Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Phân tích hoạt động kinh doanh và sinh lợi của ngân hàng tmcp á châu (acb)...

Tài liệu Phân tích hoạt động kinh doanh và sinh lợi của ngân hàng tmcp á châu (acb)

.PDF
22
346
56

Mô tả:

Nhóm S V-Lớp TCNH VB2 GVHD: Ths: Huỳnh Thiên Phú ____________________________ LÔÙP : TCNH – VB 2 MOÂN : HỆ THỐNG CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH ĐỀ TÀI PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ SINH LỢI CỦA NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU (ACB) GVHD:Ths.HUỲNH THIÊN PHÚ S V Nhóm 1 : 1.Nguyễn Thị Thảo : x 2.La Thế Phát: x 3.Phạm Thị Hải Ngọc: x 4.Nguyễn Thanh Bình 5.Trương Ngọc Việt 6.Nguyễn Viết Thông 7.Nguyễn H.Cẩm Loan 8.Nguyễn Văn Phong 9.Bùi Thị Tuyết Mai 10.Nguyễn Vũ Quang 11.Ngô Văn Nhựt 12.Hồ Xuân Hòa 13.Phạm Hồng Nhung 14.Trần Quốc Huy TP.Hồ Chí Minh Tháng 8 năm 2010 Trang - 1 - Nhóm S V-Lớp TCNH VB2 GVHD: Ths: Huỳnh Thiên Phú LỜI MỞ ĐẦU Trong quá trình hoạt động kinh doanh, các công ty hoạt động trong lĩnh vực tài chính (Ngân hàng, Công ty cho thuê tài chính, Bảo hiểm, Quỹ hưu bổng, …) đều phải xem xét phân tích các vấn đề liên quan đến hoạt động của mình. Trong lĩnh vực tài chính hiện nay, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường tiền tệ, đòi hỏi các công ty hoạt động trong lĩnh vực tài chính phải phân tích kỹ các vấn đề về nguồn vốn, tài sản, phương thức huy động vốn, đầu tư vào đâu để sinh lợi, phân tích các yếu tố trên báo cáo tài chính để đánh giá về cơ cấu đầu tư để xem đã hợp lý chưa? cần thay đổi thì thay đổi như thế nào để mang lại kết quả tốt nhất,… Từ ý nghĩa đó , kết hợp với các thông tin có được về Ngân hàng TMCP Á Châu ACB. Nhóm em chọn đề tài : “PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ SINH LỢI CỦA NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU-ACB” Nhờ sự hướng dẫn của thầy giáo ThS Huỳnh Thiên Phú và các thông tin nhóm tìm hiểu được đề tài được hoàn thành. Nhưng do kiến thức của chúng em còn hạn hẹp, chưa có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tài chính và thời gian có hạn nên bài tiểu luận của chúng em còn những hạn chế. Chúng em mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy và các bạn trong lớp để đề tài của chúng em được hoàn thiện hơn. Nhóm em xin chân thành cảm ơn ! Trang - 2 - Nhóm S V-Lớp TCNH VB2 GVHD: Ths: Huỳnh Thiên Phú MỤC LỤC Lời mở đầu Mục lục Phần I : Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Á Châu ACB Phần II : Cơ sở lý luận về phân tích hoạt động kinh doanh của N gân hàng TMCP Á Châu ACB Phần III: Phân tích hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Á Châu ACB Phần IV: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho ACB Trang - 3 - Nhóm S V-Lớp TCNH VB2 GVHD: Ths: Huỳnh Thiên Phú PHẦN I GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU I.1- Sự thành lập : NHTMCP Á Châu (ACB) được thành lập theo giấy phép số 0032/NH – GP do Ngân hàng Nhà Nước (NHNN) cấp ngày 24/4/1993 , và giấy phép số 533/GP – UB do Ủy ban Nhân dân Tp.HCM cấp ngày 13/5/1993. Ngày 04/6/1993 ACB chính thức đi vào hoạt động. I.2 – Niêm yết : ACB được trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội chấp thuận cho đăng ký Giao dịch tại trung tâm từ 31/10/2006 theo Quyết định số 21/QĐ – TTGDHN ngày 31/10/2006 với nội dung sau: Loại chứng khoán: Cổ phiếu phổ thong Mã chứng khoán: ACB Mệnh giá: 10 000 đồng/cổ phiếu Số lương chứng khoán được đăng ký giao dịch: 110 004 656 cổ phiếu Số lượng chứng khoán niêm yết hiện nay 777 975 325 cổ phiếu I.3 – Các sự kiện khác : Năm 1996: ACB là Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên của Việt nam phát hành thẻ tín dụng quốc tế ACB – MasterCard. Năm 1997: ACB phát hành thẻ tín dụng quốc tế ACB – Visa, cũng trong năm này ACB bắt đầu tiếp cận nghiệp vụ Ngân hàng hiện đại dưới hình thức của một chương trình đào tạo nghiệp vụ ngân hàng toàn diện kéo dài 2 năm, do các giảng viên nước ngoài trong lĩnh vực ngân hàng thực hiện. Năm 1999: Trang - 4 - Nhóm S V-Lớp TCNH VB2 GVHD: Ths: Huỳnh Thiên Phú ACB tr iển khai chương trình hiện đại hó a công nghệ thông tin ngân hàng, xây dựng hệ thống mạng diện rộng nhằm trực tuyến hóa và tin học hóa hoạt động giao dịch, cho phép tất cả các chi nhánh và phòng giao dịch nối mạng với nhau, giao dịch tức thời, dung chung cơ sở dữ liệu tập trung. Năm 2000: ACB đã thực hiện tái cấu trúc cơ cấu tổ chức theo định hướng kinh doanh và hỗ trợ. Ngoài các khối còn có một số phòng ban do Tổng giám đốc trực tiếp chỉ đạo. Hoạt động kinh doanh của hội sở được chuyển giao cho Sở giao dịch (Tp.HCM). Việc tái cấu trúc nhằm đảm bảo sự chỉ đạo xuyên suốt toàn hệ thống; sản phẩm được quản lý theo định hướng khách hàng và được thiết kế phù hợp với từng phân đoạn khách hàng; quan tâm đúng mức việc phát triển kinh doanh và quản lý rủi ro. Năm 2003: ACB xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo t iêu chuẩn ISO 9001:2000 và được công nhận đạt tiêu chuẩn trong các lĩnh vực: huy động vốn; cho vay ngắn và trung dài hạn; thanh toán quốc tế; cung ứng nguồn lực tại Hội sở. Năm 2005: ACB và ngân hàng Standard Charterd (SCB) ký kết thỏa thuận hỗ trợ kỹ thuật toàn diện và SCB trở thành cổ đông chiến lược của ACB. ACB tr iển khai giai đoạn 2 của hiện đại hóa công nghệ ngân hàng gồm các cấu phần: nâng cấp máy chủ; thay thế phần mềm xử lý giao dịch thẻ ngân hàng bằng 1 phần mềm mới có khả năng tích hợp với nền công nghệ lõi hiện có; lắp đặt hệ thống máy ATM. Năm 2006: ACB niêm yết tại trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội tháng 11/2006. Năm 2007: Trang - 5 - Nhóm S V-Lớp TCNH VB2 GVHD: Ths: Huỳnh Thiên Phú Mở rộng mạng lưới hoạt động, thành lập mới 31 chi nhánh và phòng giao dịch; thành lập Công ty Cho thuê tài chính ACB; hợp tác với các đối tác Open Solutions (OSI) – Thiên Nam; Microsoft; SCB. Năm 2008: Thành lập mới 75 chi nhánh và phòng giao dịch; hợp tác với American Express ; tăng vốn điều lệ lên 6.355 tỷ đồng. Đạt danh hiệu “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam” do Tạp chí EuroMoney trao tặng tại HongKong. Năm 2009: ACB hoàn thành cơ bản chương trình tái cấu trúc nguồn nhân lực, tái cấu trúc hệ thống kênh phân phối; xây dựng mô hình chi nhánh theo định hướng bán hàng .Tăng thêm 51 chi nhánh và phòng giao dịch. Hệ thống chấm điểm đối với khách hàng cá nhân và doanh nghiệp được áp dụng chính thức. Hệ thống bàn trợ giúp “Help desk” được triển khai. Lần đầu tiên tại Việt nam, chỉ có ACB nhận được 6 giải thưởng “Ngân hàng tốt nhất Việt nam” do 6 tạp chí Ngân hàng danh tiếng Quốc tế bình chọn. Trang - 6 - Nhóm S V-Lớp TCNH VB2 GVHD: Ths: Huỳnh Thiên Phú PHẦN II CƠ SỞ VỀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU – ACB Phân tích tài chính đối với NHTM ngoài những nét chung nhất của phân tích tài chính DN thông thường còn có những điểm rất khác biệt cần quan tâm nghiên cứu Ngân hàng thương mại (NHTM) là DN kinh doanh tiền tệ, có những đặc thù riêng trong hoạt động kinh tế - tài chính. Cũng giống như các DN phi tài chính, các NHTM luôn phải đối đầu với những thách thức của thị trường cạnh tranh và đầy biến động. Hơn nữa, kinh doanh tiền tệ là loại hình kinh doanh đặc biệt, có liên quan đến hầu hết các lĩnh vực khác trong nền kinh tế. Vì vậy, phân tích tài chính đối với NHTM ngoài những nét chung nhất của phân tích tài chính DN thông thường còn có những điểm rất khác biệt cần quan tâm nghiên cứu. I. Đăc điểm của NHTM ảnh hưởng đến phân tích tài chính. NHTM có đặc điểm giống như các DN khác trong nền kinh tế, cũng sử dụng các yếu tố sản xuất như lao động, tư liệu lao động, đối tượng lao động (tiền vốn) làm yếu tố đầu vào, để sản xuất ra những yếu tố đầu ra dưới hình thức dịch vụ tài chính mà khách hàng yêu cầu. Tuy nhiên, khác với các DN khác, NHTM là loại hình DN đặc biệt, trong hoạt động kinh doanh thể hiện qua các đặc điểm sau: - Vốn và tiền vừa là phương tiện, vừa là mục đích kinh doanh nhưng đồng thời cũng là đối tựơng kinh doanh của NHTM. Và chính đặc điểm này sẽ bao trùm hơn và rộng hơn so với các loại hình DN khác. - NHTM kinh doanh chủ yếu bằng vốn của người khác. Vốn tự có của NHTM chiếm một tỷ lệ rất thấp trong tổng nguồn vốn hoạt động, nên việc kinh doanh của NHTM luôn gắn liền với một rủi ro mà ngân hàng buộc phải chấp nhận với một Trang - 7 - Nhóm S V-Lớp TCNH VB2 GVHD: Ths: Huỳnh Thiên Phú mức độ mạo hiểm nhất định. Bởi vì trong hoạt động kinh doanh hằng ngày của mình, NHTM không những phải bảo đảm nhu cầu thanh toán, chi trả như mọi khi loại hình DN khác, mà còn phải đảm bảo tốt nhu cầu chi trả tiền gử i của khách hàng. Từ đó cho thấy, việc phân tích khả năng thanh khoản của NHTM có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. - Hoạt động kinh doanh của NHTM có liên quan đến nhiều mặt, nhiều lĩnh vực hoạt động và nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. Do đó, tình hình tài chính của NHTM có ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt động k inh doanh của các DN, tâm lý của người dân, cũng như của cả nền kinh tế. Chính vì vậy, việc phân tích, đánh giá thực trạng tài chính của các NHTM không chỉ là nhu cầu cấp thiết phục vụ cho hoạt động quản lý của chính nhà quản trị ngân hàng mà còn là đòi hỏi mang tính bắt buộc của ngân hàng trung ương… - Hoạt động k inh doanh của NHTM là hoạt động chứa nhiều rủi ro, bởi lẽ nó tổng hợp tất cả các rủi ro của khách hàng, đồng thời rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng có thể gây ảnh hưởng lớn cho nền kinh tế hơn bất kỳ rủi ro của loại hình DN nào vì tính chất lây lan có thể làm rung chuyển toàn bộ hệ thống kinh tế. Do đó, trong quá trình hoạt động các NHTM phải thường xuyên cảnh giác, nghiên cứu, phân tích, đánh giá, dự báo và có những biện pháp phòng ngừa từ xa có hiệu quả. Ngoài ra, điều này cũng đòi hỏi ngân hàng tự đánh giá được khả năng chịu đựng rủi ro của mình. - Hoạt động k inh doanh của NHTM có những đặc thù riêng mà các DN trong các ngành khác không có. Đồng thời, hoạt động kinh doanh của NHTM diễn tiến liên tục trong mỗi loại hình nghiệp vụ và các sản phẩm của NHTM có mối liên hệ với nhau rất chặt chẽ. Điều này sẽ gây khó khăn trong việc tách riêng từng mặt hoạt động của ngân hàng để phân tích kết quả tài chính. II. Nội dung phân tích tài chính NHTM Trang - 8 - Nhóm S V-Lớp TCNH VB2 GVHD: Ths: Huỳnh Thiên Phú NHTM cũng là một DN, cho nên nội dung phân tích tài chính cũng dựa trên những nội dung phân tích tài chính của DN nói chung. Xuất phát từ mục tiêu phân tích tài chính cũng như đặc điểm và nội dung các quan hệ tài chính trong ngân hàng, nội dung phân tích tài chính ngân hàng bao gồm các nhóm sau: 1/ phân tích cấu trúc tài chính ngân hàng Cấu trúc tài chính của ngân hàng phản ảnh cấu trúc tài sản, cấu trúc nguồn vốn và cả mối quan hệ giữa tài sản (tài sản có hay tiêu sản) và nguồn vốn (tài sản nợ hay tích sản) của ngân hàng. Một cấu trúc nào đó sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả và rủi ro của ngân hàng. Phân tích cấu trúc tài chính của ngân hàng chính là phân tích khái quát cơ cấu tài sản có, tài sản nợ của ngân hàng, tình hình huy động vốn, cho vay vốn, tình hình cân đối giữa nguồn vốn huy động và dư nợ cho vay. Phân tích cấu trúc tài chính nhằm đánh giá những đặc trưng trong cơ cấu tài sản có của ngân hàng, tính hợp lý khi đầu tư vốn cho hoạt động kinh doanh; cấu trúc nguồn vốn của ngân hàng không những thể hiện chính sách tài trợ của ngân hàng như các DN phi tài chính khác mà còn thể hiện những lợi thế khác nhau trong kinh doanh vốn như lãi suất, tính ổn định, khả năng chủ động. Trong điều kiện kinh tế thị trường, khi chênh lệch lái suất đang ngày càng thu hẹp các ngân hàng còn phân tích mối tương quan giữa tài sản và nguồn vốn để thấy sự phù h ợp, hiệu quả của việc sử dụng vốn, trên cơ sở đó cơ cấu, xây dựng danh mục tài sản vừa cho hiệu quả cao, vừa đảm bảo khả năng thanh khoản, hạn chế rủi ro. 2. Phân tích hiệu quả hoạt động ngân hàng. Các NHTM hoạt động đều nhằm mục tiêu lợi nhuận, dưới áp lực phải hạ thấp chi phí trong điều kiện cạnh tranh với những định chế tài chính khác. Hiệu quả được xem xét trên quan điểm biến đổi đầu vào thành đầu ra. Phân tích hiệu quả là một giai đoạn quan trọng của công tác quản trị ngân hàng, là cơ sở đánh giá quá trình thực hiện chiến lược kinh doanh, xác đ ịnh nguyên nhân ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh và kiến nghị các giải pháp xử lý, là cơ sở cho Trang - 9 - Nhóm S V-Lớp TCNH VB2 GVHD: Ths: Huỳnh Thiên Phú những quyết định kịp thời đúng đắn. Các chỉ tiêu trong nhóm này giúp cho ngân hang đánh giá được hiệu quả của quá trình kinh doanh bằng cách so sánh kết quả kinh doanh đạt được với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Khác với các DN phi tài chính, đa số tài sản của ngân hàng tồn tại dưới hình thức quyền về tài chính (các khoản vay và chứng khoán) không phải là tài sản cố định ( TSCĐ). Tuy nhiên, các TSCĐ tạo ra chi phí hoạt động cố định dưới dạng khấu hao, thuê tài sản là những yếu tố làm hình thành đòn bẩy hoạt động. Đòn bẩy hoạt động này cho phép ngân hàng đẩy mạnh thu nhập từ hoạt động nếu có thể gia tăng khối lượng dịch vụ lên tới một mức đủ lớn, tạo được nhiều thu nhập hơn từ việc sử dụng các TSCĐ so với chi phí cho các tài sản đó. Tuy nhiên , do TSCĐ chiếm một tỉ trọng nhỏ trong tổng tài sản, các ngân hàng không thể dựa nhiều vào đòn bẩy hoạt động để tăng thu nhập, vì thế họ phải dùng đòn bẩy tài chính-việc sử dụng vốn vay để hoạt động, tạo thu nhập và duy trì cạnh tranh với những ngành khác trong quá trình huy động vốn và cho vay. Vì vậy, khi phân tích hiệu quả hoạt động ngân hàng cần chú ý đến đặc điểm này để đánh giá hiệu quả của từng hoạt động cũng như toàn bộ hoạt động trong ngân hàng. Các hoạt động chủ yếu của ngân hàng thương mại gồm: hoạt động huy động vốn, hoạt động cho vay, đầu tư và cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Do vậy các nhà quản trị ngân hàng cần phải đo lường hiệu quả cho từng hoạt động. Hiện nay, các nhà quản trị ngân hàng chú trọng đến các chi tiêu hiệu quả từng hoạt động sau: Tổng dự nợ trên vốn huy động, hiệu quả sử dụng vốn lưu động, tỉ lệ thu nhập lãi cận biên, tỷ suất lợi nhuận hoạt động tín dụng, lãi suất bình quân đầu vào, lãi suất bình quân đầu ra. Ngoài v iệc đo lường hiệu quả cho từng hoạt động, các nhà quản trị cần tính toán các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho tất cả các hoạt động. Hiện nay, các ngân hàng thương mại dùng các chỉ tiêu sau: Tổng thu nhập trên tổng tài sản, Tổng chi phí trên Trang - 10 - Nhóm S V-Lớp TCNH VB2 GVHD: Ths: Huỳnh Thiên Phú tổng thu nhập, tỉ lệ lợi nhu ận, Tỉ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ( ROE), tỉ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản ( ROA) và dung các mô hình để phân tích khả năng sinh lời. 3. Phân tích rủi ro ngân hàng: Phân tích hiệu quả chỉ mới là một mặt để xem xét tình hình tài chính của ngân hàng. Hiệu quả ngân hàng chỉ được xem xét tương ứng với một mức rủi ro mà ngân hàng có thể chịu đựng được và ngược lại. Kinh doanh ngân hàng là loại hình kinh doanh đặc biệt, và những rủi ro đối với hoạt động ngân hàng cũng vì thế mà mang tính đặc thù. Bản chất của hoạt động kinh doanh luôn mang tính mạo hiểm nên bất kỳ nhà phân tích nào cũng quan tâm đến rủi ro. Qua phân tích nhằm phát hiện những nguy cơ tiềm ẩn trong hoạt động tín dụng, trong thanh khoản. Trong lĩnh vực kinh doanh ngân hàng, rủi ro chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực sau: khả năng chi trả cho khách hàng, khả năng thu hồi nợ trong cho vay và đầu tư chứng khoán, sự thay đổi của lãi suất và tỉ giá hối đoái, sự biến động của thu nhập. Do vậy, trong phân tích tài chính chú trọng đến các loại rủi ro chủ yếu: rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất và rủi ro thu nhập. Tóm lại, từ đặc điểm của hoạt động kinh doanh ngân hàng, đặc điểm hoạt động tài chính của ngân hàng, dẫn đến các ngân hàng thương mại cổ phần có đặc điểm phân tích tài chính riêng, khác biệt với các DN phi tài chính khác. Do đó, cần nghiên cứu đặc điểm phân tích tài chính của ngân hang thương mại để phân tích và đánh giá tình hình tài chính của các DN này. Trang - 11 - Nhóm S V-Lớp TCNH VB2 GVHD: Ths: Huỳnh Thiên Phú PHẦN III PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU ACB I. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng ACB BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH VÀ BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN CỦA NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU (ACB) abaaabbbbBÁO CÁO KẾT Q UẢ KINH DOANH Đơn vị: triệu đồng BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Đơn vị: triệu đồng 2005 2006 2007 2005 2006 2007 Tổng TN hoạt độ ng 692.693 1. 1 9 0. 2 4 0 3. 0 2 0. 8 2 2 Tổng tài sản có 2 4. 2 7 2. 8 6 4 44.645.039 8 5. 3 9 1. 6 8 1 Thu nhập lãi thuần 514.265 820.572 1 .3 1 1 .1 0 6 TM, vàng bạc , đá quí 1 .5 3 2 .4 9 2 2.284.848 4 .9 2 6 .8 5 0 Lãi/ lỗ thuần từ HĐ dịch vụ 97.208 148.335 271.215 Tiền gửi tại NHNN 988.784 1.562.926 5 .1 4 4 .7 3 7 Lãi/ lỗ thuần từ KD ngoại hối 39.601 70.320 155.140 Gửi, cho vay TCTD khác 6 .5 3 5 .3 0 5 16.401.829 2 9 .1 6 4 .9 6 8 2.626 31.520 344.990 Chứng khoán kinh doanh 39.218 640.195 501.293 - 65.757 896.792 Cho vay khác h hàng 9 .3 6 0 .6 9 2 16.954.114 3 1 .6 7 6 .3 2 0 Lãi/ lỗ thuần từ hoạt động khác 7.014 15.597 4.926 Chứng khoán đầu tư 4 .8 2 3 .7 6 7 4.228.621 9 .1 3 2 .8 2 9 Thu nhập từ góp vốn, mua CP 31.979 38.139 36.653 Góp vốn, đầu tư dài hạn 136.716 443.458 762.469 Tổng CP hoạt động 288.942 462.424 804.650 Tài sản cố định hữu hình 257.880 574.440 514.109 Chi phí tiền lương 108.538 197.211 392.062 Tài sản cố định vô hình 12.470 17.133 40.638 Chi phí khấu hao 25.520 47.509 72.655 585.540 1.537.475 3 .5 2 7 .4 6 8 Chi phí hoạt động khác 154.884 217.704 339.933 2 2. 9 8 9. 6 5 8 42.948.524 7 9. 1 3 3. 8 3 2 Lợi nhuậ n thuầ n từ HĐKD 403.751 727.816 2. 2 1 6. 1 7 2 967.312 941.286 654.630 12.201 40.597 89.357 1 .1 2 3 .5 7 6 3.249.941 6 .9 9 4 .0 3 0 391.550 687.219 2. 1 2 6. 8 1 5 1 9 .9 8 4 .9 2 0 33.606.013 5 5 .2 8 3 .1 0 4 92.349 181.643 366.807 265.428 288.532 322.512 299.201 505.576 1. 7 6 0. 0 0 8 - 1.650.069 1 1 .6 8 8 .7 9 6 Lợi ích của cổ đông thiểu số - 148 215 648.422 3.212.683 4 .1 9 0 .7 6 0 Lợi nhuậ n thuầ n t r on g n ă m 299.201 505.428 1. 7 5 9. 7 9 3 EPS 3.811 4.527 8.095 1. 2 8 3. 2 0 6 1.653.987 6. 2 5 7. 8 4 9 ROAA 1,51% 1,47% 2,71% Vốn của TCTD 948.316 1.100.047 2 .6 3 0 .0 6 0 ROAE 30,02% 34,43% 44,49% Quỹ của TCTD 138.973 187.727 2 .1 9 2 .0 3 7 Lãi/ lỗ thuần từ mua bán CKKD Lãi/ lỗ thuần từ mua bán CKĐT Chi phí DP RRTD Tổng lợi nhuậ n trước thuế Thuế TNDN Lợi nhuậ n sau thuế Tài sản Có khác Tổng nợ phải trả Nợ Chính phủ và NHNN Tiền gửi và vay TCTD khác Tiền gửi của khác h hàng Vốn tài trợ, uỷ thác đầu tư Phát hành giấy tờ có giá Các khoản nợ khác Tổng vốn ch ủ sở hữu Trang - 12 - Nhóm S V-Lớp TCNH VB2 NIM Chi phí HĐ/Thu nhập HĐ NPL GVHD: Ths: Huỳnh Thiên Phú 2,85% 2,70% 2,29% Lợi nhuận chưa phân phối 41,71% 38,85% 26,64% Lợi ích của cổ đô ng thiểu số 0,30% 0,20% 0,08% Nợ phải trả và VCSH 195.917 366.213 1 .4 3 5 .7 5 2 - 42.528 - 2 4. 2 7 2 . 8 6 4 44.645.03 9 8 5. 3 9 1 . 6 8 1 ĐVT: Triệu VNĐ Chỉ tiêu tài chính 2006A Tổng tài sản 2007A 2008A 20 09 QI+II 2009E 44,645,039 85,391,681 105,306,130 1,653,987 6,257,849 7,766,468 42,948,524 79,133,832 97,539,662 LNTT 687,219 2,126,815 2,550,580 1,330,603 2,770,155 LNST 505,428 1,759,793 2,210,682 1,045,221 2,077,616 VCSH Nợ phải trả EPS BV 7,580,810 122,207,340 146,648,808 8,624 5,028 3,899 3,066 15,422 23,793 12,219 11,927 11,600 18.91 263,005,997 253,010,652 5. 6 12.3 635,581,278 635,581,278 THÔNG TIN CỔ PHIẾU ( 20/ 08/2008) Khoảng giá 52 tuần (‘000 VND) 22.7-101.8 Vốn hóa thị trường (tỉ.VND) 30,317 (5,6%) KLGD bình quân 30 ngày(CP) 2,359,063 VĐL(‘000 VNĐ) 6,355,812,780 Cơ cấu sở hữu (%) Standard Chartered Bank: 15 Connaught Investor Ltd: 7.3 Dragon Financial Holding: 6.8 Sở hữu khác: 9,096,972 4,527 Trailing P/E K LC P Đ L H (‘000) 129,788,150 155,745,780 70 Trang - 13 - 15.3 781,413,755 Nhóm S V-Lớp TCNH VB2 GVHD: Ths: Huỳnh Thiên Phú CHỈ SỐ TÀI CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG ACB. NĂM Khả năng thanh toán 2007 2008 2009 Tổng dư Nợ/ Tổng TS 57,59 56,98 62,9 Tổng dự nợ TD/ Tổng 37,9 30,3 34,7 ROA 1,13 2,06 1,47 ROE 30,56 28,12 24,18 Khả năng sinh lời MI N 2,6 Cơ cấu vốn (lần) VCSH/ Tổng TS 7,33 6,8 6,09 VCSH/ Tổng dư nợ TD 19,65 22,43 19,43 ACB đứng vị trí thứ 3, sau NHTMCP Vietcombank và Viet- inbank mới cổ phần hóa, về quy mô tổng tài sản, vốn chủ sở hữu, dư nợ tín dụng và vốn huy động. Tuy nhiên, hiệu quả hoạt động của ACB vượt trội so với các ngân hàng khác trong khối NHTMCP. Tỷ lệ s inh lời ROA và ROE năm 2008 cao, tương ứng là 2,06% và 28,12%, so với mức trung bình ngành chỉ ở mức 1,66% và 20,77%. Lợi nhuận trước thuế của ACB nửa đầu năm 2009 là 1,330 tỷ VN, tăng 27,86% so với 1 H-2008 và hoàn thành 49,28% kế hoạch năm. Đây là kết quả kinh do anh hợp nhất của ACB sau khi đã soát xét. Cơ cấu thu nhập từ hoạt động tín dụng của riêng Ngân hàng ACB chiếm 32% (387 tỷ VNĐ), thu từ hoạt động kinh doanh trái phiếu và liên ngân hàng là 22% (259 tỷ VNĐ) và thu nhập từ dịch vụ, hoạt động kinh doanh Trang - 14 - Nhóm S V-Lớp TCNH VB2 GVHD: Ths: Huỳnh Thiên Phú ngoại hố i và kinh doanh vàng đạt 46% (554 tỷ VNĐ). Thu nhập thuần từ lãi của ACB cao trong H1-2009 được hưởng lợi từ gói kích cầu. Tuy nhiên do xu hướng thắt chặt tín dụng nên trong nửa cuối năm 2009 thu nhập thuần từ hoạt động tín dụng có thể giảm và nếu không có thay đổi trong chính sách quản lý tín dụng thì kế hoạch 2700 tỷ của ACB có thể hoàn thành kế hoạch. Năm2009, ACB sẽ tăng vốn điều lệ từ 6,356 tỷ lên 7,814 tỷ thông qua hai nguồn: tăng vốn từ trái phiếu chuyển đổi và tăng vốn từ quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ. Với giá giao dịch ngày 20/08/2009 là 47,100 VNĐ/CP, thì PE trailing v à PE forward của ACB tương ứng là 12x và 15x; thấp hơn mức trung bình ngành (21x). HOẠT ĐỘNG KI NH DOANH HI-2009 %SV QI+II/2008 QI+II/2009 NĂM 2008 TTS LNTT 25.94% KH 2009 ( %thực Tỉ VNĐ) hiện 170,000 80.03% 103,058,636 129,788,150 1,040,663 1,330,603 27.86% 2,700 49.28% 42,003,545 50,604,176 20.48% 65,000 77.85% 60,940,817 90,612,959 48.69% 130,000 69.70% DƯ NỢ CHO VAY HUY ĐỘNG TI ỀN GỬI Xét về tốc độ tăng trưởng, lợi nhuận trước thuế của ACB nửa đầu năm 2009 là 1,330 tỷ VN, tăng 27,86% so với 1H-2008 và hoàn thành 49,28% kế hoạch năm. Đây là kết quả kinh doanh hợp nhất của ACB sau khi đã soát xét. Lợi nhuận trước thuế của riêng Ngân hàng Á Châu, sau khi trích lập dự phòng rủi ro tối đa theo quy định (0,75%) và chưa bao gồm lợi nhuận của các công ty con, đạt trên 1,200 tỷ VNĐ. Trong quý II/2009, lợi nhuận trước thuế của ACB đạt 868 tỷ VNĐ, tăng 88% so với quý I/2009 và tăng 64,1% so với QII-2008. Điều này xuất phát chủ yếu từ hoạt động Trang - 15 - Nhóm S V-Lớp TCNH VB2 GVHD: Ths: Huỳnh Thiên Phú tín dụng được đẩy mạnh trong quý II/2009, với tốc độ tăng trưởng 47% so với cuối năm 2008 đạt 51,178 tỷ VNĐ trong khi mức tăng trưởng tín dụng trung bình của hệ thống ngân hàng chỉ đạt tương ứng 17% trong H1-2009. Bên cạnh đó, sự phục hồi của thị trường chứng khoán trong quý II đã tạo điều kiện cho tập đoàn cải thiện thu nhập của hoạt động mua bán chứng khoán kinh do- anh và chứng khoán đầu tư; cụ thể từ lỗ 1,7 tỷ trong quý I lên lãi 146 tỷ trong quý II. Tính đến tháng 7/2009, lợi nhuận trước thuế (sau khi trích lập dự phòng rủi ro tối đa không hoàn nhập dự phòng chứng khoán và chưa bao gồm lợi nhuận các công ty con) đạt trên 1,400 tỷ VNĐ Xét về cơ cấu thu nhập của riêng ngân hàng, trong H1-2009, hầu hết các Ngân hàng thương mại lớn như Vietcombank, Vietinbank và Sacombank đều có tỉ trọng thu nhập từ hoạt động tín dụng trong tổng thu nhập cao, lên tới 70-80%. Trái lại, lợi nhuận từ hoạt động tín dụng ở ACB chỉ chiếm 32% (387 tỷ VNĐ). Còn lại là thu từ hoạt động kinh do- anh trái phiếu và liên ngân hàng, chiếm 22% (259 tỷ VNĐ) và thu nhập từ dịch vụ, hoạt động kinh doanh ngoại hối và kinh doanh vàng đạt 46% (554 tỷ VNĐ), trong đó thu từ dịch vụ và lợi nhuận kinh doanh ở thị trường nước ngoài chiếm đa số. Kinh doanh ngoại hối trong nước hầu như không có lãi. Tỉ trọng thu nhập lãi thuần thấp là xuất phát từ chính sách tính dụng thận trọng của ACB. Trong cơ cấu tài sản, tỉ trọng các khoản cho vay khách hàng của ACB khá thấp so với mức chung bình ngành. Tỉ trọng này trong quý I và II là 27,16% và 39% mức chung của ACB suốt từ 2006 trở lại đây; trái lại tỉ trọng này tại các ngân hàng lớn khác như Viet- combank, Sacombank, Viettinbank, Techcombank phổ biến từ 5065%. Thứ hai, thận trọng cho vay nghĩa là tìm đối tác có chất lượng, nên lãi suất cho vay thường ở mức hợp lý. Thứ ba, lãi suất huy động cũng đang có xu hướng tăng trong khi lãi suất trần cho vạy bị khống chế ở mức 10,5%. Hơn nữa, hoạt động tín dụng chiếm chi phí rất cao, nhất là chi phí nguồn lực và chi phí dự phòng chung. Mức trích lập dự phòng chung là 0,75% cho mỗi khoản vay trong khi chênh lệch lãi suất đầu vào—đầu ra Trang - 16 - Nhóm S V-Lớp TCNH VB2 GVHD: Ths: Huỳnh Thiên Phú trong cho vạy hiện nay chỉ khoảng trên 2%/năm. Cho vay tiêu dùng theo lãi suất thỏa thuận vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu cho vay của ngân hàng, chiếm 12% dư nợ, và 25% nếu tính cả cho vay mua nhà trả góp. Vì vậy, tỉ lệ NIM không thực sự cao. Cơ cấu thu nhập nửa đầu năm 2009 có đôi nét giống với cơ cấu thu nhập nửa đầu năm 2008, khi thu nhập của ngân hàng đến chủ yếu từ hoạt động tín dụng, ngoại hối và vàng. H1-2008 là thời kỳ cuối của chu kỳ bùng nổ tín dụng và cũng là thời điểm th ị trường ngoại hối b iến động mạnh nên các ngân hàng có thể giao dịch tỷ g iá USD/VND ngoài biên độ quy định thông qua các hợp đồng phái sinh. Trái lại, nửa đầu năm 2009, hoạt động tín dụng của ngân hàng được hưởng lợi từ gói kích cầu của chính phủ. Đồng thời, khai thác thế mạnh từ sàn vàng, hoạt động kinh doanh ngoại hối và vàng đóng góp tới 46% tổng thu nhập của ngân hàng nửa đầu 2009. Về phía chi phí, tốc độ tăng chi phí nhìn chung thấp hơn tốc độ tăng tổng thu nhập. Theo báo cáo hợp nhất quý II/2009, tổng thu nhập tăng 30- 40% so với quý I/2009 trong khi tổng chi phí chỉ tăng 2% ; đặc biệt chi phí lãi giảm nhẹ và chi phí dự phòng rủi ro tín dụng giảm 22%. Nhìn chung, ngân hàng đã quản lý chi phí hiệu quả hơn. TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG CỦA TÀI SẢN Năm 2007 Tiền mặt v à kim loại quý Tiền gửi tại NHNN Tiền gửi v à vay LNH 2008A 2009 QI 2009QII Giá Trị Tỉ trọng Giá Trị Tỉ trọng Giá Trị Tỉ trọng Giá Trị Tỉ trọng 4,927 5.77% 9,309 8,84% 5,848 4,28% 6,166 4,75% 5,145 6,02% 2,121 2.01% 1,917 1.40% 2,224 1.71% 29,165 34,15% 26,188 24.87% 24,921 18.25% 22,582 17.40% Trang - 17 - Nhóm S V-Lớp TCNH VB2 GVHD: Ths: Huỳnh Thiên Phú Chứng khoán kinh doanh 304 0,36% 226 0.21% 210 0.15% 198 0.15% Các công cụ tài chính 10 0,01% 38 0.04% 0 0.00% 0 0.00% 34,604 32.86% 37,086 27.16% 50,604 38.99% Cho vay khách hàng Chứng khoán đầu tư Góp v ốn đầu tư dài hạn 31,676 37,10% 9,133 10,70% 24,442 23.21% 22,573 16.53% 34,591 26.65% 960 1,12% 1178 1.12% 1296 0.95% 1363 1.05% Tổng tài sản quý II/2009 của Ngân hàng tăng 23% so với H1-2008 và giảm 5% so với quý I/2009 chủ yếu do các khoản lãi phí phải thu giảm tới 37 tỷ. Tuy nhiên, các khoản mục tài sản chính như cho vay khách hàng, chứng khoán đầu tư và tiền gửi, tiền vay liên ngân hàng đều có tăng trưởng tốt và phù hợp với đ iều kiện thực tế của ngành Ngân hàng. Ngân hàng đã đẩy mạnh hoạt động cho vay trên cơ sở hưởng lợi từ gói kích cầu hỗ trợ lãi suất 4%; cụ thể tăng dư nợ cho vay khách hàng lên 51 tỷ vào cuối quý II/2009 từ 31 tỷ /quý I/2009 (tương đương tăng 40%) so với mức tăng trung bình 30% của khối ngân hàng thương mại cổ phần. ACB luôn duy trì tỉ trọng cho vay khách hàng trong tổng tài sản ở mức thấp nhất, dao động từ 28-38% tổng tài sản, so với các ngân hàng trong hệ thống, phổ biến ở mức 50-60% tổng tài sản II. Mức độ rủi ro thấp nhờ chính sách đầu tư thận trọng Danh mục chứng khoán đầu tư của ACB có mức độ rủi ro thấp do tập trung 99% vào chứng khoán đầu tư giữ tới ngày đáo hạn. Đây là loại chứng khoán nợ có thời hạn và lãi cố định nên rủi ro thấp. Đây cũng là một yếu tố cho thấy chính sách thận trọng trong đầu tư của ban lãnh đạo ACB. Khi nền kinh tế chưa thực sự hồi phục mạnh mẽ, thị trường chứng khoán vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro và tín dụng đang có xu Trang - 18 - Nhóm S V-Lớp TCNH VB2 GVHD: Ths: Huỳnh Thiên Phú hướng bị kiểm soát tăng trưởng nhằm mục tiêu phòng ngừa lạm phát, trái phiếu cũng là một kênh lựa chọn đầu tư hợp lý đối với nguồn tiền nhàn rỗi của ngân hàng. Trong quý II/2009, ACB đã tăng cường mua vào chứng khoán chính phủ giữ tới ngày đáo hạn lên tới 34 nghìn tỷ, chiếm 26,47% tổng tài sản của Ngân hàng; tăng 55% so với cuối quý I/2009 (22 tỷ). Trái lại, đầu tư vào cổ phiếu giảm 45% còn 395 tỷ VNĐ (chiếm 0,3% tổng tài sản). Cùng với đẩy mạnh hoạt động tín dụng, nguồn vốn huy động từ khách hàng của ngân hàng cũng tăng nhưng với mức độ thấp hơn, tương ứng 21,12% so với cuối quý I/2009 và tăng 40% so với cuối năm 2008 đạt 91 nghìn tỷ. Đây cũng là mức trung bình của ngành ngân hàng trong nửa đầu năm 2009. Vốn huy động từ khách hàng và từ các tổ chức tín dụng khác là các khoản mục chính trong tổng nguồn vốn của ngân hàng, chiếm tới 72,72% tổng nguồn vốn của ngân hàng. Chính vì vậy ACB luôn đảm bảo tính thanh khoản cao, với t ỉ lệ LDR quý II ở 55,6 % và 50% trong quý I. Với cơ cấu tỉ trọng dư nợ thấp (27-37%), tỉ trọng vốn huy động cao (54-70%) và tỉ trọng tài sản có khả sinh lời cao (55%), ACB luôn là ngân hàng có khả năng thanh khoản cao nhất trong hệ thống; điển hình là năm 2008— rủi ro thanh khoản là rủi ro chính của hệ thống ngân hàng – ACB vẫn đảm bảo tỉ lệ LDR dưới 57% so với mức trung bình ngành từ 70-90%. Trang - 19 - Nhóm S V-Lớp TCNH VB2 GVHD: Ths: Huỳnh Thiên Phú PHẦN IV MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CHO ACB 1. Tận dụng cơ hội: Hội nhập không chỉ mở ra cho nền kinh kế Việt Nam những cơ hội mới mà còn tạo ra vô số những cơ hội cho ngành ngân hàng nói chung và ACB nói riêng. Thế nhưng, việc tận dụng những cơ hội đó như thế nào? để biến chúng thành sức mạnh và sử dụng chúng như là một công cụ để gia tăng sức mạnh trong cạnh tranh mới là điều quan trọng. Để biến những cơ hội đó thành chìa khóa cho sự thành công của ACB thì ACB cần phải: Thứ nhất: tranh thủ sự hợp tác của các ngân hàng nước ngoài để tiếp cận phương pháp quản lý chuyên nghiệp, công nghệ mới. Bên cạnh đó, cần phải tranh thủ sự quan tâm, hỗ trợ về mặt tài chính, công nghệ của các tổ tức tài chính quốc tế như WB, ODA… để củng cố và nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin, chất lượng nhân sự cấp…nhằm nâng cao sức mạnh cạnh tranh. Thứ hai: tiếp tục xúc tiến việc thành lập nhiều văn phòng đại diện, chi nhánh cả trong và ngoài nước nhằm nâng cao sức mạnh trong thanh toán và tạo lập thương hiệu. 2. Vượt qua thử thách: Có lẽ điều mà các NHTM nó i chung và ACB nói riêng là làm sao? và làm như thế nào? với những điểm mạnh, trên sự hiểu rõ về những điểm yếu đang tồn tại của mình với việc tận dụng những cơ hội của thị trường để vượt qua mọi thử thách đang và sẽ đối mặt phía trước. Để biến những lợi thế mà mình đang có, những cơ hội mà thị trường đã tạo ra trên những điểm yếu của mình để vượt qua những thử thách của thị trường nhằm tạo lợi thế trong cạnh tranh ACB cần phải: Trang - 20 -
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan