Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân tích hiệu quả kinh tế của mô hình hai lúa một màu tại huyện mỹ tú, tỉnh sóc...

Tài liệu Phân tích hiệu quả kinh tế của mô hình hai lúa một màu tại huyện mỹ tú, tỉnh sóc trăng

.PDF
81
235
126

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH ---o0o--- LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA MÔ HÌNH HAI LÚA MỘT MÀU TẠI HUYỆN MỸ TÚ, TỈNH SÓC TRĂNG Giáo viên hướng dẫn: NGUYỄN THÚY HẰNG Sinh viên thực hiện: NGUYỄN NGỌC LAN MSSV : 4085161 Lớp :Kinh tế nông nghiệp K34 Cần Thơ-2012 LỜI CẢM TẠ Qua 4 năm học tập và rèn luyện tại Trường Đại Học Cần Thơ cùng với sự chỉ dạy và hướng dẫn nhiệt tình của quý thấy cô khoa KT – QTKD, đã giúp tôi có những kiến thức quý báo để bước vào môi trường thực tế, những kiến thức để tôi hoàn thành đề tài của mình. Cùng với những kiến thức tại giảng đường kết hợp với những kiến thức thực tế mà tôi nhận được từ các nông dân qua quá trình phỏng vấn thực tế đã giúp tôi có những hiểu biết thêm về mô hình luân canh lúa màu và một số đặc điểm sản xuất nông nghiệp của bà con nông dân, sự hiểu biết đó sẽ làm hành trang cho tôi để ứng dụng chuyên ngành của mình vào thực tiễn để có thể làm việc và thích nghi tốt hơn với môi trường làm việc sau này. Xin chân thành cảm ơn chú Tâm, trưởng phòng nông nghiệp huyện Mỹ Tú, đã tận tình hướng dẫn và hỗ trợ tôi trong quá trình phỏng vấn thực tế, giúp tôi có thể hoàn thành tốt đề tài này. Xin chân thành cảm ơn cô Nguyễn Thúy Hằng đã hướng dẫn tận tình và đóng góp nhiều ý kiến quý báo giúp tôi hoàn thành đề tài này. Vì thời gian đi thực tế có giới hạn và một số điều kiện không cho phép nên đề tài không tránh được các thiếu sót, mong được sự đóng góp của quý thầy cô và các bạn để đề tài hoàn thiện hơn. Kính chúc quý thầy cô dồi dào sức khỏe và thành công trong công việc, chúc các cô chú, anh chị nông dân có nhiều sức khỏe và có một năm sản xuất thật thành công mang lại nhiều thu nhập. Chân thành cảm ơn. Nguyễn Ngọc Lan LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào. Ngày 06 tháng 05 năm 2012 Sinh viên thực hiện Nguyễn Ngọc Lan NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ..................................................................................................... ..................................................................................................... ..................................................................................................... ..................................................................................................... ..................................................................................................... ..................................................................................................... ..................................................................................................... ..................................................................................................... ..................................................................................................... ..................................................................................................... ..................................................................................................... ..................................................................................................... ..................................................................................................... ..................................................................................................... ..................................................................................................... ..................................................................................................... ..................................................................................................... ..................................................................................................... ..................................................................................................... ..................................................................................................... ..................................................................................................... ..................................................................................................... ..................................................................................................... ..................................................................................................... ..................................................................................................... ..................................................................................................... ..................................................................................................... Ngày … tháng … năm … Giáo viên hướng dẫn NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN ..................................................................................................... ..................................................................................................... ..................................................................................................... ..................................................................................................... ..................................................................................................... ..................................................................................................... ..................................................................................................... ..................................................................................................... ..................................................................................................... ..................................................................................................... ..................................................................................................... ..................................................................................................... ..................................................................................................... ..................................................................................................... ..................................................................................................... ..................................................................................................... ..................................................................................................... ..................................................................................................... ..................................................................................................... ..................................................................................................... ..................................................................................................... ..................................................................................................... ..................................................................................................... ..................................................................................................... ..................................................................................................... ..................................................................................................... ..................................................................................................... Ngày … tháng … năm … Giáo viên phản biện Mục lục Trang CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ................................................................................. 1 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................. 1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ............................................................................ 2 1.2.1 Mục tiêu chung ....................................................................................... 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể........................................................................................ 2 1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ............................................................................... 2 1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU ............................................................................... 3 1.4.1 Phạm vi về không gian ............................................................................ 3 1.4.2 Phạm vi về thời gian ................................................................................ 3 1.4.3 Đối tƣợng nghiên cứu .............................................................................. 3 CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................................................... 4 2.1 PHƢƠNG PHÁP LUẬN ................................................................................. 4 2.1.1 Các khái niệm cơ bản .............................................................................. 4 2.1.2 Một số khái niệm cơ bản trong kinh tế..................................................... 6 2.1.3 Các chỉ tiêu kinh tế dùng trong phân tích ................................................ 6 2.2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................... 7 2.2.1 Phƣơng pháp chọn vùng nghiên cứu ........................................................ 7 2.2.2 Phƣơng pháp thu thập số liệu .................................................................. 8 2.2.3 Phƣơng pháp phân tích số liệu ................................................................. 8 2.2.4 Phân tích cho từng mục tiêu cụ thể ........................................................ 11 CHƯƠNG 3. TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ............................ 14 3.1 TỔNG QUAN VỀ TỈNH SÓC TRĂNG ........................................................ 14 3.1.1 Tình hình kinh tế xã hội ........................................................................ 14 3.1.2 Đơn vị hành chính ................................................................................. 15 3.1.3 Dân số ................................................................................................... 15 3.1.4 Cơ cấu ngành nghề ................................................................................ 15 3.2 KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN MỸ TÚ ............................................................... 16 3.2.1 Vị trí địa lý ............................................................................................ 16 3.2.2 Lịch sử hình thành ................................................................................. 16 3.2.3 Đặc điểm địa hình ................................................................................. 18 3.2.4 Khí hậu ................................................................................................. 18 3.2.5 Nguồn nƣớc và chế độ thủy văn ............................................................ 18 3.3.6 Đất ........................................................................................................ 19 3.3 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN MỸ TÚ ............... 19 3.3.1 Trồng trọt .............................................................................................. 19 3.3.2 Chăn nuôi .............................................................................................. 22 3.3.3 Thủy sản ............................................................................................... 24 CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA MÔ HÌNH HAI LÚA MỘT MÀU VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CỦA MÔ HÌNH ............................................................................ 25 4.1 MÔ TẢ MẪU ĐIỀU TRA ............................................................................. 25 4.1.1 Đánh giá chung nguồn lực sản xuất của nông hộ ................................... 25 4.1.2 Những thuận lợi và khó khăn của mô hình ............................................ 30 4.2 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA MÔ HÌNH LUÂN CANH LÚA-MÀU.......................................................................................................... 31 4.2.1 Cơ cấu khoản mục chi phí sản xuất vụ Đông Xuân ................................ 31 4.2.2 Cơ cấu các khoản mục chi phí sản xuất của vụ Hè thu ........................... 34 4.2.3 Cơ cấu các khoản mục chi phí vụ lúa Màu ............................................ 36 4.2.4 Đánh giá mô hình luân canh lúa-màu .................................................... 39 4.3 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO ẢNH HƢỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN CỦA MÔ HÌNH LUÂN CANH LÚA – MÀU .................................................... 44 4.3.1 Phân tích các yếu tố đầu vào ảnh hƣởng đến lợi nhuận của vụ Đông Xuân..................................................................................................... 44 4.3.2 Phân tích các yếu tố đầu vào ảnh hƣởng đến lợi nhuận của vụ Hè thu ............................................................................................................ 45 4.3.3 Phân tích các yếu tố đầu vào ảnh hƣởng đến lợi nhuận của vụ màu ........................................................................................................... 46 CHƯƠNG 5. ĐÁNH GIÁ NHỮNG THUẬN LỢI KHÓ KHĂN, NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP CHO MÔ HÌNH ........................................................ 48 5.1 ĐÁNH GIÁ CHUNG NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA NÔNG HỘ ...................................................................................................................... 48 5.1.1 Thuận lợi ............................................................................................... 48 5.1.2 Khó khăn............................................................................................... 48 5.2. TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN .................................................................. 49 5.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CỤ THỂ ĐƢỢC ĐỀ XUẤT ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT TẠI ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU.............................................. 50 CHƯƠNG 6. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................... 54 6.1 KẾT LUẬN ................................................................................................... 54 6.2 KIẾN NGHỊ .................................................................................................. 55 6.2.1. Đối với nông hộ ................................................................................... 55 6.2.2. Đối với địa phƣơng .............................................................................. 56 6.2.3. Đối với nhà nƣớc.................................................................................. 56 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 58 DANH MỤC BIỂU BẢNG Trang Bảng 3.1: TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LÚA CỦA HUYỆN MỸ TÚ GIAI ĐOẠN 2009 – 2011 ........................................................................................................ 20 Bảng 3.2: TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI HUYỆN MỸ TÚ GIAI ĐOẠN 2009 - 2011 ......................................................................................................... 23 Bảng 4.1: SỐ NHÂN KHẨU VÀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ XÃ HỘI CỦA NÔNG HỘ ...................................................................................................................... 25 Bảng 4.2: NGUỒN LỰC LAO ĐỘNG VÀ SỐ NHÂN KHẨU CỦA HỘ ........... 26 Bảng 4.3: NGUỒN VỐN SẢN XUẤT CỦA NÔNG HỘ .................................... 29 Bảng 4.4: LÝ DO LỰA CHỌN MÔ HÌNH ......................................................... 29 Bảng 4.5: MỨC ĐỘ ỨNG DỤNG KHKT ........................................................... 30 Bảng 4.6: THUẬN LỢI CỦA MÔ HÌNH ............................................................ 30 Bảng 4.7: KHÓ KHĂN CỦA MÔ HÌNH ............................................................ 31 Bảng 4.8 : KẾT CẤU CHI PHÍ BÌNH QUÂN TRÊN 1 CÔNG ĐẤT CỦA VỤ ĐÔNG XUÂN..................................................................................................... 32 Bảng 4.9 : KẾT CẤU CHI PHÍ BÌNH QUÂN TRÊN MỘT CÔNG ĐẤT VỤ HÈ THU .................................................................................................................... 34 Bàng 4.10 : KẾT CẤU CHI PHÍ BÌNH QUÂN TRÊN MỘT CÔNG ĐẤT VỤ MÀU ................................................................................................................... 36 Bảng 4.11: GIÁ LÚA – DƢA TRONG NĂM ..................................................... 39 Bảng 4.12: NĂNG SUẤT HAI VỤ LÚA – MỘT DƢA ...................................... 40 Bảng 4.13: THU NHẬP CỦA NÔNG HỘ ........................................................... 40 Bảng 4.14: CHỈ SỐ TÀI CHÍNH VỤ ĐÔNG XUÂN .......................................... 41 Bảng 4.15: CHỈ SỐ TÀI CHÍNH VỤ HÈ THU ................................................... 42 Bảng 4.16: CHỈ SỐ TÀI CHÍNH VỤ MÀU ........................................................ 43 DANH MỤC HÌNH Hình 4.1: DIỆN TÍCH SẢN XUẤT CỦA NÔNG HỘ ......................................... 26 Hình 4.2: ĐỘ TUỔI CỦA NÔNG HỘ ................................................................. 27 Hình 4.3: TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN ....................................................................... 28 Hình 4.4: KINH NGHIỆM SẢN XUẤT .............................................................. 28 Hình 4.5 : CƠ CẤU CHI PHÍ VỤ ĐÔNG XUÂN ............................................... 32 Hình 4.6 : CƠ CẤU CHI PHÍ VỤ HÈ THU ........................................................ 35 Hình 4.7 : CƠ CẤU CHI PHÍ VỤ MÀU ............................................................. 37 DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT ĐBSCL: Đồng bằng sông cửu long THCS: Trung học cơ sở THPT: Trung học Phổ thông KHKT: khoa học kỹ thuật BVTV: Thuốc bảo vệ thực vật Phân tích hiệu quả kinh tế của mô hình hai lúa một màu tại huyện Mỹ Tú, Sóc Trăng CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ Việt Nam là nước có truyền thống nông nghiệp lâu đời, nông nhiệp đóng vai trò rất quan trọng vì nó cung cấp lương thực nuôi sống con người, một lượng lớn lương thực xuất khẩu ra thị trường thế giới góp phần phát triển nền kinh tế, giải quyết một phần lao động cho xã hội, ngoài ra sản phẩm từ nông nghiệp còn có thể dùng làm nguyên liệu cho nhiều ngành khác …Để phát triển ngành nông nghiệp thì ngoài việc gia tăng năng suất cây trồng, người dân cũng cần phải sử dụng đất nông nghiệp một cách hợp lý để đem lại hiệu quả tốt nhất. Trước đây ngành nông nghiệp khuyến khích luân canh cây lúa nhưng càng về sau nhận thấy được việc làm này còn nhiều khuyết điểm. Do canh tác liên tục nên thời gian nghỉ ngơi của đất gần như không có, chất dinh dưỡng và khoáng chất có trong đất cần cho cây lúa giảm dần theo thời gian, sâu bệnh không bị gián đoạn chu kỳ sống mà còn dễ phát triển hơn, chi phí cho thuốc trừ sâu cũng tăng lên. Quá trình biến đổi khí hậu thời tiết thay đổi thất thường làm cho lượng nước tưới tiêu không đủ cho cây lúa. Điều này cần đòi hỏi cần thay đổi mô hình lúa 3 vụ bằng một mô hình khác nhằm giảm tốc độ thoái hóa của đất cũng như khắc phục vấn đề nước tưới tiêu. Do đó, việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất là một vấn đề quan trọng của ngành nông nghiệp. Cũng như nhiều địa phương khác trong khu vực ĐBSCL, xã Hưng Phú, huyện Mỹ Tú thì cây lúa góp phần vào thu nhập chủ yếu của người dân, tuy nhiên sản lượng thấp và gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo còn khá nhiều. Thực trạng chung là người dân sản xuất theo kinh nghiệm là chủ yếu. Cụ thể là trong việc lựa chọn mô hình sản xuất, đa số người dân chỉ trồng một cây lúa, ít có xen canh của cây khác, do đó cần có sự thay đổi cơ cấu sản xuất để khắc phục tình trạng trên, và giải pháp đưa ra là sản xuất hai vụ lúa một vụ màu, giúp cải thiện đất, giảm sâu bệnh, giải quyết lao động nhàn rỗi khi không canh tác lúa. GVHD: Nguyễn Thúy Hằng Trang 1 SVTH: Nguyễn Ngọc Lan Phân tích hiệu quả kinh tế của mô hình hai lúa một màu tại huyện Mỹ Tú, Sóc Trăng Nhằm mục đích giúp người dân hiểu rõ về mô hình này, vì thế em quyết định lựa chọn đề tài: “Phân tích hiệu quả kinh tế của mô hình hai lúa một màu tại huyện Mỹ Tú, Tỉnh Sóc Trăng” để nghiên cứu đánh giá hiệu quả kinh tế từ mô hình mang lại, đồng thời mở rộng mô hình và đề xuất một số giải pháp, kiến nghị giúp hỗ trợ vốn và kỹ thuật cho các hộ ứng dụng mô hình một cách hiệu quả, từ đó cải thiện đời sống của nông dân. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích hiệu quả kinh tế của mô hình hai lúa một màu của nông hộ huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng, trên cơ sở đó đề ra những giải pháp nhằm phát triển, nhân rộng và nâng cao hiệu quả sản xuất của mô hình. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Để giải quyết được mục tiêu trên, đề tài lần lượt giải quyết những vấn đề sau: - Tìm hiểu thực trạng chung của những nông hộ đã áp dụng mô hình hai lúa một màu. - Phân tích hiệu quả kinh tế và lợi ích của mô hình mang lại - Tìm hiểu những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của mô hình. - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và nhân rộng mô hình. 1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 1. Thực trạng mô hình hai lúa một màu ở huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng như thế nào? 2. Mô hình này có hiệu quả hay không? 3. Những nhân tố nào ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của mô hình? 4. Những giải pháp nào nhầm nâng cao hiệu quả và nhân rộng mô hình? GVHD: Nguyễn Thúy Hằng Trang 2 SVTH: Nguyễn Ngọc Lan Phân tích hiệu quả kinh tế của mô hình hai lúa một màu tại huyện Mỹ Tú, Sóc Trăng 1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1. Phạm vi về không gian Số liệu được thu thập thực tế từ 8 xã tại huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng. 1.4.2. Phạm vi về thời gian Số liệu thứ cấp được lấy vào tháng 3 năm 2012. Đề tài được thực hiện trong thời gian 3 tháng từ tháng 2 đến tháng 4 năm 2012. 1.4.3. Đối tƣợng nghiên cứu Các hộ áp dụng mô hình hai lúa một màu tại huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng. GVHD: Nguyễn Thúy Hằng Trang 3 SVTH: Nguyễn Ngọc Lan Phân tích hiệu quả kinh tế của mô hình hai lúa một màu tại huyện Mỹ Tú, Sóc Trăng CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. PHƢƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1 Các khái niệm cơ bản 2.1.1.1 Khái niệm hộ và kinh tế gia đình Hộ là những người sống chung trong một máy nhà. Hộ gia đình mà các thành viên cùng đóng góp công sức, tài sản chung để hợp tác kinh tế trong hoạt động sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp hoặc trong một số lĩnh vực kinh doanh khác do pháp luật qui định. Ở nước ta hộ nông dân là tế bào của xã hội ở nông thôn, là đơn vị sản xuất hàng ngàn năm, có mối quan hệ trực tiếp với trực tiếp với tộc họ và xóm làng, là đơn vị kinh tế tự chủ vì mỗi hộ nông dân tự quyết vào quá trình sản xuất kinh doanh, trực tiếp quan hệ thị trường nếu có sản phẩm hàng hóa, hạch toán lời ăn lỗ chịu. Ở Việt Nam chưa phân biệt rõ ràng cách gọi tên giữa “hộ” là “gia đình”, “kinh tế hộ” là “kinh tế gia đình”. Kinh tế hộ gia đình là loại hình sản xuất có hiệu quả nhất, tồn tại và phát triển lâu dài và có vị trí quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa sản xuất nông nghiệp nông thôn. Kinh tế hộ gia đình sản xuất tạo ra lượng hàng hóa đa dạng, có chất lượng, có giá trị ngày càng cao và góp phần tăng thu nhập cho người dân, cải thiện mọi mặt đời sống, cung cấp sản phẩm cho công nghiệp và xuất khẩu. Đồng thời, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế được thực hiện ngay từ kinh tế nông hộ. 2.1.1.2 Khái niệm luân canh Là trồng liên tiếp nhiều loại cây trên cùng một khoảnh đất, mỗi thời gian một loài, nhằm cải tạo đất và tận dụng các lớp đất bằng những loài cây có rễ ăn ở những độ sâu khác nhau. GVHD: Nguyễn Thúy Hằng Trang 4 SVTH: Nguyễn Ngọc Lan Phân tích hiệu quả kinh tế của mô hình hai lúa một màu tại huyện Mỹ Tú, Sóc Trăng 2.1.1.3 Lợi ích từ mô hình luân canh lúa màu Mô hình lúa màu có thể duy trì độ màu mỡ, cải tạo lý, hóa tính chất của đất giúp sản xuất được ổn định hơn, ổn định hơn; tạo ra sự đa dạng hóa cho cây trồng trên nền đất ruộng; giảm được sâu bệnh có hại do cắt được nguồn thức ăn của chúng, tăng giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích; tăng lợi nhuận cho nông dân; bảo vệ môi trường do giảm được lượng thuốc bảo vệ thực vật. Mô hình sản xuất luân canh lúa màu có lợi ích hơn so với độc canh cây lúa như sau:  Trồng luân canh lúa màu có thể tận dụng chất hữu cơ trên đồng và làm đất tơi xốp đồng thời góp phần hạn chế sâu bệnh, hạn chế sự thoái hóa của đất.  Giúp nông dân hạn chế sử dụng hóa chất nông nghiệp, bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng.  Mang lại hiệu quả kinh tế cao tăng thu nhập cho người nông dân.  Tăng nguồn lương thực đáp ứng nhu cầu ngày càng cao.  Tạo thêm việc làm cho người dân, tận dụng thời gian nhàn rỗi và hạn chế tệ nạn xã hội.  Tạo điều kiện cho bà con học hỏi kinh nghiệm sản xuất với nhau. 2.1.1.4 Khái niệm độc canh Là hình thức mà khi gieo trồng một loại cây nào đó trên mảnh đất nhằm thu về càng nhiều lợi nhuận càng tốt. Độc canh mang lại cho nông dân những bất lợi sau:  Thường gặp nhiều thiên tai, dịch bệnh.  Lãng phí nguồn tài nguyên đất.  Dễ làm thoái hóa đất.  Thường bị ép giá khi vào mùa vì số lượng nhiều. GVHD: Nguyễn Thúy Hằng Trang 5 SVTH: Nguyễn Ngọc Lan Phân tích hiệu quả kinh tế của mô hình hai lúa một màu tại huyện Mỹ Tú, Sóc Trăng 2.1.2 Một số khái niệm cơ bản trong kinh tế 2.1.2.1 Sản xuất Là quá trình xử dụng các yếu tố đầu vào và các nguồn lực cần thiết để tạo ra sản phẩm hàng hóa một cách có hiệu quả nhất. 2.1.2.2 Hiệu quả Là kết quả mà con người chờ đợi, hướng tới và nó có nội dung khác nhau trong những lĩnh vực khác nhau. Trong sản xuất, hiệu quả có nghĩa là hiệu suất, là năng suất. Trong kinh doanh, hiệu quả là lãi suất, là lợi nhuận. Trong lao động nói chung năng suất lao động được đánh giá bằng số lượng thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm, hoặc bằng số lượng sản phẩm được sản xuất ra tính theo đơn vị thời gian. 2.1.2.3 Hiệu quả kinh tế Là chỉ tiêu biểu hiện kết quả của hoạt động sản xuất, nói rộng ra là hoạt động kinh tế, hoạt động kinh doanh, phản ánh tương quan giữa kết quả đạt đươc với hao phí lao động, vật tư tài chính. Là chĩ tiêu phản ánh trình độ và chất lượng sử dụng các yếu tố sản xuất kinh doanh, nhằm đạt được kết quả với chi phí tối thiểu. Tùy theo mục đích đánh giá, có thể đánh giá hiệu quả kinh tế bằng những chỉ tiêu khác nhau như năng suất lao động, hiểu suất sử dụng vốn, hàm lượng vật tư của sản phẩm, lợi nhuận so với vốn, thời gian thu hồi vốn…Chỉ tiêu thường được sử dụng là doanh lợi thu được so với tổng số vốn bỏ ra. 2.1.3 Các chỉ tiêu kinh tế dùng trong phân tích  Chi phí: Là sự hao phí thể hiện bằng tiền trong quá trình kinh doanh với mong muốn mang về một kết quả nhất định. Chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất của nông hộ nhằm đạt được mục tiêu cuối cùng là doanh thu và lợi nhuận.  Tổng chi phí: Là bao gồm tất cả các chi phí bỏ ra cho một quá trình hay chu kỳ sản xuất bao gồm: chi phí giống, chi phí phân bón, chi phí thuốc dưỡng và thuốc diệt cỏ, chi phí lao động…và các khoản chi phí khác. GVHD: Nguyễn Thúy Hằng Trang 6 SVTH: Nguyễn Ngọc Lan Phân tích hiệu quả kinh tế của mô hình hai lúa một màu tại huyện Mỹ Tú, Sóc Trăng Tổng chi phí = Chi phí lao động + Chi phí vật tƣ + Chi phí khác  Tổng doanh thu: Là toàn bộ giá trị của sản phẩm tính trên một đơn vị diện tích , bằng năng suất nhân với giá của sản phẩm đó trên một đơn vị diện tích. Doanh thu = Năng suất * Đơn giá * Đơn vị diện tích  Thu nhập: Là khoản chênh lệch giữa doanh thu và chi phí bỏ ra (chưa bao gồm chi phí của lao động gia đình) Thu nhập Thu nhập = Doanh thu – Tổng chi phí (chưa bao gồm chi phí lao động gia đình)  Lợi nhuận: Là khoản chênh lệch giữa doanh thu và chi phí bỏ ra (đã bao gồm chi phí lao động gia đình)  Lợi nhuận = Doanh thu – Tổng chi phí (đã bao gồm chi phí lao động gia đình)  Tỷ suất lợi nhuận: Được tính bằng cách lấy lợi nhuận chia cho tổng chi phí và cho ta biết một đồng chi phí đầu tư vào sản xuất thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. TSLN = Lợi Nhuận/ Tổng chi phí  Lợi nhuận/Doanh Thu: Cho biết một đồng doanh thu mà nông thu có được thì sẽ có bao nhiêu đồng lợi nhuận trong đó.  Doanh thu/ Chi phí: Cho biết rằng trong một đồng chi phí mà nông hộ bỏ ra đầu tư thì thu lại được đồng doanh thu. 2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1. Phƣơng pháp chọn vùng nghiên cứu Địa bàn nghiên cứu của đề tài là huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng. Lý do chọn địa bàn nghiên cứu là huyện Mỹ Tú vì nơi đây tập trung nhiều nông dân trồng lúa, đặc biệt là mô hình 2 lúa 1 màu, nông dân có truyền thống trồng lúa lâu đời GVHD: Nguyễn Thúy Hằng Trang 7 SVTH: Nguyễn Ngọc Lan Phân tích hiệu quả kinh tế của mô hình hai lúa một màu tại huyện Mỹ Tú, Sóc Trăng sẽ thuận lợi trong phỏng vấn cũng như nghiên cứu, khi đó số liệu mang tính chất đại diện cao hơn 2.2.2. Phƣơng pháp thu thập số liệu Số liệu thứ cấp: Dựa vào báo cáo của phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Mỹ Tú năm 2011, niêm giám thống kê và số liệu thu thập từ báo chí, internet. Số liệu sơ cấp: Phỏng vấn trực tiếp 40 nông hộ trong 1 thị trấn và 8 xã thông qua việc soạn sẵn bảng câu hỏi và những xã có điều kiện đất đai phù hợp sẽ được ưu tiên số lượng mẫu. Phỏng vấn viên đến nhà nông hộ phỏng vấn để thu đủ số lượng cần thiết cho việc chạy mô hình. Nội dung phỏng vấn: - Thông tin tổng quát về tình hình sản xuất của mô hình, đặc điểm nông hộ, đặc điểm sản xuất và tiêu thụ. - Các chi phí bao gồm: Chi phí giống, phân bón, nông dược, chi phí khác… - Thuận lợi, khó khăn khi tham gia sản xuất và tiêu thụ, những đề xuất của nông hộ. Các bước tiến hành điều tra số liệu: - Xin giấy giới thiệu từ phòng nông nghiệp huyện Mỹ Tú. - Liên hệ với chính quyền địa phương các xã cần điều tra. - Tiến hành điều tra theo sự giới thiệu của chính quyền. - Kiểm tra sự hợp lý của số liệu. - Nếu có sai sót cần chỉnh sửa lại. 2.2.3. Phƣơng pháp phân tích số liệu - Phân tích thống kê mô tả : Là tổng hợp các phương pháp đo lường mô tả và trình bày số liệu được ứng dụng vào lĩnh vực kinh tế và kinh doanh bằng cách rút ra những kết luận dựa trên số liệu và thông tin thu thập được. GVHD: Nguyễn Thúy Hằng Trang 8 SVTH: Nguyễn Ngọc Lan Phân tích hiệu quả kinh tế của mô hình hai lúa một màu tại huyện Mỹ Tú, Sóc Trăng Hai khái niệm cơ bản của thống kê là tổng thể và mẫu. Tổng thể là tập hợp các phần tử mà ta nghiên cứu và muốn kết luận về chúng. Mẫu là tập hợp một số phần tử được chọn từ tổng thể. Thống kê mô tả được sử dụng trong đề tài này nhằm mô tả thực trạng chung của những nông hộ áp dụng mô hình hai lúa một màu. Bảng thống kê : là hình thức trình bày số liệu thống kê và thông tin thu thập làm cơ sở để phân tích và kết luận, cũng là bảng trình bày kết quả nghiên cứu nhờ đó mà nhà quản trị có thể nhận xét tổng quan về vấn đề nghiên cứu. - Phƣơng pháp so sánh tuyệt đối: lấy giá trị tuyệt đối của năm sau trừ đi giá trị của năm trước để thấy sự chênh lệch. Công thức : ∆Y = Y1– Y0 Y0 : chỉ tiêu năm trước Y1 : chỉ tiêu năm sau ∆Y : phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế. Phương pháp này để so sánh số liệu năm tính với số liệu năm trước của các chỉ tiêu xem có biến động hay không và tìm ra biến động của các chỉ tiêu kinh tế, từ đó đề ra biện pháp khắc phục. - Phƣơng pháp so sánh tƣơng đối: Lấy giá trị tương đối của năm sau trừ đi giá trị tương đối của năm trước. Công thức Y  Y1  Y 0 x100% Y0 Y0 : chỉ tiêu năm trước Y1 : chỉ tiêu năm sau ∆Y : Biểu hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế. Phương pháp dùng để làm rõ tình hình biến động của các mức độ chỉ tiêu kinh tế trong thời gian nào đó. So sánh tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu. Từ đó tìm ra nguyên nhân và GVHD: Nguyễn Thúy Hằng Trang 9 SVTH: Nguyễn Ngọc Lan
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan