Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân tích hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần nhà việt...

Tài liệu Phân tích hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần nhà việt

.PDF
57
142
80

Mô tả:

Trường Đạ i họ c Kinh tế Quố c dân 1 Toán Khoa Kế LỜI MỞ ĐẦU Bác Hồ đã dạy: “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”; “Học đi đôi với hành”. Hưởng ứng câu nói trên, Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân đã và đang đào tạo các thế hệ sinh viên với phương châm trang bị kiến thức lí luận song song với việc hướng dẫn thực tập, thực hành. Là một trong những sinh viên của Hệ Hoàn chỉnh kiến thức từ Cao đẳng lên Đại học - Khoá 7 - Chuyên ngành Kế toán tổng hợp, em đang được tham gia đợt thực tập tốt nghiệp do Nhà trường tổ chức; đợt thực tập này kéo dài hơn 3 tháng (từ ngày 20/01/2008 đến ngày 30/04/2008). Đối với bản thân em nói riêng và các bạn sinh viên nói chung, đợt thực tập tốt nghiệp này có vai trò, ý nghĩa vô cùng to lớn. Bởi thông qua thực tập, chúng em có điều kiện tiếp cận thực tế, vận dụng những kiến thức đã được trang bị trong nhà trường vào thực tiễn. Đồng thời củng cố được những kiến thức đã được học, có điều kiện đi sâu tìm hiểu và nắm bắt cách thức tổ chức công tác kế toán trong từng loại hình doanh nghiệp cụ thể. Cũng qua đợt thực tập này chúng em sẽ phải chủ động tiến hành thu thập thông tin, nghiên cứu, phân tích, xem xét, đánh giá các hoạt động kinh doanh; vận dụng những kiến thức lí luận về hạch toán kế toán và chế độ kế toán hiện hành để đề ra các kiến nghị về phương hướng, biện pháp giải quyết các tồn tại của đơn vị mình đang tham gia thực tập. Điều này góp phần thúc đẩy sinh viên phát huy tính năng động, chủ động trong quá trình tham gia thực tập cũng như có ý thức củng cố về mặt lí luận để hoàn thành tốt khoá học hiện tại và định hướng cho tương lai. Bất kỳ một doanh nghiệp nào được thành lập ra đều mang mục đích và kỳ vọng riêng của chủ sở hữu. Để tồn tại và phát triển buộc các doanh nghiệp này phải tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh. Hiện nay, đối với bất Vũ Vân Anh - Lớp Kế toán A4 - K7 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Trường Đạ i họ c Kinh tế Quố c dân 2 Toán Khoa Kế kỳ một doanh nghiệp nào việc phân tích tình hình tài chính nói chung và phân tích hiệu quả kinh doanh nói riêng đều có ý nghĩa to lớn trong việc cung cấp thông tin cho các đối tượng (ví dụ: các nhà đầu tư, các tổ chức tín dụng, các cơ quan kiểm toán, cơ quan thuế, các nhà Quản trị doanh nghiệp …) nhằm đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp, đưa ra các quyết định tuỳ theo các mục tiêu khác nhau. Đồng thời thông tin của phân tích tình hình tài chính, phân tích hiệu quả kinh doanh giúp các nhà quản trị doanh nghiệp kiểm tra các hoạt động tài chính, hoạt động kinh doanh, phát hiện những điểm không phù hợp để từ đó hoàn thiện cơ chế tài chính, điều chỉnh xu hướng kinh doanh, góp phần tạo điều kiện cho doanh nghiệp tăng trưởng, phát triển bền vững. Xuất phát từ vai trò của phân tích tình hình tài chính và phân tích hoạt động kinh doanh, khi thực tập tại Công ty Cổ phần Nhà Việt, em đã chọn đề tài: “Phân tích hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Nhà Việt” làm đề tài viết chuyên đề thực tập tốt nghiệp. Chuyên đề của em gồm 03 chương: Chương 1: Tổng quan về Công ty Cổ phần Nhà Việt. Chương 2: Thực trạng phân tích kinh doanh tại Công ty Cổ phần Nhà Việt. Chương 3: Hoàn thiện phân tích kinh doanh tại Công ty Cổ phần Nhà Việt. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp của em sẽ trình bày về thực trạng phân tích hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Nhà Việt và sẽ đưa ra một số giải pháp cơ bản để hoàn thiện công tác phân tích hiệu quả kinh doanh tại Công ty. Tuy nhiên với trình độ và thời gian có hạn nên trong quá trình nghiên cứu, trình bày, chuyên đề thực tập tốt nghiệp của em chắc khó tránh khỏi những thiếu sót. Bởi vậy, em rất mong nhận được sự thông cảm và đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo cũng như toàn thể bạn đọc để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn ! Vũ Vân Anh - Lớp Kế toán A4 - K7 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Trường Đạ i họ c Kinh tế Quố c dân 3 Toán Khoa Kế CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN NHÀ VIỆT 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Nhà Việt Công ty Cổ phần Nhà Việt có: - Tên giao dịch : CÔNG TY CỔ PHẦN NHÀ VIỆT - Tên Tiếng Anh : Viethome Joint Stock Company - Tên viết tắt : Viethome., JSC - Trụ sở chính : Số nhà 19 ngách 91/20, phố Nguyễn Chí Thanh, Phường Láng Hạ, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội. Công ty Cổ phần Nhà Việt được thành lập theo mô hình Công ty Cổ phần, được tổ chức và hoạt động theo luật Doanh nghiệp. Công ty là một đơn vị kinh doanh, hạch toán độc lập, tự chủ về tài chính, bảo toàn và phát triển vốn, tự bù đắp chi phí và tự chịu rủi ro. Công ty có tài khoản riêng, có con dấu riêng được sở Thương mại Cấp giấy phép hoạt động và được Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ngày 16/08/2002. Căn cứ theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đã được Sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội cấp phép hoạt động, các lĩnh vực kinh doanh của Công ty Cổ phần Nhà Việt bao gồm: - Xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp; trang trí nội ngoại thất. - Sản xuất đồ nội thất, đồ lưu niệm, đồ gỗ, các sản phẩm từ cao su, plastic, kim loại và vật liệu xây dựng, bao bì. - Thiết kế tổng mặt bằng, kiến trúc, nội ngoại thất đối với các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp; tư vấn xây dựng; thiết kế tạo mẫu, in logo, biểu tượng. Vũ Vân Anh - Lớp Kế toán A4 - K7 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Trường Đạ i họ c Kinh tế Quố c dân 4 Toán Khoa Kế - Quảng cáo thương mại; in và các dịch vụ liên quan đến in (trừ loại hình Nhà nước cấm). - Tư vấn đầu tư trong và ngoài nước; xúc tiến thương mại; buôn bán sản phẩm nội thất, thiết bị văn phòng, đồ dùng, mỹ phẩm; sản xuất và buôn bán thực phẩm thủy sản; đại lý mua bán, ký gửi hàng hóa. - Dịch vụ vận tải hàng hóa, vận chuyển hành khách bằng xe ôtô theo hợp đồng… Thành lập năm 2002 với chỉ vẻn vẹn 05 thành viên, đến nay Công ty Cổ phần Nhà Việt đã có bộ máy hơn 80 cán bộ công nhân viên cùng nhà xưởng sản xuất rộng gần 2000m2. Với phương châm làm việc “Chúng tôi nói cái chúng tôi làm”, Công ty Cổ phần Nhà Việt xác định: mỗi thách thức là một cơ hội. Công ty đã và đang phát huy nghiên cứu đổi mới về cả sản phẩm và phương thức tiếp cận thị trường. Hiện nay, Công ty Cổ phần Nhà Việt đang đẩy mạnh 05 mảng kinh doanh lớn, đó là: Quảng cáo - Nội thất - Thiết kế - Xây dựng - Thương mại. Trong đó mảng Thiết kế, Quảng cáo và Nội thất thực sự là thế mạnh của Công ty. Các sản phẩm của Công ty cũng đã đáp ứng được nhiều đối tác lớn như: Yamaha Motor Việt Nam, Ford Việt Nam, Unilever Việt Nam, Honda Việt Nam, VPBank, Tràng Tiền Plaza, Hà Đông Plaza, Nagakawa… và rất nhiều các Công ty, các Văn phòng đại diện, các cá nhân trong và ngoài nước. Bảng số 1: Một số chỉ tiêu khái quát của Công ty trong những năm gần đây. Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 1) Doanh thu tiêu thụ Triệu đồng 3.147,9 9.498,7 14.245,2 2) Vốn chủ sở hữu Triệu đồng 1.125 1.125 1.500 3) Lợi nhuận sau thuế Triệu đồng 247,3 717,6 - 4) Thu nhập bình quân 1000 đồng 1.315 1.856 2.072 Vũ Vân Anh - Lớp Kế toán A4 - K7 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Trường Đạ i họ c Kinh tế Quố c dân 5 Toán Khoa Kế 1.2. Tổ chức bộ máy hoạt động của Công ty Cổ phần Nhà Việt Theo điều lệ của Công ty thì Bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần Nhà Việt bao gồm: - Đại hội đồng cổ đông. - Hội đồng Quản trị. - Tổng Giám đốc. - Giám đốc phụ trách các bộ phận. - Các bộ phận chức năng hoạt động chuyên môn. Sơ đồ số 1: Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần Nhà Việt Hội đồng quản trị Tổng Giám đốc Giám đốc phụ trách khối văn phòng Bộ phận Thương mại Bộ phận HC&NS Giám đốc phụ trách khối kinh doanh Bộ phận Kinh doanh Bộ phận Thiết kế Giám đốc phụ trách khối săn xuất Bộ phận Sản xuất Bộ phận Xưởng nội thất Trưởng phòng kế toán Bộ phận TC&KT Trong đó chức năng và nhiệm vụ của từng đối tượng được quy định như sau:  Đại hội cổ đông: là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty, bao gồm tất cả các Cổ đông có quyền biểu quyết. Vũ Vân Anh - Lớp Kế toán A4 - K7 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Trường Đạ i họ c Kinh tế Quố c dân 6 Toán Khoa Kế  Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý Công ty do Đại hội đồng Cổ đông bầu ra và là cơ quan đại diện thường trực của Đại hội đồng Cổ đông, thay mặt cho Đại hội đồng quản trị Công ty giữa 02 kỳ đại hội. Hội đồng Quản trị có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích quyền lợi của Công ty, từ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng Cổ đông. Hội đồng quản trị Công ty từ 03 đến 06 thành viên, nhiệm kỳ 05 năm. Số thành viên Hội đồng quản trị mỗi nhiệm kỳ do Đại hội đồng Cổ đông quyết định. Thành viên Hội đồng quản trị do Đại hội đồng Cổ đông bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng quản trị được quy định trong điều lệ Công ty.  Tổng Giám đốc: là cấp quản lý điều hành hàng ngày của Công ty, Tổng Giám đốc do Hội đồng quản trị bổ nhiệm và miễn nhiệm. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Tổng Giám đốc được quy định chi tiết trong điều lệ Công ty.  Giám đốc bộ phận: là cấp quản lý điều hành hàng ngày của Công ty, Giám đốc bộ phận do Tổng giám đốc bổ nhiệm và miễn nhiệm. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Giám đốc bộ phận được quy định chi tiết như sau:  Giám đốc phụ trách khối văn phòng: - Do Tổng Giám đốc bổ nhiệm. Gọi tắt là Giám đốc hành chính. - Chức năng phụ trách các công việc hậu cần về nhân sự, đào tạo, hành chính, quản lý tài sản công ty, quan hệ đối ngoại và phát triển thương hiệu. - Quản lý, điều hành và xắp xếp tổ chức bộ máy nhân sự trực tiếp trong bộ phận Thương mại và bộ phận Hành chính của Công ty.  Giám đốc phụ trách khối kinh doanh : - Do Tổng Giám đốc bổ nhiệm. Gọi tắt là Giám đốc kinh doanh. Vũ Vân Anh - Lớp Kế toán A4 - K7 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Trường Đạ i họ c Kinh tế Quố c dân 7 Toán Khoa Kế - Thực hiện chức năng tự doanh, tìm kiếm khách hàng, mở rộng mạng lưới, nghiên cứu và thực hiện dự án. Quản lý, chăm sóc khách hàng và hoạch định chiến lược phát triển kinh doanh của Công ty. - Quản lý, điều hành và xắp xếp tổ chức bộ máy nhân sự trực tiếp trong bộ phận kinh doanh và bộ phận thiết kế của Công ty. Riêng bộ phận thiết kế, do đặc thù nghề nghiệp, cần có báo cáo trực tiếp lên Tổng giám đốc.  Giám đốc phụ trách khối sản xuất : - Do Tổng Giám đốc bổ nhiệm. Gọi tắt là Giám đốc sản xuất. - Có trách nhiệm quản lý sản xuất, tìm đối tác sản xuất và thực hiện thi công sản xuất các hợp đồng của Công ty. Thực hiện nhiệm vụ bảo trì bảo dưỡng sản phẩm do công ty sản xuất gọi chung là dịch vụ sau bán hàng. - Quản lý, điều hành và xắp xếp tổ chức bộ máy nhân sự trực tiếp trong bộ phận sản xuất và bộ phận xưởng sản xuất nội thất của Công ty. Riêng bộ phận xưởng sản xuất nội thất, do đặc thù công việc và hoạt động tách rời trụ sở Công ty, cần kết hợp với cán bộ phụ trách xưởng có báo cáo trực tiếp lên Tổng giám đốc.  Các phòng chức năng: Thực thi công việc Công ty là các phòng chức năng, nằm dưới quyền điều hành trực tiếp của Giám đốc bộ phận chuyên quyền.  Bộ phận hành chính - nhân sự : - Chức năng thực thi các công việc hậu cần về nhân sự, đào tạo, hành chính, quản lý tài sản công ty, quan hệ đối ngoại và phát triển thương hiệu. - Giúp việc cho Giám đốc bộ phận, hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn. - Nhân sự bộ phận gồm nhân viên bộ phận văn phòng,nhân sự, kho, reception và tổ xe (lái xe), do Giám đốc phụ trách bộ phận bổ nhiệm và bãi nhiệm có báo cáo trình Tổng giám đốc. - Thuộc quyền quản lý trực tiếp của Giám đốc hành chính. Vũ Vân Anh - Lớp Kế toán A4 - K7 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Trường Đạ i họ c Kinh tế Quố c dân 8 Toán Khoa Kế  Bộ phận thương mại: - Có các trưởng bộ phận phụ trách ngành nghề kinh doanh do Giám đốc phụ trách bộ phận bổ nhiệm và bãi nhiệm. - Chức năng kinh doanh thương mại với ngành nghề theo chức năng hoạt động được Sở Kế hoạch Đầu tư Hà Nội cấp phép. - Giúp việc cho Giám đốc bộ phận, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao - Nhân sự bộ phận gồm nhân viên bộ phận căn cứ theo nhu cầu sử dụng nhân sự của bộ phận, do Giám đốc phụ trách bộ phận bổ nhiệm và bãi nhiệm. - Thuộc quyền quản lý trực tiếp của Giám đốc hành chính.  Bộ phận tài chính – kế toán : - Có trách nhiệm lập kế hoạch tài chính cho công ty, thực hiện việc hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong suốt quá trình hợp đồng của công ty, lập các báo cáo tài chính phục vụ công tác quản lý và theo chế độ quy định. - Thực thi nghiệp vụ báo cáo thuế, làm các công việc liên quan và giúp Công ty thực thi nghĩa vụ thuế với Nhà nước theo quy định của Pháp luật. - Nhân sự bộ phận do Trưởng bộ phận đề cử Tổng giám đốc bổ nhiệm. Giúp việc cho Trưởng bộ phận phụ trách bộ phận. - Thuộc quyền quản lý trực tiếp của Trưởng bộ phận phụ trách bộ phận tài chính - kế toán gọi tắt là Trưởng phòng kế toán. Trách nhiệm của Trưởng phòng kế toán bao gồm: + Có trách nhiệm lập kế hoạch tài chính cho công ty, thực hiện việc hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong suốt quá trình hợp đồng của công ty, lập các báo cáo tài chính phục vụ công tác quản lý và theo chế độ quy định. + Thực thi nghiệp vụ báo cáo thuế, làm các công việc liên quan và giúp Công ty thực thi nghĩa vụ thuế với Nhà nước theo quy định của Pháp luật. Vũ Vân Anh - Lớp Kế toán A4 - K7 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Trường Đạ i họ c Kinh tế Quố c dân 9 Toán Khoa Kế + Quản lý, điều hành và xắp xếp tổ chức bộ máy nhân sự trực tiếp trong bộ phận Tài chính - Kế toán của Công ty.  Bộ phận kinh doanh : - 01 Trưởng phòng kinh doanh do Giám đốc phụ trách bộ phận đề cử Tổng giám đốc bổ nhiệm và các chuyên viên do Giám đốc phụ trách bộ phận bổ nhiệm và bãi nhiệm. - Thực hiện chức năng tự doanh, tìm kiếm khách hàng, mở rộng mạng lưới, nghiên cứu và thực hiện dự án. Quản lý, chăm sóc khách hàng và hoạch định chiến lược phát triển kinh doanh của Công ty. - Thuộc quyền quản lý trực tiếp của Giám đốc kinh doanh.  Bộ phận thiết kế : - 01 Trưởng phòng do Tổng Giám đốc bổ nhiệm và bãi nhiệm. - Có trách nhiệm thiết kế và tư vấn khách hàng. Trách nhiệm quản lý, giám sát thiết kế theo hợp đồng thiết kế. - Nhân sự bộ phận do Trưởng bộ phận đề cử Giám đốc phụ trách bộ phận bổ nhiệm, có tờ trình Tổng giám đốc. Nhân sự bộ phận trực tiếp giúp việc cho Trưởng bộ phận phụ trách bộ phận. - Thuộc quyền quản lý trực tiếp của Giám đốc kinh doanh.  Bộ phận sản xuất : - 01 Trưởng phòng do Giám đốc phụ trách bộ phận bổ nhiệm và bãi nhiệm , có tờ trình Tổng giám đốc. - Có trách nhiệm quản lý sản xuất, tìm đối tác sản xuất và thực hiện thi công sản xuất các hợp đồng của Công ty. Thực hiện nhiệm vụ bảo trì bảo dưỡng sản phẩm do công ty sản xuất gọi chung là dịch vụ sau bán hàng. - Nhân sự bộ phận gồm nhân viên bộ phận căn cứ theo nhu cầu sử dụng nhân sự của bộ phận, do Giám đốc phụ trách bộ phận bổ nhiệm và bãi nhiệm. Nhân Vũ Vân Anh - Lớp Kế toán A4 - K7 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Trường Đạ i họ c Kinh tế Quố c dân 10 Toán Khoa Kế sự bộ phận trực tiếp giúp việc cho Trưởng bộ phận hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. - Thuộc quyền quản lý trực tiếp của Giám đốc sản xuất.  Bộ phận xƣởng nội thất: - 01 Trưởng bộ phận do Tổng Giám đốc bổ nhiệm và bãi nhiệm theo tờ trình Giám đốc phụ trách bộ phận. - Có trách nhiệm quản lý sản xuất, thực hiện thi công sản xuất các hợp đồng nội thất của Công ty. Thực hiện nhiệm vụ bảo trì bảo dưỡng sản phẩm do xưởng sản xuất gọi chung là dịch vụ sau bán hàng. - Nhân sự bộ phận gồm nhân viên bộ phận căn cứ theo nhu cầu sử dụng nhân sự của bộ phận, do Trưởng bộ phận bổ nhiệm và bãi nhiệm, có tờ trình Giám đốc phụ trách bộ phận. Nhân sự bộ phận trực tiếp giúp việc cho Trưởng bộ phận hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. - Thuộc quyền quản lý trực tiếp của Giám đốc sản xuất. 1.3. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Nhà Việt Công ty Cổ phần Nhà Việt là Doanh nghiệp vừa tiến hành hoạt động sản xuất vừa song song tiến hành hoạt động thương mại, trong đó mảng sản xuất giữ vai trò trọng yếu. Với đặc thù và thế mạnh là một Công ty tư vấn Thiết kế, các đối tượng khách hàng đến với Công ty Cổ phần Nhà Việt sẽ được tiếp cận tốt nhất với những sản phẩm mà họ đang mong muốn. Bởi khi đến với Công ty Cổ phần Nhà Việt, khách hàng có thể mô tả nhu cầu của mình, sau đó nhân viên bộ phận thiết kế của Công ty sẽ xử lý thông tin, tạo ra các hình ảnh 3D, 4D thể hiện sản phẩm với vị trí được xếp đặt trong chính không gian mà khách hàng mong muốn. Khi khách hàng thỏa mãn với các sản phẩm mà Công ty đã tư vấn thiết kế, nếu họ yêu cầu Công ty sản xuất sản phẩm cho mình thì những khách hàng Vũ Vân Anh - Lớp Kế toán A4 - K7 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Trường Đạ i họ c Kinh tế Quố c dân 11 Toán Khoa Kế đó hoàn toàn được miễn khoản thiết kế phí. Song song với việc duy trì và đẩy mạnh chất lượng sản phẩm thì có thể nói đây là một cách làm rất hay để Công ty Cổ phần Nhà Việt thu hút khách hàng, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty so với các đối thủ khác trong điều kiện thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt. Đối với bất kỳ một sản phẩm nào của Công ty cũng được diễn ra theo quy trình sản xuất như sau: Phòng Kinh doanh sau khi làm việc với khách hàng, chuyển yêu cầu của khách hàng sang Phòng Thiết kế. Phòng Thiết kế tiến hành các thao tác chuyên môn để đưa ra các thông số kỹ thuật về sản phẩm, chuyển bản vẽ mô tả các thông số kỹ thuật đó sang Phòng Sản xuất. Phòng Sản xuất lên kế hoạch sản xuất: ước tính khối lượng nguyên vật liệu, nhân công và thời gian hoàn thành sản phẩm. Phòng Sản xuất chuyển lệnh sản xuất tới tổ sản xuất liên quan thuộc bộ phận Xưởng nội thất (ví dụ: tổ mộc, tổ giáp, tổ sơn, tổ đóng gói…). Khi sản phẩm hoàn thành, các bộ phận: Kinh doanh, Thiết kế, Sản xuất cử đại diện kiểm tra thành phẩm (kiểm tra về mặt mẫu mã, màu sắc, kích thước, vật liệu…); nếu sản phẩm đạt yêu cầu thì cho đóng gói, bao bọc để vận chuyển đến địa điểm mà khách hàng chỉ định; ngược lại nếu sản phẩm chưa đạt tiêu chuẩn sẽ được trả về bộ phận sản xuất để gia công lại. Sơ đồ số 2: Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm tại Công ty CP Nhà Việt. Vũ Vân Anh - Lớp Kế toán A4 - K7 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Trường Đạ i họ c Kinh tế Quố c dân 12 Toán Trao đổi về sản phẩm Khách hàng Ký kết HĐSX sản phẩm Phòng Kinh doanh Khoa Kế Yêu cầu của khách hàng Bản vẽ kỹ thuật Không đạt Bà n giao cho KH Phòng Thiết kế Gia công lại Đạt KCS + đóng gói Các tổ sản xuất của bộ phận Xưởng nội thất Thành phẩm Lệnh sản xuất Phòng Sản xuất (Sử dụng các yếu tố sản xuất để sx sản phẩm) Ghi chú: HĐSX : Hợp đồng sản xuất KCS : Kiểm tra chất lượng sản phẩm SX : Sản xuất Trong một hợp đồng sản xuất, tất cả các hạng mục về đồ gỗ nội thất, Công ty Cổ phần Nhà Việt sẽ trực tiếp sản xuất sản phẩm. Còn đối với những hạng mục như: Trang bị bộ bàn ghế Sofa, Salon … thì Công ty sẽ nhập lại của các đối tác tin cậy ở Đài Loan, Hồng Kông hoặc các Công ty trong nước để cung cấp cho khách hàng. Bên cạnh mảng Nội thất, mảng Quảng cáo của Công ty Cổ phần Nhà Việt cũng rất phát triển, đặc biệt là trong điều kiện nền kinh tế thị trường ngày càng mở cửa. Công việc kinh doanh Quảng cáo của Công ty Cổ phần Nhà Việt được thể hiện qua sơ đồ sau: Vũ Vân Anh - Lớp Kế toán A4 - K7 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Trường Đạ i họ c Kinh tế Quố c dân 13 Toán Khoa Kế Sơ đồ số 3: Quy trình kinh doanh Quảng cáo tại Công ty CP Nhà Việt Các nhà cung cấp vị trí quảng cáo (Các trung tâm, các toà nhà lớn, Ví dụ: Tràng Tiền Plaza, Big C… Đi thuê các vị trí QC CÔNG TY CỔ PHẦN NHÀ VIỆT Cho thuê lại các vị trí QC Các công ty quảng cáo khác hoặc các doanh nghiệp có nhu cầu quảng bá sản phẩm tại các trung tâm lớn 1.4. Tổ chức công tác kế toán của Công ty Cổ phần Nhà Việt Công ty Cổ phần Nhà Việt là một công ty nhỏ, không có chi nhánh trực thuộc nên bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức theo mô hình tập trung. Tất cả các công tác kế toán từ khâu thu thập chứng từ, xử lý thông tin, tính giá hàng hóa, hạch toán chi tiết, vào các sổ chi tiết, các bảng chi tiết đến hạch toán tổng hợp, xác định kết quả và lập các Báo cáo Tài chính … đều được thực hiện tập trung tại Phòng kế toán của Công ty. Phòng Kế toán thường xuyên phải báo cáo tình hình biến động của vốn, tài sản và hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty lên Ban Lãnh đạo. Phòng Kế toán có trách nhiệm lập kế hoạch tài chính cho công ty, thực hiện việc hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong suốt quá trình hợp đồng của công ty; định kỳ lập các báo cáo thuế, các báo cáo tài chính phục vụ công tác quản lý và theo quy định của Pháp luật. Hiện tại Phòng Kế toán tài chính của Công ty Cổ phần Nhà Việt gồm 05 nhân viên với sự phân công lao động như sau: Kế toán trưởng: có nhiệm vụ chỉ đạo điều hành chung về công tác kế toán của toàn công ty; chỉ đạo; kiểm tra, hướng dẫn công tác hạch toán kế toán của các kế toán phần hành. Kế toán trưởng là người thực hiện Pháp lệnh kế toán, là người tổng hợp kiểm tra các số liệu do các nhân viên kế toán khác Vũ Vân Anh - Lớp Kế toán A4 - K7 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Trường Đạ i họ c Kinh tế Quố c dân 14 Toán Khoa Kế gửi đến, Trên cơ sở đó hàng tháng ghi số liệu vào Sổ cái, hàng quý lập báo cáo quyết toán và lập Báo các tài chính. Đồng thời, kế toán trưởng còn là người thiết kế, xây dựng, tổng hợp các phương án huy động và sử dụng vốn đạt hiệu quả cao, tham mưu, giúp cho Tổng Giám đốc các vấn đề liên quan đến tài chính kế toán và kiểm tra đánh giá các phương án kinh doanh. Kế toán tiền mặt, vật tư, tài sản cố định: theo dõi tình hình thu chi tài chính, tình hình biến động tăng, giảm, tồn kho, tồn quỹ của các loại tiền mặt, vật tư, hàng hóa, tài sản cố định và khấu hao tài sản cố định. Thường xuyên cung cấp thông tin về phần hành mình đang phụ trách với các bộ phận liên quan, đảm bảo cho hoạt động tài chính được tiến hành thông suốt, đảm bảo cho quá trình cung ứng vật tư, trang thiết bị kịp thời phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Kế toán thanh toán, tiền lương và Bảo hiểm xã hội: chịu trách nhiệm theo dõi tình hình biến động của các khoản nợ phải thu, nợ phải trả; phối hợp với kế toán tiền mặt để lên kế hoạch thu tiền hàng của khách và chi trả tiền hàng cho nhà cung cấp. Đồng thời chịu trách nhiệm tính ra các khoản tiền lương, tiền thưởng phải trả công nhân viên; tính, trích lập, hạch toán và thanh toán các khoản tiền lương và các khoản trích theo lương như: Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm Y tế theo đúng quy định của Pháp luật hiện hành. Kế toán chi phí và giá thành: phải nắm rõ được tính chất và bản chất của sản phẩm để có cơ sở duyệt chi phí và tập hợp chi phí cho các đơn hàng một cách chính xác nhất. Kế toán chi phí và giá thành là chịu trách nhiệm tập hợp tất cả các khoản chi phí phát sinh cho từng loại hợp đồng, từng đơn hàng… để tính ra giá thành cho từng hợp đồng và từng đơn hàng cụ thể. Lấy số liệu cung cấp cho Kế toán trưởng để xác định kết quả kinh doanh của từng hợp đồng và từng đơn hàng cụ thể. Vũ Vân Anh - Lớp Kế toán A4 - K7 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Trường Đạ i họ c Kinh tế Quố c dân 15 Toán Khoa Kế Thủ quỹ: là người chịu trách nhiệm bảo quản các khoản tiền mặt tồn quỹ tại công ty. Đồng thời có trách nhiệm thường xuyên đối chiếu số liệu với kế toán tiền mặt, cung cấp thông tin kịp thời về mặt tài chính cho các bộ phận có liên quan đảm bảo cho hoạt động tài chính được tiến hành thông suốt. Ở Công ty Cổ phần Nhà Việt thủ quỹ là người năng động trong việc thiết lập các mối quan hệ với ngân hàng, khai thác nguồn vốn tín dụng và làm mọi thủ tục cần thiết để vay vốn ngân hàng phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Trong giai đoạn này, Công ty Cổ phần Nhà Việt đang tuyển thêm 01 nhân viên nữa cho phòng kế toán để đảm trách nhiệm vụ Phó kế toán trưởng. Phó kế toán trưởng sẽ là người hỗ trợ đắc lực cho Kế toán trưởng trong công tác kiểm tra, hướng dẫn công tác hạch toán kế toán của các kế toán phần hành. Sơ đồ số 4: Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty Cổ phần Nhà Việt Kế toán trƣởng Phó kế toán trưởng Kế toán tiền mặt, vật tư, Tài sản cố định (Ghi chú: Kế toán thanh toán, tiền lương và BHXH Kế toán chi phí và giá Thủ quỹ thành Thể hiện quan hệ chỉ huy, chỉ đạo.) Vũ Vân Anh - Lớp Kế toán A4 - K7 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Trường Đạ i họ c Kinh tế Quố c dân 16 Toán Khoa Kế Hình thức ghi sổ kế toán tại Công ty Cổ phần Nhà Việt: Cũng như các doanh nghiệp khác, sổ kế toán của Công ty Cổ phần Nhà Việt dùng để ghi chép, hệ thống và lưu giữ toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh theo nội dung kinh tế và theo trình tự thời gian có liên quan đến doanh nghiệp. Hiện nay, hệ thống sổ kế toán của Công ty Cổ phần Nhà Việt được thực hiện theo hình thức Nhật ký chung. Bởi đây là hình thức ghi sổ kế toán đơn giản, thích hợp với mọi đơn vị hạch toán, đặc biệt là có nhiều thuận lợi khi ứng dụng máy tính trong xử lý thông tin kế toán trên sổ. Kể từ năm 2005, Công ty Cổ phần Nhà Việt đã ứng dụng phần mềm SAS vào công tác kế toán để rút ngắn thời gian và nâng cao hiệu quả làm việc ở phòng Kế toán nói riêng và hiệu quả quản lý nói chung. Phần mềm SAS được xây dựng thoả mãn các tiêu chuẩn, điều kiện của phần mềm kế toán do Bộ Tài chính quy định tại Thông tư số 103/2005/TT-BTC ngày 24/11/2005. Việc ghi sổ kế toán ở Công ty Cổ phần Nhà Việt bây giờ không phải thực hiện thủ công mà sẽ được phần mềm SAS tự động xử lý với điều kiện các dữ liệu nhập vào phải được kiểm tra, hạch toán và cập nhập vào đúng phân hệ. Việc ghi sổ kế toán khi sử dụng phần mềm vẫn được áp dụng theo đúng nguyên lý khi ghi sổ kế toán thủ công: hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại, kế toán các phần hành kiểm tra, xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng, biểu, phân hệ được thiết kế sẵn trên hệ thống phần mềm SAS. Theo quy trình của phần mềm kế toán SAS, các thông tin được tự động cập nhật vào các sổ kế toán tổng hợp và các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan. Cuối tháng, cuối quý, cuối năm kế toán trưởng thực hiện các thao tác khoá sổ (cộng sổ), thực hiện các bút toán kết chuyển, các bút toán xác định kết quả và lập Báo cáo tài chính. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với số Vũ Vân Anh - Lớp Kế toán A4 - K7 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Trường Đạ i họ c Kinh tế Quố c dân 17 Toán Khoa Kế liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác, trung thực theo thông tin đã được nhập trong kỳ. Kế toán trưởng có thể kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán với Báo cáo tài chính sau khi đã in ra giấy. Các sổ kế toán, Báo cáo tài chính được in ra giấy, kiểm tra và đóng quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định hiện hành. Quy trình lên sổ theo hình thức Nhật ký chung tại Công ty Cổ phần Nhà Việt được mô tả qua sơ đồ sau: Sơ đồ số 5: Trình tự ghi sổ kế toán tại Công ty Cổ phần Nhà Việt theo hình thức Nhật ký chung, sử dụng phần mềm kế toán trên máy vi tính. SỔ KẾ TOÁN CHỨNG TỪ KẾ TOÁN PHẦN MỀM - Sổ Nhật ký (Nhật ký chung, Nhật ký đặc biệt) - Sổ tổng hợp - Sổ chi tiết KẾ TOÁN BẢNG TỔNG HỢP CHỨNG TỪ KẾ TOÁN CÙNG LOẠI SAS MÁY VI TÍNH Ghi chú: Nhập số liệu hàng ngày BÁO CÁO TÀI CHÍNH - Bảng cân đối kế toán - Báo cáo kết quả HĐSXKD - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ - Thuyết minh BCTC BÁO CÁO KẾ TOÁN QUẢN TRỊ In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm Đối chiếu, kiểm tra Vũ Vân Anh - Lớp Kế toán A4 - K7 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Trường Đạ i họ c Kinh tế Quố c dân 18 Toán Khoa Kế Chế độ kế toán mà Công ty Cổ phần Nhà Việt đang áp dụng: Công ty Cổ phần Nhà Việt hiện đang áp dụng chế độ Kế toán Doanh nghiệp nhỏ và vừa ban hành theo Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14 tháng 09 năm 2006. Như vậy, toàn bộ hệ thống chứng từ và tài khoản kế toán của Công ty Cổ phần Nhà Việt từ ngày 01/01/2007 đã được điều chỉnh để tuân thủ theo đúng Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14 tháng 09 năm 2006. Tuy nhiên, do yêu cầu quản lý mà tại Công ty Cổ phần Nhà Việt một số tài khoản cơ bản được mở chi tiết đến tài khoản cấp 2, như các tài khoản: Hàng tồn kho, công nợ, doanh thu tiêu thụ, giá vốn hàng bán. Ví dụ: Tài khoản 5111: Doanh thu tiêu thụ_Quảng cáo Tài khoản 5112: Doanh thu tiêu thụ_Nội thất Tài khoản 5113: Doanh thu tiêu thụ_Thiết kế Tài khoản 5114: Doanh thu tiêu thụ_Xây dựng Tài khoản 5115: Doanh thu tiêu thụ_Thương mại Tài khoản 6321: Giá vốn hàng bán_Quảng cáo Tài khoản 6322: Giá vốn hàng bán_ Nội thất Tài khoản 6323: Giá vốn hàng bán_ Thiết kế Tài khoản 6324: Giá vốn hàng bán_ Xây dựng Tài khoản 6325: Giá vốn hàng bán_ Thương mại Tài khoản 1521: Nguyên vật liệu dùng cho Quảng cáo Tài khoản 1522: Nguyên vật liệu dùng cho Nội thất …… * * Vũ Vân Anh - Lớp Kế toán A4 - K7 * Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Trường Đạ i họ c Kinh tế Quố c dân 19 Toán Khoa Kế CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHÀ VIỆT 2.1. Một số nét khái quát về công tác phân tích hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Nhà Việt: Phân tích tình hình tài chính nói chung và phân tích hiệu quả kinh doanh nói riêng là mối liên hệ quan tâm của nhiều nhóm người khác nhau, như: Ban Giám đốc, các nhà đầu tư, các cổ đông, các chủ nợ, các ngân hàng và cơ quan quản lý thuế … Mỗi một nhóm người này có những nhu cầu thông tin khác nhau và do vậy, mỗi nhóm tập trung vào những khía cạnh riêng trong bức tranh tài chính của một doanh nghiệp. Bảng số 2: Nhu cầu sử dụng thông tin của các đối tƣợng sử dụng khác nhau Đối tƣợng sử dụng thông tin Cần quyết định cho các mục tiêu (1) Nhà quản trị doanh nghiệp (2) (3) Điều hành hoạt động --Lập kế hoạch cho tương lai sản xuất kinh doanh - Đầu tư dài hạn - Chiến lược sản phẩm Nhà đầu tư Có nên đầu tư vào doanh nghiệp này hay không - Giá trị đầu tư nào sẽ thu được trong tương lai - Các lợi ích khác có thể thu được Nhà cho vay Có nên cho doanh nghiệp này vay vốn hay không --Doanh nghiệp có khả năng trả nợ theo đúng hợp đồng hay không. - Các lợi ích khác với nhà cho vay. Cơ quan Nhà nước và người lao động Các khoản đóng góp cho Nhà nước như thế nào ? Có nên tiếp tục hợp đồng hay không - Hoạt động của doanh nghiệp có thích hợp và hợp pháp hay không. --Doanh nghiệp có thể tăng thu nhập cho người làm công? Yếu tố cần dự đoán cho tƣơng lai Vũ Vân Anh - Lớp Kế toán A4 - K7 Câu trả lời nhận đƣợc từ các thông tin có dạng câu hỏi (4) --Chọn phương án nào hiệu quả sẽ cao nhất? --Nên huy động vốn đầu tư nào? Năng lực của doanh nghiệp trong điều hành kinh doanh và huy động vốn đầu tư như thế nào? - Tình hình công nợ của doanh nghiệp? - Lợi tức có được chủ yếu từ hoạt động nào? - Tình hình khả năng tăng trưởng của doanh nghiệp? Có thể có biến động về vốn và thu nhập trong tương lai ? Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Trường Đạ i họ c Kinh tế Quố c dân 20 Toán Khoa Kế Phân tích hiệu quả kinh doanh cũng như khả năng sinh lời của doanh nghiệp là mục tiêu của các nhà kinh doanh và các nhà đầu tư vì nó gắn liền với lợi ích của họ cả về hiện tại và tương lai. Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, nó phản ánh chất lượng của hoạt động kinh doanh, trình độ tổ chức, sử dụng các yếu tố của quá trình sản xuất. Kết quả kinh doanh sẽ quyết định đến việc phân chia thu nhập, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ công nhân viên chức và các nhà đầu tư. Phân tích tình hình tài chính nói chung và phân tích hiệu quả kinh doanh nói riêng thực chất là việc phân tích các chỉ tiêu tài chính trên hệ thống Báo cáo tài chính hoặc các chỉ tiêu do kế toán xây dựng. Tại Công ty Cổ phần Nhà Việt, từ nguồn thông tin mà kế toán cung cấp và các Báo cáo tài chính đã xây dựng được, Kế toán trưởng kết hợp với Giám đốc Kinh doanh định kỳ tiến hành phân tích tình hình tài chính, lập và gửi báo cáo lên Tổng Giám đốc và Hội đồng quản trị. Tuy nhiên trong điều kiện thị trường có sự biến động về giá cả hoặc Chính phủ và các cơ quan chức năng có sự điều chỉnh, hướng dẫn mới về xu thế kinh doanh…, Hội đồng quản trị và Tổng Giám đốc Công ty sẽ yêu cầu các bộ phận chức năng tiến hành phân tích hiệu quả kinh doanh, đề ra xu hướng hoạt động mới để ngày càng thích ứng với sự thay đổi của môi trường kinh doanh và sự biến động của giá cả. Hệ thống tài liệu phục vụ cho Kế toán trưởng và Giám đốc kinh doanh của Công ty Cổ phần Nhà Việt phân tích hiệu quả kinh doanh bao gồm: + Bảng cân đối kế toán + Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh + Các sổ kế toán. Hiện nay, khi tiến hành phân tích hiệu quả kinh doanh, các cán bộ tài chính kế toán của Công ty Cổ phần Nhà Việt sử dụng phương pháp so sánh và Vũ Vân Anh - Lớp Kế toán A4 - K7 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan