Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty tnhh mtv dược phẩm bali...

Tài liệu Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty tnhh mtv dược phẩm bali

.PDF
85
263
101

Mô tả:

BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI VŨ THỊ NHẬT MINH Mã sinh viên: 1201389 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNGKINH DOANH CỦACÔNG TY TNHHMTV DƯỢC PHẨM BALI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ HÀ NỘI - 2017 BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI VŨ THỊ NHẬT MINH Mã sinh viên: 1201389 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH MTV DƯỢC PHẨM BALI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ Người hướng dẫn: 1. PGS.TS. Nguyễn Thị Song Hà 2. ThS. Nguyễn Nhật Hải Nơi thực hiện: 1. Bộ môn Quản lý và Kinh tế dược 2. Công ty Dược phẩm Bali HÀ NỘI - 2017 LỜI CẢM ƠN Đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới PGS. TS Nguyễn Thị Song Hà – trưởng Phòng Sau đại học, trường Đại học Dược Hà Nội, người thầy đã hết lòng hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện khoá luận này. Tôi cũng xin cảm ơn ThS. Nguyễn Nhật Hải đã chỉ bảo, hỗ trợ tôi trong quá trình hoàn thành khóa luận. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến toàn thể nhân viên công ty TNHH MTV Dược phẩm Bali đã hỗ trợ tôi trong quá trình lấy số liệu nghiên cứu. Tiếp đó, tôi xin cảm ơn Ban Giám hiệu nhà trường, phòng Đào tạo cùng các thầy cô giáo Bộ môn Quản lý và Kinh tếdược đã tạo điều kiện cho tôi thực hiện đề tài tại bộ môn. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả các thầy giáo, cô giáo và cán bộ nhân viên trường Đại học Dược Hà Nội đã giảng dạy, truyền cảm hứng và giúp đỡ tôi trong suốt năm năm học tập tại trường. Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến bố mẹ, gia đình cùng những người bạn đã luôn bên cạnh, chia sẻ và động viên tôi. Tôi sẽ không thể hoàn thành khoá luận này nếu không có sự giúp đỡ của tất cả mọi người. Hà Nội, ngày 18 tháng 5 năm 2017 Sinh viên Vũ Thị Nhật Minh M cl c DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG DANH MỤC HÌNH ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................................1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN .......................................................................................3 1.1. Phân tích kinh doanh ........................................................................................3 1.1.1. Khái niệm phân tích hoạt động kinh doanh................................................3 1.1.2. Một số chỉ tiêu nghiên cứu trong phân tích kinh doanh .............................3 1.2. Kênh phân phối .................................................................................................7 1.2.1. Bản chất kênh phân phối ............................................................................7 1.2.2. Thành viên kênh phân phối ........................................................................8 1.2.3. Phân loại kênh phân phối ...........................................................................9 1.3. Vài nét về thị trường dược phẩm Việt Nam hiện nay ....................................10 1.3.1. Tình hình tiêu thụ thuốc trong nước giai đoạn hiện nay ..........................10 1.3.2. Thực trạng hoạt động phân phối thuốc tại Việt Nam hiện nay ................11 1.3.3. Một số kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp phân phối dược phẩm Việt Nam hiện nay..............................................................................................12 1.4. Vài nét về công ty TNHH MTV Dược phẩm Bali. ........................................17 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................19 2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu .................................................19 2.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................19 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ..................................................................................19 2.2.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................19 2.2.3. Các biến số nghiên cứu ............................................................................21 2.2.4. Phương pháp thu thập dữ liệu ..................................................................25 2.2.5. Phương pháp xử lý ...................................................................................26 2.2.6. Phương pháp phân tích: ............................................................................26 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ....................................28 3.1. Kết quả nghiên cứu .........................................................................................28 3.1.1. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của Công ty TNHH MTV Dược phẩm Bali, giai đoạn 2013 - 2015 ................................................................................28 3.1.2. Phân tích một số kết quả kinh doanh theo kênh phân phối của Công ty TNHH MTV Dược phẩm Bali, giai đoạn 2013 - 2015 ......................................35 3.2. Bàn luận ..........................................................................................................52 3.2.1. Về hiệu quả sử dụng vốn ..........................................................................52 3.2.2. Về các kết quả kinh doanh theo kênh phân phối ......................................55 3.2.3. Hạn chế của nghiên cứu ...........................................................................58 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................................59 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ASEAN Association of South-East Asian Nations BMI Business Monitor International CA Công an CBCNV Cán bộ công nhân viên CĐKT Cân đối kế toán CPC1 Công ty cổ phần dược phẩm trung ương 1 CTTH Chỉ tiêu thực hiện GT Giá trị KQHĐKD Kết quả hoạt động kinh doanh HTK Hàng tồn kho LN Lợi nhuận MTV Một thành viên NSLĐ Năng suất lao động NSLĐBQ Năng suất lao động bình quân SKM Số khoản mục SL Số lượng TBYT Thiết bị y tế TL Tỷ lệ TNHH Trách nhiệm hữu hạn TPCN Thực phẩm chức năng VKD Vốn kinh doanh VLĐ Vốn lưu động VTYT Vật tư y tế WTO World Trade Organization DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1 Tên Bảng Một số đề tài phân tích hoạt động kinh doanh các doanh nghiệp phân phối dược phẩm tại Việt Nam Trang 13 2.2 Các biến số nghiên cứu 21 2.3 Phương pháp thu thập dữ liệu 25 3.4 Tổng vốn và cơ cấu nguồn vốn của Công ty giai đoạn 2013-2015 28 3.5 Tình hình phân bổ vốn của Công ty giai đoạn 2013-2015 29 3.6 Khả năng thanh toán nhanh của Công ty giai đoạn 2013- 2015 30 3.7 Khả năng thanh toán tức thời của Công ty giai đoạn 2013-2015 31 3.8 3.9 3.10 3.11 3.12 3.13 3.14 3.15 3.16 Các chỉ số luân chuyển vốn lưu động của Công ty giai đoạn 2013-2015 Các chỉ số luân chuyển hàng tồn kho của Công ty giai đoạn 2013-2015 Các chỉ số luân chuyển nợ phải thu của Công ty giai đoạn 20132015 Một số kết quả chung về hoạt động kinh doanh của Công ty giai đoạn 2013–2015 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh của Công ty giai đoạn 2013-2015 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của của Công ty giai đoạn 2013-2015 Số lượng điểm bán hàng của Công ty giai đoạn 2013-2015 Số lượng khách hàng theo khu vực địa lý của Công ty giai đoạn 2013–2015 Doanh thu bán hàng trên kênh phân phối theo khu vực địa lý của 32 33 34 35 36 37 38 39 40 Công ty giai đoạn 2013 – 2015 3.17 3.18 3.19 3.20 3.21 3.22 3.23 3.24 3.25 Lợi nhuận gộp về bán hàng trên kênh phân phối theo khu vực địa lý của Công ty giai đoạn 2013 – 2015 Số lượng khách hàng theo phương thức bán của Công ty giai đoạn 2013 - 2015 Doanh thu bán hàng trên kênh phân phối theo phương thức bán của Công ty giai đoạn 2013 – 2015 Lợi nhuận gộp về bán hàng trên kênh phân phối theo phương thức bán của Công ty giai đoạn 2013 – 2015 Số lượng mặt hàng theo nhóm sản phẩm của Công ty giai đoạn 2013 - 2015 Doanh thu bán hàng các nhóm sản phẩm của Công ty giai đoạn 2013 - 2015 Lợi nhuận gộp về bán hàng các nhóm sản phẩm của Công ty giai đoạn 2013 - 2015 Năng suất lao động bình quân của CBCNV giai đoạn 2013 2015 Thu nhập bình quân của CBCNV giai đoạn 2013 – 2015 41 42 43 44 46 48 49 50 51 DANH MỤC HÌNH Hình 1.1 1.2 Tên hình Phân loại kênh phân phối Tăng trưởng tổng tiền sử dụng thuốc tại Việt Nam và mức chi tiêu bình quân đầu người cho dược phẩm Trang 9 11 1.3 Hệ thống phân phối của Công ty TNHH MTV Dược phẩm Bali 18 2.4 Tóm tắt nội dung nghiên cứu 20 ĐẶT VẤN ĐỀ Nhờ các tiến bộ khoa học kỹ thuật mà ngành Dược Việt Nam đã có những bước phát triển lớn mạnh, đạt nhiều thành tựu và trở thành ngành có nghĩa vụ quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng nói riêng và nền kinh tế xã hội hiện nay nói chung. Tuy nhiên, thị trường dược phẩm Việt Nam cũng tồn tại nhiều thách thức đối với các doanh nghiệp trong nước. Nền kinh tế đang ngày càng mở rộng, các mối quan hệ với nước ngoài ngày càng được nâng cao, Việt Nam đang thực hiện đúng chính sách mở cửa theo cam kết với WTO thì việc các công ty dược phẩm đa quốc gia tràn vào chiếm lĩnh thị trường là không thể tránh khỏi. Bên cạnh đó, về mặt sản xuất, nghiên cứu phát triển chưa được đầu tư, đội ngũ nhân lực và trang thiết bị kỹ thuật cao còn chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng thuốc ngày một tăng trong nước. Do vậy, các doanh nghiệp trong nước cần thiết phải có những hướng đi đúng để tồn tại và phát triển trong môi trường đầy cạnh tranh và biến động. Đứng trước những khó khăn hiện hữu trong bối cảnh như vậy, việc nâng cao hiệu quả kinh doanh trở thành mối quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp.Nâng cao hiệu quả kinh doanh không chỉ giúp các doanh nghiệp dược tồn tại, phát triển và đứng vững trên thị trường mà còn giúp làm tròn nghĩa vụ đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cộng đồng.Để nâng cao hiệu quả kinh doanh, cần phải có những phân tích cụ thể về tình hình tài chính và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp để từ đó có những hướng đi rõ ràng và đúng đắn. Công ty TNHH MTV Dược phẩm Bali được thành lập vào năm 2012, trong tình hình thị trường dược phẩm Việt Nam có nhiều biến động, đặc biệt là sau khi một số văn bản liên quan đến việc đấu thầu thuốc trong bệnh viện được ban hành. Với mong muốn tìm hiểu rõ hơn về tình hình hoạt động của công ty, chúng tôi chọn đề tài “Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH MTV Dược phẩm Bali” với 2 mục tiêu nghiên cứu sau: 1 1. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của Công ty TNHH MTV Dược phẩm Bali giai đoạn 2013 - 2015. 2. Phân tích một số kết quả kinh doanh theo kênh phân phối của Công ty TNHH MTV Dược phẩm Bali, giai đoạn 2013 - 2015. Từ đó đưa ra những ý kiến đề xuất cho hướng đi tiếp theo của doanh nghiệp. 2 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 1.1. Phân tích kinh doanh 1.1.1. Khái niệm phân tích hoạt động kinh doanh Phân tích kinh doanh là thuật ngữ sử dụng để chỉ quá trình nghiên cứu toàn bộ hoạt động của một doanh nghiệp với mục đích sinh lợi. Nói cách khác, phân tích kinh doanh và việc phân chia các hoạt động, các hiện tượng, các quá trình và kết quả kinh doanh ra thành các bộ phận cấu thành rồi dùng các phương pháp liên hệ, so sánh, đối chiếu và tổng hợp lại nhằm rút ra bản chất, tính quy luật và xu hướng vận động, phát triển của hiện tượng, quá trình nghiên cứu; tính toán, truyền đạt và xác định yêu cầu cho việc thay đổi quá trình kinh doanh, chính sách kinh doanh và hệ thống thông tin. Phân tích kinh doanh hiểu được các vấn đề kinh doanh và cơ hội kinh doanh, trong đó chứa đựng các yêu cầu cụ thể, cần thiết và đề xuất các giải pháp khả thi để đạt được mục đích kinh doanh[5], [20]. Phân tích hoạt động kinh doanh là quá trình nghiên cứu để phân tích toàn bộ quá trình kinh doanh của doanh nghiệp, nhằm làm rõ chất lượng hoạt động kinh doanh và các nguồn tiềm năng cần được khai thác, trên cơ sở đó đề ra các phương án và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp [2], [7]. Như vậy, phân tích hoạt động kinh doanh là quá trình nhận thức và cải tạo hoạt động kinh doanh một cách tự giác và có ý thức, phù hợp với điều kiện cụ thể và với yêu cầu của các quy luật kinh tế khách quan, nhằm đem lại hiệu quả kinh doanh cao hơn[7]. 1.1.2. Một số chỉ tiêu nghiên cứu trong phân tích kinh doanh 1.1.2.1. Các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn  Khái quát tình hình tài chính  Tổng nguồn vốn Số vốn mà doanh nghiệp huy động trong kỳ vừa phản ánh kết quả trực tiếp của hoạt động tài chính vừa phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp. Tình 3 hình biến động (tăng hay giảm) của tổng số vốn theo thời gian phản ánh rõ nét kết quả tạo lập, tìm kiếm, tổ chức và huy động vốn phục vụ cho các hoạt động của doanh nghiệp [12].  Cơ cấu nguồn vốn Phản ánh tỷ trọng của từng bộ phận vốn (vốn chủ sở hữu và nợ phải trả) chiếm trong tổng số nguồn vốn của doanh nghiệp. Do vậy cơ cấu nguồn vốn phản ánh không chỉ nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả huy động vốn mà còn cho thấy chính sách huy động vốn của doanh nghiệp. Việc tăng vốn chủ sở hữu về quy mô sẽ tăng cường được mức độ tự chủ, độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp và ngược lại, vốn chủ sở hữu giảm sẽ làm giảm mức độ độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp. Đối với nợ phải trả, nếu nợ phải trả gia tăng sẽ đồng nghĩa với sự giảm tính tự chủ tài chính, an ninh tài chính giảm và ngược lại [12].  Tình hình phân bổ vốn Phân tích nhằm xem xét tính chất hợp lý của việc sử dụng vốn của doanh nghiệp như thế nào?Với số vốn đã có, doanh nghiệp phân bổ cho các loại tài sản có hợp lý không [2].  Khả năng thanh toán của doanh nghiệp  Hệ số thanh toán nhanh Hệ số này thể hiện khả năng thanh toán nhanh các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp mà không cần phải thực hiện thanh lý khẩn cấp hàng tồn kho [7]. Khi trị số của chỉ tiêu này ≥ 1, doanh nghiệp đảm bảo và thừa khả năng thanh toán nhanh và ngược lại, khi trị số < 1, doanh nghiệp không bảo đảm khả năng thanh toán nhanh [12].  Hệ số thanh toán tức thời Hệ số này cho biết, với lượng tiền và tương đương tiền hiện có, doanh nghiệp có đủ khả năng trang trải các khoản nợ ngắn hạn, đặc biệt là nợ ngắn hạn đến hạn hay không.Nếu trị số của chỉ tiêu này ≥ 1, doanh nghiệp bảo đảm và thừa 4 khả năng thanh toán tức thời và ngược lại, khi trị số này <1, doanh nghiệp không bảo đảm được khả năng thanh toán tức thời [12]. Hệ số này đặc biệt hữu ích trong giai đoạn nền kinh tế gặp khủng hoảng khi hàng tồn kho không tiêu thụ được và nhiều khoản nợ phải thu gặp khó khăn trong việc thu hồi [19].  Các chỉ số hoạt động  Số vòng luân chuyển vốn lưu động Phản ánh trong kỳ nghiên cứu vốn lưu động của doanh nghiệp quay được mấy vòng.Số vòng luân chuyển vốn lưu động càng lớn chứng tỏ tốc độ luân chuyển vốn lưu động càng nhanh và ngược lại [6].  Kỳ luân chuyển vốn lưu động Cho biết bình quân vốn lưu động của doanh nghiệp quay 1 vòng hết bao nhiêu ngày.Kỳ luân chuyển vốn lưu động càng nhỏ chứng tỏ tốc độ luân chuyển vốn lưu động càng nhanh và ngược lại [6].  Số vòng quay hàng tồn kho Cho biết trong kỳ hàng tồn kho quay được mấy vòng [6].  Kỳ luân chuyển hàng tồn kho Cho biết số ngày hàng tồn kho chuyển thành hàng bán.Nếu số vòng quay của hàng tồn kho giảm, kỳ hạn hàng tồn kho bình quân tăng tức là tốc độ luân chuyển hàng tồn kho chậm nên khả năng sinh lời giảm, rủi ro về tài chính của doanh nghiệp tăng. Thời hạn hàng tồn kho bình quân tăng sẽ phải tăng chi phí bảo quản, chi phí tài chính nếu như hàng tồn kho được tài trợ bằng vốn vay, có nghĩa thời hạn hàng tồn kho bình quân tăng sẽ làm giảm khả năng sinh lời, tăng tổn thất tài chính cho doanh nghiệp tức là rủi ro tài chính tăng và ngược lại [6].  Số vòng quay nợ phải thu Phản ánh tốc độ luân chuyển các khoản phải thu của doanh nghiệp trong kỳ, cho biết khả năng thu hồi nợ của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này càng lớn thì thời hạn thu hồi nợ càng ngắn và ngược lại [6]. 5  Kỳ thu hồi nợ Phản ánh thời gian vốn bị chiếm dụng. Nếu số vòng quay nợ phải thu giảm, kỳ thu hồi nợ tăng tức là thời gian vốn bị chiếm dụng tăng, tốc độ luân chuyển vốn trong thanh toán giảm, rủi ro tài chính của doanh nghiệp tăng [6]. 1.1.2.2. Các chỉ tiêu kết quả kinh doanh  Doanh số mua và cơ cấu nguồn mua Thể hiện năng lực luân chuyển hàng hóa của doanh nghiệp.Nghiên cứu cơ cấu nguồn mua xác định được nguồn hàng đồng thời tìm ra được dòng hàng nóng mang lại nhiều lợi nhuận và thể hiện cái nhìn sắc bén nhạy cảm của những người làm công tác kinh doanh [2].  Doanh thu bán hàng và cơ cấu doanh thu bán hàng Có ý nghĩa quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.Cơ cấu doanh thu tiêu thụ phản ánh tỷ trọng doanh thu theo từng mặt hàng, từng thị trường chiếm trong tổng doanh thu cho phép các nhà quản trị nắm được mặt hàng hay thị trường chủ đạo của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, định hướng chiến lược kinh doanh cũng như xây dựng kế hoạch kinh doanh[5].  Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ Là phần còn lại của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ sau khi trừ đi các khoản giảm trừ doanh thu [7].  Lợi nhuận gộp về bán hàng Phản ánh chênh lệch giữa doanh thu với giá vốn sản phẩm, hàng hóa, đã tiêu thụ, là căn cứ quan trọng để các nhà quản lý xác định hiệu quả kinh doanh theo từng sản phẩm hay từng phương án kinh doanh, lựa chọn và xác định sản phẩm sản xuất, kinh doanh chủ đạo cho doanh nghiệp [16].  Lợi nhuận thuần Phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo, bằng lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ cộng với doanh thu hoạt động tài chính trừ đi chi phí tài chính, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong kỳ báo cáo [7]. 6  Các chỉ số về khả năng sinh lời  Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu: thể hiện khi thực hiện một đồng doanh thu trong kỳ, doanh nghiệp thu được bao nhiêu lợi nhuận [19].  Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh: thể hiện mỗi đồng vốn sử dụng trong kỳ thu được bao nhiêu lợi nhuận [19].  Chất lượng sản phẩm - So sánh chất lượng các sản phẩm tương đương với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh khác. - Thứ hạng chất lượng sản phẩm, uy tín của sản phẩm. - Tỷ lệ phế phẩm bình quân bằng số lượng sản phẩm hỏng chia cho tổng số sản phẩm sản xuất. - Chi phí sản phẩm, tỷ lệ phế phẩm. - So sánh chi phí sản xuất với các sản phẩm tương đương của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh khác.  Hiệu quả lao động  Năng suất lao động bình quân: thể hiện bằng chỉ tiêu doanh số bán ra chia cho tổng số CBCNV trong sản xuất và kinh doanh. Năng suất lao động tăng thể hiện hoạt động của doanh nghiệp có hiệu quả và ngược lại [7].  Thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên: là lương và các khoản thu nhập khác như tiền thưởng quý, năm, lễ tết,… thể hiện lợi ích, đồng thời là sự gắn bó của người lao động với doanh nghiệp, chứng tỏ hoạt động của doanh nghiệp ổn định [7]. 1.2. Kênh phân phối 1.2.1. Bản chất kênh phân phối Phân phối được hiểu là các quá trình kinh tế, tổ chức, kỹ thuật nhằm điều hành và vận chuyển hàng hóa từ nơi sản xuất đến người tiêu dùng đạt hiệu quả kinh tế cao [3]. 7 Phân phối là hoạt động liên quan đến điều hành tổ chức, vận chuyển, phân phối hàng hóa từ nơi sản xuất đến người tiêu dùng trong một quốc gia hay ở các nước, các khu vực trên thế giới [2]. Có nhiều định nghĩa khác nhau về kênh phân phối. Kênh phân phối có thể được coi là con đường đi của sản phẩm từ người sản xuất đến người tiêu dùng (hoặc người sử dụng) cuối cùng. Nó cũng được coi như một dòng chuyển quyền sở hữu các hàng hóa khi chúng được mua bán qua các tổ chức và cá nhân khác nhau.Một số người lại mô tả kênh phân phối là các hình thức liên kết linh hoạt của các doanh nghiệp để cùng thực hiện một mục đích thương mại.Có nhiều định nghĩa khác nhau là xuất phát từ sự khác nhau về quan điểm của người nghiên cứu.Đó có thể là người sản xuất, người trung gian phân phối và người tiêu dùng [4]. Theo Philip Kotler, các kênh phân phối là tập hợp các tổ chức phụ thuộc lẫn nhau tham gia vàoquá trình làm cho một sản phẩm hoặc dịch vụ sẵn có cho mục đích sử dụng hoặc tiêu thụ [21]. Thông thường kênh phân phối phải mất nhiều năm xây dựng và không dễ gì thay đổi. Nó có tầm quan trọng không thua kém gì những nguồn lực then chốt trong nội bộ của công ty như: con người và phương tiện sản xuất, bộ phận nghiên cứu, thiết kế và tiêu thụ [2]. 1.2.2. Thành viên kênh phân phối Tham gia vào kênh phân phối thông thường có 3 loại thành viên chính: - Người sản xuất (nhập khẩu): là những người cung cấp nguồn hàng. - Những người kinh doanh thương mại (bao gồm cả bán buôn và bán lẻ): đóng vai trò là đường dẫn hàng hóa trên thị trường. - Những người tiêu dùng (cả người tiêu dùng cá nhân và khách hàng tổ chức): là điểm đến của hàng hóa. - Ngoài ra còn có các người môi giới: là người dẫn mối giữa người bán, được xem như không có rủi ro về sở hữu hàng hóa, thường là không quan tâm tới sản phẩm về vật chất và không được xem như là một đại diện lâu dài của cả người mua lẫn người bán [4]. 8 1.2.3. Phân loại kênh phân phối Kênh cấp 0 Kênh cấp 1 Nhà sản Người xuất tiêu dùng Bán Nhà sản lẻ xuất Kênh cấp 2 Kênh cấp 3 Nhà sản Bán Bán xuất buôn lẻ Nhà sản Bán Bán Bán xuất buôn buôn lẻ Người tiêu dùng Người tiêu dùng Người tiêu dùng Hình 1.1. Phân loại kênh phân phối Kênh 0 cấp (còn được gọi là kênh phân phối trực tiếp) gồm người sản xuất bán hàng trực tiếp cho khách hàng cuối cùng. Những hình thức của marketing trực tiếp chính là bán hàng lưu động, bán hàng dây chuyền, đặt hàng qua bưu điện, marketing qua điện thoại, bán hàng qua internet và các cửa hàng của người sản xuất. Kênh 1 cấp (kênh phân phối gián tiếp) có một người trung gian, như người bán lẻ. Kênh 2 cấp có hai người trung gian.Trên các thị trường hàng tiêu dùng thì đó thường là người bán sỉ và một người bán lẻ. Kênh 3 cấp có ba người trung gian.Giữa người bán sỉ và người bán lẻ có thể có thêm một người bán sỉ nữa.Ngoài ra có thể có kênh phân phối nhiều cấp hơn. Tuy nhiên khi số cấp của kênh tăng lên thì việc thu nhận thông tin về những người sử dụng cuối cùng và thực hiện việc kiểm soát các trung gian sẽ khó khăn hơn [3]. 9 1.3. Vài nét về thị trường dược phẩm Việt Nam hiện nay Tốc độ tăng trưởng của ngành giai đoạn 2008 – 2012 đạt 23%/năm, giai đoạn 2013 – 2018 đạt 17,5%/năm [11]. TheoBMI, tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành dược Việt Nam giai đoạn 2015-2018 dự kiến đạt gần 16%/năm, với doanh số thị trường năm 2015 có thể đạt 3,5-5 tỷ USD [1]. Trong giai đoạn 2013-2018, tốc độ tăng trưởng bình quân chung của các nước mới nổi có xu hướng chậm lại sau giai đoạn 2008-2012 tăng trưởngmạnh, bình quân ở mức 11%-14%. Trong đó, Việt Nam có mức tăng trưởng cao thứ 2 trong nhóm (17,5%) [17]. 1.3.1. Tình hình tiêu thụ thuốc trong nước giai đoạn hiện nay Theo Cục quản lý dược Việt Nam, tổng tiêu thụ tiền thuốc cả nướcnăm 2014 ước đạt 2.925 triệu USD, tăng 5% so với năm 2013[15]. Ngưỡng chi tiêu tiền thuốc theo đầu người trong nước có bước tăng trưởng đáng kể từ 16,46USD/người/năm năm 2008 lên 31,2 USD/người/năm năm 2013, và 38USD/người/năm vào năm 2014, ước tính tăng hơn 100% [14], [15]. Mặc dù thuộc nhóm 3 (nhóm nước có tốc độtăng trưởng nhanh nhất) trong số 17 các quốc gia có ngành công nghiệpdược đang phát triển trên thế giới nhưng chi tiêuthuốc bình quân đầu người của Việt Nam hiện vẫn đang ở mức thấp, chỉ hơn 30USD/người/năm, so với 96USD của các nước đang phát triển và 186 USDcủa thế giới. Tuy nhiên với các đặc điểm quy mô dân số khá lớn, tăng nhanh và ý thức bảo vệ sức khoẻ của người dân ngày càng được nâng cao, dư địa tăng trưởng cho các công ty dược phẩm trong nước cóhệ thống phân phối tốt là vẫn còn tương đối nhiều [11]. 10 Hình 1.2.Tăng trưởng tổng tiền sử dụng thuốc tại Việt Nam và mức chi tiêu bình quân đầu người cho dược phẩm Tổng hợp số liệu thống kê của BMI, IMS Health và Cục Quản lý Dược Việt Nam, dự đoán mức chi tiêu một số chỉ tiêu tăng trưởng trọng yếu trong giai đoạn 2014 – 2028 như sau [17]: Tăng trưởng dân số Việt Nam: Bình quân 2%/năm và vượt mốc 120 triệu người vào năm 2028. Tăng trưởng tổng tiền sử dụng thuốc tại Việt Nam: Bình quân 17%/năm bao gồm hai yếu tố cốt lõi là nhu cầu và mức tăng giá thuốc bình quân (8,6% mỗi năm). Tăng trưởng tổng tiền sử dụng thuốc sản xuất tại Việt Nam: 14,3%. 1.3.2. Thực trạng hoạt động phân phối thuốc tại Việt Nam hiện nay Khác với thị trường dược phẩm thế giới, nơi nhà sản xuất và nhà phân phối thường là các đơn vị độc lập nhằm tập trung hóa chuyên môn, hệ thống phân phối dược phẩm tại Việt Nam lại khá đặc thù với cấu trúc phức tạp và sự tham gia của nhiều bên liên quan: các doanh nghiệp phân phối dược phẩm chuyên nghiệp, doanh nghiệp phân phối dược phẩm nhà nước, doanh nghiệp phân phối dược phẩm tư nhân, doanh nghiệp phân phối dược phẩm nước ngoài, các công ty dược phẩm vừa sản xuất vừa phân phối, hệ thống chợ sỉ, hệ thống bệnh viện công lập và bệnh viện tư nhân, hệ thống nhà thuốc, quầy thuốc, tủ thuốc trạm y tế xã. 3 nhà phân phối sỉ lớn lớn nhất tại Việt Nam là Zuellig Pharma (Thụy Sĩ), Diethelm Vietnam (Singapore), Mega Products (Thái Lan) đã nắm giữ đến khoảng 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan