Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân tích công ty cổ phần hàng không vietjet air...

Tài liệu Phân tích công ty cổ phần hàng không vietjet air

.PDF
57
928
145

Mô tả:

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGAN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH Môn Học ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH BÀI TIỂU LUẬN PHÂN TÍCH CÔNG TY CỔ PHẦN HÀNG KHÔNG VIETJET AIR GVHD: ThS. Trần Tuấn Vinh Nhóm: 06 Lớp: D01 TP. Hồ Chí Minh, tháng 10/2018 MỤC LỤC ii DANH MỤC BẢNG BIỂU Biểu đồ 1.1. Tốc độ tăng trưởng GDP Việt Nam từ năm 2011 – 2017 ............................. 2 Biểu đồ 1.2. ICOR của nền kinh tế giai đoạn 2011 – 2017 ............................................... 5 Biểu đồ 1.3. Xu hướng chi tiêu của người dân Việt Nam QI,II/2018 ............................... 8 Biểu đồ 2.1. Mô hình MP ngành hàng không tại Việt Nam ............................................ 13 Biểu đồ 3.1. Cơ cấu tổ chức công ty VietJet Air ............................................................. 16 Biểu đồ 3.2. Mức độ sử dụng hàng không giá rẻ............................................................. 19 Biểu đồ 3.3. Doanh thu và EBIT (2013-2016) + Tỷ trọng doanh thu (2016) của VJC... 34 Biểu đồ 3.4. Giá bình quân 1 dặm bay của 1 số hãng so với VJC năm 2012 ................. 35 Biểu đồ 3.5. Thị phần cùa Vietnam Airlines và VietJet Air giai đoạn 2012-2017 ......... 36 Biểu đồ 3.6. Kết quả kinh doanh VietJet Air 2014-QI/2018 ........................................... 37 Biểu đồ 3.7. Giá nhiên liệu Jet kerosene Singapore tăng trở lại so với đầu năm 2016 ... 38 Biểu đồ 3.8. Số lượng hành khách hàng không nội địa năm 2012-2015 ........................ 43 Biểu đồ 3.9. Một số thông số hoạt động + Quy mô đội bay của VJC ............................. 44 Biểu đồ 3.10. Cơ cấu doanh thu hoạt động cốt lõi VJC 2015-2018F.............................. 44 iii DANH MỤC ĐỒ THỊ Bảng 3.1. Thông tin cơ bản về VietJet ............................................................................ 14 Bảng 3.2. Mô hình kinh doanh của LCC ......................................................................... 20 Bảng 3.3. Doanh thu, lợi nhuận VJC năm 2017 so với năm trước và kế hoạch ............. 32 Bảng 3.4. Tỷ lệ sở hữu của Ban lãnh đạo VJC tính tới tháng 06/2018 ........................... 33 iv 1. PHÂN TÍCH CÁC CHỈ SỐ VĨ MÔ VÀ CHÍNH SÁCH KINH TẾ PHÁP LUẬT 1.1. Các yếu tố chính trị Việt Nam là một trong những quốc gia có tình hình chính trị, an ninh trật tự khá ổn định. Theo công bố Báo cáo Chỉ số hòa bình toàn cầu 2018 của Viện Nghiên cứu Quốc tế về Kinh tế và hòa bình (IEP), Việt Nam được xếp hạng 60 (với chỉ số hòa bình tổng thể là 1.905) xếp trên cả Mỹ, Pháp, Trung Quốc. Hoạt động của các cơ quan chính quyền đảm bảo không có xung đột đã tạo ra các điều kiện cơ bản cho sự ổn định chính trị và kinh tế vĩ mô, nhịp độ tăng trưởng kinh tế cao và thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài. Chính sách mở cửa, hội nhập quốc tế thông qua việc ký kết nhiều hiệp định quan trọng đã góp phần giúp Việt Nam thu hút được nhiều sự quan tâm, đầu tư từ những nhà đầu tư quốc tế trong nhiều lĩnh vực quan trọng như kinh tế, giáo dục,… Những cuộc cải cách hành chính, cải cách thể chế đang dần được cải thiện trong toàn hệ thống chính trị của đất nước đã góp phần giảm bớt những thủ tục hành chính phức tạp, rườm rà; đem lại thuận lợi cho cả người dân và các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Tuy nhiên, một trong những vấn đề mà xã hội quan tâm hiện nay chưa được giải quyết triệt để đó chính là vấn nạn tham nhũng. Theo xếp hạng của tổ chức minh bạch quốc tế (TI), Việt Nam xếp thứ 107/180 về mức độ minh bạch toàn cầu. Chính phủ đã đưa ra và thực thi rất nhiều biện pháp, thế nhưng hiệu quả đạt được chưa cao. Điều này phần nào đã gây nên khá nhiều cản trở cho sự phát triển kinh tế nước ta. 1.2. Các yếu tố kinh tế vĩ mô Năm 2017, kinh tế thế giới phục hồi tốt hơn, tăng trưởng kinh tế ước đạt 3,6% (cao hơn 0,5 điểm % so với năm 2016) nhờ sự gia tăng đầu tư, thương mại và sản xuất công nghiệp. Các nền kinh tế chủ chốt đều có sự phục hồi vững chắc đóng vai trò dẫn dắt tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Trong 6 tháng đầu năm 2018, kinh tế toàn cầu vẫn tăng trưởng tương đối, phản ánh đà phục hồi ở các nền kinh tế phát triển cũng như thị trường mới nổi. Các hoạt động sản xuất khả quan, thương mại toàn cầu tiếp tục cải thiện, cùng với giá cả hàng hóa dần hồi phục là những động lực hỗ trợ đáng kể cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, những trở ngại mang tính cơ cấu bao gồm sự bất định về chính sách tăng lên, tiến trình tự do hóa thương mại chậm lại có thể cản trở dòng luân chuyển hàng hóa quốc tế, tác động tiêu cực đến kinh tế và thương mại toàn cầu. Đặc biệt, chiến tranh thương mại giữa hai cường quốc hàng đầu Mỹ - Trung thời gian gần đây đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế thế giới. 1.2.1. Các chỉ số vĩ mô 1.2.1.1 Tăng trưởng kinh tế (GDP) 1 Mặc dù bối cảnh nền kinh tế thế giới đang trải qua một số biến động, nhưng nhìn chung, kinh tế Việt Nam tăng trưởng khá ổn định. Bình quân, giai đoạn 2010-2016, GDP của Việt Nam tăng trưởng 6%/năm, cao hơn mức tăng trưởng GDP toàn cầu 2-4%. Theo nhận định của Bloomberg, với tốc độ tăng trưởng này, Việt Nam nằm trong số những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới. Cùng với đà hồi phục của thế giới, kinh tế Việt Nam cũng ghi nhận nhiều dấu hiệu khả quan. GDP 2017 ước tăng 6,81%, vượt mục tiêu đề ra 6,7% và cao hơn mức tăng của các năm 2011-2016 nhờ sự cải thiện mạnh về tổng cung của nền kinh tế. Nông nghiệp phục hồi mạnh mẽ sau những ảnh hưởng nặng nề của thiên tai năm 2016. Ngoài ra, xu hướng chuyển đổi trong nội bộ ngành, theo hướng đầu tư vào những sản phẩm có giá trị kinh tế cao đã mang lại hiệu quả. Trong khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp tăng 7,85%, cao hơn mức tăng 7,06% của năm 2016. Riêng khai khoáng giảm 7,1%, đây là mức giảm sâu nhất từ năm 2011 trở lại đây. Ngành xây dựng duy trì tăng trưởng khá với tốc độ 8,7%. Trong khu vực dịch vụ, đóng góp của một số ngành có tỷ trọng lớn vào mức tăng trưởng chung như: bán buôn và bán lẻ đạt mức tăng 8,36% so với năm trước; dịch vụ lưu trú và ăn uống có mức tăng trưởng khá cao 8,98%; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 8,14%; kinh doanh bất động sản tăng 4,07%. GDP tăng trưởng ở mức cao và ổn định chứng tỏ kinh tế Việt Nam đang bước vào chu kỳ tăng trưởng tốt. Đây là cơ sở quan trọng thúc đẩy mọi ngành nghề sản xuất, thu hút dòng vốn đầu tư chảy vào nền kinh tế. Đồng thời nâng cao phúc lợi và mọi mặt đời sống. Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam Biểu đồ 1.1. Tốc độ tăng trưởng GDP Việt Nam từ năm 2011 - 2017 Một trong những hệ quả tích cực của tăng trưởng kinh tế ổn định là cải thiện thu nhập bình quân đầu người. Quy mô nền kinh tế năm 2017 theo giá hiện hành đạt 5.007,9 nghìn tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu người ước đạt 53,5 triệu đồng/năm (tương đương 2.385 USD, tăng 170 USD so với năm 2016). Theo báo cáo tổng quan Việt Nam 2035 của bộ kế hoạch đầu tư và World Bank, quy mô nền kinh tế Việt Nam hiện tại ước đạt 200 tỉ 2 USD sẽ đạt khoảng gần 1.000 tỉ USD vào năm 2035. Dự kiến trên một nửa dân số Việt Nam sẽ gia nhập tầng lớp toàn cầu với mức tiêu dùng > 15 USD/ngày. Mức sống người dân đang ngày càng được nâng cao, đi kèm với đó, sự quan tâm của người dân về việc đảm bảo các nhu cầu cuộc sống, dịch vụ thiết yếu sẽ ngày càng được chú trọng hơn. 1.2.1.2 Lạm phát Lạm phát tổng thể năm 2017 ước tăng khoảng 3% so với năm 2016, là năm thứ 4 liên tiếp lạm phát duy trì ở mức thấp dưới 5% cho thấy nền tảng ổn định vĩ mô đang được thiết lập rõ nét. Chỉ số giá tiêu dùng CPI tăng thấp và ổn định giúp Ngân hàng Nhà nước (NHNN) có thể tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ, giảm lãi suất cho vay, giúp các doanh nghiệp tiết kiệm chi phí đầu vào, giảm giá thành, kích thích sức mua tăng. Nó sẽ có hiệu ứng tốt cho nền kinh tế như một hình thức kích thích sản xuất và kích cầu tiêu dùng. Tuy nhiên, trong quý 02/2018, lạm phát đảo chiều và tăng nhanh. Lũy kế 6 tháng đầu năm, CPI đã tăng 3,29% so với cùng kì năm trước, đặt nặng áp lực kiểm soát vào 6 tháng cuối năm trong bối cảnh xuất hiện ngày càng nhiều rủi ro vĩ mô. Dự đoán trong 6 tháng cuối năm, kịch bản thứ nhất, nhiều khả năng giá xăng dầu và giá thịt lợn không tiếp tục tăng mà chỉ neo ở mức cao như hiện nay và lạm phát tổng thể tăng trung bình 0,14%/tháng. Lạm phát trung bình của cả năm sẽ ở mức 3,4-3,5%. Kịch bản thứ hai được giả định giá xăng dầu và giá thịt lợn vẫn tiếp tục tăng mạnh và lạm phát tổng thể tăng trung bình 0,37%/tháng, tương đương với mức tăng trong 6 tháng đầu năm, khi đó lạm phát trung bình cả năm sẽ ở mức 3,8-3,9%. 1.2.1.3 Lãi suất Năm 2012, lạm phát giảm từ mức 20% xuống còn dưới 7%, nền kinh tế dần ổn định, lãi suất cho vay giảm chỉ còn 12-13%. Đến cuối năm, lãi suất cho vay được điều chỉnh chỉ còn 8-11,5%/năm (trung dài hạn) và giảm nhẹ trong năm 2014 và 2015. Trong năm 2016, lãi suất cho vay vẫn có sự ổn định và tiếp tục giữ vững ở năm 2017, lãi suất cho vay ở mức 10-11%/năm. Năm 2018 đón nhận sự điều chỉnh tăng lãi suất của Cục dự trữ Liên Bang Mỹ (FED) sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến mặt bằng lãi suất của Việt Nam. 1.2.1.4 Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI Khối FDI chiếm tỷ trọng và đóng góp lớn cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Nhìn chung, các năm qua, FDI tăng về cả nguồn vốn đăng ký, giải ngân lẫn số dự án. Xét về cơ cấu, FDI của Việt Nam phần lớn đến từ Hàn Quốc, Nhật Bản và Singapore. Tính đến 20/08/2018, tổng vốn đầu tư có yếu tố nước ngoài (bao gồm FDI) đăng ký đạt trên 24,3 tỷ 3 USD, tăng 4,2% so với cùng kỳ. Niềm tin của các nhà đầu tư ngoại tiếp tục được khẳng định khi mà nhiều tổ chức quốc tế đánh giá cao triển vọng phát triển của Việt Nam. 1.2.1.5 Các chỉ số vĩ mô khác  Cán cân thương mại Kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam có xu hướng tăng theo từng năm. Trước kia, Việt Nam có cán cân thương mại thâm hụt kéo dài nhưng trong những năm gần đây cán cân dần được cân bằng trở lại. Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu năm 2017 ước tính đạt 213,77 tỷ USD, tăng 21,1% so với năm trước, đây là mức tăng cao nhất trong nhiều năm qua. Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu năm 2017 ước tính đạt 211,1 tỷ USD, tăng 20,8% so với năm 2016. Tính đến hết ngày 15/5/2018, kim ngạch xuất khẩu đạt 82,63 tỷ USD, tăng 18,7%; kim ngạch nhập khẩu đạt 80,11 tỷ USD, tăng 10,4% so với cùng kỳ năm 2017.  Nợ xấu Theo đánh giá mới đây của Uỷ ban Giám sát Tài chính Quốc gia (NFSC), chất lượng tài sản hệ thống tổ chức tín dụng đã được cải thiện. Theo đó, tỷ lệ nợ xấu của hệ thống TCTD cuối năm 2017 khoảng 9,5%, giảm mạnh so với mức 11,9% cuối năm 2016, chủ yếu do các khoản nợ xấu tiềm ẩn trong nợ cơ cấu lại, trái phiếu doanh nghiệp và các khoản phải thu bên ngoài khó thu hồi giảm. Năm qua, quá trình xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng được đẩy nhanh hơn, đặc biệt trong những tháng cuối năm. Các TCTD hạn chế chuyển nợ sang VAMC, xử lý nợ xấu qua các hình thức như bán nợ, phát mại tài sản đảm bảo, sử dụng dự phòng rủi ro và các hình thức khác được đẩy mạnh hơn. Vào ngày 21/6/2017, Quốc hội chính thức thông qua Nghị quyết xử lý nợ xấu, áp dụng từ 15/8/2017. Những nút thắt về xử lý nợ xấu đặc biệt là tài sản đảm bảo chính thức được tháo gỡ. Đây là dấu hiệu tích cực cho hệ thống ngân hàng Việt Nam.  ICOR Theo khái niệm do Tổng cục Thống kê đưa ra: “ICOR là một trong những chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn đầu tư để tăng trưởng kinh tế, phản ánh cần bao nhiêu đồng vốn đầu tư thực hiện tăng thêm để tăng thêm 1 đồng tổng sản phẩm trong nước (GDP)”. Chỉ số ICOR thấp giúp thu hút dòng vốn đầu tư vào nền kinh tế bởi mức sinh lợi cao hơn trên vốn bỏ ra. Hệ số ICOR năm 2017 đạt 4,93, thấp hơn so với năm 2016 là 5,15. Mặc dù có thể biến động lên xuống do nhiều yếu tố tác động, nhưng rõ ràng đường xu hướng ICOR giảm xuống. Điều này phản ánh hiệu quả đầu tư của nền kinh tế đang dần được cải thiện. 4 Nguồn: Tổng cục Thống kê Biểu đồ 1.2. ICOR của nền kinh tế giai đoạn 2011 - 2017 1.2.2. Các chính sách kinh tế, pháp luật Chính sách tiền tệ tiếp tục được điều hành linh hoạt, cân đối giữa mục tiêu ổn định vĩ mô và tăng trưởng kinh tế; thực hiện đồng bộ, linh hoạt các công cụ để ổn định thị trường tiền tệ, góp phần kiểm soát lạm phát; tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức tín dụng giảm lãi suất cho vay và tăng cường khả năng cung ứng tín dụng cho nền kinh tế; điều hành linh hoạt công cụ lãi suất và ổn định tỷ giá, thị trường ngoại tệ. Môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam tăng 14 bậc, năng lực cạnh tranh quốc gia tăng 5 bậc, chỉ số đổi mới sáng tạo GII tăng 12 bậc. Năm 2018, NHNN sẽ tiếp tục kiên định với mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý đảm bảo an toàn hoạt động của hệ thống, ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối. Điều hành chính sách tiền tệ nhằm ổn định lạm phát phù hợp với mục tiêu 4% trong năm 2018 trong điều kiện giá hàng hóa thế giới, đặc biệt là giá dầu mỏ biến động và có rủi ro tăng; tiếp tục xu hướng tăng trưởng nhờ hoạt động thu hút vốn FDI, FII mạnh mẽ; cộng hưởng với việc bán vốn nhà nước đang diễn ra thuận lợi; tiếp tục điều hành lãi suất phù hợp với cân đối vĩ mô, diễn biến lạm phát và thị trường tiền tệ. NHNN tiếp tục điều hành linh hoạt tỷ giá trung tâm trên cơ sở bám sát diễn biến kinh tế vĩ mô, tiền tệ trong và ngoài nước với mục tiêu chính sách tiền tệ, ổn định thị trường ngoại tệ, từ đó tạo điều kiện để tăng dự trữ ngoại hối nhà nước khi thị trường thuận lợi. Tăng cường phối hợp với chặt chẽ với các chính sách vĩ mô khác, đặc biệt là chính sách tài khóa, góp phần nâng cao hiệu quả thực thi. Cũng trong bối cảnh đó, thực hiện các nghị quyết của Quốc hội và Chính phủ về các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội năm 2017, NHNN Việt Nam đã thực hiện đồng bộ các giải pháp điều hành, tiếp tục chủ động điều hành linh hoạt chính sách tiền tệ, thực hiện các 5 nghị quyết của Chính phủ, các bộ, ban, ngành triển khai đồng bộ các giải pháp để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Kết quả, chính sách tiền tệ đã góp phần hỗ trợ tăng trưởng kinh tế năm 2017 đạt 6,81%, cao nhất trong 10 năm. Ngoài ra, Việt Nam cần coi trọng chính sách kết nối doanh nghiệp FDI với doanh nghiệp trong nước để khắc phục các nhược điểm tác động lan tỏa của doanh nghiệp FDI trong hạn chế phát triển công nghiệp hỗ trợ, tham gia chuỗi giá trị cung ứng toàn cầu. Thu hút FDI từ các doanh nghiệp vừa và nhỏ đôi khi được coi trọng hơn vốn đầu tư từ các tập đoàn kinh tế hàng đầu thế giới trong ngành, đặc biệt, lĩnh vực công nghệ cao có thể tạo ra các sản phẩm mới có giá trị gia tăng lớn và chất lượng cao, có sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.  Liên hệ với VietJet Air Nền kinh tế tăng trưởng, GDP giữ ở mức cao và ổn định; lạm phát được cố gắng kiềm chế ở mức thấp…, những khởi sắc của nền kinh tế giúp mức sống của người dân được cải thiện một cách đáng kể, thu nhập tăng, mong muốn chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao. Cùng với đó, nền kinh tế hưng thịnh tất yếu sẽ giúp cho từng tế bào – các doanh nghiệp có thêm điều kiện thuận lợi để phát triển. Bối cảnh nền kinh tế sôi động vài năm trở lại đây từ khi VietJet khởi động chuyến bay đầu tiên là chất xúc tác tuyệt vời, một trong những yếu tố gián tiếp giúp công ty liên tục ghi nhận sự tăng trưởng vượt bật. Bên cạnh đó, VietJet còn được hưởng chính sách ưu đãi thuế, theo đó công ty được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 2 năm 2014-2015 và giảm 50% số thuế phải nộp cho 3 năm tiếp theo (năm 2016, 2017 và 2018). Chủ trương đầu tư phát triển hạ tầng cơ sở cho ngành hàng không của Chính phủ là một nhân tố thuận lợi cho kế hoạch phát triển kinh doanh của công ty. Là một công ty cổ phần đại chúng hoạt động trong lĩnh vực hàng không, hoạt động kinh doanh của VJC bị kiểm soát rất chặt chẽ bởi các quy định pháp luật, trong đó trọng yếu là Luật Doanh nghiệp, Luật Chứng khoán, Luật Hàng không dân dụng Việt Nam và các văn bản pháp luật khác liên quan đến các ngành nghề hoạt động của công ty. Giấy phép hoạt động của công ty phải đảm bảo tuân thủ liên tục với các quy tắc và quy định pháp luật, bao gồm cả các quy tắc và quy định mới có thể sẽ được thông qua trong tương lai. Hiện nay hệ thống pháp luật của nước ta chưa ổn định và nhất quán, các văn bản hướng dẫn thi hành vẫn chưa hoàn chỉnh và đang trong giai đoạn hoàn thiện nên khả năng còn nhiều sửa đổi, bổ sung có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty. Việc thay đổi về luật định có thể tác động bất lợi đến chi phí, tính linh hoạt, chiến lược tiếp thị, mô hình kinh doanh và khả năng mở rộng hoạt động của công ty. Do vậy, để hạn chế tối đa những rủi ro phát sinh liên quan đến yếu tố pháp lý trong quá trình hoạt động, công ty cần theo dõi, nghiên cứu và cập nhật các văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động của mình, đồng thời tham khảo và sử dụng dịch vụ tư vấn đối với những vấn đề pháp lý nằm 6 ngoài khả năng của công ty, đóng góp vào chương trình tham gia công ước Cape Town về ngành hàng không của Việt Nam.  Dự báo kinh tế giai đoạn tới Kinh tế trong nước giai đoạn 2016-2018 đã được cải thiện, đạt mức tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng trưởng xuất khẩu và đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt mức kỷ lục. Tính chung cả giai đoạn 2016-2020, dự kiến tăng trưởng GDP bình quân có thể đạt 6,71% (mục tiêu từ 6,5-7%). Kinh tế Việt Nam năm 2019 được dự báo sẽ tiếp tục hưởng lợi nhờ triển vọng lạc quan về tăng trưởng kinh tế và thương mại toàn cầu, các yếu tố tích cực nội tại như môi trường kinh tế vĩ mô ổn định hơn, niềm tin vào cải cách môi trường đầu tư kinh doanh ít nhiều được củng cố. Theo dự báo của các tổ chức quốc tế, kinh tế thế giới dự kiến đạt đỉnh phục hồi vào năm 2018 và 2019, sau đó có thể giảm tốc dần. Tuy nhiên, Bộ Kế hoạch & Đầu tư cũng chỉ ra nhiều thách thức cần phải lưu tâm, theo dõi sát. Với độ mở lớn cùng tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, dự báo kinh tế Việt Nam sẽ chịu tác động đan xen nhiều mặt bởi các diễn biến kinh tế quốc tế. Đồng thời, với quy mô kinh tế nhỏ, việc ứng phó với các biến động trong tương lai của Việt Nam có thể sẽ gặp khó khăn hơn bởi dư địa tài chính, tiền tệ hạn hẹp. 1.2.3. Lối sống xã hội Dân số đông, thu nhập bình quân đầu người đang tăng cao, nền kinh tế chuyển biến tích cực cùng sự phát triển của mạng lưới viễn thông, công nghệ là những yếu tố thúc đẩy thị trường thay đổi, tác động đến hành vi mua sắm và tiêu dùng của người tiêu dùng Việt Nam. Thời gian qua, công nghệ phát triển đã mang đến cho người dân nhiều trải nghiệm mới và nhiều sự lựa chọn hơn trong việc sử dụng sản phẩm, dịch vụ. Nhu cầu nâng tầm cuộc sống: tầng lớp trung lưu tại Việt Nam được dự đoán sẽ đạt 30 triệu người vào năm 2020. Khi dân số giàu lên họ sẽ mong muốn được trải nghiệm những thương hiệu mới mà trước đây họ chưa có khả năng trải nghiệm để “tự thưởng cho bản thân”. Nghiên cứu của Nielsen chỉ ra rằng, 3/4 người Việt có khả năng chi tiêu thoải mái và sẵn sàng mua sắm khi họ cảm thấy thích. Điều này thể hiện rõ qua sự tăng trưởng mạnh mẽ của các ngành hàng cao cấp. Hòa cùng với sự phát triển của thế giới, ngày nay, cách sống và xu hướng tiêu dùng của đông đảo người dân dần thay đổi, hiện đại, tiện lợi và yêu cầu ngày càng khắt khe hơn. Quan niệm mua sắm cũng thoáng hơn khi họ mạnh tay chi nhiều tiền vào những sản phẩm, dịch vụ tốt nhất. Xu hướng chuyển dịch từ các phương tiện giao thông đường bộ truyền thống sang các phương tiện khác tiện lợi hơn đang ngày càng được đẩy mạnh. Di chuyển bằng máy bay giúp tiết kiệm được nhiều thời gian khi di chuyển những quãng đường xa trong nước và đi nước ngoài. Việc lựa chọn đi lại bằng máy bay hơn là 7 các phương tiện khác là do đặc điểm địa hình của Việt Nam, vốn làm cho việc đi lại giữa các thành phố chính như từ TP.Hồ Chí Minh tới Hà Nội tốn khá nhiều thời gian, đi lại bằng đường bộ hay đường mất tới hơn 30 giờ trong khi đi bằng đường không chỉ mất khoảng 2 giờ. Trong khi đó giá vé của các phương tiện vận chuyển khác nhau là tương đương nhau, với giá vé tàu hoả đắt nhất và giá vé đi lại bằng xe buýt chỉ thấp hơn giá trung bình của phương tiện vận chuyển máy bay. Nguồn: Nielsen Biểu đồ 1.3. Xu hướng chi tiêu của người dân Việt Nam QI,II/2018 Hơn nữa, do cư dân thành thị có mức thu nhập cao hơn mức trung bình và thường cư trú tại khu vực gần với sân bay hơn là các cư dân nông thôn, dẫn đến nhu cầu đi lại cho hoạt động du lịch tăng. Nhiều danh lam thắng cảnh mới được đưa vào khai thác trên nhiều địa phương cũng khuyến khích sự phát triển của du lịch kéo theo sự tăng trưởng ngành hàng không. Không những thế, thời kì hội nhập quốc tế nên việc ra nước ngoài du học và làm việc là khá phổ biến buộc phải sử dụng đến cách di chuyển bằng đường hàng không, làm cho dịch vụ ngành hàng không tăng lên. 1.2.4. Xu hướng công nghệ Thế giới đang bước vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (cách mạng 4.0). Nhiều thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến sẽ được áp dụng trực tiếp vào quy trình hoạt động của các công ty, giúp người dân thuận tiện và tiết kiệm hơn trong việc sử dụng các dịch vụ đáp ứng nhu cầu của họ. Dự báo trong những năm tới, năng lực sản xuất của xã hội sẽ tăng lên. Các doanh nghiệp cần trang bị thiết bị kỹ thuật hiện đại, đẩy nhanh tốc độ cũng như tiết kiệm chi phí. 8 2. PHÂN TÍCH NGÀNH THEO MÔ HÌNH MP 2.1. Rào cản gia nhập ngành  Trở ngại lớn nhất chính là hạ tầng sân bay không đáp ứng sự tăng trưởng nóng của hàng không Hàng không là ngành kinh doanh có điều kiện, các cơ quan quản lý sẽ cấp phép dựa trên hạ tầng hiện có hoặc trong tương lai gần. Nếu hạ tầng quá tải, các hãng sẽ bị hạn chế về số chuyến bay, khung giờ, từ đó mà việc thành lập thêm hãng mới sẽ ít nhiều bị ảnh hưởng và phải đối mặt với những quy định ngày càng chặt chẽ hơn.  Chi phí đầ u tư rấ t lớn - Đặc thù ngành hàng không phải đầu tư lớn vào tài sản cố định. Việc thành lập một hãng hàng không đòi hỏi nguồn lực rất lớn cả về tài chính, công sức, thời gian… Ngoài ra, thời gian để đầu tư ban đầu cho một hãng vận tải hàng không là tương đối dài, đòi hỏi các doanh nghiệp mới phải có đội bay, phi hành đoàn và nhân viên có kinh nghiệm bay. - Thêm vào đó, các hãng hàng không thường có quy mô rất lớn so với các doanh nghiệp khác, là bộ mặt của quốc gia (nếu là hãng hàng không quốc gia) hoặc các tập đoàn lớn (nếu là hãng tư nhân). - Chi phí cố định của các hãng hàng không bao gồm tiền thuê, mua máy bay, tiền trả lãi vay, chi phí nhân công hàng nghìn người, chi phí an ninh… đây là những chi phí rất lớn mà các hãng luôn phải trả đủ bất kể tình hình làm ăn có thuận lợi hay không.  Quy trình cấp phép nghiêm ngặt cho các hãng hàng không mới tại Việt Nam: nhiều khi mất cả năm trời chuẩn bị mà chưa xin được giấy phép hoạt động. Do hiện tại cơ sở hạ tầng sân bay đều đã quá tải, Bộ Giao Thông Vận Tải hiện rất chặt chẽ trong khâu cấp phép bay đối với doanh nghiệp mới, điền hình như Vietstar Airlines, Bộ Giao Thông Vận Tải đã có thông báo sẽ chỉ xem xét cho Vietstar tham gia bay khi nhà ga hành khách và nhà ga hàng hóa tại Tân Sơn Nhất đã mở rộng xong.  Tuy nhiên, rào cản gia nhập ngành, đặc biệt là về các điều kiện, chính sách sẽ ngày càng dễ dàng hơn đối với các hãng hàng không nước ngoài khi Việt Nam đang hướng đến tự do hóa hàng không khu vực, ngoài ra Việt Nam đang được đánh giá là thị trường hàng không hấp dẫn nhất khu vực cũng là lý do mà trong thời gian tới nước ta sẽ chứng kiến nhiều hãng hàng không quốc tế lớn xâm nhập.  Đô ̣ tin câ ̣y không cao từ khách hàng Cho đế n thời điể m hiê ̣n ta ̣i thì người dân chỉ quan tâm nhiề u nhấ t đế n dich ̣ vu ̣ của Vietnam Airlines và VietJet Air. Các công ty hiện hữu có lợi thế lớn về chi phí. Do đã hoạt 9 động từ trước, nên những doanh nghiệp hiện hữu đã có sẵn một lượng khách hàng. Hành khách có xu hướng chọn những hãng hàng không đã có uy tín. Nế u mô ̣t hôm, Viet Bamboo Airways ra đời thì người dân có sẵn sàng sử du ̣ng dich ̣ vu ̣ của ho ̣ không? Khả năng cao là chưa sẵn sàng vì chưa có mô ̣t niề m tin vào Viet Bamboo, it́ ra cầ n từ 6 tháng đế n 1 năm để khẳ ng đinh ̣ thương hiê ̣u trên thi trươ ̣ ̀ ng. 2.2. Khả năng ép giá của khách hàng Hiê ̣n nay, với sự tham gia của các hañ g hàng không tư nhân, các hãng giá rẻ đã giúp cho khách hàng có nhiề u sự lựa cho ̣n hơn. Khách hàng bắ t đầ u cho những đô ̣ng thái yêu cầ u nâng cao chấ t lươ ̣ng phu ̣c vu ̣, phù hơ ̣p với số tiề n bỏ ra. Do đó, khi khách hàng không thích hañ g này có thể chuyể n sang dùng dich ̣ vu ̣ của hañ g khác mô ̣t cách dễ dàng. Điề u này mang la ̣i cuô ̣c chiế n giá cả giữa các hañ g. Để tăng khả năng thương lươ ̣ng với người mua, các hañ g hàng không buô ̣c phải có những chiế n lươ ̣c thu hút khách hàng cũng như điề u chỉnh về chấ t lươ ̣ng dich ̣ vu ̣. Hiện tại, số lượng hành khách đã lên đến 94 triệu người năm 2017, trong khi chỉ có bốn hãng hàng không lớn đang hoạt động. Nên khả năng ép giá của khách hàng còn tương đối thấp. Trong tương lai, khi mà thi ̣trường vâ ̣n tải hàng không phát triể n ma ̣nh, nhu cầu đi lại gia tăng khi máy bay ngày càng trở thành phương tiện di chuyển được nhiều khách hàng an tâm lựa chọn, số lươ ̣ng khách hàng sẽ tăng lên, khi đó tùy vào số hãng mới tham gia vào ngành thì khả năng thương lươ ̣ng của khách hàng sẽ thay đổi tương ứng. 2.3. Áp lực từ nhà cung cấp Có lẽ hàng không là ngành có sức ép của các nhà cung cấ p là lớn nhấ t. Sức ép này đế n từ các nhà cung cấ p máy bay, cho thuê dich ̣ vu ̣, cảng hàng không, sửa chữa và bảo hành. Do đă ̣c tiń h của ngành, số lươ ̣ng các nhà cung cấ p ha ̣n chế , ho ̣ có quyề n đưa ra các mức giá cao hơn thực tế . - Mức đô ̣ tâ ̣p trung cao từ nhà cung cấ p: Việt Nam hiện chưa có các doanh nghiệp sản xuất máy bay, các hãng hàng không đặt mua từ các hãng sản xuất lớn của thế giới như Boeing, Airbus… Hiện tại Airbus chiếm phần lớn thị phần cung cấp máy bay tại Việt Nam. Hiện tại vẫn chưa có doanh nghiệp sản xuất máy bay nào có dòng sản phẩm phù hợp cho mô hình hàng không giá rẻ như Airbus, vị thế của doanh nghiệp sản xuất máy bay này đối với các hãng vận tải hàng không là cao. - Liñ h vực cho thuê: hiện Việt Nam chỉ có doanh nghiệp duy nhất là CTCP Cho thuê Máy bay (VALC) do Vietnam Airlines sở hữu 32% vốn. VALC mua máy bay sau đó cho các hãng hàng không trong nước thuê lại, Vietnam Airlines hiện là khách hàng chính. 10 - Dich ̣ vu ̣ mă ̣t đấ t: taxi, bus, vâ ̣n chuyể n hành khách, cửa hàng miễn thuế … chưa kể đế n xăng dầ u, bảo trì tàu bay. Xét trên phương diê ̣n thay thế sản phẩ m từ nhà cung cấ p, đa phầ n các hañ g hàng không đề u có quy hoa ̣ch và ký hơ ̣p đồ ng đầ u tư với các dich ̣ vu ̣ trên. Cho nên viê ̣c thay đổ i nhà cung cấ p sẽ gă ̣p nhiề u khó khăn, đă ̣c biê ̣t là chi phí cao. - Nhóm cung cấp nhiên liệu: hiện tại, xăng Jet-A1 được cung cấp bởi hai doanh nghiệp là Skypec và Petrolimex. Tuy nhiên, do các sản phẩm xăng Jet-A1 là dòng sản phẩm nhiên liệu đặc thù, chỉ có thể sử dụng cho các hãng hàng không, vì thế các công ty hàng không là nguồn đầu ra duy nhất của các doanh nghiệp cung cấp xăng Jet-A1. Do đó, cho thấy sức mạnh của nhóm nhà cung cấp nhiên liệu ở mức trung bình. - Nhóm dịch vụ hàng không và cảng hàng không: đặc thù của ngành vận tải hàng không là phải sử dụng cảng hàng không làm chỗ đậu máy bay, chờ hành khách... Bên cạnh đó, hai cảng hàng không lớn tại Việt Nam là Tân Sơn Nhất và Nội Bài đều đang trong tình trạng quá tải, cung không đáp ứng đủ cầu. Vì thế, có thể thấy rằng sức mạnh của nhóm cảng hàng không là cao. 2.4. Tác động từ các sản phẩm thay thế Ngoài máy bay, hành khách có thể lựa chọn các phương tiện khác như xe ô tô, xe bus, xe lửa hoặc tàu để di chuyển. Chi phí chuyển đổi bằng tiền giữa các phương tiện này không lớn (nhờ mô hình hàng không giá rẻ ra đời), ngược lại chi phí lớn nhất phải đánh đổi là thời gian. Tính đến thời điểm hiện tại, máy bay là phương tiện di chuyển nhanh nhất trong các phương thức vận chuyển. Với vận tốc trung bình trên 1000km/h tùy loại, phương tiện vận tải hàng không đã bỏ xa các đối thủ trong ngành, trở thành lựa chọn hàng đầu về mặt thời gian vận tải. Cùng với đó, với nhịp sống kinh tế xã hội hiện nay mà trong đó thời gian là yếu tố chiến lược mang tính quyết định, vận tải hàng không lại càng trở nên phổ biến và giữ vị trí ưu tiên số một. Di chuyển bằng máy bay đang ngày càng chứng minh ưu điểm vượt trội về thời gian và tính tiện lợi so với các phương tiện khác. Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng tại Việt Nam tạo ra trở ngại lớn cho xe lửa, xe bus, tàu nội địa so với máy bay. So sánh tính cạnh tranh về giá và thời gian giữa các phương tiện khác với hàng không giá rẻ, nếu sự chênh lệch giá cả không lớn, hành khách sẽ có xu hướng lựa chọn dịch vụ hàng không giá rẻ để tiết kiệm thời gian. Tính tiện lợi: Vận tải hàng không ngày càng đa dạng hóa dịch vụ (vận tải hành khách, hàng hóa, phục vụ dịch vụ ăn uống - thư giãn, phân hạng khoang ngồi,...) để đáp ứng các nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. 11 Đáng tin cậy: Với khả năng cao trong việc đảm bảo an toàn chuyến bay và đảm bảo sự nhanh chóng về mặt thời gian vận tải hơn các đối thủ, vận tải hàng không ngày càng khẳng định và củng cố được vị thế của mình trong ngành. Vận tải hàng không hầu như là lựa chọn duy nhất để vận chuyển hành khách và hàng hóa ra nước ngoài. Đây là một ưu thế tuyệt đối của ngành so với các sản phẩm thay thế. Về vận chuyển hàng hóa, mặt hàng mà các hãng hàng không đang vận chuyển hiện nay phần lớn (70%) là các sản phẩm có giá trị cao, như laptop, smartphone, nước hoa... Các mặt hàng này cần được bảo quản và vận chuyển nhanh hơn để phù hợp với xu hướng thị trường. Do đó, vận tải hàng không vẫn là phương thức được các chủ hàng ưu tiên. 2.5. Mức độ cạnh tranh trên thị trường trong ngành Mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành vận tải hàng không ở mức rất cao, nguyên nhân đến từ các yếu tố sau:  Rào cản rời ngành lớn: Do đặc thù ngành phải đầu tư lớn vào tài sản cố định và các tài sản này khó có khả năng sử dụng cho những ngành nghề khác làm cho rào cản rời ngành cao. Bên cạnh đó, phần lớn vốn đầu tư sử dụng là nợ vay, vì thế việc rời bỏ khỏi ngành khá khó khăn do các hợp đồng vay dài hạn ràng buộc các công ty phải tiếp tục hoạt động.  Chi phí chuyển đổi giữa các doanh nghiệp thấp: Dịch vụ được cung cấp bởi các doanh nghiệp vận tải hàng không nhìn chung không quá nhiều sự khác biệt, do đó không có hãng hàng không nào có thể thống trị được thị phần ngành. Điều này dẫn đến khách hàng có thể chuyển đổi sử dụng dịch vụ giữa các doanh nghiệp một cách dễ dàng.  Hiệp định Bầu trời mở cửa ASEAN (ASEAN Open Skies): Hướng đến một thị trường hàng không thống nhất trong khối ASEAN, bắt đầu có hiệu lực từ năm 2016. Hiệp định này loại bỏ các rào cản về số đường bay, tần suất chuyến bay... giữa các sân bay quốc tế ở các quốc gia ASEAN, khiến cạnh tranh sẽ ngày càng gay gắt giữa các doanh nghiệp hàng không nội địa lẫn nước ngoài. Trong tương lai, sẽ có thêm hãng hàng không Vietstar Airlines và Viet Bamboo Airways tham gia vào ngành theo mô hình hàng không giá rẻ giống VietJet Air. Cuộc chiến thị phần sẽ ngày càng gay gắt, đặc biệt giữa nhóm hàng không giá rẻ và hàng không truyền thống. Theo các thông tin công bố, Viet Bamboo Airline nhiều khả năng sẽ hoạt động theo mô hình “điểm tới điểm” (point to point), hãng đi vào thị trường ngách và không cạnh tranh trực tiếp với những đường bay chính của VJC kết nối các trung tâm như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng. Tuy nhiên, sự xuất hiện của Viet Bamboo Airline cũng cho thấy thị trường những năm tới đây hoàn toàn có thể có thêm những người chơi mới với sự sáng tạo và tiềm lực tài chính lớn hơn, làm bài toán cạnh tranh thêm phần gay gắt. 12 2.6. Kết luận mô hình MP Từ những lập luận và dẫn chứng trên, áp dụng mô hình 5 lực lượng cạnh tranh cho ngành vận tải hàng không, chúng tôi đi đến kết luận như sau: - Áp lực cạnh tranh nội bộ ngành rất cao - Rào cản gia nhập ngành rất cao - Áp lực từ phía nhà cung cấp là rất cao - Khả năng ép giá của khách hàng ở mức trung bình - Áp lực từ các sản phẩm thay thế thấp Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của ngành vận tải hàng không Việt Nam Nhà cung cấp Cạnh tranh nội bộ ngành 5 4 3 2 1 0 Sản phẩm thay thế Rào cản gia nhập ngành Khách hàng Biểu đồ 2.1. Mô hình MP ngành hàng không tại Việt Nam 13 3. PHÂN TÍCH CÔNG TY 3.1. Giới thiệu về công ty 3.1.1 Sơ lược công ty Bảng 3.1. Thông tin cơ bản về VietJet - Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN HÀNG KHÔNG VIETJET Tên giao dịch tiếng Anh: VIETJET AVIATION JOINT STOCK COMPANY Tên viết tắt: VIETJET., JSC Slogan: Enjoy Flying (Bay là thích ngay) Cổ phiếu công ty: VJC Ngày giao dịch đầu tiên: 28/02/2017 Vốn điều lệ hiện tại: 3.000.000.000.000 đồng (ba nghìn tỷ đồng) Tính đến thời điểm cuối quý II/2018 khối lượng cổ phiếu đang lưu hành của công ty là 541.611.334 cổ phiếu, mức vốn hoá thị tường đạt 76.258,88 tỷ đồng. Nguồn: CafeF, VietJet Công ty Cổ phần Hàng không VietJet (VietJet Aviation Joint Stock Company), hoạt động với tên VietJet Air, được thành lập vào ngày 23/07/2007. Tuy nhiên sau nhiều lần trì hoãn thì vào năm 2011 hãng mới bắt đầu hoạt động và nhanh chóng nhận được sự ủng hộ của hành khách nội địa vì giá máy bay rất rẻ của mình. Có trụ sở chính tại Sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất TP. Hồ Chí Minh và chi nhánh tại Sân Bay Quốc Tế Nội Bài Hà Nội. Với số vốn đăng ký là 600 tỉ đồng (tương đương 37,5 triệu đô la Mỹ), VietJet Air là công ty 100% vốn Việt Nam với 3 cổ đông chính là Tập đoàn T&C, Sovico Holdings và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phát triển Nhà TP. Hồ Chí Minh (HD Bank). Sở hữu 100 máy bay các loại: 62 chiếc đặt mua, 30 chiếc là quyền mua thêm và 8 chiếc thuê với thời gian nhận hàng đến năm 2022 với tổng giá trị giao dịch theo biểu giá của nhà sản xuất khoảng 9,1 tỷ USD. VietJet là hãng hàng không đầu tiên tại Việt Nam và một số ít trong khu vực sở hữu dòng máy bay Sharklet A320 hiện đại, mới nhất của Airbus. Đội bay hiện đại với một phi hành đoàn theo tiêu chuẩn quốc tế, chuyên nghiệp. Các phi công, tiếp viên nhiều kinh nghiệm, thân thiện, cung cấp dịch vụ hàng không chất lượng, phục vụ hành khách. VietJet Air đã phát triển mạng bay rộng khắp trong nước và đã có kế hoạch phát triển mạng đường bay trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Đáp ứng nhu cầu đi lại ngày càng tăng cao của người dân trong nước và quốc tế với tỷ lệ các chuyến bay đúng giờ và chất lượng dịch vụ hàng không luôn dẫn đầu toàn ngành. Điểm nổi bật của hãng là luôn 14 mang đến nhiều sự lựa chọn, không chỉ là phương tiện vận chuyển, VietJet luôn sáng tạo, mang đến cho hành khách nhiều điều thú vị, vui vẻ trên các chuyến bay. 3.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển Công ty được thành lập vào ngày 23/07/2007 với mục tiêu thực hiện hoạt động khai thác vận chuyển hàng không, mô hình hàng không thế hệ mới với chi phí thấp, cung cấp dịch vụ theo nhu cầu hành khách. Ngày 24/12/2011, VietJet thực hiện chuyến bay thương mại đầu tiên từ TP.Hồ Chí Minh đi Hà Nội. Ngày 10/02/2013, VietJet thực hiện chuyến bay quốc tế đầu tiên từ TP.Hồ Chí Minh đi Bangkok Thái Lan. Ngày 26/06/2013, tại trung tâm hội nghị quốc gia Plaza Athenée, Bangkok, VietJet Air liên kết thành lập Thai VietJet Air, hãng hàng không giá rẻ tại Thái Lan. Thai VietJet Air thực hiện chuyến bay đầu tiên vào ngày 29/03/2015 và bắt đầu các chuyến bay quốc tế từ ngày 5/12/2015. Năm 2015, được cấp chứng nhận IOSA (tiêu chuẩn quốc tế đánh giá hệ thống quản lý và kiểm soát khai thác của một hãng hàng không) bởi Hiệp hội vận tải Hàng không quốc tế IATA. Tháng 8/2016, VJC chính thức trở thành thành viên của IATA. Ngày 31/01/2015, chỉ sau hơn 3 năm cất cánh VietJet Air vui mừng chào đón hành khách thứ 10 triệu của hãng, khẳng định được vị thế là hãng hàng không giá rẻ thế hệ mới, được yêu thích nhất trong nước và khu vực. Thông qua chiến lược kinh doanh theo mô hình LCC (Low Cost Carrier – Hàng không giá rẻ, trong đó nhân tố chính là đội bay phải hoạt động liên tục (quay vòng máy bay nhanh), giảm lượng tiêu thụ nhiên liệu (như thu phí với hành lý tăng thêm, giảm lượng chở thực phẩm và giải trí…)), công ty đã phát triển hãng hàng không chi phí thấp lớn nhất và trở thành hãng hàng không lớn thứ 2 tại Việt Nam vào thời điểm 30/06/2016 tính theo thị phần, tương đương khoảng 41% so với khoảng 42% của Vietnam Airlines trong năm 2016. 3.1.3. Phạm vi và lĩnh vực hoạt động Căn cứ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 0102325399 do Sở KHĐT Hà Nội cấp ngày 23/07/2007 và thay đổi lần thứ 22 ngày 16/01/2017, ngành nghề kinh doanh của công ty bao gồm các lĩnh vực kinh doanh chính: a. Vận tải hành khách hàng không nội địa và quốc tế. b. Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải: đại lý bán vé máy bay. c. Vận tải hành khách đường bộ khác. d. Dịch vụ hỗ trợ liên quan đến quảng bá và tổ chức tour du lịch. 15 e. Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác: Xây dựng và khai thác các cơ sở vật chất cho việc bảo dưỡng máy bay, xây dựng và khai thác các trung tâm điều hành bay, xây dựng và khai thác cơ sở vật chất cho nhà ga sân bay. f. Giáo dục: Huấn luyện thực hành cho người lái, nhân viên kỹ thuật và các nhân viên chuyên ngành khác. g. Vận tải hàng hóa hàng không: Vận tải hàng hóa công cộng thường xuyên nội địa và quốc tế. h. Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải hàng không: Dịch vụ mặt đất, bảo dưỡng máy bay định kỳ và bảo dưỡng hàng không thường xuyên, dịch vụ cung cấp phụ tùng máy ba, dịch vụ tiếp nhiên liệu máy bay. i. Hoạt động dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác còn lại: Khai thác máy bay có sức chứa lớn, máy bay hàng không chung trên mặt đất và mặt nước; khai thác máy bay thuê. Và một số các ngành nghề kinh doanh khác. 3.1.4 Cơ cấu tổ chức công ty Theo Sổ cổ đông chốt ngày 12/01/2017, công ty có 664 cổ đông trong đó 03 cổ đông lớn nắm giữ 114.413.676 cổ phiếu chiếm 38,14%. Cổ đông nước ngoài nắm giữ 73.165.527 cổ phiếu chiếm 24,39%. Nguồn: VietJet Biểu đồ 3.1. Cơ cấu tổ chức công ty VietJet Air 3.1.5. Tầm nhìn – sứ mệnh – giá trị cốt lõi và chiến lược kinh doanh  Tầm nhìn 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan