Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện đa khoa huyện yên thế tỉnh bắc gi...

Tài liệu Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện đa khoa huyện yên thế tỉnh bắc giang năm 2016

.PDF
75
278
137

Mô tả:

BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI TRẦN NGỌC ĐẠI PHÂN TÍCH DANH MỤC THUỐC SỬ DỤNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN YÊN THẾ TỈNH BẮC GIANG NĂM 2016 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA I HÀ NỘI 2017 BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI TRẦN NGỌC ĐẠI PHÂN TÍCH DANH MỤC THUỐC SỬ DỤNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN YÊN THẾ TỈNH BẮC GIANG NĂM 2016 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CHUYÊN KHOA CẤP I CHUYÊN NGÀNH: Tổ chức quản lý dược MÃ SỐ: CK 60720412 Người hướng dẫn Khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Song Hà Thời gian thực hiện: từ 5/2017 đến 9/2017 HÀ NỘI 2017 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của quý thầy cô, của nhiều cá nhân, tập thể, gia đình và đồng nghiệp. Đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến PGS.TS. Nguyễn Thị Song Hà đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt những kinh nghiệm nghiên cứu và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện, hoàn thành luận văn. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, phòng Sau đại học, các thầy cô Trường Đại học Dược Hà Nội đã truyền đạt kiến thức và tạo mọi điều kiện cho tôi được học tập, nghiên cứu tại trường. Tôi xin chân thành cảm ơn Bệnh viện Đa khoa huyện Yên Thế, nơi tôi đang công tác và thực hiện đề tài đã tạo điều kiện, hỗ trợ về thu thập số liệu trong thời gian tiến hành nghiên cứu đề tài. Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, đồng nghiệp và bạn bè đã luôn đồng hành, chia sẽ, tạo động lực để tôi phấn đấu trong quá trình học tập. Hà Nội, ngày18 tháng 9 năm 2017 Trần Ngọc Đại MỤC LỤC _Toc494202045ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................... 1 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN .............................................................................. 3 1.1. TỔNG QUAN VỀ DANH MỤC THUỐC BỆNH VIỆN ...................... 3 1.1.1. Lựa chọn thuốc ................................................................................. 3 1.1.3. Phác đồ điều trị ................................................................................. 6 CHƯƠNG II:ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............... 21 2.1. ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU ............. 21 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................... 21 2.2.2. Nội dung nghiên cứu....................................................................... 22 2.2.3. Các biến số nghiên cứu ................................................................... 23 2.2.4. Phương pháp thu thập số liệu ......................................................... 26 2.2.5. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu......................................... 27 CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................................... 32 3.1. Mô tả cơ cấu danh mục thuốc đã sử dụng của Bệnh viện đa khoa huyện Yên Thế năm 2016 ....................................................................................... 32 3.1.1. Cơ cấu các nhóm thuốc sử dụng theo nguồn gốc ........................... 32 CHƯƠNG IV. BÀN LUẬN............................................................................. 53 4.1. VỀ CƠ CẤU SỐ LƯỢNG VÀ GIÁ TRỊ THUỐC SỬ DỤNG THEO MỘT SỐ CHỈ TIÊU TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN YÊN THẾ. ..... 53 4.1.1. Cơ cấu các nhóm thuốc sử dụng theo nguồn gốc .................................. 53 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................................... 60 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TT VIẾT TẮT NỘI DUNG 1 ADR Phản ứng có hại của thuốc 2 BHYT Bảo hiểm y tế 3 BYT Bộ Y tế 4 DMT Danh mục thuốc 5 GMP Thực hành tốt sản xuât thuốc 6 GSP Thực hành tốt bảo quản thuốc 7 GTSD Giá trị sử dụng 8 HĐT & ĐT Hội đồng Thuốc và Điều trị 9 ICD Mã phân loại bệnh tật Quốc tế 10 KCB Khám chữa bệnh 11 KST-CNK Ký sinh trùng-Chống nhiễm khuẩn 12 KM Khoản mục 13 MHBT Mô hình bệnh tật 14 NSAIDs Giảm đau hạ sốt chống viêm không steroid 15 GTSD Giá trị sử dụng 16 TCY Thuốc chủ yếu 17 TDDL Tác dụng dược lý 18 TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh 19 TTY Thuốc thiết yếu 20 UNIDO Tổ chức Phát triển công nghiệp của Liên hiệp quốc 21 USD Đồng đô la Mỹ 22 VNĐ Việt Nam đồng 23 WHO Tổ chức Y tế Thế giới 24 YHCT Y học cổ truyền DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Cơ cấu bệnh tật của Bệnh viện đa khoa huyện Yên Thế năm 2016 .. 17 Bảng 2.2. Các biến số mô tả cơ cấu danh mục thuốc sử dung tại Bệnh viện đa khoa huyện Yên Thế theo một số chỉ tiêu ........................................................ 23 Bảng 2.3. Các biến số phân tích danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện đa khoa huyện Yên Thế theo phương pháp ABC/VEN ......................................... 25 Bảng 2.4. Phương pháp thu thập số liệu ........................................................ 26 Bảng 2.5. Cơ cấu giá trị của thuốc sử dụng theo ma trận ABC/VEN ........... 29 Bảng 3.6. Cơ cấu các nhóm thuốc sử dụng theo nguồn gốc .......................... 32 Bảng 3.7. Cơ cấu thuốc tân dược đã sử dụng theo nhóm tác dụng dược lý ... 33 Bảng 3.8. Cơ cấu nhóm thuốc điều trị KST – CNK đã sử dụng ..................... 35 Bảng 3.9. Cơ cấu sử dụng nhóm thuốc tim mạch đã sử dụng ........................ 37 Bảng 3.10. Cơ cấu thuốc sử dụng theo nguồn gốc, xuất xứ ........................... 38 Bảng 3.11. Cơ cấu các nhóm thuốc tân dược sử dụng theo thành phần thuốc ......................................................................................................................... 39 Bảng 3.12. Cơ cấu sử dụng thuốc theo đường dùng ....................................... 40 Bảng 3.13. Cơ cấu danh mục thuốc tân dược sử dụng theo quy định quản lý đặc biệt dã sử dụng ......................................................................................... 41 Bảng 3.14. Kết quả thuốc sử dụng theo phân hạng ABC trong năm 2016 .... 42 Bảng 3.15. Cơ cấu thuốc sử dụng hạng A theo nhóm tác dụng dược lý......... 43 Bảng 3.16. Cơ cấu sử dụng nhóm thuốc điều trị Ký sinh trùng –chống nhiễm khuẩn hạng A................................................................................................... 44 Bảng 3.17. Cơ cấu sử dụng thuốc theo phân tích VEN năm 2016 ................. 45 Bảng 3.18. Cơ cấu sử dụng theo ABC/VEN .................................................... 46 Bảng 3.19. Cơ cấu sử dụng thuốc hạng A trong phân tích VEN .................... 48 Bảng 3.20. Cơ cấu sử dụng thuốc nhóm AN .................................................. 49 Bảng 3.21. Cơ cấu sử dụng nhóm AE ............................................................ 51 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình 1.1: Quy trình lựa chọn thuốc và xây dựng danh mục thuốc sử dụng trong bệnh viện. ................................................................................................. 5 Hình 1.2: Chu trình quản lý thuốc .................................................................. 10 Hình 1.3.Sơ đồ tổ chức Khoa Dược........................................................... 19 Hình 1.4. Sơ đồ nội dung nghiên cứu..............................................................22 Hình 3.4. Cơ cấu sử dụng theo nguồn gốc, xuất xứ........................................ 38 ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh viện là nơi khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho người bệnh. Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng khám chữa bệnh là hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện. Tại Việt Nam, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường và tham gia hội nhập tổ chức thương mại thế giới. Việt Nam đã có những bước chuyển biến đáng kể , tăng thu nhập bình quân đầu người, tăng tuổi thọ trung bình, cải thiện khả năng tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Như vậy, đây cũng là cơ hội, bàn đạp thúc đẩy thị trường thuốc phát triển liên tục với sự đa dạng,phong phú về số lượng, chủng loại cũng như nguồn cung cấp, nhằm đáp ứng nhu cầu điều trị của các cơ sở y tế cũng như nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân. Điều này đã góp phần đảm bảo cung ứng đủ thuốc có chất lượng và giá cả tương đối ổn định, cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu phục vụ thuốc cho người dân và các cơ sở khám chữa bệnh. Tuy nhiên, nó cũng tác động không nhỏ tới hoạt động sử dụng thuốc trong bệnh viện, dẫn đến sự cạnh tranh không lành mạnh cũng như tình trạng lạm dụng thuốc. Sự cạnh tranh giữa thuốc sản xuất trong nước với thuốc nhập khẩu, giữa các doanh nghiệp trong nước sản xuất một loại thuốc có cùng tác dụng dược lý hoặc cùng một dạng thuốc với nhau dẫn tới khó khăn cho các cán bộ y tế trong việc lựa chọn thuốc sử dụng trong bệnh viện. Bên cạnh đó, còn rất nhiều bất cập trong sử dụng thuốc tại các bệnh viện như: các thuốc không thiết yếu (không thực sự cần thiết) được sử dụng với tỷ lệ cao, lạm dụng kháng sinh, vitamin... Sử dụng thuốc không hợp lý không chỉ ảnh hưởng tới công tác chăm sóc, khám chữa bệnh mà còn là nguyên nhân làm tăng chi phí đáng kể cho người bệnh, tạo ra gánh nặng cho nền kinh tế, xã hội. 1 Do đó, việc lựa chọn thuốc là công việc rất quan trọng, với nhiệm vụ xác định nhu cầu về số lượng, chủng loại thuốc làm cơ sở để đảm bảo tính chủ động trong cung ứng cũng như tính hiệu quả, an toàn, tiết kiệm và sử dụng hợp lý nguồn ngân sách trong quá trình điều trị. Ở bệnh viện huyện Yên Thế cũng như nhiều huyện khác trong tỉnh Bắc Giang, việc sử dụng thuốc cho sao cho an toàn, hợp lý, tiết kiệm là một trong những nội dung quan trọng trong quản lý. Vấn đề lựa chọn và sử dụng thuốc càng cần được chú trọng và giám sát chặt chẽ. Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có nhiều nghiên cứu về tình trạng sử dụng thuốc tại bệnh viện tuyến huyện. Xuất phát từ thực tế trên, tôi tiến hành đề tài “Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện đa khoa huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang năm 2016” với mục tiêu: 1. Mô tả cơ cấu danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện đa khoa huyện Yên Thế năm 2016 theo một số chỉ tiêu. 2. Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện đa khoa huyện Yên Thế năm 2016 theo phương pháp ABC/VEN. Trên cơ sở đó đưa ra ý kiến đề xuất giúp quản lý và sử dụng thuốc hợp lý hơn tại Bệnh viện đa khoa huyện Yên Thế, góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng trong công tác khám chữa bệnh tại bệnh viện. 2 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN 1.1. TỔNG QUAN VỀ DANH MỤC THUỐC BỆNH VIỆN 1.1.1. Lựa chọn thuốc Lựa chọn thuốc là khâu đầu tiên và là công việc quan trọng trong chu trình cung ứng thuốc, là việc xác định chủng loại và số lượng thuốc để có được danh mục thuốc hợp lí, phù hợp với mô hình bệnh tật, là cơ sở cho sử dụng thuốc hợp lí, an toàn hiệu quả và kinh tế góp phần nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh. Việc lựa chọn thuốc phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như MHBT, phác đồ điều trị chuẩn, kinh phí quốc gia, khả năng chi trả của bệnh nhân, trang thiết bị điều trị, kinh nghiệm và trình độ của đội ngũ cán bộ, các yếu tố môi trường và địa lí, thực tế sử dụng của năm trước. * Nguyên tắc lựa chọn thuốc trong danh mục: - Thuốc đảm bảo hiệu lực điều trị: Lựa chọn thuốc trên cơ sở y học, dựa trên tài liệu đầy đủ và từ nguồn tin cậy (từ các thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên). Thuốc đã được chứng minh hiệu quả điều trị (từ nguồn tài liệu chất lượng). Lựa chọn thuốc có hiệu quả điều trị tốt nhất trong các thuốc có hiệu quả điều trị. Thuốc được Bộ Y Tế cho phép lưu hành tại Việt Nam (được cấp số đăng ký còn hiệu lực). - Thuốc có độ an toàn: Dựa trên dữ liệu đầy đủ và đáng tin cậy để phân tích nguy cơ/ lợi ích và chọn thuốc có tỉ lệ nguy cơ/ lợi ích phù hợp nhất để đưa vào danh mục. Thuốc ít phản ứng có hại. - Thuốc đảm bảo chất lượng. Thuốc có tiêu chuẩn chất lượng đầy đủ (kể cả độ ổn định và sinh khả dụng). Lựa chọn thuốc của các cơ sở dược phẩm đạt tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất thuốc (GMP), thực hành tốt bảo quản thuốc (GSP) [3] - Thuốc có giá hợp lý. Thuốc có giá hợp lý với hiệu quả điều trị (dựa trên dữ liệu đầy đủ và tin cậy để phân tích). Việc lựa chọn thuốc thành phẩm đưa vào danh mục thuốc bệnh viện ưu tiên lựa chọn thuốc generic, thuốc đơn 3 chất, thuốc sản xuất trong nước, thuốc của các doanh nghiệp dược đạt tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất thuốc (GMP). Mỗi bệnh viện tùy theo chức năng nhiệm vụ, cơ sở vật chất, trình độ chuyên môn của cán bộ mà xây dựng danh mục thuốc bệnh viện phù hợp. Sự lựa chọn thuốc sử dụng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mô hình bệnh tật, phác đồ điều trị, DMT chủ yếu,... được trình bày trong hình 1.1. 1.1.2. Mô hình bệnh tật Mô hình bệnh tật là số liệu thống kê về bệnh tật trong khoảng thời gian nhất định (thường theo từng năm) về số bệnh nhân đến khám và điều trị. Để nghiên cứu mô hình bệnh tật được thống nhất, thuận lợi và chính xác, Tổ chức y tế thế giới đã ban hành phân loại Quốc tế về bệnh tật ICD (International Classification of Diseases). Mô hình bệnh tật của bệnh viện là căn cứ quan trọng giúp bệnh viện không chỉ xây dựng DMT phù hợp mà còn làm cơ sở để bệnh viện hoạch định, phát triển toàn diện trong tương lai. Mỗi bệnh viện được xây dựng trên địa bàn khác nhau, ứng với mỗi đặc trưng nhất định về cấu trúc dân cư, địa lý, yếu tố môi trường, văn hóa, kinh tế xã hội cũng như sự phân công chức năng nhiệm vụ theo tuyến. Từ đó dẫn đến mỗi mô hình bệnh tật của mỗi bệnh viện đều khác nhau, chủ yếu được phân thành 2 loại là MHBT của bệnh viện đa khoa và MHBT của bệnh viện chuyên khoa. 4 Căn cứ để lựa chọn thuốc đưa vào DMT bệnh viện 1. Mô hình bệnh tật. 2. Phác đồ điều trị. 3. DMT thiết yếu, chủ yếu. 4. Nguồn kinh phí của bệnh viện. 5. Đóng góp ý kiến của các khoa phòng trong bệnh viện. 6. DMT sử dụng thuốc kì trước. 7. Trình độ khám chữa bệnh (KCB) của bệnh viện. 8. Thông tin về thuốc và các văn bản pháp Khoa Dược xây dựng dự thảo DMT của bệnh viện và hướng dẫn thực hành DMTBV Làm cơ sở xây dựng DMT kì sau thông qua HĐT&ĐT thông qua Giám đốc bệnh viện xem xét và ký duyệt Danh mục thuốc (DMT) bệnh viện theo hoạt chất Danh mục thuốc đấu thầu Danh mục thuốc sử dụng theo tên biệt dược Hình 1.1: Quy trình lựa chọn thuốc và xây dựng danh mục thuốc sử dụng trong bệnh viện. 5 1.1.3. Phác đồ điều trị Phác đồ điều trị hay hướng dẫn điều trị chuẩn là văn bản có tính chất pháp lý. Nó được đúc kết từ kinh nghiệm thực tiễn, được sử dụng như một khuôn mẫu trong điều trị học mỗi loại bệnh. Một hướng dẫn thực hành điều trị có thể có một hoặc nhiều công thức điều trị khác nhau. Theo Tổ chức Y tế thế giới, một hướng dẫn điều trị bao gồm đủ 4 tiêu chí: - Hợp lý: đúng thuốc, đúng chủng loại, phối hợp đúng, còn hạn dùng; - An toàn: không gây tai biến, không có tương tác thuốc. - Hiệu quả: dễ dàng, khỏi bệnh, không để lại hậu quả xấu. - Kinh tế: chi phí điều trị thấp nhất. Phác đồ điều trị là sự tập trung trí tuệ của tập thể cán bộ chuyên môn của bệnh viện cho những phương án điều trị cụ thể của từng loại bệnh. Vì vậy DMT của BV cần dựa vào phác đồ điều trị (có thể là các phác đồ điều trị trong và ngoài nước), không có phác đồ điều trị thì không thể xây dựng DMT một cách khoa học. 1.1.4. Nguồn kinh phí của bệnh viện Nguồn kinh phí của bệnh viện đến từ nguồn đầu tư của nhà nước, nguồn thu của bệnh viện thông qua các hoạt động như khám, chữa bệnh, nguồn quỹ BHYT. Đây cũng là căn cứ quan trọng để quyết định và lựa chọn DMT sao cho thật hợp lý. 1.1.5. Danh mục thuốc thiết yếu Cùng với các nước trên thế giới, năm 1985 Bộ Y tế đã ban hành danh mục thuốc thiết yếu lần thứ I gồm 225 thuốc tân dược được xác nhận là an toàn và có hiệu lực [1]. Năm 1989 danh mục thuốc tối cần và chủ yếu được ban hành lần thứ II gồm 116 thuốc thiết yếu, cùng một danh mục thuốc gồm 64 thuốc tối cần, trong đó tuyến xã có 58 thuốc thiết yếu và 27 thuốc tối cần [7]. Danh mục thuốc thiết yếu theo đúng thông lệ quốc tế được ban hành lần thứ III năm 1995 gồm có 225 TTY phân theo trình độ chuyên môn [4]. Để 6 phát triển sử dụng thuốc y học cổ truyền ngày 28/07/1999 Bộ Y tế đã ban hành danh mục thuốc thiết yếu lần thứ IV với 346 thuốc tân dược, 81 thuốc y học cổ truyền, 60 cây thuốc nam, 185 vị thuốc nam, bắc [8]. Danh mục TTY Việt Nam lần thứ V được ban hành kèm theo Quyết định số 17/2005/QĐ-BYT ngày 01/07/2005 của Bộ Y tế bao gồm 355 tên thuốc của 314 hoạt chất tân dược, 94 chế phẩm y học cổ truyền, danh mục thuốc nam và 215 danh mục vị thuốc, kèm theo bản hướng dẫn sử dụng danh mục TTY Việt nam lần thứ V [10]. Ngày 26/12/2013 Bộ Y tế ban hành Thông tư 45/2013/TT-BYT ban hành Danh mục thuốc thiết yếu tân dược lần thứ VI, bao gồm 29 nhóm thuốc điều tri với 466 tên thuốc tân dược[3], bãi bỏ hiệu lực của Quyết định số 17/2005/QĐ-BYT [10]. * Tiêu chí lựa chọn thuốc đưa vào Danh mục thuốc thiết yếu tân dược - Bảo đảm hiệu quả, an toàn cho người sử dụng; + Sẵn có với số lượng đầy đủ, có dạng bào chế phù hợp với điều kiện bảo quản, cung ứng và sử dụng; + Phù hợp với mô hình bệnh tật, phương tiện kỹ thuật, trình độ của thầy thuốc và nhân viên y tế trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; - Giá cả hợp lý; + Đa số là đơn chất, nếu là đa chất phải chứng minh được sự kết hợp đó có lợi hơn khi dùng từng thành phần riêng rẽ về tác dụng và độ an toàn. Trường hợp có hai hay nhiều thuốc tương tự nhau phải lựa chọn trên cơ sở đánh giá đầy đủ về hiệu lực, độ an toàn, chất lượng, giá cả và khả năng cung ứng. + Danh mục TTY là cơ sở pháp lý để xây dựng thống nhất các chính sách của nhà nước về đầu tư, quản lý giá, vốn, thuế liên quan đến thuốc phòng và chữa bệnh nhằm tạo điều kiện đủ thuốc trong danh mục TTY. Cơ quan quản lý nhà nước xây dựng chủ trương, chính sách trong việc tạo điều kiện cấp số đăng ký lưu hành thuốc, xuất nhập khẩu thuốc. Các đơn vị ngành y tế 7 tập trung các hoạt động của mình trong các khâu: xuất khẩu, nhập khẩu, sản xuất, phân phối, tồn trữ, sử dụng thuốc an toàn hợp lý phục vụ công tác chăm sóc sức khỏe của nhân dân. Danh mục TTY là cơ sở để xây dựng danh mục thuốc chủ yếu tại các cơ sở khám, chữa bệnh. 1.1.6. Danh mục thuốc chủ yếu Thuốc chủ yếu là thuốc đáp ứng nhu cầu điều trị trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phù hợp với cơ cấu bệnh tật ở Việt Nam được quy định tại danh mục thuốc chủ yếu (DMTCY) sử dụng trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành. Danh mục thuốc chủ yếu được Bộ Y tế ban hành xây dựng trên cơ sở danh mục thuốc thiết yếu của Việt Nam và của Tổ chức Y tế hiện hành. Đây là cơ sở để các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh lựa chọn, đảm bảo nhu cầu điều trị và thanh toán cho các đối tượng người bệnh, bao gồm cả người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế. Từ danh mục thuốc chủ yếu ban hành theo Quyết định số 03/2005/QĐ-BYT, được bổ sung sửa đổi theo Quyết định 05/2008/QĐ-BYT và sau đó là Thông tư 31/2011/TT-BYT ngày 11/7/2011. Thông tư 31 bao gồm 900 thuốc (hay hoạt chất) tân dược, 57 thuốc phóng xạ và hợp chất đánh dấu. Đây là cơ sở quan trọng để các bệnh viện xây dựng danh mục thuốc sử dụng phù hợp với mô hình bệnh tật, trình độ kỹ thuật cũng như khả năng tài chính của BV [8]. Từ 01/01/2015 Danh mục thuốc chủ yếu được thay thế bởi Thông tư 40/TT-BYT ngày 27/11/2014, bao gồm 845 hoạt chất, 1064 thuốc tân dược, 57 thuốc phóng xạ và hợp chất đánh đấu[5]. Danh mục thuốc chủ yếu được xây dựng trên cơ sở danh mục thuốc thiết yếu của Việt Nam và WHO hiện hành với các mục tiêu đảm bảo sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả; đáp ứng yêu cầu điều trị cho người bệnh; đảm bảo quyền lợi về thuốc chữa bệnh cho người bệnh tham gia BHYT; phù hợp với khả năng kinh tế của người bệnh và khả năng chi trả của quỹ BHYT [20]. 8 1.1.7. Trình độ chuyên môn, kỹ thuật Đây là yếu tố ảnh hưởng nhiều đến khả năng lựa chọn, cũng như hiệu quả của việc sử dụng thuốc. Thông tư 31/2011/TT-BYT do Bộ Y tế ban hành và Thông tư 40/TT-BYT (thay thế Thông tư 31 bắt đầu có hiệu lực từ 01/01/2015) cũng đã có quy định về phạm vi sử dụng thuốc trong danh mục thuốc chủ yếu theo phân hạng bệnh viện (bệnh viện hạng đặc biệt, hạng I, hạng II, III, IV, các phòng khám đa khoa và các cơ sở y tế khác) [5], [9]. 1.1.8. Hội đồng thuốc và điều trị 1.1.8.1. Chức năng: Hội đồng thuốc và điều trị có chức năng tư vấn cho giám đốc bệnh viện về các vấn đề liên quan đến thuốc và điều trị bằng thuốc của bệnh viện, thực hiện tốt chính sách quốc gia về thuốc trong bệnh viện [2]. 1.1.8.2. Nhiệm vụ: - Xây dựng các quy định về quản lý và sử dụng thuốc trong bệnh viện. - Xây dựng DMT trong bệnh viện. - Xây dựng và thực hiện các hướng dẫn điều trị. - Xác định và phân tích các vấn đề liên quan đến sử dụng thuốc. - Giám sát các phản ứng có hại của thuốc (ADR) và sai sót trong điều trị. - Thông báo, kiểm soát thông tin về thuốc. 1.1.8.3. Vai trò của HĐT&ĐT trong chu trình quản lý thuốc Trong chu trình quản lý thuốc ở BV, HĐT&ĐT là tổ chức đứng ra điều phối quá trình cung ứng thuốc. HĐT&ĐT thường phải phối hợp với bộ phận mua thuốc và phân phối thuốc. HĐT&ĐT không thực hiện chức năng mua sắm mà có vai trò đảm bảo xây dựng hệ thống danh mục và chính sách thuốc, bộ phận mua thuốc sẽ thực hiện theo yêu cầu của HĐT&ĐT. Vai trò của HĐT&ĐT trong chu trình quản lý thuốc được thể hiện theo hình sau: 9 Hình 1.2: Chu trình quản lý thuốc 1.1.9. Xây dựng danh mục thuốc bệnh viện Căn cứ vào danh mục thuốc thiết yếu, danh mục thuốc chủ yếu và các quy định về sử dụng danh mục thuốc do Bộ Y tế ban hành, đồng thời căn cứ vào mô hình bệnh tật và kinh phí của bệnh viện (ngân sách nhà nước, thu một phần viện phí và bảo hiểm y tế). HĐT&ĐT có nhiệm vụ giúp Giám đốc bệnh viện lựa chọn, xây dựng danh mục thuốc bệnh viện theo nguyên tắc [12]: - Bảo đảm phù hợp với mô hình bệnh tật và chi phí về thuốc dùng điều trị trong bệnh viện; - Phù hợp về phân tuyến chuyên môn; - Căn cứ vào các hướng dẫn hoặc phác đồ điều trị đã được xây dựng và áp dụng tại bệnh viện hoặc cơ sở khám chữa bệnh; - Đáp ứng với các phương pháp mới, kĩ thuật mới trong điều trị; - Phù hợp với phạm vi chuyên môn của bệnh viện; 10 - Thống nhất với danh mục thuốc thiết yếu, thuốc chủ yếu do Bộ Y tế ban hành; - Ưu tiên dùng thuốc sản xuất trong nước. 1.2. Thực trạng sử dụng thuốc tại các cơ sở khám chữa bệnh tại Việt Nam. Tại các bệnh viện, thuốc là một mặt hàng không thể thiếu trong quá hoạt động khám và điều trị bệnh. Theo các nghiên cứu trong những năm gần đây giá trị tiền thuốc sử dụng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kinh phí bệnh viện. Việc quản lý sử dụng thuốc hiệu quả làm giảm chi phí đáng kể cho người bệnh nói chung, góp phần lớn vào việc tiết kiệm tài chính và ngoại tệ cho đất nước, cũng như hạn chế được những hậu quả về sức khỏe trong cộng đồng do việc lạm dụng thuốc hay hướng dẫn sử dụng thuốc không đầy đủ cho người bệnh. Theo nghiên cứu của Vũ Thị Thu Hương, tổng số tiền mua thuốc năm 2010 của 1018 bệnh viện là 15 nghìn tỷ đồng, tăng so với năm 2009 là 22,4%, chiếm 40% tổng giá trị tiền thuốc sử dụng. Tuy nhiên việc quản lý sử dụng thuốc ở các cơ sở Y tế vẫn gặp nhiều khó khăn bất cập. Thuốc sử dụng luôn gắn liền với quyền lợi BHYT và hiện đang có nhiều phức tạp trong quản lý, sử dụng. Cơ chế quản lý chưa khoa học, dẫn đến chi phí cả thuốc Tân Dược và thuốc Y học cổ truyền ngày càng tăng, luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi của quỹ BHYT. Năm 2010 tổng tiền chi thuốc của quỹ BHYT khoảng 11.564 tỷ đồng (60% tổng chi phí khám chữa bệnh của quỹ); năm 2011: Khoảng 15.568 tỷ đồng (61,3% tổng chi của quỹ) tăng 34,6% so với năm 2010; năm 2012: Khoảng 19.561 tỷ đồng (60,6% tổng chi của quỹ) tăng 4000 tỷ đồng so với năm 2011 [22]. * Về cơ cấu nhóm tác dụng Thuốc là thành phần không thể thiếu trong hoạt động khám và điều trị bệnh trong các cơ sở Y tế. Do vậy, thuốc được sử dụng phải có tác dụng chẩn đoán hoặc điều trị bệnh. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn có sự mất cân đối trong 11 sử dụng các thuốc kháng sinh và các nhóm thuốc hỗ trợ, điều trị triệu chứng. Theo thống kê năm 2010,Tỷ lệ tiền thuốc kháng sinh trong tổng số tiền thuốc đã sử dụng chiếm 37,7% giảm nhẹ so với năm 2009 (38,4). Tỷ lệ sử dụng Vitamin, Dịch truyền và Corticoid trong cơ cấu sử dụng thuốc giảm so với cùng kỳ năm 2009. Vitamin giảm từ 6,5% (năm 2009) xuống còn 4,7% (năm 2010). Đây là tín hiệu đáng mừng trong công tác sử dụng thuốc hợp lý, tuy nhiên vẫn còn một số đơn vị đặc biệt tuyến tỉnh, huyện chưa thực hiện tốt sử dụng thuốc hợp lý, gây tăng chi phí không cần thiết cho người bệnh, tăng tình trạng kháng kháng sinh. Theo kết quả nghiên cứu của Vũ Thị Thu Hương thực hiện năm 2012, nhóm thuốc kháng sinh có giá trị sử dụng chiếm tỷ lệ cao nhất, trong các nhóm thuốc ở cả 3 tuyến bệnh viện. Trong đó tỷ lệ kháng sinh ở tuyến huyện cao nhất (43,1%) và của bệnh viện tuyến Trung Ương thấp nhất (25,7%) [15]. Do vậy, đòi hỏi các nhà quản lý phải có giải pháp để quản lý sử dụng thuốc an toàn, hợp lý. * Về dạng thuốc sử dụng Quy trình sản xuất thuốc tiêm, thuốc tiêm truyền cần có yêu cầu kỹ thuật cao, dây truyền sản xuất hiện đại, trang thiết bị phức tạp hơn so với các dạng khác (dạng uống, thuốc bôi...). Đồng thời các dạng thuốc này đòi hỏi điều kiện bảo quản phải khắt khe hơn dạng thuốc uống. Trong quá trình sử dụng cần có vật tư đi cùng (bơm tiêm, cồn, bông...) ngoài ra phải có nhân viên y tế có chuyên môn giúp đỡ sử dụng. Do đó, giá thành chi phí cho thuốc tiêm cũng quy trình sử dụng thuốc cũng đắt hơn rất nhiều lần. Tuy nhiên trên thực tế, ở bệnh viện các dạng thuốc tiêm được sử dụng có tỷ lệ chi phí rất cao trong tổng chi phí sử dụng thuốc, đặc biệt là bệnh viện tuyến Trung Ương, đây là dấu hiệu đáng quan tâm trong quá trình cung ứng và sử dụng thuốc ở bệnh viện. Theo một nghiên cứu của Vũ Thị thu Hương năm 2012, kết quả phân tích cơ cấu các dạng thuốc cho thấy, tỷ lệ thuốc tiêm và thuốc tiêm truyền ở các bệnh viện chiếm tỷ lệ rất cao ở tất cả các tuyến. Cụ thể: 12 - Tại các bệnh viện tuyến Trung Ương: Số khoản mục thuốc tiêm, thuốc tiêm truyền chiếm tỷ lệ từ 62,6% đến 69,7%, tại Bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên (69,7%), bệnh viện E (62,6%). Giá trị sử dụng thuốc tiêm, thuốc tiêm truyền có tỷ lệ từ 74,7% đến 33,4%, tại Bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên (74,7%), tại Bệnh viện C Đà Nẵng (33,4%) . - Tại các bệnh viện tuyến tỉnh: Số khoản mục thuốc tiêm, thuốc tiêm truyền chiếm tỷ lệ từ 51,8% đến 72,0% cao nhất tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định (72,0%). Giá trị sử dụng nhóm thuốc này có tỷ lệ từ 46,1% đến 65,3% cao nhất tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hải Dương (65,3%) trong tổng chi phí dùng thuốc của bệnh viện. - Tại các bệnh viện tuyến huyện: Số khoản mục thuốc tiêm, thuốc tiêm truyền chiếm tỷ lệ từ 51,7% đến 61,0%, tại Bệnh viện đa khoa huyện Kinh Môn-Hải Dương (61,0%), tại Bệnh viện Simacai-Lào Cai (51,7%). Giá trị sử dụng nhóm thuốc này chiếm tỷ lệ cao nhất tại Bệnh viện huyện Ngọc LặcThanh Hóa (51,2%) [15]. Nhìn chung, vấn đề sử dụng thuốc ở nước ta đang tồn tại nhiều vấn đề bất cập cần quan tâm và có phương án giải quyết. Để khắc phục tình trạng này, Bộ Y tế đã ban hành thông tư số 21/2013/TT- BYT hướng dẫn việc tổ chức, chức năng nhiệm vụ của Hội đồng Thuốc và Điều trị tại bệnh viện, chỉ thị về việc: “Chấn chỉnh công tác cung ứng, sử dụng thuốc trong các bệnh viện”. Năm 2011 BYT ban hành thông tư số: 23/2011/TT-BYT về hướng dẫn sử dụng thuốc tại các cơ sở y tế có giường bệnh [8]. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để bệnh viện phân tích cơ cấu sử dụng thuốc, từ đó điều chỉnh sử dụng thuốc của bệnh viện mình được hợp lý hơn. 1.3. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH SỬ DỤNG THUỐC Để công tác sử dụng kinh phí thuốc tránh những bất cập, nhà quản lý cần có những biện pháp cải thiện. Một số công cụ để đánh giá thực trạng vấn đề sử dụng thuốc trong bệnh viện hiện nay là phương pháp phân tích sử dụng 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan