Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân tích đóng góp của các yếu tố nguồn lực đến tăng trưởng kinh tế tại tỉnh phú...

Tài liệu Phân tích đóng góp của các yếu tố nguồn lực đến tăng trưởng kinh tế tại tỉnh phú yên

.PDF
129
290
118

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG NGUYỄN QUỐC THẮNG PHÂN TÍCH ĐÓNG GÓP CỦA CÁC YẾU TỐ NGUỒN LỰC ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TẠI TỈNH PHÚ YÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ KHÁNH HÒA - 2017 BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG NGUYỄN QUỐC THẮNG PHÂN TÍCH ĐÓNG GÓP CỦA CÁC YẾU TỐ NGUỒN LỰC ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TẠI TỈNH PHÚ YÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ Ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 60310105 Quyết định giao đề tài: 447/QĐ-ĐHNT ngày 10/5/2017 Quyết định thành lập hội đồng: 1273/QĐ-ĐHNT ngày 5/12/2017 Ngày bảo vệ: 13/12/2017 Người hướng dẫn khoa học: TS. PHẠM HỒNG MẠNH Chủ tịch Hội Đồng: TS. HỒ HUY TỰU Phòng Đào tạo Sau Đại học: KHÁNH HÒA - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan mọi kết quả của đề tài: "Phân tích đóng góp của các yếu tố nguồn lực đến tăng trưởng kinh tế tại tỉnh Phú Yên" là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình khoa học nào khác cho tới thời điểm này. Khánh Hòa, Ngày 10 tháng 10 năm 2017 Tác giả luận văn Nguyễn Quốc Thắng iii LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của quý phòng ban trường Đại học Nha Trang, Ban Giám Hiệu; các Thầy giáo, Cô giáo khoa Kinh tế và cán bộ và chuyên viên khoa Quản lý đào tạo Sau Đại học đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi được hoàn thành đề tài. Đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của TS.Phạm Hồng Mạnh đã giúp tôi hoàn thành tốt đề tài. Qua đây, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến sự giúp đỡ này. Xin trân trọng cảm ơn lãnh đạo HĐND, UBND tỉnh Phú Yên, các anh chị đang công tác tại Cục Thống kê tỉnh Phú Yên, Sở Kế Hoạch & Đầu Tư, Sở Công thương, Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Văn hóa thể thao và du lịch, Sở LĐTB-XH tỉnh Phú Yên đã giúp đỡ, cung cấp số liệu giúp tôi hoàn thành luận văn. Để có được kiến thức như ngày hôm nay, một lần nữa cho phép tôi gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Quý thầy, cô trường Đại học Nha Trang trong thời gian qua đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu, xin trân trọng cảm ơn Trường Cao đẳng Công nghiệp Tuy Hòa (đơn vị liên kết đào tạo) đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi được học tập, nghiên cứu. Trân trọng cảm ơn sự quan tâm của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã luôn sát cánh, động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình và tất cả bạn bè đã giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn! Khánh Hòa, Ngày 10 tháng 10 năm 2017 Tác giả luận văn Nguyễn Quốc Thắng iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN.......................................................................................................... iii LỜI CẢM ƠN.................................................................................................................iv MỤC LỤC .......................................................................................................................v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT................................................................................ix DANH MỤC CÁC BẢNG ..............................................................................................x DANH MỤC CÁC HÌNH ..............................................................................................xi TRÍCH YẾU LUẬN VĂN ........................................................................................... xii CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ..........................................................................................1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu.........................................................................1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................2 1.2.1. Mục tiêu tổng quát.................................................................................................2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ......................................................................................................3 1.3. Câu hỏi nghiên cứu...................................................................................................3 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................3 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................................3 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu ...............................................................................................3 1.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài..................................................................4 1.5.1. Ý nghĩa về mặt khoa học .......................................................................................4 1.5.2. Ý nghĩa về mặt thực tiễn .......................................................................................4 TÓM LƯỢC CHƯƠNG 1 ..............................................................................................5 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU .................6 2.1. Cơ sở lý thuyết về tăng trưởng .................................................................................6 2.1.1. Khái niệm tăng trưởng kinh tế ..............................................................................6 2.1.2. Các lý thuyết nền tảng về tăng trưởng kinh tế.......................................................6 2.2. Các yếu tố nguồn lực chủ yếu tác động tới tăng trưởng kinh tế.............................15 v 2.2.1. Nguồn lực cơ bản cho tăng trưởng kinh tế ..........................................................15 2.2.2. Cơ sở hạ tầng .......................................................................................................16 2.2.3. Thể chế chính sách ..............................................................................................16 2.3. Các chỉ tiêu đánh giá tăng trưởng kinh tế...............................................................17 2.3.1. Chỉ tiêu đo lường nhịp độ tăng trưởng kinh tế ....................................................17 2.3.2. Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng lao động .....................................................18 2.3.3. Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn - Hệ số ICOR ......................................18 2.3.4. Chỉ tiêu đo lường tốc độ tăng TFP và tỉ trọng đóng góp của TFP vào tăng trưởng kinh tế .......................................................................................................................19 2.3.5. Chỉ tiêu phản ánh tính liên tục của tăng trưởng ..................................................19 2.3.6. Chỉ tiêu phản ánh tính ổn định của tăng trưởng - hệ số biến thiên......................19 2.3.7. Chỉ tiêu phản ánh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ................................................20 2.3.8. Chỉ tiêu phản ánh tăng trưởng kinh tế và giải quyết việc làm.............................21 2.3.9. Chỉ tiêu phản ánh tăng trưởng kinh tế và năng lực cạnh tranh............................22 2.4. Tổng quan tình hình nghiên cứu.............................................................................22 2.4.1. Tình hình nghiên cứu trong nước ........................................................................22 2.4.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước........................................................................24 2.5. Khung phân tích của đề tài nghiên cứu ..................................................................25 2.5.1. Cơ sở xây dựng khung phân tích nghiên cứu ......................................................25 2.5.2. Khung phân tích nghiên cứu................................................................................26 TÓM LƯỢC CHƯƠNG 2.............................................................................................26 CHƯƠNG 3: KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......27 3.1. Khái quát về địa bàn nghiên cứu ............................................................................27 3.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên tỉnh Phú Yên............27 3.1.2. Khái quát đặc điểm kinh tế xã hội của tỉnh Phú Yên ..........................................29 3.1.3. Đánh giá điều kiện phát triển của tỉnh Phú Yên trong giai đoạn tới ...................32 vi 3.2. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................33 3.2.1. Thiết kế nghiên cứu .............................................................................................33 3.2.2. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu ......................................................................33 3.2.3. Nguồn số liệu sử dụng trong luận văn.................................................................40 3.2.4. Phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu thống kê...............................................41 TÓM LƯỢC CHƯƠNG 3.............................................................................................41 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................42 4.1. Khái quát tình hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Phú Yên giai đoạn 1990-2016 .........42 4.1.1. Qui mô GDP và tốc độ tăng GDP của tỉnh Phú Yên giai đoạn 1990 -2016 .......42 4.1.2. Giá trị sản xuất và tốc độ tăng trưởng trong các khu vực kinh tế của tỉnh Phú Yên giai đoạn 1990-2016 ..............................................................................................46 4.2. Đặc điểm chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Phú Yên giai đoạn 1990-2016 ............48 4.2.1. Khu vực công nghiệp – xây dựng........................................................................50 4.2.2. Khu vực nông – lâm - ngư nghiệp.......................................................................52 4.2.3.Khu vực dịch vụ ...................................................................................................54 4.3. Hiệu quả sử dụng các nguồn lực cho tăng trưởng kinh tế tỉnh Phú Yên................61 4.3.1. Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của kinh tế Phú Yên giai đoạn 1990 – 2016 ........61 4.3.2. Hiệu quả sử dụng lao động ..................................................................................64 4.3.3. Trình độ phát triển công nghệ của tỉnh................................................................71 4.4. Cơ sở hạ tầng và tăng trưởng kinh tế......................................................................72 4.4.1. Hạ tầng giao thông...............................................................................................72 4.4.2. Mạng lưới cấp điện..............................................................................................74 4.4.3. Thông tin và truyền thông ...................................................................................74 4.4.4. Hệ thống thủy lợi, cấp thoát nước .......................................................................74 4.4.5. Hạ tầng khu kinh tế, các khu và cụm công nghiệp, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ................................................................................................................76 4.5. Môi trường kinh doanh và tăng trưởng kinh tế ......................................................77 4.6. Phân tích đóng góp của các yếu tố nguồn lực đến tăng trưởng kinh tế của tỉnh Phú Yên... 78 vii 4.6.1. Kết quả ước lượng mô hình hồi quy về mối quan hệ giá trị sản xuất và các yếu tố đầu vào .......................................................................................................................78 4.6.2. Đánh giá mức độ đóng góp của các yếu tố sản xuất đến tăng trưởng kinh tế.....83 4.7. Nhận diện những hạn chế trong quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế của tỉnh Phú Yên .........................................................................................................................86 4.7.1. Những mặt hạn chế..............................................................................................86 4.7.2. Những thách thức ................................................................................................87 TÓM LƯỢC CHƯƠNG 4:............................................................................................87 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN, CÁC KHUYẾN NGHỊ VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH .88 5.1. Những phát hiện chính từ kết quả nghiên cứu........................................................88 5.1.1. Qui mô và tốc độ tăng trưởng..............................................................................88 5.1.2. Tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế .................................................................88 5.1.3. Khả năng cạnh tranh của nền kinh tế...................................................................88 5.1.4. Hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào, đặc biệt là đóng góp của các nhân tố tổng hợp - TFP vào tăng trưởng ............................................................................................89 5.2. Kết luận...................................................................................................................90 5.3. Hàm ý chính sách và khuyến nghị cho tăng trưởng kinh tế của Phú Yên..............93 5.3.1. Về huy động và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư......................................93 5.3.2. Về phát triển cơ sở hạ tầng ..................................................................................96 5.3.3. Phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội....................100 5.3.4. Về phát triển khoa học công nghệ .....................................................................102 5.3.5. Cải thiện môi trường kinh doanh và đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, hoàn thiện thể chế chính sách..............................................................................104 5.3.6. Về liên kết, hợp tác phát triển giữa tỉnh Phú Yên với các địa phương trong nước và khu vực ...................................................................................................................106 5.4. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo...............................................107 TÓM LƯỢC CHƯƠNG 5:..........................................................................................108 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................109 PHỤ LỤC viii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa giải thích CPI : Chỉ số giá tiêu dùng (Consumer Price Index) CN : Công nghiệp DV : Dịch vụ FDI : Đầu tư trực tiếp nước ngoài(Foreign Direct Investment) GDP : Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product) GNI : Tổng thu nhập quốc dân (Gross Nationnal Income) GNP : Tổng sản phẩm quốc dân (Gross Nationnal Product) GO : Tổng giá trị sản xuất (Gross Output) ICOR : Tỷ lệ gia tăng vốn trên sản lượng (Incremental capital-output ratio) ISO : Tổ chức Quốc tế về tiêu chuẩn hóa KHKT : Khoa học kỹ thuật KHCN : Khoa học công nghệ NN : Nông nghiệp N-L-TS : Nông – Lâm – Thủy Sản TFP : Năng suất nhân tố tổng hợp (Total Factor Productivities) ODA : Hỗ trợ phát triển chính thức (Official Development Assistance) OLS : Phương pháp bình phương nhỏ nhất (Ordinary Least Square) USD : Đồng Đô la Mỹ (United States Dollar) VA : Giá trị gia tăng (Value Added) VNĐ : Đồng Việt Nam ix DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4.1: Qui mô GDP và tốc độ tăng GDP của tỉnh Phú Yên giai đoạn 1990 -2016......42 Bảng 4.2: Độ biến thiên của tăng trưởng đối với kinh tế tại tỉnh Phú Yên ...................45 Bảng 4.3: Qui mô giá sản xuất và tốc độ tăng trưởng trong các khu vực kinh tế của tỉnh Phú Yên giai đoạn 1990-2016 .......................................................................................46 Bảng 4.4: Tỉ trọng đóng góp của các khu vực kinh tế tỉnh Phú Yên giai đoạn 1990 – 2016 theo giá thực tế ..............................................................................................................48 Bảng 4.5: Các sản phẩm công nghiệp chủ yếu của Phú Yên giai đoạn 2010-2016 ......51 Bảng 4.6: Tổng số doanh thu, lượt khách, cơ sở lưu trú du lịch của Phú Yên giai đoạn 2010-2016 ......................................................................................................................57 Bảng 4.7: Các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của Phú Yên giai đoạn 2000-2016 ..........60 Bảng 4.8: Các sản phẩm nhập khẩu chủ yếu của Phú Yên giai đoạn 2000-2016 .........61 Bảng 4.9: Năng suất lao động và tốc độ tăng năng suất lao động của Phú Yên giai đoạn 1990 – 2016 ...................................................................................................................65 Bảng 4.10: Mức độ thu hút việc làm của kinh tế Phú Yên giai đoạn 2005 - 2016 .......68 Bảng 4.11: Lực lượng lao động và cơ cấu lao động của Phú Yên giai đoạn 1990 - 2016....69 Bảng 4.12: Hiện trạng đường bộ trên địa bàn tỉnh năm 2016 .......................................73 Bảng 4.13: Thống kê các chỉ số thành phần PCI giai đoạn 2007 - 2016 ......................77 Bảng 4.14: Kết quả phân tích thống kê mô tả ...............................................................78 Bảng 4.15: Kết quả ước lượng mô hình hàm sản xuất tỉnh Phú Yên giai đoạn 1990 - 2016 ..... 79 Bảng 4.16: Mức độ phù hợp của mô hình .....................................................................80 Bảng 4.17: Kiểm định phương sai của phần dư thay đổi của mô hình .........................81 Bảng 4.18: Hệ số hồi quy chuẩn hóa.............................................................................82 Bảng 4.19: Đóng góp của K, L, TFP vào tăng trưởng GDP ........................................83 x DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1: Mô hình 2 khu vực của Athur Lewis...............................................................9 Hình 2.2: Cân bằng trong trong mô hình tăng trưởng Solow........................................13 Hình 2.3: Khung phân tích nghiên cứu .........................................................................26 Sơ đồ 3.1: Qui trình nghiên cứu của luận văn ...............................................................33 Hình 4.1: Qui mô và tốc độ tăng GDP của tỉnh Phú Yên giai đoạn 1990 -2016 ..........43 Hình 4.2: Thu nhập bình quân đầu người và tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người của tỉnh Phú Yên giai đoạn 1990 - 2016 theo giá thực tế .............................................44 Hình 4.3: Tốc độ tăng GDP chung toàn tỉnh và các khu vực của tỉnh Phú Yên giai đoạn 1990-2016 .............................................................................................................47 Hình 4.4: Diễn biến đóng góp của các khu vực đối với kinh tế Phú Yên 1990-2016..49 Hình 4.5: Giá trị sản xuất và tốc độ tăng khu vực công nghiệp – xây dựng giai đoạn 1990 – 2016 ...................................................................................................................50 Hình 4.6: Giá trị sản xuất khu vực nông – lâm – ngư nghiệp Phú Yên giai đoạn 1990 – 2016 ...52 Hình 4.7: Chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành nông – lâm – ngư nghiệp Phú Yên .........53 Hình 4.8: Giá trị sản xuất và tốc độ tăng trưởng khu vực dịch vụ giai đoạn 1990 - 2016....54 Hình 4.9: Doanh thu dịch vụ du lịch và tốc độ tăng trưởng Doanh thu dịch vụ du lịch giai đoạn 1990 - 2016 ....................................................................................................55 Hình 4.10: Giá trị và tốc độ tăng trưởng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ xã hội giai đoạn 1990 - 2016 ....................................................................................59 Hình 4.11: Giá trị và tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu tỉnh Phú Yên giai đoạn 1990 – 2016.... 60 Hình 4.12: Hiệu quả sử dụng vốn của tỉnh Phú Yên giai đoạn 1990 – 2016 ................62 Hình 4.13: Cơ cấu nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội của tỉnh Phú Yên giai đoạn 1990 – 2016 chia theo thành phần kinh tế.....................................................................63 Hình 4.14: Cơ cấu nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội của tỉnh Phú Yên giai đoạn 1990 – 2016 chia theo ngành kinh tế.............................................................................64 Hình 4.15: Tốc độ tăng năng suất lao động trong các khu vực kinh tế tỉnh Phú Yên giai đoạn 1990 - 2016 ...........................................................................................................67 Hình 4.16: Chuyển dịch cơ cấu lao động tỉnh Phú Yên giai đoạn 1990 – 2016 ...........71 xi TRÍCH YẾU LUẬN VĂN Tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững đang là mục tiêu đặt ra cho mọi quốc gia và các địa phương. Ở các nước đang phát triển, tăng trưởng kinh tế là điều kiện tiên quyết để nâng cao đời sống người dân, giảm tỉ lệ thất nghiệp, nâng cao phúc lợi xã hội… và giải quyết nhiều vấn đề vĩ mô khác. Để đạt được điều đó, thực tế có nhiều vấn đề cần giải quyết, trong đó việc xác định các yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế, phân tích, dự báo quá trình tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế có vai trò quan trọng. Trong báo cáo kiểm điểm các nhiệm kỳ qua của Đảng bộ và Chính quyền tỉnh Phú Yên có đánh giá: nền kinh tế của tỉnh Phú Yên vẫn còn bộc lộ nhiều khiếm khuyết, ảnh hưởng đến tăng trưởng và phát triển kinh tế bền vững của tỉnh; thu nhập bình quân đầu người năm 2015 chỉ bằng 70% so với cả nước; qui mô của nền kinh tế còn nhỏ; cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm; chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp….. Xuất phát từ những vấn đề của thực tiễn đặt ra mà tác giả nghiên cứu, phân tích đóng góp của các yếu tố nguồn lực đến tăng trưởng kinh tế tại tỉnh Phú Yên. Kết quả nghiên cứu này sẽ là cơ sở cho các nhà quản lý đưa ra các chính sách tăng trưởng kinh tế của tỉnh Phú Yên trong thời gian tới. Từ kết quả nghiên cứu cho thấy, hạn chế lớn nhất quá trình phát triển của Phú Yên trong các năm qua, đó là tiềm năng của tỉnh chưa được khai thác và sử dụng có hiệu quả, thể hiện: (i) hiệu quả sử dụng vốn đầu tư còn thấp; thiếu chiến lược phát triển liên kết vùng Nam Trung bộ và Tây Nguyên. Tính kết nối với các trung tâm kinh tế lớn như TP.HCM, Đà Nẵng, Hà Nội còn hạn chế; (ii) chưa khai thác tốt các điều kiện tự nhiên đặc thù của tỉnh để phát triển nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, du lịch biển, du lịch văn hóa và năng lượng sạch. Tài nguyên phong phú, đa dạng song trữ lượng thấp không thể thu hút đầu tư khai thác lâu dài với qui mô lớn. Thu hút đầu tư, nhất là vào Khu kinh tế Nam Phú Yên và các khu công nghiệp của tỉnh chậm. Chưa có sản phẩm chủ lực, có giá trị lớn và thương hiệu nổi tiếng; (iii) thiếu nguồn nhân lực đáp ứng cho yêu cầu phát triển, chất lượng nguồn nhân lực tại chỗ còn thấp là những thách thức trước mắt và lâu dài đối với tỉnh; cơ hội việc làm chưa hấp dẫn so với các tỉnh trong khu vực để thu hút lao động có trình độ và tay nghề cao, đặc biệt là thu hút con em trong tỉnh đã được đào tạo ở các tỉnh, thành phố lớn về lại tỉnh làm việc; (iv) việc ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất còn hạn chế; (v) kết cấu hạ tầng của tỉnh tuy có phát triển phát triển nhưng chưa đồng bộ, một số dự án trọng điểm xii triển khai còn chậm đã tác động không nhỏ đến các hoạt động sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế xã hội của tỉnh; (vi) môi trường kinh doanh và đầu tư của tỉnh tuy có được cải thiện nhưng còn thấp so với cả nước, phần nào đã cản trở quá trình thu hút đầu tư vào tỉnh, năm 2016 chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh xếp thứ 51/63 so với các tỉnh thành phố của cả nước; đặc biệt là các chỉ số thấp hơn trung bình của quốc gia đó là chỉ số thiết chế pháp lý, tính năng động, hỗ trợ doanh nghiệp, tiếp cận đất đai, đào tạo lao động. Xuất phát từ kết quả nghiên cứu, luận văn đã đề xuất những gợi ý giải pháp chính sách nhằm nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế cho địa phương trong thời gian tới. Từ khóa: tăng trưởng, chất lượng tăng trưởng, Phú Yên xiii CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững đang là mục tiêu đặt ra cho mọi quốc gia và các địa phương. Ở các nước đang phát triển, tăng trưởng kinh tế là điều kiện tiên quyết để nâng cao đời sống người dân, giảm tỉ lệ thất nghiệp, nâng cao phúc lợi xã hội… và giải quyết nhiều vấn đề vĩ mô khác. Ở Việt Nam tăng trưởng kinh tế nhanh và phát triển kinh tế bền vững chính là điều kiện tiên quyết để đuổi kịp các nền kinh tế trong khu vực, phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Để đạt được điều đó, thực tế có nhiều vấn đề cần giải quyết, trong đó việc xác định các yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế, phân tích, dự báo quá trình tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế có vai trò quan trọng. Kinh nghiệm nghiên cứu của nhiều nước trên thế giới cho thấy hiện nay là phải lượng hóa được các yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là đóng góp của các yếu tố nguồn lực trên cơ sở sử dụng những công cụ hiện đại của quản lý kinh tế như: các mô hình toán kinh tế và kinh tế lượng... để phân tích và dự báo có cơ sở khoa học. Phú Yên là tỉnh duyên hải Nam Trung bộ có diện tích tự nhiên là 5.060 km2, phía Bắc giáp tỉnh Bình Định, phía Nam giáp tỉnh Khánh Hòa, phía Tây giáp tỉnh Gia Lai và Đắk Lắk, phía Đông giáp biển Đông. Dân số trung bình năm 2015 là 888.000 người. Phú Yên có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển kinh tế, là cửa ngỏ quan trọng ra Biển Đông của các tỉnh Tây Nguyên, Nam Lào và Đông Bắc Campuchia. Cùng với sự phát triển chung của đất nước trong thời kỳ đổi mới, tỉnh Phú Yên đã đạt được những thành tựu về kinh tế đáng khích lệ, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân thời kỳ 2001-2005 đạt 10,8%; thời kỳ 2006-2010 đạt 11,2%, thời kỳ 2011-2015 đạt 9,6%. Tuy nhiên trong báo cáo kiểm điểm các nhiệm kỳ qua của Đảng bộ và Chính quyền tỉnh Phú Yên có đánh giá: nền kinh tế của tỉnh Phú Yên vẫn còn bộc lộ nhiều khiếm khuyết, ảnh hưởng đến tăng trưởng và phát triển kinh tế bền vững của tỉnh; thu nhập bình quân đầu người năm 2015 chỉ bằng 70% so với cả nước; qui mô của nền kinh tế còn nhỏ; cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm; chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp; năng suất lao động chưa cao; đời sống của người dân, nhất là khu vực nông thôn, miền núi vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Vậy đâu là nguyên nhân kìm hãm sự phát triển kinh tế của tỉnh. 1 Từ nhiều năm qua, vấn đề tăng trưởng và chất lượng tăng trưởng kinh tế đã thu hút được nhiều nhà nghiên cứu cũng như các nhà hoạch định chính sách quan tâm nghiên cứu, như: nghiên cứu của Nguyễn Văn Nam, Trần Thọ Đạt (2006) về chất lượng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam; nghiên cứu của Nguyễn Quang Hiệp, Nguyễn Thị Nhã (2015) về vai trò của các yếu tố nguồn lực đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 1996-2014; nghiên cứu của Đỗ Văn Đức (2016) về xác định nguồn lực cho tăng trưởng kinh tế của Việt Nam theo chiều sâu; nghiên cứu của Nguyễn Trọng Hoài (2013) về khung phân tích cho chất lượng tăng trưởng, hay Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Vi & Phạm Hồng Mạnh (2014) đánh giá về chất lượng tăng trưởng kinh tế tại tỉnh Khánh Hòa; nghiên cứu của Lê Oanh Trưởng (2015) đánh giá chất lượng tăng trưởng kinh tế tỉnh Bình Định; nghiên cứu của Phạm Văn Hậu, Phạm Hồng Mạnh (2016) đánh giá về chất lượng tăng trưởng kinh tế tại tỉnh Ninh Thuận. Trong các công trình trên, các tác giả đã xây dựng nền tảng lý thuyết và đưa ra khung phân tích cũng như phương pháp tiếp cận trong việc đánh giá tăng trưởng của một số quốc gia, của Việt Nam cũng như tại các địa phương khác nhau, đặc biệt là các công trình có liên quan đến hai tỉnh giáp ranh khá tương đồng về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên với Phú Yên là Khánh Hòa và Bình Định. Tuy vậy, việc xem xét khía cạnh tác động của các yếu tố nguồn lực đến tăng trưởng kinh tế của tỉnh Phú Yên chưa được đề cập và nghiên cứu. Xuất phát từ những vấn đề cấp thiết trên mà tác giả chọn đề tài “Phân tích đóng góp của các yếu tố nguồn lực đến tăng trưởng kinh tế tại tỉnh Phú Yên” để làm luận văn thạc sĩ cho mình. Thông qua nghiên cứu đề tài sẽ làm sáng tỏ các yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế của tỉnh Phú Yên, đồng thời sử dụng mô hình toán kinh tế và kinh tế lượng để phân tích, dự báo tăng trưởng và phát triển kinh tế, từ đó đề xuất những giải pháp cơ bản để thúc đẩy, nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế của tỉnh Phú Yên trong thời gian tới. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu tổng quát Mục tiêu tổng quát của nghiên cứu này nhằm xác định mức đóng góp của các yếu tố nguồn lực đối với tăng trưởng kinh tế của tỉnh Phú Yên giai đoạn 1995 - 2016, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp để thúc đẩy, nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế của tỉnh Phú Yên trong giai đoạn tới. 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể (1) Phân tích thực trạng tăng trưởng kinh tế của tỉnh Phú Yên giai đoạn 1990 – 2016. (2) Xác định và phân tích mức đóng góp các yếu tố nguồn lực chủ yếu ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế tỉnh Phú Yên giai đoạn 1990 – 2016. (3) Đề xuất một số giải pháp để thúc đẩy, nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế của tỉnh Phú Yên trong giai đoạn tới. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu Đề tài “Phân tích đóng góp của các yếu tố nguồn lực đến tăng trưởng kinh tế tại tỉnh Phú Yên” sẽ giải quyết các câu hỏi nghiên cứu: (1) Thực trạng tăng trưởng kinh tế của tỉnh Phú Yên giai đoạn 1990 – 2016 như thế nào? (2) Các yếu tố nguồn lực chủ yếu nào tác động đến tăng trưởng kinh tế của tỉnh Phú Yên giai đoạn 1990 – 2016, mức đóng góp của các yếu tố đó ra sao? (3) Giải pháp nào để có thể vừa đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng, vừa nâng cao được chất lượng tăng trưởng kinh tế của tỉnh Phú Yên trong giai đoạn tới? 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là vấn đề tăng trưởng và các yếu tố nguồn lực chủ yếu tác động đến tăng trưởng kinh tế. Khách thể nghiên cứu: là các yếu tố nguồn lực và các vấn đề liên quan đến tăng trưởng kinh tế tại tỉnh Phú Yên. 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu Về không gian: Đề tài luận văn được thực hiện tại địa bàn tỉnh Phú Yên. Về thời gian: Số liệu nghiên cứu được thu thập tại tỉnh Phú Yên giai đoạn 19902016; đồng thời đề tài cũng sử dụng số liệu của cả nước và một số tỉnh, thành phố để so sánh, đánh giá. Phạm vi về lý thuyết: Đề tài sử dụng các lý thuyết liên quan đến tăng trưởng và chất lượng tăng trưởng. Do vấn đề tăng trưởng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: yếu 3 tố tổng cung (yếu tố nguồn lực), yếu tố tổng cầu, yếu tố văn hóa – xã hội, thể chế chính trị… Tuy nhiên, trong nghiên cứu này việc đánh giá tác động của các yếu tố nguồn lực đến tăng trưởng kinh tế của tỉnh Phú Yên được giới hạn trong khía cạnh tổng cung. Bên cạnh đó, do thời gian thực hiện đề tài hạn chế nên các chỉ tiêu đánh giá tăng trưởng được giới hạn trên các tiêu chí, bao gồm: quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hiệu quả sử dụng nguồn lực, một số chỉ tiêu về chất lượng môi trường, khía cạnh từ môi trường kinh doanh và thành quả từ tăng trưởng kinh tế tại địa phương. 1.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 1.5.1. Ý nghĩa về mặt khoa học Thứ nhất: Đề tài sẽ góp phần hệ thống cơ sở lý luận về các lý thuyết kinh tế phát triển, làm rõ tác động của các yếu tố nguồn lực đến tăng trưởng kinh tế. Thứ hai: Đề tài sẽ tổng hợp và trình bày những chỉ tiêu đánh giá về tăng trưởng kinh tế, nâng cao chất lượng tăng trưởng, góp phần làm rõ bản chất của tăng trưởng kinh tế. 1.5.2. Ý nghĩa về mặt thực tiễn Thứ nhất: Luận văn sẽ thu thập và tổng hợp các tài liệu liên quan đến việc phân tích tác động của các yếu tố nguồn lực đến tăng trưởng kinh tế. Đây là những tài liệu không chỉ phục vụ cho việc nghiên cứu và thực hiện luận văn mà còn khái một bức tranh khá hoàn chỉnh về thực trạng tăng trưởng kinh tế của tỉnh Phú Yên từ khi chia tỉnh đến nay (giai đoạn 1990-2016). Thứ hai: Luận văn sẽ khái quát thực trạng tác động của các yếu tố nguồn lực đến tăng trưởng kinh tế giai đoạn 1990-2016, xác định và làm rõ mức độ đóng góp của các yếu tố nguồn lực đến tăng trưởng kinh tế của tỉnh Phú Yên. Đề xuất mô hình kinh tế lượng để để phân tích và dự báo tăng trưởng kinh tế của địa phương. Thứ ba: Luận văn còn là tài liệu tham khảo hữu ích đối với sinh viên, học sinh cao học khi nghiên cứu về kinh tế phát triển, đặc biệt là nghiên cứu tác động của các yếu tố nguồn lực đến tăng trưởng kinh tế. Bố cục và kết cấu của luận văn Luận văn dự kiến gồm 5 chương với các phần chủ yếu sau đây: Chương 1: GIỚI THIỆU Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ KHUNG PHÂN TÍCH 4 Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN Chương 5: KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH/KIẾN NGHỊ TÓM LƯỢC CHƯƠNG 1 Trong chương 1 này, luận văn đã nêu khái quát được tính cấp thiết, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài. Đáng chú ý, trong chương này tác giả đã nêu ra được phương pháp ước lượng trữ lượng vốn K; phương pháp hạch toán tăng trưởng để tính toán đóng góp của các yếu tố nguồn lực đến tăng trưởng kinh tế K, L, TFP. Ngoài ra, trong chương này tác giả cũng đã nêu được ý nghĩa về mặt khoa học, ý nghĩa về mặt thực tiễn và bố cục, kết cấu của luận văn. 5 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở lý thuyết về tăng trưởng 2.1.1. Khái niệm tăng trưởng kinh tế Những vấn đề cơ bản của phát triển kinh tế luôn gắn liền với tăng trưởng kinh tế. Quan điểm hiện đại về tăng trưởng kinh tế chính là phát triển kinh tế với điều kiện là tốc độ tăng trưởng sản xuất trong dài hạn phải bền vững và cao hơn tốc độ tăng dân số (Kuznets, 1981). Tăng trưởng kinh tế là sự tăng thêm hay sự gia tăng qui mô sản lượng của một nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định (Mankiw, 2001; Phan Thúc Huân, 2006, tr.12). Tăng trưởng kinh tế được coi là mục tiêu hàng đầu của các quốc gia, là một phạm trù kinh tế. Nó phản ánh qui mô tăng lên hay giảm đi của nền kinh tế ở năm này so với năm trước đó hoặc của thời kỳ này so với thời kỳ trước. Tăng trưởng kinh tế có thể biểu hiện bằng qui mô tăng trưởng và tốc độ tăng trưởng. Qui mô tăng trưởng phản ánh sự gia tăng lên hay giảm đi, nhiều hay ít; còn tốc độ tăng trưởng được sử dụng với ý nghĩa so sánh tương đối và phản ánh sự gia tăng nhanh hay chậm của nền kinh tế giữa các năm. Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng sản lượng quốc gia (GNP) hoặc qui mô sản lượng quốc gia tính bình quân trên đầu người trong một thời gian nhất định (thường là 1 năm) (Dương Tấn Diệp, 2007; Vũ Thị Ngọc Phùng, 2005). Tăng trưởng kinh tế được phản ánh qua mức tăng trưởng và tỉ lệ tăng trưởng. 2.1.2. Các lý thuyết nền tảng về tăng trưởng kinh tế 2.1.2.1. Lý thuyết về tăng trưởng tuyến tính - Mô hình Rostow: Walt Witman Rostow (1916-2003) là một nhà sử học, kinh tế chính trị học người Mỹ đã xuất bản quyển sách "Các giai đoạn tăng trưởng kinh tế" vào năm 1960 và được xem như là một người mở đầu trong trào lưu cho nhóm lý thuyết tăng trưởng tuyến tính trong kinh tế phát triển. Rostow cho rằng quá trình phát triển kinh tế của mỗi nước trải qua năm giai đoạn (và có thể có sáu giai đoạn), ứng với mỗi giai đoạn là một dạng cơ cấu ngành kinh tế đặc trưng thể hiện bản chất phát triển của giai đoạn ấy. 6 - Giai đoạn 1 - Xã hội cổ truyền: sản xuất giới hạn, khoa học công nghệ thấp. Sản xuất chính là nông nghiệp. Xã hội có sự phân chia giai cấp mạnh mẽ. Cơ cấu ngành lấy nông nghiệp làm căn bản. - Giai đoạn 2 - Chuẩn bị cất cánh: Người dân mong sự tiến bộ. Các định chế tài chính được cải thiện. Các hoạt động mậu dịch trong nước và quốc tế được mở rộng. Đã xuất hiện các chủ xí nghiệp có khả năng đổi mới kinh tế, kết cấu hạ tầng được quan tâm, đặc biệt là giao thông. Xuất hiện nhiều trung tâm kinh tế làm chỗ dựa cho sự tăng trưởng. Tuy vậy cơ cấu kinh tế giai đoạn này vẫn là nông nghiệp – công nghiệp năng suất thấp. - Giai đoạn 3 - Cất cánh: đây là giai đoạn phát triển hiện đại và ổn định. Những yếu tố cơ bản đảm bảo cho sự cất cánh là: Huy động được vốn đầu tư cần thiết làm cho tỉ lệ tiết kiệm vượt 10% thu nhập quốc dân thuần túy, huy động được vốn bên ngoài để kéo theo sự du nhập, đuổi bắt và ứng dụng nhanh các tiến bộ khoa học công nghệ vào các ngành, kể cả nông nghiệp. Công nghiệp giữ vai trò đầu tàu, tăng trưởng cao và ổn định kéo theo sự thay đổi các lĩnh vực khác. Hợp tác hóa, thương mại hóa, đô thị hóa phát triển nhanh. Cơ cấu ngành của giai đoạn này là công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ. Thương mại hóa tạo ra sự thay đổi trong nhận thức người dân, các lực cản xã hội bị đẩy lùi. Hệ thống luật pháp và chính sách thuận lợi cho thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Giai đoạn 4 - Trưởng thành về kinh tế: đặc trưng cơ bản của giai đoạn này là: Tỉ lệ đầu tư tăng liên tục, chiếm khoảng 10 đến 20% thu nhập quốc dân thuần túy. Khoa học công nghệ được sáng tạo, du nhập và chuyển hóa nhanh vào các lĩnh vực đời sống, kinh tế- xã hội. Nhiều ngành công nghiệp mới hiện đại, phát triển; nông nghiệp được cơ giới hóa, năng suất lao động cao, nhu cầu xuất nhập khẩu tăng mạnh, nền kinh tế trong nước hòa nhập với thế giới, các nước biết tận dụng lợi thế so sánh trong sản xuất. Cơ cấu kinh tế giai đoạn này là công nghiệp – dịch vụ - nông nghiệp. Giai đoạn 5- tiêu dùng cao: trong giai đoạn này có 2 xu hướng cơ bản: Thu nhập bình quân đầu người tăng kéo theo cầu hàng hóa và chất lượng dịch vụ tăng lên. Thay đổi trong cơ cấu lao động: nhân lực với chất lượng cao tăng nhanh, dân cư tăng nhanh ở khu vực thành thị. Các chính sách hướng vào tăng phúc lợi xã hội, kích thích tiêu dùng hàng chất lượng và giảm bớt bất bình đẳng đồng thời đa dạng hóa nền kinh tế. Cơ cấu ngành có thể là dịch vụ - công nghiệp. 7
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất