Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân tích lợi thế của ngành bảo hiểm việt nam theo mô hình kim cương của m. port...

Tài liệu Phân tích lợi thế của ngành bảo hiểm việt nam theo mô hình kim cương của m. porter

.PDF
107
106
62

Mô tả:

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: PHÂN TÍCH LỢI THẾ CỦA NGÀNH BẢO HIỂM VIỆT NAM THEO MÔ HÌNH KIM CƢƠNG CỦA M.PORTER Sinh viên thực hiện : Dương Thu Trang Lớp : Anh 12 Khóa : 43C Giáo viên hướng dẫn : PGS.TS. Nguyễn Hữu Khải Hà Nội, 06 - 2008 LỜI CẢM ƠN Em xin gửi lời cảm ơn đến những người đã giúp em chuẩn bị và hoàn thành khóa luận này. Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Hữu Khải - người đã dành nhiều thời gian và bằng kinh nghiệm cũng như kiến thức của mình đưa ra những hướng dẫn cho em trong quá trình làm khóa luận. Nhân đây, em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới toàn thể các thầy cô giáo khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế cũng như tất cả các thầy cô giáo của các khoa khác trong trường Đại học Ngoại thương Hà Nội về những bài giảng quý báu đã góp phần tạo cho em nền tảng để phát triển kiến thức của mình. Cuối cùng, em xin gửi lời biết ơn tới toàn thể gia đình và bạn bè em, những người đã giúp đỡ, động viên em hoàn thành khóa luận này. MỤC LỤC LêI Më §ÇU ............................................................................................... 1 CH¦¥NG I: KH¸I QU¸T CHUNG VÒ LîI THÕ C¹NH TRANH Vµ B¶O HIÓM ............................................................................................... 3 I. KH¸I QU¸T CHUNG VÒ LîI THÕ C¹NH TRANH ........................ 3 1. Mét sè kh¸i niÖm c¬ b¶n ................................................................ 3 1.1. C¹nh tranh ................................................................................ 3 1.2. Lîi thÕ c¹nh tranh ..................................................................... 5 2. C¸c yÕu tè ®¸nh gi¸ lîi thÕ c¹nh tranh theo m« h×nh kim c-¬ng cña M.Porter ....................................................................................... 7 2.1. C¸c ®iÒu kiÖn yÕu tè s¶n xuÊt ................................................... 9 2.2. C¸c ®iÒu kiÖn vÒ cÇu................................................................ 12 2.3. C¸c ngµnh hç trî vµ liªn quan ................................................ 14 2.4. C¸c chiÕn l-îc, c¬ cÊu kinh doanh vµ m«i tr-êng c¹nh tranh ........................................................................................................ 16 2.5. C¸c yÕu tè kh¸c ....................................................................... 18 II. KH¸I QU¸T CHUNG VÒ B¶O HIÓM ........................................... 20 1. §Þnh nghÜa vµ b¶n chÊt cña b¶o hiÓm ......................................... 20 1.1. §Þnh nghÜa .............................................................................. 20 1.2. B¶n chÊt cña b¶o hiÓm ............................................................ 21 2. Mét sè nguyªn t¾c c¬ b¶n cña b¶o hiÓm ...................................... 21 2.1. Nguyªn t¾c chØ b¶o hiÓm sù rñi ro, kh«ng b¶o hiÓm sù ch¾c ch¾n (Fortuity not certainty) .......................................................... 21 2.2. Nguyªn t¾c trung thùc tuyÖt ®èi (utmost good faith) .............. 22 2.3. Nguyªn t¾c lîi Ých b¶o hiÓm (Insurable interest) .................... 23 2.4. Nguyªn t¾c båi th-êng (Indemnity) ........................................ 23 2.5. Nguyªn t¾c thÕ quyÒn (Subrogation) ...................................... 24 3. T¸c dông vµ vai trß cña b¶o hiÓm ................................................ 25 3.1. Bï ®¾p thiÖt h¹i, kh¾c phôc tæn thÊt ...................................... 25 3.2. T¨ng c-êng c«ng t¸c ®Ò phßng vµ h¹n chÕ tæn thÊt ................ 26 3.3. Sö dông hiÖu qu¶ nh÷ng kho¶n tiÒn nhµn rçi, t¹o ®-îc nguån vèn lín ®Ó ®Çu t- vµo nh÷ng lÜnh vùc kh¸c .................................. .27 3.4. T¨ng thu cho ng©n s¸ch nhµ n-íc ........................................ 27 3.5. T¹o t©m lý an t©m trong kinh doanh, trong cuéc sèng ............ 28 CH¦¥NG 2. THùC TR¹NG LîI THÕ C¹NH TRANH CñA NGµNH B¶O HIÓM VIÖT NAM ......................................................... 29 I. KH¸I QU¸T VÒ NGµNH B¶O HIÓM VIÖT NAM ......................... 29 1. Sù h×nh thµnh vµ ph¸t triÓn cña ngµnh b¶o hiÓm ViÖt Nam ...... 29 1.1. Giai ®o¹n tr-íc n¨m 1993 ....................................................... 29 1.2. B¶o hiÓm ViÖt Nam sau n¨m 1993 .......................................... 30 1.3. M«i tr-êng ph¸p lý cho ho¹t ®éng kinh doanh b¶o hiÓm ViÖt Nam ................................................................................................ 36 2. Yªu cÇu héi nhËp ®èi víi ngµnh b¶o hiÓm ViÖt Nam ................. 37 2.1. Sù cÇn thiÕt cña héi nhËp quèc tÕ trong lÜnh vùc b¶o hiÓm ... 37 2.2. C¸c cam kÕt song ph-¬ng vµ ®a ph-¬ng cña ViÖt Nam trong lÜnh vùc b¶o hiÓm ........................................................................... 38 II. §¸NH GI¸ LîI THÕ C¹NH TRANH CñA NGµNH B¶O HIÓM VIÖT NAM THEO M¤ H×NH KIM C¦¥NG CñA M.PORTER ........ 42 1. C¸c ®iÒu kiÖn yÕu tè s¶n xuÊt ...................................................... 42 1.1. Nguån nh©n lùc ...................................................................... 42 1.2. N¨ng lùc vÒ vèn, c«ng nghÖ .................................................... 44 2. C¸c ®iÒu kiÖn vÒ cÇu ..................................................................... 46 2.1. ViÖc khai th¸c b¶o hiÓm cßn ë møc ®é thÊp .......................... 47 2.2. NhËn thøc vÒ b¶o hiÓm ........................................................... 49 3. C¸c ngµnh hç trî vµ liªn quan ..................................................... 52 3.1. ThÞ tr-êng tµi chÝnh ................................................................ 52 3.2. Thèng kª vµ C«ng nghÖ th«ng tin .......................................... 54 4. ChiÕn l-îc c«ng ty, c¬ cÊu vµ ®èi thñ c¹nh tranh ....................... 56 4.1. Mét sè yÕu tè ¶nh h-ëng ®Õn kh¶ n¨ng c¹nh tranh cña doanh nghiÖp b¶o hiÓm ............................................................................. 56 4.2. M«i tr-êng c¹nh tranh gay g¾t ............................................... 58 5. C¸c yÕu tè kh¸c............................................................................. 60 5.1. ChÝnh phñ ............................................................................... 60 5.2. C¬ héi ...................................................................................... 61 CH¦¥NG 3. MéT Sè GI¶I PH¸P N¢NG CAO N¡NG LùC C¹NH TRANH CñA NGµNH B¶O HIÓM VIÖT NAM ................................. 64 I. §ÞNH H¦íNG PH¸T TRIÓN NGµNH B¶O HIÓM VIÖT NAM TRONG THêI K× HéI NHËP ............................................................. 64 1. Nh÷ng c¬ héi vµ th¸ch thøc víi ngµnh b¶o hiÓm ViÖt Nam trong thêi k× héi nhËp ................................................................................. 64 1.1. Sè l-îng c¸c doanh nghiÖp ®-îc cÊp phÐp ho¹t ®éng ngµy mét gia t¨ng ..........................................................................................64 1.2. Doanh nghiÖp b¶o hiÓm ho¹t ®éng ë n-íc ngoµi ®-îc cung cÊp mét sè s¶n phÈm b¶o hiÓm qua biªn giíi ................................ 64 1.3. Kªnh ph©n phèi s¶n phÈm b¶o hiÓm ®· béc lé nhiÒu yÕu kÐm ........................................................................................................ 65 1.4. C¹nh tranh gay g¾t chñ yÕu b»ng con ®-êng h¹ phÝ b¶o hiÓm, kh«ng chó träng nhiÒu ®Õn dÞch vô ch¨m sãc kh¸ch hµng ........... 65 1.5. ViÖc gi¶i quyÕt båi th-êng cßn nhiÒu v-íng m¾c ................... 66 2. §Þnh h-íng ph¸t triÓn ngµnh b¶o hiÓm ViÖt Nam......................66 2.1. §Þnh h-íng chung cña Nhµ n-íc............................................66 2.2. §-êng lèi ph¸t triÓn cô thÓ cña ngµnh b¶o hiÓm....................67 II. C¸C GI¶I PH¸P N¢NG CAO N¡NG LùC C¹NH TRANH CñA NGµNH B¶O HIÓM VIÖT NAM ........................................................ 74 1. Mét sè gi¶i ph¸p vi m« ............................................................... 74 1.1. N©ng cao chÊt l-îng c¸c yÕu tè ®iÒu kiÖn s¶n xuÊt ............... 75 1.2. Gi¶i ph¸p n©ng cao c¸c ®iÒu kiÖn vÒ cÇu ................................ 77 1.3. N©ng cao hiÖu qu¶ ho¹t ®éng ®Çu t- cña c¸c doanh nghiÖp b¶o hiÓm ......................................................................................... 79 1.4. T¨ng c-êng hîp t¸c trong n-íc, quèc tÕ ................................. 79 1.5. X©y dùng chiÕn l-îc kinh doanh hiÖu qu¶ trong ®iÒu kiÖn míi ...................................................................................................... ..81 2. Gi¶i ph¸p vÜ m« ........................................................................... 82 2.1. Gi¶i ph¸p vÒ phÝa Nhµ n-íct .................................................. 82 2.2. Gi¶i ph¸p vÒ phÝa c¸c Bé ngµnh liªn quan ............................ .86 2.3. VÒ phÝa HiÖp héi b¶o hiÓm ..................................................... .87 KÕT LUËN ................................................................................................. 89 TµI LIÖU THAM KH¶O .......................................................................... 91 danh môc c¸c tõ viÕt t¾t ............................................................ 95 danh môc c¸c b¶ng biÓu ............................................................... 96 phô lôc.................................................................................................... 97 LỜI MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài Nền kinh tế Việt Nam, trong xu thế hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới, chịu rất nhiều tác động từ bên ngoài. Lĩnh vực tài chính, trong đó có ngành bảo hiểm được đánh giá là phải chịu ảnh hưởng lớn nhất. Điều đó đòi hỏi ngành BH Việt Nam phải biết tận dùng và tăng cường năng lực cạnh tranh của mình để có thể tồn tại và phát triển. Sau hơn 10 năm thực hiện chính sách đổi mới và mở cửa, ngành BH non trẻ của Việt Nam đã có những phát triển vượt bậc cả về số lượng và chất lượng. Sự phát triển về số lượng được thể hiện ở con số 41 DNBH trên thị trường từ chỗ chỉ có 1 DN duy nhất. Các DN này hoạt động ở tất cả các lĩnh vực bao gồm BHPNT, BHNT, tái BH và môi giới BH, cung cấp hơn 800 sản phẩm các loại. Quy mô thị trường tăng gấp hơn 17 lần, mức tăng trưởng doanh thu phí BH của ngành từ 1993 đến 2004 là 38%/năm. Đóng góp của doanh thu phí BH vào GDP cũng có tăng trưởng đáng kể, từ 0,37% năm 1993 tăng lên 2,13% vào cuối năm 2006. Công nghệ, cách thức quản lý, chất lượng nguồn nhân lực của toàn ngành cũng có nhiều bước tiến. Uy tín của các DNBH cũng được đánh giá cao hơn thông qua việc nâng cao chất lượng của sản phẩm BH cung cấp cũng như các dịch vụ khách hàng, tạo sự tin tưởng cho người sử dụng. Tuy nhiên, ngành BH Việt Nam cũng còn nhiều bất cập như thiếu một môi trường pháp lý thực sự phù hợp với quá trình hội nhập, quy mô DN trong ngành còn nhỏ bé, sự thiếu hụt nhân lực trình độ cao, kỹ năng quản lý còn hạn chế… Những tồn tại đó sẽ khiến ngành BH gặp phải những khó khăn khi đối mặt với thách thức mà việc hội nhập đặt ra. Do đó, phân tích thực trạng và tìm ra giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành BH là một việc làm hết sức cần thiết. Với lý do đó, tôi đã 1 chọn: “Phân tích lợi thế của ngành bảo hiểm Việt Nam theo mô hình kim cương của M.Porter” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp. II. Mục đích nghiên cứu Đề tài nhằm: Tìm hiểu mô hình kim cương của M.Porter trong phân tích, đánh giá lợi thế cạnh tranh quốc gia và lợi thế cạnh tranh của ngành. Vận dụng mô hình trên vào việc phân tích lợi thế cạnh tranh của ngành BH Việt Nam. Từ đó, đề xuất các giải pháp nâng cao lợi thế cạnh tranh của ngành, bao gồm cả giải pháp vi mô và vĩ mô. III. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là ngành BH Việt Nam, chủ yếu là các DNBH trong nước, hoạt động cả trong lĩnh vực BHNT và BHPNT. Phạm vi nghiên cứu: - Thời gian: Khóa luận tập trung nghiên cứu ngành BH Việt Nam trong giai đoạn hơn 10 năm trở lại đây (từ năm 1993 với việc ban hành - Không gian: Khóa luận chủ yếu phân tích các dữ liệu về các DNBH trong nước, chủ yếu hoạt động tại các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh… do ở khu vực nông thôn, nhận thức về BH vẫn còn hạn chế, sản phẩm BH chưa phổ biến. - Nội dung: Do hạn chế về thời gian và số liệu, khóa luận chủ yếu tập trung phân tích lợi thế cạnh tranh của ngành BH Việt Nam, cụ thể là bao gồm các DNBH trong nước dựa trên 4 yếu tố chính của mô hình kim cương: điều kiện yếu tố sản xuất; điều kiện về cầu; các ngành hỗ trợ và liên quan; và yếu tố chiến lược, cơ cấu kinh doanh và môi trường cạnh tranh. Từ đó, đưa ra định hướng và đề xuất giải pháp phát triển. IV. Phƣơng pháp nghiên cứu 2 Đề tài được phát triển sử dụng dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và các phương pháp nghiên cứu như so sánh, chọn lọc, phân tích, đánh giá… V. Bố cục của khóa luận Ngoài mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận được chia thành 3 chương như sau: Chương I: Khái quát chung về lợi thế cạnh tranh và bảo hiểm Chương II: Thực trạng lợi thế cạnh tranh của ngành bảo hiểm Việt Nam Chương III. Một số giải pháp nâng cao lợi thế cạnh tranh của ngành bảo hiểm Việt Nam 3 CHƢƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LỢI THẾ CẠNH TRANH VÀ BẢO HIỂM I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LỢI THẾ CẠNH TRANH 1. Một số khái niệm cơ bản 1.1. Cạnh tranh Các học thuyết kinh tế thị trường, dù trường phái nào, đều thừa nhận rằng: cạnh tranh chỉ xuất hiện và tồn tại trong nền kinh tế thị trường, nơi có sự cung ứng hàng hóa, dịch vụ của ít nhất hai DN (người kinh doanh) trong cùng một điều kiện giống nhau. Để tồn tại trong nền kinh tế thị trường, các DN phải chấp nhận cạnh tranh như là lựa chọn duy nhất. Cạnh tranh chính là một trong những quy luật cơ bản và động lực phát triển của nền kinh tế thị trường, là linh hồn sống của thị trường. Cạnh tranh có một số đặc trưng cơ bản sau: Thứ nhất, khi nói đến cạnh tranh là nói đến sự ganh đua nhằm lấy phần thắng của nhiều chủ thể cùng tham dự. Thứ hai, mục đích trực tiếp của cạnh tranh là một đối tượng cụ thể nào đó mà các bên đều muốn giành giật (một cơ hội, một sản phẩm, một dự án…) hoặc một loạt điều kiện có lợi (một thị trường, một khách hàng…). Mục đích cuối cùng là kiếm được lợi nhuận cao. Thứ ba, cạnh tranh diễn ra trong một môi trường cụ thể, có các ràng buộc chung mà các bên tham gia phải tuân thủ như: đặc điểm sản phẩm, thị trường, các điều kiện pháp lý, các thông lệ kinh doanh… Thứ tư, trong quá trình cạnh tranh, các chủ thể tham gia cạnh tranh có thể sử dụng nhiều công cụ khác nhau: cạnh tranh bằng đặc tính và chất lượng sản phẩm, cạnh tranh bằng giá bán sản phẩm hay bằng nghệ thuật tiêu thụ sản phẩm… Từ những đặc điểm trên, theo Từ điểm Kinh tế, ta có khái niệm: “Cạnh tranh quá trình ganh đua hoặc tranh giành giữa ít nhất hai đối thủ nhằm 4 có được những nguồn lực hoặc ưu thế về sản phẩm hoặc khách hàng về phía mình,đạt được lợi ích tối đa”. Nói chung, cạnh tranh là động lực thúc đẩy các DN không ngừng cải tiến hoạt động sản xuất kinh doanh, đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Vì vậy, cạnh tranh cũng là động lực nâng cao hiệu quả hoạt động của mỗi nền kinh tế. Để đạt được những lợi thế trong cạnh tranh, DN phải dựa trên những năng lực cạnh tranh nhất định. 1.2. Lợi thế cạnh tranh Các học giả cũng như các tổ chức trên thế giới đã đưa ra rất nhiều định nghĩa về lợi thế cạnh tranh. Điều đó cho thấy tính phổ biến cũng như tính đa dạng của vấn đề này. Khái niệm lợi thế cạnh tranh là một khái niệm phức hợp, được xem xét ở nhiều cấp độ khác nhau: lợi thế cạnh tranh quốc gia, lợi thế cạnh tranh của DN và lợi thế cạnh tranh của sản phẩm và dịch vụ. 1.2.1. Lợi thế cạnh tranh quốc gia Đại học kinh doanh IMD (Thụy Sĩ) và Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF), hai cơ quan hàng năm vẫn đưa ra các báo cáo về lợi thế cạnh tranh quốc gia, có quan điểm khác nhau khi đưa ra định nghĩa về lợi thế cạnh tranh quốc gia cũng như các phương thức đánh giá lợi thế cạnh tranh của một quốc gia. Theo Đại học IMD, lợi thế cạnh tranh quốc gia là “khả năng tạo ra giá trị gia tăng và nhờ đó là giàu tài sản quốc gia”. IMD cũng nhấn mạnh rằng, không nên đơn giản hóa khái niệm lợi thế cạnh tranh chỉ đơn thuần như GDP và năng suất lao động. Còn theo WEF: “Lợi thế cạnh tranh là khả năng nâng cao mức sống một cách nhanh và bền vững, tức là đạt được mức tăng trưởng kinh tế cao và ổn định, được đo lường bằng mức độ thay đổi trong thu nhập bình quân đầu người qua các năm”. 5 Hai cơ quan này cũng xây dựng các nhóm nhân tố khác nhau để xác định lợi thế cạnh tranh quốc gia: Mô hình của IMD bao gồm 4 nhóm nhân tố lớn, còn WEF bao gồm 12 nhóm nhân tố. Bảng 1.1. MÔ HÌNH LỢI THẾ CẠNH TRANH QUỐC GIA IMD (2001 - ) WEFF (2000 - ) 1. Hoạt động kinh tế 1. Các chỉ số về hoạt động 7. Môi trường vĩ mô của quốc gia 2. Hiệu quả hoạt động 2. Thể chế, luật pháp của chính phủ 8. Tham nhũng 3. Hoạt động và chiến lược 9. Cạnh tranh trong công ty nước 3. Hiệu quả hoạt động 4. Cơ sở hạ tầng 10. Phát triển các của các DN nhóm ngành 5. Đổi mới và phổ biến 11. CNTT và viễn công nghệ 4. Quản lý thông 6. Chính sách về môi 12. Thể chế dân sự trường Nguồn: http://www.ips.or.kr/english/research/ncr/summary.htm 1.2.2. Lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp Đối với một DN, lợi thế cạnh tranh là khả năng cung cấp các sản phẩm và dịch vụ hiệu quả hơn các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Trong khu vực thương mại, điều này có nghĩa là DN phải duy trì được thành công trên thị trường quốc tế mà không cần phải có bảo hộ hay trợ cấp. Mặc dù chị phí vận chuyển có thể giúp các DN của một quốc gia cạnh tranh thành công trong thị trường nội địa hay thị trường của các nước láng giềng, nhưng lợi thế cạnh tranh lại có liên quan tới lợi thế đạt được nhờ năng suất lao động cao hơn. Tiêu chuẩn đánh giá lợi thế cạnh tranh trong lĩnh vực thương mại bao gồm khả năng sinh lời của DN, kim ngạch xuất khẩu và thị phần của DN trong khu vực cũng như trên toàn cầu. Trong ngành thương mại, hoat động 6 của DN trên thị trường quốc tế cũng chính là thước đo trực tiếp khả năng cạnh tranh của DN đó. Còn trong ngành dịch vụ, năng lực cạnh tranh được hiểu là khả năng chiến thắng các DN hàng đầu thế giới về giá cả cũng như chất lượng dịch vụ. Chính vì vậy, rất khó để đánh giá lợi thế cạnh tranh của DN trong lĩnh vực dịch vụ. Các tiêu chuẩn được dùng để đánh giá lợi thế cạnh tranh của DN trong ngành dịch vụ bao gồm: khả năng sinh lời của DN và các chỉ tiêu về giá cả, chất lượng. 1.2.3. Lợi thế cạnh tranh của sản phẩm Đối với khái niệm này, cho đến nay các tác giả, nhà nghiên cứu kinh tế cũng chưa đưa ra một định nghĩa thống nhất. Các khái niệm mà các tác giả đưa ra dựa trên khái niệm về lợi thế cạnh tranh của quốc gia, của DN. Theo một số tác giả, lợi thế cạnh tranh của một loại sản phẩm hay hàng hóa hay dịch vụ nào đó trên thị trường trong nước và quốc tế là sự thể hiện tính ưu việt hay tính hơn hẳn của nó cả về định tính và định lượng với các chỉ tiêu như: chất lượng sản phẩm, thương hiệu, mức độ vệ sinh công nghiệp hay vệ sinh thực phẩm; khối lượng và sự ổn định chấtlượng của sản phẩm; kiểu dáng, mẫu mã sản phẩm; môi trường thương mại, mức độ giao dịch và uy tín của sản phẩm trên thị trường; sự ổn định về môi trường kinh tế vĩ mô và chính sách thương mại như thuế, tỷ giá, tín dụng, đầu tư, mức độ bảo hộ; các chỉ tiêu về giá thành và giá cả sản xuất... và cuối cùng, tổng quát nhất là sự phản ứng của người tiêu dùng thể hiện qua việc mua hay không mua sản phẩm đó. Một số tác giả khác lại cho rằng: lợi thế cạnh tranh của sản phẩm chính là khả năng nắm giữ và nâng cao thị phần của loại sản phẩm do chủ thể sản xuất và cung ứng nào đó đem ra để tiêu thụ so với sản phẩm cùng loại của các chủ thể sản xuất, cung ứng khác đem đến tiêu thụ ở cùng một thị trường và thời gian nhất định. Như vậy, mặc dù chưa có sự thống nhất khái niệm, song có thể hiểu rằng cạnh tranh giữa các sản phẩm trên thị trường là quá trình thể hiện khả 7 năng hấp dẫn tiêu dùng của các sản phẩm đối với khách hàng trên một thị trường cụ thể và trong một thời gian nhất định. Lợi thế cạnh tranh của sản phẩm có thể gắn với một DN, một quốc gia cụ thể hoặc xét chung cho tất cả các quốc gia, DN. Ba cấp độ trên của lợi thế cạnh tranh có mối quan hệ qua lại, mật thiết với nhau. Đối với một DN hoặc một ngành, một sản phẩm, lợi thế cạnh tranh gắn với mục tiêu duy trì sự tồn tại và thu được lợi nhuận trên thị trường. Còn một quốc gia hay nền kinh tế có khả năng cạnh tranh tốt sẽ giúp cho các DN tạo dựng được năng lực cạnh tranh tốt hơn trên thị trường thế giới. Nói cách khác, lợi thế cạnh tranh quốc gia là một nguồn hình thành lợi thế cạnh tranh của DN. Khi các DN có lợi thế cạnh tranh, nó sẽ góp phần tích cực vào việc nâng cao thu nhập và tác động tích cực đến môi trường cạnh tranh và do đó, nó góp phần vào việc nâng cao lợi thế cạnh tranh quốc gia. 2. Các yếu tố đánh giá lợi thế cạnh tranh theo mô hình kim cƣơng của M.Porter Trong tác phẩm “The competitive advantage of nations”, Michael E.Porter - giáo sư tại trường Đại học Havard, đã trình bày một lý thuyết mới về lợi thế cạnh tranh quốc gia nhằm giải thích tại sao một số quốc gia lại thành công trong khi những quốc gia khác lại thất bại trong cạnh tranh quốc tế. Ông và các đồng sự của mình đã tiến hành nghiên cứu 100 ngành công nghiệp tại 10 quốc gia khác nhau trên thế giới để tìm ra các yếu tố tạ nên lợi thế cạnh tranh của một quốc gia và đưa ra mô hình kim cương (Porter’s Diamond) được trình bày trong hình 1.1. 8 Hình 1.1. MÔ HÌNH KIM CƢƠNG CỦA M.PORTER Nguồn: Cây chè Việt Nam – Năng lực cạnh tranh xuất khẩu và phát triển, PGS.TS Nguyễn Hữu Khải, NXB Lao động – Xã hội (2005) Theo mô hình trên, có 4 yếu tố chính tạo nên lợi thế cạnh tranh quốc gia: - Các điều kiện yếu tố sản xuất - Các điều kiện về cầu - Các ngành hỗ trợ và liên quan - Chiến lược công ty, cơ cấu và đối thủ cạnh tranh 9 Các yếu tố trên, với vai trò là những yếu tố riêng lẻ, hoặc hệ thống yếu tố, tạo ra môi trường hình thành và cạnh tranh cho các DN của một quốc gia. Các quốc gia thường thành công trong những ngành hoặc phân ngành có “mô hình kim cương” quốc gia có đặc điểm thuận lợi nhất. “Mô hình kim cương” là một hệ thống có khả năng tương tác, củng cố lẫn nhau. Tác động của một yếu tố sẽ phụ thuộc vào trạng thái của các yếu tố khác. Tuy nhiên, lợi thế trong mỗi yếu tố không phải là điều kiện tiên quyết để có lợi thế cạnh tranh trong một ngành. Sự tương tác lẫn nhau của các lợi thế trong các điều kiện quyết định sẽ đem lại những lợi ích tự củng cố lẫn nhau, khiến cho các đối thủ cạnh tranh nước ngoài khó có thể vô hiệu hóa hoặc bắt chước. 2.1. Các điều kiện yếu tố sản xuất Theo các lý thuyết thương mại trước đây, các điều kiện yếu tố sản xuất hay các yếu tố đầu vào bao gồm lao động, đất đai, tài nguyên thiên, vốn, cơ sở hạ tầng sẽ quyết định quan hệ buôn bán giữa các nước. Một quốc gia sẽ xuất khẩu những hàng hóa sử dụng tập trung các yếu tố sản xuất mà quốc gia đó có sẵn. Tính sẵn có của những yếu tố sản xuất rõ ràng đóng vai trò quan trọng trong lợi thế cạnh tranh của một ngành công nghiệp của một quốc gia, như trường hợp của một số nước có chi phí nhân công thấp như Hồng Kông, Đài Loan và Thái Lan gần đây đã có tốc độ tăng trưởng sản xuất cao. Tuy nhiên, những yếu tố sản xuất có tác động quan trọng nhất tới lợi thế cạnh tranh ở trong hầu hết các ngành, đặc biệt là những ngành quan trọng đối với sự phát triển của đất nước, không phải là những yếu tố sản xuất sẵn có mà là những yếu tố sản xuất do mỗi quốc gia tự tạo ra trong quá trình phát triển của mình. Do đó, các yếu tố sản xuất không quan trọng bằng tốc độ hình thành, phát triển và chuyên biệt hóa các yếu tố sản xuất đó cho từng ngành cụ thể. Và đặc biệt, có những yếu tố sản xuất có thể làm suy yếu thay vì củng cố lợi thế cạnh 10 tranh. Những bất lợi nhất định trong các yếu tố sản xuất này có thể góp phần duy trì thành công cạnh tranh nếu có các chiến lược tác động và đổi mới. Để hiểu được vai trò khác nhau của các yếu tố sản xuất trong lợi thế cạnh tranh, rất cần phải phân loại yếu tố sản xuất. Có hai phương thức phân loại: 2.1.1. Yếu tố sản xuất cơ bản và yếu tố sản xuất cao cấp:  Yếu tố sản xuất cơ bản bao gồm tài nguyên thiên nhiên, khí hậu, vị trí địa lý, nhân công không có kỹ năng hoặc kỹ năng trung bình và vốn vay nợ. Các yếu tố sản xuất cơ bản có sẵn một cách bị động, hoặc quá trình tạo ra các yếu tố này không đòi hỏi đầu tư quá lớn.  Yếu tố sản xuất cao cấp bao gồm các yếu tố của cấu trúc hạ tầng như hệ thống giao thông vận tải, hệ thống thông tin, năng lượng và lực lượng lao động có kỹ năng... Những yếu tố này được tạo ra thông qua đầu tư, phát triển và đòi hỏi phải được nâng cấp thường xuyên. 2.1.2. Yếu tố sản xuất phổ biến và yếu tố sản xuất chuyên môn hóa  Yếu tố sản xuất phổ biến bao gồm vốn, nguồn nhân lực với các hiểu biết, kiến thức và kỹ năng rộng lớn. Những yếu tố này hỗ trợ các ngành, các lĩnh vực khác nhau.  Yếu tố sản xuất chuyên môn hóa bao gồm những viện nghiên cứu khoa học với trình độ cao, nguồn nhân lực chuyên môn có trình độ cao đặc thù phù hợp và tạo điều kiện cho phát triển những ngành cụ thể. Những nhân tố chuyên môn hóa hỗ trợ những ngành cụ thể, tuy nhiên không phải lúc nào cũng như vậy. Ví dụ, các lập trình viên máy tính trình độ cao là một yếu tố đầu vào chuyên môn hóa nhưng lại có thể được khai thác ở rất nhiều ngành. Các yếu tố sản xuất cơ bản/phổ biến hoặc không có ý nghĩa quan trọng với lợi thế cạnh tranh quốc gia, hoặc những lợi thế do các yếu tố này đem lại không bền vững. Tầm quan trọng của các yếu tố sản xuất này sẽ bị giảm nhẹ khi sự cần thiết của các yếu tố này bị suy giảm, hoặc khi khả năng sẵn có của 11 các yếu tố này tăng lên, hoặc các doanh ngiệp nước ngoài cũng có thể tiếp cận các yếu tố đầu vào cơ bản này thông qua các hoạt động đầu tư ở nước ngoài hoặc gia công trên thị trường quốc tế. Những lý do này cũng khiến cho lợi nhuận thu về từ các yếu tố sản xuất cơ bản/phổ biến rất thấp, cho dù vị trí địa lý của các yếu tố này ở đâu. Trong một số ngành mà yêu cầu kỹ thuật và công nghệ không cao hay công nghệ được áp dụng phổ biến (ví dụ như ngành khai khoáng, nông nghiệp), các yếu tố sản xuất cơ bản vẫn đóng vai trò quan trọng. Các yếu tố sản xuất cao cấp/chuyên môn hóa mới là những yếu tố quan trọng nhất cho lợi thế cạnh tranh. Cần phải có các yếu tố sản xuất cao cấp/chuyên môn hóa để đạt được lợi thế cạnh tranh ở cấp độ cao hơn, ví dụ như sản phẩm chuyên biệt hoặc các công nghệ sản xuất độc quyền. Các yếu tố này ngày càng trở nên khan hiếm hơn vì muốn phát triển các yếu tố này cần đầu tư lớn cả về con người và nguồn lực vật chất. Bên cạnh đó, rất khó có thể giành được các yếu tố sản xuất cao cấp/chuyên môn hóa trên thị trường thế giới hay qua các công ty con ở nước ngoài. Các yếu tố sản xuất cao cấp/chuyên môn hóa luôn gắn liền với thiết kế và phát triển sản phẩm, cũng như quá trình đổi mới và cải tiến của DN, và thường các DN nước ngoài gặp khó khăn trong việc giành được quyền tiếp cận bình đẳng các yếu tố này. Lợi thế cạnh tranh quan trọng và bền vững nhất khi một nước sở hữu các yếu tố đầu vào cần thiết cho quá trình cạnh tranh trong một ngành vừa cao cấp, vừa chuyên môn hóa. Khả năng sẵn có cũng như chất lượng của các yếu tố đầu vào cao cấp và chuyên môn hóa sẽ quyết định mức độ tinh vi của lợi thế cạnh tranh có thể có được cũng như tốc độ nâng cấp lợi thế cạnh tranh này. Ngược lại, lợi thế cạnh tranh dựa trên yếu tố sản xuất cơ bản/phổ biến thường không tinh vi và nhanh chóng bị mất. Loại lợi thế cạnh tranh này chỉ kéo dài cho đến ki có một nước nào đó có được các yếu tố sản xuất loại này. Để duy trì lợi thế cạnh tranh quốc tế, các DN của một nước buộc phải vô hiệu 12 hóa hoặc thay thế các lợi thế từ yếu tố sản xuất cơ bản/phổ biến ngay cả khi các lợi thế này vẫn còn tồn tại. Lợi thế từ các yếu tố sản xuất có một đặc trưng rất quan trọng. Tiêu chuẩn tạo nên một yếu tố sản xuất cao cấp luôn tăng dần khi tri thức, khoa học, và thực tiễn phát triển. Đồng thời, các tiêu chuẩn chuyên môn hóa cũng tăng lên liên tục, khi các yếu tố đầu vào chuyên môn hóa của ngày hôm nay có khả năng trở thành yếu tố đầu vào cơ bản của ngày mai. Một yếu tố đầu vào sẽ làm suy giảm lợi thế cạnh tranh nếu yếu tố đó không được thường xuyên cải tiến, phát triển và chuyên môn hóa. Điều này cho thấy, sở hữu lợi thế yếu tố sản xuất vào bất kỳ thời điểm nào cũng chưa đủ để giải thích thành công bền vững của một quốc gia. Lợi thế cạnh tranh có thể phát triển từ một số bất lợi thế yếu tố đầu vào, tuy nhiên cần một số điều kiện nhất định. Thứ nhất là khi những bất lợi đó đưa ra những dấu hiệu thích hợp về một hoàn cảnh sau này sẽ xuất hiện ở những quốc gia khác, nhờ đó, các công ty nước sở tại sẽ trở thành công ty đi trước, đón đầu và chủ động trong việc giải quyết những vấn đề mà sau này sẽ trở nên phổ biến. Điều kiện thứ hai là phải có điều kiện thuận lợi về những yếu tố khác của mô hình kim cương. Để đổi mới, các công ty cần phải tiếp cận được nguồn nhân lực có trình độ phủ hợp và gặp được các điều kiện thuận lợi về cầu trong nước, cũng như có những đối thủ cạnh tranh năng động trong nước tạo áp lực buộc công ty phải đổi mới. Một điều kiện tiên quyết nữa là các mục tiêu của công ty phải dẫn đến những cam kết lâu dài trong ngành. Không có những cam kết này cùng với một môi trường cạnh tranh tích cực, các công ty sẽ chấp nhận bất lợi chứ không coi chúng như một động lực để đổi mới. 2.2. Các điều kiện về cầu 13 Ba thuộc tính quan trọng của cầu trong nước là kết cấu của cầu (hay bản chất nhu cầu khách hàng), khả năng và cơ cấu tăng trưởng của cầu, và cơ chế thị hiếu trong nước được chuyển sang các thị trường nước ngoài. Tác động quan trọng nhất của cầu trong nước đối với lợi thế cạnh tranh là thông qua kết cấu và tính chất nhu cầu khách hàng trong nước. Kết cấu của cầu trong nước sẽ quyết định các công ty nhận biêt, giải thích và phản ứng với nhu cầu khách hàng như thế nào. Các nước sẽ có được lợi thế cạnh tranh trong những ngành hoặc phân ngành mà cầu trong nước dự báo được nhu cầu của những nước khác. Các nước cũng có được lợi thế cạnh tranh nếu khách hàng trong nước nằm trong số những khách khó tính nhất trên thế giới đối với sản phẩm hay dịch vụ đó. Khi đó, những nhu cầu trong nước sẽ gây áp lực với các công ty để đổi mới nhanh hơn và đạt được những lợi thế cạnh tranh cao cấp hơn so với các đối thủ cạnh tranh nước ngoài. Khi kết cấu cầu thuận lợi và có thể dự báo nhu cầu quốc tế chứ không chỉ nhu cầu trong nước thì dung lượng và dạng thức tăng trưởng của cầu trong nước có thể tăng cường lợi thế quốc gia trong một ngành. Thị trường trong nước lớn có thể dẫn đến lợi thế cạnh tranh trong những ngành thể hiện tính kinh tế theo quy mô hoặc tính kinh tế do học hỏi bằng việc khuyến khích các công ty của một nước tích cực đầu tư vào những cơ sở quy mô lớn, phát triển công nghệ và cải thiện năng suất. Dung lượng thị trường trong nước là lợi thế nếu nó khuyến khích đầu tư và tái đầu tư. Tuy nhiên, do thị trường trong nước lớn có thể cũng đem lại nhiều cơ hội nên các công ty cho rằng không cần thiết phải theo đuổi thị trường thế giới. Việc này có thể cản trở và trở thành một bất lợi thế. Ngoài ra, sự có mặt của nhiều khách hàng độc lập trong một nước sẽ đem lại môi trường đổi mới tốt hơn là trường hợp chỉ có một hoặc hai khách hàng thống trị thị trường sản phẩm hay dịch vụ trong nước. Một số khách hàng với những ý tưởng riêng về nhu cầu sản phẩm và trong trường hợp lý tưởng là mỗi khách hàng đều có áp lực cạnh tranh của chính bản thân mình sẽ 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng