Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân tích hiệu quả kỹ thuật mô hình trồng củ cải trắng của nông hộ tại huyện vĩn...

Tài liệu Phân tích hiệu quả kỹ thuật mô hình trồng củ cải trắng của nông hộ tại huyện vĩnh châu, tỉnh sóc trăng

.PDF
74
309
138

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN THỊ THÙY LINH PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KỸ THUẬT MÔ HÌNH TRỒNG CỦ CẢI TRẮNG CỦA NÔNG HỘ TẠI HUYỆN VĨNH CHÂU, TỈNH SÓC TRĂNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Kinh Tế Nông Nghiệp Mã ngành: 52620115 08 - 2014 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN THỊ THÙY LINH MSSV: 4114627 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KỸ THUẬT MÔ HÌNH TRỒNG CỦ CẢI TRẮNG CỦA NÔNG HỘ TẠI HUYỆN VĨNH CHÂU, TỈNH SÓC TRĂNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Kinh Tế Nông Nghiệp Mã ngành: 52620115 GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN PHẠM QUỐC HÙNG 08 – 2014 0 LỜI CẢM TẠ Trong suốt quá trình học tập vừa qua, được sự hướng dẫn của Quý Thầy Cô Khoa Kinh tế & Quản trị kinh doanh Trường Đại học Cần Thơ, em đã tiếp thu được rất nhiều kiến thức bổ ích, đặc biệt là trong quá trình thực hiện Luận văn tốt nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn Quý Thầy Cô Khoa Kinh Tế & QTKD đã tạo điều kiện cho em thực hiện đề tài này, đặc biệt là thầy Phạm Quốc Hùng đã tận tâm hướng dẫn, định hướng kiến thức và góp ý kiến để em hoàn thành tốt đề tài luận văn này. Bên cạnh đó, em cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo, các cô chú, anh chị trong Phòng kinh tế, Trạm khuyến nông, Trạm bảo vệ thực vật và Chi cục thống kê thị xã Vĩnh Châu đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, chỉ dẫn nhiệt tình, hỗ trợ và cung cấp số liệu cùng những kiến thức quý báu để em hoàn thành đề tài. Em cũng xin cảm ơn các hộ gia đình đã nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp những thông tin quý báo cho để em có thể hoàn thành bài luận văn này. Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn đến gia đình và bạn bè đã luôn động viên, khuyến khích, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình học tập cũng như lúc làm luận văn. Em xin chân thành cảm ơn! Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2014 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Thuỳ Linh i TRANG CAM KẾT Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác. Cần Thơ, ngày … tháng …. năm 2014 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Thuỳ Linh ii NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………................ …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… ………………………………………………….................................................... Cần Thơ, ngày …. tháng …. năm … Giảng viên hướng dẫn Phạm Quốc Hùng iii NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN …………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………........ …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… ………………………………………………….................................................... Cần Thơ, ngày....tháng...năm... Giảng viên phản biện iv MỤC LỤC Trang CHƯƠNG 1 ..................................................................................................................1 GIỚI THIỆU ................................................................................................................... 1 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ................................................................................. 1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ......................................................................... 2 1.2.1 Mục tiêu chung ...................................................................................... 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể ...................................................................................... 2 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU ............................................................................ 2 1.3.1 Phạm vi không gian ............................................................................... 2 1.3.2 Phạm vi thời gian .................................................................................. 2 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................ 2 1.3.4 Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 2 CHƯƠNG 2 ..................................................................................................................3 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................. 3 2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN .............................................................................. 3 2.1.1 Một số khái niệm. .................................................................................. 3 2.1.2 Đo lường hiệu quả kỹ thuật bằng phương pháp phi tham số. ............... 5 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................ 7 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu ................................................................ 7 2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu .............................................................. 8 v CHƯƠNG 3.................................................................................................................13 TỔNG QUAN VỀ HUYỆN VĨNH CHÂU, TỈNH SÓC TRĂNG...........................13 3.1 TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI HUYỆN VĨNH CHÂU, TỈNH SÓC TRĂNG ................................................................... 13 3.1.1 Điều kiện tự nhiên ............................................................................... 13 3.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội .................................................................... 16 3.1.3 Cơ sở hạ tầng, kỹ thuật ........................................................................ 18 3.2 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Ở THỊ XÃ VĨNH CHÂU, TỈNH SÓC TRĂNG .................................................................................................... 19 3.2.1 Về trồng trọt ........................................................................................ 19 3.2.2 Về chăn nuôi ........................................................................................ 21 3.2.3 Thủy sản .............................................................................................. 22 3.3 THỰC TRẠNG SẢN XUẤT CỦ CẢI TRẮNG TẠI THỊ XÃ VĨNH CHÂU.. 23 3.3.1 Giới thiệu về củ cải trắng .................................................................... 23 3.3.2 Kỹ thuật trồng và chăm sóc ................................................................. 24 3.3.3 Diện tích, sản lượng, năng suất qua giai đoạn 2012 – 6 tháng đầu năm 2014 .............................................................................................................. 26 3.3.4 Mô tả các đặc điểm của nông hộ ......................................................... 27 3.3.5 Diện tích đất ........................................................................................ 29 3.3.6 Nguồn vốn sản xuất ............................................................................. 30 3.3.7 Tập huấn kỹ thuật ................................................................................ 30 3.3.8 Lý do trồng củ cải................................................................................ 31 3.3.9 Kỹ thuật sản xuất ................................................................................. 32 3.3.10 Đặc điểm tiêu thụ .............................................................................. 34 CHƯƠNG 4 ................................................................................................................36 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KỸ THUẬT VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ KỸ THUẬT MÔ HÌNH TRỒNG CỦ CẢI TRẮNG TẠI HUYỆN VĨNH CHÂU, TỈNH SÓC TRĂNG ........................................................................... 36 4.1 PHÂN TÍCH CHI PHÍ - LỢI NHUẬN VÀ CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH ...... 36 vi 4.1.1 Phân tích chi phí – lợi nhuận ............................................................... 36 4.1.2 Phân tích doanh thu và các tỷ số tài chính .......................................... 38 4.2 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KỸ THUẬT ........................................................ 41 4.2.1 Thống kê mô tả các biến trong mô hình DEA .................................... 41 4.2.2 Hiệu quả kỹ thuật của các hộ trồng củ cải trắng ................................. 43 4.3 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TRONG MÔ HÌNH TRỒNG CỦ CẢI TRẮNG TẠI THỊ XÃ VĨNH CHÂU, TÌNH SÓC TRĂNG ................... 44 4.3.1 Kết quả ước lượng mô hình hồi quy và kiểm định mô hình ............... 44 4.3.2 Kết quả ước lượng mô hình hồi quy đã khắc phục được phương sai sai số thay đổi .................................................................................................... 45 4.4 CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KỸ THUẬT TRONG SẢN XUẤT CỦ CẢI TẠI VĨNH CHÂU, SÓC TRĂNG ............................................. 46 CHƯƠNG 5.................................................................................................................48 KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ ........................................................................................... 48 5.1 KẾT LUẬN ................................................................................................. 48 5.2 KIẾN NGHỊ ................................................................................................ 49 5.2.1 Đối với địa phương và các cơ sở ban ngành ....................................... 49 5.2.2 Đối với các tổ chức khuyến nông và nhà khoa học ............................ 49 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 50 PHỤ LỤC 1 .................................................................................................................. 52 PHỤ LỤC 2 .................................................................................................................. 58 PHỤ LỤC 3 .................................................................................................................. 62 vii DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1 Cơ cấu phân phối mẫu điều tra trên địa bàn Vĩnh Châu, Sóc Trăng ........... 7 Bảng 2.2 Các biến sử dụng trong mô hình DEA .......................................................... 9 Bảng 2.3: Diễn giải các yếu tố kinh tế - xã hội trong mô hình hiệu quả kỹ thuật .... 11 Bảng 3.1 Tình hình sử dụng đất của thị xã Vĩnh Châu 2000-2012 ........................... 14 Bảng 3.2 Tình hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại Vĩnh Châu 2000–2012.. 15 Bảng 3.3 Tình hình sử dụng đất phi nông nghiệp tại Vĩnh Châu 2000-2012 ........... 16 Bảng 3.4 Diện tích, dân số và mật độ dân số của thị xã Vĩnh Châu năm 2012 ........ 17 Bảng 3.5 Diện tích, sản lượng, năng suất lúa ở thị xã Vĩnh Châu 2011 – 2013....... 19 Bảng 3.6 Diện tích, sản lượng, năng suất rau, đậu ở thị xã Vĩnh Châu 2010-2012 . 20 Bảng 3.7 Diện tích, sản lượng một số cây ăn trái năm 2010 – 2012......................... 21 Bảng 3.8 Tình hình sản xuất củ cải của thị xã Vĩnh Châu giai đoạn 2011-2013 ..... 26 Bảng 3.9 Mô tả đặc điểm của nông hộ trồng củ cải trắng ở Vĩnh Châu ................... 27 Bảng 3.10 Số lao động tham gia trực tiếp sản xuất củ cải ......................................... 28 Bảng 3.11 Trình độ học vấn của nông hộ trồng củ cải tại Vĩnh Châu ...................... 29 Bảng 3.12 Diện tích đất của nông hộ trồng củ cải...................................................... 30 Bảng 3.13 Quyết định về giá bán của các nông hộ trồng củ cải ................................ 34 Bảng 4.1 Chi phí đầu tư cơ bản trên 1000m2 trồng củ cải trắng ............................... 36 Bảng 4.2 Năng suất, giá bán và doanh thu của các hộ trồng củ cải .......................... 38 Bảng 4.3 Các chỉ tiêu tài chính của nông hộ trồng củ cải .......................................... 40 Bảng 4.4 Các biến trong mô hình phân tích màng bao dữ liệu (DEA) của việc sản xuất củ cải trong lần thu hoạch chính vụ năm 2013 ................................................... 41 Bảng 4.5 Hiệu quả kỹ thuật của nông hộ trồng củ cải ............................................... 43 Bảng 4.6 Kết quả chạy mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật ......... 44 Bảng 4.7 Kết quả chạy mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật đã khắc phục phương sai ............................................................................................................ 45 viii DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 2.1. Hiệu quả kỹ thuật ........................................................................................... 5 Hình 3.1 Nguồn vốn sử dụng cho hoạt động sản xuất của nông hộ .......................... 30 Hình 3.2 Lý do nông hộ trồng củ cải........................................................................... 31 Hình 3.3 Nguồn gốc giống mà nông hộ sử dụng........................................................ 33 Hình 3.4 Lý do sử dụng loại giống của nông hộ trồng củ cải .................................... 33 Hình 3.5 Tình hình tiêu thụ củ cải của nông hộ.......................................................... 35 Hình 3.6 Nguồn thông tin về thị trường của nông hộ trồng củ cải......................35 ix DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DEA (Data envelopment analysis) : Phương pháp phân tích màng bao dữ liệu OLS (Ordinary least squares) : Phương pháp bình phương bé nhất ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long LĐGĐ : Lao động gia đình TP HCM : Thành phố Hồ Chí Minh VTNN : Vật tư nông nghiệp ĐL : Đại lý x CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Củ cải trắng thuộc nhóm rau ăn củ, được sử dụng rộng rãi để chế biến thức ăn trong đời sống hằng ngày. Củ cải trắng mang lại lợi ích sức khoẻ quan trọng là trị lao phổi ho ra máu, trị khàn tiếng, trị viêm phế quản, củ cải trắng còn tuyệt vời khi là phương thuốc tự nhiên trị đái tháo đường. Chúng không chỉ làm tăng phần đa dạng hấp dẫn cho những món ăn mà còn là nguồn dinh dưỡng cho sức khoẻ con người. Tuy không được biết đến cũng như ưu ái nhiều như hành tím, nhưng củ cải trắng đang dần khẳng định được vị trí và đem lại thêm thu nhập cho nhiều nông hộ ở huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng. Huyện Vĩnh Châu có tổng diện tích đất tự nhiên là 47.339,48 ha, chiếm 14,35% so với tổng diện tích tự nhiên tỉnh Sóc Trăng. Sản xuất củ cải chiếm vị trí quan trọng trong sản xuất nông nghiệp của các hộ dân trên địa bàn huyện. Trong những năm qua, diện tích, năng suất, sản lượng củ cải không ngừng được tăng lên, góp phần nâng cao thu nhập và giải quyết việc làm cho người dân. Tuy nhiên cho đến thời điểm này, nghề trồng củ cải ở đây còn mang tính tự phát, quy mô sản xuất nhỏ và manh mún, người dân chỉ tận dụng khoản thời gian nông nhàn để trồng củ cải. Vì là loại cây rất dễ trồng và ít tốn công chăm sóc nên đa số người dân trồng củ cải theo kinh nghiệm truyền thống và kỹ thuật trồng củ cải chưa được nâng cao nên chưa đem lại hiệu quả tối đa. Những yếu kém trong sản xuất cũng như kỹ thuật trồng củ cải là nguyên nhân lớn nhất cản trở việc làm giàu của người dân nơi đây. Hiệu quả kỹ thuật là hiệu quả do sử dụng hợp lý các nguồn lực hiện có để tăng năng suất, hiệu quả kỹ thuật đóng vai trò quan trọng và sự cải thiện của hiệu quả kỹ thuật sẽ góp phần làm tăng năng suất, tăng thu nhập. Vì vậy việc “Phân tích hiệu quả kỹ thuật mô hình trồng củ cải trắng ở huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng” là cần thiết, bên cạnh đó qua việc xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật giúp đưa ra những kiến nghị cần thiết giúp bà con nông dân sản xuất củ cải tăng năng suất, cải thiện đời sống tốt hơn. 1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích hiệu quả kỹ thuật của mô hình trồng củ cải trắng tại huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật của các nông hộ trên địa bàn nghiên cứu. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Mục tiêu 1: Phân tích tình hình sản xuất của nông hộ trồng củ cải trắng tại huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng. - Mục tiêu 2: Phân tích hiệu quả kỹ thuật và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật của mô hình trồng củ cải trắng ở huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng - Mục tiêu 3: Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật cho các nông hộ trồng củ cải trắng tại huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng. 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Phạm vi không gian Đề tài nghiên cứu được thực hiện tại huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng. 1.3.2 Phạm vi thời gian Sử dụng nguồn số liệu thứ cấp trong thời gian từ 2012 đến 6 tháng đầu năm 2014 Nguồn thông tin, số liệu sơ cấp được thu thập trong niên vụ củ cải trắng 2014 Đề tài được thực hiện từ tháng 08/2014 đến tháng 11/2014. 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các nông hộ trồng củ cải trắng ở huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng. 1.3.4 Nội dung nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu một số nội dung sau: Phân tích tình hình sản xuất củ cải trắng; phân tích các yếu tố đầu vào ảnh hưởng đến năng suất trong quá trình sản xuất củ cải trắng; phân tích hiệu quả kỹ thuật và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật. Từ đó đưa ra những giải pháp nâng cao hiệu quả kỹ thuật cho các nông hộ trồng củ cải trắng tại huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng. 2 CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1 Một số khái niệm. 2.1.1.1 Khái niệm hộ. Theo từ điển ngôn ngữ của Mỹ (Oxford Press – 1987) có nghĩa “Hộ là tất cả những nguời cũng sống chung trong một mái nhà. Nhóm người đó bao gồm những người cùng chung huyết thống và những người làm ăn chung”. Từ phát biểu trên thì “hộ” có thể hiểu như sau: - Hộ là một tập hợp chủ yếu của các thành viên có chung huyết thống hoặc không chung huyết thống, đó là những trường hợp đặc biệt như: con nuôi, những người có chung hoạt động kinh tế lâu dài được các thành viên trong hộ đồng ý và công nhận. - Hộ là một đơn vị kinh tế cơ sở, có chung vốn, lao động, có kế hoạch sản xuất kinh doanh chung, có phân công lao động chung, có ngân quỹ chung và lợi ích được chia theo sự thỏa thuận của các thành viên có tính chất gia đình. Hộ cũng là đơn vị vừa sản xuất vừa tiêu dùng. 2.1.1.2 Khái niệm nông hộ. Theo Ellis (1993) “Nông hộ là các hộ gia đình làm nông nghiệp, tự tìm kế sinh nhai trên mảnh đất của mình, sử dụng chủ yếu sức lao động của gia đình để sản xuất, thường nằm trong hệ thống kinh tế lớn, nhưng chủ yếu đặc trưng bởi sự tham gia cục bộ vào các thị trường và có xu hướng hoạt động với mức độ không hoàn hảo cao”. Nông hộ có các đặc điểm sau: - Nông hộ vừa là một đơn vị kinh tế cơ sở, vừa là đơn vị sản xuất, vừa là đơn vị tiêu dùng. - Quan hệ giữa tiêu dùng và sản xuất biểu hiện ở trình độ phát triển của hộ tự cấp, tự túc. Trình độ này quyết định quan hệ giữa hộ nông dân và thị trường. - Phương thức tổ chức sản xuất của nông hộ mang tính chất thừa kế truyền thống gia đình và không đồng đều giữa các hộ gia đình với nhau. 3 - Hộ nông dân ngoài tham gia tái sản xuất vật chất, họ còn tham gia vào tái đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho các ngành sản xuất khác nhau. 2.1.1.3 Khái niệm kinh tế nông hộ. Theo quan niệm của Ellis (1988), thì kinh tế hộ nông dân được định nghĩa như sau: “Kinh tế hộ nông dân là kinh tế của những hộ gia đình có quyền sinh sống trên các mảnh đất đai, sử dụng chủ yếu sức lao động gia đình. Sản xuất của họ thường nằm trong hệ thống sản xuất lớn hơn và tham gia ở mức độ không hoàn hảo vào hoạt động của thị trường”. Kinh tế nông hộ các đặc điểm sau: - Kinh tế hộ nông dân là hình thức kinh tế có quy mô gia đình, trong đó các thành viên có mối quan hệ về huyết thống cũng như kinh tế với nhau. - Cuộc sống của các hộ nông dân gắn liền với ruộng đất cho nên đất đai là tư liệu sản xuất quan trọng nhất trong các tư liệu sản suất của hộ nông dân. - Kinh tế nông hộ chủ yếu sử dụng sức lao động của gia đình, cũng có trường hợp thuê mướn lao động theo thời vụ nhưng không thường xuyên. - Kinh tế nông hộ có mối quan hệ với thị trường, song mức độ quan hệ còn thấp, chưa gắn chặt với thị trường vì nếu tách ra khỏi thị trường thì kinh tế nông hộ vẫn tồn tại. 2.1.1.4 Khái niệm về hiệu quả kỹ thuật theo hướng tiếp cận đầu vào. Theo Farrell (1957), hiệu quả kỹ thuật định hướng đầu vào cho biết các yếu tố đầu vào có thể giảm bao nhiêu theo cùng một tỷ lệ trong khi vẫn giữ nguyên đầu ra. Trong hình 2.1, xét một quá trình sản xuất sử dụng 2 yếu tố đầu vào không đổi (X1 và X2), để tạo ra một sản phẩm đầu ra duy nhất (Q), giả định lợi nhuận không thay đổi theo quy mô. 4 X2/Q  P S A  Q R   Q’ 0 S’ A’ X1/Q Nguồn: Farrell, 1957 Hình 2.1. Hiệu quả kỹ thuật Những điểm nằm trên đường đẳng lượng SS’ là những điểm đạt hiệu quả và có thể sử dụng để đo lường hiệu quả kỹ thuật. Điểm P trong hình cho thấy việc sử dụng quá nhiều yếu tố đầu vào để tạo ra một đơn vị đầu ra, kém hiệu quả kỹ thuật được thể hiện bằng đoạn QP, đó là lượng yếu tố đầu vào có thể giảm nhưng không làm ảnh hưởng đến đầu ra. Điều này thường được thể hiện bằng tỷ lệ QP/OP, tỷ lệ này cho biết tất cả yếu tố đầu vào có thể giảm một cách tối ưu để tăng hiệu quả kỹ thuật. Hiệu quả kỹ thuật nằm trong khoảng từ 0 đến 1 và được đo lường bằng tỷ lệ: TE = OQ/OP (2.1) Kém hiệu quả kỹ thuật bằng 1- OQ/OP, TE = 1 có nghĩa hiệu quả kỹ thuật tối ưu (Coeclli và cộng sự, 2005). 2.1.2 Đo lường hiệu quả kỹ thuật bằng phương pháp phi tham số. DEA là một phương pháp ước lượng theo hướng phi tham số, là sử dụng các số liệu thực đầu ra đầu vào trên diện tích đất canh tác để phân tích, và từ đó đưa ra giải pháp khắc phục các hộ không đạt hiệu quả và không thể thống kê được trong nền kinh tế. 5 Phương pháp phân tích bao màng dữ liệu (DEA) là phương pháp tiếp cận ước lượng biên. Tuy nhiên, khác với phương pháp phân tích biên ngẩu nhiên (Stochastic Frontier) sử dụng phương pháp kinh tế lượng (econometric), DEA dựa theo phương pháp chương trình phi toán học (the non- mathematical programming method) để ước lượng cận biên sản xuất. Theo C. A. Lovell và cộng sự (1993) và T. Coelli và cộng sự (2005), hiệu quả kỹ thuật (technical efficiency, TE) được đo lường bởi mô hình phân tích màng bao dữ liệu trên cơ sở định hướng dữ liệu đầu vào theo biên cố định do quy mô (the Constant Returns to Scale Input-Oriented DEA Model, CRS-DEA Model). Xét một tình huống có N đơn vị tạo quyết định (decision making unitDMU), mỗi DMU sản xuất S sản phẩm bằng cách sử dụng M biến đầu vào khác nhau. Theo tình huống trên, để ước lượng TE, một tập hợp phương trình tuyến tính được xác lập và giải quyết cho từng DMU. Cụ thể để ước lượng TE cho DMUp, mô hình phân tích màng bao dữ liệu định hướng dữ liệu đầu vào theo quy mô cố định được định nghĩa như sau. min p,  { p } Với những ràng buộc sau:  yrp N +  i 1 i yri  0, N  x jp  0,   x i p jp i 1 (1) i  0, i Trong đó:  p = giá trị hiệu quả kỹ thuật của DMUp đang đánh giá i = r = j = 1 đến N (số lượng DMU/các hộ gia đình trồng củ cải trắng) 1 đến S (số sản phẩm) 1 đến M (số biến đầu vào) y ri = lượng sản phẩm r được sản xuất bởi DMU thứ i, x ji = lượng đầu vào j được sử dụng bởi DMU thứ i, i = các biến đối ngẫu 6 Việc ước lượng TE theo mô hình (1) có thể được thực hiện bởi nhiều phần mềm thống kê khác nhau. Tuy nhiên, trong bài nghiên cứu này sử dụng phần mềm DEAP phiên bản 2.1. 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 2.2..1.1 Số liệu thứ cấp Số liệu thứ cấp được thu tập từ trạm khuyến nông thị xã Vĩnh Châu, Sóc Trăng, niên giám thống kê,...Bên cạnh đó luận văn còn sử dụng thông tin từ các nghiên cứu khoa học đã được công bố trên các tạp chí chuyên ngành trong và ngoài nước. 2.2.1.2 Số liệu sơ cấp Số liệu thu thập bao gồm thông tin về số lượng sử dụng các yếu tố đầu vào trong sản xuất như giống, phân bón, chi phí thuốc nông dược, lao động, năng suất, sản lượng đầu ra của các hộ, các đặc điểm về kinh tế - xã hội cũng được thu thập để phục vụ cho nghiên cứu. Đề tài sử dụng phương pháp chọn mẫu phân tầng thông qua việc điều tra phỏng vấn trực tiếp 60 hộ đang tham gia sản xuất củ cải trên địa bàn các xã, phường trên địa bàn Vĩnh Châu. Tuy nhiên qua phân tích có 3 mẫu không phù hợp nên số mẫu hiện tại dùng để phân tích là 57 mẫu, cụ thể: xã Lạc Hoà 7 hộ, xã Vĩnh Hải 14 hộ, phường 2 là 36 hộ. Bảng 2.1 Cơ cấu phân phối mẫu điều tra trên địa bàn Vĩnh Châu, Sóc Trăng Xã/phường Số quan sát Tỷ lệ (%) Xã Lạc Hoà 7 12,28 Xã Vĩnh Hải 14 24,56 Phường 2 36 63,16 Nguồn: Số liệu điều tra năm 2014 7 2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu 2.2.2.1 Đối với mục tiêu 1 Sử dụng phương pháp thống kê mô tả, so sánh số tuyệt đối, tương đối qua các năm để mô tả thực trạng và tình hình sản xuất củ cải trắng tại Vĩnh Châu, Sóc Trăng. - So sánh tuyệt đối: là kết quả giữa phép trừ trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của chỉ tiêu. y = y1 - y0 Với: y : phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế y1 : Chỉ tiêu năm sau y 0 : Chỉ tiêu năm trước - So sánh tương đối: là phần trăm của chỉ tiêu cần phân tích so với chỉ tiêu trước đó để nói lên tốc độ tăng trưởng t i= yi  yi 1 x 100% yi 1 Với: yi: chỉ tiêu năm sau yi–1: chỉ tiêu năm trước ti: tốc độ tăng trưởng 2.2.2.2 Đối với mục tiêu 2 Để đo lường hiệu quả kỹ thuật của mô hình sản xuất củ cải trắng bài nghiên cứu đã sử dụng phương pháp màng bao dữ liệu DEA, bài viết sử dụng phương pháp màng bao dữ liệu mà không sử dụng các phương pháp khác là vì phương pháp này không đòi hỏi phải nêu rõ các dạng hàm sản xuất cụ thể, nên cở mẫu để phân tích hiệu quả kỹ thuật cũng không cần quá lớn. Sau khi tham khảo một số bài nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước đề tài đã xây dựng các biến trong mô hình DEA gồm 1 biến đầu ra và 7 biến đầu vào để phân tích hiệu quả kỹ thuật như sau: 8
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan