Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân tích hoạt động huy động vốn của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông th...

Tài liệu Phân tích hoạt động huy động vốn của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh ô môn – cần thơ

.DOCX
28
122
125

Mô tả:

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐẢO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH ------------------------------------- BÁO CÁO THỰC TẬP PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH Ô MÔN – CẦN THƠ NHẬN XÉT VÀ XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ Đánh giá mức độ hoàn thành cảu quá trình thực tập và nội dung báo cáo thực tập của sinh viên o o o o o Xuất sắc Tốt Khá Đáp ứng yêu cầu Không đáp ứng yêu cầu XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP ii PHIẾU CHẤM ĐIỂM BÁO CÁO THỰC TẬP NỘI DUNG NHẬN XÉT GIẢNG VIÊN CHẤM 1 GIẢNG VIÊN CHẤM 2 iii MỤC LỤC Trang Danh mục từ viết tắt ..................................................................................................v Danh mục bảng biểu, hình .........................................................................................1 Mở đầu .......................................................................................................................2 Chương 1. Tổng quan về ngân hàng nông nghiệp và phát tiển nông thôn chi nhánh Ô Môn – Cần Thơ .....................................................................................................3 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển.........................................................................3 1.2. Tổ chức bộ máy hoạt động phòng kế hoạch – kinh doanh..................................4 1.3. Chức năng, nhiệm vụ phòng kế hoạch – kinh doanh..........................................5 Chương 2. Thực trạng huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Ô Môn – Cần Thơ.............................................................................6 2.1. Các qui định pháp lý liên quan tới hoạt động huy động vốn...............................6 2.1.1. Qui định của cơ quan nhà nước về hoạt động huy động vốn của ngân hàng...........................................................................................................................6 2.1.2. Qui định của NHNN&PTNT chi nhánh Ô Môn – Cần Thơ về huy động vốn. 7 2.2. Qui trình huy động vốn.......................................................................................7 2.2.1. Tiền gửi không kì hạn (tiền gửi thanh toán).....................................................8 2.2.2. Tiền gửi tiết kiệm không kì hạn.......................................................................8 2.2.3. Tiền gửi có kì hạn............................................................................................9 2.3. Thực trạng huy động vốn tại ngân hảng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Ô Môn – Cần Thơ qua ba năm giai đoạn 2011-2013....................................10 2.3.1. Phân tích nguồn vốn của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam chi nhánh Ô Môn – Cần Thơ qua ba năm giai đoạn 2011-2013..............10 iv 2.3.2. Phân tích tình hình huy động vốn của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam chi nhánh Ô Môn – Cần Thơ qua ba năm giai đoạn 20112013 ........................................................................................................................12 2.4.Những thành tựu đạt được và những hạn chế về tinh hình huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Ô Môn – Cần Thơ qua ba năm giai đoạn 2011-2013................................................................................................18 2.4.1. Những thành tựu đạt được.............................................................................18 2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế......................................19 CHƯƠNG 3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Ô Môn – Cần Thơ.................20 Kết luận ..................................................................................................................21 v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nguyên nghĩa CBTD Cán bộ tín dụng NHNN Ngân hàng nhà nước NHNN&PTNT Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn NHTM Ngân hàng thương mại TCTD Tổ chức tín dụng v DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ VÀ HÌNH Trang Bảng 2.1 Tình hình nguồn vốn của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát 11 Triển Nông Thôn Việt Nam chi nhánh Ô Môn – Cần Thơ qua ba năm giai đoạn 2011-2013 Bảng 2.2 Huy động vốn theo theo đối tượng của Ngân hàng Nông 13 Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam chi nhánh Ô Môn – Cần Thơ qua ba năm giai đoạn 2011-2013 Bảng 2.3 Huy động vốn theo kì hạn của Ngân hàng Nông Nghiệp và 15 Phát Triển Nông Thôn Việt Nam chi nhánh Ô Môn – Cần Thơ qua ba năm giai đoạn 2011-2013 Bảng 2.4 Tình hình huy động vốn theo tiền tệ của của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam chi 18 nhánh Ô Môn – Cần Thơ qua ba năm giai đoạn 2011-2013 Hình 1.1 Sơ đồ tổ chức phòng Kế hoạch – Kinh doanh của 5 NHNN&PTNT chi nhánh Ô Môn – Cần Thơ Biểu đồ 2.1 Tình hình nguồn vốn Ngân hàng Nông nghiệp và Phát 12 triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Ô Môn - Cần Thơ Biểu đồ 2.2 Tình hình huy động vốn theo đối tượng của Ngân hàng 14 Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Ô Môn - Cần Thơ Biểu đồ 2.3. Tình hình huy động vốn theo kì hạn của Ngân hàng Nông 16 nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Ô Môn - Cần Thơ Biểu đồ 2.4 Tình hình huy động vốn theo loại tiền tệ của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Ô Môn - Cần Thơ 1 18 2 Lời mở đầu Trong nền kinh tế hiện nay, một ngân hàng muốn tồn tại, phát triển và có chỗ đứng vững trên thị trường đòi hỏi mỗi ngân hàng phải có những chiến lược kinh doanh đúng đắn, chính xác cùng với đội ngũ cán bộ nhân viên tài giỏi và đặc biệt cần một yếu tố hết sức quan trọng đó chính là nguồn vốn. Bởi lẽ, vốn không những là yếu tố đầu vào cơ bản của quá trình kinh doanh mà nó còn quyết định đến sức mạnh tài chính của ngân hàng, giúp ngân hàng thực hiện các hoạt động để tạo ra thu nhập. Chính vì vậy, trong quá trình hoạt động của mình, các ngân hàng thương mại (NHTM) đều quan tâm đến việc tăng vốn để thực hiện các dự án, chiến lược. Nằm trong hệ thống các ngân hàng thương mại quốc doanh, giữ vai trò chủ lực thúc đẩy kinh tế đất nước, trong những năm qua, hoạt động của hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NHNN&PTNT) Việt Nam đã không ngừng phát triển và từng bước khẳng định tầm quan trọng trong ngành ngân hàng nói riêng và trong nền kinh tế Việt Nam nói chung. Hiện nay, NHNN&PTNT Việt Nam triển khai chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Hưởng ứng chương trình, NHNN&PTNT chi nhánh Ô Môn – Cần Thơ là một trong những đơn vị đầu tiên triển khai cho vay nông nghiệp, nông thôn để thực hiện mục tiêu đó. Với nhu cầu vốn của khách hàng ngày càng tăng cao, trong hoàn cảnh đó huy động vốn chính là cách thức hết sức cần thiết và quan trọng đối với ngân hàng, đòi hỏi NHNN&PTNT chi nhánh Ô Môn – Cần Thơ phải có những biện pháp công tác huy động vốn hiệu quả hơn đế đáp ứng nhu cầu vốn cho người dân, mang lại hiệu quả thiết thực, nâng cao uy tín với khách hàng. Vì thế phân tích tình hình huy động vốn nhằm đưa ra các biện pháp khả thi để nâng cao khả năng huy động vốn có ý nghĩa quan trọng và đó cũng là lý do em chọn đề tài “ Phân tích hoạt động huy động vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Ô Môn – Cần Thơ” trong thời gian em thực tập tại đây. Báo cáo thực tập bao gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan về NHNN&PTNT chi nhánh Ô Môn – Cần Thơ. Chương 2: Thực trạng huy động vốn tai NHNN&PTNT chi nhánh Ô Môn – Cần Thơ. 3 Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại NHNN&PTNT chi nhánh Ô Môn – Cần Thơ. CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH Ô MÔN – CẦN THƠ 1.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHNN&PTNT Quận Ô Môn là một trong những chi nhánh trực thuộc NHNN&PTNT thành phố Cần Thơ, được đặt tại quốc lộ 91- khu vực 10, phường - Châu Văn Liêm - quận Ô Môn - TP Cần Thơ. Ngân hàng được thành lập năm 1988 thông qua quyết định số 53/HDBT vào ngày 26/03/1988 của Hội đồng Bộ Trưởng (nay là thủ tướng Chính Phủ) với tên gọi ban đầu là NHNN&PTNT Việt Nam chi nhánh huyện Ô Môn. Đến ngày 14/11/1990 theo nghị định 400/CP ban hành pháp lệnh về ngân hàng, NHNN&PTNT Việt Nam chi nhánh huyện Ô Môn được xem là ngân hàng Nông nghiệp thương mại quốc doanh và được đổi tên thành NHNN&PTNT chi nhánh huyện Ô Môn. Đến tháng 11/1996 NHNN&PTNT chi nhánh huyện Ô Môn lại đổi tên thành NHNN&PTNT Việt Nam chi nhánh huyện Ô Môn, có tên tiếng Anh là “ Viet Nam Bank for Agricuture and Rual Development”, viết tắt là VBARD và gọi tắt là “Agribank”. Sau nghị định 05/2004/NĐCP chia tách huyện Ô Môn thành quận Ô Môn và huyện Cờ Đỏ. NHNN&PTNT quận Ô Môn hoạt động với chức năng huy động vốn ủy thác từ ngân hàng cấp trên để đầu tư và thực hiện dịch vụ. Ngân hàng được thành lập với nguồn vốn ban đầu là 1,8 tỷ đồng của ngân sách nhà nước chuyển sang, thông qua các hoạt động tín dụng ngân hàng đã không ngừng nâng cao vai trò huy động vốn từ các tổ chức kinh tế và hộ dân cư để đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng, góp phần thực hiện phát triển kinh tế đất nước nói chung và quận Ô Môn nói riêng. 4 1.2. TỔ CHỨC BỘ MÁY HOẠT ĐỘNG PHÓNG KẾ HOẠCH – KINH DOANH Phòng kế hoạch – kinh doanh của NHNN&PTNT chi nhánh Ô Môn – Cần Thơ gồm 08 cán bộ, trong đó có 01 trưởng phòng, 02 phó phòng và 05 cán bộ tín dụng (CBTD) Hình 1.1. Sơ đồ tổ chức phòng Kế hoạch – Kinh doanh của NHNN&PTNT chi nhánh Ô Môn 1.3. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ PHÒNG KẾ HOẠCH – KINH DOANH - Đây là phòng ban quan trọng nhất của các đơn vị chuyên về tín dụng. - Có nhiệm vụ trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh: tiếp nhận hồ sơ vay vốn, thẩm định dự án, và đưa ra mức đề nghị cho vay để trình lên Giám đốc duyệt, chịu trách nhiệm chính trong việc quản lý dư nợ cho vay và giám sát việc sử dụng vốn cho khách hàng. - Quản lý các giao dịch và khách hàng đang có giao dịch tại ngân hàng. - Theo dõi tình hình về nhu cầu vốn cấp thiết để thực hiện các dự án đầu tư. 5 - Tổ chức chỉ đạo thông tin, phòng ngừa rủi ro tín dụng, kết hợp với kế toán trong việc theo dõi và thu nợ đến hạn, đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn, đề xuất các biện pháp xử lý các khoản nợ quá hạn. - Thực hiện chế độ báo cáo thống kê, tổng kết định kì hàng tháng, quý, năm theo qui định ngân hàng cấp trên. - Xây dựng kế hoạch tín dụng, phân loại khách hàng đề xuất chính sách ưu đãi đối với từng khách hàng, phân tích thẩm định, đưa ra các biện pháp an toàn và hiệu quả. CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH Ô MÔN – CẦN THƠ 2.1. CÁC QUI ĐỊNH PHÁP LÝ LIÊN QUAN TỚI HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN 2.1.1. Qui định của cơ quan nhà nước về hoạt động huy động vốn của ngân hàng Tại điều 3, Nghị định số 49/200/ ND-CP qui định NHTM được huy động vốn dưới các hình thức sau: - Nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân các tổ chức tín dụng (TCTD) khác dưới hình thức tiền gửi không kì hạn, tiền gửi có kì hạn và các loại tiền gửi khác. - Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và giấy tờ có giá khác để huy động vốn của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước khi được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chấp nhận. - Vay vốn của TCTD khác hoạt động tại Việt Nam và của TCTD nước ngoài. - Vay vốn ngắn hạn của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) theo qui định tại khoản 1 Điều 30 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. - Các hình thức huy động vốn khác theo qui định của NHNN. 6 Theo Thông tư số 15/2013/TT-NHNN lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng là 1,2%/năm. Lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng là 7,0%/năm. Lãi suất tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng trở lên do TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài ấn định trên cơ sở cung - cầu vốn thị trường. Theo Thông tư số 14/2013/TT-NHNN lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi của tổ chức là người cư trú, tổ chức là người không cư trú (trừ TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài) là 0,25%/năm. Lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi của cá nhân là người cư trú, cá nhân là người không cư trú là 1,25%/năm. Mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi quy định như trên áp dụng đối với phương thức trả lãi cuối kỳ và các phương thức trả lãi khác được quy đổi theo phương thức trả lãi cuối kỳ. 2.1.2. Qui định của NHNN&PTNT chi nhánh Ô Môn – Cần Thơ về huy động vốn Theo văn bản 465/NH/NHNN-CT-KHTH, ngày 29/10/2014 Giám đốc Agribank chi nhánh Thành phố Cần Thơ thông báo điều chỉnh lãi suất huy động tối đa bằng VND của tổ chức ( trừ TCTD) và cá nhân như sau: 1.Lãi suất áp dụng tối đa với tiền gửi thông thường: 1.1- Tiền gửi không kì hạn và có kì hạn dưới 01 tháng: tối đa 1,0%/năm 1.2- Tiền gửi có kì hạn từ 01 tháng đến dưới 02 tháng: tối đa 4,0%/năm 1.3- Tiền gửi có kì hạn từ 02 tháng đến dưới 03 tháng: tối đa 4,5%/năm 1.4- Tiền gửi có kì hạn từ 03 tháng đến dưới 04 tháng: tối đa 5,0%/năm 1.5- Tiền gửi có kì hạn từ 04 tháng đến 06 tháng: tối đa 5,5%/năm 1.6- Tiền gửi có kì hạn từ trên 06 tháng đến dưới 12: tháng tối đa 5,8%/năm 1.7- Tiền gửi có kì hạn từ 12 tháng: tối đa 6,3%/năm 1.8- Tiền gửi có kì hạn trên 12 tháng: tối đa 6,5%/năm 2- Lãi suất đối với các loại tiền gửi khác: áp dụng tối đa theo điểm 1 văn bản này. 7 3- Mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi qui định nêu trên áp dụng đối với phương thức trả lãi cuối kì, các phương thức khác được qui đổi theo phương thức trả lãi cuối kì. - Đối với tiền gửi của các tổ chức có số dư lớn (từ 50 tỷ trở lên), gửi có kì hạn từ 01 tháng đến 06 tháng bằng VND, giám đốc chi nhánh được phép áp dụng tối đa bằng lãi suất kì hạn cao hơn liền kề qui định tại điểm 1.1 đến 1.5 nêu trên. - Đối với tiền gửi dân cư có kì hạn từ 06 tháng trở lên, nếu khách hàng có yêu cầu, giám đốc chi nhánh có thể thỏa thuận trả lãi định kì hàng tháng (hoặc quí) nhưng tối đa không vượt quá mức lãi suất trả lãi cuối kì. 4- Các nội dung khác thực hiện theo văn bản 7268/NHNN-KHTH. 2.2. QUI TRÌNH HUY ĐỘNG VỐN Tìm kiếm khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ tiền gửi tại ngân hàng-> Lập hồ sơ, mở tài khoản cho khách hàng-> Hoạch toán, thực hiện việc chi trã cho khách hàng-> Khóa sổ, tất toán. 2.2.1. Tiền gửi không kì hạn (tiền gửi thanh toán) 2.2.1.1. Nhận tiền gửi không kì hạn Nhận tiền gửi bằng tiền mặt: Căn cứ vào chứng từ thu tiền mặt sau khi đã thu đủ tiền, tiến hành hoạch toán. Nhận tiền gửi bằng chuyển khoản: Căn cứ vào các chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt kế toán,tiến hành hoạch toán. 2.2.1.2. Chi trả tiền gửi thanh toán Chi trả bằng tiền mặt: Kiểm soát tính hợp lệ, hợp pháp của Séc tiền mặt do chủ tài khoản phát hành, kiểm soát số dư tài khoản, hạn mức thấu chi (nếu áp dụng thấu chi tài khoản), rồi hoạch toán. Chi trả bằng chuyển khoản: Căn cứ vào các chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt do chủ tài khoản phát hành rồi hoạch toán. Trường hợp chủ tài khoản trích tiền gửi từ tài khoản tiền gửi thanh toán để chuyển đến một ngân hàng khác thì ngân hàng thu lệ phí chuyển tiền. 8 2.2.1.3. Chi trả lãi tiền gửi thanh toán Lãi được tính pheo phương pháp tích số và được nhập gốc vào ngày cuối tháng. Việc tính lãi được tiến hành trên bảng kê số dư để tính tích số, bảng này kiêm chứng từ hạch toán thu lãi 2.2.1.4. Khóa sổ, tất toán tiền gửi không kì hạn 2.2.2. Tiền gửi tiết kiệm không kì hạn 2.2.2.1. Nhận tiền gửi tiết kiệm không kì hạn Khi khách hàng gửi tiền, hướng dẫn khách hàng viết giấy gửi tiền và làm thủ tục lập sổ tiết kiệm, phiếu lưu và hoạch toán. 2.2.2.2. Chi trả tiền gửi tiết kiệm không kì hạn Khi rút tiền khách hàng sẽ lập và nộp vào ngân hàng giấy lĩnh tiền mặt kèm sổ tiết kiệm. Sau khi đối chiếu chứng từ, qua kiểm soát và hoạch toán. 2.2.2.3. Chi trả lãi tiền gửi tiết kiệm không kì hạn Lãi được tính theo phương pháp tích số hàng tháng. Nếu định kì khách hàng không đến lĩnh lãi, tiền hành nhập lãi vào gốc cho khách hàng. Nếu định kì khách hàng đến lĩnh lãi, lập phiếu chi và thực hện trả lãi. 2.2.2.4. Đóng sổ, tất toán tiền gừi tiết kiệm không kì hạn 2.2.3. Tiền gửi có kì hạn 2.2.3.1. Nhận tiền gửi có kì hạn Khi khách hàng gửi tiền, hướng dẫn khách hàng viết giấy gửi tiền và làm thủ tục lập sổ tiết kiệm, phiếu lưu và hoạch toán. 2.2.3.2. Chi trả tiền gửi có kì hạn Khi rút tiền khách hàng sẽ lập và nộp vào ngân hàng giấy lĩnh tiền mặt kèm sổ tiết kiệm. Sau khi đối chiếu chứng từ, qua kiểm soát rồi hoạch toán. 9 2.2.3.3. Chi trả lãi tiền gửi có kì hạn Ngân hàng trả lãi cho khách hàng theo định kì hoặc cùng gốc khi đáo hạn. Việc tính lãi được thực hiện theo phương pháp cộng dồn. - Nếu định kì khách hàng đến lĩnh lãi thì kế toán lập phiếu chi và thực hiện việc trã lãi cho khách hàng. - Nếu khách hàng rút tiền trước hạn kế toán,tiến hành hạch toán như sau: + Thoái chi số lãi đã tính cộng dồn dự trả. + Tính và chi trả số lãi thực khách hàng được hưởng. + Trả gốc. 2.3. THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH Ô MÔN – CẦN THƠ QUA BA NĂM GIAI ĐOẠN 2011-2013. 2.3.1. Phân tích nguồn vốn của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam chi nhánh Ô Môn – Cần Thơ qua ba năm giai đoạn 2011-2013. Cũng như các NHTM khác, NHNN&PTNT chi nhánh Ô Môn – Cần Thơ hoạt động theo phương thức “đi vay để cho vay” nên nguồn vốn huy động đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nguồn vốn tại NHNN&PTNT chi nhánh Ô Môn – Cần Thơ bao gồm vốn huy động và vốn điều chuyển từ hội sở. Bảng 2.1. Tình hình nguồn vốn của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam chi nhánh Ô Môn – Cần Thơ qua ba năm giai đoạn 2011-2013 ĐVT: triệu đồng Chênh lệch Năm Chỉ tiêu Vốn huy động Vốn điều chuyển 2012/2011 2013/1012 2011 2012 2013 Số tiền % Số tiền % 380.120 505.560 606.885 125.440 33 101.325 20,04 130.000 9.100 6.400 (120.900) (93) (2.700) (29,67) 10 Tổng nguồn vốn 510.120 514.660 613.285 4.540 0,89 98.625 19,16 ( Nguồn: Phòng kinh doanh Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam chi nhánh Ô Môn – Cần Thơ) Biểu đồ 2.1. Tình hình nguồn vốn Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Ô Môn - Cần Thơ 700,000 606,885 600,000 505,560 500,000 400,000 380120 300,000 200,000 130,000 100,000 9,100 0 2011 2012 Vốốn huy động 6,400 2013 Vốốn điềều chuyển ( Nguồn: Phòng kinh doanh Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam chi nhánh Ô Môn – Cần Thơ) Nhìn vào bảng số liệu ta thấy tổng nguồn vốn của ngân hàng qua các năm tăng chứng tỏ công tác huy động vốn của ngân hàng đã đạt hiệu quả tích cực, cụ thể năm 2012, tổng nguồn vốn của ngân hàng đạt 514.660 triệu đồng, tăng 4.540 triệu đồng (0,89%) so với năm 2011. Năm 2013, tổng nguồn vốn đạt được 613.285 triệu đồng với tỷ lệ tăng trưởng 19,16%. Trong đó: + Vốn huy động: là nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn của ngân hàng. Năm 2011, nguồn vốn huy động là 380.120 triệu đồng chiếm 74,52% trong tổng nguồn vốn. Nhờ vào việc đẩy mạnh công tác huy động vốn cùng với đền bù giải tỏa trên địa bàn quận Ô Môn, chi nhánh đã thu hút được nhiều khách hàng gửi tiền vào, do đó làm cho nguồn vốn huy động trong năm 2012 đạt 505.560 triệu đồng, tăng 125.440 triệu đồng, tương ứng với 33% so với năm 2011. Đến năm 2013, số vốn huy động đạt 606.885 triệu đồng, tăng 101.325 triệu đồng (20,04%) so với năm 2012. Nguyên nhân tăng trưởng là do tình hình sản xuất kinh doanh có nhiều thuận lợi, sản phẩm được mùa, lợi nhuận tăng cao. Mặt 11 khác, công tác đền bù trên địa bàn vẫn đang tiếp tục thực hiện, tạo ra một lượng tiền nhàn rỗi khá lớn từ đó làm cho nguồn vốn huy động của ngân hàng tăng do người dân muốn gửi tiền vào ngân hàng nhằm tăng thêm thu nhập từ việc hưởng lãi suất. + Vốn điều chuyển: Qua bảng số liệu ta thấy vốn điều chuyển liên tục giảm. Cụ thể, năm 2011 vốn điều chuyển là 130.000 triệu đồng nhưng đến năm 2012 chỉ còn 9.100 triệu đồng giảm 93%, đến năm 2013 tiếp tục giảm còn 6.400 triệu đồng, giảm 29,67% so với 2012. Do tình hình huy động vốn của ngân hàng trong 3 năm 2011-2013 tăng mạnh nên đáp ứng được nhu cầu vay vốn của khách hàng, vì vậy ngân hàng chỉ sử dụng nhỏ một phần vốn điều chuyển. 2.3.2. Phân tích tình hình huy động vốn của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam chi nhánh Ô Môn – Cần Thơ qua ba năm giai đoạn 2011-2013. 2.3.2.1. Huy động vốn theo đối tượng Huy động vốn theo đối tượng của NHNN&PTNT chi nhánh Ô Môn – Cần Thơ gồm hai hình thức chủ yếu: huy động vốn từ tổ chức kinh tế và từ cá nhân. Bảng 2.2. Huy động vốn theo theo đối tượng của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam chi nhánh Ô Môn – Cần Thơ qua ba năm giai đoạn 2011-2013 ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Chênh lệch Năm 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Số tiền Số tiền Tổ chức kinh tế 200.819 269.421 322.365 68.602 Cá nhân 179.301 236.139 284.520 56.838 Tổng 380.120 505.560 606.885 125.440 12 % 34,1 6 31,7 0 33,0 0 52.944 48.381 101.325 % 19,6 5 20,4 9 20,0 4 ( Nguồn: Phòng kinh doanh Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam chi nhánh Ô Môn – Cần Thơ) 350,000 300,000 284,520 269,421 236,139 250,000 200,000 Biểu đồ 2.2. Tình 322,365 hình huy động vốn theo đối tượng của 200,819 Ngân hàng Nông 179,301 150,000 nghiệp và Phát 100,000 triển nông thôn 50,000 0 Việt Nam chi 2011 2012 Tổ chức kinh tềố 2013 nhánh Ô Môn Cần Thơ Cá nhân ( Nguồn: Phòng kinh doanh Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam chi nhánh Ô Môn – Cần Thơ) Đối với tiền gửi từ các tổ chức kinh tế: khách hàng thường là các doanh nghiệp thuộc tất cả các thành phần kinh tế bao gồm các doanh nghiệp, tổ chức thuộc sở hữu của nhà nước trong quận. Nhìn vào bảng số liệu ta thấy tình hình huy động vốn từ các tổ chức kinh tế của ngân hàng tăng trưởng liên tục qua 3 năm. Năm 2011 nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh tế là 200.819 triệu đồng. Sang năm 2012 đạt 269.421 triệu đồng, tăng 34,16% so với 2011. Đến năm 2013, tiếp tục tăng lên 322.365 triệu đồng, tăng 52.944 triệu đồng (19,65%) so với 2012. Có được sự tăng trưởng như trên là nhờ vào hoạt động kinh doanh được thuận lợi, trong khoảng thời gian chờ đợi tái đầu tư, sản xuất, họ gửi tiền vào ngân hàng để đảm bảo an toàn vốn đồng thời có thêm thu nhập từ việc hưởng lãi suất. Thêm vào đó, nhiều dự án trên địa bàn cũng đang chờ thực hiện nên cũng thu hút được các nhà đầu tư và cơ quan Nhà nước gửi tiền vào để đảm bảo an toàn vốn và bồi thường cho những người dân thuộc vùng dự án. 13 Đối với tiền gửi cá nhân: khách hàng thường là hộ gia đình, thu nhập từ việc kinh doanh, mua bán hoặc từ việc trúng số. Nhìn vào bảng số liệu, ta thấy huy động vốn từ tiền gửi cá nhân có xu hướng tăng, cụ thể 2011 là 179.301 triệu đồng, năm 2012 đạt 236.239 triệu đồng, tăng 33% so với 2011. Đến năm 2013, tiếp tục tăng đạt 284.520 triệu đồng, tăng 48.381 triệu đồng tương ứng với 20,49% so với 2012. Nguyên nhân chủ yếu làm cho nguồn huy động này tăng lên 2 năm 2012-2013 là do giá vàng biến động vì vậy họ gửi tiền vào ngân hàng nhằm mục đích an toàn và kiếm lời. 2.3.2.2. Huy động vốn theo kì hạn Nguồn vốn huy động theo kì hạn của NHNN&PTNT Việt Nam chi nhánh Ô Môn – Cần Thơ bao gồm tiền gửi không kì hạn và tiền gửi có kì hạn. Bảng 2.3. Huy động vốn theo kì hạn của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam chi nhánh Ô Môn – Cần Thơ qua ba năm giai đoạn 2011-2013 Đơn vị: triệu đồng Chênh lệch Năm 2012/2011 Chỉ tiêu 1.tiền gửi không kì hạn 2011 2012 2013 Số tiền % Số tiền 49.012 112.759 54.820 63.747 130,06 ( 57.939) 392.801 552.065 61.693 18,63 159.264 45,55 333.989 471.417 30.363 10,00 137.989 41,15 58.812 80.648 31.330 114.00 21.836 37,13 505.560 606.885 125.440 33,00 101.325 20,04 2.tiền gửi có 331.10 kì hạn 8 Tiền gửi có kì 303.62 hạn <12 tháng 6 Tiền gửi có kì 27.482 hạn >12 tháng Tổng 2013/2012 380.12 0 % (51,38 ) ( Nguồn: Phòng kinh doanh Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam chi nhánh Ô Môn – Cần Thơ) 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan