Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân tích đánh giá thực trạng thu hút fdi ở tỉnh hải dương...

Tài liệu Phân tích đánh giá thực trạng thu hút fdi ở tỉnh hải dương

.PDF
91
461
62

Mô tả:

Phân tích đánh giá thực trạng thu hút FDI ở tỉnh Hải Dương
MỤC LỤC Lời cảm ơn. Tóm tắt Mục lục Danh mục bảng. Danh mục biểu đồ. Chú thích các thuật ngữ Phần mở đầu 1. Mục tiêu của đề tài Trong nhiều năm qua, với những chính sách, biện pháp sáng tạo, linh hoạt, tỉnh Hải Dương đã đạt được những thành tựu quan trọng trong thu hút FDI. Hải Dương luôn là một trong những tỉnh thu hút được nhiều đầu tư trực tiếp nước ngoài về số lượng dự án, vốn đầu tư đăng ký và vốn đầu tư thực hiện. Các doanh nghiệp FDI ở Tỉnh Hải Dương đã có những đóng góp đáng kể vào tăng trưởng phát triển kinh tế của Tỉnh, tạo việc làm cho người lao động và có tác động đáng kể tới phát triển khu vực kinh tế địa phương. Tuy vậy, thu hút và duy trì sự tăng trưởng của các doanh nghiệp FDI của Tỉnh Hải Dương còn thiếu bền vững. Cơ cấu các doanh nghiệp FDI còn chưa hợp lý: thiếu các dự án đầu tư lớn, công nghệ cao; tỷ trọng các dự án đầu tư từ các nước phát triển như Hoa Kỳ, Nhật Bản và Châu Âu còn thấp, tác động của khu vực đầu tư nước ngoài đối với khu vực kinh tế địa phương còn hạn chế. Các hoạt động xúc tiến đầu tư, chăm sóc hoạt động của các doanh nghiệp FDI… cũng bộc lộ những tồn tại, vướng mắc cần xem xét giải quyết. Để tiếp tục phát huy vai trò của FDI trong việc thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội theo chủ trương của tỉnh, việc nghiên cứu đánh giá nhằm đưa ra những biện pháp cụ thể trong thu hút FDI giai đoạn 2007-2010 là hết sức cần thiết. Luận văn này tập trung vào phân tích đánh giá thực trạng thu hút FDI ở tỉnh Hải Dương xây dựng quan điểm và đề xuất các giải pháp nhằm tiếp tục thu hút FDI ở tỉnh Đồng Nai trong giai đoạn 2007-2010 và tầm nhìn đến năm 2020. Các mục tiêu cụ thể của luận văn này là: a) Làm rõ vai trò của FDI đối với sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Hải Dương giai đoạn 2001 - 2006. b) Nghiên cứu, đánh giá thực trạng thu hút FDI của tỉnh Hải Dương giai đoạn 2001-2006. 2 c) Đề xuất các quan điểm, kiến nghị những giải pháp nhằm tăng cường thu hút FDI vào Hải Dương trong giai đoạn 2007-2010 và tầm nhìn đến năm 2020. 2. Phạm vi nghiên cứu: - Nghiên cứu, đánh giá thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hải Dương giai đoạn 2001-2006. - Nghiên cứu, đánh giá các chủ trương, chính sách, biện pháp của Tỉnh trong thu hút FDI. - Các kiến nghị, giải pháp tập trung giai đoạn 2007-2010 và tầm nhìn đến năm 2020. 3. Hướng tiếp cận, phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở xem xét, phân tích các mối quan hệ như: (i) Vai trò, chính sách, biện pháp của chính quyền địa phương trong thu hút FDI; (ii) Vai trò của FDI đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động của tỉnh, đề tài này đi vào nghiên cứu, đánh giá, đề xuất các giải pháp thu hút FDI ở Tỉnh Hải Dương giai đoạn tiếp theo. Thực hiện luận văn này, tác giả đã áp dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp nghiên cứu tại bàn (desk study). - Phương pháp nghiên cứu hiện trường (field study). Trong đó các phương pháp cụ thể như: quan sát, phỏng vấn. Tác giả luận văn này đã tiến hành phỏng vấn 15 người bao gồm một số giám đốc doanh nghiệp FDI, cán bộ quản lý của tỉnh Hải Dương và một số chuyên gia trong nước và quốc tế về thu hút FDI (danh sác và câu hỏi ở phần phụ lục). Một số phương pháp khác cũng được sử dụng trong nghiên cứu như phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp nghiên cứu so sánh..vv. 4. Nguồn dữ liệu. Luận văn sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp và sơ cấp. - Nguồn dữ liệu thứ cấp gồm: 3 + Các báo cáo của Uỷ ban nhân dân tỉnh, các ngành của tỉnh Hải Dương về tình hình thu hút FDI tại địa phương. + Số liệu điều tra, đánh giá của Dự án Nâng cao năng lực cạnh tranh Việt Nam (VNCI) của Phòng Thương Mại và Công nghiệp Việt nam, chủ yếu phần đánh giá năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI). + Ngoài ra luận văn còn sử dụng các số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. - Nguồn thông tin sơ cấp bao gồm các thông tin liên quan đến FDI thu được qua phỏng vấn và quan sát của tác giả trong thời gian từ tháng 6/2006 đến tháng 7/2007. 5. Kết cấu của luận văn. Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, kết cấu luận văn gồm 3 chương, cụ thể như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của thu hút FDI. Chương 2: Thực trạng nghiên cứu, đánh giá thu hút FDI vào tỉnh Hải Dương giai đoạn 2001-2006. Chương 3: Những giải pháp nhằm tăng cường thu hút FDI vào Hải Dương giai đoạn 2007 -2010. 4 Chương I. Cơ sở lý luận và thực tiễn của thu hút FDI vào địa phương I.1 FDI và thu hút FDI. I.1.1 FDI và vai trò của FDI. Tổ chức thương mại quốc tế (WTO) đưa ra định nghĩa FDI như sau: FDI xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là một khía cạnh để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác. Phần lớn các trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay được gọi là công ty mẹ và các tài sản được gọi là công ty con. Còn tại Việt nam, theo Luật Đầu tư Việt Nam năm 2005 thì FDI được hiểu là việc các nhà đầu tư nước ngoài đưa vốn bằng tiền hoặc bất cứ hình thức tài sản nào vào Việt Nam để tiến hành hoạt động đầu tư và có tham gia quản lý hoạt động kinh doanh. Ở đây hoạt động FDI có khác với các hình thức đầu tư nước ngoài khác là có sự trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư. Như vậy FDI được hiểu là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay của công ty nước này vào nước khác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất kinh doanh và có tham gia hoạt động quản lý nó. FDI cũng chính là một loại hình di chuyển vốn giữa các quốc gia. Đầu tư trực tiếp có thể là hợp tác kinh doanh hoặc thành lập công ty với 100% vốn nước ngoài. Hợp tác kinh doanh có nghĩa là việc một hay nhiều nhà đầu tư nước ngoài cùng góp vốn với một hoặc nhiều đối tác Việt Nam trên cơ sở hợp đồng hoặc thành lập một công ty liên doanh. Theo đó các chủ đầu tư phải đóng góp một phần vốn vào vốn pháp định của công ty liên doanh đó. Các thành viên tham gia góp vốn gọi là các sáng lập viên và đều có quyền tham gia quản lý doanh nghiệp ở các mức độ khác nhau tuỳ thuộc vào mức độ đóng góp vốn. Lợi nhuận của các nhà đầu tư phụ thuộc vào kết quả kinh doanh và được phân phối chia theo tỷ lệ vốn đóng góp. - FDI có các đặc điểm sau: 5 + FDI thường được thực hiện thông qua việc xây dựng doanh nghiệp mới, mua lại toàn bộ hoặc từng phần doanh nghiệp đang hoạt động hoặc sáp nhập các doanh nghiệp với nhau. + FDI không chỉ gắn liền với di chuyển vốn mà còn gắn liền với chuyển giao công nghệ, chuyển giao kiến thức và kinh nghiệm quản lý, tạo ra thị trường mới cho cả phía đầu tư và phía nhận đầu tư. + FDI ngày nay gắn liền với các hoạt động kinh doanh của công ty đa quốc gia (Multinational Corporations - MNCs) - Với các đặc điểm trên FDI có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế của quốc gia cũng như của địa phương. Điều đó thể hiện việc đem lại nhiều lợi ích như: + Cơ hội tiếp xúc với công nghệ mới đối với các nước đang phát triển, góp phần tăng năng xuất lao độn cũng như khai thác được những thế mạnh của quốc gia cũng như của địa phương. + Là nhân tố kích thích cho sự tăng trưởng kinh tế của quốc gia và địa phương. + Tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân. + Nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hoá, mở rộng thị trường và mở rộng quan hệ trong việc hội nhập kinh tế quốc tế. Do vậy đối với các nước đang phát triển thì FDI thực sự là cần thiết cho sự phát triển kinh tế, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế. I.1.2 Khái quát về thu hút FDI. Lý thuyết về kinh tế học và quản trị đưa ra nhiều cách tiếp cận khác nhau về vấn đề thu hút FDI. Thu hút FDI là vấn đề thường được trực tiếp cận từ góc độ marketing công cộng, và vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường. Phần này sẽ đề cập đến một số khía cạnh cơ bản của hai vấn đề "thu hút" tăng trưởng FDI theo cách tiếp cận tổng hợp từ hệ thống lý thuyết kể trên. 6 Trên khía cạnh "thu hút" FDI, các nhà đầu tư nước ngoài có thể được coi là "khách hàng" của chính quyền các cấp (trung ương hoặc địa phương). Theo cách tiếp cận marketing công cộng, chiến lược marketing hỗn hợp mà các tổ chức chính quyền xây dựng để thu hút "khách hàng" phải hướng đến chiến lược "sản phẩm" và "xúc tiến". "Sản phẩm" ở đây được hiểu là những gì mà chính quyền có thể cung cấp được cho các nhà đầu tư gồm tài nguyên, vị trí địa lý, nguồn nhân lực, hệ thống các quy định chính sách liên quan đến đầu tư, cơ sở hạ tầng, các dịch vụ hỗ trợ đầu tư. Có thể thấy rằng trong các yếu tố cấu thành nên "sản phẩm" ở trên, tài nguyên và vị trí địa lý là những khía cạnh mà các cấp chính quyền không tác để thay đổi được. Tuy nhiên, những yếu tố còn lại hoàn toàn thuộc phạm vi ảnh hưởng của các tổ chức chính quyền. Trong xu hướng vận động của FDI trong thời gian gần đây, các vấn đề liên quan hệ thống chính sách, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, và các dịch vụ hỗ trợ đầu tư ngày càng có ý nghĩa quan trọng trong quyết định đầu tư. Để tạo ra một "sản phẩm" phù hợp với các nhà đầu tư nước ngoài, chính quyền các cấp bằng các biện pháp khác nhau có thể tác động đến những yếu tố kể trên. "Sản phẩm" hấp dẫn chỉ là một phần của chiến lược marketing đầu tư, "xúc tiến" sẽ là chiến lược cần thiết để đưa thông tin và hình ảnh về "sản phẩm" tới các nhà đầu tư nước ngoài. Xét trên khía cạnh "xúc tiến", các công cụ "xúc tiến" của một tổ chức công cộng cũng không khác gì nhiều so với các cơ sở kinh doanh. Điểm khác biệt căn bản của xúc tiến đầu tư thường được tổ chức trong mối liên hệ với các hoạt động chính trị, ngoại giao giữa các nước hoặc giữa các địa phương, khu vực ở các quốc gia khác nhau. Điều này đặc biệt quan trọng với các nhà đầu tư lớn vì trong thực tế các tập đoàn hàng đầu luôn quan tâm đến yếu tố "chính phủ" trong các hoạt động xúc tiến đầu tư để tìm hiểu cam kết của chính quyền sở tại với chính sách và các biện pháp thu hút đầu tư họ đưa ra. Thu hút FDI trong hoạt động của chính quyền địa phương. Đóng góp của FDI vào tăng trưởng kinh tế là vấn đề gây nhiều tranh cãi trong giới nghiên cứu 7 vì không phải các doanh nghiệp FDI luôn có ảnh hưởng tích cực đối với tăng trưởng kinh tế trong mọi hoàn cảnh. Trong thực tế, đã có nhiều ý kiến và quan điểm nghiên cứu chỉ ra một số tác động tiêu cực của FDI trên một số khía cạnh như ô nhiễm môi trường (lý thuyết về "thiên đường ô nhiễm"), giá trị gia tăng thấp (trong trường hợp doanh nghiệp FDI chỉ tận dụng nhân công rẻ của địa phương để thực hiện các hoạt động thủ công giản đơn), xung đột văn hóa (dẫn đến bất đồng giữa người lao động và người sử dụng lao động)… Tuy nhiên, nếu nhìn một cách tổng thể, nhìn chung các nhà nghiên cứu và lập chính sách đều thống nhất nhận định về khả năng đóng góp tích cực của FDI vào tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm, chuyển giao công nghệ và kỹ năng. Vì vậy, thu hút FDI có thể được coi là một chức năng cần thiết của các cấp chính quyền tại các nước đang phát triển, nơi mà FDI có thể là một "lời giải" cho yêu cầu về vốn và công nghệ cao cho quá trình công nghiệp hóa, hội nhập và bắt kịp với thế giới bên ngoài. Điều này về hình thức có thể là khá đơn giản và dễ được chấp nhận nhưng cần nhấn mạnh rằng đây không phải là một chức năng được nhấn mạnh trong các lý thuyết về vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường, hay trong kinh tế học quản lý. Thay vào đó, vai trò của chính quyền địa phương trong thu hút FDI được nhấn mạnh với ý nghĩa là một yêu cầu của thực tiễn quản lý và lập chính sách. Tầm quan trọng của vấn đề thu hút FDI trong hoạt động của chính quyền địa phương vì vậy gắn với chiến lược phát triển kinh tế, gắn với thực tiễn về cơ cấu kinh tế và nguồn lực của địa phương trong thu hút FDI. Trong trường hợp chiến lược phát triển kinh tế địa phương nhấn mạnh vào trọng tâm thu hút FDI như là đòn bảy của tăng trưởng thì thu hút FDI phải được xem là trọng tâm trong chính sách kinh tế của các tổ chức chính quyền. Trong những điều kiện khác, cân đối vai trò thu hút FDI với các vai trò quản lý kinh tế khác của chính quyền địa phương cần được cân nhắc trên cơ sở xem xét vị trí của FDI trong cơ cấu kinh tế địa phương. I.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút FDI. 8 Nếu như mối quan hệ bên trong quyết định nhiều đến năng lực và sản phẩm của doanh nghiệp thì mối quan hệ bên ngoài lại liên quan nhiều đến hình ảnh của doanh nghiệp và tạo động lực cho sự phát triển của doanh nghiệp. Trên thực tế, dòng vốn FDI vào các nước đang phát triển thường là từ các TNC của các nền kinh tế tiên tiến, vì vậy các hoạt động "bên trong" thường được tổ chức khá hoàn chỉnh. Với đặc điểm này, các yếu tố bên ngoài là những yếu tố có khả năng ảnh hưởng quyết định đến thành công của các doanh nghiệp FDI. Các yếu tố bên ngoài có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động của doanh nghiệp FDI thường được phân loại theo nhóm như sau: 1. Môi trường kinh doanh và môi trường pháp lý: Tăng trưởng của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thường gặp nhiều khó khăn hơn các doanh nghiệp trong nước về các vấn đề liên quan đến môi trường pháp lý. Bên cạnh đó môi trường pháp lý cũng quyết định đến đặc điểm của thị trường địa phương và trong nước. Đây chính là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự tăng trưởng của doanh nghiệp. Một môi trường pháp lý ổn định và phù hợp là cơ sở rất quan trọng cho một môi trường kinh doanh tốt và điều này đóng vai trò quyết định đến việc tăng trưởng của các doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. Đây thường là yếu tố được quan tâm đầu tiên của các nhà dầu tư khi lựa chọn địa điểm thực hiện các hoạt động kinh doanh. 2. Nguồn lực cho sản xuất kinh doanh: Chi phí cho các yếu tố đầu vào là yếu tố quyết định cho khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Vì vậy mức độ sẵn có, chất lượng, và chi phí của các đầu vào cần thiết luôn là quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư. Thông thường, các yếu tố nguồn lực sản xuất bao gồm vốn, nguồn tài nguyên, nguồn nhân lực và công nghệ. Đối với các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài các yếu tố nguồn vốn và công nghệ thường đóng vai trò thứ yếu so với hai yếu tố còn lại. Để đảm bảo tính cạnh tranh so với các doanh nghiệp khác, các doanh nghiệp FDI cố gắng khai 9 thác tối đa các nguồn lực này tại địa phương để giảm chi phí sản xuất và đảm bảo tính chủ động cho doanh nghiệp. 3. Cơ sở hạ tầng và các dịch vụ phụ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh Cơ sở hạ tầng thường được các nhà đầu tư đưa ra xem xét rất kỹ lưỡng khi quyết định đầu tư hoặc mở rộng hoạt động tại địa phương. Cùng với yếu tố đó, hệ thống các dịch vụ phụ trợ phục vụ cho hoạt động FDI của doanh nghiệp hiện cũng được coi là yếu tố tác động không nhỏ đến sự tăng trưởng của doanh nghiệp. Hệ thống phụ trợ này có thể bao gồm các hoạt động tư vấn hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong việc thực hiện các thủ tục giấy tờ có liên quan đến doanh nghiệp, cung cấp các thông tin có liên quan đến thị trường, các chương trình marketing, các hỗ trợ để doanh nghiệp có thể tiếp cận với các dịch vụ tài chính. Do môi trường chính sách trên toàn quốc thống nhất, nên vai trò của chính quyền địa phương trong cung cấp các dịch vụ hỗ trợ là yếu tố quan trọng quyết định tính hấp dẫn của môi trường đầu tư tại địa phương so với các địa bàn khác. 4. Hệ thống thông tin: Trong hoàn cảnh lãnh thổ là sự kết nối của các hệ thống và mạng lưới, thông tin giữ vai trò quan trọng. Một mạng lưới thông tin giữa các cơ quan quản lý và hệ thống doanh nghiệp có thường được tổ chức theo nguyên tắc trung gian. Trung gian ở đây được hiểu là một nhóm các chuyên gia đảm trách việc thu thập và quản lý thông tin để cung cấp cho các doanh nghiệp tiếp cận. Các chuyên gia này phải hiểu rõ các vấn đề doanh nghiệp gặp phải và thường xuyên tiếp xúc với doanh nghiệp. Nếu thiết lập được một bầu không khí tin tưởng giữa chủ doanh nghiệp và các chuyên gia thu thập thông tin sẽ giúp các doanh nghiệp trong việc xây dựng chiến lược phát triển và đóng vai trò chính cho việc ra quyết định cho các hoạt động của doanh nghiệp. 5. Mạng lưới - Đối tác - Văn hóa: 10 Đối với các doanh nghiệp FDI thành công và tăng trưởng trong kinh doanh luôn được ghi nhận trong mối liên kết tốt về mạng lưới - đối tác - văn hóa. Đặc điểm đầu tiên của các doanh nghiệp FDI là phải mở cửa với bên ngoài để có tầm nhìn rộng hơn ra môi trường xung quanh, duy trì thường xuyên việc theo dõi các động thái bên ngoài. Đó cũng là biết cách biến đổi các nguyên tắc và biện pháp cạnh tranh trong lĩnh vực kinh tế vào tình hình cụ thể, tạo ra sự đoàn kết, trao đổi, hợp tác nhằm thực thi các hoạt động. Bên cạnh đó việc phối kết hợp tốt các yêu tố này cũng làm cho hoạt động trong nội bộ doanh nghiệp trở nên hiệu quả hơn, mối quan hệ giữa doanh nghiệp và người lao động trở nên hòa đồng hơn, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng của doanh nghiệp. I.2 Vai trò chính quyền địa phương trong việc thu hút FDI. Ở Việt nam, chính quyền địa phương được hiểu là chính quyền cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Việt nam hiện nay có 64 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung uơng. Nếu như chính quyền trung ương đóng vai trò quyết định trong việc tạo ra môi trường đầu tư thông thoáng trên toàn quốc, tăng tính cạnh tranh thu hút FDI của quốc gia thì kết quả thực hiện chính sách thu hút FDI lại phụ thuộc chủ yếu vào vai trò của chính quyền địa phương. Thu hút FDI là hoạt động khá phức tạp đòi hỏi chính quyền địa phương phải thể hiện vai trò của mình một cách rõ ràng, có trách nhiệm và sáng tạo. Chính quyền địa phương thông qua các chức năng cơ bản của mình là xây dựng, hướng dẫn khuôn khổ pháp lý, huy động và phân bổ nguồn lực trong phạm vi địa phương, cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cần thiết, ổn định trật tự kinh tế xã hội để tạo nên một hình ảnh tốt đẹp về địa phương dưới con mắt các nhà đầu tư. Vai trò của chính quyền địa phương trước hết thể hiện trong việc hướng dẫn thực hiện luật pháp, các quy định của chính quyền trung ương trong phạm vi địa phương, đảm bảo sự ổn định về hệ thống chính trị và pháp lý trong nội bộ các cơ quan chính quyền địa phương, đồng thời có giải pháp ổn định kinh tế xã hội địa phương nhằm tạo ra lòng tin cho các nhà đầu tư. Cụ thể và chủ động hơn, 11 chính quyền địa phương có thể nghiên cứu và đánh giá kỹ lưỡng những lợi thế của khu vực có tiềm năng tăng trưởng để xây dựng quy hoạch đầu tư, các dự án kêu gọi đầu tư, và thực hiện các hoạt động xúc tiến đầu tư của địa phương cũng như phối hợp với các cơ quan xúc tiến đầu tư quốc gia để thực hiện tiếp thị hình ảnh địa phương. Trên cơ sở đánh giá tiềm năng và quy hoạch thu hút đầu tư, chính quyền địa phương phải thể hiện vai trò của mình trong việc huy động các nguồn lực nhằm đảm bảo có một hệ thống hạ tầng phù hợp và hệ thống dịch vụ phụ trợ đảm bảo đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư. Bên cạnh vai trò của các cơ quan chính quyền địa phương, các hệ thống thể chế, cơ quan đoàn thể, và văn hóa ứng xử của người dân địa phương cũng là những yếu tố có tác động nhất định đến sức hấp dẫn của môi trường đầu tư tại địa phương. Mặc dù các cơ quan chính quyền có thể không có ảnh hưởng quyết định đối với các yếu tố này nhưng các cấp chính quyền có khả năng định hướng, khuyến khích các tổ chức đoàn thể xã hội và người dân địa phương có cách thức ứng xử phù hợp nhằm tạo ra môi trường văn hóa có khả năng chấp nhận và dung hòa các yếu tố văn hóa nước ngoài. Thực hiện vai trò của chính quyền địa phương, phát triển hình ảnh của địa phương trên quy mô quốc gia và quốc tế là một thử thách lớn đối với chính quyền địa phương. Do đó, chính quyền địa phương phải được trang bị những phương tiện và năng lực cần thiết. Thu hút nhân tài, tuyển chọn và phát triển cán bộ là hết sức cần thiết nhằm tạo ra một hệ thống cơ quan chính quyền địa phương hiệu quả, đáp ứng tốt yêu cầu của tăng trưởng kinh tế nói chung và xúc tiến, nuôi dưỡng đầu tư nói riêng. Tóm lại, vai trò của chính quyền địa phương trong việc thu hút đầu tư nước ngoài không chỉ thuần túy dừng lại ở việc tạo ra và thúc đẩy một vài yếu tố, nó bao hàm một phương pháp tiến hành hoàn toàn không đơn giản, từ quyết tâm phát triển lãnh thổ cần tạo ra những yếu tố cần thiết khác cho hoạt động của các doanh nghiệp như một mạng lưới nghiên cứu và đào tạo hoàn chỉnh, các dịch vụ 12 có chất lượng, hệ thống liên kết mạnh, mạng lưới thông tin phù hợp và hiệu quả, cơ cấu lồng ghép ngành nghề và lĩnh vực hợp lý, trên cơ sở lồng ghép một cách có hiệu quả các hoạt động nhằm tạo ra các điều kiện thuận lợi cho quan hệ đối tác doanh nghiệp. Việc thu hút thành công các nhà đầu tư nước ngoài sẽ đem lại những lợi ích quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế địa phương. Bên cạnh việc làm trực tiếp cho người lao động địa phương và các khoản thu từ thuế cho địa phương còn có các lợi ích gián tiếp khác cho động đồng địa phương đó là nâng cao trình độ tay nghề cho lao động, góp phần tăng mặt bằng lương của lao động địa phương, tạo cơ họi cho các doanh nghiệp hiện có của địa phương có cơ hội phát triển. Tổng kết thực tiễn cho thấy chiến lược thu hút đầu tư nước ngoài sẽ thành công khi hội đủ các yếu tố cơ bản sau: - Thu hút đầu tư phải được xem là một phần quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế địa phương; - Địa phương phải có sẵn hệ thống cơ sở hạ tầng và dịch vụ phụ trợ phù hợp hoặc có khả năng hỗ trợ cho phát triển hệ thống như vậy để thu hút các nhà đầu tư; - Phải hướng các hoạt động đầu tư vào những lĩnh vực mà địa phương có lợi thế cạnh tranh cao so với các địa phương khác; - Chiến lược marketing cho địa phương cần phải được chuẩn bị một cách kỹ lưỡng trên cơ sở chuẩn bị ngân sách phù hợp rõ ràng và phải dược theo dõi liên tục; - Các chương trình khuyến khích đầu tư hoặc chính sách ưu đãi đầu tư phải được xem xét cẩn thận, ưu đãi dưới nhiều hình thức khác nhau nhưng không nên ưu đãi quá mức; 13 - Những người tham gia thực hiện chiến lược thu hút đầu tư nước ngoài phải hiểu rõ các nhu cầu của các nhà đầu tư và địa phương có thể chào hàng các nhà đầu tư những gì. Như vậy để đáp ứng được các yếu tố nêu trên chính quyền địa phương phải sử dụng một cách hết sức linh hoạt các công cụ kinh tế hiện có. Bên cạnh đó chính quyền địa phương phải xác định lại vai trò của mình để có thể tổ chức thực hiện chính sách đạt kết quả như mong đợi. I.3 Một số mô hình lý thuyết sử dụng trong nghiên cứu. I.3.1 Mô hình SWOT Mô hình SWOT (Strength, Weak, Opportunity, Threat) là ma trận dùng để tổng hợp các kết quả phân tích tạo ra cái nhìn toàn cảnh, từ đó tìm ra chiến lược cụ thể, phù hợp. Ở đây việc phân tích dựa trên việc đánh giá 04 tiêu thức là cơ hội, thách thức, điểm mạnh, điểm yếu của tỉnh Hải Dương trong việc thu hút FDI những năm qua (2001 – 2006). Điểm mạnh là yếu tố nội tại của địa phương thể hiện là những khả năng nổi trội hơn các địa phương khác như về quản lý, việc thực hiện cơ chế ..tạo sự hấp dẫn thu hút FDI vào địa phương. Điểm yếu là những yếu tố nội tại của đại phương thể hiện những khả năng kém hơn so với các địa phương khác trong việc thực hiện tạo sự hấp dẫn thu hút FDI vào địa phương. Để chỉ ra được điểm mạnh điểm yếu phải dựa vào phân tích nội bộ địa phương về các mặt như: việc quản lý của chính quyền địa phương, việc thực hiện các quy định pháp luật, các chính sách địa phương thực hiện đối với các vấn đề liên quan tới FDI; các chính sách về lao động, đào tạo lao động; thủ tục hành chính khi cấp giấy phép.. Cơ hội là những yếu tố từ bên ngoài môi trường đem lại, nó có tác động tích cực đến mục tiêu thu hút FDI của địa phương như đem lại những điều kiện thuận lợi như xu thế, cơ chế chính sách, điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý. 14 Thách thức là những yếu tố bên ngoài do môi trường đem lại, nó có tác động tiêu cực đến mục tiêu thu hút FDI của địa phưong, đem lại những điều kiện khó khăn, tác động làm giảm sự hấp dẫn trong việc thu hút FDI của địa phương. Tìm ra những cơ hội, thách thức dựa trên phân tích môi trường bên ngoài mà chủ yếu là phân tích môi trường vĩ mô như môi trường luật pháp về đầu tư tại Việt nam, xu thế đầu tư quốc tế vào Việt nam. Bên cạnh đó phân tích những khó khăn thuận lợi do vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên I.3.2 Hệ thống chỉ số đánh giá hấp dẫn của thị trường. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá sự hấp dẫn của thị trường bao gồm các chỉ tiêu chủ yếu nhằm để phản ánh môi trường kinh doanh tại địa phương, những khía cạnh này chịu tác động trực tiếp từ thái độ và hành động của cơ quan chính quyền địa phương. Nó xuyên suốt thời gian từ khi xin giấy phép đầu tư đến khi đi vào hoạt động và có ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí và lợi nhuận của các nhà đầu tư. Việc đánh giá này dựa vào các thông tin thu được từ các doanh nghiệp thông qua phỏng vấn. Những khía cạnh này bao gồm: - Chi phí gia nhập thị trường (chi phí thành lập doanh nghiệp). Chỉ tiêu này thể hiện các khó khăn, thuận lợi khi đầu tư, thành lập doanh nghiệp tại địa phương. Chỉ tiêu này là tập hợp một số chỉ tiêu như: % DN gặp khó khăn để có đủ các loại giấy phép cần thiết khi tiến hành xin các giấy phép đầu tư; thời gian từ khi nộp đơn xin cấp đến khi được cấp GCNQSD đất (ngày); thời gian đàm phán chuyển nhượng (mua) quyền SD đất (ngày); thời gian tìm được mảnh đất phù hợp trong trường hợp là đất do sự giới thiệu của UBND (ngày); thời gian chờ đợi thực sự để được cấp đất. - Tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất. Đây là chỉ số phản ánh sự thuận lợi, khó khăn của doanh nghiệp khi sử dụng đất để làm mặt bằng để sản xuất. Chỉ tiêu này là tập hợp các chỉ tiêu như: % DN có GCNQSD đất hoặc đang trong quá trình chờ nhận; % DN sẽ mở rộng kinh doanh nếu dễ có mặt bằng kinh doanh hơn; chính sách chuyển đổi đất nông nghiệp của tỉnh có chất lượng tốt hoặc rất tốt; % diện tích đất có GCNQSD đất; rủi ro về thay đổi các điều kiện cho 15 thuê; tính công bằng trong cách thức giải quyết tranh chấp về hợp đồng thuê; thời gian thuê. - Tính minh bạch và tiếp cận thông tin đây là chỉ số thể hiện sự công khai các chính sách của địa phương tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư tìm hiểu, cân nhắc khi đầu tư. Nó bao gồm : tính minh bạch của các quyết định, nghị định; tính minh bạch của các tài liệu kế hoạch; cần có "mối quan hệ" để có được các tài liệu kế hoạch của tỉnh; thương lượng với cán bộ thuế là phần thiết yếu trong hoạt động kinh doanh; tỉnh có trao đổi ý kiến với doanh nghiệp về những thay đổi trong các quy định pháp luật; .. - Chi phí thời gian để thực hiện các quy định của Nhà nước. Chỉ tiêu này thể hiện là việc dành thời gian làm việc với các cơ quan Nhà nước trong quỹ thời gian làm việc. - Chi phí không chính thức là chỉ số thể hiện mức độ chi phí vào những mục đích không chính thức, nó làm khó khăn cho doanh nghiệp. Điều này xuất phát từ các cán bộ quản lý địa phương. - Đào tạo lao động là chỉ số đánh giá chính sách của địa phương về phát triển nguồn nhân lực cung cấp lao động tại chỗ cho các nhà đầu tư. - Thiết chế pháp lý là chỉ tiêu phản ánh các quy định và việc áp dụng các quy định pháp luật của địa phương tạo ra cơ chế quản lý và giải quyết các vấn đề của doanh nghiệp. - Tính năng động và tiên phong của chính quyền tỉnh là chỉ tiêu phản ánh năng lực của lãnh đạo và các bộ địa phương, đồng thời thể hiện tính sáng tạo của chính quyền trong việc tạo thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp. Các chỉ tiêu này mới chỉ đánh giá một phần về môi trường kinh doanh cấp tỉnh, những yếu tố nội tại của địa phương có ảnh hưởng trực tiếp nhưng còn hạn chế chưa phản ánh được nhiều những yếu tố ảnh hưởng, trực tiếp hay gián tiếp khác như các dịch vụ phục vụ cho việc thực hiện các dự án, thể hiện như hệ thống nhà ở cho công nhân thuê, mức độ hài lòng của các doanh nghiệp đối với 16 cơ sở hạ tầng của KCN, hay các chính sách mở rộng các khu công nghiệp phụ trợ. I.3.3 Marketing Mix. Trên thực tế để thu hút FDI chính quyền các địa phương phải chỉ ra được sự hấp dẫn của môi trường đầu tư để thu hút sự chú ý từ các nhà đầu tư. Đây là việc cung cấp thông tin đầu vào cho việc ra quyết định đầu tư. Việc dẫn đến ra quyết định đầu tư hay không phụ thuộc rất nhiều vào kỹ năng quảng bá giới thiệu về môi trường đầu tư của địa phương. Tuy nhiên cách giới thiệu, quảng bá có thể lúc này hiệu quả, lúc khác không hoặc đối với quốc gia này hiệu quả, đối với quốc gia khác thì ngược lại. Vì vậy ở đây cũng cần áp dụng các chính sách Marketting phù hợp sao cho cách giới thiệu hiệu quả, thu hút được các nhà đầu tư theo đúng mục tiêu đã đề ra. Do vậy luận văn áp dụng mô hình Marketting mix với việc trả lời các câu hỏi để có các biện pháp thu hút FDI của Hải Dương được hiệu quả nhất: Thu hút FDI thông qua những kênh nào thì hiệu quả cao? Đầu tư cho việc xây dựng bộ máy chuyên nghiệp để quảng bá hay thuê ngoài? Cách thức thực hiện khuyếch trương như thế nào? Mục tiêu giới thiệu nhằm lôi kéo những nhà đầu tư ở nước nào, lĩnh vực nào? Chỉ rõ những điều kiện thật sự thuận lợi của môi trường đầu tư tại địa phương?. I.4 Kinh nghiệm trong nước và quốc tế trong thu hút FDI I.4.1 Kinh nghiệm quốc tế. Trong gần hai thập kỷ trở lại đây FDI là nguồn vốn bổ sung quan trọng nhất cho các nước đang phát triển để phần nào giải quyết bài toán vốn, công nghệ, và thị trường trong chiến lược tăng trưởng. Chính vì vậy, các nước đang phát triển đã và đang thực hiện nhiều chính sách thu hút FDI. Những thay đổi về chính sách nhằm tăng cường thu hút FDI là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng FDI trong thập niên 1990 và dẫn đến sự phục hồi nhẹ của FDI sau giai đoạn suy thoái 2001-2003 vừa qua. 17 Thống kê hiện tại của UNCTAD ghi nhận nhiều thay đổi trong chính sách thu hút FDI của hơn 100 quốc gia/lãnh thổ trên thế giới. Tùy vào điều kiện kinh tế xã hội cụ thể, các biện pháp/chính sách thu hút FDI của từng nước có những đặc điểm riêng. Vì vậy, trong thực tế không hề tồn tại một mô hình kiểu mẫu đối với thu hút FDI. Nguyên mẫu kinh nghiệm của một quốc gia như Trung Quốc trong thu hút FDI không mang ra trong điều kiện cụ thể của Việt Nam. Vì vậy, nghiên cứu này tổng kết một số kinh nghiệm trong thu hút FDI không giới hạn trong một hay một nhóm nước. Thay vào đó, tổng kết kinh nghiệm thu hút FDI trước hết được đưa ra trên cơ sở phân tích những nhóm chính sách/biện pháp chính. Ví dụ cụ thể của một hay một số quốc gia nào đó sẽ được chọn lọc để minh họa cho từng nhóm chính sách/biện pháp cụ thể. Với cách tiếp cận vấn đề như trên, kinh nghiệm thu hút FDI của các nước đang phát triển được đúc rút theo sau nhóm chính sách, biện pháp chủ yếu. 1. Ưu đãi tài chính có định hướng tạo động lực thu hút FDI Ưu đãi tài chính là một biện pháp phổ biến thường được sử dụng để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Ưu đãi tài chính có thể có nhiều hình thức: miễn thuế, giảm thuế, hỗ trợ tài chính dưới một số hình thức trợ cấp. Với xu hướng chung của tự do hóa thương mại và đầu tư hiện nay là không sử dụng các biện pháp trợ cấp trực tiếp và gián tiếp, ưu đãi về thuế trở thành công cụ chủ yếu trong số những biện pháp ưu đãi tài chính mà chính phủ các nước đưa ra. Theo Blomstrom và Kokko (2003), ưu đãi tài chính có thể là một chính sách thu hút FDI quan trọng nhưng không có ý nghĩa quyết định đối với các nhà đầu tư. Theo quan điểm này, các nhà đầu tư quan tâm nhiều hơn đến các biến kinh tế vĩ mô cơ bản như dung lượng thị trường, trình độ công nghệ, chi phí kinh doanh (lao động, cơ sở hạ tầng), và môi trường thể chế hơn là những ưu đãi cụ thể về thuế. Tuy nhiên, trong điều kiện các quốc gia đều cố gắng cải thiện môi trường đầu tư, giảm chi phí kinh doanh thì những ưu đãi tài chính nhất định có thể là một yếu tố 18 ảnh hưởng đến quyết định đầu tư. Vì vậy, đa số các nhà lập chính sách đều cho rằng ưu đãi tài chính là cần thiết để thu hút đầu tư nước ngoài. Malaysia, Singapore, Thailand, và một số quốc gia Đông Nam á khác là những ví dụ thành công cho việc sử dụng ưu đãi tài chính có định hướng cụ thể. Những quốc gia này đều đưa ra những ưu đãi cho FDI vào những "ngành công nghiệp mũi nhọn"4. Singapore ban hành Luật Khuyến khích Mở rộng Kinh tế 5, cho phép giảm 90% thuế của các khoản lợi nhuận từ hoạt động xuất khẩu, đồng thời hoàn thuế co các chi phí liên quan đến sản xuất hàng xuất khẩu. Cũng trong năm này, Philipines cũng xác định một danh sách hạn chế các "ngành công nghiệp ưu tiên" và ban hành Luật Khuyến khích Đầu tư với một loại các biện pháp miễn thuế nhập khẩu, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, và ba năm sau đó ban hành Luật Khuyến khích Xuất khẩu mở rộng những ưu đãi dành riêng cho FDI sản xuất hàng xuất khẩu6. Để cạnh tranh với các nước láng giềng, Malaysia ban hành Luật Khuyến khích Đầu tư năm 1968 với các biện pháp ưu đãi dành cho đầu tư vào khu vực sử dụng nhiều lao động và sản xuất hàng xuất khẩu. Thailand cũng "nhập cuộc" sau đó bằng Luật Khuyến khích Đầu tư Công nghiệp (theo báo cáo của Charlton, 2003). Cho đến thập kỷ 80 và 90 thì những ưu đãi tài chính có định hướng cho một số ngành công nghiệp cụ thể, hoặc khu vực sử dụng nhiều lao động, sản xuất hàng xuất khẩu… được đưa ra bởi tất cả các nước ASEAN. Thực tế đó làm tăng tính cạnh tranh giữa các nước trong thu hút FDI. Mức độ cạnh tranh trong thu hút FDI trong khu vực trở nên khốc liệt hơn do những chính sách ưu đãi tài chính và sự hấp dẫn của Trung Quốc. Từ nửa cuối thập niên 1980, Trung Quốc trở thành nước đang phát triển đi đầu trong thu hút dòng FDI từ nước ngoài. Từ giữa thập 44 CÇn lu ý r»ng bèi c¶nh cña viÖc ®a ra nh÷ng u ®·i nµy ë Malaysia vµ Singapore lµ cuèi thËp kû 1960. LËp luËn chñ yÕu cña nh÷ng u ®·i vµ mét sè chÝnh s¸ch t¬ng tù dùa vµo quan ®iÓm vÒ "ngµnh c«ng nghiÖp non trÎ". Trong giai ®o¹n hiÖn nay, vÒ c¬ b¶n lËp luËn nµy kh«ng cßn phï hîp v× thùc tÕ lµ chØ trõ mét sè tr êng hîp cô thÓ, hÇu hÕt c¸c "ngµnh c«ng nghiÖp non trÎ" ®Òu kh«ng "trëng thµnh" trong khu«n khæ c¸c hµng rµo b¶o hé. Quan träng h¬n lµ nh÷ng rµng buéc chÝnh s¸ch trong khu«n khæ WTO vµ c¸c tháa thuËn tù do hãa th¬ng m¹i kh¸c hÇu nh kh«ng cho phÐp viÖc thùc hiÖn c¸c biÖn ph¸p u ®·i mang tÝnh ph©n biÖt ®èi xö. 55 Economic Expansion Incentives Act. 66 Investment Incentives Act vµ Export Incentives Act. 19 kỷ 90, sự hấp dẫn của Trung Quốc trong con mắt của các nhà đầu tư nước ngoài dẫn đến sự hình thành của chiến lược "Trung Quốc cộng". Với chiến lược này, nhiều nhà đầu tư nước ngoài có xu hướng coi Trung Quốc là địa bàn đầu tư chiến lược, trong khi vẫn có thể cân nhắc khả năng đầu tư vào các nước ASEAN. Mức độ cạnh tranh trong thu hút FDI ngày càng tăng làm cho những ưu đãi tài chính không thể chỉ dừng lại ở phạm vi các quy định được thể chế hóa bằng luật. Ngoài những ưu đãi chung theo quy định, chính quyền (trung ương và địa phương) ở các nước đang phát triển còn đưa ra những ưu đãi tài chính bổ sung cho từng trường hợp cụ thể, đặc biệt là với các dự án đầu tư giá trị lớn. Năm 1996, khi General Mo (GM) cân nhắc kế hoạch đầu tư một dây truyền sản xuất và lắp ráp ô tô trị giá 500 triệu $, Tổng thống Philipines Fidel Ramos đã trực tiếp gửi thu cho chủ tịch hãng này là John Smith, với hứa hẹn ưu đãi gồm 8 năm miễn giảm thuế; 5% miễn giảm cho tất cả các khoản thuế mà GM có thể phải trả trong thời gian sau đó; miễn giảm với nhập khẩu toàn bộ máy móc thiết bị, và một khoản trợ cấp đáng kể về đào tạo 5.000 lao động cho nhà máy. Cuối cùng, GM quyết định đầu tư vào Thailand vì chính phủ nước này hứa hẹn những điều khoản tương tự, cộng thêm với hoàn 100% thuế nhập khẩu nguyên liệu thô, và một khoản trợ cấp trị giá 15 triệu $ cho việc thành lập một trung tâm đào tạo và nghiên cứu của GM tại nước này (theo tài liệu của Fletcher, 1996). Như vậy, dù ưu đãi tài chính chỉ là một trong số các biện pháp khuyến khích đầu tư nhưng sự gia tăng cạnh tranh giữa các nước đang phát triển trong thu hút FDI làm cho những ưu đãi này trở nên phổ biến và đa dạng về phạm vi, mức độ ưu đãi và tính thể chế hóa của ưu đãi. Bên cạnh những quy định ưu đãi đã được thể chế hóa thành luật, cạnh tranh thu hút FDI bằng những ưu đãi tài chính còn được thực hiện bởi các quyết định ưu đãi từ cấp lãnh đạo chính trị tối cao, và là nguyên nhân dẫn đến những sửa đổi pháp lý nhằm tăng sức hút với nhà nhà đầu tư nước ngoài. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất