Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân tích hiệu quả chăn nuôi bò thịt ở huyện càng long tỉnh trà vinh...

Tài liệu Phân tích hiệu quả chăn nuôi bò thịt ở huyện càng long tỉnh trà vinh

.PDF
68
1084
140

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ CHĂN NUÔI BÒ THỊT Ở HUYỆN CÀNG LONG TỈNH TRÀ VINH Giáo viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện ThS: PHẠM QUỐC HÙNG NGUYỄN NGỌC THƠ MSSV: 4094645 Lớp: Kinh Tế Nông Nghiệp 1-K35 Cần Thơ - 2013 i LỜI CẢM TẠ  Qua thời gian học tập tại trường Đại học Cần Thơ, với sự tận tình giảng dạy của quý thầy cô, đặc biệt là các thầy cô trong Khoa Kinh tế- Quản trị kinh doanh đã truyền đạt cho em những kiến thức rất quý báu, qua đó em có thể hoàn thành chương trình học của mình. Hơn thế nữa những kiến thức đó còn là hành trang vững chắc cho em trên con đường lập nghiệp sau này. Để hoàn thành đề tài luận văn tốt nghiệp “Phân tích hiệu quả chăn nuôi bò thịt ở huyện Càng Long tỉnh Trà Vinh” em đã được sự hướng dẫn trực tiếp của thầy Phạm Quốc Hùng, em vô cùng biết ơn thầy đã tận tụy chỉ dẫn em trong suốt quá trình em thực hiện đề tài này. Bên cạnh đó là sự giúp đỡ của cô chú cán bộ Phòng nông nghiệp huyện Càng Long, các cô chú nông dân của 2 xã An Trường và Huyền Hội đã tạo điều kiện cho em trong việc thu thập số liệu để thực hiện đề tài. Tuy nhiên, do hạn chế về kiến thức cũng như thời gian, nên luận văn của em sẽ không tránh khỏi sai sót. Vì vậy em kính mong được nhận sự đóng góp ý kiến của quý thầy, cô để luận văn được hoàn thiện hơn và có ý nghĩa thực tế hơn. Cuối cùng em xin chúc quý thầy, cô trường Đại Học Cần Thơ, các thầy, cô Khoa Kinh Tế – Quản Trị Kinh Doanh và thầy Phạm Quốc Hùng được nhiều sức khỏe, hạnh phúc và thành công. Em xin chân thành cảm ơn! Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2013 Sinh viên thực hiện Nguyễn Ngọc Thơ ii LỜI CAM ĐOAN  Tôi xin cam đoan rằng luận văn này là do chính tôi thực hiện, các số liệu được thu thập và kết quả phân tích trong luận văn là trung thực và không trùng lắp với các đề tài, luận văn khác. Nếu có tôi xin chấp nhận mọi quyết định xử lý của Khoa. Em xin chân thành cảm ơn! Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2013 Sinh viên thực hiện Nguyễn Ngọc Thơ iii NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………… Ngày tháng năm 2013 Giáo Viên Hướng Dẫn iv NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………… Ngày tháng Năm 2013 Giáo viên phản biện v MỤC LỤC DANH MỤC BIỂU BẢNG ..............................................................................................1 DANH MỤC HÌNH ..........................................................................................................2 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT ...........................................................2 CHƯƠNG 1 PHẦN GIỚI THIỆU ....................................................................................3 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ..........................................................................................3 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ...................................................................................4 1.2.1. Mục tiêu chung ...............................................................................................4 1.2.2 . Mục tiêu cụ thể...............................................................................................4 1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ......................................................................................4 1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU.....................................................................................4 1.4.1 Về không gian ..................................................................................................4 1.4.2 Về thời gian......................................................................................................5 1.4.3 Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................5 1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU .......................................................................................5 CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...............7 2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN ........................................................................................7 2.1.1 Một số khái niệm và thuật ngữ kinh tế.............................................................7 2.1.2 Các chỉ tiêu sử dụng chủ yếu .........................................................................10 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........................................................................11 2.2.1 Phương pháp chọn địa bàn nghiên cứu ..........................................................11 2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu.........................................................................11 2.2.3 Phương pháp chọn mẫu..................................................................................12 2.2.4 Phương pháp phân tích số liệu .......................................................................12 CHƯƠNG 3 KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN CÀNG LONG VÀ TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI BÒ THỊT CỦA HUYỆN .....................................................................................17 3.1 KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN CÀNG LONG TỈNH TRÀ VINH ............................17 3.1.1 Vị trí địa lý .....................................................................................................17 3.1.2 Điều kiện tự nhiên..........................................................................................17 3.1.3 Tình hình thực hiện sản xuất nông ngư nghiệp giai đoạn 2010 – 2012 .........18 3.2 TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI BÒ THỊT CỦA NÔNG HỘ HUYỆN ......................22 3.2.1 Nguồn gốc và đặc điểm..................................................................................22 3.2.2 Mô hình chăn nuôi bò thịt của nông hộ huyện...............................................24 vi CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ CHĂN NUÔI BÒ Ở HUYỆN CÀNG LONG.............................................................................28 4.1 THÔNG TIN ĐIỀU TRA .....................................................................................28 4.1.1 Nhân khẩu, độ tuổi, số lao động ....................................................................28 4.1.2 Trình độ học vấn của nông hộ nuôi bò...........................................................29 4.1.3 Số năm kinh nghiệm ......................................................................................30 4.1.4 Quy mô chăn nuôi ..........................................................................................30 4.1.5 Nguồn và loại giống nuôi...............................................................................31 4.1.6 Thời gian nuôi và độ tuổi con giống ..............................................................32 4.1.7 Tham gia các lớp tập huấn .............................................................................33 4.1.8 Nguồn vốn của các hộ nuôi bò thịt ................................................................33 4.2 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH MÔ HÌNH CHĂN NUÔI BÒ THỊT HUYỆN CÀNG LONG ..............................................................................................34 4.2.1 Phân tích chi phí sản xuất trung bình của hộ chăn nuôi bò............................34 4.2.2 Phân tích doanh thu của hộ chăn nuôi bò của Huyện ....................................38 4.2.3 Phân tích các chỉ tiêu tài chính của hộ chăn nuôi bò của Huyện ...................39 4.3 PHÂN TÍCH NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN CHĂN NUÔI BÒ THỊT CỦA HUYỆN ...................................................................................................40 5.1 THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN ............................................................................43 5.1.1 Những thuận lợi .............................................................................................43 5.1.2 Những khó khăn.............................................................................................44 5.3 GIẢI PHÁP ...........................................................................................................45 5.3.1 Giải pháp về con giống và chi phí thức ăn.....................................................45 5.3.2 Áp dụng khoa học và nâng cao chất lượng thú ý trong chăn nuôi.................46 5.3.3 Giải pháp nguồn vốn ......................................................................................46 5.3.4 Giải pháp mở rộng tiêu thụ ............................................................................46 CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................48 6.1 KẾT LUẬN...........................................................................................................48 6.2 KIẾN NGHỊ ..........................................................................................................48 6.2.1. Đối với người chăn nuôi ...............................................................................48 6.2.2. Đối với chính quyền địa phương...................................................................49 6.2.3. Đối với các ngân hàng...................................................................................50 TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................51 PHỤ LỤC 2.....................................................................................................................58 PHỤ LỤC 3.....................................................................................................................58 vii PHỤ LỤC 4.....................................................................................................................58 PHỤ LỤC 5.....................................................................................................................59 viii Phân tích hiệu quả chăn nuôi bò thịt ở huyện Càng Long tỉnh Trà Vinh DANH MỤC BIỂU BẢNG Bảng 2.1: PHÂN PHỐI MẪU Ở CÁC KHU VỰC CÓ NÔNG HỘ NUÔI BÒ THỊT Ở HUYỆN CÀNG LONG............................................................................ 12 Bảng 2.2: MÔ TẢ BIẾN MÔ HÌNH ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN ............ 14 Bảng 3.1: DIỆN TÍCH ĐẤT TRỒNG TRỌT NĂM 2010 – 2012......................... 18 Bảng 3.2: SỐ LƯỢNG GIA SÚC- GIA CẦM VÀ VẬT NUÔI KHÁC CỦA HUYỆN CÀNG LONG NĂM 2010 – 2012 .......................................................... 19 Bảng 3.3: DIỆN TÍCH THẢ NUÔI THỦY SẢN VÀ SẢN LƯỢNG THU HOẠCH NĂM 2010 – 2012................................................................................... 21 Bảng 3.4 : TỔNG ĐÀN BÒ THỊT VÀ SẢN LƯỢNG THỊT BÒ TIÊU THỤ CỦA HUYỆN CÀNG LONG NĂM 2010 – 2012 ................................................. 24 Bảng 4.1: NHỮNG THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ NÔNG HỘ NUÔI BÒ THỊT..... 27 Bảng 4.2: TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN CỦA NÔNG HỘ............................................. 28 Bảng 4.3: SỐ NĂM KINH NGHIỆM CỦA NÔNG HỘ ....................................... 28 Bảng 4.4: QUY MÔ NUÔI BÒ THỊT CỦA HỘ.................................................... 29 Bảng 4.5: NGUỒN GỐC CON GIỐNG CỦA NÔNG HỘ.................................... 29 Bảng 4.6: CÁC GIỐNG BÒ ĐƯỢC NUÔI LẤY THỊT ........................................ 30 Bảng 4.7: THỜI GIAN NUÔI VÀ ĐỘ TUỔI CON GIỐNG ................................ 30 Bảng 4.8: CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA HỘ NUÔI BÒ...................................... 31 Bảng 4.9: TỔNG HỢP CÁC CHI PHÍ CHĂN NUÔI BÒ THỊT CỦA NÔNG HỘ ................................................................................................................................ 33 Bảng 4.10: TỈ TRỌNG CÁC LOẠI CHI PHÍ ........................................................ 35 Bảng 4.11: GIÁ BÁN VÀ DOANH THU CỦA HỘ NUÔI BÒ THỊT Ở HUYỆN CÀNG LONG ......................................................................................................... 36 Bảng 4.12: CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH VÀ HIỆU QUẢ NUÔI BÒ THỊT NĂM 2012 .............................................................................................................. 36 Bảng 4.13: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN NUÔI BÒ THỊT ...................................................................................... 39 GVHD:Phạm Quốc Hùng 1 SVTH: Nguyễn Ngọc Thơ Phân tích hiệu quả chăn nuôi bò thịt của huyện Càng Long tỉnh Trà Vinh DANH MỤC HÌNH Hình 3.1: SƠ ĐỒ CHUỖI GIÁ TRỊ BÒ Ở HUYỆN CÀNG LONG ..................... 25 Hình 4.1: SỐ LƯỢNG HỘ CÓ THAM GIA LỚP TẬP HUẤN............................ 30 Hình 4.2: BIỂU ĐỒ CƠ CẤU TỶ TRỌNG CÁC LOẠI CHI PHÍ........................ 35 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long QĐ-UBND Quyết định Ủy Ban Nhân Dân LĐGĐ Lao động gia đình GVHD:Phạm Quốc Hùng 2 SVTH: Nguyễn Ngọc Thơ Phân tích hiệu quả chăn nuôi bò thịt của huyện Càng Long tỉnh Trà Vinh CHƯƠNG 1 PHẦN GIỚI THIỆU 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Nuôi bò thịt, bò lai Sind từ lâu là nghề truyền thống của nông dân đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Theo Cục Chăn nuôi - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thống kê tổng đàn bò ở ĐBSCL năm 2010 khoảng 750.000 con. Trong đó, tỉnh Vĩnh Long có 66.293 con (bò cái lai Sind chiếm 19,71%, đàn bò đực lai Sind chiếm trên 86%); Bến Tre có tổng đàn bò 169.000 con (45% bò lai Sind); tỉnh Trà Vinh có tổng đàn bò lên tới 162.000 con (có 50% là bò lai Sind)… và được xem là “vương quốc bò” miền Tây, nơi cung cấp bò giống lai Sind và bò thịt cho cả vùng ĐBSCL. Là một tỉnh ven biển ĐBSCL, Trà Vinh có nhiều lợi thế trong phát triển chăn nuôi, nhất là chăn nuôi bò. Trà Vinh xem đây là một giải pháp giúp cho nông dân xoá đói giảm nghèo - giải quyết việc làm và thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn một cách có hiệu quả. Theo báo cáo Phòng nông nghiệp huyện Càng Long tỉnh Trà Vinh thì tổng đàn bò của huyện năm 2012 là 16.796 con. Trong đó bò thịt, bò lai Sind là chủ yếu, nhiều gia đình đã thoát nghèo và hơn nữa là làm giàu từ nuôi bò. Tuy nhiên trong những năm gần đây, tổng đàn bò của huyện có nhiều biến động, vì thế cần có nghiên cứu để đánh gía hiệu quả chăn nuôi cũng như những yếu tố tác động đến kết quả chăn nuôi giúp người nuôi chủ động hơn trong sản xuất góp phần phát triển bền vững mô hình nuôi bò thịt tạo điều kiện đa dạng hóa và nâng cao nguồn thu nhập cho nông hộ. Vì vậy, đề tài “ Phân tích hiệu quả chăn nuôi bò thịt của huyện Càng Long tỉnh Trà Vinh” là thật sự cần thiết nên em quyết định chọn đề tài này làm bài luận văn tốt nghiệp với mong muốn tìm hiểu chi tiết hơn về tình hình nuôi bò thịt của nông hộ huyện Càng Long, phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả chăn nuôi bò thịt, từ đó đưa ra giải pháp cho nông hộ chăn nuôi để góp phần phát triển kinh tế hộ cũng như phát triển ngành chăn nuôi của huyện Càng Long. GVHD:Phạm Quốc Hùng 3 SVTH: Nguyễn Ngọc Thơ Phân tích hiệu quả chăn nuôi bò thịt của huyện Càng Long tỉnh Trà Vinh 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu chung Đề tài phân tích thực trạng và hiệu quả sản xuất của mô hình nuôi bò thịt của huyện Càng Long, từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm đẩy mạnh hiệu quả sản xuất mô hình nuôi bò thịt của huyện. 1.2.2 . Mục tiêu cụ thể - Mục tiêu cụ thể 1: Mô tả và đánh giá thực trạng nuôi bò thịt của huyện Càng Long giai đoạn 2010 – 2013. - Mục tiêu cụ thể 2: Phân tích và đánh giá hiệu quả tài chính mô hình chăn nuôi bò thịt tại huyện Càng Long.. - Mục tiêu cụ thể 3: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận trong chăn nuôi bò thịt huyện Càng Long tỉnh Trà Vinh. - Mục tiêu cụ thể 4: Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả mô hình chăn nuôi bò thịt tại huyện Càng Long. 1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU - Thực trạng chăn nuôi bò thịt của nông hộ ở Huyện hiện nay như thế nào? - Chi phí và lợi nhuận của việc chăn nuôi bò thịt ở Huyện có hợp lý chưa? - Các chi phí liên quan đến quá trình chăn nuôi bò gồm những chi phí nào? - Những nhân tố nào ảnh hưởng đến hiệu quả của chăn nuôi bò ở Huyện? - Từ những thuận lợi đạt được và những khó khăn hiện tại cần những giải pháp nào để tăng hiệu quả chăn nuôi bò thịt cho huyện? 1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1 Về không gian Đề tài nghiên cứu được thực hiện trong phạm vi xã An Trường và xã Huyền Hội, huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh. GVHD:Phạm Quốc Hùng 4 SVTH: Nguyễn Ngọc Thơ Phân tích hiệu quả chăn nuôi bò thịt của huyện Càng Long tỉnh Trà Vinh 1.4.2 Về thời gian Đề tài sử dụng số liệu sơ cấp thu thập trực tiếp từ các hộ chăn nuôi bò tại 2 xã An Trường, Huyền Hội trong khoảng thời gian tháng 2/2013 đến tháng 5/2013. Ngoài ra đề tài còn sử dụng các báo cáo và thống kê của huyện Càng Long năm 2010, 2011, 2012. 1.4.3 Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu những hộ chăn nuôi bò thịt thuộc 2 xã của huyện Càng Long tỉnh Trà Vinh là: xã An Trường, xã Huyền Hội. 1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU Để hoàn thành nội dung phân tích đề tài này, bên cạnh những kiến thức về lý thuyết được trang bị trong suốt thời gian học ở trường và những hiểu biết thực tế do tiếp xúc trực tiếp hộ nuôi bò thịt huyện Càng Long. Ngoài ra không thể không nhắc đến những kiến thức được mang lại từ việc tham khảo tài liệu có liên quan cụ thể như: Trần Thị Kim Chi (2009) “Phân tích hiệu quả sản xuất mô hình nuôi bò thịt của nông hộ ở huyện Mỏ Cày Nam tỉnh Bến Tre”. Đề tài sử dụng phương pháp phân tích hồi quy để tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận nuôi bò thịt của nông hộ huyện Mỏ Cày Nam. Kết quả nghiên cứu của đề tài này cho thấy các yếu tố chi phí con giống, chi phí thức ăn, thời gian nuôi, giá bán, chi phí lãi vay, chi phí thú y, chi phí LĐGĐ đều ảnh hưởng đến lợi nhuận chăn nuôi bò thịt của nông hộ nơi đây. Lê Yến Phương (2008) “Phân tích chuỗi giá trị bò tỉnh Trà Vinh”. Đề tài phân tích chuỗi giá trị bò thông qua việc phân tích chi phí, lợi ích và giá trị tăng thêm trong từng khâu trong chuỗi giá trị (từ khâu chăn nuôi, thu gom, giết mổ, bán sĩ, bán lẻ và tiêu dùng) cũng như hiệu quả sản xuất, lợi thế cạnh tranh và nâng cao thu nhập cho nông dân nuôi bò. Kết quả nghiên cứu của đề tài này là trong chuỗi giá trị bò thì thành viên thương lái, lò mổ hay người bán sĩ, bán lẻ chỉ GVHD:Phạm Quốc Hùng 5 SVTH: Nguyễn Ngọc Thơ Phân tích hiệu quả chăn nuôi bò thịt của huyện Càng Long tỉnh Trà Vinh đóng vai trò trung gian nhưng lợi ích họ thu được lại cao hơn nhiều so với người chăn nuôi. Lê Ngọc Nhân (2008) “Phân tích hiệu quả sản xuất mô hình nuôi cá tra (của nông hộ) ở hai huyện Thốt Nốt và Vĩnh Thạnh, Cần Thơ”. Đề tài sử dụng phương pháp thu thập số liệu thứ cấp và sơ cấp. Số liệu sơ cấp bằng cách phỏng vấn trực tiếp 60 hộ nuôi, mỗi địa bàn 30 hộ theo mẫu ngẫu nhiên. Phương pháp xử lý số liệu và phân tích: phương pháp thống kê mô tả so sánh, hồi quy đa biến. Nghiên cứu này phân tích hiệu quả nuôi của nông hộ, đánh giá các tác động về lao động, trình độ văn hóa, về vốn, về giống, tình hình tiêu thụ. Từ đó đánh giá thực trạng tình hình nuôi cá tra, những thuận lợi và khó khăn gặp phải. Kết quả nghiên cứu này cho thấy: chi phí chăn nuôi của nông dân cao do giá cả các loại thức ăn tăng nhanh, và các loại khác đều tăng làm giảm lợi nhuận chăn nuôi. GVHD:Phạm Quốc Hùng 6 SVTH: Nguyễn Ngọc Thơ Phân tích hiệu quả chăn nuôi bò thịt của huyện Càng Long tỉnh Trà Vinh CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1 Một số khái niệm và thuật ngữ kinh tế 2.1.1.1 Khái niệm sản xuất Sản xuất là quá trình kết hợp các yếu tố đầu vào và qui trình biến đổi (inputs) để tạo thành các yếu tố đầu ra: một sản phẩm và dịch vụ nào đó (outputs). Yếu tố đầu vào: là các loại hàng hóa và dịch vụ dùng để sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ khác. Trong chăn nuôi bò thì yếu tố đầu vào gồm giống, thức ăn, chi phí xây dựng chuồng trại, chi phí lao động, chi phí lãi vay, chi phí thú y, chi phí khác. Yếu tố đầu ra (sản phẩm): hàng hóa và dịch vụ được tạo ra từ quá trình sản xuất, yếu tố đầu ra thường được đo bằng sản lượng và cụ thể là bò thịt. Mối quan hệ giữa yếu tố đầu vào và số lượng sản phẩm đầu ra của quá trình sản xuất được biểu diễn bằng hàm sản xuất. Hàm sản xuất dạng: y = f (X1, X2…….Xm) Y là mức sản lượng. X1, X2,…Xm là các yếu tố đầu vào. 2.1.1.2 Khái niệm nông hộ Nông hộ là những hộ nông dân làm trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp,… Nói chung, đó là các gia đình sống bằng nghề nông. Nông hộ có những đặc trưng riêng, có một cơ chế vận hành khá đặc biệt, không giống như những đơn vị kinh tế khác. Đối với nông hộ, có sự thống nhất chặt chẽ giữa việc sở hữu, quản lý sử dụng các yếu tố sản xuất, có sự thống nhất giữa quá trình sản xuất, trao đổi, phân phối, sử dụng và tiêu dùng nông sản, sinh hoạt gia đình. GVHD:Phạm Quốc Hùng 7 SVTH: Nguyễn Ngọc Thơ Phân tích hiệu quả chăn nuôi bò thịt của huyện Càng Long tỉnh Trà Vinh 2.1.1.3 Khái niệm kinh tế hộ Nông hộ tiến hành sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp,... để phục vụ cuộc sống và người ta gọi đó là kinh tế hộ gia đình. Kinh tế hộ gia đình là loại hình sản xuất có hiệu quả về mặt kinh tế - xã hội, tồn tại và phát triển lâu dài có vị trí quan trọng trong sản xuất nông nghiệp và quá trình công nghiệp hóa hiện đại nông nghiệp, nông thôn. Kinh tế hộ phát triển tạo ra sản lượng hàng hóa đa dạng, có chất lượng, giá trị ngày càng cao, góp phần tăng thu nhập cho mỗi gia đình nông dân, cải thiện đời sống mọi mặt ở nông thôn, cung cấp sản phẩm cho công nghiệp và xuất khẩu, đồng thời thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngay từ kinh tế hộ. 2.1.1.4 Khái niệm hiệu quả - Hiệu quả: là việc xem xét và lựa chọn thứ tự ưu tiên các nguồn lực sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Hiệu quả bao gồm cả hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội, chúng có quan hệ mật thiết với nhau như một thể thống nhất không tách rời nhau. Trong đó hiệu quả xã hội là mối quan hệ tương quan so sánh giữa kết quả xã hội và tổng chi phí bỏ ra. - Hiệu quả sản xuất: Trong sản xuất kinh doanh thường phải đối mặt với các giới hạn trong việc sử dụng nguồn lực sản xuất. Do đó, họ cần phải xem xét và lựa chọn thứ tự ưu tiên các hoạt động cần thực hiện dựa vào các nguồn lực đó sao cho đạt kết quả tốt nhất. Thuật ngữ mà chúng ta thường dùng để chỉ kết quả đạt được đó là hiệu quả. Hiệu quả là một thuật ngữ tương đối và luôn liên quan đến một vài chỉ tiêu cụ thể. Trong bất kỳ quá trình sản xuất nào khi tính đến hiệu quả sản xuất thì người ta thường đề cặp ba nội dung cơ bản đó là: hiệu quả kinh tế, hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân phối. - Hiệu quả kinh tế: tiêu chí về hiệu quả kinh tế thực ra là giá trị. Có nghĩa là, khi sự thay đổi làm tăng giá trị thì sự thay đổi đó có hiệu quả và ngược lại sẽ không hiệu quả. GVHD:Phạm Quốc Hùng 8 SVTH: Nguyễn Ngọc Thơ Phân tích hiệu quả chăn nuôi bò thịt của huyện Càng Long tỉnh Trà Vinh Hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi bò thịt được tính như sau: Lợi nhuận trên đơn vị vật nuôi = doanh thu trên đơn vị vật nuôi – tổng chi phí chăn nuôi trên đơn vị vật nuôi + Hiệu quả kỹ thuật: đòi hỏi nhà sản xuất tạo ra một số lượng sản phẩm nhất định xuất phát từ việc sử dụng các nguồn lực đầu vào ít nhất. Thật ra hiệu quả kỹ thuật được xem chỉ là một phần của hiệu quả kinh tế. Tối đa hóa lợi nhuận đòi hỏi nhà sản xuất phải sản xuất ra mức sản lượng tối đa tương ứng với mức nguồn lực đầu vào nhất định hay nói cách khác hiệu quả kỹ thuật dùng để chỉ kết hợp tối ưu các nguồn lực đầu vào để tạo ra mức sản lượng nhất định. + Hiệu quả phân phối: thể hiện mối quan hệ giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng. Có nghĩa là, nhà sản xuất phải cung cấp những sản phẩm và dịch vụ mà người tiêu dùng cần nhất hay nói cách khác nguồn lực được phân phối sao cho lợi ích của người sử dụng nó đạt được cao nhất. 2.1.1.5 Khái niệm về chi phí Chi phí biến đổi: là những khoản chi phí thay đổi theo quy mô sản xuất hoặc doanh số như lao động, nguyên liệu hoặc chi phí hành chính. Chi phí biến đổi cộng chi phí cố định bằng tổng chi phí sản xuất. Trong khi tổng chi phí biến đổi thay đổi cùng với sự gia tăng của quy mô sản xuất hoặc doanh số thì tổng chi phí cố định không đổi. Chi phí cố định: là các khoản chi phí không thay đổi tùy thuộc vào quy mô sản xuất hoặc mức doanh số như tiền thuê đất sản xuất, chi trả lãi vay. Chi phí lao động: Theo quan điểm của nhà kế toán thì chi phí lao động là các khoản phải chi cho nguồn lực lao động (gồm lao động thuê và lao động nhà) và nó được xem là chi phí sản xuất, đối với các nhà kinh tế thì chi phí lao động là khoản chi phí hữu hình được thực hiện theo hợp đồng tương ứng với mức lương theo giờ công lao động. GVHD:Phạm Quốc Hùng 9 SVTH: Nguyễn Ngọc Thơ Phân tích hiệu quả chăn nuôi bò thịt của huyện Càng Long tỉnh Trà Vinh 2.1.2 Các chỉ tiêu sử dụng chủ yếu - Chỉ tiêu về tài chính: + Tổng chi phí (TC): TC = TFC + TVC TFC: Tổng chi phí cố định (triệu đồng/vụ chăn nuôi) TVC: Tổng chi phí biến đổi (triệu đồng/vụ chăn nuôi) + Doanh thu (TQ): TQ = P x Q Trong đó: Q là khối lượng thịt bò hơi (kg) P là giá 1kg thịt bò hơi (đồng/kg) + Lợi nhuận (LN): LN = doanh thu - chi phí Thu nhập: là phần giá trị còn lại của tổng doanh thu sau khi trừ tổng chi phí không có lao động gia đình. Thu nhập gia đình = Doanh thu – Tổng chi phí không lao động gia đình Để tính toán hiệu quả kinh tế, ta so sánh các tỷ số tài chính sau: Thu nhập trên chi phí (TN/CP): tỷ số này phản ánh một đồng chi phí đầu tư thì chủ thể đầu tư sẽ thu được bao nhiêu đồng thu nhập. TN/CP = Thu nhập / Tổng chi phí Lợi nhuận trên chi phí (LN/CP): tỷ số này phản ánh một đồng chi phí bỏ ra thì chủ thể đầu tư sẽ thu lại được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Nếu LN/CP là số dương thì người sản xuất có lời, chỉ số này càng lớn càng tốt. LN/CP = Lợi nhuận / Tổng chi phí Lợi nhuận trên doanh thu (LN/DT): thể hiện trong một đồng doanh thu có bao nhiêu đồng lợi nhuận, nó phản ánh mức lợi nhuận so với tổng doanh thu. LN/DT = Lợi nhuận / Doanh thu GVHD:Phạm Quốc Hùng 10 SVTH: Nguyễn Ngọc Thơ Phân tích hiệu quả chăn nuôi bò thịt của huyện Càng Long tỉnh Trà Vinh Doanh thu trên chi phí (DT/CP): tỷ số này phản ánh khi bỏ ra 1 đồng chi phí để đầu tư thì thu được bao nhiêu đồng doanh thu DT/CP = Doanh thu / Chi phí 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Phương pháp chọn địa bàn nghiên cứu Trà Vinh có 7 huyện và 1 thành phố, trong đó tổng đàn bò của huyện Càng Long nằm trong nhóm 3 huyện có tổng đàn bò lớn và tương đối ổn định trong những năm gần đây. Theo báo cáo tổng kết của Phòng nông nghiệp huyện Càng Long thì An Trường, Huyền Hội là hai xã nằm trong nhóm năm xã có có tổng đàn bò lớn và tương đối ổn định trong 13 xã và 1 thị trấn của huyện. Vì lý do trên tôi quyết định chọn khu vực thuộc 2 xã trên của huyện Càng Long tỉnh Trà Vinh làm địa bàn nghiên cứu cho đề tài của mình. 2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu Số liệu thứ cấp: được tổng hợp qua các loại sách báo chí, đề tài nghiên cứu khoa học, báo cáo thống kê của Phòng nông nghiệp huyện Càng Long, internet,… từ đó hệ thống lại và hình thành cơ sở lý luận, xây dựng giả thuyết khoa học xác định nhiệm vụ cụ thể. Số liệu sơ cấp: được thu thập bằng cách tiến hành phỏng vấn trực tiếp 60 hộ đang chăn nuôi bò thịt thuộc 2 xã An Trường, Huyền Hội của huyện Càng Long tỉnh Trà Vinh thông qua việc sử dụng bảng câu hỏi đã soạn sẵn. Cỡ mẫu nghiên cứu được xác định theo công thức sau. Công thức tính cỡ mẫu: n = p(1-p)(Zα/2/MOE)2 n: cỡ mẫu P: Tỷ lệ xuất hiện của các phần tử trong đơn vị lấy mẫu đúng như mục tiêu chọn mẫu(0≤ p ≤ 1) Z : giá trị tra bảng của phân phối chuẩn Z ứng với độ tin cậy MOE : sai số cho phép (e) với cỡ mẫu nhỏ GVHD:Phạm Quốc Hùng 11 SVTH: Nguyễn Ngọc Thơ Phân tích hiệu quả chăn nuôi bò thịt của huyện Càng Long tỉnh Trà Vinh (1) Độ biến động của dữ liệu V = p(1 – p), trong trường hợp bất lợi nhất thì độ biến động của dữ liệu ở mức tối đa thì: V = p(1 – p) → max → V’= 1 – 2p = 0 → p = 0,5 (2) Chọn độ tin cậy ở mức 90% nên sai lầm tối đa là α = 10%. Tra bảng của phân phối chuẩn ứng với độ tin cậy 90% là Zα/2 = 1,645 (3) Sai số cho phép với cỡ mẫu nhỏ là 10% Kết hợp (1), (2) và (3) suy ra n ≈ 67 quan sát. Vì vậy cỡ mẫu là 60, số quan sát này cũng đủ đảm bảo được tính đại diện cho tổng thể. 2.2.3 Phương pháp chọn mẫu Sử dụng phương pháp thuận tiện phi sác xuất qua việc phỏng vấn trực tiếp các nông hộ chăn nuôi bò thịt tại xã An Trường và Huyền Hội, huyện Càng Long tỉnh Trà Vinh. Đây là hai xã nằm trong nhóm năm xã có tổng đàn bò lớn và tương đối ổn định trong 13 xã và 1 thị trấn của huyện. Những nội dung phỏng vấn liên quan đến mục tiêu nghiên cứu. Bảng 2.1: PHÂN PHỐI MẪU Ở CÁC KHU VỰC CÓ NÔNG HỘ NUÔI BÒ THỊT Ở HUYỆN CÀNG LONG Tên xã Số quan sát Cơ cấu (%) An Trường 30 50 Huyền Hội 30 50 Tổng 60 100 ( Nguồn : Số liệu điều tra năm 2013) 2.2.4 Phương pháp phân tích số liệu - Mục tiêu 1: Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để mô tả thực trạng chăn nuôi bò của huyện thông qua số liệu thứ cấp được thu thập qua sách báo, internet, các báo cáo tổng kết và thống kê của Phòng nông nghiệp huyện Càng Long. GVHD:Phạm Quốc Hùng 12 SVTH: Nguyễn Ngọc Thơ
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng