Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân tích lợi nhuận tại công ty cổ phần khóa việt tiệp...

Tài liệu Phân tích lợi nhuận tại công ty cổ phần khóa việt tiệp

.PDF
57
245
69

Mô tả:

Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại TÓM LƢỢC Lợi nhuận là một chỉ tiêu có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc đánh giá chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nâng cao lợi nhuận là mục tiêu kinh tế hàng đầu của mỗi doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Nhận thức được vai trò của lợi nhuận và ý nghĩa của việc tăng lợi nhuận thì việc phân tích lợi nhuận càng có vai trò quan trọng hơn vì việc phân tích lợi nhuận sẽ đưa đến cho các nhà quản trị doanh nghiệp toàn bộ thực trạng công tác sản xuất kinh doanh đồng thời giúp cho các nhà quản trị nhận biết được những mặt còn tồn tại trong quá trình sản xuất kinh doanh cũng như nguyên nhân của nó và tìm ra hướng giải quyết khắc phục giúp cho doanh nghiệp đạt được mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. Qua quá trình tìm hiểu và khảo sát thực trạng tại công cổ phần Khóa Việt Tiệp. Dựa trên tình hình thực tế tại công ty em chọn đề tài: “Phân tích lợi nhuận tại công ty cổ phần Khóa Việt Tiệp ”. Việc phân tích lợi nhuận giúp doanh nghiệp nhận thức, đánh giá tình hình thực hiện các chỉ tiêu kết quả kinh doanh, tình hình phân phối, qua đó thấy được những mặt mạnh, mặt yếu của doanh nghiệp, đồng thời thấy được tình hình chấp hành các chế độ chính sách đối với nhà nước. Phân tích lợi nhuận nhằm xác định nguyên nhân chủ quan, khách quan ảnh hưởng tới việc tăng lợi nhuận, từ đó có những biện pháp khai thác khả năng của doanh nghiệp nhằm không ngừng nâng cao lợi nhuận, ngoài ra nó còn là cơ sở để ra quyết định trong quản lý và chỉ đạo kinh doanh. GVHD: ThS Phạm Thị Quỳnh Vân i SVTH: Nguyễn Thị Kim Cúc Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại LỜI CẢM ƠN Em xin gửi lời cám ơn sâu sắc tới cô giáo ThS. Phạm Thị Quỳnh Vân người đã hướng dẫn và giúp đỡ em tận tình trong quá quá trình nghiên cứu và hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp . Em cũng xin chân thành cám ơn tới các thầy cô trong bộ môn thống kê phân tích và sự giúp đỡ tận tình của các anh chị phòng kế toán, các cán bộ quản lý và lãnh đạo công ty cổ phần Khóa Việt Tiệp trong suốt thời gian thực tập đã tận tình giúp đỡ chỉ bảo để em hoàn thành bài khóa luận này được tốt. Em xin chân thành cám ơn! GVHD: ThS Phạm Thị Quỳnh Vân ii SVTH: Nguyễn Thị Kim Cúc Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại MỤC LỤC TÓM LƢỢC ............................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii DANH MỤC BẢNG BIỂU SƠ ĐỒ ........................................................................ vi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................. vii PHẦN MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết, ý nghĩa của đề tài nghiên cứu. ................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài. ................................................................................. 2 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu đề tài............................................................. 2 4. Phƣơng pháp nghiên cứu đề tài. ......................................................................... 2 5. Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp. ....................................................................... 4 CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LỢI NHUẬN VÀ PHÂN TÍCH ................. 5 LỢI NHUẬN ............................................................................................................. 5 1.1. Những vấn đề lý luận cơ bản về lợi nhuận. ..................................................... 5 1.1.1. Khái niệm lợi nhuận. ....................................................................................... 5 1.1.2. Kết cấu lợi nhuận. ........................................................................................... 5 1.1.3. Phương pháp xác định lợi nhuận. .................................................................. 6 1.1.4. Vai trò của lợi nhuận. ..................................................................................... 7 1.1.5. Các chỉ tiêu phân tích lợi nhuận. ................................................................... 7 1.2. Nội dung nghiên cứu lợi nhuận trong doanh nghiệp. .................................... 8 1.2.1. Ý nghĩa của việc nghiên cứu. .......................................................................... 8 1.2.2. Nội dung phân tích lợi nhuận. ........................................................................ 9 1.2.2.1 Phân tích tổng hợp tình hình lợi nhuận theo các nguồn hình thành. ............. 9 1.2.2.2. Phân tích chung tình hình lợi nhuận hoạt động kinh doanh. ........................ 9 1.2.2.4. Phân tích tình hình lợi nhuận hoạt động đầu tư tài chính. ......................... 10 1.2.2.5. Phân tích tình hình lợi nhuận khác. ............................................................ 11 1.2.2.6. Phân tích tình hình phân phối lợi nhuận. ................................................... 11 CHƢƠNG II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHÓA VIỆT TIỆP .................................................................................... 12 2.1. Tổng quan tình hình và ảnh hƣởng của nhân tố môi trƣờng tới lợi nhuận tại công ty cổ phần Khóa Việt Tiệp. ...................................................................... 12 GVHD: ThS Phạm Thị Quỳnh Vân iii SVTH: Nguyễn Thị Kim Cúc Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại 2.1.1. Tổng quan về công ty cổ phần Khóa Việt Tiệp. ........................................... 12 2.1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty. ......................................... 12 2.1.1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty. ............................................. 12 2.1.1.3. Cơ cấu tổ chức của công ty. ........................................................................ 13 2.1.1.4. Khái quát kết quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần Khóa Việt Tiệp qua 2 năm 2012-1013. .............................................................................................. 14 2.1.2. Ảnh hưởng của nhân tố môi trường tới lợi nhuận tại công ty cổ phần Khóa Việt Tiệp. .................................................................................................................. 16 2.1.2.1. Các nhân tố môi trường bên ngoài. ............................................................. 16 2.1.2.2. Các nhân tố môi trường bên trong. ............................................................. 18 2.2. Kết quả phân tích thực trạng lợi nhuận tại công ty cổ phần Khóa Việt Tiệp 20 2.2.1. Kết quả phân tích thực trạng lợi nhuận tại công ty cổ phần Khóa Việt Tiệp thông qua số liệu sơ cấp. ......................................................................................... 20 2.2.1.. Kết quả sử dụng phiếu điều tra. .................................................................... 20 2.2.1.2. Kết quả phỏng vấn. ...................................................................................... 22 2.2.2. Kết quả phân tích thực trạng lợi nhuận tại công ty cổ phần Khóa Việt Tiệp thông qua số liệu thứ cấp. ....................................................................................... 24 2.2.2.1. Phân tích tổng hợp tình hình lợi nhuận theo nguồn hình thành. ................ 24 2.2.2.2. Phân tích chung tình hình lợi nhuận hoạt động kinh doanh. ...................... 25 2.2.2.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận hoạt động kinh doanh. ... 27 2.2.2.4. Phân tích lợi nhuận hoạt động đầu tư tài chính. ......................................... 28 2.2.2.5. Phân tích tình hình lợi nhuận khác. ............................................................ 29 2.2.2.6. Phân tích tình hình phân phối lợi nhuận. .................................................... 30 2.2.2.7. Phân tích các chi tiêu tỷ suất lợi nhuận. ..................................................... 30 CHƢƠNG III: CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN KHÓA VIỆT TIỆP .............. 33 3.1. Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu lợi nhuận tại công ty cổ phần Khóa Việt Tiệp . ...................................................................................................... 33 3.1.1. Những kết quả đạt được. ............................................................................... 33 3.1.2. Những tồn tại và nguyên nhân. .................................................................... 34 GVHD: ThS Phạm Thị Quỳnh Vân iv SVTH: Nguyễn Thị Kim Cúc Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại 3.2. Các đề xuất và kiến nghị nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phân Khóa Việt Tiệp. ....................................................................................................... 36 3.2.1. Các đề xuất nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần Khóa Việt Tiệp. ..... 36 3.2.2. Các kiến nghị nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần Khóa Việt Tiệp. . 40 KẾT LUẬN ............................................................................................................. 42 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................. 43 PHỤ LỤC ................................................................................................................ 44 GVHD: ThS Phạm Thị Quỳnh Vân v SVTH: Nguyễn Thị Kim Cúc Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại DANH MỤC BẢNG BIỂU SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1: sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty. ............................................. 13 Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2012-2013........... 15 Bảng 2.2: Kết quả sử dụng phiếu điều tra................................................................ 20 Bảng 2.3: Phân tích tổng hợp tình hinh lợi nhuận theo nguồn hình thành .............. 24 Bảng 2.4: Phân tích chung tình hình lợi nhuận hoạt động kinh doanh ................... 25 Bảng 2.6: Phân tích lợi nhuận hoạt động đầu tư tài chính tại công ty. ................... 28 Bảng 2.7: Phân tích lợi nhuận khác tại công ty. ...................................................... 29 Bảng 2.8: Phân tích tình hình phân phối lợi nhuận của công ty. ............................ 30 Bảng 2.9: Phân tích các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận .................................................. 31 Bảng 2.5: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận hoạt động kinh doanh 27 GVHD: ThS Phạm Thị Quỳnh Vân vi SVTH: Nguyễn Thị Kim Cúc Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BH&CCDV Bán hàng và cung cấp dịch vụ CP Chi phí CPBH Chi phí bán hàng DT Doanh thu DTT Doanh thu thuần LN Lợi nhuận LNKD Lợi nhuận kinh doanh NVL Nguyên vật liệu TNDN Thu nhập doanh nghiệp TS Tỷ suất TC Tài chính HĐTC Hoạt động tài chính GVHD: ThS Phạm Thị Quỳnh Vân vii SVTH: Nguyễn Thị Kim Cúc Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết, ý nghĩa của đề tài nghiên cứu.  Về góc độ lý luận Trong điều kiện ngày nay, khi nền kinh tế nước ta đang hội nhập mạnh mẽ với nền kinh tế thế giới thì sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng trở nên gay gắt. Nền kinh tế thế giới thì đang suy thoái một cách trầm trọng, Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp trong nước nói riêng cũng bị ảnh hưởng rất nặng nề. Do vậy, họ cần thực hiện tiết kiệm chi phí, đảm bảo chất lượng sản phẩm, nâng cao doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp. Để làm được điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải thường xuyên thực hiện công tác phân tích kinh tế doanh nghiệp đặc biệt là phân tích lợi nhuận từ đó đưa ra các giải pháp kinh doanh có hiệu quả hơn. Lợi nhuận luôn luôn là vấn đề sống còn đối với mỗi doanh nghiệp, tối đa hóa lợi nhuận là mục tiêu mà doanh nghiệp nào cũng muốn hướng tới. Chỉ khi hoạt động kinh doanh có hiệu quả, nhà kinh doanh thu được lợi nhuận thì họ mới có cơ hội phát triển hơn nữa trên thị trường. Các doanh nghiệp luôn đề cập đến các giải pháp nhằm tăng lợi nhuận trong những chủ trương, chính sách của mình, nhưng để làm được như vậy thì doanh nghiệp phải thường xuyên tiến hành phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và phân tích tình hình lợi nhuận trong doanh nghiệp nói riêng để thấy được sự khác nhau về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh qua từng thời kỳ và những tồn tại trong doanh nghiệp rồi từ đó đề ra các giải pháp tối ưu cho việc quản lý kinh doanh của mình.  Về góc độ thực tiễn Qua quá trình tìm hiểu và thực tập tại công ty cổ phần Khóa Việt Tiệp, em nhận thấy hiệu quả kinh doanh của công ty thời gian gần đây không tốt. Công ty bỏ ra những khoản chi phí lớn nhưng lợi nhuận thu được không cao. Tại đơn vị thực tập, qua điều tra khảo sát sơ bộ thực trạng công ty cho thấy 60% ý kiến của người được điều tra đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch lợi nhuận chưa tốt không tương xứng với tiềm năng của công ty. Công tác phân tích đặc biệt là phân tích lợi nhuận chưa đáp ứng yêu cầu của ban quản trị. Chính vì vậy, tiến hành phân tích lợi nhuận là thật sự rất cần thiết đối với công ty nhất là trong giai đoạn hiện nay, để tìm ra giải pháp nâng cao lợi nhuận, đưa công ty thoát khỏi tình trạng này. Xuất phát từ lý luận và thực tiễn trên em quyết định chọn đề tài: “Phân tích lợi nhuận tại công ty cổ phần Khóa Việt Tiệp” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình. GVHD: ThS Phạm Thị Quỳnh Vân 1 SVTH: Nguyễn Thị Kim Cúc Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại 2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài. Khóa luận nghiên cứu nhằm đạt được 3 mục tiêu cơ bản sau: Thứ nhất, hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về lợi nhuận và phân tích lợi nhuận. Thứ hai, khảo sát và phân tích thực trạng lợi nhuận tại công ty cổ phần Khóa Việt Tiệp nhằm đánh giá những kết quả đã đạt được, phát hiện những mặt còn hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó. Thứ ba, trên cơ sở những kết quả đã đạt được từ việc phân tích lợi nhuận của công ty đề ra những giải pháp thiết thực giúp công ty nâng cao lợi nhuận. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu đề tài.  Đối tượng nghiên cứu: Lợi nhuận và các giải pháp gia tăng lợi nhuận tại công ty cổ phần Khóa Việt Tiệp.  Phạm vi nghiên cứu: Về không gian: Nghiên cứu tại công ty cổ phần Khóa Việt Tiệp. Về thời gian: Nghiên cứu các hoạt động của công ty trong 2 năm gần đây 2012 - 2013. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu đề tài. 4.1. Phƣơng pháp thu thập và tổng hợp dữ liệu. 4.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu.  Phương pháp sử dụng phiếu điều tra. Để thu thập dữ liệu sơ cấp tại công ty cổ phần Khóa Việt Tiệp về vấn đề nghiên cứu, em đã sử dụng phương pháp dùng phiếu điều tra với các bước tiến hành cụ thể như sau: - Thiết kế mẫu phiếu điều tra: Phiếu điều tra gồm 9 câu hỏi khác nhau gồm 3 loại câu hỏi: câu hỏi đóng, câu hỏi mở và câu hỏi thứ tự độ quan trọng. Nội dung của các câu hỏi đều liên quan đến vấn đề nghiên cứu của đề tài bao gồm: công tác phân tích lợi nhuận, tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận, các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận và giải pháp nâng cao lợi nhuận cho công ty. - Nhân bản mẫu phiếu điều tra và phát phiếu điều tra: Tiến hành nhân bản 5 phiếu điều tra và phát phiếu điều tra tới những cá nhân điển hình có ảnh hưởng đến kết quả điều tra đó là: tổng giám đốc – Lương Văn Thắng, kế toán trưởng – Ngô Thị Thoa, trưởng phòng kế hoạch vật tư – Nguyễn Đức Chuyền, 2 nhân viên kế toán là chị Nguyễn Thị Hằng và chị Trần Thị Hiền. Phiếu điều tra được phát ra ngày 25/3/2014. GVHD: ThS Phạm Thị Quỳnh Vân 2 SVTH: Nguyễn Thị Kim Cúc Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại - Thu lại phiếu điều tra vào ngày 28/3/2014. - Tổng hợp kết quả điều tra và tiến hành xử lý các số liệu thu thập được phục vụ cho việc phân tích lợi nhuận.  Phương pháp phỏng vấn. Các bước tiến hành như sau: - Chuẩn bị các câu hỏi cần phỏng vấn. - Xác định đối tượng phỏng vấn đó là Tổng giám đốc – Ông Lương Văn Thắng, trưởng phòng kế toán – Bà Ngô Thị Thoa. - Gọi điện hẹn trước đối tượng phỏng vấn. - Tiến hành phỏng vấn: buổi phỏng vấn được diễn ra vào ngày 3/4/2014. - Ghi chép, tổng hợp kết quả phỏng vấn.  Phương pháp nghiên cứu tài liệu. Phương pháp nghiên cứu tài liệu là phương pháp sử dụng các tài liệu có sẵn để tiến hành phân tích. Các tài liệu sẵn có bao gồm: Tài liệu bên trong doanh nghiệp: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, các tài liệu kế hoạch doanh thu, chi phí, lợi nhuận của doanh nghiệp, các tài liệu về cơ cấu tổ chức, cơ chế hoạt động, lĩnh vực kinh doanh, quá trình thành lập và phát triển của công ty... Tài liệu bên ngoài doanh nghiệp: các chuẩn mực, thông tư, sách, báo, tạp chí, luận văn các khóa trước... 4.1.2. Phương pháp tổng hợp dữ liệu.  Phương pháp phân tổ thống kê Phân tổ thống kê là căn cứ vào một hay một số tiêu thức nào đó tiến hành phân chia các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu thành các tổ (và các tiểu tổ) có tính chất khác nhau. Phương pháp phân tổ thống kê có nhiều ý nghĩa trong nghiên cứu thống kê, là phương pháp tổng hợp các tài liệu đã được tập hợp trước đó theo một trật tự nhất định, dễ dàng cho việc phân tích dữ liệu. 4.2. Phƣơng pháp phân tích số liệu.  Phương pháp so sánh. Đây là phương pháp được sử dụng hầu hết trong các nội dung phân tích để thấy được sự biến động, mức độ tăng (giảm) lợi nhuận giữa các kỳ so sánh, mức độ hoàn thành các chỉ tiêu lợi nhuận theo kế hoạch, thấy được vị trí, vai trò của các bộ phận trong tổng lợi nhuận. GVHD: ThS Phạm Thị Quỳnh Vân 3 SVTH: Nguyễn Thị Kim Cúc Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại Khi phân tích tình hình lợi nhuận tại công ty cổ phần Khóa Việt Tiệp, em tiến hành so sánh giữa số liệu thực hiện năm 2013 với số liệu thực hiện cùng kỳ năm 2012 để thấy được sự tăng giảm của các chỉ tiêu lợi nhuận qua những thời kỳ khác nhau và xu thế phát triển của chúng trong tương lai. Qua đó đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.  Phương pháp cân đối. Trong phân tích lợi nhuận, phương pháp cân đối được sử dụng để xác định các chỉ tiêu liên quan đến lợi nhuận. Qua đó thấy được sự thay đổi của bất kỳ yếu tố nào trong công thức cũng ảnh hưởng đến chỉ tiêu lợi nhuận. Phương pháp này được sử dụng trong phần phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận.  Phương pháp tỷ suất. Trong phần phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ta tính các tỷ suất: tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần, tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, tỷ suất lợi nhuận chi phí. Từ đó thấy được lợi nhuận tạo ra đã thực sự đạt hiệu quả hay chưa. Phương pháp này được sử dụng trong phần phân tích các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận.  Phương pháp dùng biểu mẫu. Tất cả các nội dung phân tích đều sử dụng phương pháp này. Biểu phân tích được thiết lập theo các dòng cột để ghi chép các chỉ tiêu và số liệu phân tích. Các dạng biểu phân tích thường phản ánh mối quan hệ so sánh giữa số thực hiện với số kế hoạch, hoặc so sánh giữa chỉ tiêu cá biệt với chỉ tiêu tổng thể. Số lượng dòng, cột tuỳ thuộc vào mục đích yêu cầu và nội dung phân tích. 5. Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp. Ngoài phần mở đầu và kết luận khóa luận tốt nghiệp gồm có 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về lợi nhuận và phân tích lợi nhuận. Chương 2: Phân tích thực trạng lợi nhuận tại công ty cổ phần Khóa Việt Tiệp. Chương 3: Các kết luận và đề xuất giải pháp nhằm tăng lợi nhuận tại công ty cổ phần Khóa Việt Tiệp . GVHD: ThS Phạm Thị Quỳnh Vân 4 SVTH: Nguyễn Thị Kim Cúc Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LỢI NHUẬN VÀ PHÂN TÍCH LỢI NHUẬN 1.1. Những vấn đề lý luận cơ bản về lợi nhuận. 1.1.1. Khái niệm lợi nhuận. Lợi nhuận là chỉ tiêu kinh tế quan trọng phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của DN trong một thời kỳ nhất định. Do vậy, để đạt được hiệu quả kinh doanh đòi hỏi DN phải xây dựng và thực hiện các chỉ tiêu kinh tế kế hoạch trong đó có chỉ tiêu lợi nhuận. Việc thực hiện chỉ tiêu kế hoạch lợi nhuận trong DN có ý nghĩa rất quan trọng để thực hiện tái sản xuất kinh doanh mở rộng và đầu tư chiều sâu cho hoạt động kinh doanh, cải thiện nâng cao đời sống cho người lao động, thực hiện tốt nghĩa vụ với nhà nước. Theo CM kế toán số 17 Ban hành và công bố theo quyết định số 12/2005/QĐ BTC ngày 15/12/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính trang 454, định nghĩa: “Lợi nhuận kế toán là lợi nhuận hoặc lỗ của một kỳ, trước khi trừ thuế thu nhập doanh nghiệp, được xác định theo quy định của chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán”. Dưới gốc độ tài chính: “Lợi nhuận là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh hiệu quả kinh tế của các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nó là khoản chênh lệch giữa các khoản thu nhập thu được và các khoản chi phí đã bỏ ra để đạt được thu nhập đó trong một thời kỳ nhất định”. (Giáo trình tài chính doanh nghiệp của PGS.TS Đinh Văn Sơn, trường Đại học Thương Mại, xuất bản năm 2006, trang 353). Vậy từ hai khái niệm trên ta có thể hiểu lợi nhuận là phần chênh lệch dôi ra giữa tổng doanh thu với tổng các khoản chi phí trong kỳ hoạt động kinh doanh. 1.1.2. Kết cấu lợi nhuận. Lợi nhuận trong doanh nghiệp thương mại được hình thành từ các nguồn: - Lợi nhuận thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh: Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là hoạt động đầu tư vốn nhằm tìm kiếm lợi nhuận theo những mục tiêu được xác định sẵn, bao gồm hai hoạt động sau: + Lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh hàng hóa và dịch vụ: Lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ được hình thành từ việc thực hiện chức năng và nhiệm vụ chủ yếu của doanh nghiệp, những nhiệm vụ này GVHD: ThS Phạm Thị Quỳnh Vân 5 SVTH: Nguyễn Thị Kim Cúc Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại được ghi trong quyết định thành lập doanh nghiệp. Bộ phận lợi nhuận này chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng lợi nhuận của doanh nghiệp. + Lợi nhuận từ hoạt động tài chính: Ngoài lĩnh vực sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp còn có thể tham gia vào hoạt động đầu tư tài chính. Hoạt động tài chính là hoạt động đầu tư vốn ra bên ngoài doanh nghiệp như: góp vốn liên doanh liên kết; mua bán trái phiếu, cổ phiếu, cho thuê tài sản, lãi tiền gửi và lãi cho vay thuộc nguồn vốn kinh doanh…Các khoản lợi nhuận thu được từ hoạt động này góp phần làm tăng tổng lợi nhuận cho doanh nghiệp. - Lợi nhuận từ hoạt động khác: Là các khoản lãi thu được từ các hoạt động riêng biệt khác ngoài những hoạt động sản xuất kinh doanh nói trên. Những khoản lãi này phát sinh không thường xuyên, doanh nghiệp không dự kiến trước hoặc có dự kiến nhưng ít có khả năng thực hiện. Lợi nhuận khác thường bao gồm: lợi nhuận thu được từ các khoản phải trả không xác định được chủ nợ; thu hồi các khoản nợ khó đòi đã được duyệt bỏ; các khoản thu từ bán vật tư tài sản thừa sau khi đã bù trừ hao hụt mất mát, lãi thu từ nhượng bán, thanh lý tài sản cố định; tiền được phạt; được bồi thường;… 1.1.3. Phương pháp xác định lợi nhuận.  Đối với hoạt động sản xuất kinh doanh: LN hoạt động KD LN gộp = BH & + CCDV DT hoạt _ động TC CP hoạt động TC _ CP bán hàng CP quản _ lý DN Trong đó: LN gộp BH & CCDV = Tổng doanh thu BH - & CCDV Các khoản giảm trừ DT - Giá vốn hàng bán  Đối với hoạt động khác: Lợi nhuận từ hoạt động khác = GVHD: ThS Phạm Thị Quỳnh Vân Thu nhập từ hoạt động khác 6 - Chi phí từ hoạt động khác SVTH: Nguyễn Thị Kim Cúc Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại 1.1.4. Vai trò của lợi nhuận. - Lợi nhuận có vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp; một trong những mục tiêu hàng đầu của doanh nghiệp là lợi nhuận, nếu một doanh nghiệp bị thua lỗ liên tục, kéo dài thì doanh nghiệp sẽ sớm lâm vào tình trạng bị phá sản. - Lợi nhuận là nguồn tài chính quan trọng đảm bảo cho doanh nghiệp tăng trưởng một cách ổn định, vững chắc, đồng thời cũng là nguồn thu quan trọng của Ngân sách Nhà nước. - Lợi nhuận còn là nguồn lực tài chính chủ yếu để cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người lao động trong doanh nghiệp. - Lợi nhuận là một chỉ tiêu chất lượng tổng hợp phản ánh hiệu quả của toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh, việc giảm chi phí sản xuất hạ giá thành sản phẩm sẽ làm cho lợi nhuận tăng lên một cách trực tiếp khi các điều kiện khác không đổi. Do đó, lợi nhuận là một chỉ tiêu đánh giá chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Việc xác định chính xác lợi nhuận có vai trò rất quan trọng đối với doanh nghiệp. Nó đảm bảo phản ánh đúng kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định (thường là 1 năm), là cơ sở cho việc đánh giá năng lực hoạt động của doanh nghiệp trên thương trường, đồng thời là cơ sở cho việc phân phối đúng đắn lợi nhuận tạo ra để đảm bảo cho quá trình tái sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành một cách thường xuyên, liên tục. 1.1.5. Các chỉ tiêu phân tích lợi nhuận. Để đánh giá chất lượng hoạt động của các doanh nghiệp người ta sử dụng các chỉ tiêu về tỷ suất lợi nhuận tuỳ theo yêu cầu đánh giá đối với các hoạt động khác nhau. Ta có thế sử dụng một số chỉ tiêu về tỷ suất lợi nhuận sau đây: - Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần: Tỷ suất lợi nhuận trên DT thuần = Lợi nhuận trước (sau) thuế Doanh thu thuần Ý nghĩa: Cho biết một đồng doanh thu thuần đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao thì chứng tỏ hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp càng tốt. GVHD: ThS Phạm Thị Quỳnh Vân 7 SVTH: Nguyễn Thị Kim Cúc Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại - Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản: Chỉ tiêu này được xác định bằng cách chia lợi nhuận trước thuế và lãi vay cho giá trị tài sản bình quân theo công thức: Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản Lợi nhuận trước (sau) thuế = Tài sản bình quân Ý nghĩa: Cho biết một đồng giá trị tài sản doanh nghiệp sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn càng cao. - Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu: Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu = Lợi nhuận trước (sau) thuế Vốn chủ sở hữu bình quân Ý nghĩa: Phản ánh một đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng vốn có hiệu quả. - Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí: Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí = Tổng lợi nhuận Tổng chi phí Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng chi phí bỏ ra thì mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. 1.2. Nội dung nghiên cứu lợi nhuận trong doanh nghiệp. 1.2.1. Ý nghĩa của việc nghiên cứu. Lợi nhuận của doanh nghiệp có ý nghĩa rất lớn đối với toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp, có ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. Lợi nhuận được coi là đòn bẩy kinh tế quan trọng, đồng thời là một chỉ tiêu cơ bản để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với nhà nước, lợi nhuận là một nguồn thu quan trọng cho ngân sách nhà nước thông qua việc thu thuế thu nhập doanh nghiệp. Trên cơ sở đó bảo đảm nguồn lực tài chính của nền kinh tế quốc dân, củng cố tăng cường tiềm lực quốc phòng, duy trì bộ máy quản lý hành chính của nhà nước. Phân tích tình hình lợi nhuận nhằm mục đích nhận thức và đánh giá một cách đúng đắn, toàn diện và khách quan tình hình thực hiện các chỉ tiêu lợi nhuận của GVHD: ThS Phạm Thị Quỳnh Vân 8 SVTH: Nguyễn Thị Kim Cúc Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại doanh nghiệp trong kỳ, qua đó thấy được mức độ hoàn thành số chênh lệch tăng giảm của các chỉ tiêu kế hoạch lợi nhuận của doanh nghiệp. Đồng thời, phân tích lợi nhuận nhằm mục đích thấy được những mâu thuẫn tồn tại và những nguyên nhân ảnh hưởng khách quan cũng như chủ quan trong quá trình sản xuất kinh doanh để từ đó tìm ra được nhưng chính sách, biện pháp quản lý thích hợp nhằm tăng lợi nhuận. Phân tích lợi nhuận là công việc thường xuyên và vô cùng cần thiết không những đối với chủ sở hữu doanh nghiệp mà còn cần thiết đối với tất cả những đối tượng bên ngoài doanh nghiệp có quan hệ kinh tế và pháp lý với doanh nghiệp. Đánh giá được đúng thực trạng tài chính, chủ doanh nghiệp sẽ đưa ra các quyết định kinh tế thích hợp, sử dụng một cách tiết kiệm và có hiệu quả vốn và các nguồn lực. Phân tích lợi nhuận còn nhằm kiểm tra, đánh giá tình hình phân phối lợi nhuận và sử dụng lợi nhuận của doanh nghiệp, qua đó thấy được việc chấp hành các chế độ chính sách về phân phối lợi nhuận do Nhà nước và ngành quy định 1.2.2. Nội dung phân tích lợi nhuận. 1.2.2.1 Phân tích tổng hợp tình hình lợi nhuận theo các nguồn hình thành. - Mục đích phân tích: Nhằm nhận thức, đánh giá tổng quát tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế kế hoạch lợi nhuận và cơ cấu tỷ trọng lợi nhuận theo từng nguồn, qua đó thấy được mức độ hoàn thành, số chênh lệch tăng giảm. - Phương pháp phân tích: Phân tích tình hình lợi nhuận theo các nguồn hình thành được thực hiện trên cơ sở áp dụng phương pháp so sánh và lập biểu so sánh các chỉ tiêu thực hiện kỳ này so với kỳ trước căn cứ vào Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh theo mẫu B02/DN, ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006. - Nguồn số liệu phân tích: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2013 của công ty cổ phần Khóa Việt Tiệp. 1.2.2.2. Phân tích chung tình hình lợi nhuận hoạt động kinh doanh. - Mục đích phân tích: Phân tích chung tình hình lợi nhuận hoạt động kinh doanh nhằm đánh giá tình hình tăng giảm các chỉ tiêu xác định lợi nhuận. GVHD: ThS Phạm Thị Quỳnh Vân 9 SVTH: Nguyễn Thị Kim Cúc Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại - Phương pháp phân tích: Sử dụng phương pháp so sánh và lập biểu so sánh giữa các số liệu thực hiện với kế hoạch hoặc so sánh với số liệu cùng kỳ năm trước . - Nguồn số liệu phân tích: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2013 của công ty cổ phần Khóa Việt Tiệp. 1.2.2.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận hoạt động kinh doanh. - Mục đích phân tích: Để thấy được những nhân tố nào ảnh hưởng tăng đến lợi nhuận thì doanh nghiệp tiếp tục khai thác, sử dụng, còn những nhân tố nào ảnh hưởng giảm đến lợi nhuận thì doanh nghiệp cần tìm những biện pháp khắc phục trong kỳ kinh doanh tới. - Phương pháp phân tích : Để phân tích nội dung này ta sử dụng phương pháp cân đối kết hợp với phương pháp so sánh để tính mức chênh lệch kỳ báo cáo so với kỳ gốc. Từ đó phản ánh ảnh hưởng của từng nhân tố đến lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh theo tính chất thuận nghịch. - Nguồn số liệu phân tích: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2013 của công ty cổ phần Khóa Việt Tiệp. 1.2.2.4. Phân tích tình hình lợi nhuận hoạt động đầu tư tài chính. - Mục đích phân tích: Nhằm đánh giá tình hình thực hiện các chỉ tiêu theo nguồn hình thành, qua đó thấy được mức độ hoàn thành các chỉ tiêu, số chênh lệch tăng giảm và nguyên nhân tăng giảm. Các số liệu phân tích lợi nhuận hoạt động tài chính là cơ sở, căn cứ cho việc đề ra những giải pháp nâng cao hiệu quả các hoạt động tài chính. - Phương pháp phân tích: Sử dụng phương pháp so sánh và lập biểu so sánh giữa số thực hiện kỳ báo cáo với số kế hoạch hoặc số thực hiện kỳ trước để thấy được mức độ hoàn thành, chênh lệch tăng giảm bằng số tiền và tỷ lệ %. Để giải thích được nguyên nhân tăng giảm ta cần phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận hoạt động đầu tư tài chính. - Nguồn số liệu phân tích: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2013 của công ty cổ phần Khóa Việt Tiệp. GVHD: ThS Phạm Thị Quỳnh Vân 10 SVTH: Nguyễn Thị Kim Cúc Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại 1.2.2.5. Phân tích tình hình lợi nhuận khác. - Mục đích phân tích lợi nhuận khác: Nhằm đánh giá tình thực hiện các chỉ tiêu từ các hoạt động khác trong doanh nghiệp từ đó có các biện pháp để điều chỉnh kịp thời nhằm tăng tổng lợi nhuận của doanh nghiệp. - Phương pháp phân tích: So sánh và lập biểu so sánh giữa thu nhập với chi phí để xác định kết quả sau đó so sánh giữa kỳ báo cáo với kỳ gốc để thấy được tình hình tăng giảm. - Nguồn số liệu phân tích: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2013 của công ty cổ phần Khóa Việt Tiệp. 1.2.2.6. Phân tích tình hình phân phối lợi nhuận. - Mục đích phân tích: Đánh giá tình hình phân chia lợi nhuận trong doanh nghiệp, phát hiện ra những điểm chưa hợp lý để có sự thay đổi phù hợp. - Phương pháp phân tích: so sánh giữa số thực tế với số kế hoạch hoặc số liệu cùng kỳ năm trước căn cứ vào các chế độ, chính sách phân phối của Nhà nước và kế hoạch phân phối của doanh nghiệp. - Nguồn số liệu phân tích: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2013 của công ty cổ phần Khóa Việt Tiệp. GVHD: ThS Phạm Thị Quỳnh Vân 11 SVTH: Nguyễn Thị Kim Cúc Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại CHƢƠNG II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHÓA VIỆT TIỆP 2.1. Tổng quan tình hình và ảnh hƣởng của nhân tố môi trƣờng tới lợi nhuận tại công ty cổ phần Khóa Việt Tiệp. 2.1.1. Tổng quan về công ty cổ phần Khóa Việt Tiệp. 2.1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty. Tên gọi đầy đủ : Công ty cổ phần khoá Việt Tiệp. Tên giao dịch quốc tế : Viet Tiep lock joint stock company. Tên viết tắt: JSC Điện thoại : 04.38832442 Fax : 04.38832201 Địa điểm : Thị trấn Đông Anh – Huyện Đông Anh – TP. Hà Nội Mã số thuế : 0100100537 Vốn điều lệ : 21.300.000.000 VNĐ Email: [email protected] Website: http://www.khoaviettiep.com.vn Kinh doanh, sản xuất: các loại khoá.  Chức năng: Công ty cổ phần Khoá Việt Tiệp chuyên sản xuất, kinh doanh các loại khoá và một số mặt hàng cơ kim khí để phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài.  Quá trình hình thành và phát triển: Công ty cổ phần Khóa Việt Tiệp tiền thân là xí nghiệp Khóa Hà Nội được thành lập ngày 17/7/1974 do cục công nghiệp Hà Nội quản lý. Được nước bạn Tiệp Khắc trang bị toàn bộ dây chuyền sản xuất các loại khóa nhằm phục vụ người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu với công xuất thiết kế ban đầu 1 triệu khóa/năm. Sau 2 năm thi công và xây dựng, năm 1976 bắt đầu đi vào sản xuất, chiếc khóa đầu tiên mang thương hiệu Việt Tiệp đầu tiên của Hà Nội, của Việt Nam ra đời từ đó. Trải qua 36 năm hình thành và phát triển, Khóa Việt Tiệp được đổi tên 4 lần: từ tháng 7 năm 1974 đến tháng 4 năm 1989 là xí nghiệp Khóa Hà Nội, từ tháng 4 năm 1989 đến tháng 9 năm 1994 là xí nghiệp Khóa Việt Tiệp, từ tháng 9 năm 1994 đến tháng 4 năm 2006 là công ty Khóa Việt Tiệp, từ tháng 4 năm 2006 đến nay là công ty cổ phần Khóa Việt Tiệp. 2.1.1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty. Ngành nghề, l nh vực kinh doanh: GVHD: ThS Phạm Thị Quỳnh Vân 12 SVTH: Nguyễn Thị Kim Cúc Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại + Sản xuất, kinh doanh các loại khóa và mặt hàng cơ kim khí cho nhu cầu thị trường trong và ngoài nước; + Xuất khẩu các sản phẩm của Công ty và sản phẩm liên doanh; + Nhập khẩu thiết bị, vật tư kỹ thuật phục vụ cho nhu cầu sản xuất của Công ty và thị trường; + Kinh doanh hàng điện máy, công nghệ phẩm, hàng cơ kim khí; + Liên doanh liên kết với các đơn vị trong và ngoài nước đầu tư sản xuất, làm đại lý, mở cửa hàng giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm của Công ty và sản phẩm liên doanh; + Xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật; + Tham gia hoạt động kinh doanh bất động sản (nhà cửa, đất đai) 2.1.1.3. Cơ cấu tổ chức của công ty. Hiện nay công ty được tổ chức và điều hành theo mô hình công ty cổ phần, tuân thủ theo các quy định của pháp luật và cũng thể hiện mối quan hệ của các bộ phận trong công ty. Sơ đồ 2.1: sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty. Héi ®ång qu¶n trÞ Tæng gi¸m ®èc vµ c¸c phã tæng gi¸m ®èc Chi nh¸nh miÒn trung Phßng kÕ to¸n Phßng tæ chỨc b¶o vÖ Phßng thÞ trƯêng 18 tæ s¶n xuÊt P.kÕ ho¹ch vËt tƯ 08 tæ s¶n xuÊt xÝ nghiÖp l¾p r¸p 11 tæ s¶n xuÊt XÝ nghiÖp gia c«ng th©n xÝ nghiÖp gia c«ng c¬ khÝ Phßng kcs Phßng kü thuËt Phßng c¬ ®iÖn-spm 05 tæ s¶n xuÊt Ban kiÓm so¸t Chi nh¸nh miÒn nam (Nguồn: Phòng tổ chức-bảo vệ công ty cổ phần khóa Việt Tiệp) GVHD: ThS Phạm Thị Quỳnh Vân 13 SVTH: Nguyễn Thị Kim Cúc
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan