Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân tích doanh thu tại công ty tnhh nguyễn sơn...

Tài liệu Phân tích doanh thu tại công ty tnhh nguyễn sơn

.DOC
60
112
95

Mô tả:

Trường Đại Học Thương Mại Luận Văn Tốt Nghiệp Chương 1: TỔNG QUAN NHỮNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VỀ DOANH THU VÀ PHÂN TÍCH DOANH THU 1.1 Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài 1.1.1 Về mặt lý luận. Nền kinh tế thị trường với sự cạnh tranh gay gắt, sự tồn tại và điều tiết của các những quy luật kinh tế khách quan như quy luật cạnh tranh, quy luật cung cầu, quy luật giỏ cả…đó tạo ra một môi trường phức tạp, đầy khó khăn đối với các doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp không có những bước đi thận trọng, vững chắc, không ngừng vươn lên, không ngừng thay đổi tư duy và phương thức quản lý thì doanh nghiệp sẽ bị thụt lùi, không theo kịp với “guồng quay” của thị trường. Một trong những phương pháp quản lý hữu hiệu đối với doanh nghiệp là phân tích kinh tế. Qua phân tích kinh tế, doanh nghiệp sẽ nắm được thông tin một cách kịp thời, chính xác và toàn diện tình hình thực hiện các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và kết quả kinh doanh làm cơ sở đề ra các chủ trương, chính sách và biện pháp quản lý thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh. Trong các doanh nghiệp nói chung và trong doanh nghiệp thương mại dịch vụ nói riêng, một trong các chỉ tiêu quan trọng phản ánh hiệu quả kinh doanh là doanh thu. Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu. Tăng doanh thu có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp cũng như đối với xã hội. Đối với doanh nghiệp, tăng doanh thu là điều kiện để doanh nghiệp thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ kinh doanh, thu hồi vốn nhanh, tạo những điều kiện cần thiết để doanh nghiệp đầu tư mở rộng hoặc đầu tư chiều sâu cho hoạt động kinh doanh, thực hiện tốt nghĩa vụ với Nhà nước, đồng thời tạo điều kiện tăng thu nhập cho người lao động. Đối với xã hội, tăng doanh thu góp phần thỏa mãn tốt hơn các nhu cầu tiêu dùng hàng hóa cho xã hội, thúc đẩy sản xuất phát triển, đảm bảo cân đối cung cầu GVHD: PGS.TS Nguyễn Quang Hùng SV: Nguyễn Thanh Mai – K43D1 Trường Đại Học Thương Mại Luận Văn Tốt Nghiệp ổn định giá cả thị trường và mở rộng giao lưu kinh tế giữa cỏc vựng miền và với các nước trong khu vực và trên thế giới. Phân tích doanh thu sẽ giúp doanh nghiệp nhận thức và đánh giá một cách đúng đắn, toàn diện và khách quan tình hình tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp trong kỳ kinh doanh, qua đó thấy được những tồn tại, nguyên nhân ảnh hưởng khách quan cũng như chủ quan đến tình hình thực hiện doanh thu của doanh nghiệp. Từ đó doanh nghiệp sẽ tìm ra được những chính sách, biện pháp quản lý thích hợp, để tăng doanh thu. Như vậy, phân tích doanh thu là một nội dung quan trọng trong hoạt động kinh doanh nói chung và trong hoạt động phân tích kinh tế nói riêng của doanh nghiệp. 1.1.2 Về mặt thực tiễn Công ty TNHH Nguyễn Sơn là một công ty thương mại hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh bánh ngọt các loại. Những mục tiêu mà công ty theo đuổi đó là mở rộng hoạt động kinh doanh theo cả chiều rộng và chiều sâu, tối đa hóa lợi nhuận, nâng cao uy tín của công ty trên thị trường, góp phần thiết thực trong việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế- xã hội của đất nước. Để thực hiện được những mục tiêu đó, trước hết công ty cần hoạt động kinh doanh hiệu quả, thể hiện qua các chỉ tiêu về doanh thu, lợi nhuận và chi phí. Qua quá trình thực tập tìm hiểu công ty TNHH Nguyễn Sơn, cùng với những thông tin trên phiếu điều tra khảo sát thực tế, em nhận thấy rằng, trong các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh, doanh thu là một chỉ tiêu mà doanh nghiệp còn nhiều tồn tại, hạn chế hơn so với các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh khác. Trên cả 5 phiếu điều tra phát ra đều cho rằng, trong những năm gần đây cần phải chú ý đến doanh thu, đặc biệt là doanh thu bán hàng, và phân tích nhằm tìm ra biện pháp tăng doanh thu. Đây là cơ sở quan trọng giúp doanh nghiệp có thể thực hiện được các mục tiêu của mình. Như vậy, phân tích doanh thu là một vấn đề thực tế và rất cần thiết đối với công ty TNHH Nguyễn Sơn hiện nay. GVHD: PGS.TS Nguyễn Quang Hùng SV: Nguyễn Thanh Mai – K43D1 Trường Đại Học Thương Mại Luận Văn Tốt Nghiệp 1.2 Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, em nhận thức được tầm quan trọng của công tác phân tích doanh thu đối với các doanh nghiệp nói chung, và đối với công ty TNHH Nguyễn Sơn nói riêng. Vì vậy, sau một thời gian thực tập tại công ty, cùng với những kiến thức đã được học tại trường Đại học Thương Mại và sự giúp đỡ, chỉ bảo nhiệt tình của thầy giáo, PGS.TS Nguyễn Quang Hùng, em quyết định chọn đề tài: “Phõn tích doanh thu tại công ty TNHH Nguyễn Sơn”. 1.3 Các mục tiêu nghiên cứu Luận văn nghiên cứu nhằm đạt được ba mục tiêu cơ bản sau: Thứ nhất, hệ thống hóa những lý luận liên quan đến doanh thu và phân tích doanh thu. Thứ hai, khảo sát tình hình và phân tích doanh thu tại công ty TNHH Nguyễn Sơn, qua đó đánh giá những kết quả mà công ty đã đạt được cũng như phát hiện những tồn tại cần phải khắc khục. Thứ ba, dựa trên kết quả phân tích có được, đưa ra các biện pháp nhằm tăng doanh thu cho công ty. 1.4 Phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Doanh thu tại công ty TNHH Nguyễn Sơn. - Thời gian nghiên cứu: trong 5 năm từ 2006 đến 2010, trong đó tập trung chủ yếu trong hai năm 2009 và 2010. - Không gian nghiên cứu: Công ty TNHH Nguyễn Sơn, 17A, Phan Bội Châu, Hà Nội. 1.5 Kết cấu luận văn: Luận văn gồm 4 chương: - Chương 1: Tổng quan những vấn đề nghiên cứu về doanh thu và phân tích doanh thu. - Chương 2: Một số vấn đề lý luận cơ bản về doanh thu và phân tích doanh thu. - Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và kết quả phân tích doanh thu tại công ty TNHH Nguyễn Sơn. - Chương 4: Các kết luận và đề xuất nhằm tăng doanh thu tại công ty TNHH Nguyễn Sơn. Chương 2: GVHD: PGS.TS Nguyễn Quang Hùng SV: Nguyễn Thanh Mai – K43D1 Trường Đại Học Thương Mại Luận Văn Tốt Nghiệp MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ DOANH THU VÀ PHÂN TÍCH DOANH THU 2.1 Một số định nghĩa, khái niệm cơ bản. 2.1.1 Khái niệm doanh thu.  Chuẩn mực kế toán Việt Nam chuẩn mực số 14 doanh thu và thu nhập khỏc(ban hành và công bố theo quyết định số 149 /2011/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ tài chính ) quy định: “Doanh thu: Là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu.” Theo nội dung của chuẩn mực, doanh thu chỉ bao gồm tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được. Các khoản thu hộ bên thứ ba không phải là nguồn lợi ích kinh tế, không làm tăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp sẽ không được coi là doanh thu (ví dụ như khi người nhận đại lý thu hộ tiền bán hàng cho đơn vị chủ hàng, thì doanh thu của người nhận đại lý chỉ là tiền hoa hồng được hưởng). Các khoản góp vốn của cổ đông hoặc chủ sở hữu làm tăng vốn chủ sở hữu nhưng không phải là doanh thu. Doanh thu của doanh nghiệp bao gồm: doanh thu bán hàng, doanh thu cung cấp dịch vụ, doanh thu hoạt động tài chính và doanh thu từ các hoạt động bất thường khác. Doanh thu cung cấp dịch vụ là doanh thu có được từ các giao dịch cung cấp dịch vụ, được ghi nhận khi kết quả của giao dịch đó được xác định một cách đáng tin cậy. Doanh thu hoạt động tài chính là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được từ hoạt động tài chính hoặc kinh doanh về vốn trong kỳ kế toán. Doanh thu hoạt động tài chính phát sinh từ các khỏan tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức và lợi nhuận được chia của doanh nghiệp, chỉ được ghi nhận khi thỏa mãn 2 điều kiện sau: có khả năng thu được lợi ích từ giao dịch đó; Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn. GVHD: PGS.TS Nguyễn Quang Hùng SV: Nguyễn Thanh Mai – K43D1 Trường Đại Học Thương Mại Luận Văn Tốt Nghiệp Doanh thu bán hàng là khoản doanh thu chủ yếu của doanh nghiệp thương mại dịch vụ, đóng vai trò quyết định đến doanh thu chung của toàn doanh nghiệp, sẽ được chúng ta nghiên cứu sâu hơn sau đây. 2.1.2 Doanh thu bán hàng và các khái niệm liên quan.  Giáo trình Tài chính doanh nghiệp năm 2008 của trường Học viện Tài chính viết: “Doanh thu bán hàng là biểu hiện của tổng giá trị các loại sản phẩm hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp đã bán ra trong một thời nhất định. Đây là bộ phận chủ yếu trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp”  Giáo trình Kinh tế doanh nghiệp thương mại dịch vụ trường Đại học Thương Mại viết: “Doanh thu bán hàng là lượng tiền mà doanh nghiệp thu được do thực hiện hàng hóa trên thị trường trong một thời kỳ, được xác đinh bằng công thức: ” Trong đó: M: Doanh thu bán hàng qi: Khối lượng sản phẩm hàng hóa và dịch vụ loại i mà doanh nghiệp tiêu thụ trong kỳ, đơn vị tính là đơn vị hiện vật pi: Giá bán đơn vị sản phẩm loại i. i= : Số lượng hàng hóa dịch vụ mà doanh nghiệp tiêu thụ trong kỳ  Theo chuẩn mực kế toán số 14, Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi thỏa mãn tất cả năm (5) điều kiện sau: - Doanh nghiệp đã chuyển hóa phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu hàng hóa hoặc sản phẩm cho người mua. - Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa. GVHD: PGS.TS Nguyễn Quang Hùng SV: Nguyễn Thanh Mai – K43D1 Trường Đại Học Thương Mại Luận Văn Tốt Nghiệp - Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn. - Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng. - Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.  Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ là toàn bộ số tiền đã thu được xác định theo giá trị hợp lý của các khoản đã thu hay sẽ thu được từ bán sản phẩm hàng hóa sau khi trừ đi các khoản giảm trừ doanh thu như giảm giá hàng bán, chiết khấu thương mại, giá trị hàng bán bị trả lại và các khoản thuế gián thu. Trong đó: - Chiết khấu thương mại là khoản doanh nghiệp giảm giá niêm yết cho khách hàng mua hàng với khối lượng lớn. - Giảm giá hàng bán là khoản giảm trừ cho người mua do hàng hóa kém phẩm chất, sai quy cách hoặc lạc hậu thị hiếu. - Giá trị hàng bán bị trả lại là giá trị khối lượng hàng bỏn đó xác định là tiêu thụ bị khách hàng trả lại và từ chối thanh toán. - Các khoản thuế gián thu bao gồm thuế GTGT (theo phương pháp trực tiếp), thuế xuất khẩu và thuế TTĐB. (Theo chuẩn mực kế toán số 14- Doanh thu và thu nhập khác) 2.2 Một số lý thuyết về phân tích doanh thu bán hàng. 2.2.1 Mục đích, ý nghĩa của phân tích doanh thu.  Mục đích phân tích doanh thu: Phân tích doanh thu nhằm mục đích nhận thức và đánh giá một cách đúng đắn, toàn diện và khách quan tình hình thực hiện các chỉ tiêu doanh thu bán hàng của doanh nghiệp trong kỳ về số lượng, kết cấu chủng loại và giá cả hàng bỏn…Qua đú thấy được mức độ hoàn thành số chênh lệch tăng giảm của các chỉ tiêu kế hoạch doanh thu bán hàng của doanh nghiệp. Đồng thời, qua phân tích cũng nhận thấy GVHD: PGS.TS Nguyễn Quang Hùng SV: Nguyễn Thanh Mai – K43D1 Trường Đại Học Thương Mại Luận Văn Tốt Nghiệp được những mâu thuẫn tồn tại và những nguyên nhân ảnh hưởng khách quan cũng như chủ quan trong khâu bán hàng, để từ đó tìm ra được những chính sách, biện pháp quản lý thích hợp nhằm đẩy mạnh bán hàng, tăng doanh thu.  Ý nghĩa của phân tích doanh thu. Những số liệu, tài liệu phân tích doanh thu bán hàng là cơ sở, căn cứ để phân tích các chỉ tiêu kinh tế khác như: phân tích tình hình mua hàng, phân tích tình hình chi phí hoặc lợi nhuận(kết quả) kinh doanh. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng sử dụng các số liệu phân tích doanh thu bán hàng để làm cơ sở, căn xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh cho kỳ sau. 2.2.2 Cơ sở số liệu của phân tích doanh thu Phân tích doanh thu bán hàng căn cứ vào những nguồn số liệu sau: - Các chỉ tiêu kế hoạch doanh thu bán hàng của doanh nghiệp trong kỳ được xây dựng tùy thuộc vào chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như căn cứ vào yêu cầu quản lý của doanh nghiệp. - Các số liệu kế toán doanh thu bán hàng bao gồm kế toán tổng hợp, kế toán chi tiết, các hợp đồng bán hàng và các đơn đặt hàng, các chứng từ hóa đơn bán hàng. - Các số liệu thông tin kinh tế thị trường, giá cả những mặt hàng mà doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. - Các chế độ, chính sách về thương mại, chính sách tài chính- tín dụng và các chính sách khác có liên quan đến hoạt động doanh nghiệp do Nhà nước hoặc do ngành ban hành. 2.2.3 Các nội dung phân tích doanh thu bán hàng trong doanh nghiệp. 2.2.3.1 Phân tích tốc độ phát triển của doanh thu bán hàng qua các năm. - Mục đích phõn tích: Phân tích tốc độ phát triển của doanh thu bán hàng qua các năm( thường là 5 năm) để thấy được sự biến động tăng giảm và xu thế phát triển GVHD: PGS.TS Nguyễn Quang Hùng SV: Nguyễn Thanh Mai – K43D1 Trường Đại Học Thương Mại Luận Văn Tốt Nghiệp của doanh thu, đưa ra những thông tin dự báo nhu cầu của thị trường làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch kinh doanh trung hạn hoặc dài hạn của doanh nghiệp. - Nguồn số liệu phân tích: Các số liệu doanh thu bán hàng thực tế qua các năm. - Phương pháp phân tích: tính toán các chỉ tiêu tốc độ phát triển liên hoàn, tốc độ phát triển định gốc và tốc độ phát triển bình quân theo công thức sau: + Tốc độ phát triển định gốc: = + Tốc độ phát triển liên hoàn: = + Tốc độ phát triển bình quân: = ì 100 ì 100 ì 100 Trong đó: : Tốc độ phát triển liên hoàn. : Doanh thu bán hàng kỳ i. : Tốc độ phát triển định gốc. : Doanh thu bán hàng kỳ i-1. : Tốc độ phát triển bình quân. Mn : Doanh thu bán hàng kỳ n : Doanh thu bán hàng kỳ gốc. i= 2.2.3.2 Phân tích doanh thu bán hàng theo tổng mức và kết cấu. a) Phân tích doanh thu bán hàng theo các nghiệp vụ kinh doanh. - Mục đích phân tích: Phân tích doanh thu bán hàng theo nghiệp vụ kinh doanh nhằm nhận thức và đánh giá chính xác mức độ hoàn thành các chỉ tiêu doanh GVHD: PGS.TS Nguyễn Quang Hùng SV: Nguyễn Thanh Mai – K43D1 Trường Đại Học Thương Mại Luận Văn Tốt Nghiệp thu bán hàng qua đó xác đinh kết quả theo từng nghiệp vụ kinh doanh. Đồng thời giúp cho chủ doanh nghiệp có những căn cứ, cơ sở đề ra những chính sách biện pháp đầu tư thích hợp trong việc lựa chọn các nghiệp vụ kinh doanh mang lại hiệu quả kinh tế cao. - Nguồn số liệu phân tích: Các số liệu kế hoạch, kế toán tổng hợp và chi tiết về doanh thu bán hàng theo các nghiệp vụ kinh doanh của doanh nghiệp. - Phương pháp phân tích: Phương pháp so sánh và lập biểu so sánh giữa số liệu thực hiện với kế hoạch kỳ này với kỳ trước trên cơ sở tính toán các chỉ tiêu phần trăm(%), số chênh lệch và tỷ trọng doanh thu của từng nghiệp vụ kinh doanh. b) Phân tích doanh thu bán hàng theo nhóm hàng và mặt hàng chủ yếu. - Mục đích phân tích: Phân tích doanh thu bán hàng theo những nhóm hàng và mặt hàng chủ yếu nhằm nhận thức đánh giá một cách toàn diện, chính xác và chi tiết tình hình doanh thu theo nhóm hàng, mặt hàng, thấy được sự biến động tăng giảm và xu hướng phát triển nhu cầu tiêu dùng của công chúng, làm cơ sở cho việc hoạch định chiến lược đầu tư theo nhóm mặt hàng kinh doanh của doanh nghiệp. - Nguồn số liệu phân tích: Các số liệu kế hoạch và hạch toán chi tiết doanh thu bán hàng. - Phương pháp phân tích: : Phương pháp so sánh và lập biểu so sánh giữa số liệu thực hiện với kế hoạch kỳ này với kỳ trước trên cơ sở tính toán các chỉ tiêu phần trăm(%), số chênh lệch và tỷ trọng doanh thu của từng mặt hàng, nhóm hàng kinh doanh. c) Phân tích doanh thu bán hàng theo phương thức bán - Mục đích phân tích: Phân tích doanh thu bán hàng theo phương thức bán nhằm mục đích đánh giá tình hình biến động tăng giảm của các chỉ tiêu doanh thu bán hàng theo phương thức bán (bán buôn, bán lẻ, bán đại lý, bán trả gúp…) Qua đó tìm ra những ưu, nhược điểm của từng phương thức bán, để từ đó tìm ra phương thức bán thích hợp nhất cho doanh nghiệp. - Nguồn số liệu phân tích: Các số liệu thực tế kỳ báo cáo và kỳ trước. - Phương pháp phân tích: Phương pháp tính toán, lập biểu so sánh. d) Phân tích doanh thu bán hàng theo phương thức thanh toán. GVHD: PGS.TS Nguyễn Quang Hùng SV: Nguyễn Thanh Mai – K43D1 Trường Đại Học Thương Mại Luận Văn Tốt Nghiệp - Mục đích phân tích: Phân tích doanh thu bán hàng theo phương thức thanh toán nhằm mục đích nghiên cứu, đánh giá tình hình biến động của các chỉ tiêu doanh thu bán hàng gắn với tình hình thu tiền bán hàng theo các phương thức khác nhau (thanh toán trực tiếp, thanh toán chậm…) Qua đó tìm ra những biện pháp hữu hiệu để thu hồi tiền bán hàng nhanh, định hướng hợp lý trong việc lựa chọn phương thức bán và thanh toán hiệu quả trong kỳ tới. - Nguồn số liệu phân tích: Các số liệu hạch toán tổng hợp và chi tiết tài khoản “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ ”, tài khoản “Phải thu của khách hàng”, tài khoản “Dự phòng phải thu khú đũi” và các tài khoản liên quan. - Phương pháp phân tích: Phương pháp so sánh giữa số liệu thực hiện kỳ báo cáo với kỳ trước để thấy được sự biến động tăng giảm. e) Phân tích doanh thu bán hàng theo đơn vị trực thuộc - Mục đích phân tích: Phân tích doanh thu bán hàng theo đơn vị trực thuộc nhằm mục đích nhận thức và đánh giá đúng đắn tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu bán hàng qua đó xác định kết quả kinh doanh của từng đơn vị trực thuộc hạch toán kinh tế nội bộ. Qua đó tìm ra những ưu, nhược điểm và đưa ra những biện pháp tổ chức, quản lý kinh doanh thích hợp cho từng đơn vị trực thuộc. - Nguồn số liệu phân tích: Các số liệu về doanh thu bán hàng kỳ báo cáo và kỳ trước của từng đơn vị trực thuộc. - Phương pháp phân tích: Phương pháp so sánh giữa số thực hiện với số kế hoạch doanh thu của từng đơn vị để thấy được mức độ hoàn thành, số chênh lệch tăng giảm. Đồng thời so sánh số chênh lệch tăng, giảm của từng đơn vị trực thuộc với kế hoạch chung của công ty để thấy được mức độ tác động đến tỷ lệ tăng giảm chung của công ty. f) Phân tích doanh thu bán hàng theo tháng, quý - Mục đích phân tích: Phân tích doanh thu bán hàng theo tháng, quý nhằm mục đích thấy được mức độ và tiến độ hoàn thành kế hoạch bán hàng, có ý nghĩa đặc biệt đối với những doanh nghiệp kinh doanh những mặt hàng mang tính thời vụ sản xuất hoặc tiêu dùng. GVHD: PGS.TS Nguyễn Quang Hùng SV: Nguyễn Thanh Mai – K43D1 Trường Đại Học Thương Mại Luận Văn Tốt Nghiệp - Nguồn số liệu phân tích: Các số liệu thực tế và kế hoạch doanh thu của doanh nghiệp theo tháng, quý. - Phương pháp phân tích: So sánh số liệu thực tế với số kế hoạch để thấy được mức độ hoàn thành, tăng giảm theo từng tháng quý. 2.2.3.3 Phân tích nhịp độ bán hàng - Mục đích phân tích: Phân tích nhịp độ bán hàng trong doanh nghiệp giúp ta phát hiện tính không đều đặn, sự trì trệ hoặc mất cân đối trong việc bán hàng, để từ đó đưa ra những giải pháp điều chỉnh, bổ sung trong việc thực hiện kế hoạch mua bán hàng hóa được hợp lý. - Phương pháp phân tích: Tính toán hệ số dao động, hệ số biến đổi và hệ số đều đặn qua đó nhận xét về nhịp độ bán hàng có hợp lý hay chưa. 2.2.3.4 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu bán hàng. a) Phân tích các nhân tố định tính ảnh hưởng đến doanh thu bán hàng. Nhân tố định tính là những nhân tố mà sự ảnh hưởng của chúng đến sự biến động của chỉ tiêu phân tích không thể đo lường, tính toán được bằng các con số cụ thể. Nhân tố định tính bao gồm các nhân tố bên trong và nhân tố bên ngoài doanh nghiệp.  Nhân tố bên trong: là những nhân tố tiềm ẩn bên trong doanh nghiờp, có ảnh hưởng lớn đến doanh thu bán hàng của doanh nghiệp, đó là mạng lưới phân phối của doanh nghiệp, chất lượng mẫu mã sản phẩm, dịch vụ chăm sóc khách hàng, quảng cáo tiếp thị…  Nhân tố bên ngoài: là những nhân tố nằm ngoài sự kiểm soát của doanh nghiệp như đối thủ cạnh tranh, nhà cung ứng, môi trường kinh tế, chính trị, xã hội, thu nhập dân cư… b) Phân tích các nhân tố định lượng ảnh hưởng đến doanh thu bán hàng  Phân tích mức độ ảnh hưởng của số lượng hàng bán và đơn giá bán. Doanh thu hàng bán ảnh hưởng trực tiếp bởi 2 nhân tố: số lượng hàng bán và đơn giá bán, thể hiện qua công thức: Doanh thu hàng bán = Số lượng hàng bỏn ì Đơn giá bán GVHD: PGS.TS Nguyễn Quang Hùng SV: Nguyễn Thanh Mai – K43D1 Trường Đại Học Thương Mại Luận Văn Tốt Nghiệp Từ công thức trên với các số liệu cụ thể ta sẽ tính được mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến doanh thu bán hàng.  Phân tích mức độ ảnh hưởng của số lượng lao động và năng suất lao động. Trong doanh nghiệp, mối liên hệ giữa doanh thu bán hàng với số lượng lao động và năng suất lao động được thể hiện qua công thức sau: Doanh thu bán hàng = Tổng số lao động ì Năng suất lao động bình quân Hoặc: Doanh thu bán = Tổng số lao Thời gian ì lao động Năng suất ì lao động động bình quân Từ công thức trên ta tính được mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố năng suất hàng lao động và số lao động đến doanh thu bán hàng.  Phân tích ảnh hưởng của khâu lưu chuyển hàng hóa. Doanh thu bán hàng của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của các chỉ tiêu thuộc khâu lưu chuyển hàng hóa, đó là các chỉ tiêu tồn kho hàng hóa đầu kỳ và cuối kỳ, chỉ tiêu mua hàng và hao hụt. Mối liên hệ giữa các chỉ tiêu được thể hiện qua công thức: Tồn kho Hàng mua Doanh thu bán hàng hóa + vào trong = hàng đầu kỳ kỳ trong + kỳ(giá vốn) Hao hụt trong kỳ Tồn kho + hàng hóa cuối kỳ Qua công thức trên căn cứ vào các số liệu thực tế kỳ báo cáo và kỳ kế hoạch hoặc số thực hiện kỳ trước, bằng phương pháp số chênh lệch ta có thể xác định được mức độ ảnh hưởng của các chỉ tiêu đến doanh thu. 2.3 Tổng quan tình hình nghiên cứu về phân tích doanh thu tại các doanh nghiệp từ các năm trước. GVHD: PGS.TS Nguyễn Quang Hùng SV: Nguyễn Thanh Mai – K43D1 Trường Đại Học Thương Mại Luận Văn Tốt Nghiệp Trong những năm gần đây, công tác phân tích trong doanh nghiệp ngày càng được chú trọng. Cũng có rất nhiều nghiên cứu, tìm hiểu về công tác này, trong đó có phân tích doanh thu. Để hoàn thành tốt hơn bài luận văn của mình, em có tham khảo một số bài viết cùng đề tài của luận văn cỏc khóa trước. Đó là các luận văn: “Phõn tích doanh thu của công ty TNHH In Lê Vinh”, năm 2010 của Sinh viên Đào Thị Hồng Vân, lớp K42D1, trường Đại học Thương Mại. “Phân tích doanh thu bán hàng của công ty cổ phần Thương mại Cầu Giấy”, năm 2010 của Sinh viên Nguyễn Thị Tuyết Mai, lớp K42D1, trường Đại học Thương Mại. “Phân tích doanh thu tiêu thụ sản phẩm tại công ty TNHH sản xuất và thương mại Tân Việt”, năm 2010 của Sinh viên Trần Thu Hương, lớp K42D4, trường Đại học Thương Mại. Qua nghiên cứu, tìm hiểu em có một cái nhìn tổng quan về các luận văn những năm trước như sau:  Ưu điểm: - Các luận văn đã hệ thống hóa một cách đầy đủ và chi tiết về mặt lý thuyết nội dung các vấn đề liên quan đến doanh thu và phân tích doanh thu, theo đúng khung kết cấu cũng như quy cách chương theo quy định của trường Đại học Thương Mại. - Các luận văn sử dụng đúng phương pháp nghiên cứu và phương pháp thu thập số liệu, nờn đó thu thập được đầy đủ các dữ liệu thứ cấp cần thiết cho việc phân tích doanh thu của công ty. - Căn cứ theo nguồn số liệu thứ cấp thu thập được của công ty, các luận văn đã phân tích và đánh giá chính xác tình hình doanh thu của công ty, thấy được những kết quả đạt được cũng như những hạn chế cần khắc phục, qua đó đưa ra được một số giải pháp hữu ích cho công ty.  Nhược điểm: Các luận văn trên, có thể do thời gian nghiên cứu có hạn và tài liệu nghiên cứu chưa đủ phong phú nên vẫn còn mắc phải một số hạn chế nhất định. Hạn chế lớn GVHD: PGS.TS Nguyễn Quang Hùng SV: Nguyễn Thanh Mai – K43D1 Trường Đại Học Thương Mại Luận Văn Tốt Nghiệp nhất của các luận văn là trong phần giải pháp đưa ra còn mang nặng tính lý thuyết, chưa thực sự sát thực với công ty. Ngoài ra, một số câu hỏi phỏng vấn mà các tác giả đưa ra còn chưa hợp lý. Luận văn của tác giả Nguyễn Thị Tuyết Mai đưa ra các câu hỏi phỏng vấn không đề cập đến vấn đề hạn chế lớn của công ty là Doanh thu. Qua đánh giá chung kết quả các luận văn trước em rút ra được cho bản thân những kinh nghiệm để có thể tránh được nhiều nhất các sai sót, cho luận văn của mình hoàn chỉnh hơn. 2.4 Nội dung phân tích doanh thu tại công ty TNHH Nguyễn Sơn Dựa trên loại hình kinh doanh, các lĩnh vực kinh doanh chủ yếu, quy mô, đặc điểm của doanh nghiệp, em đưa ra những nội dung phân tích doanh thu của doanh nghiệp là:  Phân tích tốc độ phát triển doanh thu bán hàng qua các năm. Dựa vào doanh thu bán hàng của công ty trong 5 năm (2006-2010), ta tính được các chỉ tiêu phản ánh tốc độ phát triển liên hoàn, tốc độ phát triển định gốc và tốc độ phát triển bình quân. Qua đó thấy được xu thế biến động của doanh thu bán hàng của công ty trong những năm gần đây, cũng như phát hiện ra những điểm bất hợp lý để đưa ra các giải pháp để tăng tốc độ phát triển doanh thu.  Phân tích doanh thu bán hàng theo nhóm hàng và mặt hàng chủ yếu Công ty TNHH Nguyễn Sơn kinh doanh bánh ngọt các loại, trong đó cỏc nhúm hàng chủ yếu là bánh quy khụ, bỏnh kem(trong đó gồm bánh sinh nhật, bánh cưới và bánh bông lan kem), bánh mỳ, kem và các loại sinh tố, nước trái cây. Các mặt hàng chủ yếu là những mặt hàng có doanh thu bán cao và là sản phẩm được sản xuất và tiêu thụ chủ yếu của công ty. Phân tích doanh thu theo nhóm hàng và mặt hàng chủ yếu giúp công ty thấy sự biến động tăng giảm về doanh thu của từng nhóm hàng, mặt hàng. Qua đó, công ty có được những thay đổi hợp lý và kịp thời trong cơ cấu sản phẩm, giúp công ty xác định được nên đầu tư vào nhóm sản phẩm nào tối ưu để có doanh thu cao.  Phân tích doanh thu bán hàng theo các đơn vị trực thuộc. Công ty có một hệ thống 7 cửa hàng là nơi tiêu thụ sản phẩm trực tiếp tới người tiêu dùng trên khắp địa bàn Hà Nội. Các cửa hàng ở Kim Mã, Trần Duy Hưng, GVHD: PGS.TS Nguyễn Quang Hùng SV: Nguyễn Thanh Mai – K43D1 Trường Đại Học Thương Mại Luận Văn Tốt Nghiệp Thái Hà, Trúc Bạch, Phan Bội Chõu, Xó Đàn, Phan Chu Trinh. Phân tích doanh thu tiêu thụ theo từng cửa hàng, để so sánh được mức doanh thu tiêu thụ giữa các cửa hàng và với toàn công ty. Qua đó, biết được những cửa hàng nào tạo doanh thu bán hàng cao, cửa hàng nào doanh thu còn thấp để có những đầu tư hợp lý.  Phõn tớch doanh thu bán hàng theo quý. Phân tích doanh thu bán hàng theo quý để thấy doanh thu tiêu thụ sản phẩm bánh ngọt thay đổi trong năm như thế nào, qua đó có những chiến lược tập trung vào những khoảng thời gian nhu cầu tiêu thụ sản phẩm cao.  Phân tích nhịp độ bán hàng của công ty. Phân tích nhịp độ bán hàng trong công ty giúp công ty phát hiện tính đều đặn, cân đối trong việc bán hàng. Điều này quan trọng để thực hiện kế hoạch mua bán hợp hóa được hợp lý hơn.  Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu bán hàng của công ty:  Phân tích mức độ ảnh hưởng của số lượng hàng bán và đơn giá bán đến doanh thu bán hàng.  Phân tích ảnh hưởng của số lượng lao động và năng suất lao động đến doanh thu bán hàng.  Phân tích ảnh hưởng của khâu lưu chuyển hàng hóa đến doanh thu bán hàng Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ PHÂN TÍCH DOANH THU TẠI CÔNG TY TNHH NGUYỄN SƠN 3.1 Phương pháp hệ nghiên cứu về doanh thu tại công ty TNHH Nguyễn Sơn. 3.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu tại công ty TNHH Nguyễn Sơn. 3.1.1.1 Phương pháp điều tra Phương pháp thu thập dữ liệu là điều tra theo hình thức gián tiếp, thông qua việc phỏt cỏc phiếu điều tra nhằm thu thập những thông tin mang tính khách quan về những quan điểm của nhà quản lý về vấn đề đang nghiên cứu.  Các bước tiến hành: GVHD: PGS.TS Nguyễn Quang Hùng SV: Nguyễn Thanh Mai – K43D1 Trường Đại Học Thương Mại Luận Văn Tốt Nghiệp - Bước 1: Thiết kế phiếu điều tra. Mỗi phiếu điều tra gồm 10 câu hỏi khác nhau, nội dung liên quan đến Doanh thu. Các câu hỏi thiết kế dưới dạng kết đóng, tức là có sẵn các đáp án để người được điều tra dễ dàng chọn lựa. - Bước 2: Phát phiếu điều tra. Có 5 phiếu điều tra, được phát cho các đối tượng có hiểu biết về vấn đề nghiên cứu, thuộc ban lãnh đạo, các phòng kinh doanh, kế toán của công ty. - Bước 3: Thu lại các phiếu điều tra, tổng hợp thông tin và lập báo cáo. (Phụ lục số 01: mẫu phiếu điều tra) 3.1.1.2 Phương pháp phỏng vấn Phỏng vấn là phương pháp thu thập thông tin một cách chính xác, cụ thể và chi tiết hơn về vấn đề đang nghiên cứu bằng cách tiếp xúc trực tiếp với các đối tượng có liên quan và đặt ra các câu hỏi dưới dạng kết mở.  Các bước tiến hành: - Bước 1: Xác định đối tượng được phỏng vấn. Qua đó, xây dựng các câu hỏi mở xoay quanh vấn đề Doanh thu của công ty, phù hợp với từng đối tượng. - Bước 2: Tiến hành phỏng vấn. Buổi phỏng vấn vào ngày 6/4/2011 tại phũng giỏm đốc, phòng kinh doanh và phòng tài chính kế toán của công ty. Người được phỏng vấn là ông Nguyễn Sơn- Giám đốc công ty, Bà Quách Hải Hậu- Kế toán trưởng công ty và bà Nguyễn Thị Thúy- Trưởng phòng kinh doanh. - Bước 3: Tổng hợp các thông tin thu được từ buổi phỏng vấn. 3.1.1.3 Phương pháp nghiên cứu tài liệu - Tài liệu bên ngoài: Các chuẩn mực, các thông tư, các giáo trình kế toán tài chính, giáo trình tài chính doanh nghiệp của trường Đại học Thương Mại, trường Học viện Tài chính, các luận văn cùng đề tài của cỏc khóa trước... - Tài liệu bên trong: Các báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 2007 đến năm 2010, các sổ kế toán tổng hợp và chi tiết về doanh thu bán hàng, hóa đơn chứng từ liên quan đến bán hàng của công ty… 3.1.1.4 Phương pháp tổng hợp số liệu GVHD: PGS.TS Nguyễn Quang Hùng SV: Nguyễn Thanh Mai – K43D1 Trường Đại Học Thương Mại Luận Văn Tốt Nghiệp Các số liệu nằm rải rác trờn cỏc tài liệu khác nhau, nên cần phải tổng hợp các số liệu để phù hợp với từng mục đích phân tích. 3.1.2 Phương pháp phân tích số liệu 3.1.2.1 Phương pháp so sánh So sánh là phương pháp nghiên cứu để nhận thức các sự vật hiện tượng thông qua quan hệ đối chiếu tương hỗ giữa các sự vật, hiện tượng này với sự vật hiện tượng khác bằng các hình thức so sánh tuyệt đối và tương đối. Qua đó thấy được sự giống và khác nhau giữa các sự vật, hiện tượng và mức độ, xu thế biến động của các chỉ tiêu kinh tế. Các nội dung sử dụng phương pháp so sánh trong công ty là: - So sánh doanh thu thực hiện giữa các năm, giữa các quý trong cùng một năm. - So sánh doanh thu thực hiện giữa các cửa hàng, và giữa các cửa hàng với toàn công ty. - So sánh doanh thu của từng mặt hàng, nhóm hàng của toàn công ty. 3.1.2.2 Phương pháp thay thế liên hoàn Phương pháp thay thế liên hoàn được sử dụng để tính toán mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới doanh thu bán hàng của công ty, bao gồm: - Phân tích mức độ ảnh hưởng của nhân tố số lượng hàng bán và giá cả hàng bán đến doanh thu bán hàng. - Phân tích mức độ ảnh hưởng của nhân tố số lượng lao động và năng suất lao động đến doanh thu bán hàng. 3.1.2.3 Phương pháp cân đối Phương pháp cân đối được sử dụng để xác định mức độ ảnh hưởng của khâu lưu chuyển hàng hóa đến doanh thu bán hàng của công ty. 3.1.2.4 Phương pháp tính hệ số Phương pháp tính hệ số được sử dụng để tớnh cỏc hệ số dao động, hệ số biến đổi và hệ số đều đặn, qua đó thấy được tính đều đặn trong nhịp độ bán hàng của công ty. 3.1.2.5 Phương pháp biểu mẫu GVHD: PGS.TS Nguyễn Quang Hùng SV: Nguyễn Thanh Mai – K43D1 Trường Đại Học Thương Mại Luận Văn Tốt Nghiệp Tất cả các số liệu được thể hiện trên biểu mẫu để phản ánh một cách trực quan nhất, cũng dễ dàng hơn cho việc tính toán và theo dõi. 3.2 Đánh giá tổng quan tình hình và ảnh hưởng của nhân tố môi trường đến phân tích doanh thu của công ty TNHH Nguyễn Sơn. 3.2.1 Giới thiệu tổng quan về công ty TNHH Nguyễn Sơn. 3.2.1.1 Quá trình hình thành, phát triển và đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty - Tên công ty: Công ty TNHH Nguyễn Sơn - Tên giao dịch: Nguyen Son Company Limited - Loại hình doanh nghiệp: công ty TNHH - Địa chỉ: 17A Phan Bội Châu, Hoàn Kiếm, Hà Nội. - Điện thoại: 043.822.2228 Fax: 043.9426590 - Email: [email protected] Số tài khoản: 022.138838061 - Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu:  Sản xuất và kinh doanh bánh ngọt các loại  Kinh doanh nhà hàng ăn uống  Kinh doanh rượu bia, nước giải khát, thuốc lá... - Quá trình hình thành phát triển: Công ty TNHH Nguyễn Sơn được sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội cấp giấy phép hoạt động số 0102020138. Đăng ký lần đầu vào ngày 20 tháng 04 năm 2005. Đăng ký thay đổi lần 2 vào ngày 20 tháng 04 năm 2009. Tháng 02 năm 2002, công ty bắt đầu hoạt động sản xuất trờn mụ nhỏ và có địa điểm bán hàng đầu tiên tại 17A Phan Bội Châu, Phường Cửa Nam, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Từ năm 2002 đến năm 2004, dựa trên cơ sở sản xuất đó cú, công ty từng bước đưa tình hình sản xuất đi vào ổn định và phát triển. Đến ngày 20/04/2005, công ty chính thức được thành lập với tên: “ Công ty TNHH Nguyễn Sơn”. Cho đến nay, các địa điểm kinh doanh của công ty ngày càng mở rộng, đó là các cửa hàng ở các địa chỉ:  543 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội GVHD: PGS.TS Nguyễn Quang Hùng SV: Nguyễn Thanh Mai – K43D1 Trường Đại Học Thương Mại Luận Văn Tốt Nghiệp  196 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội  176 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội  Du thuyền HAPPY HOUSE, Trúc Bạch, Ba Đình, Hà Nội  17A, Phan Bội Châu, Hoàn Kiếm, Hà Nội  223 Xã Đàn, Đống Đa, Hà Nội  55A, Phan Chu Trinh, Hà Nội Và một xưởng sản xuất tại số 19 ngách 51/71 Linh Quang, Văn Chương, Đống Đa, Hà Nội. - Quy mô của công ty:  Vốn điều lệ: 1.800.000.000 VNĐ  Số lao động: 60 người. 3.2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty - Chức năng: Công ty TNHH Nguyễn Sơn là một trong những doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh bánh ngọt lớn của Hà Nội. Chức năng chủ yếu của công ty là sản xuất các loại bánh ngọt, đa dạng về chủng loại, chất lượng cao và mở rộng hệ thống các cửa hàng trên khắp địa bàn Hà Nội. - Nhiệm vụ của công ty là nâng cao hiệu quả kinh doanh, mở rộng thị trường, cả về chiều rộng và chiều sâu. Về chiều rộng, công ty có chiến lược phát triển hệ thống cửa hàng ra các tỉnh lõn cận. Về chiều sâu, công ty không ngừng đầu tư các trang thiết bị sản xuất và phát triển đội ngũ nhân lực để đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm, phục vụ tốt nhất nhu cầu của khách hàng. 3.2.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và công tác kế toán của công ty.  Cơ cấu bộ máy quản lý công ty Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý công ty TNHH Nguyễn Sơn GVHD: PGS.TS Nguyễn Quang Hùng SV: Nguyễn Thanh Mai – K43D1 Trường Đại Học Thương Mại Luận Văn Tốt Nghiệp Giám đốc Phó Giám đốc Phòng kinh doanh Phòng vật Phòng tổ chức tư, TSCĐ hành chính Phòng tài chính kế toán Xưởng sản xuất Hệ thống các cửa hàng - Giám đốc: Là người đại diện cho công ty trước pháp luật, có trách nhiệm điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. - Phó giám đốc: Là người hỗ trợ cho Giám đốc, chịu trách nhiệm trước giám đốc về những trách nhiệm được phân công. - Phòng kinh doanh: Có nhiệm vụ marketting, tiếp thị, thực hiện các giao dịch bán hàng, tìm kiếm khách hàng và đối tác kinh doanh, trực tiếp ký kết các hợp đồng mua bán. - Phòng vật tư, TSCĐ: theo dõi, quản lý tình hình nhập, xuất, tồn vật tư và theo dõi tình hình tăng giảm TSCĐ. - Phòng tổ chức hành chính: Hàng tháng, quý, năm tổng kết, duyệt đơn giá, tiền lương, BHXH cho công nhân viên, chế độ kế toán tuyển dụng lao động, tổ chức quản lý nhân sự, bố trí và sắp xếp lao động trong đơn vị. - Phòng tài chính kế toán: tổng hợp, ghi chép kịp thời mọi hoạt động sản xuất kinh doanh phát sinh trong toàn doanh nghiệp, phân tích và đánh giá tình hình tài chính thực tế nhằm cung cấp thông tin cho Giám Đốc đưa ra các quyết định quản lý. - Hệ thống các cửa hàng: là địa điểm công ty tiêu thụ trực tiếp các sản phẩm . GVHD: PGS.TS Nguyễn Quang Hùng SV: Nguyễn Thanh Mai – K43D1
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan