Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân tích luận điểm sau của hồ chí minh “bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhi...

Tài liệu Phân tích luận điểm sau của hồ chí minh “bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng học thuyết chân chính, chắc chắn, cách mạng nhất là chủ nghĩa lenin

.DOCX
13
2862
71

Mô tả:

ĐỀ BÀI: Phân tích luận điểm sau của Hồ Chí Minh: “Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng học thuyết chân chính, chắc chắn, cách mạng nhất là Chủ nghĩa Lenin”. I. Một số quan điểm, tư tưởng 1.1.Khởi nghĩa nông dân Yên Thế - Khởi nghĩa Yên Thế là một cuộc đối đầu vũ trang giữa những người nông dân ly tán tại vùng Yên Thế Thượng và sau đó là Thái Nguyên, đứng đầu bởi Đề Thám, với quân Pháp, khi Pháp vừa kết thúc chiến tranh với Trung Quốc và bắt đầu kiểm soát toàn bộ vùng Bắc kỳ những năm cuối thế kỷ 19 trong lịch sử Việt Nam. Trải qua 4 giai đoạn từ 1884 đến 1913, cuộc khởi nghĩa dần đi vào ngõ cụt và cuối cùng thất bại với sự kiện Đề Thám bị sát hại vào năm 1913. -Hệ tư tưởng chủ đạo: Vẫn mang nhiều nét của hệ tư tưởng phong kiến. Tuy nhiên, khởi nghĩa nông dân Yên Thế đánh dấu bước phát triển mới trong phong trào yêu nước cách mạng của nhân dân ta. Từ một phong trào mang “cốt cách phong kiến” của giai đoạn cuối thế kỷ XIX, nhưng bước sang những năm đầu thế kỷ XX đã hoà dần và chịu ảnh hưởng của phong trào yêu nước cách mạng có tính chất tư sản của nhân dân ta hồi đầu thế kỷ XX.Điều đó thể hiện rõ ở chỗ chủ tướng Hoàng Hoa Thám đã có tiếp xúc với các nhà yêu nước của thời kỳ mới như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh. - Tuy nhiên, theo nhận định của Hồ Chí Minh, phong trào khởi nghĩa Yên Thế do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo vẫn mang “cốt cách phong kiến” và chính vì hạn chế đó, đặt trong bối cảnh Việt Nam lúc đó, phong trào khởi nghĩa không thể không thất bại trước sức tấn công dồn dập và ác liệt của kẻ thù là thực dân Pháp đang ở trong thế áp đảo. 1.2. Phong trào Đông Du và Phan Bội Châu 1 - Phong trào Đông Du là một phong trào cách mạng ở Việt Nam đầu thế kỷ 20. Phong trào có mục đích kêu gọi thanh niên Việt Nam ra nước ngoài (Nhật Bản) học tập, chuẩn bị lực lượng chờ thời cơ cho việc giành lại độc lập cho nước nhà.Lực lượng nòng cốt cổ động và thực hiện phong trào là Duy Tân hội và Phan Bội Châu.Phong trào hoạt động mạnh mẽ từ năm 1904 đến 1909, tiêu biểu là việc đưa thanh niên Việt Nam sang Nhật Bản học tập. Phong trào tan rã năm 1909 sau khi Nhật cấu kết với Pháp trục xuất Phan Bội Châu và toàn bộ du học sinh Việt Nam về nước. - Hệ tư tưởng chủ đạo: Họ mạnh dạn đón nhận những luồng tư tưởng dân chủ tư sản từ ngoài dồn dập tràn vào nước ta từ những năm đầu thế kỷ 20. Họ muốn dựa vào nước Nhật, một nước theo con đường tư bản châu Âu, giàu mạnh lên, đánh thắng đế quốc Nga (1905).Phải ra nước ngoài để tìm cách cứu nước; tư tưởng của Phan Bội Châu là đúng nhưng cách làm lại sai vì không thể nhờ Nhật do Nhật cũng la nước tư bản muốn xâm chiếm thuộc địa mở rông lãnh thổ. 1.3.Con đường cách mạng của Phan Châu Trinh. - Phan Châu Trinh (còn được gọi Phan Chu Trinh; 1872–1926) là nhà thơ, nhà văn, và là chí sĩ thời cận đại trong lịch sử Việt Nam.Phan Châu Trinh là một tấm gương sáng trong phong trào Duy Tân đầu thế kỷ 20. Ông là một nhà nho yêu nước có nhiều suy nghĩ tiến bộ.Có thể xem ông là người có tư tưởng dân chủ sớm nhất trong số các nhà nho yêu nước tiến bộ đầu thế kỷ.Đặc biệt hơn nữa, ông chọn con đường dấn thân tranh đấu nhưng ôn hòa, bất bạo động. Ông coi dân chủ cấp bách hơn độc lập và coi việc dùng luật pháp, cai trị quy củ có thể quét sạch hủ bại phong kiến. - Hệ tư tưởng chủ đạo: quan điểm của Phan Châu Trinh trước mắt chưa nên đặt nhiệm vụ khôi phục chủ quyền quốc gia, độc lập dân tộc (tức 2 đánh đuổi Pháp), mà nhiệm vụ cấp bách là phải: “Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh”, tức là thúc đẩy nền dân chủ. - Theo Giáo sư Trần Văn Giàu: “Qua những vấn đề tư tưởng yêu nước của Phan Châu Trinh được sơ bộ phân tích, có thể thấy rằng đường lối khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh, đường lối chống chủ nghĩa thực dân Pháp nhằm giành lại độc lập tự chủ, lập chế độ quân chủ lập hiến hay chế độ cộng hòa dân chủ, và nhằm đưa nước nhà phát triển theo Tây phương, thực chất là tư tưởng tư sản chứ không phải cái gì khác. Tư tưởng dân chủ tư sản ở Tây phương đầu thế kỷ XX rõ ràng là đã lạc hậu quá rồi bởi vì bấy giờ Tây phương đứng trước ngưỡng cửa của cách mạng vô sản, xã hội chủ nghĩa. Nhưng đối với Đông phương nói chung, với Việt Nam nói riêng, tư tưởng dân chủ tư sản hãy còn đóng vai trò tiến bộ, còn có một ý nghĩa cách mạng, bởi vì Đông phương và Việt Nam lúc này còn phải làm cuộc cách mạng dân chủ tư sản”. =>> KL: Dù có là phong trào do các sĩ phu yêu nước cầm đầu như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, …hay đó là phong trào của nông dân, tiểu tư sản, tư sản dân tộc,… thì tất cả đều nhằm mục đích đánh đuổi thực dân Pháp. Nhưng rốt cuộc các phong trào này đều bị thất bại. Nguyên nhân là do họ chưa xác định được kẻ thù (ví dụ: Phan Bội Châu chủ trương dựa vào Pháp để đánh Nhật, Phan Chu Trinh lại chủ trương đổi mới theo mô hình của Pháp). Từ chỗ nhận thức sai kẻ thù nên các ông không thể xác định rõ được mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội Việt Nam lúc đó là gì.Vì vậy, không thể tìm ra nhiệm vụ cần thiết.Đến tận đầu TK XX, nước ta vẫn trong tình trạng khủng hoảng về đường lối. Sai lầm: Hệ tư tưởng phong kiến, tư sản >< Hệ tư tưởng vô sản (HCM) 3 II. Chủ nghĩa Lênin là chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mạng nhất 2.1.Vài nét về chủ nghĩa Lênin: Hệ thống quan điểm và học thuyết khoa học - Khái niệm: Chủ nghĩa Marx-Lenin là học thuyết chính trị do Karl Marx và Friedrich Engels sáng lập và được Vladimir Ilyich Lenin phát triển trong điều kiện (theo nhận định của Lenin) chủ nghĩa Tư bản đã phát triển thành Chủ nghĩa đế quốc. Theo quan điểm của các đảng cộng sản theo chủ nghĩa này, Chủ nghĩa Marx-Lenin là thế giới quan, hệ tư tưởng chính trị của giai cấp công nhân. 2.1.1 Khái niệm chủ nghĩa Mác - Lênin - Thế giới quan:Thế giới quan là hệ thống tổng quát những quan điểm của con ngư ời về thế giới (toàn bộ sự vật và hiện tượng thuộc tự nhiên và xã hội), về vị trí con người trong thế giới đó và về những quy tắc xử sự do con người đề ra tro ng thực tiễn xã hội. - Phương pháp luận biện chứng:Phương pháp luận biện chứng là bao gồm hệ thống các ng uyên tắc hướng dẫn điều chỉnh hoạt động nhận thức và hoạt động cải tạo thế giới hiện thực của con người xuất phát từ lý luận biện chứng. Đó là xem xét sự vật hiện tượng, những phản ánh của chúng trong tư tưởng, trong mối liên hệ qua l ại lẫn nhau của chúng, trong sự ràng buộc, sự vận động, sự phát sinh và sự tiêu vong của chúng 4 - Khoa học và sự nghiệp giải phóng con người: Khoa học là một tập hợp tri thức đã được kiểm chứng bằng thực nghiệm về các sự kiện, sự vật và hiện tượng tuân theo một quy luật xác đ ịnh. Nó có đối tượng nghiên cứu, cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu cụ t hể rõ ràng. Giải phóng con người là xóa bỏ người bóc lột người, xóa bỏ tha hóa để con người trở về với chính mình, phát triển bản tính chân chính của mình. 2.1.2 Nội dung chủ nghĩa Mác - Lênin - Triết học Lênin: Trong triết học Mác- Lenin, chủ nghĩa duy vật biện chứng là hạt nhân lý luận triết học của thế giới quan khoa học Mác-Lenin, là hình thức phát triển cao nhất của chủ nghĩa duy vật vì nó khác phục được tính trực quan, siêu hình, coi bản chất con người một cách trừu tượng của các hình thức triết học duy vật trước đó; là hệ thống lý luận, phương pháp được xác lập trên cơ sở giải quyết theo quan điểm duy vật biện chứng đối với vấn đề cơ bản của triết học. Do đó nắm vững những nội dung cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng là điều kiện tiên quyết để nghiên cứu toàn bộ hệ thống quan điểm khoa học chủ nghĩa Mác-Lenin. Bản chất của chủ nghĩa duy vật biện chứng thể hiện: Thứ nhất: Giải quyết khoa học của vấn đề triết học. Thứ hai: Có sự thống nhất giữa chủ nghĩa duy vật với phép biện chứng tạo lên chủ nghĩa duy vật biện chứng và nó không chỉ là phương pháp giải thích nhận thức thế giới mà còn là phương pháp cải tạo thế giới của giai cấp công nhân. 5 Thứ ba: Quan niệm duy vật về lịch sử là cuộc cách mạng trong học thuyết về xã hội. Thứ tư: Sự thống nhất giữa tính khoa học với tính cách mạng; lý luận với thực tiễn tạo nên tính sáng tạo của triết học Mác-Lenin. - Kinh tế chính trịMác – Lênin: Trên cơ sở thế giới quan và phương pháp luận triết học kinh tế chính trị Mác-Lenin nghiên cứu những quy luật kinh tế của quá trình sự ra đời, phát triển, suy tàn của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa và sự ra đời, phát triển của phương thức sản xuất mớiphương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa. Và học thuyết giá trị thặng dư của C.Mác giữ vị trí “hòn đá tảng” trong toàn bộ lý luận kinh tế của C.Mác. Học thuyết giá trị thặng dư: Chủ nghĩa tư bản ra đời gắn với sự phát triển ngày càng cao của sản xuất hàng hóa. Nhưng sản xuất hàng hóa tư bản chủ nghĩa khác với sản xuất hàng hóa giản đơn không chỉ về trình độ mà còn khác về vật chất nữa. Trên vũ đài kình tế, bây giờ xuất hiện một loại hàng hóamới đó là hàng hóa sức lao động. Khi sức lao động trở thành hàng hóa thì tiền tệ mang hình thái là tư bản và gắn liền với nó là một quan hệ sản xuất mới xuất hiện: quan hệ giữa nhà tư bản và lao động làm thuê. Thực chất của mối quan hệ này là nhà tư bản chiếm đoạt giá trị thặng dư của công nhân lao động. Giá trị thặng dư là một bộ phận của giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động do công nhân làm thuê tạo ra và bị nhà tư bản chiếm không. Quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư chỉ là quá trình tạo ra giá trị kéo dài quá các điểm mà ở đó giá trị sức lao động do nhà tư bản trả được hoàn lại bằng một vật ngang giá mới. 6 Việc nghiên cứu giá trị thặng dư được sản xuất như thế nào để vạch rõ bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản. Tư bản là giá trị mang lại giá trị thặng dư bằng cách bóc lột lao động không công của công nhân làm thuê. Như vậy bản chất của tư bản là thể hiện quan hệ sản xuất xã hội mà trong đó giai cấp tư sản chiếm đoạt giá trị thặng dư do giai cấp công nhân sáng tạo ra. Giá trị thặng dư là nguồn gốc hình thành lên thu nhập của các nhà tư bản và các giai cấp bóc lột trong chủ nghĩa tư bản. - Chủ nghĩa xã hội khoa học: Chủ nghĩa xã hội khoa học là kết quả tất nhiên của sự vận dụng thế giới quan, phương pháp luận. Triết học và kinh tế chính trị Mác-Lenin vào việc nghiên cứu và làm sáng tỏ những quy luật khách quan của quá trình cách mạng xã hội chủ nghĩa- bước chuyển biến lịch sử từ chủ nghĩa tư bản nên chủ nghĩa xã hội và tiến tới chủ nghĩa cộng sản. Mác hoàn toàn dựa vào và chỉ dựa vào những quy luật kinh tế của sự vận động xã hội hiện đại mà kết luận rằng xã hội tư bản chủ nghĩa nhất định sẽ phải chuyển biến thành xã hội chủ nghĩa. Việc xã hội hóa lao động- ngày càng tiến nhanh thêm dưới muôn vàn hình thức – đã biểu hiện đặc biệt rõ ràng ở sự phát triển của đại công nghiệp… Đấy là cơ sở vật chất chủ yếu cho sự ra đời không thể tránh khỏi của chủ nghĩa xã hội.Động lực, trí tuệ và tinh thầncủa sự chuyển biến đó, là giai cấp vô sản, giai cấp đã được bản thân chủ nghĩa tư bản rèn luyện. Cuộc đấu tranh giai cấp vô sản chống lại giai cấp tư sản- biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau và nội dung của những hình thức này ngày càng phong phú, nhất định biến thành một cuộc đấu tranh chính trị của giai cấp vô sản nhằm giành chính quyền(chuyên chính vô sản). 2.2. Chủ nghĩa Lênin là chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mạng nhất 7 2.2.1 Chủ nghĩa Lenin là chủ nghĩa cách mạng nhất * Khái niệm cách mạng: Cách mạng là xóa bỏ cái cũ và thay thế cái mới tiến bộ hơn, là một thay đổi sâu sắc, thường là xảy ra trong một thời gian tương đối ngắn. Các cuộc cách mạng có thể dẫn đến một thay đổi trong các thể chế chính trị-xã hội, hoặc một thay đổi lớn trong một nền kinh tế hay văn hóa. Cách mạng đã từng xảy ra trong lĩnh vực như xã hội, chính trị, văn hoá, kinh tế, công nghiệp... * Chủ nghĩa Lênin là học thuyết cách mạng nhất vì: - Đó là học thuyết duy nhất nêu lên mục tiêu, điều kiện, phương pháp giải phóng triệt để xã hội, giải phóng giai cấp và dân tộc, giải phóng con người khỏi mọi áp bức, bóc lột và bất công... - CN Mác-lenin ko chỉ giải thích mà còn vạch ra con đường, những phương tiện cải tạo thế giới. Đó là mối liên hệ hữu cơ biện chứng giữa lý luận CM và thực tiễn CM. CN Mác – Lenin đã chỉ rõ: quần chúng ND là người sáng tạo lịch sử, CM là sự nghiệp của quần chúng. Điều đó đã chỉ ra cho XH, đặc biệt là giai cấp CN, ND lao động phương pháp luận đúng đắn để nhận thức và cải tạo thế giới. * Chứng minh thực tiễn: Cách mạng Tháng Mười thành công dưới sự dẫn dắt của Lenin và tiên chỉ là chủ nghĩa Mác - Lênin đã hiện thực hóa lý tưởng về một xã hội mới – XHCN, mà trước đó chỉ là những ước mơ. Trước khi loài người được chứng kiến về sự tồn tại hiện thực của một chế độ xã hội mà ở đó giai cấp công và những người lao động làm chủ, chủ động tạo dựng cho mình một cuộc sống ấm no, bình đẳng, thì trong lịch sử phát triển xã hội loài người cũng đã xuất hiện các tư tưởng biểu hiện nguyện vọng muốn thiết lập một xã hội không có tình trạng người bóc lột người và các hình thức bất bình đẳng khác về xã hội. Lênin đã 8 viết: " Đã lâu rồi, đã hàng bao thế kỷ nay, thậm chí hàng ngàn năm nay, nhân loại mong ước thủ tiêu "lập tức" mọi sự bóc lột" . Nhưng những mong muốn, ước vọng của tầng lớp lao động trong các xã hội cũ vẫn chỉ là những điều xa vời, không thực tế, họ không tìm ra được con đường, cách thức để thực sự giải phóng mình khỏi áp bức, bất công. Cũng có không ít các cuộc khởi nghĩa, đấu tranh, có cả cuộc cách mạng xã hội nhằm xóa bỏ xã hội cũ, thay đổi cuộc sống, song hầu như đã thất bại, hoặc khi thành công lại vẫn không vượt ra khỏi vết xe cũ, không từ bỏ được cái căn nguyên của chế độ người bóc lột người, của bất bình đẳng, đó là chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. Chính vì vậy chế độ phong kiến phủ định chế độ chiếm hữu nô lệ, rồi chế độ TBCN phủ định chế độ phong kiến, đều là nấc thang trong tiến trình phát triển của văn minh nhân loại, song đó cũng lại chính là nấc thang bóc lột đa dạng hơn, tinh vi hơn. Và khát vọng về một xã hội công bằng, bình đằng, không còn người bóc lột người của những con người lao động càng cháy bỏng hơn. Cách mạng Tháng Mười thành công, chính quyền của giai cấp công nhân và nhân dân lao động được thiết lập, những tàn tích của chế độ cũ Sa hoàng bị xóa bỏ, giai cấp vô sản và nhân dân lao động nước Nga thoát khỏi ách áp bức thống trị của chính quyền phong kiến chuyên chế và tư sản phản động. Người dân bắt đầu một cuộc sống mới, cuộc sống của người làm chủ xã hội. 2.2.2 Chủ nghĩa Mác-Lenin là chủ nghĩa chân chính nhất * Khái niệm chân chính: Tính chân chính nghĩa là sự đúng đắn, tổng hợp của nhiều yếu tố khách quan, chấn chỉnh những cái sai, cái cũ. * Chủ nghĩa Mác – Lenin là chủ nghĩa chân chính nhất vì: CN MácLenin do Mác, Angghen sáng tạo ra và Lenin phát triển là sự kế thừa và phát triển đến đỉnh cao của hệ thống các tư tưởng trước đó: cốt lõi là 9 triết học Đức bao gồm Heghen và Phoiobac, cả những thành tựu tiêu biểu về kinh tế chính trị học của TBCN như công trình của Smith và Ricardo. - Tiêu biểu nhất: CN Mác-lenin chỉ ra quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất , thể hiện sự vận động, thay thế các phương thức sản xuất trong xã hội. Đó là cơ sở để khẳng định sự diệt vong tất yếu của chủ nghĩa tư bản, sự thắng lợi tất yếu của CNXH. - Điều đó tạo ra một bước ngoặt mới trong sự phát triển của loài người, đánh thẳng vào các hệ tư tưởng cũ của chế độ phong kiến cũng như CNTB. - Dưới nhãn quan của HCM, chỉ có CM tháng 10 Nga do Lenin lãnh đạo là triệt để, là thành công đến nơi. ND lao động đã đc giải phóng và trở thành người chủ của XH. Người đã nhận định: “Trong TG bây giờ chỉ có cách mệnh Nga là đã thành công và thành công đến nơi, nghĩa là dân chúng dc hưởng cái hạnh phúc, tự do, bình đẳng thật, ko phải tự do và bình đẳng giả dối như đế quốc CN Pháp khoe khoang bên An Nam. CM Nga đã đuổi đc vua, tư bản, địa chủ, rồi lại ra sức cho công nông các nước và dân bị áp bức các thuộc địa làm cách mệnh để đập đổ tất cả đế quốc chủ nghĩa, tư bản trên thế giới". =>>để đưa CM Việt Nam thành công chỉ có con đường duy nhất là đi theo CM chủ nghĩa dưới sự dẫn dắt của CN Mác - Lenin. *Chứng minh thực tiễn: So sánh với các tư tưởng của các nhà cách mạng cuối TK 19 – đầu TK 20: Các cuộc đấu tranh của nhân dân yêu nước cuối thế kỉ 19 – đầu thế kỷ 20 ở Việt Nam với các hệ tư tưởng phong kiến, nửa phong kiến nửa tư sản hay tư sản dân chủ đều rơi vào tình trạng bế tắc và cuối cùng thất bại. Chỉ khi Hồ Chí Minh mang học thuyết Mác – Lenin truyền bá về 10 nước, phá vỡ lối mòn tư duy của xã hội phong kiến và tư bản thì Cách mạng Việt Nam mới có sự chuyển biến rõ rệt và mạnh mẽ: Các tổ chức cộng sản đồng loạt ra đời như Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, Đông Dương cộng sản Đảng, An Nam Cộng sản Đảng, Đông Dương Cộng sản Liên đoàn,… cùng với hàng loạt cá phong trào bãi công, biểu tình đòi quyền lợi của công nhân, trí thức, tiểu tư sản từ 1926 đến 1929, làm tiền đề cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Đông Dương, tiền đề của ĐCS Việt Nam, và chuẩn bị cho bước ngoặt mới của lịch sử Cách mạng Việt Nam. 2.2.3 Chủ nghĩa Mác-Lenin là chủ nghĩa chắc chắn nhất - Chỉ rõ con đường giải phóng triệt để giai cấp, dân tộc, xã hội và con người - Chỉ rõ lực lượng cách mạng: Giai cấp công nhân và nhân dân lao động - Chủ nghĩa Mác-Lênin là một học thuyết mở, có nghĩa là không phải cứng nhắc và bất biến mà có khả năng và không ngừng tự đổi mới, tự phát triển trong dòng trí tuệ của nhân loại. Toàn bộ học thuyết MácLênin có giá trị bền vững xét trong tinh thần biện chứng, nhân đạo và hệ thống tư tưởng cốt lõi của nó. Những tinh hoa trí tuệ của các thế hệ kế tục sẽ làm cho chủ nghĩa Mác-Lênin ngày càng hoàn thiện và sáng rõ hơn trong các điều kiện cụ thể. + Sáng tạo là bản chất của triết học Mác: những nguyên lý, quy luật phổ biến khi vận dụng vào điều kiện hoàn cảnh cụ thể phải đúng đắn, sáng tạo. + Hiện thực khách quan không ngừng vận động và biến đổi, tư duy và ý thức phản ánh chúng cũng không ngừng bổ sung và phát triển. Triết học với tư cách là một khoa học cũng không ngừng được bổ sung, phát triển và vận dụng một cách sáng tạo, sao cho phù hợp với từng hoàn cảnh. 11 - Là một học thuyết khoa học và cách mạng, học thuyết Mac-Lenin đã đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ cách mạng của thời đại, phản ánh chính xác những nhu cầu cơ bản của cuộc đấu tranh cách mạng của giai cấp vô sản nhằm thay đổi thế giới và giải phóng con người. =>Luôn luôn đem lại phương hướng và niềm tin cho giai cấp bị bóc lột. III. Sự vận dụng sáng tạo CN Mác-Lenin của HCM 3.1 Cơ sở lý luận Đến với chủ nghĩa Mác-Lenin xác định con đường cứu nước theo khuynh hướng chính trị vô sản nhưng con đường cách mạng giải phóng dân tộc do HCM hoạch định là sự kết hợp hài hòa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp, gắn độc lập dân tộc với phương hướng xã hội chủ nghĩa. Về phương pháp tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc hết sức sáng tạo và thấm nhuần tính nhân văn- phương pháp khởi nghĩa toàn dân và chiến tranh nhân dân. Phát huy và sử dụng sức mạnh toàn dân tộc để tiến hành khởi nghĩa vũ trang và chiến tranh cách mạng là điểm độc đáo trong phương pháp cách mạng giải phóng dân tộc. 3.2. Cơ sở thực tiễn Cách mạng tháng 8 trước hết là hình mẫu tiêu biểu của sự vận dụng sáng tạo của chủ nghĩa Mác-Lenin và điều kiện cụ thể nước ta. Đảng và Bác đã phát huy và khơi dậy được tinh thần yêu nước từ già cho tới trẻ. Trên nền tảng của phương pháp tư duy sáng tạo, Đảng và Bác đã tập hợp sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, chúng ta đã cô lập được kẻ thù, tập hợp được sức mạnh của toàn dân, không phân biệt Đảng, phái, tín ngưỡng. Từ đó giành thắng lợi từng phần đến thắng lợi toàn phần, là đỉnh cao của sự sáng tạo trong cách mạng tháng 8. Như vậy trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta 12 luôn quán triệt tinh thần sáng tạo của cách mạng tháng 8/1945. Nhờ đó cách mạng Việt Nam đã vượt qua được nhiều thử thách và giành được nhiều thắng lợi. 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan