Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân tích chuối giá trị sản phẩm hoa đà lạt ...

Tài liệu Phân tích chuối giá trị sản phẩm hoa đà lạt

.PDF
39
394
100

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH KHOA KINH TẾ PHÁT TRIỂN  CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ SẢN PHẨM HOA ĐÀ LẠT Giảng viên hướng dẫn: Th.S Nguyễn Ngọc Danh Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Phương Thảo Lớp : KHĐT 02 – K33 MSSV : 107205833 Tp. Hồ Chí Minh, tháng 04 năm 2011 1 NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN ............................................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................................... 2 MỤC LỤC Trang CHƢƠNG I: MỞ ĐẦU ................................................................................................. 1 1. Đặt vấn đề ................................................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................... 1 3. Bố cục đề tài ................................................................................................................ 1 CHƢƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ........................................................................... 3 1. Các khái niệm cơ bản .................................................................................................. 3 2. Xác định các hoạt động giá trị .................................................................................... 4 2.1 Các hoạt động sơ cấp .................................................................................................................. 4 2.2 Các hoạt động hỗ trợ ................................................................................................. 5 3. Những mối liên kết dọc của chuỗi giá trị .................................................................... 5 CHƢƠNG III: THỰC TRẠNG VỀ NGÀNH TRỒNG HOA TẠI ĐÀ LẠT .......... 7 1. Giới thiệu về Đà Lạt.................................................................................................... 7 1.1 Điều kiện tự nhiên ..................................................................................................... 7 1.2 Điều kiện kinh tế xã hội ............................................................................................ 8 1.3 Con người Đà Lạt...................................................................................................... 9 1.4 Chiến lược định hướng phát triển của Tp. Đà Lạt .................................................... 9 2. Thị trường sản xuất hoa cắ t cành ta ̣i Đà Lạt ............................................................. 10 3. Phân tích SWOT ngành trồng hoa tại Đà Lạt ........................................................... 12 4. Chuỗi giá trị hoa cắt cành tại Đà Lạt ........................................................................ 13 4.1Chuỗi giá trị 1 .......................................................................................................... 13 4.2 Chuỗi giá trị 2 ......................................................................................................... 17 4.3 Chuỗi giá trị 3 ......................................................................................................... 20 CHƢƠNG IV: GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VÀ NÂNG CAO CHUỖI GIÁ TRỊ HOA ĐÀ LẠT.............................................................................................................. 29 1. Thị trường tiêu thụ sản phẩm hoa trong nước và thế giới......................................... 29 1.1 Trong nước .............................................................................................................. 29 1.2 Thế giới ................................................................................................................... 29 2. Giải pháp cho việc nâng cao trình độ và nhận thức của người trồng hoa về tiềm năng của ngành sản xuất hoa ở Đà Lạt – Lâm Đồng ............................................................. 30 3. Giải pháp xây dựng chuỗi giá trị tối ưu cho sản phẩm hoa cắt cành Đà Lạt ............ 33 CHƢƠNG V: KẾT LUẬN ......................................................................................... 36 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 37 3 CHƢƠNG I MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề: Ngày nay, nhiều nước trên thế giới, kể cả các nước đã phát triển như Hà Lan, Tây Ban Nha, Nhật Bản … lẫn các nước kém và đang phát triển như Kennya, Etiopia, Columbia… ngành sản xuất hoa đã trở thành một ngành kinh tế trọng điểm mang lại nhiều lợi nhuận. Trình độ khoa học và công nghệ sản xuất hoa đang có những bước tiến vượt bậc. Tại Việt Nam, cụ thể là tại Đà Lạt, ngành trồng hoa đã được hình thành từ rất lâu đời. Tỉnh Lâm Đồng cũng chú trọng đầu tư phát triển Đà Lạt trở thành vùng trồng hoa trọng điểm lớn nhất quốc gia. Chất lượng hoa Đà Lạt được đánh giá cao, chủng loại hoa phong phú được thị trường ưu chuộng. Tuy nhiên, trong thời gian khoảng 10 năm trở lại đây, ngành trồng hoa tại Đà Lạt vẫn chưa phát huy được tiềm năng và lợi thế so sánh của ngành. Sản lượng và chất lượng hoa tuy có tăng nhưng không ổn định, chất lượng hoa không đồng đều. Ngành trồng hoa Đà Lạt chưa tiến xa và hội nhập với ngành trồng hoa quốc tế là do việc định hình chuỗi giá trị hoa Đà Lạt không được quan tâm đúng mức. Do đó, tôi chọn đề tài “Phân tích chuỗi giá trị sản phẩm hoa Đà Lạt” nhằm phát huy lợi thế của ngành trồng hoa Đà Lạt thông qua việc xây dựng và nâng giá chuỗi giá trị của ngành. 2. Mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu nghiên cứu đặt ra cho đề tài: - Đánh giá tổng quan về thực trạng ngành trồng hoa tại Đà Lạt. - Phân tích những chuỗi giá trị khác nhau của ngành trồng hoa. - Xây dựng nhận thức mới cho người trồng hoa Đà Lạt về việc phát triển ngành trồng hoa theo hướng nông nghiệp công nghệ cao. - Định hình chuỗi giá trị sản phẩm hoa Đà Lạt phù hợp. 3. Bố cục đề tài: Kết cấu của đề tài gồm 5 chương: Chƣơng I: Chương mở đầu Chƣơng II: Cơ sở lý thuyết Chƣơng III: Thực trạng về ngành trồng hoa tại Đà Lạt 4 Chƣơng IV: Giải pháp xây dựng và nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm hoa Đà Lạt Chƣơng V: Kết luận 5 CHƢƠNG II CƠ SỞ LÝ THUYẾT Xuất bản lần đầu tiên năm 1985, Lợi thế cạnh tranh ( Competitive Advantage) của Michael E. Porter đã xây dựng những khái niệm đầu tiên về chuỗi giá trị. Trong quyển sách, tác giả đã sử dụng một công cụ mang tên “chuỗi giá trị” nhằm tách người mua, nhà cung cấp, doanh nghiệp thành một loạt các hoạt động phân biệt nhưng kết nối với nhau, từ đó tạo ra chuỗi giá trị. 1. Các khái niệm cơ bản: Giá trị là mức tiền mà người mua sẵn lòng thanh toán cho những sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp. Giá trị được đo lường bằng tổng doanh thu, phản ánh sự điều tiết giá cả của sản phẩm và số lượng của đơn vị sản phẩm có thể bán ra của doanh nghiệp. Giá trị cộng thêm là giá bán với chi phí thu mua nguyên liệu thô thấp hơn. Khi phân tích chuỗi giá trị chúng ta cần phân biệt rõ giữa giá trị và giá trị cộng thêm, vì giá trị cộng thêm không phân biệt chính xác nguyên liệu thô từ nhiều nguồn đầu vào khác nhau được dùng trong các hoạt động của doanh nghiệp. Đồng thời, giá trị cộng thêm cũng không nêu bật mối liên hệ giữa một doanh nghiệp và các nhà cung cấp của họ, điều này có thể làm giảm chi phí và tăng cường khác biệt hóa cho doanh nghiệp đó. Chuỗi giá trị chia cắt một doanh nghiệp thành những hoạt động có tính chiến lược có liên quan với nhau nhằm hiểu rõ hành vi chi phí, sự tồn tại và tiềm năng của các nguồn lực để thực hiện các khác biệt hóa. Chuỗi giá trị thể hiện tổng giá trị, bao gồm các hoạt động giá trị và lợi nhuận. Hoạt động giá trị là những hoạt động đặc trưng về phương diện vật lý và công nghệ. Đây là những bộ phận cấu thành để tạo ra các sản phẩm có giá trị cho người mua. Lợi nhuận là sự chênh lệch giữa tổng giá trị và tập hợp các chi phí cho việc thực hiện các hoạt động giá trị. Định nghĩa chuỗi giá trị: Để phân tích chuỗi giá trị và lợi thế cạnh tranh, việc định nghĩa chuỗi giá trị là cần thiết để có thể cạnh tranh trong một ngành riêng biệt. Mỗi trường hợp tổng quát có thể được phân chia thành những hoạt động riêng. Mức độ phân chia phù hợp sẽ tùy thuộc vào tính kinh tế của các hoạt động và mục đích của việc phân tích chuỗi giá trị. Nguyên tắc cơ bản là các hoạt động này cần được cắt rời và riêng biệt : - Về tính kinh tế khác nhau; - Có tiềm năng ảnh hưởng lớn đến khác biệt hóa; - Chiếm phần đáng kể hay phần đang gia tăng về chi phí. 6 (Nguồn: http://argowiki.com/images/9/9e/Value_Chain.gif) 2. Xác định các hoạt động giá trị: Hoạt động giá trị có thể chia làm hai loại chính: hoạt động sơ cấp và hoạt động hỗ trợ. Hoạt động sơ cấp là những hoạt động mang tính vật chất liên quan đến việc tạo ra sản phẩm, bán và chuyển giao cho khách hàng cũng như những công tác hỗ trợ sau bán hàng. Hoạt động hỗ trợ là những hoạt động mang tính hỗ trợ cho việc cạnh tranh trong ngành. Các hoạt động sơ cấp: có 5 loại tổng quát, mỗi loại chia ra thành nhiều hoạt động riêng 2.1. rẽ, tùy thuộc vào từng ngành và từng chiến lược riêng của doanh nghiệp.  Logictics đầu vào (inbound logictics): Các hoạt động liên quan đến tiếp nhận, tồn kho, phân phối các đầu vào của sản phẩm, chẳng hạn như quản lý nguyên vật liệu, lưu kho và quản lý tồn kho, lập trình hoạt động cho các phương tiện và hoàn trả cho nhà cung cấp.  Vận hành (operations): Các hoạt động liên quan đến chuyển hóa các đầu vào thành hình thái sản phẩm sau cùng như: gia công, đóng gói, lắp ráp, bảo trì,…  Logictics đầu ra (outbound logictics): các hoạt động liên quan đến thu gom, lưu trữ và phân phối thực tế các sản phẩm đến người mua, chẳng hạn như tồn kho thành phẩm, quản lý các vật liệu, vận hành với các phương tiện phân phối, quy trình đặt hàng và xây dựng lịch làm việc.  Marketing và bán hàng ( marketing and sales): các hoạt động liên quan đến việc cung cấp phương tiện để khách hàng mua sản phẩm, hoặc thúc đẩy họ mua sản phẩm. Ví dụ như: quảng cáo, khuyến mãi, bán hàng, báo giá, lựa chọn kênh phân phối,..  Dịch vụ (service): các hoạt động liên quan đến cung cấp dịch vụ nhằm tăng cường hoặc duy trì tốt giá trị của sản phẩm, chẳng hạn lắp đặt, sửa chữa, huấn luyện, cung cấp phụ tùng, và điều chỉnh sản phẩm. 7 Các hoạt động hỗ trợ: được chia làm 4 nhóm tổng quát, cũng như hoạt động sơ cấp, các 2.2. loại hình của hoạt động hỗ trợ có thể được chia thành nhiều hoạt động giá trị khác nhau mang tính đặc thù của ngành.  Thu mua (procurements): là chức năng của công tác thu gom các đầu vào để sử dụng trong chuỗi giá trị của doanh nghiệp, chứ không đơn thuần nói về các yếu tố đầu vào.  Phát triển công nghệ (technological development): mọi hoạt động giá trị đều là hiện thân của công nghệ, đó là bí quyết, quy trình, hoặc công nghệ hiện thân trong các thiết bị của quy trình. Phát triển công nghệ bao gồm nhiều hoạt động có thể tập hợp lại trên diện rộng thành những nổ lực để cải tiến sản phẩm và quy trình.  Quản trị nguồn nhân lực (human resource management): bao gồm nhiều hoạt động liên quan đến tuyển dụng, thuê lao động, huấn luyện, phát triển và vấn đề thu nhập của tất cả các loại nhân sự. Quản trị nguồn nhân lực hỗ trợ các hoạt động sơ cấp, hoạt động hỗ trợ đơn lẻ và toàn bộ chuỗi giá trị.  Cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp ( firm infrastructure): bao gồm nhiều hoạt động như quản trị tổng quát, lập kế hoạch, tài chính, kế toán, pháp lý, công tác với các cơ quan nhà nước và quản trị chất lượng. Không giống như các hoạt động hỗ trợ khác, cơ sở hạ tầng thường hỗ trợ toàn bộ chuỗi giá trị chứ không chỉ cho các hoạt động riêng lẻ nào. 3. Những mối liên kết dọc của chuỗi giá trị: Mối liên kết không chỉ tồn tại bên trong chuỗi giá trị của doanh nghiệp mà còn có giữa chuỗi của doanh nghiệp, chuỗi của các nhà cung cấp và các kênh phân phối, được gọi là liên kết dọc. Liên kết dọc là phương thức mà các hoạt động của nhà cung cấp hoặc kênh phân phối ảnh hưởng đến các hoạt động của doanh nghiệp xét về mặt chi phí hoặc hiệu quả (hoặc ngược lại). Sự liên kết giữa chuỗi giá trị của nhà cung cấp và chuỗi giá trị của doanh nghiệp tạo ra những cơ hội cho doanh nghiệp tăng cường lợi thế cạnh tranh của họ. Sự liên kết giữa kênh phân phối và chuỗi giá trị của doanh nghiệp làm tăng thêm giá bán của doanh nghiệp. Các liên kết dọc phản ánh sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các hoạt động của doanh nghiệp và chuỗi giá trị của nhà cung cấp và các kênh phân phối. Các liên kết với nhà cung cấp có xu hướng xoáy vào các đặc tính thiết kế sản phẩm, dịch vụ, các quy trình đảm bảo chất lượng, đóng gói, quy trình giao hàng và công tác quản lý đơn đặt hàng với nhà cung cấp. Vì các liên kết dọc này kết nối các doanh nghiệp độc lập nên việc đạt đến những thỏa thuận chung cho việc khai thác liên kết và phân chia thành quả đạt được như thế nào sẽ không dễ dàng. Những liên kết đòi hỏi nhà cung cấp hoặc kênh phân phối phải tăng thêm chi phí để đem lại lợi ích cho doanh nghiệp là khó đạt được nếu doanh nghiệp không có năng lực đàm phán đáng kể. Khai thác liên kết cũng đòi hỏi tạo ra chi phí chuyển đổi như một sản phẩm phụ, ràng buộc một bên 8 hoặc cả hai bên với nhau. Điều này thường càng làm cho nhiệm vụ thỏa thuận các phương pháp để khai thác liên kết thêm rắc rối, bởi vì để đạt được đến thỏa thuận phải có sự cam kết và tin cậy ở mức cao. Tuy vậy, số tiền phải trả cho việc khai thác các liên kết này có thể sẽ cao vì các đối thủ khó lòng thực hiện được việc này. 9 CHƢƠNG III THỰC TRẠNG VỀ NGÀNH TRỒNG HOA TẠI ĐÀ LẠT 1. Giới thiệu về Đà Lạt: 1.1. Điều kiện tự nhiên: Vị trí địa lý: Thành phố Đà Lạt nằm trên cao nguyên Lâm viên, về phía Đông Bắc tỉnh Lâm Đồng. Phía Bắc giáp huyện Lạc Dương, phía Nam giáp huyện Đức Trọng, phía Đông và Đông Nam giáp huyện Đơn Dương, phía Tây và Tây Nam giáp huyện Lâm Hà. Thành phố Đà Lạt có diện tích tự nhiên 39.105 ha. Điều kiện giao thông tương đối thuận lợi để mở rộng giao lưu kinh tế với các vùng trọng điểm kinh tế phía Nam, các tỉnh Duyên hải miền Trung và Tây nguyên. Địa hình: Đà Lạt thuộc dạng sơn nguyên với độ cao trung bình 1520 m so với mực nước biển, cơ bản có thể phân làm 3 dạng: núi cao, đồi thấp và thung lũng. Nét đặc trưng của địa hình là mức độ phân cắt mạnh.Khu vực phía Bắc và Tây Bắc bị chắn bởi núi Lang Biang; phía Đông và Đông Nam thấp dần về thung lũng Đa Nhim; phía Tây và Tây Nam thấp dần về cao nguyên Di Linh. Khí hậu: Đà Lạt nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo nhưng bị chi phối bởi cao độ và địa hình tự nhiên nên khí hậu mang tính chất đặc thù so với những vùng lân cận. Nhiệt độ trung bình năm là 18.3 oC, biên độ nhiệt trong ngày 11-12 oC. Khí hậu Đà Lạt chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10 hàng năm, mùa khô từ tháng 10 năm trước đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa bình quân hàng năm ở Đà Lạt đạt 1800 mm. Cường độ mưa tập trung vào các tháng 8,9 hàng năm. Mùa khô kiệt nuớc là tháng 12, 1 và 2. Nhìn chung, Đà Lạt có khí hậu ôn hoà dịu mát quanh năm, mùa mưa nhiều, mùa khô ngắn, không có bão. Đất đai Đà Lạt được phong hoá từ nhiều nguồn khác nhau như đá macma, đá trầm tích, đá biến chất… Các loại đất thường gặp ở Đà Lạt là: đất feralit đỏ vàng (Fs), đất feralit vàng đỏ (Fa), đất mùn vàng xám (Fha), đất feralit nâu vàng (Fda), đất feralit nâu đỏ phát triển trên đá bazan (Fk), đất feralit nâu tím phát triển trên đá biến chất (Ft), đất đỏ vàng phát triển trên đá biến chất (Fj), đất phù sa (P), đất dốc tụ (Dt). Nhìn chung, độ phì nhiêu đất đai ở Đà Lạt tương đối khá, diện tích đất bị thoái hoá không đáng kể, tầng dầy đất khá sâu. Mặt hạn chế là đất có độ dốc lớn nên rất dễ bị rữa trôi và xói mòn trong mùa mưa. Khả năng giữ nước và dinh dưỡng không cao. 10 Do đặc điểm về khí hậu và thổ nhưỡng nên sự phân bố thảm thực vật tự nhiên tại Đà lạt rất phong phú và đa dạng với nhiều kiểu rừng khác nhau. Chúng vừa mang tính chất của thảm thực vật nhiệt đới ẩm, vừa mang tính chất của vùng á nhiệt đới ẩm. Trong đó, chiếm ưu thế là rừng lá kim với đặc trưng là rừng thông 3 lá. 1.2. Điều kiện kinh tế xã hội: Dân số Đà lạt hiện nay khoảng 197.013 người. Dịch vụ được xem là ngành kinh tế động lực của Thành phố. Tốc độ ngành này được duy trì và phát triển hàng năm. Cơ sở hạ tầng của thành phố Đà Lạt được quan tâm đầu tư, nhất là hệ thống giao thông nội thị, hệ thống giao thông tại các khu dân cư nông thôn, khu sản xuất công nghiệp, các khu vực tham quan du lịch. Chính quyền địa phương đang tiến hành quy hoạch các khu vực phát triển kinh tế tại các địa phương, vùng ven đô thị và vùng nông thôn theo định hướng du lịch và dịch vụ, công nghiệp – xây dựng, nông – lâm nghiệp. Các chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn theo mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa từng bước được triển khai, cơ sở hạ tầng nông thôn được quan tâm đầu tư về giao thông, thủy lợi, điện... Kinh tế xã hội tại một số khu vực được nâng lên đáng kể, đời sống người dân được nâng lên rõ rệt. 1.3. Con người Đà Lạt: Thiên nhiên và khí hậu ôn hòa của Đà Lạt cũng giống như con người nơi đây, người Đà Lạt hiền lành, thật thà, thanh lịch và mến khách. Họ yêu hoa, nâng niu hoa như một phần không thể thiếu trong cuộc sống. Hoa được trồng trên từng con đường, từng góc phố, đâu đâu cũng thấy xuất 11 hiện dáng dấp của hoa. Cũng chính vì vậy mà Đà Lạt được mệnh danh là Thành phố hoa. Trồng hoa không chỉ trở thành thú vui tao nhã mà còn phát triển trở thành một nghề mang lại giá trị cao cho người dân nơi đây. Người Đà Lạt tự hào về Thành phố của mình là Thành phố hoa. Niềm tự hào xuất phát từ thực tế là Thành phố có nhiều loài hoa với chủng loại kiểu dáng, hương sắc rất đa dạng. Đồng thời do khí hậu, thổ nhưỡng thuận lợi nên hoa Đà Lạt khoe sắc bốn mùa; có thể sản xuất, kinh doanh quanh năm. Trong lúc nhiều vùng bị khô hạn bởi mùa hè thì hoa Đà Lạt vẫn xanh tươi; một số vùng ở các nước vào mùa đông băng tuyết sản xuất hoa rất tốn kém thì hoa Đà Lạt có thể đáp ứng được nhu cầu. Mỗi độ thấy dã quỳ vàng nở rộ bên các sườn đồi, dọc lối đi, người Đà Lạt nhận biết rằng mùa mưa đã qua, mùa khô đã đến. Từ niềm tự hào ấy, nhiều hộ gia đình đều chú ý trồng, chăm sóc hoa, cây cảnh để tô điểm cho ngôi nhà, sân vườn, phòng khách thêm tươi tắn, thanh lịch. Những dịp lễ tết, việc cưới, việc tang… người Đà Lạt dùng khá nhiều hoa. Yêu thích, say mê nên tự hào. Và tự hào nên càng yêu thích, say mê chăm chút cho hoa và cây cảnh. Và nhìn sâu vào người Đà lạt một chút sẽ thấy một tình yêu mãnh liệt – tình yêu hoa. Đây cũng chính là nền tảng cho việc phát triển ngành trồng hoa tại Thành phố Đà Lạt này. 1.4. Chiến lược định hướng phát triển của Tp. Đà Lạt: Tỉnh Lâm Đồng đang đầu tư phát triển ngành trồng hoa tại Đà Lạt. Nhiều dự án và chương trình đã được triển khai nhằm thu hút vốn đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Một số giải pháp phát triển hoa Đà Lạt giai đoạn 2010 – 2020: - Xây dựng chiến lược phát triển ngành hoa Lâm Đồng nói chung và Đà Lạt nói riêng giai đoạn 2010 -2020. Tiến hành rà soát quy hoạch tổng thể và xây dựng quy hoạch chi tiết các vùng chuyên canh trồng hoa. Trước mắt, các cấp chính quyền địa phương cần phát huy và khai thác triệt để quy hoạch vùng sản xuất hoa theo hướng công nghệ cao được UBND Tỉnh Lâm Đồng phê duyệt tại Quyết định số 242/QĐ-UB ngày 31/12/2004 và Quyết định 100/2004/QĐ-UB ngày 17/06/2004 về việc phê duyệt dự án quy hoạch khu nông nghiệp công nghệ cao huyện Lạc Dương giai đoạn 20042010; Quyết định số 2238/QĐ-UBND ngày 21/08/2007 của UBND thành phố Đà Lạt v/v phê duyệt kế hoạch thực hiện chương trình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2007-2010. 12 - Nâng cao năng lực sản xuất giống của các Viện, Trung tâm nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật, các cơ sở sản xuất có quy mô lớn. Nhà nước cần hỗ trợ đầu tư nguồn vốn trong công tác nghiên cứu khoa học, nhập khẩu, khảo nghiệm, chọn tạo, sản xuất thử các giống hoa mới. Mở rộng quan hệ họp tác, đầu tư nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học trong cả lĩnh vực giống và kỹ thuật canh tác hoa. Chủ động nghiên cứu chọn tạo giống hoa mang đặc thù riêng của Đà Lạt - Lâm Đồng, tạo sản phẩm độc quyền của địa phương, có như vậy thì mới có sức cạnh tranh cao, giá trị hấp dẫn. - Xây dựng thương hiệu từng loại hoa Đà Lạt, tăng cường công tác tìm đầu ra cho sản phẩm thông qua hợp đồng kinh tế để thực hiện Quyết định 80/2002 QĐ-TTg ngày 24/6/2002 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hoá thông qua hợp đồng, hình thành các liên minh sản xuất hoa. Mặt khác, đề nghị UBND tỉnh tiếp tục đầu tư kinh phí, cử các đoàn công tác mang tính chuyên nghiệp cao đi nghiên cứu, tham quan, học tập trong việc sản xuất và tiêu thụ hoa ở các nước trồng và thương mại hoa nổi tiếng trên thế giới và khu vực để tăng cường hợp tác, đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm hoa. Tạo điều kiện, khuyến khích các thành phần kinh tế, kể cả nông dân đi nước ngoài tìm hiểu về kỹ thuật, thị trường tiêu thụ hoa. 2. Thị trƣờng sản xuất hoa cắt cành tại Đà Lạt: Ngành trồng hoa Đà Lạt đã được hình thành từ năm 1940 với các vùng trồng hoa như Thái Phiên, Hà Đông, Đa Thiện, Xuân Trường... Được mệnh danh là thủ phủ hoa, cây cảnh của cả nước, Đà Lạt là vùng sản xuất hoa lớn nhất Việt Nam. Sản phẩm hoa cắt cành bao gồm các giống hoa truyền thống như hoa hồng, cẩm chướng, cúc, glay-ơn, các loại phong lan, địa lan... Diện tích trồng hoa của Đà Lạt chiếm gần 40% diện tích và 50% sản lượng của cả tỉnh. Ngành trồng hoa tại Đà Lạt áp dụng các kỹ thuật canh tác và tiến bộ khoa học kỹ thuật cao, được trang bị các điều kiện cơ sở vật chất để phát triển ngành trồng hoa theo hướng hàng hóa quy mô lớn trong toàn quốc. Dựa vào điều kiện thời tiết, thổ nhưỡng, Đà Lạt rất thích hợp cho nhiều chủng loại hoa ôn đới, á nhiệt đới phát triển quanh năm mà các địa phương khác không nơi nào có được. Chất lượng hoa Đà Lạt có màu sắc đẹp, độ bền hoa lâu hơn. Đặc biệt là các loại hoa hồng, tulip, glay-ơn... có độ dày của cánh hoa, độ bền và hương thơm cũng hơn hẳn các giống cùng loài được trồng ở nơi khác. Sản phẩm hoa cắt cành của Đà Lạt chủ yếu ở thị trường nội tiêu với các địa phương như Nha Trang, Đà Nẵng, các tỉnh miền Đông Nam bộ, Hà Nội, Tp.Hồ Chí Minh... trong đó, thị trường tiêu thụ hoa lớn nhất là Tp. Hồ Chí Minh. Ngoài ra, sản phẩm hoa còn được xuất khẩu sang các thị trường nước ngoài như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Mỹ, Thái Lan, Hà Lan, Singapore, Đài 13 Loan, Campuchia... Tuy nhiên, sản lượng hoa xuất khẩu còn rất khiêm tốn so với tiềm năng, chỉ chiếm khoảng 5-8% sản lượng hoa của toàn tỉnh và chủ yếu là hoa do các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sản xuất. Ngành sản xuất hoa tại Đà Lạt luôn giữ được mức tăng trưởng bình quân 20%/ năm, diện tích canh tác cũng tăng nhiều lần trong vòng 10 năm qua, từ khoảng 320 ha năm 2001 lên gần 900 ha năm 2009, sản lượng hoa cắt cành ở mức 150 triệu cành năm 2001 đã tăng lên đến 900 triệu cành năm 2009. Kim ngạch xuất khẩu của hoa Đà Lạt liên tục tăng: Hình 1: tình hình xuất khẩu hoa tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2001 - 2009 (Nguồn: Xuất khẩu hoa cắt cành Đà Lạt – Lâm Đồng, thực trạng và giải pháp – Nguyễn Tri Diện, Giám đốc Sở Công thương Lâm Đồng) 100 90 80 70 Sản lượng xuất khẩu (triệu cành) 60 50 Kim ngạch xuất khẩu (triệu USD) 40 30 20 10 0 2006 2007 2008 2009 Biểu đồ 1: Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu hoa Đà Lạt từ năm 2006 – 2009 14 (Nguồn: tổng hợp thông tin từ các tài liệu tham khảo) 3. Phân tích SWOT ngành trồng hoa tại Đà Lạt: - - - ĐIỂM MẠNH - - -Vị trí địa lý thuận lợi -Hoa Đà Lạt là thương hiệu hoa nổi tiếng của vùng -Chủng loại hoa phong phú và có nhiều giống hoa đặc trưng - Ứng dụng công nghệ sinh học tiên tiến nhất toàn quốc -Thu hút nguồn vốn FDI trồng hoa nhiều nhất - Việc quảng bá thương hiệu cho hoa Đà Lạt được các doanh nghiệp và chính quyền quan tâm đúng mức - - - ĐIỂM YẾU - - - Nhiều nông dân vẫn còn sử dụng giống địa phương đã bị thoái hóa, việc cung cấp giống cho người trồng hoa chưa được chủ động. - Đa số người trồng hoa thiếu vốn để đầu tư canh tác công nghệ cao - Người trồng hoa thiếu hiểu biết về khoa học kỹ thuật , thiếu thông tin về thị trường tiêu thụ hoa - Việc sản xuất còn tiến hành một cách tự phát, sản xuất nhỏ lẻ và manh mún - Chưa chú trọng vào công nghệ thu hoạch và bảo quản hoa - Giá cả tiêu thụ hoa còn bấp bênh - Thiếu chuyên gia tư vấn về kỹ thuật SWOT - - - CƠ HỘI - - - Có nhiều cơ quan nghiên cứu khoa học của trung ương và địa phương tham gia nghiên cứu và chuyển giao công nghệ trồng hoa - Tỉnh Lâm Đồng phê duyệt các chương trình và dự án phát triển ngành trồng hoa - Nhiều công ty nước ngoài đã đầu tư khai thác tiềm năng lợi thế của ngành trồng hoa Đà Lạt - - - THÁCH THỨC - - - Chưa tạo được sự chuyên biệt hóa trong sản xuất hoa cắt cành - Xu hướng tiêu dùng hoa đang có sự thay đổi - Sản phẩm hoa Đà Lạt chưa thể đáp ứng được những tiêu chuẩn kỹ thuật khắc khe - Chi phí cho việc bảo quản và vận chuyển hoa cao 4. Chuỗi giá trị hoa cắt cành tại Đà Lạt: Hiện tại , ngành trồng hoa cắt cành tại Đà Lạt có thể chia làm 3 mô hình chuỗi giá trị: 4.1. Chuỗi giá trị 1: NGƢỜI TRỒNG HOA  THƢƠNG LÁI/ NGƢỜI THU GOM  THỊ TRƢỜNG Hiện nay, đa số người trồng hoa ở Thành phố Đà Lạt đang sản xuất hoa theo chuỗi giá trị 1. Giống hoa được người trồng hoa lựa chọn chủ yếu dựa trên truyền thống và kinh nghiệm, chủ yếu là những giống hoa mang lại lợi nhuận cao và ít tốn chi phí canh tác như hoa cúc các loại, hoa 15 hồng, glay-ơn, cẩm chướng… Người trồng hoa sử dụng giống hoa tự nhân hoặc mua tại các vườn ươm tư nhân,các công ty sản xuất giống hoa. Tuy nhiên, chất lượng giống chưa được kiểm tra chặt chẽ và kỹ thuật canh tác hầu hết là đều do người dân tự học hỏi qua kinh nghiệm của những người khác. Chính vì vậy, chất lượng hoa không đồng đều, dễ bị sâu bệnh, năng suất không ổn định. Hoa sau khi thu hoạch sẽ được vận chuyển trực tiếp cho vựa đầu mối tại Tp. Hồ Chí Minh hoặc các tỉnh thành khác, giá cả của hoa sẽ tùy thuộc vào người thu mua hoặc vựa đầu mối. Vào các dịp lễ, Tết… nhu cầu tiêu thụ hoa tăng mạnh, hoa từ nhà vườn được tiêu thụ hết và người trồng hoa được trả lợi nhuận cao. Tuy nhiên vào những thời điểm nhu cầu tiêu thụ hoa thấp (khoảng tháng 3 đến tháng 8 hàng năm), người trồng hoa vẫn không thay đổi sản lượng sản xuất, dẫn đến việc cung vượt cầu, giá hoa xuống thấp, người trồng hoa cũng được trả lợi nhuận thấp. 16 Hình 2: Hoa hồng thu hoạch và đóng gói để chuyển vào tiêu thụ tại Tp. Hồ Chí Minh Ưu điểm:  Người trồng hoa tự chủ động trong các khâu  Giữa người bán và người mua xây dựng mối quan hệ giao dịch có tính ổn định cao trên cơ sở uy tín, trên giá trị thực tế, chất lượng sản phẩm và loại sản phẩm ở từng thời kỳ. Nhược điểm:  Người trồng hoa sản xuất hoa không có kế hoạch  Chất lượng hoa không đảm bảo  Bị thụ động trong việc thương lượng giá cả  Thường gặp rủi ro Mô hình chuỗi giá trị hoa được định hình như sau: Chuỗi giá trị nhà sản xuất được phân chia thành các hoạt động giá trị và hoạt động bổ trợ: Chuỗi giá trị người trồng hoa Cơ sở hạ tầng: hệ thống nhà kính, hệ thống tưới nước, hệ thống đèn chiếu sáng -Giống -các yếu tố đầu vào khác -tìm kiếm -chăm sóc -thu hoạch vựa đầu -xử lý sâu bệnh -phân loại mối/ người thu gom Logictics Vận hành đầu vào Logictics đầu ra Marketing -vận chuyển đến vựa đầu mối Dịch vụ và bán hàng 17 Trong chuỗi giá trị này, những người trồng hoa chủ yếu sản xuất hoa theo truyền thống, phụ thuộc vào thời tiết, cơ sở hạ tầng không đạt yêu cầu, việc chọn lựa giống chủ yếu dựa trên kinh nghiệm, một số người trồng hoa còn sử dụng giống đã thoái hóa. Chuỗi giá trị này rất đơn giản, sản phẩm hoa tạo ra có giá trị không cao, chất lượng thấp và không đồng đều. Kênh trung gian phân phối: bao gồm những người thu gom trực tiếp hoặc các vựa đầu mối tại các tỉnh thành. Họ dựa Hình 3: Người trồng hoa mang hoa đi tiêu thụ trên mức tiêu thụ hoa của thị trường mà ấn định giá thu mua hoa cho người trồng hoa. Đây là khâu quan trọng trong việc kết nối chuỗi giá trị giữa người sản xuất và người tiêu dùng. Chuỗi giá trị của người mua: đối tượng tiêu thụ hoa chủ yếu trong chuỗi giá trị này là hộ gia đình, người theo đạo có thờ cúng , người có thu nhập thấp có yêu cầu sử dụng hoa đơn giản. Theo kết quả khảo sát một số người trồng hoa tại khu vực Thái Phiên và Mai Hoa Thôn, người trồng hoa chỉ quan tâm đến diễn biến giá cả thị trường hoa mà không quan tâm đến việc hoa phân phối đến tay người tiêu dùng và phản hồi về chất lượng hoa của người tiêu dùng ra sao. Giống hoa cũng không đổi mới theo thị hiếu của người tiêu dùng. Hầu hết những người trồn hoa sử dụng những giống hoa đã bị thoái hóa. Tư tưởng của người dân vẫn còn ở mức “trồng cái gì thì bán cái đó”, chưa chủ động cung cấp theo nhu cầu của thị trường, chưa tạo được sự khác biệt cho sản phẩm hoa. Vai trò truyền tải thông tin giữa người cung cấp và người tiêu dùng của trung gian phân phối chưa được phát huy, người sản xuất không biết được thị hiếu người tiêu dùng như thế nào, giá cả thay đổi ra sao. Những nguyên nhân trên làm cho thị trường sản xuất hoa ở chuỗi giá trị này thường xuyên gặp phải tình trạng cung vượt quá cầu, giá cả bấp bênh và không ổn định. Chuỗi giá trị 1 không có sự liên tục trong việc tạo ra giá trị hoa, giá cả vẫn là mối quan tâm hàng đầu của người trồng hoa nhưng họ lại không xác định được nguyên nhân dẫn đến giá cả thay đổi. Giá trị hoa tạo ra bởi người trồng hoa và giá trị hoa yêu cầu ở người tiêu dùng chưa gặp nhau. Trên thực tế, giá trị hoa được tạo ra ở khâu cuối cùng là khi đến tay người tiêu dùng. Như vậy, từ lúc thu hoạch cho đến lúc hoa đến tay người tiêu dùng cần có sự liên tục để giá trị của hoa không bị sút giảm. Tuy nhiên, điều này vẫn bị được người trồng hoa và thương lái/người thu gom xem nhẹ, sản phẩm hoa tạo ra không mang lại giá trị kinh tế cao. 4.2. Chuỗi giá trị 2: NGƢỜI TRỒNG HOA  DNTN/ CÔNG TY SẢN XUẤT HOA  THỊ TRƢỜNG 18 Doanh nghiệp hỗ trợ phát triển công nghệ và thực hiện việc thu mua sản phẩm cho nông hộ sản xuất hoa theo đơn đặt hàng ( nông hộ) thu hoạch và xử lý ( doanh nghiệp) tìm kiếm thị quản lý và trường, điều hành marketing sản phẩm (doanh nghiệp) (doanh nghiệp) phân phối (doanh nghiệp) Đơn vị doanh nghiệp chịu trách nhiệm cung ứng cây giống, hướng dẫn kỹ thuật canh tác và tổ chức thu mua sản phẩm do nông dân sản xuất. Hộ sản xuất chịu trách nhiệm đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật, tổ chức sản xuất sản phẩm theo kỹ thuật được hướng dẫn và hoàn toàn yên tâm về đầu ra và giá cả của sản phẩm nếu đạt các yêu cầu về chất lượng đã thỏa thuận. Theo Hiệp hội Hoa Đà Lạt, hiện nay có khoảng 25% hộ trồng hoa liên kết với một số công ty (Công ty Đà Lạt Hasfarm, Cty TNHH LangBiang Farm, Cty CP NCSH Rừng Hoa, Cty TNHH Hương Sắc Đà Lạt, Cty TNHH Phượng Trung, Cty CP Hoa Đại Việt, …) để tổ chức sản xuất theo đơn đặt hàng. Quy trình sản xuất hoa như sau: Người trồng hoa sau khi ký hợp đồng hợp tác trồng với công ty sẽ được chuyển giao kỹ thuật sản xuất, chủng loại và giống hoa. Người dân tự trang bị hệ thống thiết bị đáp ứng tiêu chuẩn của từng loại hoa. Hình 4: Bảng hiệu chứng nhận người trồng hoa hợp tác với công ty sản xuất Giống hoa được lấy trực tiếp từ nhà ươm của công ty và mang về vườn trồng. Người trồng hoa tự do trong việc tổ chức sản xuất sao cho chất lượng hoa khi thu hoạch đáp ứng tiêu chuẩn hoa đã hợp đồng với công ty. 19 Hình 5: Cây giống hoa cúc được lấy từ vườn ươm của Đà Lạt Hasfarm Sau khi thu hoạch, người trồng hoa sẽ sơ loại hoa theo tiêu chuẩn thu mua của công ty, trực tiếp mang sản phẩm đến bộ phận thu mua của công ty. Tại công ty, bộ phận thu gom sẽ tiến hành phân loại theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, những sản phẩm không đúng yêu cầu sẽ bị trả trở về cho người trồng hoa. Số lượng hoa được thu nhận sẽ được công ty trả tiền theo đúng hợp đồng đã ký. Ưu điểm:  Người nông dân được chủ động về giống, kỹ thuật, được hỗ trợ về vốn sản xuất  Doanh nghiệp giải quyết khâu tiêu thụ cho nông hộ  Doanh nghiệp có sự ổn định về khối lượng, chất lượng sản phẩm, thuận tiện cho sự tiếp cận thị trường.  Quan hệ giữa công ty và người sản xuất dựa trên mối quan hệ minh bạch về tiêu chí đánh giá chất lượng, hệ thống quản lý chất lượng, giá cả linh hoạt ( giá cố định, có sự điều chỉnh theo thời vụ) Nhược điểm:  Người nông dân phải có tiềm lực kinh tế, có nhận thức tốt, chủ động và linh hoạt trong sản xuất. Người nghèo khó tiếp cận với kênh hàng này.  Khó khăn trong việc đánh giá chất lượng sản phẩm, việc thỏa thuận giá cả thu mua theo thời điểm, cung ứng sản lượng theo hợp đồng đã thống nhất. Mô hình chuỗi giá trị hoa được tạo ra: 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

thumb
ôn tập ttnh...
16
508
119