Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân tích hiệu quả tài chính ngành trồng mía nguyên liệu ở thị xã ngã bảy, tỉnh ...

Tài liệu Phân tích hiệu quả tài chính ngành trồng mía nguyên liệu ở thị xã ngã bảy, tỉnh hậu giang

.PDF
65
410
68

Mô tả:

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH -------- DƢƠNG KHÁNH TƢỜNG MSSV: 4094736 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH NGÀNH TRỒNG MÍA NGUYÊN LIỆU Ở THỊ XÃ NGÃ BẢY, TỈNH HẬU GIANG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Mã số ngành: D620115 CÁN BỘ HƢỚNG DẪN NGUYỄN NGỌC LAM Tháng 11- 2013 LỜI CẢM TẠ Em xin chân thành cảm ơn: Quý Thầy Cô Khoa Kinh tế & QTKD trường Đại học Cần Thơ, đặc biệt là thầy Nguyễn Ngọc Lam đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ em hoàn thành luận văn này. Cảm ơn đến Ủy ban nhân dân, Phòng nông nghiệp thị xã Ngã Bảy đã cung cấp cho em một số tài liệu liên quan đến đề tài. Cảm ơn các Cô Bác nông dân tại các phường thuộc địa bàn thị xã Ngã Bảy, những người đã cung cấp cho em những thông tin, kiến thức và những kinh nghiệm sản xuất thực tế, giúp em thu thập tốt những thông tin cần thiết để hoàn thành tốt bài viết của mình. Cuối cùng em kính chúc quý Thầy Cô Khoa Kinh tế & QTKD trường Đại học Cần Thơ dồi dào sức khỏe, công tác tốt và không ngừng thăng tiến trên con đường sự nghiệp của mình. Kính chúc các Cô Bác nông dân tại thị xã Ngã Bảy lời chúc sức khỏe và có những vụ mùa bội thu. Ngày …. tháng .... năm 2013 Sinh viên thực hiện Dƣơng Khánh Tƣờng i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào. Ngày …. tháng …. năm 2013 Sinh viên thực hiện Dƣơng Khánh Tƣờng ii NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. Ngày …. tháng …. năm 2013 Sinh viên thực hiện Dƣơng Khánh Tƣờng iii NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. Ngày …. tháng …. năm 2013 Sinh viên thực hiện Dƣơng Khánh Tƣờng iv MỤC LỤC Trang CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG ............................................................ 1 1.1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................ 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 2 1.2.1. Mục tiêu chung ...................................................................................... 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ....................................................................................... 2 1.3. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................ 2 1.3.1. Phạm vi không gian ................................................................................ 2 1.3.2. Phạm vi thời gian .................................................................................... 2 1.3.3. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................. 2 1.4. Lược khảo tài liệu ........................................................................................... 2 CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CƢ́U 2.1. Phương pháp luận ........................................................................................... 4 2.1.1. Khái quát về nông hộ .............................................................................. 4 2.1.2. Khái niệm về hiệu quả và hiệu quả tài chính .......................................... 4 2.1.3. Lợi nhuận ................................................................................................ 5 2.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 5 2.2.1. Phương pháp chọn vùng nghiên cứu ...................................................... 5 2.2.2. Phương pháp chọn mẫu .......................................................................... 5 2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................. 5 2.2.4. Phương pháp phân tí ch và xử lý dữ liệu cho từng mục tiêu ................... 6 CHƢƠNG 3: KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH SẢN XUẤT MÍA NGUYÊN LIỆU Ở THỊ XÃ NGÃ BẢY ......................................................................... 12 3.1.Tổng quan về thị xã Ngã Bảy ........................................................................ 12 3.1.1. Đặc điểm tự nhiên ................................................................................. 12 3.1.2.Kinh tế - xã hội ...................................................................................... 13 3.1.3. Tình hình sản xuất nông nghiệp............................................................ 16 3.2. Giới thiệu sơ lược về cây mía và nghề trồng mía nguyên liệu ..................... 17 v 3.2.1. Giới thiệu về cây mía ............................................................................ 17 3.2.2. Giá trị kinh tế của cây mí a .................................................................... 18 3.2.3.Tình hình chung về sản xuất mía của nông hộ ở thị xã Ngã Bảy .......... 19 3.2.4.Tình hình tiêu thụ mía nguyên liệu ở thị xã Ngã Bảy.. ......................... 20 CHƢƠNG 4: PHÂN TÍ CH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ LỢI NHUẬN ..................... 22 4.1. Tổng quan về nông hộ trồng mí a nguyên liệu tại thị xã Ngã Bảy ................ 22 4.1.1. Thông tin chung về nông hộ ................................................................. 22 4.1.2. Lý do chọn sản xuất mía ....................................................................... 23 4.1.3. Đặc điểm sản xuất của nông hộ ............................................................ 23 4.2. Phân tí ch hiệu quả tài chính của hoạt động sản xuất mía ............................. 27 4.2.1. Phân tí ch các khoản mục chi phí .......................................................... 27 4.2.2. Phân tích doanh thu,lợi nhuận và các tỷ số tài chính............................ 30 4.3. Phân tí ch các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất mía .................................... 32 4.3.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất ................................................. 32 4.3.2. Mô hình hồi quy hàm năng suất .......................................................... 33 4.4. phân tí ch các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận ........................................... 36 4.4.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận ................................................ 36 4.4.2. Mô hình hồi quy hàm lợi nhuận............................................................ 37 CHƢƠNG 5: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH NGÀNH TRỒNG MÍA NGUYÊN LIỆU Ở THỊ XÃ NGÃ BẢY TỈNH HẬU GIANG ................................................................................................... 42 5.1. Những thuận lợi, khó khăn của nông hộ trong quá trình sản xuất mía nguyên liệu........................................................................................................................ 42 5.1.1. Thuận lợi ............................................................................................... 42 5.1.2. Khó khăn ............................................................................................... 42 5.2.Giải pháp nâng cao hiệu quả tài chính ngành trồng mía nguyên liệu............ 43 CHƢƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................. 45 6.1. Kết luận ......................................................................................................... 45 6.2. Kiến nghị ....................................................................................................... 45 vi 6.2.1. Đối với nông dân trồng mía .................................................................. 45 6.2.2. Đối với nhà máy ở địa phương ............................................................. 46 6.2.3. Đối với chính quyền địa phương và các cấp quản lý............................ 46 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 47 PHỤ LỤC............................................................................................................ 48 vii DANH SÁCH BẢNG Trang Bảng 3.1: Diện tí ch, năng suất, sản lượng mía ở thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang từ năm 2010 - 2012 ............................................................................................. 19 Bảng 4.1: Lý do sản xuất mía .............................................................................. 23 Bảng 4.2: Diện tích đất trồng mía của nông hộ ................................................... 24 Bảng 4.3:Nguồn vốn sản xuất mía của nông hộ .................................................. 24 Bảng 4.4: Tham gia tập huấn kỹ thuật của nông hộ ............................................ 25 Bảng 4.5: Nguồn cung cấp giống mía ................................................................. 25 Bảng 4.6: Nguồn tiêu thụ mía sau khi thu hoạch................................................ 27 Bảng 4.7: Chi phí phân và chi phí thuốc trong 1 vụ ............................................ 27 Bảng 4.8: Chi phí mua giống trong 1 vụ ............................................................. 28 Bảng 4.9: Chi phí nhiên liệu và chi phí bom xình trong 1 vụ ............................. 29 Bảng 4.10: Chi phí thu hoạch và chi phí lãi vay trong 1 vụ ................................ 29 Bảng 4.11: Doanh thu, lợi nhuận và thu nhập của nông hộ tính trên 1000m2 ..... 30 Bảng 4.12: Các tỷ số tài chính của hoạt động sản xuất mía ................................. 31 Bảng 4.13: Kết quả hồi quy các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất ........................ 34 Bảng 4.14: Kết quả hồi quy các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận ........................ 39 viii DANH SÁCH HÌNH Trang Hình 3.1: Bản đồ hành chính thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang ........................... 12 Hình 4.1 : Trình độ văn hóa của nông hộ ............................................................ 22 Hình 4.2: Loại giống mía nông hộ sử dụng .................................................26 ix DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long. BVTV : Bảo vệ thực vật LĐGĐ : Lao động gia đình x CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU CHUNG 1.1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam nhìn chung đã có nhiều chuyển biến tích cực trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là nông nghiệp. Việt Nam vốn là nước có truyền thống sản xuất nông nghiệp lâu đời, thêm nữa sản xuất nông nghiệp vẫn còn giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế mỗi quốc gia nói chung và đặc biệt là các nước đang phát triển. Đồng bằng Sông Cửu Long nước ta là vùng đất màu mỡ được thiên nhiên đặc biệt ưu đãi về khí hậu, địa hình rất thuận lợi cho phát triển các loại hình sản xuất nông nghiệp, vì thế, nơi đây luôn được xem là một vùng kinh tế sản xuất hàng hóa nông nghiệp, thủy sản trọng điểm lớn nhất cả nước. Sản xuất nông nghiệp chủ yếu là trồng lúa, cây ăn quả, mía đường, chăn nuôi lợn, bò sữa, gia cầm và thủy sản với số lượng lớn và chất lượng ngày càng được nâng cao. Trong đó, sản xuất mía nguyên liệu là một trong những ngành quan trọng nhất, vì mía là cây nguyên liệu đóng vai trò chủ lực của công nghiệp chế biến đường và nhiều ngành công nghiệp khác. Theo định hướng phát triển ngành mía đường ở ĐBSCL đến năm 2020, diện tích vùng mía nguyên liệu sẽ được mở rộng khoảng 60.000ha, tập trung tại Long An, Trà Vinh, Hậu Giang, Sóc Trăng, tăng 8.000 ha so với 2012, nên được xem là vùng mía nguyên liệu lớn nhất cả nước, và được trồng trải dài khắp các tỉnh trong khu vực. Hậu Giang là một trong những tỉnh có diện tích trồng mía lớn ở Đồng bằng sông Cửu Long, nổi bật tại đây là thị xã Ngã Bảy, là nơi chuyên cung cấp nguồn nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất đường trong khu vực. Tuy nhiên, cũng như nhiều ngành khác, ngành sản xuất đường mía hiện nay cũng đang đứng trước nhiều thách thức lớn như về sự biến động của giá cả, không tiếp cận được nguồn vốn đầu tư, khoa học kỹ thuật hay khâu tiêu thụ còn yếu kém khiến cho nông dân trồng mía gặp nhiều khó khăn,chịu chi phí đầu vào cao, thậm chí nhiều hộ phá mía chuyển sang trồng các loại rau màu khác có hiệu quả kinh tế hơn, làm diện tích mía giảm xuống đáng kể. Nhận thức được tầm quan trọng của ngành mía đường trong khu vực nói riêng và cả nước nói chung, em chọn đề tài “ Phân tích hiệu quả tài chính ngành trồng mía nguyên liệu ở thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang” nhằm tìm hiểu về hiệu quả tài chính ngành mía nguyên liệu hiện nay của các hộ nông dân trong khu vực. Từ đó, tìm ra một số giải pháp giúp nông dân nâng cao hiệu quả tài chính, tăng thu nhập và phát triển ngành mía đường bền vững hơn trong thời kì hội nhập, thực hiện công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. 1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích và đánh giá hiệu quả tài chính của ngành trồng mía nguyên liệu ở thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang. Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tài chính ngành trồng mía nguyên liệu ở thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể  Mục tiêu cụ thể 1: Tìm hiểu chung về tình hình sản xuất mía nguyên liệu tại thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang.  Mục tiêu cụ thể 2: Phân tích hiệu quả tài chính ngành trồng mía nguyên liệu tại thị xã ngã bảy tỉnh Hậu Giang.  Mục tiêu cụ thể 3: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận của việc sản xuất mía nguyên liệu tại thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang.  Mục tiêu cụ thể 4: Đề xuất một số giải pháp thích hợp để nâng cao hiệu quả tài chính ngành trồng mía nguyên liệu. 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Phạm vi không gian Đề tài nghiên cứu ở địa bàn thị xã Ngã bảy tỉnh Hậu Giang. 1.3.2 Phạm vi thời gian Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 15/8/2013 đến 08/11/2013. Số liệu sơ cấp được sử dụng được thu thập trong vụ gần nhất 2012 Số liệu thứ cấp của đề tài được sử dụng thu thập từ năm 2010 – 2012 1.3.3 Đối tƣợng nghiên cứu Những nông hộ có tham gia sản xuất mía nguyên liệu ở thị xã Ngã Bảy tỉnh Hậu Giang. 1.4 LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU - Châu Hoàng Trung (2009), đề tài “ Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa ở huyện Tân Hưng, tỉnh Long An”, luận văn tốt nghiệp của sinh viên trường Đại học Cần Thơ. Đề tài có mục tiêu chính là phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa của hộ nông dân ở huyện Tân Hưng. Từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và tiêu thụ lúa ở địa bàn nghiên cứu. Trong đề tài, tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh tương đối, tuyệt đối để trình bày thực trạng sản xuất lúa tại huyện Tân 2 Hưng. Sau đó, tác giả sử dụng các tỷ số tài chính để so sánh và đánh giá hiêu quả kinh tế từ 2 vụ lúa Đông Xuân và Hè Thu cho ra kết quả là vụ lúa Đông Xuân người nông dân sản xuất đạt hiệu quả cao hơn so với vụ lúa Hè Thu, cụ thể là chỉ số lợi nhuận/chi phí và doanh thu/chi phí vụ Đông Xuân đều cao hơn. Cuối cùng tác giả sử dụng phương trình hồi quy tuyến tính để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập ròng của các nông hộ trồng lúa. Từ đó, khắc phục những nhân tố có ảnh hưởng xấu và đề ra giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất lúa cho nông dân. - Sơn Vĩnh Hồ (2008). “Phân tích hiệu quả sản xuất mía nguyên liệu tỉnh Sóc Trăng”, luận văn tốt nghiệp, trường Đại Học Cần Thơ. Mục tiêu chính là phân tích hiệu quả sản xuất mía nguyên liệu tỉnh Sóc Trăng. Tác giả sử dụng các phương pháp thống kê mô tả, so sánh số tương đối, so sánh số tuyệt đối để mô tả thực trạng sản xuất mía nguyên liệu. Tiếp theo, tác giả dung các chỉ tiêu tài chính như tổng chi phí, tổng doanh thu, lợi nhuận …để đánh giá hiệu quả sản xuất của mô hình, qua so sánh phân tích tác giả đưa ra kết luận là việc sản xuất mía nguyên liệu ở tỉnh Sóc Trăng là có hiệu quả. Tác giả sử dụng 2 mô hình hồi quy để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận, kết quả từ mô 2 mô hình cho thấy, về năng suất: lượng phân, trình độ, văn hóa, diện tích trồng mía là yếu tố trực tiếp và có tác động mạnh đến mô hình. Về lợi nhuận: phân bón là yếu tố trực tiếp và có tác động mạnh đến mô hình. Từ đó, các nông hộ cần chú ý về các khoản mục chi phí, lượng phân bón hợp lý và cuối cùng tác giả đề xuất một số giải pháp để tăng hiệu quả sản xuất mía nguyên liệu ở Sóc Trăng. -Cao Thị Thanh Nhanh (2007), đề tài “ Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ dừa ở huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre”, luận văn tốt nghiệp của sinh viên trường đại học Cần Thơ. Tác giả phân tích các chi phí trong quá trình sản xuất và tiêu thụ dừa, sử dụng hàm Cobb – Doughlas để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất của các nông hộ trồng dừa từ đó đưa ra giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và tiêu thụ dừa ở huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre. Trong đó, các biến độc lập được đưa vào mô hình hồi quy phân tích gồm: số cây bình quân trên công, số ngày lao động trên công, lượng phân bón trên công và tập huấn khoa học kỹ thuật. Kết quả mô hình cho thấy, sự thay đổi năng suất dừa phụ thuộc vào các biến trong phương trình là 32,4%. Yếu tố tập huấn kỹ thuật và lượng phân bón trên công có mối tương quan tỷ lệ thuận với năng suất, trong khi số cây trên công và số ngày lao động trên công tăng lên khi các yếu tố khác không đổi sẽ làm giảm năng suất. 3 CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 PHƢƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1 Khái quát về nông hộ 2.1.1.1 Khái niệm về nông hộ Nông hộ là những hộ nông dân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, sử dụng lao động, tiền vốn của gia đình là chủ yếu để sản xuất hoặc kinh doanh. Hay có thể xem nông hộ là hộ gia đình sống bằng nghề nông, được xem là 1 đơn vị về mặt chính quyền. Hộ nông dân có những đặc trưng riêng, có một cơ chế vận hành khá đặc biệt như: Ở nông hộ có sự thống nhất chặt chẽ giữa việc sở hữu, quản lý, sử dụng các yếu tố sản xuất, có sự thống nhất giữa quá trình sản xuất trao đổi, phân phối, sử dụng và tiêu dùng. 2.1.1.2 Bản chất về kinh tế nông hộ Đặc trưng bao trùm của kinh tế nông hộ là các thành viên trong nông hộ làm việc một cách tự chủ, tự nguyện vì lợi ích kinh tế của gia đình mình. Mặt khác, kinh tế nông hộ là nền sản xuất nhỏ lẻ, mang tính tự cung, tự túc hoặc có sản xuất hàng hóa với năng suất lao động thấp nhưng có đóng góp quan trọng trong quá trình sản xuất nông nghiệp ở nước ta, tính tự chủ trong kinh tế nông hộ được thể hiện ở những đặc điểm sau: làm chủ quá trình sản xuất và tái sản xuất trong nông nghiệp, sắp xếp điều hành phân công lao động trong quá trình sản xuất. 2.1.1.3 Nguồn lực nông hộ Các tài nguyên trong nông hộ rất đa dạng bao gồm dất đai, lao động, kỹ thuật, tài chính, con người … chúng có mối quan hệ hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình sản xuất của nông hộ. Nếu biết tận dụng mối liên hệ này sẽ giúp nông hộ tận dụng hợp lý các nguồn tài nguyên sẵn có, giảm chi phí và tăng hiệu quả trong sản xuất. 2.1.2 Khái niệm về hiệu quả và hiệu quả tài chính Hiệu quả được hiểu là kết quả mình mong muốn, cái sinh ra kết quả mà con người chờ đợi và hướng tới. Nó có những nội dung khác nhau ở những lĩnh vực khác nhau. Trong sản xuất, hiệu quả có nghĩa là hiệu suất, là năng suất. Trong kinh doanh, hiệu quả là lãi suất, lợi nhuận. Trong lao động nói chung hiệu quả lao động là năng suất lao động, được đánh giá bằng số lượng thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị thời gian. 4 Hiệu quả tài chính: là việc sử dụng phối hợp tối ưu các nguồn lực để đạt được mức phúc lợi vật chất cao nhất cho người tiêu dùng của một xã hội nói chung theo một tập hợp giá nguồn lực và giá thị trường đầu ra nhất định.hiệu quả tài chính là hiệu quả chỉ tính dựa trên góc độ cá nhân, tất cả chi phí và lợi ích đều tính theo giá thị trường 2.1.3 Lợi nhuận Lợi nhuận trong kinh tế học được định nghĩa là phần tài sản mà nhà đầu tư nhận them nhờ đầu tư sau khi đã trừ đi các chi phí liên quan đến đầu tư đó bao gồm cả chi phí cơ hội.Có thể hiểu lợi nhuận là phần chệnh lêch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí. Lợi nhuận trong kế toán là phần chênh lệch giữa giá bán và chi phí sản xuất. Sự khác nhau giữa định nghĩa ở hai lĩnh vực trên là quan niệm về chi phí. Trong đề tài này, lợi nhuận được hiểu là chỉ tiêu đại diện cho hiệu quả tài chính. Thể hiện hiệu quả của các chi phí tài chính được sử dụng để sản xuất mía. Lợi nhuận càng cao thì các chi phí tài chính bỏ ra đã có hiệu quả. 2.2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Phƣơng pháp chọn vùng nghiên cứu Cây mía nguyên liệu được xem là cây trồng mũi nhọn có tính chiến lược của tỉnh Hậu Giang. Trong đó, thị xã Ngã Bảy có diện tích trồng mía nguyên liệu hơn 1.000 ha nên em chọn thị xã Ngã Bảy làm địa bàn nghiên cứu của đề tài 2.2.2 Phƣơng pháp chọn mẫu Thị xã Ngã Bảy gồm 6 đơn vị hành chính (3 phường và 3 xã), trong đó tác giả chọn ra 2 phường tiêu biểu có diện tích trồng mía lớn ở địa bàn là phường Lái Hiếu và phường Hiệp Thành. Sau đó sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện phi xác xuất phỏng vấn trực tiếp 60 hộ nông dân trồng mía (đảm bảo n >= 30), thời gian triển khai điều tra từ 1/9/2013 đến 1/10/2013. 2.2.3 Phƣơng pháp thu thập số liệu 2.2.3.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu thứ cấp Thu thập các số liệu thứ cấp về tình hình kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục tại địa phương, tình hình sản xuất mía tại thị xã Ngã Bảy như diện tích, năng suất trồng mía… từ các nguồn: Tổng cục thống kê, niên giám thống kê tỉnh Hậu Giang, Phòng nông nghiệp thị xã Ngã Bảy… ngoài ra còn được thu thập từ sách, báo, internet và các tài liệu khác có liên quan. 2.2.3.2 Phƣơng pháp thu thập số liệu sơ cấp 5 Thông qua việc lập phiếu điều tra và phỏng vấn trực tiếp 60 nông hộ ở những xã có tham gia sản xuất mía nguyên liệu tại thị xã Ngã Bảy, cụ thể là phường Hiệp Thành và phường Lái Hiếu. Nội dung phỏng vấn gồm những thông tin như: thông tin chung về nông hộ ( tuổi, trình độ học vấn, nhân khẩu…), năng suất, thu nhập nhận được, tiêu thụ, những khó khăn và thuận lợi trong quá trình sản xuất mía tại địa bàn nghiên cứu. 2.2.4 Phƣơng pháp phân tích và xử lý số liệu cho từng mục tiêu cụ thể -Đối với mục tiêu 1: Sử dụng phương pháp thống kê mô tả và phương pháp so sánh số tương đối, tuyệt đối để tìm hiểu thêm về đặc điểm của nông hộ và tình hình sản xuất mía nguyên liệu thực tế tại thị xã Ngã Bảy tỉnh Hậu Giang từ 2010-2012. Thống kê mô tả là tổng hợp các phương pháp đo lường, mô tả và trình bày số liệu được ứng dụng vào lĩnh vực kinh tế bằng cách rút ra những kết luận dựa trên số liệu và thông tin thu thập. Các công cụ cơ bản để tóm tắt và trình bày dữ liệu trong thống kê mô tả thường là: bảng tần số, các đại lượng thống kê mô tả. + Bảng tần số Dùng để đếm tần số với tập dữ liệu đang có thì số đối tượng có các biểu hiện nào đó ở một thuộc tính cụ thể là bao nhiêu, nhiều hay ít … có thể thực hiện cho bảng tần số với tất cả các biến kiểu định tính lẫn định lượng. Ý nghĩa: là tính tần số của từng biểu hiện, được tính bằng cách đếm và cộng dồn; tần số tính theo tỷ lệ phần trăm (%) bằng cách lấy tần số của từng biểu hiện chia cho tổng số quan sát; tính phần trăm hợp lệ là tính trên số quan sát có thông tin trả lời. + Các đại lượng thống kê mô tả Các đại lượng thống kê mô tả chỉ được tính đối với các biến định lượng. Nếu tính các đại lượng này đối với các biến định tính thì kết quả sẽ không có ý nghĩa. Các đại lượng thống kê mô tả thường được dùng là: - Mean (trung bình cộng): Trong tổng số mẫu quan sát người ta tính trung bình xem được bao nhiêu trong mẫu chúng ta quan sát. - Std. Deviation (độ lệch chuẩn): Cho biết mức độ phân tán của các giá trị quanh giá trị trung bình. 6 - Minimum (giá trị nhỏ nhất): Biểu hiện giá trị nhỏ nhất của biến trong mẫu quan sát được. - Maximum (giá trị lớn nhất): Biểu hiện giá trị lớn nhất của biến trong mẫu quan sát được. Phương pháp so sánh số tuyệt đối Lấy giá trị tuyệt đối của năm sau trừ đi năm trước để thấy sự chênh lệch. Công thức: ∆y = y1 - yo yo : chỉ tiêu năm trước y1 : chỉ tiêu năm sau ∆y : là phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế. Phương pháp này sử dụng để so sánh số liệu năm tính với số liệu năm trước của các chỉ tiêu xem có biến động không và tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu kinh tế, từ đó đề ra biện pháp khắc phục. Phương pháp so sánh số tương đối lấy giá trị tương đối của năm sau trừ đi cho giá trị tương đối của năm trước. Công thức: Δy= y1− y0 × 100 y0 y0: chỉ tiêu năm trước. y1: chỉ tiêu năm sau. ∆y: biểu hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế. Phương pháp dùng để làm rõ tình hình biến động của mức độ của các chỉ tiêu kinh tế trong thời gian nào đó. So sánh tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu. Từ đó tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục. Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để phân tích, tổng hợp, so sánh số tương đối, tuyệt đối về tình hình sản xuất mía ở thị xã Ngã Bảy qua các năm. Từ đó, đưa ra kết luận về tình hình sản xuất mía ở thị xã Ngã Bảy qua các năm. -Đối với mục tiêu 2: Đề tài dùng phương pháp phân tích, đánh giá các chỉ số tài chính để đánh giá hiệu quả tài chính của việc sản xuất mía trên địa bàn. Qua khảo sát, do nông hộ tại địa bàn nghiên cứu chỉ trồng một vụ mía trong năm, thời gian 7 từ khi bắt đầu xuống giống đến khi thu hoạch trung bình khoảng 10 tháng, nên số liệu về các chỉ tiêu tài chính để đánh giá hiệu quả tài chính được thu thập trong vụ mía gần nhất 2012. Tổng chi phí sản xuất là toàn bộ số tiền mà người sản xuất chi ra cho hoạt động sản xuất, từ giai đoạn xuống giống đến giai đoạn tạo ra sản phẩm cuối cùng (mía nguyên liệu). Tổng chi phí bao gồm các khoản mục: chi phí làm đất, chi phí giống, chi phí tưới tiêu, chi phí phân bón, chi phí BVTV, chi phí lao động, chi phí vận chuyển, chi phí lãi vay. Tổng chi phí sản xuất được xác định bằng công thức chi phí vật chất cộng chi phí lao động cộng chi phí khác TCP = Chi phí vật chất + Chi phí lao động + Chi phí khác Tổng doanh thu là toàn bộ số tiền mà người sản xuất thu được từ việc bán sản phẩm. Công thức xác định tổng doanh thu bằng sản lượng sản phẩm bán ra nhân với đơn giá của sản phẩm. Tổng doanh thu = Sản lượng * Đơn giá Lợi nhuận là phần còn lại của tổng doanh thu sau khi trừ đi tổng chi phí sản xuất. Lợi nhuận = Tổng doanh thu – Tổng chi chí Thu nhập là phần lợi nhuận được cộng với chi phí lao động gia đình đã bỏ ra. Thu nhập gia đình = Lợi nhuận + chi phí lao động gia đình Lao động gia đình là số ngày công lao động mà người trực tiếp sản xuất bỏ ra để chăm sóc cây trồng hay vật nuôi. Lao động gia đình được tính bằng đơn vị ngày công ( mỗi ngày công được tính là 8 giờ lao động). Chi phí lao động gia đình được tính bằng số ngày công lao động gia đình trong một vụ sản xuất nhân với chi phí thuê lao động trung bình theo ngày tại địa phương. Để đo lường hiệu quả sản xuất của việc trồng mía, các tỷ số tài chính sau đây được sử dụng trong đề tài này: 8 Tỷ số lợi nhuận trên chi phí (LN/CP) tỷ số này phản ánh một đồng chi phí bỏ ra thì chủ thể đầu tư sẽ thu lại được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Nếu LN/CP là số dương thì người sản xuất có lợi, chỉ số này càng lớn càng tốt. LN/CP = Lợi nhuận / Tổng chi phí Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu (LN/DT) tỷ số này cho biết với một đồng doanh thu thu về thì đem lại cho nông hộ bao nhiêu đồng lợi nhuận, nó phản ánh mức lợi nhuận so với tổng doanh thu. LN/DT = Lợi nhuận / Doanh thu Tỷ số doanh thu trên chi phí (DT/CP) đây là tỷ số phản ánh khi nông hộ bỏ ra 1 đồng chi phí để đầu tư thì thu được bao nhiêu đồng doanh thu. DT/CP = Doanh thu / Chi phí -Đối với mục tiêu 3: Mô hình 1: Thiết lập hàm Cobb - Douglas và mô hình hồi quy tuyến tính bội để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận của nông hộ trồng mía nguyên liệu ở thị xã Ngã Bảy. - Hàm sản xuất thể hiện mối quan hệ giữa sản lượng đầu ra và sản lượng các yếu tố đầu vào. Sử dụng mô hình toán học Cobb – Douglas vì có những tính chất phù hợp với lý thuyết kinh tế của vấn đề đang nghiên cứu, thể hiện được quy luật năng suất biên giảm dần, và phù hợp với đối tượng nghiên cứu là năng suất. Phương trình hồi quy sẽ giúp tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất, xác định các nhân tố ảnh hưởng tốt để phát huy và phát hiện các nhân tố ảnh hưởng xấu để khắc phục. Mô hình hồi quy hàm sản xuất Cobb – Doughlas có dạng: lnY = β0 + β1lnX1 + β2lnX2 + …+ βnlnXn Trong đó: Y: Năng suất bình quân/năm (kg/1.000 m2) β0: Hệ số tự do βi: Hệ số hồi quy riêng X1: Mật độ trồng (kg/1.000m2) X2: Lượng phân đạm (N) (kg/1.000m2) 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng