Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân tích hiệu quả tài chính của hợp tác xã nông nghiệp minh an, tỉnh kiên giang...

Tài liệu Phân tích hiệu quả tài chính của hợp tác xã nông nghiệp minh an, tỉnh kiên giang

.PDF
91
1047
60

Mô tả:

Phân tích hiêu quả tài chính của Hợp tác xã nông nghiệp Minh An, tỉnh Kiên Giang TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ ─ QUẢN TRỊ KINH DOANH  Luận văn tốt nghiệp PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP MINH AN, TỈNH KIÊN GIANG Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: PGS TS. ĐỖ VĂN XÊ THỊ HOA MSSV: 4094626 LỚP: Kinh tế Nông nghiệp 1 KHÓA:35 Cần Thơ - 2013 PGS TS. ĐỖ VĂN XÊ 1 SVTH: THỊ HOA Phân tích hiêu quả tài chính của Hợp tác xã nông nghiệp Minh An, tỉnh Kiên Giang LỜI CẢM TẠ Em xin chân thành cảm ơn sự giảng dạy và truyền đạt kiến thức của các thầy, cô khoa Kinh tế & Quản trị kinh doanh đã giúp em có những kiến thức cơ bản về kinh tế để thực hiện đề tài. Đặc biệt là thầy Đỗ Văn Xê đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành bài luận văn. Cám ơn Ban lãnh đạo cũng như cán bộ của Ủy ban nhân dân huyện Châu Thành, và chủ nhiệm HTX Cao Văn Phòng đã cung cấp số liệu đầy đủ để hoàn em thành tôt bài luận văn. Cám ơn bà con nông dân Minh An đã nhiệt tình hợp tác trong những lần tiếp xúc cũng như lấy ý kiến. Em xin chân thành cám ơn! Cần Thơ, ngày……tháng…….năm 2012 Sinh viên thực hiện Thị Hoa PGS TS. ĐỖ VĂN XÊ 2 SVTH: THỊ HOA Phân tích hiêu quả tài chính của Hợp tác xã nông nghiệp Minh An, tỉnh Kiên Giang LỜI CAM ĐOAN Em tên Thị Hoa là sinh viên ngành Kinh tế Nông nghiêp, thuộc khoa Kinh tế - QTKD, trường Đại học Cần Thơ. Em xin cam đoan tên đề tài cũng như nội dung luận văn là do tôi thực hiện. Các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào. Trong quá trình thực hiện có tham khảo một số bài viết cũng như ý kiến nhiều người nhưng nội dung bài viết của tôi là hoàn toàn mới, không sao chép. Cần Thơ, ngày……tháng……năm 2012 Sinh viên thực hiện Thị Hoa PGS TS. ĐỖ VĂN XÊ 3 SVTH: THỊ HOA Phân tích hiêu quả tài chính của Hợp tác xã nông nghiệp Minh An, tỉnh Kiên Giang BẢN NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP  Họ và tên người nhận xét:…………………………………Học vị: .……………  Chuyên Ngành:…… .....…………………………………………………………  Nhiệm vụ trong Hội đồng: Cán bộ hướng dẫn  Cơ quan công tác: … ....…………………………………………………………  Tên sinh viên: ………………………………………………MSSV:…........... …  Lớp:…………….......……………………………………………………………  Tên đề tài: ......................................................................................................... …………  Cơ sở đào tạo: ………….... …………………………………………………….. NỘI DUNG NHẬN XÉT 1. Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo: .......................................................................…...………………………………… 2. Hình thức trình bày: …………………………………………………………………………………… ……...………………………………………………………………………..... …… 3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài: .................…...……………………………………………………………………… 4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn: …………………………………………………………………………………… ……...……………………………………………………………………..... ……… 5. Nội dung và kết quả đạt được (Theo mục tiêu nghiên cứu) …………………………………………………………………………………… ……...……………………………………………………………………..... ……… 6. Các nhận xét khác: …………………………………………………………………………………… ……...…………………………………………………………………………… 7. Kết luận (Ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sửa,…) …………………………………………………………………………………… ……...…………………………………………………………………..... ………… Cần Thơ, ngày ….. tháng …. Năm 2013 NGƯỜI NHẬN XÉT PGS TS. ĐỖ VĂN XÊ 4 SVTH: THỊ HOA ………… Phân tích hiêu quả tài chính của Hợp tác xã nông nghiệp Minh An, tỉnh Kiên Giang BẢN NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP  Họ và tên người nhận xét:…………………………………Học Vị:………….  Chuyên Ngành:………………………………………………………………..  Nhiệm vụ trong Hội đồng: Cán bộ phản biện  Cơ quan công tác:………………………………………………………………  Tên sinh viên: …………………………………………MSSV……………….  Lớp: ……………………………………………………………………………  Tên đề tài: ……………………………………………………………………..  Cơ sở đào tạo: ………………………………………………………………… NỘI DUNG NHẬN XÉT 1. Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo: …………………………………………………………………………………… .... ….….……………………………………………………………………………… .. 2. Hình thức trình bày: …………………………………………………………………………………… .... ….…...…………………………………………………………………………… .... 3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài: …………………………………………………………………………………… .... ….…...…………………………………………………………………………… .... 4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn: …………………………………………………………………………………… .... ….…...…………………………………………………………………………… .... 5. Nội dung và kết quả đạt được (Theo mục tiêu nghiên cứu) …………………………………………………………………………………… .... ….…...…………………………………………………………………………… .... 6. Các nhận xét khác: …………………………………………………………………………………… .... ….…...………………………………………………………………………… ... …. 7. Kết luận (Ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sửa,…) …………………………………………………………………………………… .... ….…...…………………………………………………………………………… .... Cần Thơ, ngày ….. tháng …. Năm 2013 NGƯỜI NHẬN XÉT PGS TS. ĐỖ VĂN XÊ 5 SVTH: THỊ HOA Phân tích hiêu quả tài chính của Hợp tác xã nông nghiệp Minh An, tỉnh Kiên Giang MỤC LỤC  Trang Chương 1: GIỚI THIỆU 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2 1.2.1. Mục tiêu chung 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể 2 1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 2 1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2 1.4.1. Không gian nghiên cứu 2 1.4.2. Thời gian nghiên cứu 2 1.4.3. Đối tượng nghiên cứu 2 1.4.4. Nội dung nghiên cứu 3 1.5. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 3 Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN 4 2.1.1. Khái niệm và vai trò kinh tế hộ 4 2.1.2. Khái niệm về hợp tác xã nông nghiệp 5 2.1.3. Khái niệm về hiệu quả 6 2.1.4. Các mô hình khoa học kỹ thuật phổ biến được áp dụng trong HTX 6 2.1.5. Hàm hồi quy tuyến tính 8 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 9 2.2.1. Phương pháp thu nhập số liệu 9 2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu 10 PGS TS. ĐỖ VĂN XÊ 6 SVTH: THỊ HOA Phân tích hiêu quả tài chính của Hợp tác xã nông nghiệp Minh An, tỉnh Kiên Giang Trang Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT LÚA CỦA HỢP TÁC XÃ MINH AN, 18 TỈNH KIÊN GIANG 3.1.1. Tổng quan về huyện châu thành 18 3.1.2. Thực trạng sản xuất nông nghiệp ở huyện châu thành. 22 3.1.3. Thực trạng sản xuất của Hợp tác xã nông nghiệp Minh An 30 3.2. HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ LỢI NHUÂN CỦA NÔNG HỘ THUỘC 33 HTX. 3.2.1. Mô tả thực trạng sản xuất liên quan đến các nguồn lực của xã viên 33 3.2.2. Hiệu quả tài chính của HTX nông nghiệp Minh An 39 3.3. 60 MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA HỢP TÁC XÃ 3.3.1. CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 60 3.3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU TÀI CHÍNH CỦA HTX 64 Chương 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1 KẾT LUẬN 67 4.2 KIẾN NGHỊ 67 4.2.1 Đối với nông hộ sản xuất 67 4.2.2 Đối với địa phương 68 TÀI LIỆU THAM KHẢO 69 PHỤ LUC A: BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN NÔNG HỘ 70 PHỤ LỤC B: KẾT QUẢ XỬ LÝ SỐ LIỆU TRÊN PHẦN MỀM 78 STATA PGS TS. ĐỖ VĂN XÊ 7 SVTH: THỊ HOA Phân tích hiêu quả tài chính của Hợp tác xã nông nghiệp Minh An, tỉnh Kiên Giang DANH SÁCH BIỂU BẢNG  Trang Bảng 1: CƠ CẤU SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI CỦA HUYỆN NĂM 2012 23 Bảng 2: DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG, NĂNG SUẤT, SẢN LƯỢNG LÚA 25 CỦA HUYỆN CHÂU THÀNH GIAI ĐOẠN 2009 – 2012 Bảng 3: THEO DÕI KẾT QUẢ THU CHI CỦA HTX NÔNG NGHIỆP 31 MINH AN NĂM 2009 – 2012 Bảng 4: DIỆN TÍCH, NĂNG SUẤT VÀ SẢN LƯỢNG LÚA CỦA HTX 32 NÔNG NGHIỆP MINH AN GIAI ĐOẠN 2009 – 2012 Bảng 5: THỐNG KÊ NGUỒN LỰC CỦA NÔNG HỘ 34 Bảng 6: CƠ CẤU ĐỘ TUỔI CỦA CHỦ HỘ 34 Bảng 7: CƠ CẤU TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN 35 Bảng 8: TỶ LỆ PHẦN TRĂM (%) SỐ NHÂN KHẨU CỦA HỘ 36 Bảng 9: LAO ĐỘNG GIA ĐÌNH THAM GIA SẢN XUẤT LÚA 37 Bảng 10: KINH NGHIỆM SẢN XUẤT LÚA CỦA NÔNG HỘ 38 Bảng 11: DIỆN TÍCH ĐẤT TRỒNG LÚA PHÂN THEO NHÓM 39 Bảng 12: THỐNG KÊ CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO ĐƯỢC SỬ DỤNG 40 TRONG VỤ ĐÔNG XUÂN 2013 Bảng 13: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH Bảng 14: 43 KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN 46 LỢI NHUẬN VỤ ĐÔNG XUÂN 2013 Bảng 15: CHI PHÍ, DOANH THU VÀ LỢI NHUẬN TRÊN MỘT CÔNG 54 VỤ ĐÔNG XUÂN NĂM 2013 Bảng 16: DOANH THU TRUNG BÌNH TRÊN 1 CÔNG VỤ LÚA ĐÔNG XUÂN 2013 PGS TS. ĐỖ VĂN XÊ 8 SVTH: THỊ HOA 57 Phân tích hiêu quả tài chính của Hợp tác xã nông nghiệp Minh An, tỉnh Kiên Giang Trang Bảng 17: LỢI NHUẬN TRUNG BÌNH TRÊN 1 CÔNG VỤ LÚA ĐÔNG 58 XUÂN 2013 Bảng 18: CHI PHÍ VÀ TỶ SỐ TÀI CHÍNH CỦA VỤ ĐÔNG XUÂN 59 Bảng 19: MỘT SỐ THUẬN LỢI KHI THAM GIA SẢN XUẤT LÚA 61 Bảng 20: MỘT SỐ KHÓ KHĂN KHI THAM GIA SẢN XUẤT LÚA 62 PGS TS. ĐỖ VĂN XÊ 9 SVTH: THỊ HOA Phân tích hiêu quả tài chính của Hợp tác xã nông nghiệp Minh An, tỉnh Kiên Giang DANH SÁCH HÌNH  Trang Hình 1: BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH HUYỆN CHÂU THÀNH 18 Hình 2: BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN DIỆN TÍCH TRỒNG LÚA QUA CÁC 26 NĂM CỦA HUYỆN CHÂU THÀNH Hình 3: BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN SẢN LƯỢNG LÚA QUA CÁC NĂM 27 CỦA HUYỆN CHÂU THÀNH Hình 4: CƠ CẤU SỬ DỤNG GIỐNG VỤ ĐÔNG XUÂN 2013 50 Hình 5: BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN CƠ CẤU CÁC KHOẢN MỤC CHI 55 PHÍ SẢN XUẤT LÚA CỦA NÔNG HỘ THAM GIA HTX VỤ ĐÔNG XUÂN 2013 PGS TS. ĐỖ VĂN XÊ 10 SVTH: THỊ HOA Phân tích hiêu quả tài chính của Hợp tác xã nông nghiệp Minh An, tỉnh Kiên Giang CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1.ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Nước ta là một nước nông nghiệp với hơn 70% dân số sống ở nông thôn, thu nhập từ sản xuất nông nghiệp là chủ yếu. Do đó, nông nghiệp vẫn giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế đất nước. Đặc biệt là ngành trồng lúa nước, không chỉ đảm bảo an ninh lương thực quốc gia mà còn xuất khẩu gần 6,3 - 7 triệu tấn gạo mỗi năm và thu về trên 2,8 tỷ USD. Năm 2012 Việt Nam xuât khẩu 7,7 triệu tấn gạo và thu về hơn 2,877 tỷ USD. Điều đó làm cho Việt Nam trở thành nước xuất khẩu lúa gạo lớn thứ nhất thế giới trong năm 2012. Đó là số liệu của cả nước Việt Nam. Còn riêng đối với từng nông hộ thì việc trồng lúa của các hộ ở huyện còn nhỏ lẻ, manh mún, tập quán canh tác lạc hậu, sản xuất mang tính thời vụ, gặp rất nhiều rủi ro như thiên tai, dịch bệnh, đặc biệt là dịch rầy nâu và bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá trong những năm gần đây đã gây cho người nông dân rất nhiều thiệt hại nặng nề biến động của thị trường làm ảnh hưởng đến năng suất cũng như là lợi nhuận của nông hộ. Bên cạnh đó do nguồn giải quyết đầu ra không ổn định nên nông dân thường bị đối mặt với hiện tượng bị thương lai ép giá, và còn là hiện tượng trúng mùa - mất giá, trúng giá mất mùa. Làm cho hiệu quả tài chính khi sản xuất lúa các nông hộ sản xuất cũng không ổn định. Để giúp bà con nông dân ở khu phố Minh An, thị trấn Minh Lương, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang trong việc tiếp thu các kỹ thuật canh tác mới, hiệp sức phòng và trị dich rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá và xây dựng các công trình thủy lợi nội đồng thì Hợp tác xã nông nghiệp Minh An đã được thành lập vào năm 2005. Sau vài năm hoạt động thì bước đầu đã gặt hái được một số kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, hoạt động của Hợp tác xã vẫn còn gặp một số khó khăn, hạn chế cần được khắc phục để nâng cao hiệu quả tài chính. Vì vậy, đề tài “Phân tích hiêu quả tài chính của Hợp tác xã nông nghiệp Minh An tỉnh Kiên Giang” đã được thực hiện nhằm đề ra giải pháp khắc phục những khó khăn, hạn chế mắc phải. Qua đó giúp Hợp tác xã hoạt động có hiệu quả tài chính cao hơn. PGS TS. ĐỖ VĂN XÊ 11 SVTH: THỊ HOA Phân tích hiêu quả tài chính của Hợp tác xã nông nghiệp Minh An, tỉnh Kiên Giang 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu chung Đề tài phân tích hiệu quả tài chính của Hợp tác xã nông nghiệp Minh An, thị trấn Minh Lương, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang để thấy được những hoạt động hiệu quả cũng như một số mặt hạn chế của Hợp tác xã. Qua đó đề ra các giải pháp để giúp Hợp tác xã này hoạt động đạt hiệu quả cao hơn. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể 1) Tìm hiểu thực trạng sản xuất lúa của Hợp tác xã Minh An, tỉnh Kiên Giang. 2) Đánh giá hiệu quả tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của nông hộ sản xuất lúa thuộc Hợp tác xã Minh An. 3) Đề xuất các giải pháp giúp nâng cao hiệu quả tài chính của Hợp tác xã. 1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU VÀ GIẢ THIẾT CẦN KIỂM ĐỊNH 1.3.1. Câu hỏi nghiên cứu 1) Thực trạng sản xuất lúa của Hợp tác xã (HTX) hiện nay như thế nào? 2) Ảnh hưởng của các chỉ tiêu như thế nào đến hiệu quả tài chính của HTX? 3) Những thuận lợi và khó khăn trong sản xuất mà các nông hộ trong HTX đang gặp phải? 4) Đề xuất giải pháp và các chính sách để nâng cao hiệu quả tài chính của HTX ? 1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1. Không gian nghiên cứu: Đề tài tiến hành nghiên cứu các nông hộ tại khu phố Minh An, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang đang tham gia HTX. 1.4.2. Thời gian nghiên cứu: Đề tài sử dụng số liệu thứ cấp từ năm 2009 2012 được sở Nông nghiệp và PTNN huyện Châu Thành và Chủ nhiệm HTX cấp, số liệu sơ cấp thu thập trong thời gian từ tháng 3 đến tháng 4 năm 2013. 1.4.3. Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu vào các xã viên của HTX nông nghiệp Minh An (khoảng 100 hộ xã viên). PGS TS. ĐỖ VĂN XÊ 12 SVTH: THỊ HOA Phân tích hiêu quả tài chính của Hợp tác xã nông nghiệp Minh An, tỉnh Kiên Giang 1.4.4. Nội dung nghiên cứu: Nội dung nghiên cứu của đề tài chỉ xoay quanh việc phản ánh thực trạng sản xuất lúa của Hợp tác xã Minh An, từ đó tìm ra điểm mạnh, điểm yếu cũng như đưa ra được phương pháp để nâng cao hiệu quả tài chính và phát triển mô hình Hợp tác xã. 1.5. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU Võ Thị Lang, Ngô Thị Thanh Trúc, Huỳnh Thị Đan Xuân, Mai Văn Nam (2005). “Nghiên cứu so sánh mô hình sản xuất lúa theo “ba giảm, ba tăng” và mô hình truyền thống ở đồng bằng sông Cửu Long”. Đề tài so sánh, đánh giá hiệu quả sản xuất lúa của mô hình “ba giảm,ba tăng” và truyền thống của người nông dân và phân tích các nhân tố hiệu quả sản xuất lúa của hai mô hình canh tác. Tác giả đã sử dụng kiểm định Mann-Whitney để chỉ ra sự khác nhau của hai mô hình. Đồng thời, để so sánh kết quả sản xuất lúa của hai mô hình, đặc biệt là 03 chỉ tiêu: Năng suất, chất lượng và lợi nhuận bài viết đã dùng phương pháp phân tích chi phí – lợi nhuận. Nguyễn Duy Bảo Yến (2009). “Đánh giá hiệu quả hoạt động của Hợp tác xã nông nghiệp Thạnh Hòa, Mong Thọ A, Châu Thành, Kiên Giang”. Đề tài nhằm tìm hiểu, đánh giá, phân tích hoạt động kinh doanh, các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của HTXNN Thạnh hòa. Tác giả đã sử dụng phương pháp so sánh trong đề tài này để phân tích kết quả hoạt động, doanh thu, chi phí, lợi nhuận trong năm 2006-2008, bên cạnh đó tác giả còn sử dụng Phuong pháp so sánh để phân tích các chỉ số về hiệu quả hoạt động của HTXNN. Võ Thị Ngọc Điệp (2012). “Phân tích hiệu quả sản xuất lúa của nông hộ tham gia xây dựng Nông thôn mới ở Vĩnh Long”. Đề tài nhằm tìm hiểu tình hình sản xuất lúa của nông hộ tại các xã Nông thôn mới đồng thời phân tích lợi ích trong sản xuất của nông hộ giữa trước và sau khi xây dựng Nông thôn mới. Tác giả đã sử dụng phương pháp phân tích chi phí – lợi ích (CBA) trong nghiên cứu hiệu quả sản xuất, sử dụng phương pháp hồi quy tuyến tính và hàm sản xuất Cobb – Douglas để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lúa và lợi nhuận của nông hộ. PGS TS. ĐỖ VĂN XÊ 13 SVTH: THỊ HOA Phân tích hiêu quả tài chính của Hợp tác xã nông nghiệp Minh An, tỉnh Kiên Giang CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1. Khái niệm và vai trò kinh tế nông hộ *Khái niệm nông hộ Nông hộ (hộ nông dân) là những hộ nông dân làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp,… hoặc kết hợp làm nhiều nghề, sử dụng lao động, tiền vốn của gia đình là chủ yếu để sản xuất kinh doanh. Nông hộ là gia đình sống bằng nghề nông, được kể là một đơn vị về mặt chính quyền. Nông hộ có những đặc trưng riêng, có một cơ chế vận hành khá đặc biệt, không giống như những đơn vị kinh tế khác: ở nông hộ có sự thống nhất chặt chẽ giữa việc sở hữu, quản lý, sử dụng các yếu tố sản xuất, có sự thống nhất giữa quá trình sản xuất, trao đổi, phân phối, sử dụng và tiêu dùng [1, tr.12]. * Khái niệm kinh tế hộ Nông hộ tiến hành sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp,… để phục vụ cuộc sống được gọi là kinh tế nông hộ. Kinh tế nông hộ là loại hình sản xuất có hiệu quả về kinh tế - xã hội, tồn tại và phát triển lâu dài, có vị trí quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Kinh tế hộ phát triển tạo ra sản lượng hàng hóa đa dạng, có chất lượng, giá trị ngày càng cao, góp phần tăng thu nhập cho mỗi gia đình nông dân, cải thiện mọi mặt đời sống ở nông thôn, cung cấp sản phẩm cho công nghiệp và xuất khẩu, đồng thời thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngay từ kinh tế hộ [1, tr.13]. *Vai trò kinh tế hộ Nông hộ là tế bào kinh tế xã hội, là hình thức tổ chức kinh tế cơ sở của nông nghiệp và nông thôn. Các thành viên trong nông hộ gắn bó với nhau chặt chẽ trước tiên bằng quan hệ hôn nhân và dòng máu, dựa trên cơ sở huyết thống, ngoài ra còn do truyền thống qua nhiều đời, do phong tục tập quán, tâm lí đạo đức gia đình, dòng họ. Về kinh tế, các thành viên trong nông hộ gắn bó với nhau trên các mặt quan hệ sở hữu, quan hệ quản lí và quan hệ phân phối, mà cốt lõi PGS TS. ĐỖ VĂN XÊ 14 SVTH: THỊ HOA Phân tích hiêu quả tài chính của Hợp tác xã nông nghiệp Minh An, tỉnh Kiên Giang của nó là quan hệ lợi ích kinh tế. Các thành viên trong nông hộ có cùng mục đích và cùng lợi ích chung là làm cho hộ mình ngày càng phát triển, ngày càng giàu có. Trong mỗi nông hộ thường bố mẹ vừa là chủ hộ, vừa là người tổ chức việc hiệp tác và phân công lao động gia đình, vừa là người lao động trực tiếp. Các thành viên trong hộ cùng lao động, gần gũi nhau về khả năng, trình độ, tình hình và hoàn cảnh, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân công và hiệp tác lao động một cách hợp lí [1, tr.13]. 2.1.2. Khái niệm về hợp tác xã (HTX) nông nghiệp * Khái niệm HTX là: Hình thức thực hiện các quá trình hợp tác trong hoạt động kinh tế, là phương thức tất yếu trong lao động sản xuất và các hoạt động kinh tế, gắn liền với sự phát triển kinh tế và bị ràng buộc và qui định bởi sự tiến triển trong quá trình xã hội hoá của hoạt động kinh tế của con người và phải thích ứng với tiến trình phát triển kinh tế đó. HTX phải tạo ra xung lực tăng năng suất lao động (NSLĐ) và đạt hiệu quả kinh tế cao. * Mục tiêu của HTX là: Phát triển được sức sản xuất xã hội, tiết kiệm lao động, tăng hiệu quả kinh tế, phải thích hợp với các mối quan hệ kinh tế mới trong điều kiện mới. * Đặc trưng của HTX nông nghiệp – nông thôn trong điều kiện mới đó là: Liên kết hợp tác của các chủ thể kinh tế tự chủ (kinh tế hộ, kinh tế trang trại) đây là hạt nhân và là nền tảng cơ bản của HTX kiểu mới được thiết lập. * Những nét cơ bản của HTX kiểu mới Kinh tế HTX là tổ chức kinh tế tự nguyện của các chủ thể kinh tế tự chủ. HTX kiểu mới phải thể hiện được bản chất tự do lựa chọn phương thức hoạt động kinh tế của họ trong điều kiện kinh tế thị trường vì kinh tế thị trường thì các chủ thể kinh tế tự chủ họ có nhiều cách để đạt tới mục đích kinh tế của mình. Như vậy, trong điều kiện mới, các chủ thể kinh tế tự chủ họ có thể tham gia HTX hoặc không, khi HTX không đáp ứng yêu cầu của họ. HTX là tổ chức kinh tế dân chủ, do đó kinh tế hộ, chủ trang trại họ tự nguyện liên hợp lại vì mục tiêu lợi ích chung vì thế họ bình đẳng, cùng đồng tham gia quyết định mọi hoạt động kinh tế chung. Để cùng có lợi, họ vào HTX là để tăng sức sản xuất chung lên, tiết kiệm và ứng dụng thành tựu khoa học công PGS TS. ĐỖ VĂN XÊ 15 SVTH: THỊ HOA Phân tích hiêu quả tài chính của Hợp tác xã nông nghiệp Minh An, tỉnh Kiên Giang nghệ cao, chia sẻ rủi ro, do đó tăng hiệu quả kinh tế lên, lợi ích này sẽ là của chung và sẽ được phân bổ tuỳ thuộc vào sự tham gia đóng góp của từng chủ thể kinh tế tự chủ trong HTX. Hộ nông dân là đơn vị kinh tế tự chủ. Trong quá trình chuyển đổi và phát triển với sự hỗ trợ của Nhà nước trên phương diện quản lý tầm vĩ mô, các hộ nông dân có quyền và tự lựa chọn, quyết định giải pháp tối ưu nhất để đạt hiệu quả kinh tế cao nhất mà mình đặt ra. Cần nhấn mạnh một lần nữa là HTX nông nghiệp là tổ chức kinh tế phát triển kinh tế hộ gia đình, lợi ích hộ không mâu thuẫn với lợi ích HTX, việc hình thành HTX phải theo nguyên tắc thị trường, vận hành theo quan hệ và qui luật kinh tế. Tuyệt đối không nên quan niệm HTX là tổ chức XH; cứu trợ XH đối với nông dân và tập thể hoá nông dân. 2.1.3. Khái niệm về hiệu quả Có nhiều khái niệm khác nhau về hiệu quả. Nhưng trong bài chủ yếu đề cập đến hiệu quả kinh tế trong nông nghiệp: * Hiệu quả kinh tế trong nông nghiệp Hiệu quả kinh tế trong nông nghiệp: Là tổng hợp các hao phí về lao động và lao động vật hóa để sản xuất ra sản phẩm nông nghiệp. Nó thể hiện bằng cách so sánh kết quả sản xuất được với khối lượng chi phí lao động và chi phí vật chất bỏ ra. Khi xác định hiệu quả trong kinh tế nông nghiệp phải tính đến việc sử dụng đất đai, các nguồn dự trữ vật chất trong lao động nông nghiệp, tức là phải sử dụng đến các nguồn tiềm năng trong sản xuất nông nghiệp. Các tiềm năng này bao gồm: Vốn, lao động và đất đai. 2.1.4. Các mô hình khoa học kỹ thuật phổ biến áp dụng trong Hợp tác xã. * Chương trình IPM IPM là viết tắt của cụm từ Integrated Pests Management có nghĩa là Quản lý dịch hại tổng hợp trên cây trồng. Theo nhóm chuyên gia của tổ chức nông lương thế giới (FAO), “Quản lý dịch hại tổng hợp là một hệ thống quản lý dịch hại mà trong khung cảnh cụ thể của môi trường và những biến động quần thể của các loài gây hại, sử dụng tất cả các biện pháp thích hợp có thể được, nhằm duy trì mật độ của các loài gây thiệt hại ở dưới mức gây ra những thiệt hại kinh. PGS TS. ĐỖ VĂN XÊ 16 SVTH: THỊ HOA Phân tích hiêu quả tài chính của Hợp tác xã nông nghiệp Minh An, tỉnh Kiên Giang * Mô hình “3 giảm 3 tăng” Chương trình quản lý cây trồng tổng hợp viết tắt là ICM (Integrated Crop Management) xuất phát từ sự kết hợp hai chương trình IPM và IWM (Integrated Weed Management: Chương trình quản lý cỏ dạy tổng hợp). Ở nước ta, chương trình ICM còn được gọi là chương trình “3 giảm, 3 tăng” (ở miền Nam) hay “2 giảm, 3 tăng” (ở miền Bắc). Như đã nêu trên, ICM bao gồm 2 vấn đề: 3 Giảm: - Giảm chi phí đầu tư: Giảm phân bón và thuốc bảo vệ thực vật. - Giảm lượng lúa giống: Sạ 200 kg/ha giảm xuống còn:80 – 100 kg/ha. - Giảm công lao động. 3 Tăng: - Tăng năng suất. - Tăng chất lượng sản phẩm. - Tăng thu nhập. * Mô hình “1 phải 5 giảm” Cụ thể hóa từ việc áp dụng sản xuất mô hình “3 giảm 3 tăng” trong canh tác cây lúa, mô hình “1 phải 5 giảm” ra đời với những đặc điểm kế thừa và phát triển hơn. 1 Phải: Là phải sử dụng giống xác nhận: giống có độ sạch >=90%, tỷ lệ nảy mầm >=80%, độ ẩm hạt <= 13,5%. 5 Giảm đó là: - Giảm giống: Áp dụng sạ hàng, gieo sạ mật độ vừa phải tạo điều kiện thuận lợi trong quản lý sâu bệnh. - Giảm lượng phân đạm: Bón phân theo bảng so màu lá lúa nhằm đảm bảo nhu cầu của cây, cân đối lượng NPK, tránh thừa phân đạm, bổ sung thêm trung, vi lượng cần thiết cho cây. - Giảm thuốc bảo vệ thực vật: Chỉ sử dụng thuốc khi thật cần thiết, phun thuốc theo nguyên tắc 4 đúng: Đúng thuốc, đúng lượng, đúng cách và đúng thời điểm. PGS TS. ĐỖ VĂN XÊ 17 SVTH: THỊ HOA Phân tích hiêu quả tài chính của Hợp tác xã nông nghiệp Minh An, tỉnh Kiên Giang Giảm nước tưới tưới: Quản lý nước bằng cách đặt ống theo dõi mực - nước, chủ động tiết kiệm nước nhưng cây trồng vẫn phát triển tốt, hạn chế đỗ ngã do rễ lúa ăn sâu hơn. Giảm thất thoát: Thu hoạch đúng độ chín (85% hạt vàng chín trên - bông), áp dụng cơ giới hóa để giảm thất thoát khi thu hoạch như sử dụng máy gặt đập liên hợp, sử dụng máy sấy để giảm thất thoát và hao hụt. 2.1.5 . Hàm hồi quy tuyến tính Mục đích của việc thiết lập phương trình hồi quy là tìm các nhân tố có ảnh hưởng đến một chỉ têu quan trọng nào đó (chẳng hạn như: Năng suất và lợi nhuận) chọn những nhân tố ảnh hưởng có ý nghĩa, từ đó phát huy nhân tố ảnh hưởng tốt, khắc phục nhân tố ảnh hưởng xấu. Phương trình hồi quy có dạng: Y = α0 + α1 X1 + α2 X2 +….+ αn Xn Trong đó: Y: Là biến phụ thuộc . Xi: Biến độc lập (i= 1,2,…,n) là các nhân tố ảnh hưởng. Các tham số α0, α1 ,. . . ., αn được tính toán bằng phần mềm Stata. Kết quả in ra từ stata có các thông số sau: _cons: Hệ số tự do trong mô hình. Std.Err: Là sai số chuẩn của từng tham số ( còn gọi là Se). t: Là giá trị kiểm định t cho từng tham số . P> |t| : Là giá trị P – value cho từng tham số , dựa vào giá trị này cho chúng ta biết được các biến trong mô hình nghiên cứu có ý nghĩa hay không. [ 95% Conf.Interval]: là khoảng giá trị với độ tin cậy 95% cho từng tham số. Model + SS : Là tổng bình phương được giải thích bởi mô hình hồi quy gọi là ESS ), + df là độ tự do của mô hình hồi quy (bằng số biến giải thích trong mô hình), +MS là trung bình bình phương được giải thích bởi mô hình hồi quy. PGS TS. ĐỖ VĂN XÊ 18 SVTH: THỊ HOA Phân tích hiêu quả tài chính của Hợp tác xã nông nghiệp Minh An, tỉnh Kiên Giang Tương tự cho Residual + SS là tổng bình phương không được giải thích bởi mô hình hồi quy (còn RSS là tổng bình phương sai số ) + df là độ tự do của sai số ( bằng tổng số quan sát trừ số biến trong mô hình),+ MS là trung bình bình phương không được giải thích bởi mô hình hồi quy. Tương tự cho Total + SS là tổng bình phương tổng sai số. Nuber of obs : Là tổng số quan sát ( số mẫu) . F (a,b): Là giá trị kiểm định Fisher cho toàn mô hình . Prob > F : Là P – value của kiểm định F, giá trị này cho chúng ta biết mô hình có ý nghĩa hay không khi nó nhỏ hơn mức ý nghĩa nào đó. R _ square là hệ số xác định R bình phương, cho biết mô hình giải thích được bao nhiêu phần trăm đối với vấn đề cần khảo sát, tức nói lên tính liên hệ chặt chẽ của mối liên hệ, giữa biến phụ thuộc Y và các biến độc lập Xi , R càng lớn mối liên hệ càng chặt chẽ,( -1 <=R <=1). Adj A-square là hệ số xác định R bình phương hiệu chỉnh, đây là một chỉ số quan trọng để chúng ta nên thêm một biến độc lập mới vào phương trình hồi quy hay không . 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 2.2.1.1 Số liệu thứ cấp Đề tài sử dụng các số liệu thứ cấp từ các báo cáo tình hình hoạt động, bảng kế hoạch thu, chi của HTX Minh An năm 2009 – 2012 do Chủ nhiệm Hợp tác xã và số liệu của Sở nông nghiêp và PTNN huyện Châu Thành cung cấp để phân tích. Các số liệu trên các website, tạp chí có liên quan đến đề tài nghiên cứu. 2.2.1.2 Số liệu sơ cấp Phỏng vấn trực tiếp nông dân sản xuất lúa tại địa bàn khu phố Minh an, thị trấn Minh Lương, huyện Châu Thành, Kiên Giang qua bảng câu hỏi được thiết lập sẵn. Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu ngẫu nhiên thuận tiện. PGS TS. ĐỖ VĂN XÊ 19 SVTH: THỊ HOA Phân tích hiêu quả tài chính của Hợp tác xã nông nghiệp Minh An, tỉnh Kiên Giang Cỡ mẫu: n =100. 2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu: 2.2.2.1. Mục tiêu 1: Tìm hiểu về thực trạng hoạt động của HTX bao gồm: phân tích hoạt động, khó khăn, thuận lợi, phân tích doanh thu, chi phí, lợi nhuận trong bốn năm 2009 – 2012 của HTX. - Các chỉ tiêu : Tổng diện tích đất sản xuất lúa, năng suất và sản lượng lúa của HTX Minh An. - Cách phân tích chỉ tiêu: + Dùng phương pháp thống kê mô tả được sử dụng trong đề tài nhằm mô tả nguồn lực của nông hộ sản xuất lúa trong HTX. Thống kê mô tả là tổng hợp các phương pháp đo lường, mô tả và trình bày số liệu được ứng dụng vào lĩnh vực kinh tế và thông tin được thu thập trong điều kiện không chắc chắn. - Bước đầu tiên để mô tả là tìm hiểu về đặc tính phân phối của một số liệu thô và lập bảng phân phối tần số. - Tần số là số lần xuất hiện của một quan sát, tần số của một tổ là số quan sát rơi vào giới hạn của tổ đó. - Bảng thống kê: Là hình thức trình bày số liệu thống kê và thông tin đã thu thập làm cơ sở để phân tích và kết luận, cũng là bảng trình bày kết quả nghiên cứu, biểu đồ, biểu bảng… Bảng thống kê bao gồm các yếu tố chính: Số liệu biểu bảng, tên biểu bảng, đơn vị tính, các chỉ tiêu.  Các đại lượng thống kê mô tả thường được dùng là: - Mean (trung bình cộng): Giá trị trung bình của các quan sát của biến. - Std. Deviation (độ lệch chuẩn): Cho biết mức độ phân tán của các giá trị quanh giá trị trung bình. - Minimum (giá trị nhỏ nhất): Biểu hiện giá trị nhỏ nhất của biến trong các mẫu khảo sát được. - Maximum (giá trị lớn nhất): Biểu hiện giá trị lớn nhất của biến trong các mẫu quan sát được. PGS TS. ĐỖ VĂN XÊ 20 SVTH: THỊ HOA
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng