưng nếu áp dụng mô hình kinh doanh độc đáo thì tương lai sẽ rất triển vọng. 18 Do thời gian và kiến thức còn nhiều hạn chế, nên trong quá trình làm bài không tránh khỏi những sai sót. Nhóm chúng em rất mong sự chỉ bảo của thầy! Chúng em xin chân thành cảm ơn! Quy Nhơn, ngày 19 tháng 12 năm 2011
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng