Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân tích hiệu quả tài chính sản xuất lúa ở nông hộ tại huyện long mỹ – tỉnh hậu...

Tài liệu Phân tích hiệu quả tài chính sản xuất lúa ở nông hộ tại huyện long mỹ – tỉnh hậu giang

.PDF
96
1074
140

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH _____________________ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH SẢN XUẤT LÚA Ở NÔNG HỘ TẠI HUYỆN LONG MỸ – TỈNH HẬU GIANG Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: LÊ NGUYỄN ĐOAN KHÔI TRẦN THỊ PHƯƠNG MSSV: 4087833 LỚP: KT0823A2 Cần Thơ, 05/2012 LỜI CẢM TẠ Trong suốt thời gian bốn năm học ở Trường Đại học Cần Thơ, em đã được quý Thầy Cô của trường nói chung và quý Thầy Cô Khoa Kinh tế & Quản trị Kinh doanh nói riêng truyền đạt nhiều những kiến thức về văn hóa, xã hội và kiến thức chuyên môn vô cùng quý giá. Những kiến thức hữu ích đó sẽ luôn là hành trang giúp em có thể vượt qua những khó khăn, thử thách trong công việc cũng như cuộc sống sau này. Em rất cám ơn quý Thầy Cô, đặc biệt là các Thầy Cô Khoa Kinh tế & Quản trị Kinh doanh. Được sự đồng ý từ phía lãnh đạo Khoa; sự chấp thuận của trung tâm Khuyến nông tỉnh Hậu Giang; cung cấp tài liệu có liên quan của các cán bộ làm việc tại phòng Nông nghiệp và trạm Khuyến nông huyện Long Mỹ; sự hướng dẫn tận tình của khuyến nông viên 5 xã điều tra mà em có thể đến từng hộ nông dân trồng lúa của huyện; cùng với sự nhiệt tình vấn đáp của các nông hộ trồng lúa tại địa bàn huyện em mới có thể hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp của mình. Bên cạnh đó, để hoàn thành luận văn này, không thể thiếu sự giúp đỡ nồng nhiệt của các bạn trong và ngoài lớp trong những ngày thu thập số liệu ở địa bàn huyện và đặc biệt là sự nỗ lực của bản thân. Tuy nhiên, do kiến thức và kinh nghiệm còn hạn hẹp nên đề tài của em khó tránh khỏi những sai sót, em rất mong nhận được sự đóng góp quý báu của quý Thầy Cô để luận văn hoàn thiện hơn và có ý nghĩa thực tế hơn. Em rất cám ơn và trân trọng tất cả những tình cảm này. Đặc biệt, em muốn gửi lời cám ơn chân thành đến một người đã luôn âm thầm theo sát để hướng dẫn và bổ sung cho em những kiến thức còn khiếm khuyết – đó là thầy Lê Nguyễn Đoan Khôi. Sau cùng em xin kính chúc Thầy Cô Trường Đại học Cần Thơ, Khoa Kinh tế & Quản trị Kinh doanh ngày càng đạt được nhiều thành công trong công tác giảng dạy và nghiên cứu. Kính chúc quý Thầy Cô Khoa Kinh tế & Quản trị Kinh doanh đặc biệt thầy Lê Nguyễn Đoan Khôi luôn có nhiều sức khỏe, đạt được nhiều những thành công trong công tác giảng dạy, nghiên cứu và luôn có được nhiều may mắn, hạnh phúc trong cuộc sống. Em xin chân thành cám ơn ! LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài này là trung thực. Đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào. Ngày 13 tháng 05 năm 2012 Sinh viên thực hiện Trần Thị Phương NHẬN XÉT CƠ QUAN THỰC TẬP .......................................................................................................... .......................................................................................................... .......................................................................................................... .......................................................................................................... .......................................................................................................... .......................................................................................................... .......................................................................................................... .......................................................................................................... .......................................................................................................... .......................................................................................................... .......................................................................................................... .......................................................................................................... .......................................................................................................... .......................................................................................................... .......................................................................................................... .......................................................................................................... .......................................................................................................... .......................................................................................................... .......................................................................................................... Ngày … tháng … năm … 2012 Thủ trưởng đơn vị (ký tên và đóng dấu) NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN Họ và tên giáo viên hướng dẫn: Lê Nguyễn Đoan Khôi Học vị: Tiến sĩ Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Cơ quan công tác: Khoa Kinh tế & Quản trị Kinh doanh – Trường Đại học Cần Thơ Họ và tên sinh viên: Trần Thị Phương Mã số sinh viên: 4087833 Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp Tên đề tài: Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa huyện Long Mỹ - tỉnh Hậu Giang NỘI DUNG NHẬN XÉT 1. Tính phù hợp với chuyên ngành đào tạo: ....................................................................................................................................... 2. Về hình thức: ....................................................................................................................................... 3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài: ....................................................................................................................................... 4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn: ....................................................................................................................................... 5. Nội dung và các kết quả đạt được (theo mục tiêu nghiên cứu): ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... 6. Các nhận xét khác: ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... 7. Kết luận (ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sửa): ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2012 Giáo viên hướng dẫn Lê Nguyễn Đoan Khôi NHẬN XÉT GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... Ngày … tháng … năm … 2012 Giáo viên phản biện (ký tên và ghi rõ họ tên) MỤC LỤC Trang Chương 1: GIỚI THIỆU...................................................................................1 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ..................................................................1 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU......................................................................2 1.2.1. Mục tiêu chung ...................................................................................2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ...................................................................................2 1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ........................................................................2 1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ........................................................................3 1.4.1. Không gian .........................................................................................3 1.4.2. Thời gian ............................................................................................3 1.4.3. Nội dung .............................................................................................3 1.4.4. Đối tượng nghiên cứu .........................................................................3 1.5. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ................................................................................................................3 Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.....5 2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN ...........................................................................5 2.1.1. Nông hộ và kinh tế hộ .........................................................................5 2.1.2. Một số chỉ tiêu kinh tế.........................................................................5 2.1.3. Hàm sản xuất và các thông số cơ bản ..................................................7 2.1.4. Khái niệm về hiệu quả trong sản xuất..................................................9 2.1.5. Hàm giới hạn và hiệu quả....................................................................10 2.1.6. Khái quát một số mô hình sản xuất khoa học được nông dân áp dụng canh tác lúa ..........................................................................................10 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............................................................11 2.2.1. Phương pháp chọn vùng nghiên cứu....................................................11 2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu ..............................................................11 2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu ............................................................12 Chương 3: TỔNG QUAN VỀ HUYỆN LONG MỸ.........................................15 3.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN............................................15 3.2. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN ..........................................16 3.2.1. Vị trí địa lý..........................................................................................16 3.2.2. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên ........................................................17 3.3. TÌNH HÌNH KINH TẾ – VĂN HÓA – XÃ HỘI Ở HUYỆN LONG MỸ..18 3.3.1. Dân số và lao động..............................................................................18 3.3.2. Tình hình kinh tế.................................................................................19 3.3.3. Tình hình văn hóa ...............................................................................20 3.3.4. Tình hình xã hội.................................................................................20 3.4. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN LONG MỸ......22 3.4.1. Trồng trọt............................................................................................23 3.4.2. Chăn nuôi............................................................................................26 3.4.3. Thủy sản .............................................................................................27 Chương 4: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH SẢN XUẤT LÚA Ở NÔNG HỘ TẠI HUYỆN LONG MỸ – TỈNH HẬU GIANG ......................................28 4.1. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LÚA ...........................................29 4.1.1. Mô tả mẫu điều tra ..............................................................................29 4.1.2. Đặc điểm chung của các nông hộ ........................................................30 4.2. PHÂN TÍCH CHI PHÍ, DOANH THU VÀ THU NHẬP CỦA HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT LÚA Ở HUYỆN LONG MỸ ...........................................37 4.2.1. Phân tích chi phí cho hoạt động trồng lúa............................................37 4.2.2. Doanh thu từ hoạt động trồng lúa của hộ nông dân..............................44 4.2.3. Phân tích hiệu quả tài chính của hoạt động sản xuất lúa ở huyện Long Mỹ ...................................................................................................................47 4.3. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ......................................................49 4.3.1. Kênh tiêu thụ và đặc điểm của các tác nhân trong kênh tiêu thụ ..........49 4.3.2. Đối tượng mua, phương thức vận chuyển và định giá..........................51 4.4. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT LÚA HAI VỤ ĐÔNG XUÂN VÀ HÈ THU .............................................................52 4.4.1. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lúa vụ Đông Xuân .....54 4.4.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lúa vụ Hè Thu ...........55 4.5. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN HAI VỤ LÚA ĐÔNG XUÂN VÀ HÈ THU ...................................................................57 4.5.1 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận lúa Đông Xuân ...........59 4.5.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận vụ Hè Thu .................61 4.6. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HIỆU QUẢ ĐẠT ĐƯỢC..................................62 Chương 5: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA Ở HUYỆN LONG MỸ.....................................................................................66 5.1. ĐIỂM MẠNH, ĐIỂM YẾU, CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC.......................66 5.1.1. Điểm mạnh .........................................................................................66 5.1.2. Điểm yếu ............................................................................................67 5.1.3. Cơ hội .................................................................................................68 5.1.4. Thách thức ..........................................................................................69 5.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT ..................72 Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.........................................................74 6.1. KẾT LUẬN...............................................................................................74 6.2. KIẾN NGHỊ ..............................................................................................75 6.2.1. Đối với cơ quan quản lý nhà nước.......................................................75 6.2.2. Đối với các tổ chức khuyến nông, viện nghiên cứu .............................76 6.2.3. Đối với các nông dân ..........................................................................76 6.2.4. Đối với các nhà kinh doanh.................................................................77 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................79 PHỤ LỤC ........................................................................................................ DANH MỤC BIỂU BẢNG Trang Bảng 1: Giáo viên trực tiếp giảng dạy ..............................................................21 Bảng 2: Giá trị sản suất của ngành nông nghiệp ...............................................22 Bảng 3: Diện tích các loại cây trồng ở Long Mỹ ..............................................24 Bảng 4: Diện tích, năng suất và sản lượng lúa Long Mỹ 2007 – 2011 ..............24 Bảng 5: Diện tích, năng suất và sản lượng lúa theo mùa ở huyện Long Mỹ năm 2011 .................................................................................................................26 Bảng 6: Số lượng và sản lượng thịt gia súc, gia cầm.........................................26 Bảng 7: Giá trị thủy sản ở huyện Long Mỹ.......................................................27 Bảng 8: Phân phối số hộ trong mẫu theo xã, thị trấn.........................................29 Bảng 9: Phân phối số hộ trong mẫu theo mùa...................................................30 Bảng 10: Mô tả đặc điểm chung của nông hộ trồng lúa ở huyện Long Mỹ .......31 Bảng 11: Trình độ học vấn của nông hộ trồng lúa phân theo cấp học ...............32 Bảng 12: Tỷ lệ tham gia tập huấn về kỹ thuật sản xuất lúa của nông hộ............34 Bảng 13: Bảng phân phối loại đất lúa ở Long Mỹ.............................................35 Bảng 14: Tình hình dịch bệnh trên ruộng lúa các nông hộ ở huyện Long Mỹ ...37 Bảng 15: Chi phí sản xuất lúa trung bình trên ha ..............................................38 Bảng 16: Chi phí giống trung bình trên ha........................................................43 Bảng 17: Năng suất, giá bán và doanh thu trồng lúa trung bình trên ha.............47 Bảng 18: Các chỉ tiêu tài chính của hoạt động sản xuất lúa...............................47 Bảng 19: Diễn giải các biến độc lập trong mô hình phân tích năng suất lúa......53 Bảng 20: Kết quả phân tích nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lúa vụ Đông Xuân ................................................................................................................54 Bảng 21: Kết quả phân tích nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lúa vụ Hè Thu .... 55 Bảng 22: Diễn giải các biến trong mô hình phân tích nhân tố ảnh hưởng tới lợi nhuận ...............................................................................................................58 Bảng 23: Kết quả phân tích nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận vụ động xuân ....59 Bảng 24: Kết quả phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận hè thu..........61 Bảng 25: Ma trận SWOT đối với sản xuất và tiêu thụ lúa .................................71 DANH MỤC HÌNH Trang Hình 1: Giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp ...............................................23 Sơ đồ 1: Sơ đồ thể hiện cơ cấu giống vụ Đông Xuân........................................42 Sơ đồ 2: Sơ đồ thể hiện cơ cấu giống vụ Hè Thu ..............................................42 Sơ đồ 3: Kênh tiêu thụ lúa gạo ở huyện Long Mỹ.............................................50 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Tiếng Việt ĐVT Đơn vị tính ĐHCT Đại học Cần Thơ TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh CN Công nghiệp DT/CP Doanh thu/chi phí LN/DT Lợi nhuận/doanh thu LN/CP Lợi nhuận/chi phí Tiếng Anh IPM Intergrated Pest Management FAO Tổ chức nông lương thế giới OLS Ước lượng bình phương bé nhất MLE Ước lượng khả năng tối đa SWOT Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức Chương 1 GIỚI THIỆU 1.6. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Sau 26 năm đổi mới, Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc và đạt được nhiều thành tựu rực rỡ. Trong những thành tựu đó, phải kể đến lĩnh vực nông nghiệp mà đặc biệt là sản xuất lúa gạo. Trước năm 1990, Việt Nam còn là một nước thiếu lương thực và phải nhập khẩu lương thực. Thì nay, Việt Nam không những đáp ứng đủ nhu cầu lương thực trong nước mà còn vươn lên và trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai thế giới chỉ đứng sau Thái Lan. Ngày nay, lúa gạo đã trở thành một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ đạo của nước ta. Hàng năm, hoạt động xuất khẩu gạo đã thu về trên 3 tỷ USD và không ngừng tăng lên, góp phần tăng nguồn dự trữ ngoại tệ cho đất nước, nâng cao đời sống cho nông dân và là tiền đề để chúng ta sớm hoàn thành nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đồng bằng sông Cửu Long với tiềm năng đa dạng, phong phú và là vùng trọng điểm về sản xuất lương thực. Sản lượng lúa chiếm trên 50% tổng sản lượng lúa của cả nước và hàng năm đóng góp trên 90% sản lượng xuất khẩu, sản xuất lúa ở đồng bằng sông Cửu Long còn có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và góp phần tích cực trong xuất khẩu. Hậu Giang có vị trí trung tâm của vựa lúa đồng bằng sông Cửu Long, giáp với các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang, Vĩnh Long và Thành phố Cần Thơ. Năm 2009, Festival Lúa gạo Việt Nam đã được tổ chức lần đầu tiên tại Hậu Giang đã góp phần rất lớn giới thiệu sản phẩm lúa gạo và tạo được sự quan tâm của du khách cả trong và ngoài nước nhất là đối với các doanh nghiệp xuất khẩu gạo. Từ đó, tạo ra thương hiệu cho lúa gạo Việt Nam nói chung và đặc biệt là cho tỉnh Hậu Giang. Qua đó, tạo nên động lực rất lớn để phát triển kinh tế – văn hóa – xã hội của tỉnh nhà, Festival thành công đã giới thiệu thế mạnh của tỉnh Hậu Giang nhằm kêu gọi, thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước, xây dựng Hậu Giang thành một trong những trung tâm sản xuất, giao dịch và xuất khẩu gạo của Việt Nam trong tương lai. Trong đó, huyện Long Mỹ với nền kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp và trồng trọt là phổ biến với lúa là cây chủ đạo và là huyện có diện tích và sản lượng lúa gạo lớn nhất trong tỉnh đã góp phần rất lớn đến sản lượng và chất lượng lúa gạo của tỉnh nhà. Chính vì những lý do trên, tôi đã chọn đề tài: “Phân tích hiệu quả tài chính sản xuất lúa ở nông hộ tại huyện Long Mỹ – tỉnh Hậu Giang” là đề tài nghiên cứu của mình. 1.7. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu chung Phân tích hiệu quả tài chính sản xuất lúa ở nông hộ tại huyện Long Mỹ – tỉnh Hậu Giang trong những năm gần đây, từ đó đưa ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của việc canh tác lúa và lợi nhuận kinh tế của nông hộ trồng lúa ở huyện. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể  Tìm hiểu tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa ở huyện Long Mỹ – tỉnh Hậu Giang.  Tính toán các mức hiệu quả như hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân phối và hiệu quả tài chính của hoạt động trồng lúa của nông hộ.  Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lúa và lợi nhuận kinh tế của nông hộ trồng lúa ở huyện.  Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất lúa nhằm giúp người nông dân tăng hiệu quả sản xuất. 1.8. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Qua mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, để giải quyết vấn đề ta phải sử dụng các câu hỏi sau:  Tình hình chung về sản xuất và tiêu thụ lúa trong nước hiện nay như thế nào?  Thực trạng sản xuất và tiêu thụ lúa trên địa bàn huyện Long Mỹ hiện nay như thế nào?  Hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân phối và hiệu quả tài chính của hoạt động trồng lúa của nông hộ như thế nào?  Những nhân tố nào ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận kinh tế của nông hộ trồng lúa?  Ai là đối tượng thu mua lúa chính? Sau khi thu hoạch người nông dân đã gặp phải những khó khăn và thuận lợi nào?  Những giải pháp thiết thực nào để khắc phục những khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ lúa trên địa bàn huyện nghiên cứu? 1.9. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1. Không gian Đề tài được tập trung nghiên cứu hiệu quả tài chính trong quá trình sản xuất lúa ở nông hộ hai vụ Đông Xuân và Hè Thu ở huyện Long Mỹ – tỉnh Hậu Giang. 1.4.2. Thời gian Số liệu được sử dụng trong nghiên cứu là các vụ lúa nghiên cứu là hai vụ lúa Đông Xuân 2010 – 2011 và Hè Thu năm 2011. Thời gian tiến hành từ ngày 13/02/2012 đến ngày 13/05/2012. 1.4.3. Nội dung Phân tích hiệu quả tài chính sản xuất lúa ở nông hộ tại huyện Long Mỹ – tỉnh Hậu Giang. Đồng thời so sánh hiệu quả tài chính của hai vụ lúa Đông Xuân và Hè Thu trên địa phương nghiên cứu. 1.4.4. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các hộ gia đình trồng lúa hai vụ Đông Xuân và Hè Thu tại 5 xã của huyện Long Mỹ gồm: xã Xà Phiên, thị trấn Trà Lồng, xã Long Trị A, xã Thuận Hưng và xã Long Bình. 1.10. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU Trong bất kỳ ngành nghề nào cũng vậy, tình hình sản xuất và hiệu quả tiêu thụ luôn được quan tâm và nghiên cứu nhiều nhất. Do đó, đề tài này cũng có tham khảo một số bài nghiên cứu khoa học tiêu biểu như sau: Hà Vũ Sơn (2011): “Giải pháp phát triển sản xuất lúa gạo ở tỉnh Hậu Giang”, bài tham luận tổng hợp Festival lúa gạo Sóc Trăng. Bài viết cho ta thấy cái nhìn tổng quát về tình hình sản xuất lúa gạo của Hậu Giang, diện tích canh tác, năng suất và sản lượng lúa ở các huyện của tỉnh năm 2010. Bài viết còn cho ta thấy những thuận lợi và nguy cơ mà các nông hộ trồng lúa đang gặp phải. Từ đó, đưa ra những giải pháp thiết thực nhằm biến những nguy cơ thành cơ hội và giúp bà con nông dân có thể giải quyết được những khó khăn đang gặp phải và đạt hiệu quả kinh tế tốt hơn. Phạm Lê Thông (2011): “Hiệu quả kinh tế của nông dân trồng lúa và thương hiệu lúa gạo của Đồng bằng sông Cửu Long”, bài tham luận tổng hợp Festival lúa gạo Sóc Trăng. Hiệu quả kỹ thuật và kinh tế trong bài nghiên cứu này được ước lượng từ hàm sản xuất và lợi nhuận biên ngẫu nhiên Cobb– Douglas, dựa trên số liệu sơ cấp được thu thập từ 477 nông hộ ở đồng bằng sông Cửu Long. Kết quả nghiên cứu cho thấy năng suất trung bình của các nông hộ và mức lợi nhuận mà các nông hộ có thể thu được. Bên cạnh đó, bài viết cũng cho chúng ta thấy mức hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả kinh tế đạt được. Từ kết quả của bài viết này ta thấy tiềm năng nắm bắt và lựa chọn đầu vào tối ưu tương ứng với giá cả. Kết quả nghiên cứu còn cho ta thấy việc các hộ gia đình tham gia tập huấn sẽ giúp cải thiện đáng kể năng suất và lợi nhuận đạt được. Nguyễn Quốc Nghi và Lưu Thanh Đức Hải (2010): “Phân tích tình hình sản xuất tiêu thụ và giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất khóm tỉnh Hậu Giang”, đề tài nghiên cứu khoa học. Phương pháp xếp hạng được sử dụng để xác định các yếu tố chính ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sản xuất và tiêu thụ sản phẩm lúa; mô hình hồi quy tuyến tính được áp dụng để phân tích và xác định các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất cũng như lợi nhuận kinh tế của nông hộ; phân tích SWOT được sử dụng để phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức từ đó đề xuất các giải pháp thiết thực giúp nông hộ ở tỉnh Hậu Giang nâng cao thu nhập và hiệu quả sản xuất lúa. Bài viết đã nêu bật được tình hình sản xuất, phác họa được kênh phân phối có hiệu quả với mục tiêu được nhìn nhận từ thực tế sản xuất nhằm tìm ra giải pháp hữu hiệu đáp ứng được sản lượng lớn sản phẩm lúa cần thiết cho tiêu thụ. Với ma trận SWOT được tham khảo trong đề tài này đã tạo tiền đề cho việc đề xuất chiến lược trong ma trận SWOT của đề tài phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa hiệu quả hơn. Tuy nhiên, do giới hạn khuôn khổ bài viết nên tác giả chưa đưa ra được các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất để dựa vào đó mà giải pháp nâng cao năng suất được thiết thực hơn. Chương 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN Khi phân tích tình hình sản xuất, tiêu thụ và đánh giá hiệu quả của hoạt động sản xuất lúa đều liên hệ mật thiết đến nông hộ – những người trực tiếp sản xuất và quyết định kết hợp các yếu tố đầu vào nên trước tiên ta sẽ đi tìm hiểu về nông hộ và kinh tế hộ. Tiếp theo, việc nghiên cứu hiệu quả sẽ được bắt đầu từ những khái niệm cơ bản của các chỉ tiêu kinh tế, nghiên cứu hàm sản xuất và xây dựng lợi nhuận. 2.1.1. Nông hộ và kinh tế hộ Nông hộ: Nông hộ là hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh trong nông – lâm – ngư nghiệp, bao gồm một nhóm người có cùng quan hệ huyết thống hoặc không cùng huyết thống, sống chung trong một mái nhà, có chung một nguồn doanh thu, cùng tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh. Kinh tế hộ: Kinh tế hộ là một loại hình tổ chức sản xuất kinh doanh của hộ gia đình. Hộ nông dân được quan niệm như một đơn vị kinh tế độc lập. Quá trình phát triển của kinh tế hộ gắn liền với quá trình phát triển của hộ đang hoạt động. Đây là loại hình sản xuất tồn tại và phát triển lâu dài, có vị trí quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa sản xuất nông nghiệp, nông thôn. Kinh tế hộ gia đình phát triển tạo ra sản lượng hàng hóa đa dạng, phong phú, có chất lượng, có giá trị ngày càng cao, góp phần tăng thu nhập cho người nông dân, cải thiện mọi mặt đời sống, cung cấp sản phẩm cho công nghiệp và xuất khẩu. Đồng thời, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế được thực hiện ngay từ kinh tế nông hộ. 2.1.2. Một số chỉ tiêu kinh tế Sản xuất: Sản xuất là quá trình sử dụng các yếu tố đầu vào và các nguồn lực thiết yếu khác để tạo sản phẩm hàng hóa một cách hiệu quả nhất. Tiêu thụ: Tiêu thụ là quá trình nông sản chuyển từ trạng thái vật chất sang trạng thái tiền tệ, khi sản phẩm hàng hóa có tiêu thụ được thì nông hộ mới thu hồi được vốn để tiến hành tái sản xuất mở rộng và ngày càng phát triển. Kết quả sản xuất: Kết quả sản xuất là một khái niệm chỉ kết quả thu được sau những đầu tư về vật chất, lao động và tinh thần vào hoạt động sản xuất tinh thần vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Kết quả sản xuất cho thấy khái quát được tình hình chi phí, sản lượng cũng như lợi nhuận, thu nhập sau một chu kì sản xuất kinh doanh. Tổng sản lượng (Q): Tổng sản lượng trong một năm được xác định là tổng sản phẩm thu được trong một năm bao gồm cả những sản phẩm mà gia đình tiêu thụ. Tổng giá trị sản xuất (GO): Tổng giá trị sản xuất được tính bằng tiền của toàn bộ sản phẩm trên một diện tích nhất định hoặc nó là giá trị bằng tiền của sản phẩm sản xuất ra trong một mô hình kinh tế gồm cả giá trị để lại tiêu dùng và giá trị bán ra thị trường trong một chu kỳ sản xuất nhất định được tính bằng sản lượng thu hoạch và được nhân với giá bán thực tế ở địa phương. GO = Q x P Trong đó: GO: doanh thu hay giá trị tổng sản phẩm (đồng/ha) P: giá bán sản phẩm (đồng/kg) Q: sản lượng thu được (tấn) Chi phí trung gian hay chi phí mua ngoài (IC): Là toàn bộ chi phí vật chất thường xuyên bằng tiền mà chủ thể phải bỏ ra để thuê, mua các yếu tố đầu vào và dịch vụ được sử dụng trong một năm. Thu nhập hỗn hợp (MI): Là thu nhập thuần túy của người sản xuất đảm bảo cho đời sống và tích lũy cho người sản xuất. Bao gồm thu nhập của công lao động (lao động chân tay và lao động quản lý) và lợi nhuận thu được khi sản xuất thêm một đơn vị diện tích trong một chu kỳ sản xuất, là phần giá trị tăng thêm của người lao động khi sản xuất trên một đơn vị diện tích, nó được tính bằng hiệu số giữa giá trị sản xuất và giá trị trung gian trong một chu kỳ sản xuất. MI = GO – IC Tổng chi phí (TC): Tổng chi phí là toàn bộ chi phí đầu tư vào hoạt động sản xuất để tạo ra sản phẩm bao gồm chi phí đầu tư xây dựng cơ bản, chi phí lao động và các loại chi phí khác. Tổng chi phí = Chi phí giống + Chi phí phân bón + Chi phí thuốc nông dược + Chi phí thuê lao động ngoài + Chi phí thủy lợi + Chi phí thu hoạch Lợi nhuận (LN): Lợi nhuận là phần chênh lệch giữa giá trị và tổng chi phí bỏ ra hay nó là phần chênh lệch thu được sau khi lấy giá trị sản xuất (GO) trừ tất cả các khoản chi phí (TC) bao gồm cả chi phí quy đổi của lao động và đầu vào có sẳn của nông hộ. LN = GO – TC 2.1.3. Hàm sản xuất và các thông số cơ bản Việc xác định hiệu quả của hoạt động sản xuất liên quan mật thiết đến việc xác định lượng đầu ra và lợi nhuận được tạo ra từ những yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất đó. Do vậy, nghiên cứu về hiệu quả thường được bắt đầu từ việc nghiên cứu hàm sản xuất. Hàm sản xuất của một loại sản phẩm nào đó là biểu diễn về mặt toán học của mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra của một quá trình sản xuất. Vì thế, hàm sản xuất thông thường được biểu diễn như sau: Y = f(x1,x2,...,xn) (1) Trong đó: Y: mức sản lượng đầu ra xi: là các yếu tố đầu vào với i lớn hơn hoặc bằng 0. Dạng hàm chính của phương trình (1) phụ thuộc của những đặc điểm của quá trình sản xuất và việc ước lượng ra những hàm số đó là một nhiệm vụ quan trọng đối với nhà kinh tế. Tuy có rất nhiều hàm sản xuất được ứng dụng trong nghiên cứu thực nghiệm nhưng dạng hàm Cobb–Douglas được sử dụng phổ biến nhất đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp do tính đơn giản và đảm bảo được các thuộc tính quan trọng của sản xuất có dạng: Y = ALαKβ Trong đó: Y: là lượng đầu ra L: là số lao động đầu vào K: là lượng vốn α: là hệ số co dãn theo sản lượng của lao động β: là hệ số co dãn theo sản lượng của vốn A: là năng suất toàn bộ nhân tố Nếu: α + β = 1 thì hàm sản xuất có lợi tức không đổi theo quy mô. Nếu: α + β > 1 thì hàm sản xuất có lợi tức tăng dần theo quy mô. Nếu: α + β < 1 thì hàm sản xuất có lợi tức giảm dần theo quy mô. Ngoài dạng hàm Cobb–Douglas, hàm sản xuất còn có thể có dạng hệ số cố định và dạng hệ số co dãn thay thế cố định. Do logarit của sản lượng Y và của các yếu tố đầu vào xi thường có quan hệ theo dạng tuyến tính (Theo Cobb và Douglas, 1928) nên hàm sản xuất này thường được viết dưới dạng: lnY = α0 + α1lnX1 + α2lnX2 + … + αnlnXn Trong đó: Y: là lượng đầu ra của quá trình sản xuất Xi: là lượng đầu vào của quá trình sản xuất α0: là hằng số tổng năng suất nhân tố biểu diễn những tác động của yếu tố nằm ngoài các yếu tố đầu vào có trong hàm sản xuất và nó có thể là tiến bộ công nghệ. Cùng với lượng đầu vào Xi, α0 càng lớn thì sản lượng tối đa đạt được sẽ càng lớn. Các tham số αi (i = 1,2,…,n) đo lường hệ số co giãn của sản lượng các yếu tố đầu vào có trong hàm sản xuất. Các thông số cơ bản trong phân tích hồi quy: Multiple R: là hệ số tương quan bội nói lên mối quan hệ chặt chẽ giữa biến phụ thuộc Y và các biến độc lập Xi. Hệ số R – Square: R – Square càng lớn thì mô hình hồi quy tuyến tính giữa Y và X càng thích hợp hay các biến độc lập X càng có ý nghĩa trong việc giải thích sự biến thiên của biến phụ thuộc Y. Hệ số xác định Adjusted – Square: Dùng để xác định xem mô hình có nên thêm vào một biến độc lập nữa không, nếu thêm vào một biến độc lập mà hệ số này tăng lên thì chúng ta quyết định thêm biến đó vào phương trình hồi quy. Số thống kê F:  Thông thường dùng để kiểm định mức ý nghĩa của mô hình hồi quy. F càng lớn thì mô hình hồi quy càng có ý nghĩa vì khi đó Sig. F càng nhỏ.  Dùng để so sánh với F trong các bảng phân phối F ở mức ý nghĩa α.  F là cơ sở bác bỏ hay chấp nhận giả thuyết H0. F càng lớn thì khả năng bác bỏ H0 càng cao. Bác bỏ H0 khi F > F tra bảng. Giả thuyết: H0: tất cả tham số hồi quy đều bằng 0 (β1 = β2 = … = βk) nghĩa là không có mối quan hệ tuyến tính giữa Y và Xi; H1: β1 ≠ 0, tức là các Xi có liên quan tuyến tính với Y.  Significance F (mức ý nghĩa F): Sig. F cho biết mức ý nghĩa của phương trình hồi quy, Sig. F càng nhỏ càng tốt, độ tin cậy càng cao (Sig. F ≈ α),
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan