Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG...

Tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN CỜ ĐỎ

.PDF
63
285
145

Mô tả:

Trong những năm gần đây rủi ro của ngành Ngân hàng diễn biến vô cùng phức tạp bởi sự thay đổi cơ chế, chính sách pháp lý, tình hình kinh tế xã hội từng thời kỳ của chính phủ, cùng với sự tác động của nền kinh tế toàn cầu và những yếu tố khác đến từ chính sự quản lý yếu kém của Ngân hàng là những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các rủi ro như: rủi ro thanh khoản, rủi ro ngoại hối, rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất … Trong đó, rủi ro tín dụng là loại rủi ro có khả năng xảy ra bất cứ lúc nào và gây ra thiệt hại lớn nhất. Trong thực tế, tín dụng là hoạt động kinh doanh chủ yếu và thu nhập từ tín dụng chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng thu nhập của Ngân hàng. Tuy nhiên hoạt động tín dụng lại tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất và khi xảy ra rủi ro sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín cũng như chất lượng hoạt động của Ngân hàng. Nó không những làm sai lệch, đảo lộn kết quả hoạt động kinh doanh của chính Ngân hàng đó, nếu rủi ro xảy gây tổn thất lớn vượt quá khả năng xử lý của Ngân hàng thì vấn đề trở nên nghiêm trọng và gây ra những hậu quả không chỉ cho riêng Ngân hàng đó mà còn cả hệ thống Ngân hàng, những doanh nghiệp khác liên quan, ảnh hưởng tới quyền lợi người gửi tiền và cả nền kinh tế.Vì vậy, việc nghiên cứu về rủi ro tín dụng là một trong những vấn đề cấp bách và cần thiết nhất trong những năm trở lại đây của cả hệ thống Ngân hàng. Trong đó có Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, đây là một trong những NHTM có quy mô hoạt động lớn và ngày càng mở rộng, đi theo đó là sự đa dạng hóa hoạt động tín dụng. Cho vay nhiều lĩnh vực, làng nghề khác nhau, quy mô cho vay ngày càng mở rộng, ... đó cũng là một trong những nguy cơ dẫn đến rủi ro xảy ra. Do đó, việc nghiên cứu thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng sẽ là cơ sở để giúp Ngân hàng nhận dạng rủi ro, từ đó Ngân hàng đưa ra những giải pháp khả thì nhất nhằm góp phần phòng ngừa, hạn chế và xử lý những rủi ro, nhất là rủi ro về tín dụng nhằm mang lại hiệu quả cao nhất trong hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng. Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn đó nên em quyết định chọn đề tài “Phân tích hoạt động rủi ro tín dụng của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại chi nhánh huyện Cờ Đỏ” làm đề tài luận văn của mình.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ … PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN CỜ ĐỎ LUẬN VĂN ĐẠI HỌC Ngành: Tài chính Ngân hàng Mã số ngành: 52340201 Tháng 9/2016 i TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ … PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN CỜ ĐỎ LUẬN VĂN ĐẠI HỌC Ngành: Tài chính Ngân hàng Mã số nghành: 52340201 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN … Tháng 9/2016 ii LỜI CẢM TẠ Lời đầu tiên Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô Khoa Kinh Tế & Quản trị kinh doanh đã nhiệt tình hỗ trợ em trong quá trình làm luận văn tốt nghiệp. Bên cạnh đó em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của Giáo viên hướng dẫn là thầy Nguyễn Tuấn Kiệt đã tận tình hướng dẫn, giải đáp mọi thắc mắc, khó khăn và động viên em trong thời gian làm luận văn tốt nghiệp vừa qua. Về phía đơn vị thực tập, em xin chân thành cảm ơn sự giúp của Giám Đốc và các Anh (Chị) nhân viên tại Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn chi nhánh huyện Cờ Đỏ, đã cung cấp số liệu, tài liệu và giải đáp các thắc mắc của em trong quá trình thực tập tại đơn vị. Nhờ đó, em đã tích lũy được những kinh nghiệm quý báu trong cuộc sống và công việc, làm hành trang để tiếp tục những dự định công việc trong tương lai. Con xin cảm ơn đến cha mẹ người luôn nuôi dưỡng dạy dỗ con đức tính làm người và luôn tạo điều kiện tốt nhất cho con học tập đến ngày nay. Lời cuối em xin chúc quý thầy cô được nhiều sức khỏe, thành công trong công tác giảng dạy. Chúc cha mẹ những người thân luôn mạnh khỏe. Em xin chân thành cảm ơn! Cần Thơ, Ngày 30 tháng 11 năm 2016 Người thực hiện ... iii TRANG CAM KẾT Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác. Cần Thơ, Ngày 30 tháng 11 năm 2016 Người thực hiện ... iv NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP ...................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... Cần Thơ, ngày tháng năm 2016 Ban Giám Đốc v MỤC LỤC Trang CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ................................................................................. 1 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ............................................................................... 1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ........................................................................ 2 Mục tiêu chung ......................................................................................... 2 Mục tiêu cụ thể ......................................................................................... 2 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU ........................................................................... 2 Phạm vi về không gian ............................................................................. 2 Phạm vi về thời gian ................................................................................. 2 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................... 2 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......... 3 2.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM ................................................................................ 3 Tổng quan về tín dụng .............................................................................. 3 Tổng quan về rủi ro tín dụng .................................................................... 4 Chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng và đo lường rủi ro tín dụng của ngân hàng .................................................................................................................... 8 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................. 10 Phương pháp thu thập số liệu.................................................................. 10 Phương pháp phân tích số liệu ................................................................ 10 CHƯƠNG 3 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN (AGRIBANK) TẠI CHI NHÁNH HUYỆN CỜ ĐỎ 11 3.1 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TẠI CHI NHÁNH HUYỆN CỜ ĐỎ .............. 11 Khái quát về lịch sử hình thành của Ngân hàng ..................................... 11 Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng ............................................................... 12 Lĩnh vực hoạt động kinh doanh chính của ngân hàng ............................ 13 Phương hướng phát triển ........................................................................ 14 vi 3.2 SƠ LƯỢC KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TẠI CHI NHÁNH HUYỆN CỜ ĐỎ GIAI ĐOẠN 2013- 2015 VÀ 6 THÁNG 2016 .................................. 14 Thu nhập ................................................................................................. 16 Chi phí..................................................................................................... 17 Lợi nhuận ................................................................................................ 18 3.3 THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TẠI CHI NHÁNH HUYỆN CỜ ĐỎ .............. 18 Thuận lợi ................................................................................................. 18 Khó khăn ................................................................................................. 19 CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TẠI CHI NHÁNH HUYỆN CỜ ĐỎ .............................................................................................. 21 4.1 KHÁT QUÁT VỀ NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TẠI CHI NHÁNH HUYỆN CỜ ĐỎ ....... 21 Vốn huy động.......................................................................................... 23 Vốn điều chuyển ..................................................................................... 23 4.2 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TẠI CHI NHÁNH HUYỆN CỜ ĐỎ .................................................................................................................... 24 Doanh số cho vay.................................................................................... 24 Doanh số thu nợ ...................................................................................... 26 Dư nợ ...................................................................................................... 27 4.3 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TẠI CHI NHÁNH HUYỆN CỜ ĐỎ ............................................................................................................. 27 Tình hình nợ xấu theo thời hạn ............................................................... 27 Tình hình nợ xấu theo đối tượng khách hàng ......................................... 30 Tình hình nợ xấu theo nhóm nợ .............................................................. 32 4.4 ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TẠI CHI NHÁNH HUYỆN CỜ ĐỎ ...................................... 38 vii Đánh giá hoạt động tín dụng của ngân hàng........................................... 38 Đánh giá rủi ro tín dụng của ngân hàng .................................................. 41 CHƯƠNG 5 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TẠI CHI NHÁNH HUYỆN CỜ ĐỎ ......................... 45 5.1 NHỮNG TỒN TẠI TRONG HOẠT ĐỘNG RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TẠI CHI NHÁNH HUYỆN CỜ ĐỎ ............................................................................... 45 5.2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TẠI CHI NHÁNH HUYỆN CỜ ĐỎ ......................... 46 Nâng cao chất lượng phân tích, thẩm định tín dụng ............................... 46 Nâng cao hiệu quả của công tác thu thập và xử lý thông tin phục vụ hoạt động tín dụng ................................................................................................... 47 Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động tín dụng ................ 47 Thực hiện bảo hiểm tín dụng gắn liền với hoạt động cho vay ............... 48 CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................... 49 6.1 KẾT LUẬN................................................................................................ 49 6.2 KIẾN NGHỊ ............................................................................................... 50 Đối với Chính phủ .................................................................................. 50 Đối với Ngân hàng Nhà nước ................................................................. 50 Đối với NHNo & PTNT Việt Nam ........................................................ 50 viii DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT – Chi nhánh huyện Cờ Đỏ, giai đoạn 2013-2015 và 6 tháng 2016 ...................................... 15 Bảng 4.1: Tình hình nguồn vốn của NHNo & PTNT – Chi nhánh huyện Cờ Đỏ, giai đoạn 2013-2015 và 6 tháng 2016 ....................................................... 22 Bảng 4.2: Tình hình cho vay của NHNo & PTNT – Chi nhánh huyện Cờ Đỏ, giai đoạn 2013-2015 và 6 tháng 2016.............................................................. 25 Bảng 4.3 Nợ xấu phân theo thời hạn của ngân hàng Agribank chi nhánh huyện Cờ Đỏ giai đoạn năm 2013 – 2015 và 6 tháng năm 2016 ............................... 28 Bảng 4.4 Nợ xấu phân theo đối tượng khách hàng của ngân hàng Agribank chi nhánh huyện Cờ Đỏ giai đoạn năm 2013 – 2015 và 6 tháng năm 2016 .......... 31 Bảng 4.5 Nợ xấu phân theo nhóm nợ của ngân hàng Agribank chi nhánh huyện Cờ Đỏ giai đoạn năm 2013 – 2015 và 6 tháng năm 2016 ............................... 33 Bảng 4.6 Nợ xấu phân theo ngành kinh tế của ngân hàng Agribank chi nhánh huyện Cờ Đỏ giai đoạn năm 2013 – 2015 và 6 tháng năm 2016..................... 36 Bảng 4.7: Tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng tại NHNo & PTNT – Chi nhánh huyện Cờ Đỏ, giai đoạn 2013-2015 và 6 tháng 2016 ................ 39 Bảng 4.8: Tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá RRTD tại NHNo & PTNT – Chi nhánh huyện Cờ Đỏ giai đoạn 2013-2015 và 6 tháng 2016 ....................................... 42 ix DANH MỤC HÌNH ẢNH Trang Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức của chi nhánh NHNo & PTNT huyện Cờ Đỏ ......... 12 x DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CBTD: Cán bộ tín dụng DSCV: Doanh số cho vay DSTN: Doanh số thu nợ HĐKD: Hoạt động kinh doanh NHNN: Ngân hàng Nhà nước NH NN & PTNT: Ngân hàng Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn NHTM: Ngân hàng Thương mại RRTD: Rủi ro tín dụng SXKD Sản xuất kinh doanh xi CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong những năm gần đây rủi ro của ngành Ngân hàng diễn biến vô cùng phức tạp bởi sự thay đổi cơ chế, chính sách pháp lý, tình hình kinh tế - xã hội từng thời kỳ của chính phủ, cùng với sự tác động của nền kinh tế toàn cầu và những yếu tố khác đến từ chính sự quản lý yếu kém của Ngân hàng là những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các rủi ro như: rủi ro thanh khoản, rủi ro ngoại hối, rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất … Trong đó, rủi ro tín dụng là loại rủi ro có khả năng xảy ra bất cứ lúc nào và gây ra thiệt hại lớn nhất. Trong thực tế, tín dụng là hoạt động kinh doanh chủ yếu và thu nhập từ tín dụng chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng thu nhập của Ngân hàng. Tuy nhiên hoạt động tín dụng lại tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất và khi xảy ra rủi ro sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín cũng như chất lượng hoạt động của Ngân hàng. Nó không những làm sai lệch, đảo lộn kết quả hoạt động kinh doanh của chính Ngân hàng đó, nếu rủi ro xảy gây tổn thất lớn vượt quá khả năng xử lý của Ngân hàng thì vấn đề trở nên nghiêm trọng và gây ra những hậu quả không chỉ cho riêng Ngân hàng đó mà còn cả hệ thống Ngân hàng, những doanh nghiệp khác liên quan, ảnh hưởng tới quyền lợi người gửi tiền và cả nền kinh tế. Vì vậy, việc nghiên cứu về rủi ro tín dụng là một trong những vấn đề cấp bách và cần thiết nhất trong những năm trở lại đây của cả hệ thống Ngân hàng. Trong đó có Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, đây là một trong những NHTM có quy mô hoạt động lớn và ngày càng mở rộng, đi theo đó là sự đa dạng hóa hoạt động tín dụng. Cho vay nhiều lĩnh vực, làng nghề khác nhau, quy mô cho vay ngày càng mở rộng, ... đó cũng là một trong những nguy cơ dẫn đến rủi ro xảy ra. Do đó, việc nghiên cứu thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng sẽ là cơ sở để giúp Ngân hàng nhận dạng rủi ro, từ đó Ngân hàng đưa ra những giải pháp khả thì nhất nhằm góp phần phòng ngừa, hạn chế và xử lý những rủi ro, nhất là rủi ro về tín dụng nhằm mang lại hiệu quả cao nhất trong hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng. Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn đó nên em quyết định chọn đề tài “Phân tích hoạt động rủi ro tín dụng của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại chi nhánh huyện Cờ Đỏ” làm đề tài luận văn của mình. 1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Mục tiêu chung Phân tích hoạt động rủi ro tín dụng của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại chi nhánh huyện Cờ Đỏ, qua 3 năm 2013-2015 và 6 tháng năm 2016, nhằm phát huy kết quả đạt được và tìm ra những hạn chế tồn tại để đưa ra những giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động tín dụng tại ngân hàng. Mục tiêu cụ thể - Khái quát tình hình nguồn vốn của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại chi nhánh huyện Cờ Đỏ trong giai đoạn 2013 – 2015 và 6 tháng năm 2016. - Phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động rủi ro tín dụng của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại chi nhánh huyện Cờ Đỏ trong giai đoạn 2013 – 2015 và 6 tháng năm 2016. - Đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động tín dụng và hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại chi nhánh huyện Cờ Đỏ. 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU Phạm vi về không gian Đề tài nghiên cứu được thực hiện tại ngân hàng Agribank chi nhánh huyện Cờ Đỏ. Phạm vi về thời gian - Thời gian thực hiện đề tài từ ngày 10/08/2016 đến ngày 16/11/2016. - Thời gian phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng trong 3 năm 2013-2015 và 6 tháng năm 2016. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn để có liên quan đến rủi ro tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh huyện Cờ Đỏ như: Doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ, nợ xấu và xem xét các chỉ tiêu để đánh giá tình hình rủi ro tín dụng. Từ đó đưa ra giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng. 2 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM Tổng quan về tín dụng 2.1.1.1 Khái niệm về tín dụng Tín dụng là một hoạt động và phát triển gắn liền với sự tồn tại và phát triển của sản xuất hàng hóa. Tín dụng là một quan hệ kinh tế thể hiện dưới hình thức vay mượn và có hoàn trả (Thái Văn Đại, 2012, trang 38). Nội dung của quan hệ này được thể hiện qua các mặt sau: - Người sở hữu một số tiền hoặc hàng hóa chuyển giao cho người khác sử dụng trong một thời gian nhất định. - Đến thời hạn do hai bên thỏa thuận, người sử dụng hoàn lại cho người sở hữu một giá trị lớn hơn. Phần trăm tăng thêm được gọi là phần lời hay nói theo ngôn ngữ kinh tế là lãi suất. Như vậy, “tín dụng” được diễn đạt bằng nhiều lời lẽ khác nhau, nhưng chúng cùng chỉ những hành động thống nhất: “Hoạt động cho vay và đi vay, quan hệ này được ràng buộc trên cơ sở pháp luật hiện hành”. (Thái Văn Đại, 2012, trang 42). 2.1.1.2 Nguyên tắc tín dụng Khách hàng vay vốn của Ngân hàng phải đảm bảo nguyên tắc sau: - Tiền vay được sử dụng đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng (Thái Văn Đại, 2012, trang 39): Theo nguyên tắc này, tiền vay phải được sử dụng đúng cho các nhu cầu đã được bên vay trình bày với Ngân hàng và được Ngân hàng cho vay chấp nhận. Trong trường hợp Ngân hàng phát hiện khách hàng sử dụng không đúng mục đích thì Ngân hàng có quyền thu hồi vốn vay trước thời hạn để tránh tình trạng rủi ro do sự thất tin của người đi vay. - Tiền vay phải hoàn trả đầy đủ cả nợ gốc và tiền lãi đúng hạn thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng (Thái Văn Đại, 2012, trang 39): Nguyên tắc này bắt nguồn từ bản chất của tín dụng là cung cấp về vốn và chi phí giao dịch chuyển quyền sử dụng vốn trong khoản thời gian nhất định. Trong khoản thời gian cam kết giao dịch, Ngân hàng và bên vay thỏa thuận Ngân hàng sẽ chuyển quyền sử dụng một lượng giá trị nhất định cho bên vay. Khi kết thúc kỳ hạn, bên vay phải hoàn trả quyền này cho Ngân hàng (nợ gốc) với khoản chi phí nhất định cho việc sử dụng vốn vay. 3 2.1.1.3 Vai trò của tín dụng Trần Ái kết (2008, trang 63 - 64) đã trình bày một số vai trò của tín dụng trong điều kiện nền kinh tế nước ta hiện nay như sau: - Đáp ứng nhu cầu vốn để duy trì quá trình sản xuất được liên tục, đồng thời góp phần đầu tư phát triển kinh tế. Nó là cầu nối, đồng thời là nhân tố tác động vào quá trình tiết kiệm và đầu tư, thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ trong sản xuất, đẩy mạnh quá trình tái sản xuất xã hội. - Thúc đẩy quá trình tập trung vốn và tập trung sản xuất. Hoạt động của Ngân hàng là tập trung vốn tiền tệ tạm thời chưa sử dụng, trên cơ sở đó cho vay các đơn vị kinh tế. Mặt khác, quá trình đầu tư tín dụng được thực hiện một cách tập trung, chủ yếu là cho các xí nghiệp lớn, những xí nghiệp kinh doanh hiệu quả. - Tín dụng là công cụ tài trợ cho các ngành kinh tế kém phát triển và các ngành kinh tế mũi nhọn để là cơ sở lôi kéo các ngành kinh tế khác phát triển. Trong thời gian tập trung phát triển nông nghiệp và ưu tiên cho xuất khẩu. Nhà nước đã tập trung tín dụng để tài trợ phát triển các ngành đó, từ đó tạo điều kiện phát triển các ngành khác. - Góp phần tác động đến việc tăng cường chế độ hoạch toán kinh tế của các doanh nghiệp: Đặt trưng cơ bản của tín dụng là sự vận động trên cơ sở hoàn trả và có lợi tức. Nhờ vậy mà hoạt động tín dụng đã kích thích sử dụng vốn đúng mục đích và hiệu quả. Khi vay vốn Ngân hàng, doanh nghiệp phải tôn trọng hợp đồng tín dụng, tức hoàn trả nợ gốc và lãi đúng hạn và các điều kiện khác đã ghi trong hợp đồng tín dụng. Bằng những ràng buộc như vậy đòi hỏi các doanh nghiệp phải quan tâm đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, giảm chi phí sản xuất, tăng vòng quay của vốn tạo điều kiện nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp. - Tạo điều kiện để phát triển các quan hệ kinh tế với nước ngoài. Trong điều kiện kinh tế “mở”, tín dụng đã trở thành một trong những phương tiện nối liền các nền kinh tế các nước với nhau. Tổng quan về rủi ro tín dụng 2.1.2.1 Khái niệm rủi ro tín dụng Theo khoản 1 Điều 3 Quy định về phân loại tài sản có mức trích phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài ban kèm theo thông tư số: 02/2015/TT-NHNN ngày 21/01/2015 của thống đốc Ngân hàng Nhà nước thì “Rủi ro tín dụng (RRTD) là tổn thất có khả năng xảy ra đối với nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài do khách hàng không 4 thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết”. Nói cách khác, rủi ro tín dụng là rủi ro xảy ra khi xuất hiện những biến cố không lường trước được do nguyên nhân chủ quan hay khách quan mà khách hàng không trả được nợ cho Ngân hàng một cách đầy đủ cả gốc và lãi khi đến hạn, từ đó tác động xấu đến hoạt động của Ngân hàng và có thể làm cho Ngân hàng bị phá sản. Theo Điều 2.1 quyết định số: lõS/QĐ-HĐQT, ngày 06/05/2005 của Hội đồng Quản trị Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam thì “Rủi ro trong hoạt động của các Chi nhánh là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động kinh doanh, do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết”. 2.1.2.2 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng Thái Văn Đại (2012, trang 97 - 99) cho rằng rủi ro tín dụng biểu hiện ra bên ngoài là việc không hoàn thành nghĩa vụ trả nợ, vốn bị ứ đọng khó có khả năng thu hồi, nợ quá hạn ngày càng lớn, các khoản lãi chưa thu ngày càng gia tăng, … Những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là: Những nguyên nhân thuộc về năng lực quản trị của Ngân hàng: (1) Cho vay và đầu tư quá liều lĩnh, cụ thể trong cho vay các Ngân hàng tập trung nguồn vốn quả nhiều vào một doanh nghiệp hoặc một ngành kinh doanh nào đó hoặc trong đầu tư Ngân hàng chỉ chú trong đầu tư vào một loại chứng khoán có rủi ro. (2) Do thiếu am hiểu thị trường, thiếu thông tin hoặc phân tích thông tin không đầy đủ, dẫn đến đầu tư hoặc cho vay không hợp lý. (3) Do hoạt động kinh doanh trái pháp luật hoặc tham nhũng. (4) Do cán bộ Ngân hàng thiếu đạo đức nghề nghiệp, yếu kém về trình độ nghiệp vụ. (5) Do tính chất cạnh tranh nên các Ngân hàng mong muốn có tỷ trong, thị phần cao hơn các Ngân hàng khác. (6) Định giá tài sản không chính xác, không thực hiện đầy đủ các thủ tục pháp lý cần thiết hoặc không đảm bảo các nguyên tắc của tài sản là: Dễ định giả, để chuyển nhượng quyền sử dụng, dễ tiêu thụ. - 2.1.2.3 Thiệt hại do rủi ro tín dụng gây ra Ngân hàng được xem là trung tâm thần kinh của nền kinh tế. Do vậy khi rủi ro tín dụng xảy ra tại một Ngân hàng không chỉ ảnh hưởng đến bản thân Ngân hàng đó mà còn ảnh hưởng đến nền kinh tế xã hội và quan hệ quốc tế. 5 Đối với bản thân Ngân hàng: Một khi rủi ro xảy ra thì những thiệt hại về mặt uy tín và vật chất của Ngân hàng là khó tránh khỏi vì Ngân hàng là người đi vay và cho vay. Tác động trực tiếp của rủi ro tín dụng đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng như làm cho Ngân hàng thiếu tiền chi trả cho người gửi tiền, vì Ngân hàng kinh doanh chủ yếu bằng nguồn vốn huy động. Khi rủi ro xảy ra tức Ngân hàng không thu hồi được nợ gốc và lãi trong cho vay đúng hạn thì việc thanh toán của Ngân hàng không thể đảm bảo được. Như vậy, rủi ro tín dụng sẽ làm cho Ngân hàng mất cân đối trong việc thanh toán, dần làm cho Ngân hàng lỗ là và có nguy cơ bị phá sản (Thái Văn Đại, 2012, trang 95). Đối với nền kinh tế - xã hội: Hoạt động Ngân hàng có liên quan đến toàn bộ hoạt động của nền kinh tế, tất cả các doanh nghiệp và các tầng lớp dân cư. Vì vậy, khi rủi ro trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng xảy ra sẽ đưa đến sự phá sản của Ngân hàng. Do mối quan hệ đan xen lẫn nhau giữa các Ngân hàng, nên khi một Ngân hàng phá sản sẽ gây tác động dây chuyển làm cho các Ngân hàng khác làm vào tình trạng khó khăn, từ đó tạo nên tâm lý lo sợ trong dân cư, họ tranh nhau rút tiền trước hạn trong khi các khoản tiền này đang được đầu tư. Dưới áp lực này sẽ đưa đến sự phá sản hàng loạt Ngân hàng, gây nên tác hại nghiêm trọng đến nền kinh tế. Làm nền kinh tế đi vào tình trạng suy thoái, lạm phát gia tăng, tình hình an ninh chính trị xã hội mất ổn định (Thái Văn Đại, 2012, trang 967). Đối với quan hệ quốc tế: Do tình hình kinh tế - chính trị - xã hội trong nước bất ổn sẽ dẫn đến sự suy thoái, khủng hoàn kinh tế chính trị của các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới. 2.1.2.4 Căn cứ xác định mức độ rủi ro tín dụng Thông thường để đánh giá chất lượng tín dụng của Ngân hàng người ta thường dùng chỉ tiêu nợ quá hạn, nợ xấu và kết quả phân loại nợ. ➢ Nợ quá hạn Nợ quá hạn là chỉ tiêu phản ánh các khoản nợ đến hạn mà khách hàng không có khả năng trả nợ cho Ngân hàng mà không có lý do chính đáng. Khi đó, Ngân hàng chuyển từ tài khoản nợ sang tài khoản khác gọi là tài khoản dư nợ quá hạn. Nếu tại một thời điểm nhất định nào đó, ở Ngân hàng có tỷ lệ nợ quá hạn chiếm trong dư nợ càng lớn thì nó phản ảnh nghiệp vụ tín dụng tại Ngân hàng càng kém và ngược lại. 6 ➢ Phân loại nợ Nợ xấu càng tăng cao thì đó chính là biểu hiện của rủi ro tín dụng, theo thông tư số: 02/2015/TT-NHNN, tổ chức tín dụng thực hiện phân loại nợ và nợ xấu thành 5 nhóm như sau: - Nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ trong hạn và tổ chức tín dụng đánh giá có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn. Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và tổ chức tín dụng đánh giá lại là có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng thời hạn còn lại. Các khoản nợ khác được phân vào nhóm 1 theo quy định tại khoản 2 điều này. - Nhóm 2 (nợ cần chú ý) bao gồm: Các nhóm nợ quá hạn từ 10 đến 90 ngày. Các khoản nợ được điều chỉnh kỳ hạn lần đầu. Các khoản nợ được điều chỉnh kỳ hạn lần đầu. Các khoản nợ khác được phân vào nhóm 2 theo quy định tại khoản 2 và khoản 3. - Nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày. Các khoản nợ gia bạn tới hạn trả nợ lần đầu. Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng thanh toán lãi đây đủ theo hợp đồng tín dụng. Các khoản nợ khác được phân vào nhóm 3 theo quy định. - Nhóm 4 (nợ nghi ngờ) bao gồm: Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày. Các khoản nợ cơ cấu thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu. Các khoản nợ cơ cấu lại thời gian trả nợ lần thứ hai. Các khoản nợ khác được phân vào nhóm 4 theo quy định. - Nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: 7 Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày. Các khoản nợ cơ cấu lại thời gian trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu. Các khoản nợ cơ cấu lại lần hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lần thứ hai. Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên. Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý. Nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra nhưng quá hạn thu hồi trên 60 ngày mà vẫn chưa thu hồi được. Nợ của khách hàng là tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước công bố đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài bị phong tỏa vốn và tài sản. Các khoản nợ khác được phân vào nhóm 5 theo quy định. Nợ xấu là các nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5. Nợ xấu ngày càng cao chính là biểu hiện của rủi ro tín dụng. Chúng có những đặc trưng cơ bản sau: + Khách hàng đã không thực hiện nghĩa vụ trả nợ với Ngân hàng khi các cam kết này đã đến hạn. + Tình hình tài chính của khách hàng đang có chiều hưởng xấu, có thể dẫn đến khả năng Ngân hàng không thu được đầy đủ gốc và lãi. + Tài sản đảm bảo được đánh giá là giá trị phát mãi không đủ trang trải gốc và lãi. + Thông thường là những khoản nợ đã được gia hạn nợ, hoặc những khoản nợ quá hạn trên 90 ngày. Chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng và đo lường rủi ro tín dụng của ngân hàng 2.1.3.1 Tổng dư nợ trên nguồn vốn huy động (%) Chỉ tiêu này phản ảnh hiệu quả đầu tư của một đồng vốn huy động trong hoạt động cho vay. Giúp cho nhà phân tích so sánh khả năng cho vay của Ngân hàng với nguồn vốn huy động. Nếu chỉ tiêu này quá cao có nghĩa là khả năng huy động vốn của Ngân hàng thấp, nguồn vốn Ngân hàng huy động được không đủ để đáp ứng nhu cầu cho vay (Thái Văn Đại, 2012, trang 143). Tổng dư nợ Tổng dư nợ/nguồn vốn huy động = Tổng vốn huy động 8 *100% 2.1.3.2 Hệ số rủi ro tín dụng (%) Hệ số RRTD của Ngân hàng là rủi ro mà lãi hoặc gốc, hoặc cả gốc lẫn lãi trên các khoản cho vay sẽ không nhận được như khách hàng đã cam kết (Thái Văn Đại, 2012, trang 29). Hệ số rủi ro tính dụng = Nợ xấu Tổng dư nợ *100% Chỉ tiêu này phản ảnh chất lượng tín dụng, tỷ lệ này càng thấp càng tốt. Thực tế, rủi ro trong kinh doanh là không tránh khỏi, nên Ngân hàng thường chấp nhận một tỷ lệ nhất định được coi là giới hạn an toàn. Mức giới hạn này ở mỗi nước khác nhau, riêng ở Việt Nam hiện nay chấp nhận tỷ lệ là 3%. 2.1.3.3 Hệ số thu nợ (%) Hệ số thu nợ = 𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑠ố 𝑡ℎ𝑢 𝑛ợ ∗ 100% 𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑠ố 𝑐ℎ𝑜 𝑣𝑎𝑦 Chỉ tiêu này cho biết khả năng thu hồi nợ của Ngân hàng khi cho khách hàng vay, Ngân hàng sẽ thu lại được bao nhiêu phần trăm khi sử dụng chính số tiền cho vay của mình. Nếu tỷ lệ này càng cao cho thấy khả năng thu hồi nợ của Ngân hàng là rất tốt, Ngân hàng hoạt động có hiệu quả (Thái Văn Đại, 2012, trang 144). 2.1.3.4 Vòng quay vốn tín dụng (vòng) Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của Ngân hàng, phản ảnh số vốn đầu tư được quay vòng nhanh hay chậm. Nếu số lần quay vốn tín dụng càng cao thì đồng vốn của Ngân hàng quay càng nhanh, luân chuyển tiền liên tục đạt hiệu quả (Thái Văn Đại, 2012, trang 143). Vòng quay vốn tín dụng = Doanh số thu nợ Dư nợ bình quân *100% 2.1.3.5 Hệ số bù đắp nợ có khả năng mất vốn Hệ số bù đắp có khả năng mất vốn = Dự phòng rủi ro tín dụng được trích lập Nợ nhóm 5 9 *100%
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất