Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình trồng lúa hai vụ ở huyện mỹ xuyên – sóc ...

Tài liệu Phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình trồng lúa hai vụ ở huyện mỹ xuyên – sóc trăng

.PDF
66
320
80

Mô tả:

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH Luận văn tốt nghiệp PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CỦA MÔ HÌNH TRỒNG LÚA HAI VỤ Ở HUYỆN MỸ XUYÊN – SÓC TRĂNG Giáo viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện: TS. NGÔ THỊ THANH TRÚC TRẦN THỊ CẨM TÚ Mã số SV: 4085343 Lớp: KT0823A2 K34 Cần Thơ, 5/2012 LỜI CẢM TẠ Sau 4 năm học tập và nghiên cứu tại Khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh trường Đại học Cần Thơ. Hôm nay với những kiến thức đã học được ở trường và những kinh nghiệm thực tế trong quá trình học tập, em đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình. Nhân quyển luận văn này em xin gửi lời cảm ơn đến: Quý Thầy Cô trường Đại học Cần thơ, nhất là các Thầy Cô trong Khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh đã dày công truyền đạt kiến thức cho em trong suốt 4 năm học tập tại trường . Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn đến Cô Ngô Thị Thanh Trúc. Cô đã nhiệt tình hướng dẫn và đóng góp ý kiến giúp em hoàn thành tốt luận văn này. Cuối lời, em kính chúc quý Thầy Cô Khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh được dồi dào sức khỏe, công tác tốt, luôn vui vẻ trong cuộc sống và thành đạt trong công việc. . TP.Cần Thơ, ngày tháng Sinh viên thực hiện Trần Thị Cẩm Tú i năm 2012 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào. TP. Cần Thơ, ngày tháng năm 2012 Sinh viên thực hiện Trần Thị Cẩm Tú NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN Họ và tên: Ngô Thị Thanh Trúc Học vị: Tiến Sĩ Chuyên ngành: Kinh Tế Tài Nguyên Môi Trƣờng Cơ quan công tác: Khoa Kinh Tế - QTKD Trƣờng Đại Học Cần Thơ Họ tên sinh viên: Trần Thị Cẩm Tú MSSV: 4085343 Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp Tên đề tài: Phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình trồng lúa hai vụ ở huyện Mỹ Xuyên tỉnh Sóc Trăng NỘI DUNG NHẬN XÉT ► Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo: ……………………………………………………………………………………. ► Tính hình thức: ……………………………………………………………………………………. ► Ý nghĩa khoa học thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài: ……………………………………………………………………………………. ► Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của đề tài: ……………………………………………………………………………………. ► Nội dung và kết quả đạt được: ……………………………………………………………………………………. ► Các nhận xét khác: ……………………………………………………………………………………. ► Kết luận: ……………………………………………………………………………………. Ngày … tháng … năm 2012 Giáo viên hƣớng dẫn (ký và ghi họ tên) NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN Họ và tên: ………………………………………………………………… Học vị: …………………………………………………………………… Chuyên ngành: …………………………………………………………… Họ tên sinh viên: Trần Thị Cẩm Tú MSSV: 4085343 Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp Tên đề tài: Phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình trồng lúa hai vụ ở huyện Mỹ Xuyên tỉnh Sóc Trăng NỘI DUNG NHẬN XÉT ► Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo: ……………………………………………………………………………………. ► Tính hình thức: ……………………………………………………………………………………. ► Ý nghĩa khoa học thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài: ……………………………………………………………………………………. ► Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của đề tài: ……………………………………………………………………………………. ► Nội dung và kết quả đạt được: ……………………………………………………………………………………. ► Các nhận xét khác: ……………………………………………………………………………………. ► Kết luận: ……………………………………………………………………………………. Ngày … tháng … năm 2012 Giáo viên phản biện (ký và ghi họ tên) MỤC LỤC Trang Chƣơng 1 GIỚI THIỆU ............................................................................. 01 1.1 SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ............................................................... 01 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .................................................................... 02 1.2.1 Mục tiêu chung ................................................................................ 02 1.2.2 Mục tiêu cụ thể ................................................................................ 02 1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ...................................................................... 02 1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU ...................................................................... 03 1.4.1 Phạm vi không gian.......................................................................... 03 1.4.2 Phạm vi thời gian ............................................................................. 03 1.4.3 Đối tượng nghiên cứu ....................................................................... 03 1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ....................................................................... 03 Chƣơng 2 PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.. 05 2.1 Phương pháp luận .................................................................................. 05 2.1.1 Khái niệm về sản xuất ..................................................................... 05 2.1.2 Hàm sản xuất ................................................................................... 05 2.1.3 Hiệu quả sản xuất……………………………………………………….06 2.1.3.1 Tổng thu nhập……..……………………………………………...06 2.1.3.2 Khái niệm chi phí………………………………………………....07 2.1.3.3 Thu nhập ròng…….………………………………………………07 2.1.4 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất nông nghiệp……………………...07 2.2 Phương pháp nghiên cứu......................................................................... 08 2.2.1 Phương pháp thu thâ ̣p số liê ̣u ............................................................ 08 2.2.1.1 Số liệu thứ cấp……………………………………………………...08 2.2.1.2 Số liệu sơ cấp……………………………………………………....08 2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu ........................................................... 08 2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu ........................................................... 08 Trang Chƣơng 3 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SẢN XUẤT CỦA MÔ HÌNH TRỒNG LÚA HAI VỤ Ở HUYỆN MỸ XUYÊN, TỈNH SÓC TRĂNG……10 3.1 Giới thiệu sơ lược về địa bàn nghiên cứu .................................................. 10 3.1.1 Điều kiện tự nhiên ............................................................................ 10 3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội .................................................................. 11 3.2 Tình hình phát triển nông nghiệp tại địa phương. ...................................... 13 3.2.1 Ngành trồng trọt............................................................................... 13 3.2.2 Ngành chăn nuôi .............................................................................. 15 3.2.3 Ngành thủy sản ................................................................................ 16 Chƣơng 4 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA HAI VỤ Ở HUYỆN MỸ XUYÊN, TỈNH SÓC TRĂNG.............................. 18 4.1 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SẢN XUẤT LÚA CỦA CÁC MẪU ĐIỀU TRA TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MỸ XUYÊN ............................................... 18 4.1.1 Thông tin cơ bản về nông hộ……………………………………………18 4.1.1.1 Nguồn lực lao động ................................................................. 18 4.1.1.2 Nguồn lực vốn ........................................................................ 21 4.1.2 Thị trường tiêu thụ ………...…………………………………………...24 4.2 PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA CỦA VÙNG ……………………………………...….25 4.2.1 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí sản xuất lúa ……………….26 4.2.2 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất…………………………..30 Chƣơng 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA MÔ HÌNHTRỒNG LÚA HAI VỤ Ở HUYỆN MỸ XUYÊN-SÓC TRĂNG.41 5.1 NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG SẢN XUẤT LÚA CỦ A NÔNG HỘ……………………………………………………………………....35 5.1.1 Thuận lợi…………………………………………………...……………35 5.1.2 Khó khăn……………………………………………….………………..36 5.2. NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA MÔ HÌNH………..37 Chƣơng 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ……………………………………..41 6.1 Kết luận………………………………………………………………...……41 6.2 Kiến nghị……………………………………………………………………42 vi DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 3.1 Các đơn vị hành chính huyện Mỹ Xuyên năm 2011…….…................12 Bảng 3.2: Diện tích cả huyện qua ba năm 2009-2011…….…………………….14 Bảng 3.3: Sản lượng lúa cả huyện qua ba năm 2009- 2011……….…………....14 Bảng 4.4: Thống kê nguồn lực lao động của nông hộ Mỹ Xuyên năm 2011…..18 Bảng 4.5: Tỉ lệ phần trăm nhân khẩu của nông hộ huyện Mỹ Xuyên năm 2011.18 Bảng 4.6: Lao động gia đình tham gia sản xuất lúa Mỹ Xuyên năm 2011…….19 Bảng 4.7: Trình độ học vấn của nông hộ huyện Mỹ Xuyên năm 2011…………20 Bảng 4.8: Độ tuổi lao động của nông hộ huyện Mỹ Xuyên năm 2011…………21 Bảng 4.9: Nhu cầu về vốn của nông hộ huyện Mỹ Xuyên năm 2011…………..21 Bảng 4.10: Qui mô diện tích đất canh tác của nông hộ…………………………22 Bảng 4.11: Số năm kinh nghiệm của nông hộ trồng lúa………………………..23 Bảng 4.12: Việc tham gia tập huấn của nông hộ………………………………..23 Bảng 4.13: Số hộ áp dụng các hình thức khoa học kỹ thuật…………………….24 Bảng 4.14: Khó khăn trong việc tiêu thụ………………………………………..25 Bảng 4.15: Khoản mục về chi phí sản xuất lúa của nông hộ huyện Mỹ Xuyên trong năm 2010-2011……………………………………………………………26 Bảng 4.16 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất của mô hình lúa hai vụ ở huyện Mỹ Xuyên , năm 2011...............................................................................29 Bảng 4.17 Hiệu quả sản xuất lúa 2 vụ thông qua kiểm định hồi quy với biến phụ thuộc lnY (năng suất) ở huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng, 2011........................30 DANH MỤC HÌNH Trang Hình 3.1: Bản đồ vị trí hành chính huyện Mỹ Xuyên ...................................... 10 Hình 3.2: Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp huyện Mỹ Xuyên, 2011.................. 13 Hình 3.3: Biểu đồ năng suất lúa huyện Mỹ Xuyên, 2011 ................................. 15 CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Cây lúa vốn được xem là một trong năm loại cây lương thực có vị trí hết sức quan trọng trong đời sống của phần lớn nhân loại, theo thống kê của tổ chức FAO thì hiện nay có hơn 3,5 tỉ người ( trên 50% dân số thế giới) sử dụng gạo làm thức ăn hằng ngày, và hầu như đối với các nước Đông Nam Á thì lúa gạo là thực phẩm chính của mình. Tại Việt Nam gạo được xem là nguồn lương thực thiết yếu hàng đầu của người Việt vì hầu như 100% của dân số 89 triệu người (báo cáo Tình hình Dân số Thế giới 2010 của Liên Hi ệp Quốc, 2011) không ai không ăn gạo hằng ngày. Cho đến nay lúa gạo vẫn là mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam, mỗi năm sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam đều tăng trên một triệu tấn. Năm 2011, cả nước xuất khẩu đạt 7,3 triệu tấn gạo ( Thống kê của FAO, 2012) đứng hàng thứ hai trên thế giới về xuất khẩu gạo chỉ sau Thái Lan với sản lượng xuất khẩu 10,6 triệu tấn. Việt Nam có hai vùng trồng lúa chính là Đồng bằng sông Hồng ở miền Bắc và Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) ở miền Nam, trong đó ĐBSCL là vựa lúa chính của cả nước. Với truyền thống lúa nước và những kinh nghiệm canh tác từ rất xa xưa cùng với điều kiện sản xuất hết sức thuận lợi nên hằng năm ĐBSCL cung cấp khoảng 50% sản lượng lúa cho cả nước ( Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2009). Sóc Trăng là một tỉnh thuộc khu vực ĐBSCL, nằm cuối hạ lưu sông Hậu, nên có lợi thế về phát triển nông nghiệp, trong đó có huyện Mỹ Xuyên là huyện thuần nông, kinh tế chủ yếu là nông nghiệp với cây trồng chính là lúa. Tuy nhiên, tiềm năng của cây lúa chưa được nông dân khai thác đúng mức và phát huy tối đa trong quá trình sản xuất cụ thể như: năng suất lúa của các nông hộ trong huyện chỉ đạt từ 730-750 kg/công thấp hơn bình quân chung của toàn tỉnh là 800 kg/công (Mỹ Duyên, 2012), bên cạnh đó diện tích gieo trồng giống lúa cấp thấp IR 50404 vẫn còn chiếm tỉ lệ cao trong cơ cấu giống của địa phương khoảng 25,19% ( Mỹ Duyên, 2012) dẫn đến chất lượng lúa thấp làm 1 giảm giá bán, bên cạnh đó những biến động về kinh tế như lạm phát đẩy giá cả vật tư nông nghiệp tăng cao, nếu giá phân bón vụ Đông Xuân khoảng 450.000470.000 đồng/công thì đến vụ Hè Thu đã tăng từ 550.000-570.000 đồng/công làm cho chi phí sản xuất tăng, trong khi giá lúa đầu ra bấp bênh do biến động của thị trường. Mặc dù có Nghị định 41 về ưu đãi tín dụng đối với nông nghiệp nông thôn nhưng đến nay việc tiếp cận nguồn vốn của nông dân vẫn còn hạn chế, những khoản vay nhỏ theo hình thức tín chấp thường chỉ đủ để người nông dân đắp đổi qua ngày chứ không đủ để mở rộng sản xuất, thời tiết bất thường và dịch bệnh cũng làm giảm hiệu quả sản xuất lúa, từ đó dẫn đến thu nhập ròng của các nông hộ giảm làm ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân. Từ những vấn đề trên, việc nghiên cứu đề tài “Phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình trồng lúa hai vụ ở huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng” nhằm tìm hiểu thực trạng sản xuất lúa của huyện, tìm hiểu những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất lúa hai vụ. Từ đó đưa ra những giải pháp giúp nông hộ sản xuất lúa có hiệu quả hơn góp phần nâng cao thu nhập cho bà con. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình trồng lúa hai vụ ở huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Tìm hiểu thực trạng sản xuất lúa hai vụ ở huyện Mỹ Xuyên, Sóc Trăng. - Phân tích một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả mô hình hai lúa trên địa bàn huyện Mỹ Xuyên. - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất của việc sản xuất lúa hai vụ ở huyện Mỹ Xuyên. - Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị góp phần nâng cao cho hiệu quả sản xuất lúa hai vụ. 1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU - Thực trạng sản xuất lúa trên địa bàn huyện như thế nào? - Mô hình sản xuất lúa hai vụ trên địa bàn huyện Mỹ Xuyên có đạt được hiệu quả không? - Các yếu tố nào ảnh hưởng đến năng suất của nông hộ sản xuất lúa. 2 - Giải pháp nào giúp hộ nông dân trồng lúa đạt hiệu quả cao? 1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1. Phạm vi không gian Đề tài tập trung nghiên cứu tại địa bàn huyện Mỹ Xuyên- tỉnh Sóc Trăng 1.4.2. Phạm vi thời gian Số liệu thứ cấp được sử dụng từ năm 2009 – 2011 Số liệu sơ cấp được điều tra trực tiếp từ tháng 2/2012 đến tháng 4/2012 1.4.3. Đối tƣợng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu được thực hiện trên cây lúa ở huyện Mỹ Xuyên- tỉnh Sóc Trăng. 1.5. LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU Võ Thị Thúy Diễm (2011) đã nghiên cứu về “ So sánh hiệu quả kinh tế của mô hình sản xuất lúa ở Thành phố Cần Thơ và tỉnh Đồng Tháp”. Kết quả phân tích cho thấy mô hình sản xuất lúa ở Thành phố Cần Thơ đạt hiệu kinh tế cao hơn ở tỉnh Đồng Tháp. Sau khi trừ đi các khoản chi phí thì thu nhập ròng của nông hộ ở Thành phố Cần Thơ và Đồng Tháp lần lượt là 3.740.037 đồng/công và 3.090.503 đồng/công, ta thấy lợi nhuận của nông hộ ở Thành phố Cần Thơ cao hơn Đồng Tháp là 649.534 đồng/công. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong hai mô hình sản xuất thì mô hình sản xuất lúa ở Tp.Cần Thơ đạt hiệu quả kinh tế cao hơn mô hình ở Đồng Tháp. Ngoài ra, Nguyễn Văn Thái (2011) nghiên cứu về “Phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình hai vụ lúa- một vụ mè, ở Phường Tân Lộc, Quận Thốt Nốt, Thành Phố Cần Thơ”. Tác giả đã sử dụng phương pháp hồi quy tương quan để tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất, từ thực tế điều tra cho thấy vụ lúa Đông Xuân đạt năng suất trung bình 7,8 tấn/ha, có hộ còn lên đến 9,2 tấn/ha và giá bán cũng khá, trung bình là 5.600 đồng/kg, so với vụ Hè Thu trước đó thì cao hơn nhiều vì vụ này năng suất trung bình chỉ đạt 5,2 tấn/ha, và giá bán trung bình là 4.800 đồng/kg, năng suất mè đạt khá cao so với những nơi khác do đất đai tốt, thời tiết thuận lợi nên năng suất đạt trung bình là 1.3 tấn/ha, mức giá trung bình là 27.000 đồng/kg. Chính vì thế vụ Đông Xuân là vụ có hiệu quả sản xuất cao nhất, tiếp theo là vụ mè Xuân Hè và vụ lúa Hè Thu. 3 Theo Nguyễn Thanh Tịnh (2011) nghiên cứu về “ phân tích thực trạng, hiệu quả mô hình hai lúa của nông hộ trên địa bàn huyện Hòn Đất, Kiên Giang”. Bài viết đã cho thấy việc áp dụng mô hình sản xuất lúa 2 vụ mang lại hiệu quả kinh tế cao cho huyện, lợi nhuận của hộ qua 2 vụ Đông Xuân, Hè Thu lần lượt là 32.324.000 đồng/ha và 21.957.000 đồng/ha. Tác giả đã sử dụng hàm hồi qui để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của Đông Xuân và Hè Thu, việc định lượng các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận để giúp tháo gỡ khó khăn trong vụ mùa sản xuất của nông hộ. Và từ đó, có cơ sở để đề ra những giải pháp và chính sách đối với nông hộ sản xuất trên địa bàn. 4 CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 PHƢƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1. Khái niệm về sản xuất Sản xuất là quá trình kết hợp các yếu tố đầu vào và qui trình biến đổi (inptuts) để tạo ra một sản phẩm và dịch vụ nào đó (outputs). - Yếu tố đầu vào: là các loại hàng hóa và dịch vụ dùng để sản xuất ra hàng hóa dịch vụ khác. Trong sản xuất lúa thì các yếu tố đầu vào bao gồm: giống phân bón, thuốc nông dược, đất, nước, lao động, vốn, máy móc thiết bị... - Yếu tố đầu ra (sản phẩm): hàng hóa và dịch vụ được tạo ra từ quá trình sản xuất yếu tố đầu ra thường đo bằng sản lượng. Mối quan hệ giữa số lượng các yếu tố đầu vào và số lượng sản phẩm đầu ra của quá trình sản xuất được biểu diễn bằng hàm sản xuất. 2.1.2. Hàm sản xuất Mô tả một quan hệ kỹ thuật nhằm chuyển đổi các nguồn lực đầu vào để sản xuất thành một sản phẩm cụ thể nào đó. Dạng tổng quát: y = f(x1, x2,..., xm) y: là mức sản lượng x1, x2,..., xm: là các nguồn lực đầu vào của quá trình sản xuất Tuy có nhiều dạng hàm sản xuất được ứng dụng trong nghiên cứu, nhưng hàm Cobb – Douglas là phương pháp phổ biến được sử dụng để nghiên cứu hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Hàm sản xuất Cobb – Douglas có dạng : LnY = ln(a) + b1ln(X1) +b2ln(X2) + …. + bnln(Xn) Trong đó: Y là biến phụ thuộc a là hệ số hồi quy của mô hình. bi là hệ số co giãn của các biến phụ thuộc với các biến độc lập, các hệ số này được ước lượng bởi phương trình hồi quy. X1,…..Xn là các biến độc lập của mô hình 5 Áp dụng cụ thể cho các hộ trồng lúa tại huyện Mỹ Xuyên - tỉnh Sóc Trăng, ta phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất vụ Đông Xuân và Hè Thu. Theo Cobb-Douglas ta có mô hình hàm sản xuất như sau: ln Y = β0 + β1( lnX1) +β2(lnX2) + β3(lnX3) + β4( lnX4) + β5(lnX5) + β6 (lnX6) + β7 (lnX7) Gọi: lnY là biến phụ thuộc; Các biến độc lập gồm: lnX1, lnX2, lnX3, lnX4, lnX5, lnX6 lnY: là năng suất (kg/công) lnX1: Lượng Đạm (kg) lnX2: Lượng Lân (kg) lnX3: Lượng Kali (kg) lnX4: Tổng ngày công (ngày công) lnX5: Lượng giống (kg) lnX6: Diện tích canh tác (công) lnX7: Chi phí thuốc (đồng/công) 2.1.3. Hiệu quả sản xuất Hiệu quả sản xuất được đo lường bằng sự so sánh kết quả sản xuất kinh doanh với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Hiệu quả sản xuất trong nông nghiệp được tính như sau: Lợi nhuận trên một đơn vị diện tích = Doanh thu trên một đơn vị diện tích – Tổng chi phí sản xuất trên một đơn vị diện tích 2.1.3.1. Tổng thu nhập Tổng thu nhập là giá trị sản phẩm hay toàn bộ số tiền thu được do tiêu thụ sản phẩm tức là tất cả số tiền mà nông hộ nhận được sau khi bán sản phẩm. Hay nói cách khác tổng thu nhập bằng sản lượng khi tiêu thụ nhân với giá bán. n TR   Qi xPi i 1 Trong đó: TR là tổng thu nhập Qi số lượng sản phẩm tiêu thụ thứ i. P i giá đơn vị sản phẩm thứ i. 6 2.1.3.2 Khái niệm chi phí Chi phí (TC) là tất cả những hao phí bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh để tiêu thụ sản phẩm hay là toàn bộ chi phí bỏ ra để sản xuất ra một sản phẩm nhất định. Chí phí công lao động gia đình trong một vụ sản xuất = Số ngày công lao động gia đình trong một vụ sản xuất x Chi phí thuê lao động trung bình theo ngày tại địa phương. 2.1.3.3. Khái niệm thu nhập ròng (P, profit) Thu nhập rồng là khoản chênh lệnh giữa tổng thu nhập và chi phí bỏ ra. Hay nói cách khác thu nhập rồng chính là lượng tiền thu nhập thực mà nông hộ có được sau khi đã trừ đi các khoản chi phí đầu tư ban đầu. P = TR – TC Trong đó : TR là tổng thu nhập. TC là tổng chi phí sản xuất Có 2 loại thu nhập rồng : thu nhập rồng không tính công lao động gia đình và thu nhập rồng có tính công lao động gia đình. 2.1.4. Một số chỉ tiêu trong đánh giá hiệu quả sản xuất nông nghiệp a) Tổng thu nhập trên chi phí (TR/TC): Tỷ số này phản ánh một đồng chi phí đầu tư thì chủ thể đầu tư sẽ thu được bao nhiêu đồng thu nhập ròng. Nếu chỉ số TR/TC nhỏ hơn 1 thì người sản xuất bị lỗ, nếu TR/CP bằng 1 thì hoà vốn, TR/TC lớn hơn 1 người sản xuất mới có lời. Tổng thu nhập / chi phí = TR/TC Trong đó: TR là tổng thu nhập TC là tổng chi phí sản xuất b) Thu nhập ròng trên tổng thu nhập (P/TR): tỷ số này cho biết với một đồng thu nhập thì nông hộ có bao nhiêu đồng lợi nhuận. Thu nhập ròng/ tổng thu nhập = P TR Trong đó: P là thu nhập ròng TR tổng thu nhập c) Thu nhập ròng trên ngày công: tỷ số này cho biết với một ngày công lao động bỏ ra thì nông hộ thu được bao nhiêu đồng thu nhập ròng. 7 Thu nhập ròng/ ngày công = P NC Trong đó: P là thu nhập ròng NC là ngày công d) Tổng thu nhập trên ngày công: tỷ số này thể hiện với một này công lao động bỏ ra thì nông hộ thu được bao nhiêu đồng tổng thu nhập. Tổng thu nhập/ngày công = TR NC Trong đó: TR là tổng thu nhập NC là ngày công 2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Phƣơng pháp thu thâ ̣p số liêụ 2.2.1.1 Số liêụ thƣ́ cấ p - Lấy từ các báo cáo tổng kết hoạt động ngành của Phòng Nông nghiê ̣p huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng (2009-2011). - Lấy từ các tài liệu có liên quan đến tình hình sản xuất nông nghiệp ở huyê ̣n Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng trong giai đoạn 2009-2011. 2.2.1.2 Số liêụ sơ cấ p Đề tài đã phỏng vấn trực tiếp 70 hộ gia đình của 2 xã Đại Tâm ( 32 hộ) và Tham Đôn ( 38 hộ) có tham gia sản xuất lúa 2 vụ Đông Xuân và Hè Thu. Việc thu thập số liệu phục vụ cho việc nghiên cứu dựa vào bảng câu hỏi được soạn sẵn ( xem Phụ lục 2). Cách phỏng vấn sẽ được thực hiện theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Các hộ được chọn phỏng vấn có thể đại diện cho địa bàn nghiên cứu do kỹ thuật canh tác và điều kiện canh tác của nông dân trong vùng tương đối đồng nhất dù địa bàn nông dân phân bố rộng. 2.2.3. Phƣơng pháp phân tích số liệu Đề tài sử dụng những phương pháp phân tích số liệu sau để phân tích cụ thể từng mục tiêu: Đối với mục tiêu 1: Phương pháp thống kê mô tả (tần số, giá trị trung bình, giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất) được sử dụng để phân tích thực trạng sản xuất của mô hình trồng lúa hai vụ ở huyện Mỹ Xuyên - tỉnh Sóc Trăng Đối với mục tiêu 2: Phương pháp thống kê mô tả ( giá trị trung bình, tỷ trọng) và sử dụng các tỷ số tài chính như thu nhập ròng/tổng thu nhập, tổng thu 8 nhập/chi phí, thu nhập ròng/ngày công, tổng thu nhập/ ngày công để đánh hiệu quả sản xuất của hai vụ và của cả mô hình. Đối với mục tiêu 3: số liệu được nhập vào Excel và xử lý bằng phần mềm SPSS để tìm ra những yếu tố ảnh hưởng đến năng suất của mô hình. Đối với mục tiêu 4: từ những phân tích trên, ta rút ra các giải pháp hợp lý và khắc phục các khó khăn cho mô hình sản xuất lúa hai vụ. 9 CHƢƠNG 3 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SẢN XUẤT CỦA MÔ HÌNH TRỒNG LÚA HAI VỤ Ở HUYỆN MỸ XUYÊN 3.1. Giới thiệu sơ lƣợc về địa bàn nghiên cứu 3.1.1. Điều kiện tự nhiên 3.1.1.1. Vị trí địa lý Mỹ Xuyên là một huyện nằm ở phía Nam thành phố Sóc Trăng, có vị trí giáp ranh như sau: Phía Đông giáp huyện Trần Đề Phía Đông Nam giáp huyện Vĩnh Châu Phía Đông Bắc giáp thành phố Sóc Trăng Phía Tây giáp huyện Thạnh Trị Phía Tây Nam giáp tỉnh Bạc Liêu Phía Tây Bắc giáp huyện Mỹ Tú. Hình 3.1: Bản đồ vị trí hành chính huyện Mỹ Xuyên Nguồn: http://www.google.com.vn Nằm trong khu vực được hình thành qua nhiều năm lấn biển nên địa hình bao gồm phần đất bằng, xen kẽ là những vùng trũng và các giồng cát. 10 3.1.1.2. Đất đai Tổng diện tích đất tự nhiên của toàn huyện hiện nay là 37.176,54ha, chiếm 11,2% diện tích tỉnh Sóc Trăng. Địa hình huyện Mỹ Xuyên tương đối bằng phẳng, cao độ trung bình 0,5 – 1,0 m so với mặt nước biển, thấp dần từ Đông sang Tây và hướng Đông Nam – Tây Bắc. Địa hình thấp tập trung ở phía Bắc của huyện như Thạnh Quới, Thạnh Phú, Đại Tâm với địa hình bằng phẳng nên rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. 3.1.1.3 Khí hậu Huyện Mỹ Xuyên nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới chịu ảnh hưởng gió mùa, hàng năm có mùa khô và mùa mưa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 26,80C, ít khi bị bão lũ. Lượng mưa trung bình trong năm là 1.864 mm, tập trung nhất từ tháng 8,9,10, độ ẩm trung bình là 83%, thuận lợi cho cây lúa phát triển. 3.1.1.4 Sông ngòi Mỹ Xuyên có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, có nhiều ao hồ được phân bố rộng khắp trên địa bàn, nơi dự trữ nguồn nước mặt vào mùa khô. Ngoài ra lượng nước lớn của Sông Mỹ Thanh hằng năm chảy ngang qua địa phận huyện Mỹ Xuyên đã cung cấp nguồn nước phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất trên địa bản toàn huyện thông qua hệ thống kênh rạch. Nguồn nước ngầm được khai thác sử dụng cho việc sinh hoạt của nhân dân trong huyện bằng giếng khoan với tầng sâu 80m – 200 m cho chất lượng nước khá tốt. 3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 3.1.2.1 Hành chính Huyện Mỹ Xuyên được thành lập vào tháng 4 năm 1992, vào ngày 23 tháng 12 năm 1999, Chính Phủ ban hành Nghị quyết số 64/NQ-CP điều chỉnh địa giới hành chính hai huyện Mỹ Xuyên và Long Phú, từ đó 5 xã: Tài Văn, Viên An, Viên Bình, Thạnh Thới An và Thạnh Thới Thuận trước đây trực thuộc huyện Mỹ Xuyên nay đã được tách ra cùng với một phần diện tích khác thuộc huyện Long Phú để thành lập huyện Trần Đề. Hiện nay, huyện Mỹ Xuyên gồm 10 xã và 1 thị trấn với 103 ấp. 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan