Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế dome...

Tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế domesco

.PDF
116
202
74

Mô tả:

MỤC LỤC Trang CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ------------------------------------------------------------1 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ--------------------------------------------------------------------1 1.1.1. Sự cần thiết của đề tài -------------------------------------------------------1 1.1.2. Căn cứ khoa học, thực tiễn -------------------------------------------------2 1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI------------------------------------------------------2 1.2.1. Mục tiêu chung---------------------------------------------------------------2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể---------------------------------------------------------------2 1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ------------------------------------------------------2 1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU------------------------------------------------------3 1.4.1. Phạm vi về không gian------------------------------------------------------3 1.4.2. Phạm vi về thời gian---------------------------------------------------------3 1.4.3. Đối tượng nghiên cứu -------------------------------------------------------3 1.5. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU-------------------------------------------------------3 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU -----5 2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN--------------------------------------------------------5 2.1.1. Một số vấn đề cơ bản của phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh -5 2.1.2. Tổng quan về doanh thu, chi phí và lợi nhuận---------------------------8 2.1.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh ------------------14 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ---------------------------------------------22 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu ----------------------------------------------22 2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu ---------------------------------------------22 CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU Y TẾ DOMESCO--------------------------------------------24 3.1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU Y TẾ DOMESCO ----------------------------------------------------------------24 3.1.1. Lịch sử hình thành ----------------------------------------------------------24 3.1.2. Các thành tích nổi bật đạt được -------------------------------------------25 vi 3.2. LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG, SẢN PHẨM VÀ THỊ TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY -----------------------------------------------------------------28 3.2.1. Lĩnh vực hoạt động của công ty -------------------------------------------28 3.2.2. Các sản phẩm sản xuất, dịch vụ của công ty -----------------------------29 3.2.3. Thị trường hoạt động của công ty -----------------------------------------29 3.3. HÌNH THỨC TỔ CHỨC, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CÁC BỘ PHẬN, PHONG BAN --------------------------------------------------------------------31` 3.4. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH QUA BA NĂM TỪ 2006 ĐẾN 2008 ---------------------------------------------------------------37 3.4.1. Tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty năm 2006 ---37 3.4.2. Tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty năm 2007 ---38 3.4.3. Tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty năm 2008 ---38 3.5. NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY ----------------------------41 3.5.1. Thuận lợi----------------------------------------------------------------------41 3.5.2. Khó khăn----------------------------------------------------------------------42 3.5.3. Phương hướng phát triển ---------------------------------------------------43 CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU Y TẾ DOMESCO -------46 4.1. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI SẢN VÀ NGUỒN VỐN CỦA CÔNG TY QUA BA NĂM HOẠT ĐỘNG-----------------------------------------------------46 4.1.1. Phân tích tình hình tài sản --------------------------------------------------48 4.1.2. Phân tích tình hình nguồn vốn ---------------------------------------------56 4.2. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH ----------------64 4.2.1. Phân tích doanh thu----------------------------------------------------------66 4.2.2. Phân tích chi phí -------------------------------------------------------------70 4.2.3. Phân tích lợi nhuận ----------------------------------------------------------73 4.3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THÔNG QUA CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH -------------------------------------------------------75 4.3.1. Hệ số khả năng thanh toán--------------------------------------------------75 4.3.2. Tỷ số hoạt động --------------------------------------------------------------78 4.3.3. Tỷ số đòn bẩy tài chính -----------------------------------------------------82 vii 4.3.4. Tỷ số sinh lợi -----------------------------------------------------------------84 4.3.5. Hiệu quả sử dụng lao động -------------------------------------------------87 CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CHO CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU Y TẾ DOMESCO --------------------------------------------------------------90 5.1. NHỮNG TỒN TÀI VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA CÔNG TY TRONG QUÁ TRÌNH KINH DOANH -----------------------------------------------------------90 5.2. ĐIỂM MẠNH, ĐIỂM YẾU, CƠ HỘI, ĐE DỌA CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN QUA VÀ SẮP ĐẾN -------------------------------------------90 5.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GIÚP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY ---------------------------------------------92 CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ---------------------------------------96 6.1. KẾT LUẬN -----------------------------------------------------------------------96 6.1. KIẾN NGHỊ ----------------------------------------------------------------------97 TÀI LIỆU THAM KHẢO----------------------------------------------------------------98 PHỤ LỤC viii DANH MỤC BIỂU BẢNG Trang Bảng 1 : TÌNH HÌNH TÀI SẢN VÀ NGUỒN VỐN (2006 – 2008)---------------47 Bảng 2: TÌNH HÌNH TÀI SẢN NGẮN HẠN (2006 – 2008)-----------------------50 Bảng 3: TÌNH HÌNH TÀI SẢN DÀI HẠN (2006 – 2008) --------------------------55 Bảng: 4: TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN (2006 – 2008) --------------------------------57 Bảng 5: TÌNH HÌNH NỢ PHẢI TRẢ CỦA CÔNG TY (2006 – 2008) -----------59 Bảng 6: TÌNH HÌNH NỢ PHẢI TRẢ CỦA CÔNG TY (2006 – 2008) (Tiếp theo) -----------------------------------------------------------------------------------------60 Bảng 7: TÌNH HÌNH VỐN CHỦ SỞ HỮU CỦA CÔNG TY (2006 – 2008) ----63 Bảng 8: TÌNH HÌNH DOANH THU, CHI PHÍ VÀ LỢI NHUẬN (2006 – 2008) ----------------------------------------------------------------------------------------65 Bảng 9: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH (2006 – 2008)----------------67 Bảng 10: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH (2006 – 2008) (tiếp theo) -----------------------------------------------------------------------------------------68 Bảng 11: TỶ SUẤT CHI PHÍ, LỢI NHUẬN TRÊN DOANH THU 2006 – 2008 -----------------------------------------------------------------------------------------72 Bảng 12: TÌNH HÌNH KHẢ NĂNG THANH TOÁN (2006 – 2008) -------------76 Bảng 13: TỶ SỐ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY (2006 - 2008) ----------------80 Bảng 14: TỶ SỐ ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY (2006 – 2008)------83 Bảng 15: TỶ SUẤT SINH LỢI CỦA CÔNG TY (2006 – 2008) ------------------86 Bảng 16: HIỆU QUẢ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG (2006 – 2008)---------------------88 ix DANH MỤC HÌNH Trang Hình 1: Tỷ trọng doanh thu trong hệ thống phân phối của Công ty ----------------30 Sơ đồ 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty -------------------------------------------33 Hình 2: Tình hình nguồn vốn và tài sản của công ty 2006-2008 --------------------46 Hình 3: Tình hình tài sản 2006 - 2008 --------------------------------------------------48 Hình 4: Tình hình tài sản ngắn hạn 2006 – 2008 --------------------------------------49 Hình 5: Tình hình tài sản dài hạn của công ty giai đoạn 2006 – 2008--------------53 Hình 6: Tình hình nguồn vốn của công ty giai đoạn 2006 – 2008 ------------------56 Hình 7: Tình hình nợ ngắn, dài hạn của công ty giai đoạn 2006 – 2008 -----------57 Hình 8: Tình hình nguồn vốn chủ sở hữu 2006-2008---------------------------------61 Hình 9: Kết quả hoạt động kinh doanh 2006 – 2008----------------------------------64 Hình 10: Tình hình doanh thu của Công ty 2006 – 2008-----------------------------66 Hình 11: Tình hình chi phí của Công ty 2006 – 2008---------------------------------70 Hình 12: Tình hình lợi nhuận của Công ty 2006 – 2008 -----------------------------74 Hình 13: Tình hình khả năng thanh toán 2006 – 2008--------------------------------75 Hình 14: Tình hình tỷ số hoạt động (1)2006 – 2008 ----------------------------------79 Hình 15: Tình hình tỷ số hoạt động (2) 2006 – 2008 ---------------------------------81 Hình 16: Tình hình đòn bẩy tài chính 2006 – 2008 -----------------------------------82 Hình 17: Tỷ suất sinh lợi giai đoạn 2006 – 2008 --------------------------------------85 Hình 18: Tình hình sử dụng lao động 2006-2008 -------------------------------------88 x DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT à Tiếng Việt: BP: bộ phận DCL: Công ty Cổ phần Dược phẩm Cửu Long DHG: Công Ty Cổ phần Dược Hậu Giang DMC: Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Y tế Domesco GVC: Giảng viến chính GVHD: Giáo viên hướng dẫn IMP: Công ty Cổ phần Dược phẩm Imexpharm KH & ĐT: Kế hoạch và Đầu tư KHCN & NCPT: Khoa học Công nghệ và Nghiên cứu Phát triển OPC: Công ty Cổ phần Dược phẩm OPC P. KH & ĐT: Phòng Kế hoạch và Đầu tư SVTH: Sinh viên thực hiện TP.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh TT. NCPT: Trung tâm Nghiên cứu Phát triển UBND: Ủy Ban Nhân Dân XNK: Xuất nhập khẩu à Tiếng Anh: ASEAN: Association of South East Asian Nations (Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á) GAP : Good Agriculture Practices (Thực hành tốt nuôi trồng Dược liệu) GMP: Good manufacturing practices (thực hành tốt sản xuất thuốc) GSP: Generalized System of Preferences (hệ thống ưu đãi chung) ISO: The Internationnal Standardization Organization (tổ chức Tiêu chuẩn Quốc tế) ROA: Return on total assets ratio (tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản) ROE: Return on equity ratio (tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần) ROS: Rerturn on sales (tỷ suất sinh lợi trên doanh thu) TQM: Total Quality Management (Hệ Thống Chất Lượng Toàn Diện) xi TÓM TẮT NỘI DUNG Hiện nay nền kinh tế Việt Nam đang ngày một hòa nhập vào nền kinh tế chung của khu vực và thế giới. Đi đôi với những cơ hội có được từ đó là rất nhiều khó khăn và thách thức cho các doanh nghiệp trong nước, Domesco cũng không ngoại lệ. Ngoài các doanh nghiệp Dược nước ngoài đã vào Việt Nam thì các đối thủ trong nước đang ngày một lớn mạnh cũng là một vấn đề không đơn giản cho Công ty. Qua tìm hiểu thì đối thủ lớn nhất của Domesco cũng như các doanh nghiệp ngành dược hiện nay là Dược Hậu Giang, có thành tích rất nổi bật trong thời gian qua, là doanh nghiệp Dược hàng đầu Việt Nam hiện nay. Từ phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh có thể đánh giá năng lực hoạt động của Công ty và so với các đối thủ cạnh tranh trong ngành, nhất là Dược Hậu Giang để có thể biết được kết quả hoạt động của Công ty là thật sự tốt chưa. Qua phân tích, thông qua nhiều chỉ số tài chính cũng như các yếu tố: doanh thu, chi phí, lợi nhuận, tài sản, nguồn vốn… thì Domesco là một Công ty có kết quả hoạt động rất tốt, đang có kế hoạch đầu tư cho dài hạn, so với các đối thủ thì hầu như Domesco vượt trội hơn, hoạt động hiệu quả hơn nhưng vẫn còn những điểm yếu, những khoản làm chưa tốt và so với Dược Hậu Giang thì Domesco còn nhiều điểm cần khắc phục và phấn đấu. Từ những kết quả phân tích đó kết hợp với tình hình thực tế của Công ty đã tìm ra những thuận lợi cũng như khó khăn và đã đề ra một số giải pháp nhằm khắc phục những khó khăn đó. Tuy nhiên do còn rất nhiều hạn chế về thời gian, kiến thức, thông tin… mà đề tài này có thể chưa phân tích hết các yếu tố có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của Công ty cũng như tìm được nguyên nhân cốt lõi của thực tế vấn đề và các giải pháp có thể chưa khả thi, còn mang tính lý thuyết vì kinh nghiệm thực tế chưa có nên rất mong sự thông cảm của quý thầy cô, quý Công ty và quý bạn đọc. xii Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Đàm Thị Phong Ba CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1.1. Sự cần thiết của đề tài Trong hoàn cảnh đất nước đang trên đường hội nhập ngày càng sâu và rộng về nhiều mặt đặt biệt là về kinh tế thì vấn đề đáng quan tâm của các doanh nghiệp trong nước hiện nay là hoạt động như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất, sử dụng một cách có hiệu quả các nguồn lực để có thể tồn tại, cạnh tranh và phát triển trước các đối thủ lớn, mạnh trong và ngoài nước. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh là một việc làm hết sức cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp trong hoàn cảnh hiện nay. Doanh nghiệp phải thường xuyên kiểm tra, đánh giá đầy đủ, chính xác diễn biến và kết quả hoạt động của doanh nghiệp mình để kịp thời tìm ra được các điểm yếu, khó khăn đang tồn tại của doanh nghiệp mình từ đó đề xuất các giải pháp để khắc phục cũng như thấy được các điểm mạnh của mình để phát huy và những cơ hội để nắm bắt kịp thời. Hiệu quả kinh doanh chỉ có thể đạt được trên cơ sở nâng cao năng suất lao động và năng lực lãnh đạo. Để đạt được hiệu quả kinh doanh ngày càng cao và vững chắc đòi hỏi các nhà lãnh đạo không những nắm chắc các nguồn tiềm năng về nguyên liệu, vốn, tài lực... mà còn phải nắm chắc nhu cầu thị trường, các đối thủ cạnh tranh, cơ hội đầu tư... hiểu được thế mạnh và yếu của doanh nghiệp mình để khai thác các nguồn lực hiện có, tận dụng được các cơ hội vàng của thị trường. Mặt khác, phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh là căn cứ xác thực và quan trọng phục vụ cho việc dự đoán, dự báo xu thế phát triển của doanh nghiệp. Từ đó, các nhà quản trị sẽ đưa ra các quyết định về chiến lược kinh doanh có hiệu quả hơn. Chính vì tầm quan trọng của vấn đề nên em chọn đề tài “Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh Công Ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Y Tế DOMESCO” là đề tài cho luận văn tốt nghiệp của mình. SVTH: Lê Thành Sang Trang 1 Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Đàm Thị Phong Ba 1.1.2. Căn cứ khoa học thực tiễn 1.1.2.1. Căn cứ khoa học Trước khi đánh giá các đối thủ cạnh tranh xem họ hoạt động hiệu quả như thế nào thì chúng ta phải tự mình hiểu rõ về chính doanh nghiệp của mình. Qua phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh ta có thể biết rõ được tình hình hiệu quả sử dụng nguồn vốn, khả năng tạo doanh thu của tài sản, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh… qua đó chúng ta có thể biết rõ tình hình công ty đang thuận lợi hay khó khăn gì để đưa ra các chiến lược phù hợp. 1.1.2.2. Căn cứ thực tiễn Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt như hiện nay giữa các công ty dược: Domesco, Imexpharm, Dược Hậu Giang, Dược OPC, Dược Cửu Long… thì việc đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh là một việc hết sức quan trọng, để hiểu rõ tình hình hoạt động của Domesco như thế nào so với các đối thủ cạnh tranh để kịp thời khắc phục những sai sót, khó khăn để có thể tồn tại và phát triển trước sự đào thải rất nhanh và mạnh như hiện nay. 1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI 1.2.1. Mục tiêu chung Phân tích hiệu quả hoạt động, qua đó đề xuất những giải pháp để khắc phục những khó khăn cũng như những hạn chế đang tồn tại của công ty, đồng thời phát huy những điểm mạnh và nắm bắt những cơ hội. Nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho công ty. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể – Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh qua ba năm từ 2006 đến 2008. – Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh thông qua các chỉ tiêu tài chính. – Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản, nguồn vốn, lao động của công ty trong ba năm từ 2006 đến 2008. – Tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, đe dọa qua đó đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. 1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Qua kết quả của đề tài luận văn này, chúng ta sẽ trả lời được một số câu hỏi sau: – Kết quả kinh doanh của công ty qua ba năm như thế nào? SVTH: Lê Thành Sang Trang 2 Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Đàm Thị Phong Ba – Tình hình sử dụng tài sản, nguồn vốn của công ty hiệu quả như thế nào? – Công ty có những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, đe dọa gì tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty? – Công ty đã và đang gặp những khó khăn gì và những giải pháp mà công ty có thể áp dụng để khắc phục khó khăn và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho công ty? 1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1. Phạm vi về không gian Luận văn này được thực hiện trên số liệu tại Công Ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Y Tế Domesco, cụ thể là các số liệu từ phòng tài chính và nhân sự của công ty. Các số liệu liên quan đến tình hình hoạt động kinh doanh của Công Ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Y Tế Domesco. 1.4.2. Phạm vi về thời gian – Vì thời gian làm luận văn có hạn nên số liệu được sử dụng cho luận văn là từ năm 2006 - 2008. – Luận văn được thực hiện trong thời gian từ ngày 02/02/2009 đến ngày 25/04/2009. 1.4.3. Đối tượng nghiên cứu Lĩnh vực hoạt động của Công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Y Tế Domesco diễn ra tương đối đa dạng về lĩnh vực hoạt động cũng như mặt hàng kinh doanh nên đề tài này chỉ sử dụng số liệu đánh giá những hoạt động kinh doanh có tính chất bao quát, tổng thể chủ yếu là sản xuất và kinh doanh dược. 1.5. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN à Phạm Thị Bạch Huệ (2006). “Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công Ty Thương Mại Thuốc Lá chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh”. Luận văn tốt nghiệp, lớp Quản trị kinh doanh khóa 28, Đại học Cần Thơ. Ç Mục tiêu của đề tài: Tìm hiểu và đánh giá chung tình hình hoạt động, nghiên cứu những cơ hội – đe doạ và điểm mạnh – điểm yếu của Công ty trong quá trình hoạt động kinh doanh, phân tích tình hình tiêu thụ, chi phí và lợi và những nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động của các chỉ tiêu này, tìm ra những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty. SVTH: Lê Thành Sang Trang 3 Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Đàm Thị Phong Ba Ç Phương pháp nghiên cứu: Luận văn đã sử dụng hai phương pháp để thực hiện luận văn này: Phương pháp thu thập số liệu, phương pháp phân tích: Phương pháp chi tiết, phương pháp so sánh, phương pháp thay thế liên hoàn, phương pháp chênh lệch. Ç Nội dung của đề tài: Luận văn đã phân tích khá toàn diện tình hình hoạt động của công ty, phân tích khá chi tiết tình hình hoạt động của từng thị trường và cũng đã đưa ra các giải pháp rất khả thi cho công ty. à Nguyễn Việt Ngân (2006). “Phân tích tình hình tiêu thụ và hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công Ty Cổ Phần Thủy Sản CAFATEX”. Luận văn tốt nghiệp, lớp Quản trị kinh doanh tổng hợp khoá 28, Đại học Cần Thơ. Ç Mục tiêu của đề tài: Thông qua việc phân tích các yếu tố liên quan đến tình hình tiêu thụ sản phẩm thủy hải sản của công ty, dựa trên quá trình phân tích để tìm ra và đánh giá các nhân tố thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng đến quá trình tiêu thụ sản phẩm. Từ đó, đề ra những biện pháp cụ thể nhằm gia tăng kim ngạch xuất khẩu, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. Ç Phương pháp nghiên cứu: Đề tài đã sử dụng hai phương pháp cơ bản: phương pháp thu thập số liệu và phương pháp phân tích: phân tích hoạt động kinh doanh của công ty thông qua doanh số tiêu thụ của các thời kỳ, lợi nhuận trên từng mặt hàng, so sánh các chỉ tiêu qua các năm, phân tích tỷ trọng của các mặt hàng kinh doanh và một số chỉ tiêu hiệu quả. Ç Nội dung của đề tài: Đề tài không chú trọng phân tích hiệu quả kinh doanh của công ty bằng việc sử dụng các chỉ tiêu tài chính mà thay vào đó là tìm hiểu sâu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty trên từng ngành hàng, lĩnh vực, thị trường. Đề tài cũng đã đưa ra các giải pháp để khắc phục những khó khăn cũng như nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho công ty rất hay và có tính khả thi cao. SVTH: Lê Thành Sang Trang 4 Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Đàm Thị Phong Ba CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1. Một số vấn đề cơ bản của phân tích hoạt hiệu quả động kinh doanh 2.1.1.1. Khái niệm hiệu quả hoạt động kinh doanh Trong điều kiện kinh tế hiện nay, hiệu quả kinh doanh là vấn đề được mọi doanh nghiệp cũng như toàn xã hội quan tâm. Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực sẳn có của đơn vị cũng như của nền kinh tế để thực hiện các mục tiêu đề ra. Hiệu quả kinh doanh là lợi ích tối đa nhận được trên chi phí tối thiểu. Hiệu quả kinh doanh là kết quả đầu ra tối đa trên chi phí đầu vào tối thiểu. Kết quả đầu ra được đo bằng các chỉ tiêu như: giá trị sản xuất công nghiệp, doanh thu, lợi nhuận. Chi phí đầu vào có thể bao gồm: lao động tiền lương, chi phí kinh doanh, chi phí nguyên vật liệu, vốn kinh doanh… Như vậy, khi đánh giá hiệu quả kinh doanh, chúng ta không chỉ dừng lại ở việc đánh giá kết quả mà còn đánh giá chất lượng tạo ra kết quả đó. Trong kết quả đầu ra của doanh nghiệp quan trọng nhất là lợi nhuận. Tuy nhiên chỉ tiêu lợi nhuận trong hiệu quả kinh doanh chỉ được coi là có hiệu quả khi lợi nhuận thu được đó không ảnh hưởng đến lợi ích của nền kinh tế, của các đơn vị và của toàn xã hội. Do đó, hiệu quả mà đơn vị đạt được phải gắn chặt với toàn xã hội. Hiệu quả trên gốc độ nền mà người ta nhận thấy được là nâng cao năng lực sản xuất, tiềm lực kinh tế của đất nước, phát triển kinh tế nhanh, nâng cao mức sống của người dân, nâng cao dân trí… Trên cơ sở đó khai thác hết năng lực của nền kinh tế gắn chặt hiệu quả kinh doanh của đơn vị với hiệu quả kinh tế xã hội là đặc trưng thể hiện tính ưu việt của nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. 2.1.1.2. Bản chất hiệu quả hoạt động kinh doanh Hiệu quả hoạt động kinh doanh phản ảnh mặt chất lượng hoạt động kinh doanh, phản ảnh khả năng khai thác các nguồn lực sản xuất (lao động, máy móc SVTH: Lê Thành Sang Trang 5 Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Đàm Thị Phong Ba thiết bị, nguyên liêu, vốn…) trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiêp. Trong khi hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh phản ảnh khả năng khai thác các nguồn lực sản xuất. Khả năng khai thác các nguồi lực không thể đo bằng đơn vị hiện vật hay giá trị mà là một phạm trù tương đối. Cần chú ý rằng khả năng khai thác các nguồn lực chỉ có thể được phản ảnh bằng số tương đối: chỉ số giữa kết quả và hao phí nguồn lực, tránh nhầm lẫn giữa hoạt động kinh doanh với mô tả sự chênh lệch giữa kết quả và hao phí nguồn lực. Chênh lệch giữa kết quả và hao phí luôn là số tuyệt đối, nó chỉ phản ảnh mức độ đạt được về một mặt nào đó nên cũng mang bản chất là kết quả của quá trình kinh doanh và không phản ảnh đựơc khả năng khai thác các nguồn lực sản xuất. Nếu kết quả là mục tiêu của quá trình sản xuất kinh doanh thì hiệu quả là phương tiện để đạt được nó. Vậy hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh là một phạm trù phản ánh khả năng khai thác các nguồn lực, phản ánh mặt chất lương của quá trình kinh doanh, phức tạp và khó tính toán cả kết quả và hao phí nguồn lực với một thời kỳ cụ thể nào đó đều khó xác định một cách chính xác. Bản chất của hiệu quả kinh tế là hiệu quả của lao động xã hội được xác định so sánh giữa chất lượng, kết quả, và lợi ích thu được với lượng hao phí lao động xã hội và tiêu chuẩn của hiệu quả là tối đa hóa kết quả hoặc tối thiểu hóa chi phí trên nguồn thu sẵn có. Hiệu quả kinh doanh chỉ có thể đạt được trên cơ sở nâng cao sức lao động và chất lượng công tác. Để đạt được hiệu quả kinh doanh ngày càng cao và vững chắc đòi hỏi các nhà kinh doanh không những phải nắm chắc các nguồn tiềm năng về lao động, vật tư, tiền vốn mà còn phải nắm chắc cung cầu hàng hóa trên thị trường, các đối thủ cạnh tranh... Hiểu được thế mạnh, yếu của doanh nghiệp để khai thác hết mọi năng lực hiện có, tận dụng được những cơ hội vàng của thị trường có nghệ thuật kinh doanh và ngày càng phát triển. 2.1.1.3. Ý nghĩa hoạt động kinh doanh Phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ để phát hiện những khả năng tiềm tàng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, mà còn là công cụ cải tiến cơ chế quản lý trong kinh doanh. SVTH: Lê Thành Sang Trang 6 Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Đàm Thị Phong Ba Phân tích hoạt động kinh doanh là cơ sở quan trọng đề ra các quyết định kinh doanh. Phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ quan trọng trong những chức năng quản trị có hiệu quả ở doanh nghiêp. Phân tích hoạt động kinh doanh chiếm một vị trí quan trọng trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Phân tích hoạt động kinh doanh nhằm đánh giá, xem xét việc thực hiện các tiêu chí kinh tế như thế nào, những mục tiêu đặt ra được thực hiện đến đâu, từ đó rút ra những tồn tại những nguyên nhân khách quan, chủ quan và đề ra các biện pháp để khắc phục để tận dụng một cách triệt để thế mạnh của doanh nghiệp. Điều đó cũng có nghĩa rằng phân tích hoạt động kinh doanh không chỉ là điểm kết thúc một chu kỳ kinh doanh mà còn là điểm khởi đầu của một chu kỳ kinh doanh mới. Kết quả phân tích của thời kì kinh doanh đã qua và những dự đoán trong phân tích về điều kiện kinh doanh sắp tới sẽ là những căn cứ quan trọng để doanh nghiệp có thể hoạch định chiến lược phát triển và phương pháp kinh doanh có hiệu quả. 2.1.1.4. Tổng quan về một số bảng báo cáo tài chính a. Bảng cân đối kế toán – Bảng cân đối kế toán – còn gọi là bảng tổng kết tài sản, là tài liệu quan trọng đối với nhiều đối tượng sử dụng khác nhau: bên ngoài và bên trong doanh nghiệp. Nội dung bảng cân đối kế toán khái quát tình trạng tài chính (Financial Position) của một doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định, thường là cuối kỳ kinh doanh. Cơ cấu gồm hai phần luôn bằng nhau: tài sản và nguồn vốn tức nguồn hình thành nên tài sản, gồm nợ phải trả (Liabilities) cộng với vốn chủ sở hữu (Equity). – Một đặc điểm quan trọng cần quan tâm trước tiên là các giá trị của bảng cân đối kế toán – do các nguyên tắc kế toán ấn định, được phán ánh theo giá trị sổ sách kế toán (Book Value), chứ không phản ánh theo giá trị thị trường (Market Value). – Một số nguyên tắc kế toán có ảnh hưởng đến công tác phân tích: Ç Nguyên tắc cân đối hay kế toán kép hay tính hai mặt (the dual – aspect concept): tài sản bằng nguồn vốn; tăng (giảm) giá trị một tài sản (hay nguồn vốn) sẽ giảm (tăng) tương ứng một tài sản (hay nguồn vốn) khác; một giá trị tài sản tăng (hay giảm) tương ứng với một giá trị nguồn vốn cũng tăng (hay giảm). SVTH: Lê Thành Sang Trang 7 Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Đàm Thị Phong Ba Ç Nguyên tắc hoạt động liên tục (Going – concern concept): kế toán giả định rằng doanh nghiệp sẽ tiếp tục hoạt động liên tục không thời hạn trừ khi có sự khẳng định chắc chắn về việc đóng cửa, giải thể. Ç Nguyên tắc giá phí hay giá vốn hay giá thành (Cost concept); mọi tài sản doanh nghiệp mua vào được ghi theo giá vốn thực tế, không chịu ảnh hưởng giá thị trường lúc tăng lúc giảm. – Một hạn chế của bảng cân đối kế toán cũng như các báo cáo tài chính nói chung làm ảnh hưởng đến công tác phân tích tài chính, đó là dữ liệu mà chúng cung cấp thuộc về quá khứ, trong khi phân tích lại hướng đến tương lai. b. Bảng kết quả hoạt động kinh doanh Bảng kết quả hoạt động kinh doanh hay còn gọi là báo cáo thu nhập hay báo cáo lợi tức – là báo cáo tài chính tổng hợp về tình hình và kết quả kinh doanh; phản ánh thu nhập của hoạt động chính và các hoạt động khác qua một thời kỳ kinh doanh. Ngoài ra, theo quy định ở Việt Nam, báo cáo thu nhập còn có thêm phần kê khai tình hình thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với ngân sách nhà nước và tình hình thực hiện thuế giá trị gia tăng. Nội dung của báo cáo thu nhập là chi tiết hóa các chỉ tiêu của đẳng thức tổng quát quá trình kinh doanh: Doanh thu – Chi phí = Lợi nhuận Báo cáo thu nhập tập trung vào chỉ tiêu lợi nhuận, tuy nhiên một trong các hạn chế của báo cáo thu nhập là kết quả thu nhập sẽ lệ thuộc rất nhiều vào quan điểm của kế toán trong quá trình hạch toán (định khoản) chi phí: chi phí khấu hao, phân bổ chi phí, hạch toán hàng tồn kho… Một hạn chế khác là do nguyên tắc kế toán về ghi nhận doanh thu quy định; theo đó, doanh thu được ghi nhận khi nghiệp vụ mua bán hoàn thành, tức là khi sở hữu hàng hóa dịch vụ đã thực sự chuyển giao, trong khi thanh toán tiền hàng có thể xảy ra vào một thời điểm khác. Nhược điểm này dẫn đến sự cần thiết của báo cáo lưu chuyển tiền tệ. 2.1.2. Tổng quan về doanh thu, chi phí, lợi nhuận 2.1.2.1. Tổng quan về doanh thu Doanh thu là toàn bộ số tiền bán sản phẩm hàng hóa cung ứng dịch vụ sau khi trừ và được khách hàng chấp nhận thanh toán, không phân biệt là đã trả tiền SVTH: Lê Thành Sang Trang 8 Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Đàm Thị Phong Ba hay chưa. Doanh thu hay còn gọi là thu nhập doanh nghiệp, đó là toàn bộ số tiền sẽ thu được do tiêu thụ sản phẩm, cung cấp lao vụ và dịch vụ của doanh nghiệp. Doanh thu bao gồm hai bộ phận: à Doanh thu về bán hàng: là doanh thu về bán sản phẩm hàng hoá thuộc những hoạt động sản xuất kinh doanh chính và doanh thu về các dịch vụ cho khách hàng theo chức năng hoạt động và chức năng sản xuất của doanh nghiệp. Những nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu bán hàng: – Khối lượng sản phẩm tiêu thụ: Khối lượng sản phẩm tiêu thụ càng cao thì doanh thu bán hàng càng cao và ngược lại khối lượng sản phẩm tiêu thụ càng thấp thì doanh thu bán hàng càng thấp. Khối lượng sản phẩm tiêu thụ không chỉ phụ thuộc vào số lượng sản phẩm được sản xuất ra mà còn tùy thuộc vào tình hình tổ chức tiêu thụ sản phẩm như kí kết hợp đồng, quảng cáo, tiếp thị. – Kết cấu mặt hàng: Khi sản xuất có khi có những mặt hàng tương đối đơn giản, chi phí tương đối thấp nhưng giá bán lại tương đối cao. Ngược lại cũng có những mặt hàng sản xuất phức tạp, chi phí sản xuất cao nhưng giá bán lại thấp. Do đó việc thay đổi kết cấu mặt hàng sản xuất cũng ảnh hưởng đến doanh thu bán hàng. – Chất lượng sản phẩm: Sản phẩm có chất lượng cao thì giá bán tương đối cao. Nâng cao chất lượng hàng hóa và chất lượng cung cấp dịch vụ sẽ làm tăng thêm giá trị sản phẩm, tạo điều kiện tiêu thụ dễ dàng, nhanh chóng gia tăng doanh số bán. – Giá bán sản phẩm: Trong trường hợp các yếu tố khác không đổi, việc thay đổi giá bán có ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu bán hàng. Khi định giá sản phẩm doanh nghiệp phải cân nhắc sao cho giá bán bù đắp được chi phí sản xuất, chi phí bán hàng, chi phí quản lí và các chi phí khác và có lợi nhuận để thực hiện tái đầu tư. à Doanh thu từ tiêu thụ khác bao gồm: – Doanh thu do liên doanh liên kết mang lại. – Thu nhập từ các hoạt động thuộc các nghiệp vụ tài chính như thu về tiền lãi gửi ngân hàng, lãi về tiền vay các đơn vị và các tổ chức khác, thu nhập từ đầu tư trái phiếu, cổ phiếu. SVTH: Lê Thành Sang Trang 9 Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Đàm Thị Phong Ba – Thu nhập bất thường như thu từ tiền phạt, tiền bồi thường, nợ khó đòi đã chuyển vào thiệt hại. – Thu nhập từ các hoạt động khác như thu về nhượng bán, thanh lý tài sản cố định, giá trị vật tư, tài sản thừa trong sản xuất, thu từ bản quyền phát minh, sáng chế, tiêu thụ những sản phẩm chế biến từ phế liệu, phế phẩm. Ngoài ra, còn có một số khái niệm khác có liên quan đến doanh thu: – Doanh thu về bán hàng, cung cấp dịch vụ: là doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ trừ đi các khoản giảm trừ, các khoản thuế. Các khoản giảm trừ gồm giảm giá hàng bán, hàng bán bị gửi trả lại, chiết khấu thương mại. – Doanh thu thuần: là doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ cộng cho các khoản hoàn nhập như dự phòng giảm giá hàng tồn kho, phải thu nợ khó đòi không phát sinh trong kỳ báo cáo. 2.1.2.2. Tổng quan về chi phí a. Khái niệm chi phí Chi phí nói chung là sự hao phí thể hiện bằng tiền trong quá trình kinh doanh với mong muốn mang về một sản phẩm, dịch vụ hoàn thành hoặc một kết quả kinh doanh nhất định. Chi phí phát sinh trong các hoạt động sản xuất, thương mại, dịch vụ nhắm đến việc đạt được mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp: doanh thu và lợi nhuận. Hoạt động kinh tế của các doanh nghiệp thương mại bao gồm mua bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ thương mại và các hoạt động xúc tiến thương mại nhằm mục đích lợi nhuận tối đa hoặc thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội để thực hiện các mục tiêu của mình các doanh nghiệp thương mại phải bỏ ra một khoản chi phí nhất định. Các chi phí này phát sinh hàng ngày, hàng giờ ở tất cả các giai đoạn khác nhau của quá trình kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Tùy thuộc vào việc thực hiện các hành vi thương mại cũng đòi hỏi những chi phí khác nhau. Đối với việc mua bán hàng hóa, đó là chi phí phát sinh ở khâu mua, vận chuyển, dự trữ, tiêu thụ hàng hóa, chi phí quản lý doanh nghiệp, các chi phí phục vụ quá trình mua bán hàng hóa nhằm mục tiêu lợi nhuận hoặc thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội khác của doanh nghiệp thương mại. SVTH: Lê Thành Sang Trang 10 Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Đàm Thị Phong Ba Đối với việc cung ứng dịch vụ và các hoạt động xúc tiến thương mại như: đại diện, môi giới ủy thác, đại lý, khuyến mãi, quảng cáo, hội chợ triễn lãm đó là các chi phí về vật chất, tiền vốn và sức lao động để thực hiện các hành vi thương mại của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Như vậy, từ góc độ của doanh nghiệp thương mại có thể thấy rằng chi phí kinh doanh của doanh nghiệp thương mại là biểu hiện bằng tiền toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để thực hiện được các mục tiêu của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Chi phí này có đặc điểm là được bù đắp bằng doanh thu kinh doanh trong kỳ đó của doanh nghiệp. b. Phân loại chi phí Để giúp phân biệt và nhận định đúng về chi phí trong thực tiễn chúng ta phân loại chi phí trên những gốc độ khác nhau và thường được phân loại theo nhiều cách như: theo tính chất hoạt động, theo các khoản mục chi phí, theo các yếu tố chi phí, theo sự phụ thuộc vào sự thay đôi của khối lượng sản xuất kinh doanh. Ta sẽ tìm hiểu sơ lược về phân loại chi phí theo các khoản mục chi phí: – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Đây là những chi phí về nguyên liệu, vật liệu chính, vật liệu phụ và vật liệu khác trực tiếp phục vụ cho quá trình sản xuất ra sản phẩm, dịch vụ. – Chi phí nhân công trực tiếp: Phản ánh chi phí lao động trực tiếp sản xuất ra sản phẩm dịch vụ trong doanh nghiệp, bao gồm: chi phí về tiền lương chính, lương phụ, các khoản phụ cấp, bảo hiểm xã hội… – Chi phí sản xuất chung: Chi phí này phản ánh những chi phí phát sinh ở các phân xưởng, bộ phận sản xuất của doanh nghiệp, bao gồm: chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu, chi phí dụng cụ sản xuất, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí mua ngoài, chi phí bằng tiền khác. – Chi phí bán hàng: Chi phí này phản ánh các chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa bao gồm: chi phí đóng gói, vận chuyển, giới thiệu, bảo hành sản phẩm… – Chi phí quản lý doanh nghiệp: Chi phí này phản ánh các chi phí quản lý chung của doanh nghiệp bao gồm: chi phí quản lý kinh doanh, chi phí quản lý hành chính, chi phí chung khác liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp. SVTH: Lê Thành Sang Trang 11 Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Đàm Thị Phong Ba – Chi phí hoạt động tài chính: Chi phí hoạt động tài chính là các khoản chi phí đầu tư tài chính ra ngoài doanh nghiệp, nhằm mục đính sử dụng hợp lý các nguồn vốn, tăng thêm thu nhập và nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm: chi phí liên doanh, liên kết các khoản chi phí phát sinh trong các hoạt động liên doanh, liên kết; chi phí cho thuê tài sản; chi phí mua bán trái phiếu, tín phiếu, cổ phiếu kể cả khoản tổn thất trong đầu tư nếu có; dự phòng giảm giá chứng khoán; chi phí khác liên quan đến hoạt động đầu tư ra ngoài doanh nghiệp; chi phí nghiệp vụ tài chính. 2.1.2.3. Tổng quan về lợi nhuận a.Khái niệm lợi nhuận Lợi nhuận là chỉ tiêu tổng hợp đánh giá hiệu quả kinh tế của các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nó là khoản chênh lệch giữa tổng thu nhập thu được và các khoản chi phí đã bỏ ra để đạt được thu nhập đó trong một thời kỳ nhất định. Công thức chung xác định lợi nhuận như sau: Lợi nhuận = Tổng thu nhập – Tổng chi phí b.Mục tiêu doanh nghiệp – Bất cứ một tổ chức nào cũng có mục tiêu để hướng tới, mục tiêu sẽ khác nhau giữa các tổ chức mang tính chất khác nhau. Mục tiêu của những tổ chức phi lợi nhuận (Nonbusiness organization) là những công tác hành chánh, xã hội, là mục đích nhân đạo… không mang tích chất kinh doanh. – Mục tiêu của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường nói đến cùng là lợi nhuận. Mọi hoạt động của doanh nghiệp đều xoay quanh mục tiêu lợi nhuận, hướng đến lợi nhuận và tất cả vì lợi nhuận. c. Kết cấu của lợi nhuận trong doanh nghiệp thương mại Trong nền kinh tế thị trường, với cơ chế hạch toán kinh doanh, phạm vi kinh doanh của doanh nghiệp được mở rộng, doanh nghiệp có thể đầu tư vào nhiều hoạt động thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Do vậy, lợi nhuận thu được cũng đa dạng theo phương thức đầu tư của doanh nghiệp. Kết cấu lợi nhuận của doanh nghiệp thương mại gồm: – Lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh: Là khoản lợi nhuận được hình thành từ việc thực hiện chức năng và nhiệm vụ chủ yếu của doanh nghiệp. SVTH: Lê Thành Sang Trang 12 Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Đàm Thị Phong Ba Bộ phận lợi nhuận này thường chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng lợi nhuận của doanh nghiệp thương mại. – Lợi nhuận từ hoạt động tài chính: Ngoài lĩnh vực sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp còn có thể tham gia vào hoạt động tài chính. Hoạt động tài chính là hoạt động liên quan đến việc đầu tư vốn ra bên ngoài doanh nghiệp. – Lợi nhuận từ hoạt động khác: là những khoản lãi thu được từ hoạt động khác ngoài những hoạt động nêu trên. d.Ý nghĩa lợi nhuận – Lợi nhuận trong sản xuất kinh doanh quyết định quá trình tái sản xuất mở rộng xã hội. Lợi nhuận được bổ sung vào khối lượng tư bản cho chu kỳ sản xuất sau, cao hơn trước. Ý nghĩa xã hội: mở rộng phát triển sản xuất, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập và tiêu dùng xã hội, đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế. – Đối với doanh nghiệp: lợi nhuận quyết định sự tồn vong, khẳng định khả năng cạnh tranh, bản lĩnh doanh nghiệp trong một nền kinh tế mà vốn dĩ đầy bất trắc và khắc nghiệt. Vì vậy, tạo ra lợi nhuận là chức năng duy nhất của doanh nghiệp. e. Vai trò của lợi nhuận trong doanh nghiệp thương mại Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, doanh nnghiệp có tồn tại và phát triển hay không, điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp có tạo ra được lợi nhuận hay không. Qua đó, cho thấy lợi nhuận đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Vai trò đó được thể hiện ở các điểm sau: – Lợi nhuận vừa là mục tiêu, vừa là động lực, vừa là điều kiện tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. – Lợi nhuận tác động đến tất cả mọi hoạt động của doanh nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tài chính của doanh nghiệp, việc thực hiện được các chỉ tiêu lợi nhuận là điều kiện quan trọng đảm bảo cho tình hình tài chính của doanh nghiệp được vững chắc. – Lợi nhuận là nguồn tích lũy cơ bản để tái sản xuất mở rộng nền kinh tế xã hội, là nguồn vốn quan trọng để đầu tư phát triển của doanh nghiệp. Mặc khác, khi doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có lợi nhuận thì nguồn thu của ngân sách Nhà nước tăng lên (thuế thu nhập doanh nghiệp) đáp ứng nhu SVTH: Lê Thành Sang Trang 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan