Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân tích công tác tạo động lực làm việc cho người lao động tại công ty cp chế b...

Tài liệu Phân tích công tác tạo động lực làm việc cho người lao động tại công ty cp chế biến lâm sản xk pisico huế

.DOCX
143
134
84

Mô tả:

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH ------------------ SỐ LIỆU THÔ PHÂN TÍCH CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CP CHẾ BIẾN LÂM SẢN XK PISICO HUẾ Sinh viên thực hiện: Trương Thị Mỹ Tiến Lớp: K44 A Thương Mại Giáo viên hướng dẫn: ThS. Phạm Phương Trung Niên khóa: 2010- 2014 Huế, 05/2014 1 Lời cảm ơn Khóa luận tốt nghiệp được hoàn thành, bên cạnh những nỗ lực của bản thân, tôi xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô giáo khoa Quản Trị Kinh Doanh, Trường Đại Học Kinh Tế Huế đã tận tình giảng dạy và truyền đạt những kiến thức quý báu trong suốt 4 năm học Đại học vừa qua. Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn Ts. Phạm Phương Trung, người đã hướng dẫn tận tình, đầy trách nhiệm để tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu. Qua sự hướng dẫn của thầy, tôi không chỉ học được nhiều kiến thức bổ ích mà còn học ở thầy phương pháp nghiên cứu khoa học, thái độ và tinh thần làm việc nghiêm túc. Xin trân trọng cảm ơn Ban giám đốc, các phòng ban chức năng trong Công Ty CP chế biến lâm sản XK Pisico Huế, đặc biệt các cô, các chú phòng nhân sự của công ty đã tạo điều kiên thuận lợi cho tôi trong thời gian thực tập vừa qua, đã cung cấp những kinh nghiệm, kiến thức thực tế quý báu và các tài liệu cần thiết để tôi nghiên cứu, hoàn thành luận văn này. Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, thầy cô và bạn bè đã động viên và giúp đỡ tôi trong thời gian vừa qua. 2 MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU................................................ vi DANH MỤC CÁC BẢNG......................................................................................... vii DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ......................................................................................... ix DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ.................................................................................... ix DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ.................................................................................... ix PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................ 1 1. Lý do chọn đề tài................................................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................... 2 3. Câu hỏi nghiên cứu............................................................................................. 2 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...................................................................... 3 5. Dàn ý nội dung nghiên cứu................................................................................. 3 CHƯƠNG I - TỔNG QUAN VỀ TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG..............................................................................................................4 1.1. Cơ sở lý luận................................................................................................. 4 1.1.1. Khái niệm động lực và các vấn đề liên quan.......................................... 4 1.1.1.1. Động lực........................................................................................... 4 1.1.1.2. Tạo động lực là gì?........................................................................... 5 1.1.1.3. Vai trò của việc tạo động lực làm việc cho người lao động..............6 1.1.1.4. Động cơ............................................................................................ 6 1.1.1.5. Phân biệt động cơ và động lực lao động........................................... 7 1.1.1.6. Mối quan hệ giữa động cơ và động lực lao động..............................8 1.1.1.7. Mối quan hệ giữa nhu cầu, lợi ích với động cơ, động lực lao động...8 1.1.1.8. Động Viên.........................................................................................9 1.1.2. Các học thuyết tạo động lực lao động..................................................... 9 1.1.2.1. Hệ thống thứ bậc các nhu cầu của Maslow....................................... 9 1.1.2.2. Học thuyết hệ thống hai yếu tố của Frederick Herzberg...................9 1.1.2.3. Học thuyết ba nhu cầu của David Mc Clelland............................... 10 1.1.2.4. Thuyết thúc đẩy bằng sự tăng cường của Skinner........................... 10 1.1.2.5. Thuyết cân bằng của Adams........................................................... 11 1.1.2.6. Học thuyết kỳ vọng của Vroom...................................................... 11 i 1.1.2.7. Học thuyết đặt mục tiêu của Locke.................................................11 1.1.3. Những yếu tố tạo động lực làm việc cho người lao động........................12 1.1.3.1. Tạo động lực thông qua khuyến khích vật chất................................12 1.1.3.2. Tạo động lực thông qua khuyến khích tinh thần...............................14 1.2. Cơ sở thực tiễn...............................................................................................16 1.2.1. Những bất cập trong công tác tạo động lực cho nhân viên ở nước ta......16 1.2.2. Những điểm mới trong Bộ luật lao động (sửa đổi) có ảnh hưởng tới động lực làm việc của người lao động.......................................................................17 1.2.3. Chính sách phát triển nhân lực ở tỉnh Thừa Thiên Huế...........................19 1.3. Một số nghiên cứu tạo động lực làm việc trước đây......................................20 1.4. Đề xuất mô hình nghiên cứu..........................................................................23 1.5. Giả thuyết nghiên cứu....................................................................................23 1.6. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................24 1.6.1. Nghiên cứu định tính...............................................................................24 1.6.2. Nghiên cứu định lượng...........................................................................24 1.6.2.1. Nguồn dữ liệu thứ cấp......................................................................24 1.6.3. Xác định kích thước mẫu và phương pháp thu thập số liệu.....................25 1.6.3.1. Phương pháp chọn mẫu....................................................................25 1.6.3.2. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu..........................................25 1.6.4. Quy trình nghiên cứu..............................................................................26 CHƯƠNG II – PHÂN TÍCH CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CP CHẾ BIẾN LÂM SẢN XK PISICO HUẾ... 28 2.1. Tổng quan về công ty CP chế biến lâm sản XK Pisico Huế.........................28 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty.......................................28 2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty.......................................................28 2.1.2.1. Chức năng của công ty.....................................................................28 2.1.2.2. Nhiệm vụ của công ty.......................................................................28 2.1.3. Tổ chức bộ máy tại Công ty CP chế biến lâm sản XK Pisico Huế..........29 2.1.4. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ba năm 2011 – 2013.................30 2.1.5. Tình hình nguồn nhân lực của công ty CP Pisico Huế............................33 2.1.6. Tình hình về cơ sở vật chất kỉ thuật........................................................34 2.2. Những chính sách tạo động lực làm viêc cho người lao động đang được áp dụng tại Công ty CP chế biến lâm sản XK Huế...................................................34 ii 2.2.1. Môi trường và điều kiện làm việc...........................................................34 ii 2.2.1.1. Giờ làm việc.....................................................................................34 2.2.1.2. Thời gian nghỉ ngơi..........................................................................35 2.2.1.3. An toàn vệ sinh trong lao động.........................................................36 2.2.2. Các quy định về môi trường nhân sự.......................................................36 2.2.3. Chính sách về lương bổng.......................................................................36 2.2.3.1. Hình thức trả lương..........................................................................36 2.2.3.2. Tiền lương tối thiểu và thời gian trả lương.......................................37 2.2.3.3. Tiền lương làm thêm giờ..................................................................37 2.2.3.4. Xét duyệt lương và nâng lương........................................................37 2.2.4. Chính sách về phúc lơi.........................................................................37 2.2.4.1. Bảo hiểm xã hội................................................................................37 2.2.4.2. Bảo hiểm y tế....................................................................................37 2.2.4.3. Bảo hiểm thất nghiệp........................................................................38 2.2.4.4. Công đoàn........................................................................................38 2.2.4.5. Chăm sóc sức khỏe...........................................................................38 2.2.5. Chính sách về bố trí công việc..............................................................38 2.2.5.1. Chính sách bố trí công việc đối lao động nữ....................................39 2.2.5.2. Nguyên tắc, thời hạn chuyển người lao động làm việc khác trái nghề....39 2.2.6. Chính sách đào tạo thăng tiến, thăng tiến.............................................40 2.2.6.1. Tổ chức bồi dưỡng, nâng cao chuyên môn cho người lao động.......40 2.2.6.2. Bồi thường chi phí đào tạo...............................................................40 2.2.7. Chính sách khen thưởng và ký luật......................................................40 2.2.7.1. Khen thưởng.....................................................................................40 2.2.7.2. Các hình thức xử lý kỷ luật..............................................................41 2.3. Thực trạng công tác tạo động lực cho người lao động tại công ty CP chế biến lâm sản XK Pisico Huế.........................................................................................42 2.3.1. Đặc điểm của tổng thể điều tra.............................................................42 2.3.1.1. Giới tính...........................................................................................42 2.3.1.3. Trình độ học vấn..............................................................................43 2.3.1.4. Thu nhập......................................................................................................44 2.3.1.5. Thời gian làm việc tại công ty......................................................................45 2.3.1.6. Chức vụ............................................................................................45 2.3.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động tại Công ty CP Pisico Huế........................................................................46 3 2.3.2.1. Phân tích nhân tố khám phá EFA cho các biến độc lập...................46 2.3.2.2. Rút trích nhân tố chính “Động lực làm việc ” của người lao động..49 2.3.3. Kiểm định độ tin cậy thang đo (Cronbach's Alpha)..............................50 2.3.4. Đánh giá sự phù hợp của mô hình thông qua phân tích nhân tố khẳng định (CFA)........................................................................................................51 2.3.5. Mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM).....................................................56 2.3.5.1. Phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM lần 1...........................56 2.3.5.2. Phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM lần 2...........................58 2.3.5.3. Phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM lần 3...........................59 2.3.5.4. Phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM lần 4...........................59 2.3.5.5. Ước lượng mô hình bằng Bootstrap................................................61 2.3.5.6. Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc cho người lao động........................................................................................................62 2.3.6. Đánh giá của người lao động đối với các yếu tố ảnh hưởng tới động lực làm việc............................................................................................................62 2.3.6.1. Quan hệ với đồng nghiệp cấp trên...................................................63 2.3.6.2. Sự thích thú trong công việc...........................................................64 2.3.6.3. Cơ hội thăng tiến và phát triển.........................................................66 2.3.6.4. Cam kết tổ chức................................................................................67 2.3.6.5. Đánh giá chung của người lao động đến các chính sách tạo động lực làm việc của công ty CP chế biến lâm sản XK Pisico Huế............................68 2.3.7. Phân tích sự khác biệt về động lực làm việc giữa các nhóm người lao động . 69 2.3.7.1 Theo giới tính..............................................................................69 2.3.7.2. Theo trình độ học vấn.......................................................................70 2.3.7.3. Theo số năm làm việc tại công ty.....................................................71 CHƯƠNG III – GIẢI PHÁP NÂNG CAO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CP CHẾ BIẾN LÂM SẢN XUẤT KHẨU PISICO HUẾ..........................................................................................................73 3.1. Định hướng của công ty trong những năm tới...............................................73 3.2. Giải pháp tạo động lực cho người lao động tại công ty CP chế biến lâm sản xuất khẩu Pisico Huế............................................................................................74 3.2.1. Những đề xuất của người lao động để tạo động lực làm việc cho họ......74 3.2.2. Giải pháp.................................................................................................74 3.2.2.1. Giải pháp về cơ hội thăng tiến và phát triển.....................................74 3.2.2.2. Giải pháp nhằm tăng sự thích thú trong công việc............................75 3.2.2.3. Giải pháp nhằm cải thiện quan hệ với đồng nghiệp, cấp trên...........76 3.2.2.4. Giải pháp về cam kết tổ chức...........................................................77 PHẦN III: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.........................................................................78 1. Kết luận................................................................................................................ 78 2. Kiến nghị.............................................................................................................. 79 2.1. Đối với tỉnh Thừa Thiên Huế.........................................................................79 2.2. Đối với công ty CP chế biến lâm sản XK Pisico Huế....................................79 2.3. Đối với người lao động..................................................................................79 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................80 PHỤ LỤC...................................................................................................................84 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU CP : Cổ phần XK : Xuất khẩu BHYT : Bảo hiểm y tế BHXH : Bảo hiểm xã hội MTLV : Môi trường và điều kiện làm việc BTCV : Bố trí và sắp xếp công việc LTPL : Lương thưởng, phúc lợi QHĐN : Quan hệ với đồng nghiệp cấp trên TTCV : Sự thích thú trong công việc TTPT : Cơ hội thăng tiến và và phát triển CKTC : Cam kết tổ chức ĐLLV : Động lực làm việc SL : Số lượng PGS : Phó giáo sư TS : Tiến sĩ EFA : Exploratory factor analysis CFA : Confirmatory factor analysis SEM : Structural Equation Modeling DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Phân biệt động cơ và động lực lao động........................................................7 Bảng 2.1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty CP chế biến lâm sản XK Pisico Huế.............................................................................................................32 Bảng 2.2 : Tình hình nguồn nhân lực công ty CP Pisico Huế 2011- 2013..................33 Bảng 2.3: Tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật hiện tại....................................................34 Bảng 2.4: Kiểm định KMO and Bartlett's Test............................................................46 Bảng 2.5: Kiểm định KMO và Bartlett’s Test các biến “Động lực làm việc”..............49 Bảng 2.6: Kết quả phân tích nhân tố “Động lực làm việc ” của người lao động tại công ty CP Pisico Huế..........................................................................................................49 Bảng 2.7: Kiểm định Cronbach's Alpha.......................................................................50 Bảng 2.8: Các chỉ số đánh giá sự phù hợp của mô hình với dữ liệu thị trường............51 Bảng 2.9: Độ tin cậy tổng hợp và tổng phương sai rút trích các khái niệm.................52 Bảng 2.10: Các hệ số đã chuẩn hóa và chưa chuẩn hóa...............................................53 Bảng 2.11: Đánh giá giá trị phân biệt..........................................................................54 Bảng 2.12: Tổng phương sai rút trích (AVE) của các khái niệm................................55 Bảng 2.13: Ma trận tương quan giữa các khái niệm....................................................55 Bảng 2.14: Kết quả phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM lần 1........................57 Bảng 2.15: Kết quả phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM lần 2.........................58 Bảng 2.16: Kết quả phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM lần 3........................59 Bảng 2.17: Kết quả phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM lần 4........................60 Bảng 2.18: Các trọng số chưa chuẩn hóa phân tích Bootstrap.....................................61 Bảng 2.19: Đánh giá của người lao động về các yếu tố thuộc Quan hệ với đồng nghiệp cấp trên........................................................................................................................ 63 Bảng 2.20: Đánh giá của người lao động về các yếu tố thuộc sự thích thú trong công việc.............................................................................................................................. 64 Bảng 2.21: Đánh giá của người lao động về các yếu tố thuộc Cơ hội thăng tiến và phát triển.............................................................................................................................. 66 Bảng 2.22: Đánh giá của người lao động về các yếu tố thuộc Cam kết tổ chức...........67 vii Bảng 2.23: Đánh giá của người lao động về động lực làm việc của họ.......................68 Bảng 2.24: Sự khác biệt trong đánh giá giữa các nhóm người lao động phân theo giới tính............................................................................................................................... 69 Bảng 2.25: Sự khác biệt trong đánh giá giữa các nhóm người lao động phân theo trình độ học vấn.................................................................................................................... 70 Bảng 2.26: Sự khác biệt trong đánh giá giữa các nhóm người lao động phân theo thời gian làm việc tại công ty..............................................................................................71 Bảng 3.1: Đề xuất của người lao động để tạo động lực làm việc cho họ.....................74 viii DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.2: Quy trình nghiên cứu...............................................................................................26 Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lí..................................................................................29 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Biểu đồ thể hiện cơ cấu giới tính của người lao động..............................42 Biểu đồ 2.2: Độ tuổi người lao độnglàm việc tại công ty CP Pisico Huế.....................43 Biểu đồ 2.3: Trình độ học vấn của toàn bộ người lao động tại công ty........................43 Biểu đồ 2.4: Thu nhập của toàn bộ người lao động làm việc tại công ty.....................44 Biểu đồ 2.5: Biểu đồ 2.5: Thời gian làm việc tại công ty.............................................45 Biểu đồ 2.6: Chức vụ làm việc.....................................................................................45 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 1.1 : Mô hình nghiên cứu đề xuất...................................................................................23 Hình 2.1: Mô hình phân tích nhân tố khẳng định FCA.............................................................56 Hình 2.2: Mô hình cấu trúc tuyến tính SEM lần 1....................................................................57 Hình 2.3: Mô hình cấu trúc tuyến tính SEM lần 4....................................................................60 Hình 2.4: Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc...........................................62 ix Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Phương Trung PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Muốn tồn tại và phát triển trong cuộc cạnh tranh gay gắt trên thị trường, đặc biệt là trong thời buổi kinh tế khó khăn như hiện nay đòi hỏi các doanh nghiệp không ngừng cải thiện sản phẩm, nâng cao chất lượng, tăng năng suất lao động, mở rộng thị trường...để thực hiện những điều đó thì nguồn lực quan trọng và mang tính quyết định không phải là công nghệ, thông tin hay nguồn lực tài chính mà đó chính là con người. Nhận thức được điều này, nên việc quản lý và sử dụng hiệu quả lao động luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp Việt Nam. Vấn đề tuyển dụng và bố trí sử dụng đúng người, đúng việc là quan trọng nhưng khuyến khích, động viên, tạo động lực cho người lao động phát huy tối đa khả năng trí tuệ của bản thân mới là vấn đề then chốt nhất trong việc sử dụng lao động. Việc tạo động lực làm việc cho người lao động càng quan trong hơn đối với các doanh nghiệp sản xuất. Vì công nhân viên là lực lượng chiếm phần lớn trong toàn bộ lực lượng lao động của ngành, đóng vai trò quan trọng quyết định đến năng suất và sản lượng sản phẩm. Là lực lượng luôn phải làm việc trong các nhà máy sản xuất, trực tiếp tiếp xúc với máy móc thiết bị công nghệ cao, môi trường sản xuất độc hại, tiếng ồn, nhiệt độ trong nhà máy khắc nghiệt... Vì vậy, để xây dựng một đội ngũ công nhân viên có trình độ, tay nghề, khả năng thích ứng cao trong môi trường làm việc khắc nghiệt đòi hỏi công ty luôn phải chú trọng và quan tâm hơn nữa đến công nhân viên, không chỉ môi trường làm việc mà còn vấn đề cá nhân và gia đình của họ. Tuy nhiên, qua trao đổi ý kiến với trưởng phòng nhân sự của công ty CP Pissico Huế, anh cho biết mặc dù lãnh đạo công ty đã quan tâm tới vấn đề tạo động lực và thực hiện một số biện pháp nhưng tới nay vẫn chưa mang lại kết quả như mong đợi. Để tìm hiểu, phân tích những mặt được và chưa được, nguyên nhân của những tồn tại và đề ra các biện pháp nhằm giúp công ty tiếp tục phát triển hơn nữa nên tôi quyết định chọn đề tài “Phân tích công tác tạo động lực làm việc cho người lao động tại công ty CP chế biến lâm sản XK Pisico Huế” làm khóa luận tốt nghiệp. SVTH: Trương Thị Mỹ Tiến – K44 A Thương mại 1 2. Mục tiêu nghiên cứu Với mục tiêu chính là phân tích công tác tạo động lực làm việc cho nhân viên tại công ty CP chế biến lâm sản XK Pisico Huế, tôi đặt ra những mục tiêu nghiên cứu cụ thể sau đây:  Tổng quan về vấn đề nghiên cứu: Hệ thống hóa những lý luân khoa học cơ bản về động lực làm việc, tạo động lực làm việc. Phân biệt những khái niệm cơ bản: Động lực lao động, đông cơ lao động và động viên. Nêu ra những đặc điểm của đối tượng điều tra và địa bàn nghiên cứu.  Phân tích và đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động tại công ty CP chế biến lâm sản XK Pisico Huế Xác định các yếu tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của người lao động tại công ty. Phân tích, đánh giá thực trạng công tác tạo động lực làm việc cho người lao động tại công ty. Dò tìm sự khác biệt trong đánh giá các yếu tố ảnh hưởng tới động lực làm việc giữa các nhóm người lao động (phân theo giới tính, thời gian làm việc tại công ty, trình độ chuyên môn nghiệp vụ).  Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng công tác tạo động lực làm việc cho người lao động tại công ty CP chế biến lâm sản XK Pisico Huế để đề xuất giải pháp thích hợp nhất nhằm nâng cao động lực làm việc cho người lao động. 3. Câu hỏi nghiên cứu Công tác tạo động lực làm việc của người lao động tại công ty CP chế biến lâm sản XK Pisico Huế hiện nay như thế nào? Các yếu tố nào ảnh hưởng tới động lực làm việc của người lao động tại công ty CP chế biến lâm sản XK Pisico Huế? Yếu tố nào ảnh hưởng lớn nhất/thấp nhất đến động lực làm việc của công nhân viên tại công ty CP Pisico Huế?  Động lực làm việc giữa các nhóm nhân viên (chia theo giới tính, số năm kinh nghiệm, trình độ) có sự khác biệt không?  Làm thế nào để tăng cường động lực làm việc cho người lao động tại Công ty? 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu a. Đối tượng nghiên cứu  Khách thể: người lao động ( gồm công nhân làm việc tại xưởng và nhân viên văn phòng ) đang làm việc tại công ty CP chế biến lâm sản XK Pisico Huế  Đối tượng: Công tác tạo động lực làm việc cho người lao động tại công ty CP chế biến lâm sản XK Pisico Huế. b. Phạm vi nghiên cứu  Về không gian: Nghiên cứu được tiến hành tại công ty CP chế biến lâm sản XK Pisico Huế.  Về Thời gian: + Thu thập dữ liệu sơ cấp: thu thập và xử lý từ tháng 2 đến tháng 4 năm 2014. + Thu thập dữ liệu thứ cấp: trong 3 năm 2011 - 2013. 5. Dàn ý nội dung nghiên cứu PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Chương I – Tổng quan về động lực làm việc cho người lao động Chương II – Phân tích công tác tạo động lực làm việc cho người lao động tại công ty CP chế biến lâm sản XK Pisico Huế. Chương III – Giải pháp nâng cao động lực làm việc cho người lao động tại công ty CP chế biến lâm sản XK Pisico Huế. PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I - TỔNG QUAN VỀ TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Khái niệm động lực và các vấn đề liên quan 1.1.1.1. Động lực Động lực là một thuật ngữ được sử dụng rất nhiều. Trong kinh tế, động lực được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau: “Động lực là một mức độ mà một cá nhân muốn đạt tới và lựa chọn để gắn kết các hành vi của mình.” (Mitchell (1999 ) ) “Động lực lao động là sự khao khát, tự nguyện của người lao động để tăng cường nỗ lực nhằm hướng tới một mục tiêu, kết quả nào đó”( Nguyễn Vân Điềm và Nguyễn Ngọc Quân (2008).) “Động lực lao động là những nhân tố bên trong kích thích con người tích cực làm việc trong điều kiện cho phép tạo ra năng suất, hiệu quả cao. Biểu hiện của động lực là sự sẵn sàng, nỗ lưc, say mê làm việc nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức cũng như bản thân người lao động.”( Bùi Anh Tuấn (2003)) “Động lực làm việc liên quan tới các thái độ hành vi của cá nhân. Nó bắt nguồn từ các nhu cầu nội tại khác nhau của cá nhân đó và thúc đẩy cá nhân hành động để thỏa mãn các nhu cầu này. Động lực làm việc cũng bao hàm năng lượng, mục tiêu, sự cố gắng, sự lựa chọn, sự kiên trì, và sức lực cần thiết của cá nhân trong quá trình lựa chọn, định hướng, tự thể hiện, thay đổi, kháng cự, và liên tục của hành vi. Mặt khác, động lực có thể thay đổi bởi nó không chỉ phụ thuộc vào đặc điểm, kiến thức, kỹ năng và khả năng của cá nhân mà vào các yếu tố bên ngoài như đặc điểm công việc, quan hệ xã hội, môi trường kinh tế- xã hội, và đặc điểm của tổ chức nơi cá nhân đó làm việc.” (Mai Đức Anh (2010) ). Những khái niệm trên tuy có khác nhau nhưng đều thể hiện được bản chất của động lực gồm những điểm như sau: - Đông lực lao động không phải là đặc tính cá nhân. Con người khi sinh ra không ai đã có sẵn tính cách này, nó cũng không phải là cái cố hữu mà thường xuyên thay đổi. Tuỳ từng giai đoạn mà mỗi người có thể có động lực lao động rất cao hoặc động lực chưa chắc đã tồn tại. - Động lực lao động luôn mang tính tự nguyện. Nếu bị ép buộc hoặc làm việc một cách bị động chắc chắn kết quả công việc sẽ kém và chất lượng công việc sẽ không cao. Vì vậy nhà quản lý phải có nghệ thuật để tăng cường tính tự giác, tự nguyện của người lao động để tạo ra động lực lao động nhằm thu được kết quả thực hiện công việc thật tốt và có khi ngoài mong đợi. - Động lực lao động luôn gắn liền với một công việc cụ thể, một tổ chức, một môi trường làm việc cụ thể, không tồn tại động lực chung chung không gắn với một công việc cụ thể nào. Như vậy phải hiểu rõ về công việc và môi trường làm việc thì mới có thể đưa ra biện pháp tạo động lực cho người lao động. - Trong trường hợp các nhân tố khác không thay đổi, động lực lao động sẽ dẫn tới năng suất hiệu quả cao hơn. Nhưng động lực chỉ là nguồn gốc chứ không phải nhân tố tất yếu dẫn tới tăng năng suất lao động cá nhân và hiệu quả công việc vì điều này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như trình độ, tay nghề, phương tiện lao động... 1.1.1.2. Tạo động lực là gì? Đây là vấn đề thuộc lĩnh vực quản trị của mỗi doanh nghiệp. Các nhà quản trị trong tổ chức muốn xây dựng công ty, xí nghiệp vững mạnh thì phải dùng mọi biện pháp kích thích người lao động hăng say làm việc, phát huy tính sáng tạo trong quá trình làm việc. PGS TS Bùi Anh Tuấn, trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân cho rằng: Tạo động lực cho người lao động là trách nhiệm và mục tiêu của người quản lý. Điều quan trọng nhất là thông qua các biện pháp chính sách có thể khai thác, sử dụng có hiệu quả và phát huy tiềm năng nguồn nhân lực của doanh nghiệp. Một khi người lao động có động lực làm việc thì sẽ tạo ra khả năng nâng cao năng suất lao động và hiệu quả công tác. Mà nó còn tạo ra sự gắn bó và thu hút lao động giỏi về với tổ chức. Vậy tạo động lực cho người lao động được hiểu là hệ thống các chính sách, biện pháp, thủ thuật quản lý mà nhà quản trị áp dụng vào người lao động nhằm nhằm làm cho người lao động có động lực trong lao động. Vấn đề quan trọng của động lực là mục tiêu. Để đưa ra những mục tiêu phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng của người lao động, tạo cho người lao động sự hăng say, nỗ lực trong quá trình làm việc thì nhà quản lý phải biết được mục đích hướng tới của người lao động. Việc dự đoán và kiểm soát hành động của người lao động hoàn toàn có thể thực hiện được thông qua việc nhận biết động cơ và nhu cầu của họ. Nhà quản trị muốn nhân viên trong doanh nghiệp nỗ lực hết sức vì doanh nghiệp họ phải sử dụng các biện pháp khuyến khích đối với người lao động đồng thời tạo điều kiện cho người lao động hoàn thành công việc của họ một cách tốt nhất. Khuyến khích bằng vật chất lẫn tinh thần, tạo ra bầu không khí thi đua trong nhân viên có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển của daonh nghiệp. 1.1.1.3. Vai trò của việc tạo động lực làm việc cho người lao động Qua nghiên cứu một số học thuyết, các quan điểm quản trị khác nhau cho thấy động lực có vai trò quan trọng trong việc quyết định hành vi người lao động. - Người lao động sẽ có những hành vi tích cực trong việc hoàn thiện mình thông qua công việc. - Động lực thúc đẩy hành vi ở hai góc độ trái ngược nhau đó là tích cực và tiêu cực. Người lao động có động lực tích cực thì sẽ tạo ra một tâm lý làm việc tốt, lành mạnh đồng thời cũng góp phần làm cho doanh nghiệp ngày càng vững mạnh hơn. - Tạo động lực luôn là vấn đề đặt ra đối với mỗi nhà quản lý. Chính sách tiền lương, tiền thưởng có phù hợp hay không? Bố trí công việc có phù hợp hay không? Công việc có làm thỏa mãn được nhu cầu của người lao động hay không?... Tất cả những yếu tố này quyết định đến việc hăng hái làm việc hay trì trệ bất mãn dẫn đến từ bỏ doanh nghiệp của người lao động. 1.1.1.4. Động cơ Động cơ làm việc cũng được theo nhiều cách khác nhau: PGS.TS. Lê Thế Giới cho rằng “Động cơ ám chỉ những nỗ lực cả bên trong lẫn bên ngoài của một con người có tác dụng khơi dậy lòng nhiệt tình và sự kiên trì theo đuổi một cách thức hành động đã xác định”. Trong bài giảng Môn Hành vi khách hàng của thầy Tống Viết Bảo Hoàng, trường Đại Học Kinh tế Huế, thầy có trích dẫn 2 định nghĩa động cơ: - Định nghĩa thứ nhất theo Leon G.Schiffman và Leslie Lazar Kanuk: Động cơ là động lực bên trong mỗi cá nhân thúc đẩy họ hành động. Động lực này được sinh ra bởi trạng thái căng thẳng do nhu cầu chưa được thỏa mãn. - Định nghĩa thứ hai theo Philip Kotler: Động cơ là nhu cầu đã trở nên bức thiết buộc con người phải hành động để thỏa mãn nó. Khi nhu cầu được thảo mãn thì sẽ giảm bớt trạng thái căng thẳng, và khi không còn trạng thái căng thẳng này nữa thì động cơ sẽ tạm biến mất. 1.1.1.5. Phân biệt động cơ và động lực lao động PGS.TS Trần Xuân Cầu, trường Đại học Kinh tế Quốc Dân cho rằng để phân biệt động cơ và động lực lao động thì cần nhận biết được sự giống nhau và khác nhau giữa chúng như sau:  Giống nhau  Động lực lao động và động cơ lao động đều xuất phát từ bên trong bản thân người lao động và chịu sự tác động mang tính chất quyết định từ phía bản thân người lao động.  Động cơ và động lực lao động mang tính trừu tượng, đều là những cái không nhìn thấy được mà chỉ thấy được thông qua quan sát hành vi của người lao động rồi phỏng đoán.  Khác nhau Do có nhiều điểm tương đồng nhau nên dễ dẫn tới sự nhầm lẫn, vì vậy cần phải nắm rõ những điểm khác biệt sau đây là hết sức cần thiết và để nhận thức sâu sắc hơn về động lực lao động Bảng 1.1: Phân biệt động cơ và động lực lao động Động cơ lao động Động lực lao động  Chịu sự tác động lớn từ phía bản thân  Chịu sự tác động lớn từ bản thân người người lao động, gia đình và môi trường xã lao động và môi trường tổ chức nơi người hội xung quanh. lao động làm việc.  Động cơ lao động nói tới sự phong phú  Động lực lao động nói tới sự biến đổi đa dạng, cùng một lúc có thể tồn tại nhiều về mức độ: cao hay thấp, có hay không. động cơ.  Trả lời cho câu hỏi: “ Vì sao mà người  Trả lời cho câu hỏi: “Vì sao người lao lao động làm việc cho tổ chức có hiệu quả động làm việc”. đến vậy”.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng