Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân tích lợi ích – chi phí mô hình biogas ở các nông hộ thuộc thị xã hương thủy...

Tài liệu Phân tích lợi ích – chi phí mô hình biogas ở các nông hộ thuộc thị xã hương thủy – tỉnh thừa thiên huế

.PDF
6
72
54

Mô tả:

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU Nước ta vẫn là một nước nông nghiệp, với hơn 75% dân số sống ở vùng nông thôn, họ sống chủ yếu dựa vào nghề nông. Môi trường sống ở các vùng nông thôn ngày nay đang dần bị suy thoái nghiêm trọng do thói quen của người dân trong sinh hoạt hàng ngày. Người nông dân thường sử dụng than, củi, rơm rạ, trấu… để đun nấu, việc sử dụng các năng lượng này thải ra các chất gây hiệu ứng nhà kính, gây ô nhiễm môi trường không khí. Bên cạnh đó, vấn đề năng lượng ngày nay đang được cả thế giới quan tâm, các nguồn năng lượng hóa thạch đang dần bị khai thác cạn kiệt, con người dần dần tìm ra các nguồn năng lượng sạch hơn, đỡ tốn kém hơn để thay thế như năng lượng mặt trời, năng lượng gió, sóng biển, thủy triều… Việc sử dụng khí sinh học là một trong những phương pháp có thể làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Biogas được hình thành từ chất thải của người và động vật trong điều kiện kín khí nên rất phù hợp với những vùng nông thôn, nơi đa số các hộ gia đình đều có hoạt động chăn nuôi. Biogas được sử dụng làm nguyên liệu để đun nấu, thắp sáng, chạy máy phát điện… Ngày nay, nhiều hộ gia đình ở Thị xã Hương Thủy đã xây dựng hầm Biogas, vừa tiết kiệm nhiên liệu sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày, vừa bảo vệ môi trường, sức khỏe con người và động vật. Ngoài ra, các phụ phẩm của hầm Biogas có thể sử dụng làm phân bón cho cây trồng. Vì vậy, chúng tôi chọn đề tài: “Phân tích lợi ích – chi phí mô hình Biogas ở các nông hộ thuộc Thị xã Hương Thủy – Tỉnh Thừa Thiên Huế”.  Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về áp dụng mô hình Biogas ở nông hộ. - Phân tích lợi ích – chi phí của việc sử dụng mô hình Biogas ở các nông hộ thuộc Thị xã Hương Thủy – Tỉnh Thừa Thiên Huế. - Đề xuất một số biện pháp cho việc sử dụng mô hình Biogas một cách hiệu quả ở các nông hộ thuộc Thị xã Hương Thủy – Tỉnh Thừa Thiên Huế. i  Trong quá trình phân tích nghiên cứu chúng tôi đã sử dụng các phương pháp: - Thu thập số liệu đã được công bố. - Điều tra số liệu từ những nông hộ thuộc địa bàn nghiên cứu bằng cách chọn mẫu và hỏi trực tiếp. - Tổng hợp, xử lý, phân tích số liệu đã được thu thập, điều tra.  Kết quả đạt được: - Khái quát được tình hình sử dụng mô hình Biogas ở Thị xã Hương Thủy – Tỉnh Thừa Thiên Huế. - Phân tích được lợi ích – chi phí của các nông hộ trong quá trình sử dụng mô hình Biogas ở Thị Xã Hương Thủy – Tỉnh Thừa Thiên Huế. - Đưa ra được một số giải pháp cho việc sử dụng mô hình Biogas một các hiệu quả cho các nông hộ thuộc Thị xã Hương Thủy – Tỉnh Thừa Thiên Huế. ii PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ Với nền kinh tế hội nhập như hiện nay, để bắt kịp với nền kinh tế thế giới, Việt Nam phải chú trọng phát triển về công nghiệp và dịch vụ. Các khu công nghiệp được xây dựng ở khắp các tỉnh thành trong cả nước, thu hút nhiều sự đầu tư trong và ngoài nước, làm cho đời sống của nhân dân ngày càng tăng, kinh tế ngày càng phát triển. Mặt khác, nước ta vẫn là một nước nông nghiệp, với hơn 75% dân số sống ở vùng nông thôn, họ sống chủ yếu dựa vào nghề nông. Môi trường sống ở các vùng nông thôn ngày nay đang dần bị suy thoái nghiêm trọng do thói quen của người dân trong sinh hoạt hàng ngày. Người nông dân thường sử dụng than, củi, rơm rạ, trấu… để đun nấu, việc sử dụng các năng lượng này thải ra các chất gây hiệu ứng nhà kính, gây ô nhiễm môi trường không khí. Bên cạnh đó, vấn đề năng lượng ngày nay đang được cả thế giới quan tâm, các nguồn năng lượng hóa thạch đang dần bị khai thác cạn kiệt, con người dần dần tìm ra các nguồn năng lượng sạch hơn, đỡ tốn kém hơn để thay thế như năng lượng mặt trời, năng lượng gió, sóng biển, thủy triều… Việc sử dụng khí sinh học là một trong những phương pháp có thể làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Biogas được hình thành từ chất thải của người và động vật trong điều kiện kín khí nên rất phù hợp với những vùng nông thôn, nơi đa số các hộ gia đình đều có hoạt động chăn nuôi. Biogas được sử dụng làm nguyên liệu để đun nấu, thắp sáng, chạy máy phát điện… Thị xã Hương Thủy – Tỉnh Thừa Thiên Huế cũng không phải là ngoại lệ. Các hộ gia đình ở đây thường làm nông nghiệp. Bên cạnh đó, họ còn chăn nuôi để kiếm thêm thu nhập, cải thiện đời sống gia đình. Với việc chăn nuôi như vậy, phân gia súc, gia cầm hàng ngày nếu không được xử lý một cách khoa học sẽ gây ô nhiễm môi trường xung quanh, ảnh hưởng đến sức khỏe con người và động vật. 3 Ngày nay, nhiều hộ gia đình ở Thị xã Hương Thủy đã xây dựng hầm Biogas, vừa tiết kiệm nhiên liệu sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày, vừa bảo vệ môi trường, sức khỏe con người và động vật. Ngoài ra, các phụ phẩm của hầm Biogas có thể sử dụng làm phân bón cho cây trồng. Vì vậy, chúng tôi chọn đề tài: “Phân tích lợi ích – chi phí mô hình Biogas ở các nông hộ thuộc Thị xã Hương Thủy – Tỉnh Thừa Thiên Huế”.  Tính cấp thiết của đề tài Mỗi năm, chăn nuôi thải ra trên 73 triệu tấn chất thải rắn và 25 – 30 triệu khối chất thải lỏng. Trong đó, khoảng 50% lượng chất thải rắn và 80% chất thải lỏng xả thẳng ra tự nhiên hoặc sử dụng không qua xử lý là những tác nhân gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Ngành chăn nuôi phải chịu trách nhiệm về 18% trong tổng lượng phát thải khí nhà kính của toàn cầu, cao hơn cả ngành giao thông vận tải. Lượng phát thải CO2 từ chăn nuôi chiếm 9% toàn cầu, chủ yếu là do hoạt động chuyển đổi mục đích sử dụng đất – đặc biệt là phá rừng để mở rộng các khu chăn nuôi và các vùng trồng cây thức ăn gia súc. Ngành này còn thải ra 37% lượng khí metan CH4 (một loại khí có khả năng gây hiệu ứng nhà kính cao gấp 23 lần CO2), 65% lượng khí NOx (có khả năng gây hiệu ứng nhà kính cao gấp 296 lần CO2) và tạo ra 2/3 tổng lượng phát thải khí a-mô-ni-ắc, nguyên nhân chính gây mưa axit phá huỷ các các hệ sinh thái. Có rất nhiều cách quản lý chất thải từ gia súc như xây dựng hầm Biogas, xây bể chứa, sử dụng chế phẩm sinh học EM… trong đó cách xây dựng mô hình Biogas là hiệu quả nhất. Mô hình Biogas biến đổi chất thải từ gia súc thành năng lượng có thể dùng để đun nấu, thắp sáng, sưởi ấm, tạo nguồn phân bón sạch cho cây trồng. Hơn nữa, nó còn làm giảm mùi hôi từ chất thải của gia súc. Chi phí để xây dựng 1 hầm Biogas dao động từ 4 – 8 triệu đồng tùy theo kích cỡ hầm. Từ 4 những lợi ích đó, quy mô sử dụng mô hình Biogas cần được áp dụng rộng rãi ở hầu hết các vùng nông thôn nước ta. Thị xã Hương Thủy – Tỉnh Thừa Thiên Huế là một trong những vùng đặc trưng và có nhiều công trình Biogas đã đưa vào sử dụng. Do đó, việc phân tích lợi ích – chi phí của mô hình Biogas ở các nông hộ thuộc Thị xã Hương Thủy là khá cần thiết.  Mục đích nghiên cứu của đề tài - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về áp dụng mô hình Biogas ở nông hộ. - Phân tích lợi ích – chi phí của việc sử dụng mô hình Biogas ở các nông hộ thuộc Thị xã Hương Thủy – Tỉnh Thừa Thiên Huế. - Đề xuất một số biện pháp cho việc sử dụng mô hình Biogas một cách hiệu quả ở các nông hộ thuộc Thị xã Hương Thủy – Tỉnh Thừa Thiên Huế.  Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các hộ nông dân sử dụng hệ thống hầm Biogas thuộc Thị xã Hương Thủy – Tỉnh Thừa Thiên Huế. Phạm vi không gian: các nông hộ sử dụng mô hình Biogas ở Thị xã Hương Thủy – Tỉnh Thừa Thiên Huế, đặc biệt là các nông hộ ở 3 xã Thủy Vân, Thủy Thanh và phường Thủy Phương. Phạm vi thời gian: thời gian nghiên cứu của đề tài trong vòng 15 năm từ năm 2005 – 2020.  Phương pháp nghiên cứu - Thu thập số liệu đã được công bố. 5 - Điều tra số liệu từ những nông hộ thuộc địa bàn nghiên cứu bằng cách chọn mẫu và hỏi trực tiếp. - Tổng hợp, xử lý, phân tích số liệu đã được thu thập, điều tra. 6
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan