Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân tích hiệu quả sử dụng vốn vay hộ nghèo của phòng giao dịch nh chính sách xã...

Tài liệu Phân tích hiệu quả sử dụng vốn vay hộ nghèo của phòng giao dịch nh chính sách xã hội huyện chợ lách

.PDF
68
103
55

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ -QUẢN TRỊ KINH DOANH ----------- LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN VAY HỘ NGHÈO TẠI NHCSXH HUYỆN CHỢ LÁCH Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: HUỲNH THỊ ĐAN XUÂN LÊ THỊ DIỄM NGA MSSV: 4061519 LỚP: KT0622A1 Cần Thơ, 05/2010 LỜI CẢM TẠ Trong suốt thời gian học tập tại trường Đại học Cần Thơ, bên cạnh sự nỗ lực không ngừng của bản thân, em còn được sự chỉ bảo tận tình của quý thầy cô. Đồng thời, Ban Giám Hiệu trường, Ban chủ nhiệm khoa Kinh tế - QTKD cũng đã tạo mọi điều kiện cần thiết để chúng em có thể học tập, nghiên cứu và phát huy khả năng của mình. Em xin chân thành cảm ơn Quý thầy cô khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh đặc biệt là cô HUỲNH THỊ ĐAN XUÂN đã trực tiếp hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Em chân thành cảm ơn Ban Giám đốc, các Cô, Chú, Anh Chị trong Ngân hàng Chính Sách Xã Hội huyện Chợ Lách đã nhiệt tình giúp đỡ và chỉ dẫn em trong thời gian thực tập. Mặc dù có nhiều cố gắng nhưng nhưng do thời gian thực tập và kiến thức còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong Quý thầy cô góp ý để luận văn hoàn thiện hơn. Em kính chúc quý Thầy Cô, Ban Giám Đốc và toàn thể cán bộ trong chi nhánh dồi dào sức khoẻ, gặt hái được nhiều thành công và Ngân Hàng ngày càng phát triển. Em xin chân thành cảm ơn! Cần Thơ, ngày 26 tháng 4 năm 2010 Sinh viên thực hiện Lê Thị Diễm Nga ơ LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào. Cần Thơ, ngày 26 tháng 4 năm 2010 Sinh viên thực hiện Lê Thị Diễm Nga NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ....................................................................................................... ....................................................................................................... ....................................................................................................... ....................................................................................................... ....................................................................................................... ....................................................................................................... ....................................................................................................... ....................................................................................................... ....................................................................................................... ....................................................................................................... ....................................................................................................... ....................................................................................................... ....................................................................................................... ....................................................................................................... ....................................................................................................... NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN ....................................................................................................... ....................................................................................................... ....................................................................................................... ....................................................................................................... ....................................................................................................... ....................................................................................................... ....................................................................................................... ....................................................................................................... ....................................................................................................... ....................................................................................................... ....................................................................................................... ....................................................................................................... ....................................................................................................... ....................................................................................................... ....................................................................................................... MỤC LỤC @ & ? Trang Chương 1: GIỚI THIỆU ..................................................................................1 1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ...............................................................................1 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.........................................................................2 1.2.1 Mục tiêu chung.....................................................................................2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể. ...................................................................................2 1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU. ..........................................................................3 1.3.1. Không gian nghiên cứu........................................................................3 1.3.2. Thời gian nghiên cứu ...........................................................................3 1.3.3. Đối tượng nghiên cứu ..........................................................................3 1.4. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ............................................................................3 Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .4 2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN..............................................................................4 2.1.1. Khái niệm và tiêu chuẩn xác định hộ nghèo .........................................4 2.1.2. Khái niệm tín dụng ..............................................................................5 2.1.3. Bản chất và chức năng của tín dụng. ....................................................6 2.1.4. Vai trò của tín dụng .............................................................................8 2.1.5. Các hình thức tín dụng.........................................................................9 2.1.6. Thế nào là tín dụng hộ nghèo ...............................................................9 2.1.7. Những hộ nghèo không thuộc đối tượng vay vốn...............................14 2.1.8. Thủ tục cho vay đối với hộ nghèo ......................................................14 2.1.9. Quy trình cho vay hộ nghèo ...............................................................14 2.1.10. Các chỉ tiêu đánh giá đến chất lượng tín dụng..................................17 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. .............................................................18 2.2.1. Phương pháp chọn vùng nghiên cứu ..................................................18 2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu .............................................................18 2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu ...........................................................18 Chương 3: GIỚI THIỆU PHÒNG GIAO DỊCH NHCSXH CHỢ LÁCH ...19 3.1. GIỚI THIỆU VỀ NHCSXH VIỆT NAM. ..................................................19 3.1.1. Lịch sử hình thành .............................................................................19 3.1.2. Giới thiệu về PGD NHCSXH huyện Chợ Lách..................................20 Chương 4: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN VAY HỘ NGHÈO.....................................................................26 4.1. Tình hình cho vay hộ nghèo qua các năm...................................................26 4.2. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay hộ nghèo trong năm 2009 thông qua bảng câu hỏi phỏng vấn trực tiếp tại địa bàn..............................................................42 4.2.1. Mục đích sử dụng vốn vay hộ nghèo..................................................42 4.2.2. Dịch vụ tư vấn của Ngân hàng đến hộ nghèo khi vay vốn ..................45 4.2.3. Phân tích kết quả hoạt động của hộ nghèo có vay vốn........................46 Chương 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN VAY HỘ NGHÈO TẠI NHCSXH HUYỆN CHỢ LÁCH ............................50 5.1. Những tồn tại và nguyên nhân....................................................................50 5.2. Một số giải pháp ........................................................................................52 5.3. Quy trình tín dụng......................................................................................53 Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................55 6.1. KẾT LUẬN ...............................................................................................55 6.2. KIẾN NGHỊ...............................................................................................56 DANH MỤC BẢNG Bảng 1 Trang : Tình hình cho vay hộ nghèo qua các năm(2007-2009) .................... 26 Bảng 2 : Doanh số cho vay hộ nghèo theo thời hạn ........................................ 28 Bảng 3 : Doanh số cho vay hộ nghèo theo địa bàn.......................................... 29 Bảng 4 : Doanh số cho vay hộ nghèo theo ngành kinh tế................................ 30 Bảng 5 : Doanh số thu nợ hộ nghèo theo thời gian ......................................... 32 Bảng 6 : Doanh số thu nợ hộ nghèo theo địa bàn............................................ 33 Bảng 7 : Doanh số thu nợ hộ nghèo theo ngành kinh tế .................................. 34 Bảng 8 : Dư nợ hộ nghèo theo thời hạn .......................................................... 35 Bảng 9 : Dư nợ hộ nghèo theo địa bàn............................................................ 36 Bảng 10 : Dư nợ hộ nghèo theo ngành kinh tế.................................................. 37 Bảng 11 : Tình hình nợ quá hạn qua 3 năm(2007-2009)................................... 38 Bảng 12 : Các tiêu chí chung về tình hình cho vay hộ nghèo............................ 40 Bảng 13 : Mục đích sử dụng vốn vay hộ nghèo kê khai(2009) ......................... 43 Bảng 14 : Tình trạng trả nợ của hộ nghèo(2009) .............................................. 46 Bảng 15 : Kết quả sử dụng vốn vay hộ nghèo(2009) ........................................ 47 Bảng 16 : Kinh tế trong gia đình hộ nghèo sau khi sử dụng vốn vay(2009) ...... 48 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Trang 1. Biểu đồ về tỷ trọng mục đích sử dụng vốn vay hộ nghèo theo kê khai........................................................................ 43 2. Biểu đồ về tỷ trọng hộ nghèo sử dụng vốn vay đúng mục đích cho vay ...................................................................... 44 3. Biểu đồ thể hiện tỷ trọng về việc tư vấn của Ngân hàng đến hộ nghèo .......................................................................... 45 4. Biểu đồ thể hiện tỷ trọng kết quả sử dụng vốn vay hộ nghèo........................... 47 5. Biểu đồ thể hiện tỷ trọng kinh tế gia đình hộ nghèo sau khi sử dụng vốn vay .................................................... 48 DANH MỤC SƠ ĐỒ Trang Sơ đồ 1 : Qui trình cho vay tại NHCSXH huyện Chợ Lách ...............................14 Sơ đồ 2 : Cơ cấu NHCSXH huyện Chợ Lách ....................................................20 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BLĐTBXH : Bộ Lao Động Thương Binh Xã Hội CVHN : Cho Vay Hộ Nghèo HĐND : Hội Đồng Nhân Dân NHCSXH : Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội TK&VV : Tiết Kiệm Và Vay Vốn UBND : Uỷ Ban Nhân Dân XĐGN : Xóa Đói Giảm Nghèo TÀI LIỆU THAM KHẢO Ï & Ò 1. Báo cáo về công tác xóa đói giảm nghèo của ban xóa đói giảm nghèo huyện Chợ Lách. 2. Các báo cáo về tình hình hoạt động qua ba năm của Ngân hàng chính sách xã hội Chợ Lách. 3. Công văn số 312/ NHCS - KH ngày 02/05/2003 của Tổng Giám đốc NHCSXH Việt Nam. 4. Hệ thống văn bản nghiệp vụ IV - NHCSXH _ HN tháng 05/2006. 5. Hồ Diệu (2002). Tín dụng ngân hàng, NXB Thống kê. 6. Nghị định số 78/2002 NĐ - CP ngày 04/10/2002 của Chính Phủ. 7. Nguyễn Ninh Kiều (1998). Tiền tệ ngân hàng, Đại học quốc gia Thành Phố Hồ Chí Minh. 8. Quy trình tín dụng tại PGD NHCSXH Chợ Lách. 9. Website: WWW. Nganhangchinhsach.vn. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn vay hộ nghèo tại NHCSXH huyện Chợ Lách CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Hiện nay, nước ta đang trong xu thế hội nhập quốc tế, mở ra cho nền kinh tế nước ta phát triển lên một cấp độ mới. Điều kiện cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt hơn. Điều đó đang đặt ra cho các chủ thể kinh tế nước ta đang đứng trước những khó khăn và thách thức lớn, đó là làm thế nào để có thể tồn tại và đứng vững trên thương trường. Trong bối cảnh đó, hoạt động tín dụng nổi lên như một mắc xích trong hoạt động kinh tế. Với vị trí trung gian tài chính của nền kinh tế thông qua ngân hàng, các nguồn lực được sử dụng một cách hợp lý và có hiệu quả. Thông qua việc cung ứng nguồn vốn, tín dụng ngân hàng có tác dụng rất lớn đối với quá trình hoạt động của các chủ thể kinh tế. Lợi nhuận là mục đích cuối cùng mà tất cả các nhà kinh tế đều quan tâm. Họ hiểu rằng phải làm thế nào để bảo toàn và phát triển đồng vốn của mình một cách hợp lý và có hiệu quả. Trong khi đó, thành phần có nhu cầu về vốn rất lớn nhưng không phải là đối tượng đáng kể để các nhà kinh tế bỏ vốn ra đầu tư, do tâm lý e ngại về thời gian và khả năng thu hồi vốn. Do đó cơ hội để phát triển kinh tế của họ trở nên rất khó khăn. Nghèo đói chẳng những là nổi lo của mỗi gia đình mà nó trở thành gánh nặng chung của mọi xã hội, mọi nhà nước và mọi quốc gia. Việt Nam là một quốc gia đông dân cư với dân số trên 83 triệu người. Thế nhưng, vẫn còn là một quốc gia nghèo, vì thế công tác xóa đói giảm nghèo cho người dân trở thành một vấn đề cấp bách. Với ý nghĩa đó, ngày 4/10/2002 ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam (CSXHVN) được thành lập theo quyết định 131/QĐ- TTg và Nghị định số78/2002/NĐ-CP của Chính phủ nhằm tạo ra một kênh riêng biệt thực hiện công tác hỗ trợ vốn cho người nghèo và các đối tượng chính sách. GVHD: Huỳnh Thị Đan Xuân 1 SVTH: Lê Thị Diễm Nga Phân tích hiệu quả sử dụng vốn vay hộ nghèo tại NHCSXH huyện Chợ Lách NHCSXH Việt Nam ra đời, một hệ thống dọc Ngân hàng Chính sách từ Trung Ương đến địa phương nhanh chóng được thiết lập. NHCSXH là một công cụ đắc lực trong công cuộc xóa đói giảm nghèo tại địa phương. Chợ Lách là một huyện của tỉnh Bến Tre, thế nhưng tỷ lệ người nghèo còn cao, số người không có việc làm và lao động nhàn rỗi còn nhiều, Phòng giao dịch (PGD) Chợ Lách ra đời như tiếp thêm sức cho công tác xóa đói giảm nghèo nơi đây. Với mong muốn tìm hiểu tình hình hoạt động cũng như chất lượng tín dụng của PGD đối với người nghèo như thế nào, người nghèo có sử dụng nguồn vốn vay hiệu quả hay không, em đã chọn đề tài: “Phân tích hiệu quả sử dụng vốn vay hộ nghèo của Phòng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội huyện Chợ Lách”. Với hy vọng rằng, qua quá trình tìm hiểu cũng như thực hiện đề tài em có thể học được nhiều kiến thức bổ ích về một loại hình ngân hàng được xem là trẻ nhất trong hệ thống ngân hàng Việt Nam. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung: phân tích hiệu quả sử dụng vốn vay của hộ nghèo tại PGD NHCSXH huyện Chợ Lách 1.2.2 Mục tiêu cụ thể ü Phân tích tình hình cho vay hộ nghèo tại NHCSXH huyện Chợ Lách qua 3 năm (2007-2009). ü Phân tích về thực trạng sử dụng vốn vay của hộ nghèo trong năm 2009. ü Đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay của hộ nghèo. GVHD: Huỳnh Thị Đan Xuân 2 SVTH: Lê Thị Diễm Nga Phân tích hiệu quả sử dụng vốn vay hộ nghèo tại NHCSXH huyện Chợ Lách 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Không gian: nguồn thông tin là của huyện và của NHCSXH Chợ Lách 1.3.2 Thời gian: Số liệu và thông tin sử dụng trong đề tài từ năm 2007 đến 2009 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu ü Các hộ nghèo có vay vốn tại NHCSXH huyện Chợ Lách ü Công văn, Nghị định của ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam. ü Các báo cáo của đơn vị thực tập về: Tình hình hoạt động qua các năm (2007-2009), tình hình dư nợ, tình hình thu nợ, doanh số cho vay từ năm 2007 đến 2009. ü Các báo cáo về tình hình kinh tế xã hội của huyện, công tác xóa đói giảm nghèo của đơn vị có liên quan. 1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU Tham khảo các đề tài có liên quan như: 1. Luận văn: “Cho vay hộ nghèo tại NHCSXH huyện Chợ Lách chi nhánh NHCSXH tỉnh Bến Tre_thực trạng và giải pháp”. Sinh viên thực hiện Khổng Hoàng Yến Lớp Kế Toán Khóa 29, Khoa Kinh Tế Quản Trị Kinh Doanh, Trường Đại Học Cần Thơ. Đề tài tập trung phân tích thực trạng cho vay hộ nghèo và qua đó đề ra được một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng. 2. Luận văn: “Phân tích hoạt động tín dụng tại NHCSXH huyện Vị Thủy”. Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Hồng Diễm Lớp Quản Trị Kinh Doanh Khóa 29, Khoa Kinh Tế Quản Trị Kinh Doanh, Trường Đại Học Cần Thơ. Giáo viên hướng dẫn Bùi Văn Trịnh. Đề tài phân tích về thực trạng hoạt động tín dụng, các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động tín dụng, và cuối cùng là đề ra một số giải pháp nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động tín dụng. GVHD: Huỳnh Thị Đan Xuân 3 SVTH: Lê Thị Diễm Nga Phân tích hiệu quả sử dụng vốn vay hộ nghèo tại NHCSXH huyện Chợ Lách CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1 Khái niệm và tiêu chuẩn xác định hộ nghèo 2.1.1.1 Khái niệm hộ gia đình “Những hộ gia đình mà các thành viên có tài sản chung để hoạt động kinh tế chung trong quan hệ sử dụng đất trong hoạt động sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và trong một số lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác do pháp luật quy định, là chủ thể trong các quan hệ dân sự đó. Những hộ gia đình mà đất ở đó được giao cho hộ cũng là chủ thể trong các quan hệ dân sự đó liên quan đến đất đó”. [11] 2.1.1.2 Khái niệm hộ gia đình nghèo “Là hộ gia đình được xác định dựa trên chuẩn mực hộ gia đình nghèo do bộ lao động thương binh xã hội công bố từng thời kỳ”.[11] 2.1.1.3 Tiêu chuẩn xác định hộ nghèo Tiêu chuẩn nghèo do bộ lao động thương binh xã hội quy định Căn cứ vào qui mô tốc độ tăng trưởng kinh tế, nguồn lực tài chính từng giai đoạn và mức sống thực tế của người dân ở từng vùng, BLĐTBXH đưa ra chuẩn nghèo đói nhằm lập danh sách hộ nghèo từ cấp thôn, xã và danh sách xã nghèo từ các huyện trở lên để hưởng sự trợ giúp của chính phủ từ chương trình mục tiêu quốc gia XĐGN và các chính sách hổ trợ khác…Chuẩn nghèo đói do BLĐTBXH sẽ thay đổi theo từng thởi kỳ. Năm 1997 Theo văn bản số 175/LĐTBXH – BT ngày 20/5/1997 về việc xác định chuẩn mực hộ đói nghèo (chuẩn mực tối thiểu) để áp dụng cho giai đoạn 1996-2000. Hộ nghèo là hộ có thu nhập bình quân đầu người hàng tháng quy đổi ra gạo và giá trị tương đương: Dưới 25kg gạo tương đương 90.000đ ở thành thị. GVHD: Huỳnh Thị Đan Xuân 4 SVTH: Lê Thị Diễm Nga Phân tích hiệu quả sử dụng vốn vay hộ nghèo tại NHCSXH huyện Chợ Lách Dưới 20kg gạo tương đương 70.000đ ở nông thôn, đồng bằng, trung du. Dưới 15kg gạo tương đương 55.000đ ở nông thôn, miền núi, hải đảo. Hộ đói là hộ có thu nhập bình quân đầu người hàng tháng qui đổi ra gạo tương đương dưới 13kg gạo tương đương 45.000đ. Từ năm 2001 BLĐTBXH đã công bố mức chuẩn nghèo mới để áp dụng cho thời kỳ 2001-2005 theo quyết định số 1143/2000/QĐ-LĐTBXH. Quyết định: Điều chỉnh chuẩn hộ nghèo theo mức thu nhập bình quân đầu người trong hộ cho từng vùng, cụ thể như sau: Vùng nông thôn, miền núi, hải đảo:80.000đ/tháng. Vùng nông thôn, đồng bằng: 100.000đ/tháng. Vùng thành thị: 150.000đ/tháng. Những hộ có thu nhập bình quân đầu người dưới mức qui định nêu trên được xác định là hộ nghèo. Giai đoạn này BLĐTBXH đã không qui định chuẩn đói và cũng không dùng gạo để qui định mức nghèo. Năm 2005 theo quyết định số 170/2005/QĐ-TTg ngày 08/07/2005 của Thủ tướng chính phủ về ban hành chuẩn nghèo đói mới áp dụng cho giai đoạn 20062010. Chuẩn nghèo giai đoạn này được xác định dựa trên cơ sở là mức chi tiêu của hộ gia đình. Trong đó: Khu vực nông thôn là 200.000đ/tháng. Khu vực thành thị là 260.000đ/tháng. Những hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người dưới mức qui định nêu trên được xác định là hộ nghèo. 2.1.2 Khái niệm tín dụng: Tín dụng xuất phát từ chữ La tinh Creditium có nghĩa là tin tưởng, tín nhiệm. Tiếng Anh gọi là Credit. Theo ngôn ngữ dân gian Việt Nam, tín dụng có nghĩa là sự vay mượn. Tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời quyền sử dụng một lượng giá trị dưới hình thức hiện vật hay tiền tệ, từ người sở hữu sang người sử dụng sau đó hoàn trả lại với một lượng giá trị lớn hơn. GVHD: Huỳnh Thị Đan Xuân 5 SVTH: Lê Thị Diễm Nga Phân tích hiệu quả sử dụng vốn vay hộ nghèo tại NHCSXH huyện Chợ Lách Khái niệm trên thể hiện ở 3 mặt cơ bản: − Có sự chuyển giao quyền sử dụng một lượng giá trị từ người này sang người khác. − Sự chuyển giao này mang tính chất tạm thời. − Khi hoàn trả lại lượng giá trị đã chuyển giao cho người sở hữu phải kèm theo một lượng giá trị dôi thêm gọi là lợi tức. Tín dụng cũng có thể được hiểu là mối quan hệ giữa người đi vay và người cho vay được biểu hiện dưới hình thức tiền tệ hoặc hàng hóa. Trong mối quan hệ kinh tế đó người đi vay phải trả cho người cho vay cả vốn lẫn lãi sau một thời gian nhất định. Với khái niệm chung về tín dụng thì tín dụng đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác là việc sử dụng các nguồn lực tài chính do Nhà Nước huy động để cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác vay ưu đãi phục vụ sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, cải thiện đời sống, góp phần thực hiện mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo, ổn định xã hội. 2.1.3. Bản chất và chức năng của tín dụng 2.1.3.1 Bản chất tín dụng Tín dụng thể hiện ra bên ngoài là sự chuyển giao quyền sử dụng tài sản giữa người cho vay và người đi vay, nhưng thực chất bên trong của nó chứa đựng mối quan hệ giữa người đi vay và người cho vay. Chính mối quan hệ này quyết định bản chất của tín dụng. 2.1.3.2 Chức năng của tín dụng Ø Tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ Đây là chức năng cơ bản của tín dụng, nhờ chức năng này mà các nguồn vốn tiền tệ trong xã hội được điều hòa từ nơi thừa sang nơi thiếu để sử dụng nhằm phát triển kinh tế. Tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ là 2 mặt hợp thành chức năng cốt lõi của tín dụng. GVHD: Huỳnh Thị Đan Xuân 6 SVTH: Lê Thị Diễm Nga Phân tích hiệu quả sử dụng vốn vay hộ nghèo tại NHCSXH huyện Chợ Lách − Ở mặt tập trung vốn tiền tệ: Nhờ sự hoạt động của hệ thống tín dụng mà các nguồn vốn nhàn rỗi được tập trung lại bao gồm tiền nhàn rỗi cuỉa dân cư, vốn bằng tiền của các doanh nghiệp, của các tổ chức đoàn thể xã hội... − Ở mặt phân phối lại vốn tiền tệ: đó là sự chuyển đổi về sử dụng nguồn vốn đã tập trung để đáp ưng nhu cầu sản xuất lưu thông hành hóa cũng như nhu cầu tiêu dùng trong toàn xã hội. Nhờ chức năng tập trung vốn tiền tệ của tín dụng mà phần lớn nguồn tiền trong xã hội từ chỗ nhàn rỗi một cách tương đối đã được huy động và được sử dụng cho các nhu cầu sản xuất và đời sống, làm cho hiệu quả sử dụng vốn trong toàn xã hội tăng. Ø Chức năng tiết kiệm tiền mặt và chi phí lưu thông − Hoạt động tín dụng trước hết tạo điều kiện ra đời cho các công cụ lưu thông tín dụng như: thương phiếu, kì phiếu, các loại séc, các phương tiện thanh toán hiện đại như thẻ tín dụng, thẻ thanh toán... Nó cho phép thay thế một số lượng tiền mặt lưu hành, từ đó làm giảm bớt chi phí liên quan như: in tiền, đút tiền... − Với sự hoạt động của tín dụng, đặc biệt là tín dụng ngân hàng đã mở ra một khả năng lớn trong việc mở tài khoản và giao dịch thanh toán thông qua ngân hàng bằng hình thức chuyển khoản, bù trừ cho nhau. − Với sự phát triển mạnh mẽ của tín dụng thì hệ thống thanh toán qua ngân hàng ngày càng được mở rộng và cho phép giải quyết nhanh chóng các mối quan hệ kinh tế, tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển. Ø Chức năng phản ánh và kiểm soát các hoạt động kinh tế Đây là chức năng phát sinh quan hệ của 2 chức năng trên. Sự vận động của vốn tín dụng phần lớn gắn liền với sự vận động của vật tư, hàng hóa, chi phí trong các xí nghiệp, các tổ chức kinh tế. Vì vậy tín dụng không những là tấm gương phản ánh hoạt động kinh tế của doanh nghiệp mà còn thông qua đó để thực hiện việc kiểm soát các hoạt động ấy nhằm ngăn chặng các hiện tượng tiêu cực lãng phí, vi phạm pháp luật... trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. GVHD: Huỳnh Thị Đan Xuân 7 SVTH: Lê Thị Diễm Nga Phân tích hiệu quả sử dụng vốn vay hộ nghèo tại NHCSXH huyện Chợ Lách 2.1.4 Vai trò của tín dụng 2.1.4.1 Góp phần cung ứng nguồn vốn cho nền kinh tế thúc đẩy sự phát triển sản xuất kinh doanh Tín dụng trước hết là nguồn cung ứng vốn cho các cá nhân, tổ chức, chủ thể kinh tế. Là một trong những công cụ để tập trung vốn một cách hữu hiệu. Có thể nói trong mọi nền kinh tế xã hội, tín dụng đều phát huy vai trò to lớn trên cuả nó: − Đối với dân chúng: Tín dụng là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư. − Đối với doanh nghiệp: Tín dụng góp phần cung ứng vốn bao gồm vốn cố định và vốn lưu động. − Đối với xã hội: Tín dụng làm tăng hiệu suất sử dụng vốn. 2.1.4.2 Tín dụng góp phần ổn định tiền tệ, giá cả Trong khi thực hiện chức năng thứ nhất là tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ, tín dụng đã góp phần làm giảm khối lượng tiền lưu hành trong nền kinh tế, đặc biệt là tiền vay trong các tầng lớp dân cư, làm giảm áp lực lạm phát, nhờ vậy góp phần ổn định tiền tệ, mặc khác do cung ứng vốn tín dụng cho nền kinh tế, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh, làm cho sản xuất ngày càng phát triển, sản phẩm hàng hóa dịch vụ làm ra ngày càng nhiều, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của xã hội, chính vì vậy mà tín dụng góp phần ổn định giá cả thị trường trong nước. 2.1.4.3 Tín dụng góp phần làm ổn định đời sống, tạo công ăn việc làm và ổn định trật tự xã hội Tín dụng một mặt có tác dụng thúc đẩy nền kinh tế phát triển, sản xuất hàng hóa và dịch vụ ngày càng gia tăng thỏa mản nhu cầu đời sống ngày càng cao của con người. Mặc khác, tín dụng còn góp phần tạo ra khả năng trong việc khai thác các tiềm năng sẳn có trong xã hội về tài nguyên thiên nhiên, lao động, đất, rừng...Do đó có thể thu hút nhiều lực lượng lao động trong xã hội để tạo ra lực lượng sản xuất mới nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. GVHD: Huỳnh Thị Đan Xuân 8 SVTH: Lê Thị Diễm Nga
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan