Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân tích chất lượng tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển ...

Tài liệu Phân tích chất lượng tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện châu thành tỉnh sóc trăng

.PDF
76
96
140

Mô tả:

MVC LVC r......................... cHLoNC crdrrHr6u.. r r.oarvixDtNcrnEN cuu ... 1 :. MVC TIEU NAHJEN CUU., rr z MErito cu6;.... .. .. . .. .. 13 PHAMVINGHIFNCT'1J I 33. di 14..iu tuqic ani& .rru. . . . Hor NantN cr,iri. LUAC '5 ,,. ,. ,. . . .. . .. .. .. . KHio rAr Lrlu c0 LEN auAN.. . .... .. ... .. . ..... : CHUONC 2 ErLr.,Nc 2 ruiP PHUONC 1. LUAN & PHnONc m/iP LU^N rfi,{r NaHdN cLrLI... .. ... .. 3 .. . .. . .. . ,''. (}ii qu{ivaNgar hii€ dwong nii OIHrM) ...... ............. .. r 2.r L rnch :.r.7.v 2 r3 kp dp phdry r'ri D bb cLia cdie ric M6r !6 lii plr6 'th d; rme quaih iq dit ruFs lin duos Nsao hhs: xl 2.2. PHUONC PHAP NGHIEN CI]1J . ,, r PhrnsPhrp,hu diaps5ftu.... 2.t? Pbuongphipphatr.i.hsdriq! cHLroNc .. . . l cil aUAT vTI}iG NGHIEN cfu vA NHNo&P]NT cts,{U TtsANH . SOC rRiNc .......... ..... .... .. :.1 so i-Lrqc vn v$\a NGsriN c!Lr. .. . .. . .. . . .. . . .. . . ....... .. .10 r''o { .i r.o.Dl-\r' riNH soc rr-{NG . .. rl L.Lnhsnhi$'hhhviphi'ti"oriNgn'L,n'g LI cbh ii',g rii ihii av: rr cocAurocHlrc .. ... .... rr''HfhlhL].lddi!. r:, !io$n^hiirtr... r4 NsnNc rHUANLOr vixHo(!iN caANciNHiNc. 31.r rhuiirri . .. 25 r.5 MIIC IEU PHATTRIEN PHU'INA IILIONA NHf\{VUl(lNH &IINI TjNH HUYI:N TI 'HiU socTRiNc IiMI rr1chidauc(d;:.. ] 6 (HAI AUAT ruT OUA KINH DOANH CU^ NAN\ giNO AIAI LroaN l00r l00e .!!oNc1'',','''' PJTiNTi'H CHNTI UO\'; IiN L]LI.{C TflNNC A'-A CLIiSdNqXAU TRNNTONGD!'NdCHOVAY.. 4 r. DLi N0 4r i Frsr 1.r2 Phir 4r r Phh NiM :007 'hh nd riD 1i du )q 'bs ,hdL r,a, oin af qriu vid{iddro I rl.biqiu itdu r6!, d;i L'dncdirLft rGh {r DU)QNnMrm ....... drti 200r.. .. rt 4r D!',NONiv200e. 1r: 1r Phii rjrb so SANI riMr HjNH 44r sosiih 45 4iif viLdrdrr SOSANts riih rih !(nrn r00e NoxnlrviD! Noou^ 3 Nirl:007100' biih.o.iD.dri! ( CHiTI.UNqIAUTRENTdNC D(iNO DA THVC r c . .r' r.6 SO SANS NO IiU TFO DOI TUqNC OlA 16 so srrhrq$,$errdrhii,lfri n,n T IIII\ NiM ' 4 6.r $s oo;u.hrdiirF! crruoNci ....... MOT Sd BIEN PnNP NHAII 5 I NHI]NC Td:I T4I 5.: i{or sar 6LKTI'LUAN KIiN ' 6:' K Vi Ni\G c^o.EAT NCUYEN NH,|N cAr pnip N,i\a cAo (ETLU4NviO.N 6 rri ct nshi Lrau NG]II . ..,. diildi d,iiriri uuND rlAv Ksio 62 YEU NCJ{J ii DLITic rir 'ITU rL.rNc riN D!rNG 6rr KrdrrybiDii\6iNrNo&p]xrri rii I-LI9NG TiN s6ctdry: . .. . 6l cq.n dtrr.. cr i,,\ Bhsr: Kn{!ihordd.e k, , iLorL, c Bii! L: Biq+ cociu M\;u nr0!r ^,." " .,,,;, ,".,,r,, -.-'tr,^ Bhg 3 co.i, R",. e ." "i. Bn,g r: ^" .q nin:00r .,i, roo! "i. cociu rq:iL'ai duNsq,di, trdogii! r, R;. ri .".i, io;!ri( Br,s r7 i Fseomd rl N,,.i, tud,rm(6irsgd !, ,qdi 'bFh ii so lrjikibo+h TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN CHÂU THÀNH TỈNH SÓC TRĂNG Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: TS. Trần Ái Kết Lâm Tuấn Nguyên MSSV: 4061714 Lớp: KT0623A1 Cần Thơ 2010 Luận văn tốt nghiệp CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Cùng với sự phát triển không ngừng của các quốc gia trên thế giới thì Việt Nam đang phát triển đất nước theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Với nền sản xuất hàng hóa nhiều thành phần như nước ta hiện nay thì vai trò của hệ thống Ngân hàng càng phải được phát huy mạnh mẽ, là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, kích thích quá trình tích tụ vốn và lưu thông hàng hóa. Và cùng theo sự phát triển ấy là sự phát triển không ngừng của hệ thống Ngân hàng Việt Nam, NHNo&PTNT với tư cách là hệ thống Ngân hàng thương mại Nhà Nước, luôn không ngừng phấn đấu đáp ứng tốt một phần nhu cầu vốn cho thị trường, thực hiện tốt nghĩa vụ mà Ngân hàng Nhà Nước giao cho, đặc biệt trong mục tiêu cơ giới hóa nông nghiệp, nông thôn,… Để giữ vững danh hiệu là doanh nghiệp số 1 Việt Nam thì hệ thống NHNo&PTNTVN cần phải phấn đấu hơn nữa. Đặc biệt trong thời kì đầu Việt Nam gia nhập WTO như hiện nay sẽ là một thử thách lớn đối với hệ thống Ngân hàng Việt Nam nói chung và NHNo&PTNTVN nói riêng. Như đã biết, đối với hệ thống Ngân hàng còn non nớt như ở Việt Nam, thu nhập chủ yếu là từ nghiệp vụ tín dụng, NHNo&PTNTVN cũng không ngoại trừ, nên tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Và cũng như các chi nhánh khác trong cùng hệ thống, NHNo&PTNT chi nhánh Châu Thành Sóc Trăng luôn không ngừng phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu đề ra, góp một phần nhỏ cho sự phát triển của toàn hệ thống. Để có được thành quả đó, công tác tín dụng trong Ngân hàng giữ một vai trò hết sức quan trọng, quyết định sự tồn tại của chi nhánh Ngân hàng. Nhận thức được điều này em chọn đề tài “Phân tích chất lượng tín dụng tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Châu Thành tỉnh Sóc Trăng” với mong muốn góp một phần nhỏ hoàn thiện công tác tín dụng của Ngân hàng. GVHD: TS. Trần Ái Kết 1 SVTH: Lâm Tuấn Nguyên Luận văn tốt nghiệp 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu chung Phân tích chất lượng tín dụng tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Châu Thành tỉnh Sóc Trăng thông qua việc phân tích chỉ số nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể  Khái quát về Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Châu Thành, Sóc Trăng.  Phân tích khái quát tình hình dư nợ của Ngân hàng qua 3 năm 2007-2009  Phân tích chất lượng tín dụng bằng chỉ tiêu nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay  Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng cho Ngân hàng 1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1. Không gian Đề tài được thực hiện tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng. 1.3.2. Thời gian Sinh viên thực tập bắt đầu từ ngày 01 tháng 02 năm 2010 đến ngày 22 tháng 04 năm 2010 tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh huyện Châu Thành tỉnh Sóc Trăng. 1.3.3. Đối tượng nghiên cứu Các khoản nợ xấu của Ngân hàng qua 3 năm 2007-2009 1.3.4. Phạm vi về nội dung Đề tài sử dụng chỉ tiêu nợ xấu trên tổng dư nợ để phân tích chất lượng tín dụng của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng. 1.4. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ü Tình hình dư nợ và đối tượng dư nợ trong những năm gần đây như thế nào, khách hàng vay vốn có khả năng trả nợ không, thời gian trả chậm là bao lâu? ü Tình hình nợ xấu của Ngân hàng qua 3 năm gần đây như thế nào? 1.5. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN Phạm Việt Diễm Trang, “Phân tích chất lượng tín dụng của NHNo&PTNT huyện Gò Công Tây”. Luận văn tốt nghiệp tài chính khóa 31. GVHD: TS. Trần Ái Kết 2 SVTH: Lâm Tuấn Nguyên Luận văn tốt nghiệp CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN & PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1. Khái quát về Ngân hàng thương mại (NHTM) 2.1.1.1. Khái niệm NHTM - Ngân hàng thương mại (NHTM) là tổ chức kinh doanh tiền tệ tín dụng có vị trí quan trọng nhất trong nền kinh tế thị trường ở các nước. Có nhiều khái niệm khác nhau về Ngân hàng thương mại [Thái Văn Đại, 2006]: + Ở Mỹ: NHTM là công ty kinh doanh tiền tệ, chuyên cung cấp dịch vụ tài chính và hoạt động trong ngành công nghiệp dịch vụ tài chính. + Ở Pháp: NHTM là những xí nghiệp và cơ sở nào thường xuyên nhận của công chúng dưới hình thức ký thác hay hình thức khác các số tiền mà họ dùng cho chính họ vào nghiệp vụ chiết khấu, tín dụng hay dịch vụ tài chính. + Ở Ấn Độ: NHTM là cơ sở nhận các khoản ký thác để cho vay hay tài trợ đầu tư. - Theo Pháp lệnh Ngân hàng năm 1990 của Việt Nam: NHTM là một tổ chức kinh doanh tiền tệ mà nghiệp vụ thường xuyên và chủ yếu là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, chiết khấu và làm phương tiện thanh toán. - Theo luật Các tổ chức tín dụng Việt Nam có hiệu lực vào tháng l0/1998: “Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động Ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan”. - Nghị định của Chính phủ số 49/2000 NĐ-CP ngày 12/9/2000 định nghĩa: “Ngân hàng thương mại là Ngân hàng được thực hiện toàn bộ hoạt động Ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận, góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế của nhà nước " [Thái Văn Đại, 2006]. 2.1.1.2. Khái quát về NHTM Ngân hàng thương mại ra đời và phát triển gắn liền với nền sản xuất hàng hóa, nó kinh doanh loại hàng hóa rất đặc biệt đó là “tiền tệ”. Thật chất thì các NHTM kinh doanh “quyền sử dụng vốn”. Nghĩa là NHTM nhận tiền gửi của GVHD: TS. Trần Ái Kết 3 SVTH: Lâm Tuấn Nguyên Luận văn tốt nghiệp công chúng, của các tổ chức kinh tế, xã hội, và sử dụng số tiền đó để cho vay và làm phương tiện thanh toán với những điều kiện ràng buộc là phải hoàn trả lại vốn gốc và lãi suất nhất định theo thời hạn đã thỏa thuận. Theo luật Ngân hàng nhà nước năm 2003 thì hoạt động Ngân hàng được xác định là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ Ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng, cung ứng các dịch vụ thanh toán. Nói theo bản chất thì hoạt động của NHTM một phần nào đó tương tự như một doanh nghiệp kinh doanh bình thường khác. NHTM giống một doanh nghiệp bình thường ở chổ nó cũng là một đơn vị kinh doanh vì lợi nhuận, có vốn chủ sở hữu, có bộ máy tổ chức để quản lý và hoạt động trong lĩnh vực riêng của mình theo quy định của pháp luật. Tất cả những điều đó nói lên rằng: kinh doanh của các NHTM cũng là một loại kinh doanh bình thường không có gì đặc biệt. Nhưng khi nhìn vào đối tượng kinh doanh của NHTM chúng ta sẽ thấy kinh doanh của NHTM là một loại hình kinh doanh đặc biệt. Khác với doanh nghiệp khác. NHTM không trực tiếp tham gia sản xuất và lưu thông hàng hóa, nhưng nó góp phần phát triển nền kinh tế xã hội thông qua việc cung cấp tín dụng cho nền kinh tế, thực hiện chức năng trung gian tài chính và dịch vụ tài chính. Đối tượng kinh doanh của NHTM như đã được giới thiệu ở trên là “Quyền sử dụng vốn” thông qua các nghiệp vụ tín dụng và thanh toán của NHTM. Việc NHTM cấp phát tín dụng vào nền kinh tế chính là hành vi tạo tiền của NHTM. Việc tạo tiền của NHTM lại được thực hiện bằng thu hút tiền gửi của dân cư và của các tổ chức kinh tế - xã hội trong và ngoài nước. Để đáp ứng được nhu cầu vốn cho sự phát triển chung của nền kinh tế thì việc tạo lập vốn cho Ngân hàng là vấn đề quan trọng hàng đầu trong hoạt động kinh doanh của các NHTM . Vốn không những giúp cho Ngân hàng thực hiện các hoạt động kinh doanh, mà còn góp phần quan trọng trong việc đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung. Chính vì vậy, việc huy động vốn của Ngân hàng trở nên hết sức quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Nghiệp vụ huy động vốn của NHTM được thực hiện thông qua mở tài khoản để cung cấp dịch vụ thanh toán không GVHD: TS. Trần Ái Kết 4 SVTH: Lâm Tuấn Nguyên Luận văn tốt nghiệp dùng tiền mặt cho khách hàng, hoặc huy động các loại tiền gửi và các loại giấy tờ có giá để tăng nguồn vốn kinh doanh. Đây là cơ sở để các NHTM cấp tín dụng cho nền kinh tế, còn vốn chủ sở hữu của các NHTM tham gia vào nghiệp vụ đầu tư của Ngân hàng là rất thấp. Vốn chủ sở hữu của Ngân hàng chủ yếu là phục vụ cho việc xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật, mua sắm máy móc thiết bị… như vậy, có thể nói NHTM kinh doanh bằng vốn huy động là chủ yếu. Nguồn vốn của NHTM là toàn bộ các nguồn tiền tệ mà Ngân hàng tạo lập và huy động được để đầu tư cho vay và đáp ứng các nhu cầu khác trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Bằng nghiệp vụ huy động vốn, có thể nói NHTM đã nắm trong tay một nguồn tài lực rất lớn về mặt giá trị, tức là vốn tiền tệ. Để tập hợp được nguồn tiền tệ như vậy các NHTM cũng phải trả một mức chi phí nhất định, đó là tiền lãi phải trả cho các loại tiền gửi và các chi phí quản lý khác. Khi có được nguồn ngân quỹ trong tay, để có thể tạo ra nguồn thu nhập, NHTM phải thực hiện kinh đoanh dưới hình thức sử dụng vốn có được và việc đầu tư sinh lời, mà chủ yếu là cấp tín dụng và các dịch vụ Ngân hàng. Ngoài ra, Ngân hàng còn có thể sử dụng nguồn vốn đó để kinh doanh dưới các dạng đầu tư khác như: kinh doanh ngoại tệ, kinh doanh chứng khoán, đầu tư trực tiếp vào các doanh nghiệp dưới dạng góp vốn, thành lập các công ty [Thái Văn Đại, 2006]. 2.1.1.3. Vai trò của NHTM Trong nền kinh tế có những chủ thể có dư tiền và khoản tiền đó chưa được sử dụng một cách triệt để (ví dụ như vẫn còn giữ trong nhà chưa được mang ra lưu thông) nhưng họ cũng muốn tiền này sinh lời cho mình và họ nghĩ là cho vay và có những chủ thể cần tiền để hoạt động kinh doanh. Nhưng những chủ thể này không quen biết nhau và cũng có thể không tin tưởng nhau nên tiền vẫn chưa được lưu thông. NHTM với vai trò trung gian của mình, nhận tiền từ người muốn cho vay, trả lãi cho họ và đem số tiền ấy cho người muốn vay. Thực hiện được điều này NHTM huy động và tập trung các nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế; mặt khác với số vốn này NHTM sẽ đáp ứng được nhu cầu vốn của nền kinh tế để sản xuất kinh doanh. Qua đó nó thúc đẩy nền kinh tế phát triển. GVHD: TS. Trần Ái Kết 5 SVTH: Lâm Tuấn Nguyên Luận văn tốt nghiệp NHTM vừa là người đi vay vừa là người cho vay và với số lãi suất chênh lệch có được nó sẽ duy trì hoạt động của mình. Vai trò trung gian này trở nên phong phú hơn với việc phát hành thêm cổ phiếu, trái phiếu,… NHTM có thể làm trung gian giữa công ty và các nhà đầu tư; chuyển giao mệnh lệnh trên thị trường chứng khoán; đảm nhận việc mua trái phiếu công ty [Nguồn:www.saga.vn/Taichinh/Thitruong/Nganhang/14415.saga]. 2.1.2. Vai trò của tín dụng 2.1.2.1. Đáp ứng nhu cầu vốn để duy trì quá trình sản xuất được liên tục, đồng thời góp phần đầu tư phát triển kinh tế. Việc phân phối vốn tín dụng đã góp phần điều hòa vốn trong toàn bộ nền kinh tế, tạo điều kiện cho quá trình sản xuât được liên tục. Tín dụng còn là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư. Nó là động lực kích thích tiết kiệm đồng thời là phương tiện đáp ứng nhu cầu về vốn cho đầu tư phát triển. Trong nền kinh tế sản xuất hàng hóa, tín dụng là một trong những nguồn vốn hình thành vốn lưu động và vốn cố định của doanh nghiệp, vì vậy tín dụng đã góp phần động viên vật tư hàng hóa đi vào sản xuất, thúc đẩy tiến bộ khoa học kĩ thuật, đẩy nhanh quá trình tái sản xuất xã hội. 2.1.2.2. Thúc đẩy quá trình tập trung vốn và tập trung sản xuất. Hoạt động của Ngân hàng là tập trung vốn tiền tệ tạm thời chưa sử dụng, trên cơ sở đó cho vay các đơn vị kinh tế. Mặt khác, quá trình đầu tư tín dụng được thực hiện một cách tập trung, chủ yếu là cho các xí nghiệp lớn, xí nghiệp kinh doanh hiệu quả. 2.1.2.3. Tín dụng là công cụ tài trợ cho các ngành kinh tế kém phát triển và ngành kinh tế mũi nhọn. Trong thời gian tập trung phát triển nông nghiệp và ưu tiên cho xuất khẩu… Nhà nước đã tập trung tín dụng để tài trợ phát triển các ngành đó, từ đó tạo điều kiện phát triển các ngành khác. 2.1.2.4. Góp phần tác động đến việc tăng cường chế độ hạch toán kinh tế của các doanh nghiệp. Đặc trưng cơ bản của vốn tín dụng là sự vận động trên cơ sở hoàn trả và có lợi tức, nhờ vậy mà hoạt động của tín dụng đã kích thích sử dụng vốn có hiệu quả. Bằng cách tác động như vậy, đòi hỏi các doanh nghiệp khi sử dụng vốn tín GVHD: TS. Trần Ái Kết 6 SVTH: Lâm Tuấn Nguyên Luận văn tốt nghiệp dụng phải quan tâm đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, giảm chi phí sản xuất, tăng vòng quay vốn, tạo điều kiện nâng cao doanh lợi của doanh nghiệp. 2.1.2.5. Tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các quan hệ kinh tế với nước ngoài. Trong điều kiện kinh tế “mở”, tín dụng đã trở thành một trong những phương tiện nối liền các nền kinh tế các nước với nhau [Trần Ái Kết, 2007]. 2.1.3. Tín dụng Ngân hàng Tín dụng Ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa các Ngân hàng, các tổ chức tín dụng khác với các nhà doanh nghiệp và cá nhân . Trong nền kinh tế, Ngân hàng đóng vai trò là một tổ chức trung gian, trong quan hệ tín dụng nó vừa là người cho vay đồng thời là người đi vay. Với tư cách là người đi vay, Ngân hàng nhận tiền gửi của các nhà doanh nghiệp, cá nhân hoặc phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu để huy động vốn trong xã hội. Với tư cách là người cho vay, nó cung cấp tín dụng cho các nhà doanh nghiệp và cá nhân. Khác với tín dụng thương mại, được cung cấp dưới hình thức hàng hóa, tín dụng Ngân hàng được cung cấp dưới hình thức tiền tệ bao gồm tiền mặt và bút tệ. Trong nền kinh tế thị trường, đại bộ phận quỹ cho vay tập trung qua Ngân hàng, nó không chỉ đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn để dự trữ hàng hóa, trang trải chi phí sản xuất và thanh toán các khoản nợ, mà còn tham gia cấp vốn cho đầu tư xây dựng cơ bản và đáp ứng một phần đáng kể nhu cầu tín dụng tiêu dùng cá nhân [Trần Ái Kết, 2007]. a) Chất lượng tín dụng Là một phạm trù phản ánh mức độ rủi ro trong bảng tổng hợp cho vay của một Ngân hàng. Bảo đảm bù đắp được chi phí, có lãi và bảo toàn được vốn. Và để đưa ra một chỉ tiêu định lượng để biết được chất lượng tín dụng của một Ngân hàng đang ở mức độ an toàn như thế nào thì ta có công thức: Tổng dư nợ xấu Nợ xấu trên tổng dư nợ (%) = Tổng dư nợ cho vay Công thức này sẽ được phân tích một cách chi tiết hơn ở các phần sau. Như đã trình bày ở trên để đạt được chất lượng tín dụng thì phải:  Bảo đảm bù đắp được chi phí và có lãi: GVHD: TS. Trần Ái Kết 7 SVTH: Lâm Tuấn Nguyên Luận văn tốt nghiệp Thế nên biện pháp để đạt được yêu cầu trên là phải hạn chế đến mức tối đa chi phí hồ sơ giấy tờ cho Ngân hàng, một mặt tiết kiệm được chi phí cho Ngân hàng, mặt khác bộ phận tín dụng của Ngân hàng cũng tiết kiệm được thời gian cho các thao tác thủ tục hành chính dành cho việc phân tích thẩm định khách hàng nhiều hơn. Như thế hiệu quả của công tác thẩm định sẽ cao hơn. Thứ hai, cần có những biện pháp cứng rắn hơn để đủ sức răn đe một bộ phận cán bộ tín dụng mang tính vụ lợi vào trong công việc. Ví dụ như có một khách hàng tốt đến vay trong trường hợp Ngân hàng vẫn có nguồn vốn để cho vay nhưng họ có thể không trở thành khách hàng của Ngân hàng được do họ bị cán bộ tín dụng cứ kỳ cò, kéo dài thời gian viện lí do là chưa có nguồn vốn để vụ lợi cá nhân. Mà như đã biết Ngân hàng kinh doanh bằng nguồn vốn huy động là chủ yếu nên cũng mất chi phí để có được nguồn vốn này. Vì thế không nên để nguồn vốn bị ứ đọng, gây tổn thất cho Ngân hàng.  Bảo toàn được vốn cho Ngân hàng. Đây là yêu cầu hết sức quan trọng. Bảo toàn được vốn cho vay là điều kiện cần thiết để bảo đảm tính thanh khoản cho Ngân hàng bên cạnh những điều kiện khác. Cho nên, bên cạnh việc tìm kiếm khách hàng tốt để cho vay Ngân hàng cũng cần áp dụng một mức lãi suất hợp lý với năng lực tài chính của từng đối tượng khách hàng, hay lãi suất cũng cần linh hoạt theo từng thời kỳ kinh tế, và phải bảo đảm đủ sức cạnh tranh với các Ngân hàng trên thị trường. Nếu được vậy chất lượng tín dụng của Ngân hàng sẽ được nâng cao do khách hàng vay được mức lãi suất hợp lý nên họ đủ khả năng chi trả cả gốc và lãi và sẽ tiếp tục hợp đồng với Ngân hàng. b) Doanh số cho vay Là tổng khoản tín dụng mà Ngân hàng cho vay trong một thời gian nhất định. c) Doanh số thu nợ Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà Ngân hàng đã thu hồi được trong một khoảng thời gian xác định GVHD: TS. Trần Ái Kết 8 SVTH: Lâm Tuấn Nguyên Luận văn tốt nghiệp d) Dư nợ là chỉ tiêu phản ánh nợ chưa thu hồi được tại một thời điểm xác định của Ngân hàng. DƯ NỢ KỲ NÀY = DƯ NỢ KỲ TRƯỚC + DOANH SỐ CHO VAY KỲ NÀY - DOANH SỐ THU NỢ KỲ NÀY. e) Phân loại nợ và nợ xấu Việc phân loại nợ theo quyết định QĐ 493/2005/QĐ–NHNN 25/4/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành thì dư nợ cho vay được chia làm 5 nhóm. Trong đó những khoản nợ thuộc nhóm 3, 4 và 5 là nợ xấu. Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm: • Các khoản nợ trong hạn mà Ngân hàng đánh giá là có đủ khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn. • Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng thời hạn còn lại. • Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 1 theo qui định (khoản 2 điều sáu QĐ 18/2007/QĐ-NHNN) Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm: • Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày • Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu (đối với khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức thì tổ chức tín dụng phải có hồ sơ đánh giá khách hàng về khả nằng trả nợ đầy đủ nợ gốc và lãi đúng kỳ hạn được điều chỉnh lần đầu). • Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 2 theo qui định (khoản 2 điều sáu QĐ 18/2007/QĐ-NHNN). Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: • Các khoản nợ quá hạn từ 91 đến 180 ngày; • Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 10 ngày, trừ các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu tiên phân loại và nhóm 2 theo qui định. • Các khoản nợ được miễn giãm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng. GVHD: TS. Trần Ái Kết 9 SVTH: Lâm Tuấn Nguyên Luận văn tốt nghiệp • Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 theo qui định (khoản 2 điều sáu QĐ 18/2007/QĐ-NHNN. Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm: • Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày; • Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu. • Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ 2. • Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 theo qui định (khoản 2 điều sáu 18/2007/QĐ-NHNN) Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: • Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày; • Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu. • Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ 2 quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai. • Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ 3 trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn. • Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý. • Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 5 theo qui định (khoản 3 điều sáu QĐ 18/2007/QĐ-NHNN). Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc hoặc lãi đã quá hạn 2.1.4. Các hình thức cho vay của Ngân hàng • Cho vay từng lần: là phương thức cho vay mà mỗi lần vay vốn, khách hàng và tổ chức tín dụng thực hiện thủ tục vay vốn cần thiết và ký kết hợp đồng tín dụng. Cho vay từng lần thích hợp với các đơn vị kinh doanh theo từng thương vụ hay thời vụ. • Cho vay theo hạn mức tín dụng: theo phương thức này thì Ngân hàng và khách hàng sẽ xác định và thỏa thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong thời hạn nhất định hoặc theo chu kỳ sản xuất kinh doanh. • Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng: là phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng, nhưng Ngân hàng sẽ cam kết dành cho khách hàng số hạn mức tín dụng đã định, không vì tình hình thiếu vốn để từ chối cho vay. GVHD: TS. Trần Ái Kết 10 SVTH: Lâm Tuấn Nguyên Luận văn tốt nghiệp • Cho vay theo dự án: là phương thức cho vay trung và dài hạn, Ngân hàng phải thẩm định dự án trước khi cho vay. Tuy nhiên, trong cho vay ngắn hạn Ngân hàng vận dụng bổ sung phương thức cho vay theo dự án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các dự án phục vụ đời sống. • Cho vay trả góp: là phương thức cho vay mà Ngân hàng và người vay thỏa thuận số lãi vốn vay cộng với vốn gốc được chia ra để trả theo nhiều kỳ hạn trong thời hạn cho vay. • Cho vay thông qua phát hành và sử dụng thẻ tín dụng: Ngân hàng chấp nhận cho khách hàng được sử dụng số vốn vay trong hạn mức tín dụng để thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ và rút tiền mặt tại máy rút tiền tự động hoặc điểm ứng tiền mặt. • Cho vay theo hạn mức thấu chi: là việc cho vay mà Ngân hàng thỏa thuận bằng văn bản chấp thuận cho khách hàng chi vượt số tiền trên tài khoản thanh toán của khách hàng. • Cho vay hợp vốn: một nhóm tổ chức tín dụng cùng cho vay đối với một dự án vay vốn hoặc phương án vay vốn của khách hàng [Thái Văn Đại, 2006]. 2.1.5. Trích lập dự phòng rủi ro Theo quy định các NHTM phải trích lập dự phòng rủi ro để có thể bù đắp các khoản cho vay bị rủi ro. Quy định về việc trích lập quỹ dự phòng theo 5 nhóm nợ trong quyết định 493/2005/QĐ-NHNN như sau: Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn): 0% Nhóm 2 (Nợ cần chú ý): 5% Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn): 20% Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ): 50% Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn): 100% 2.1.6. Đánh giá chất lượng tín dụng thông qua chỉ tiêu tài chính Trong thời kỳ kinh tế hội nhập như hiện nay, nền kinh tế còn mỏng manh như Việt Nam có thể được hưởng nhiều lợi ích từ việc giao thương với những nền kinh tế lớn trên thế giới nhưng bên cạnh đó cũng đối diện với nhiều luật chơi gay gắt. Vì thế để chống chọi được với những khó khăn trước mắt Việt Nam cần có một nền tài chính vững mạnh và phát triển. Thế nên vai trò của hệ thống Ngân hàng Việt Nam càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Để đảm nhiệm tốt được GVHD: TS. Trần Ái Kết 11 SVTH: Lâm Tuấn Nguyên Luận văn tốt nghiệp vai trò trên thì việc đánh giá chất lượng tín dụng của chính mỗi Ngân hàng là việc vô cùng cần thiết bên cạnh việc kiểm tra chất lượng tín dụng của NHNN đối với từng Ngân hàng. Và để công tác kiểm tra thuận tiện, từng mỗi Ngân hàng theo dõi dễ dàng hơn thì hiện nay một trong những chỉ tiêu định lượng để đánh giá chất lượng tín dụng tốt nhất mà NHNN và các NHTM đang áp dụng là chỉ tiêu nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay. Tổng dư nợ xấu Nợ xấu trên tổng dư nợ (%) = Tổng dư nợ cho vay Tổng dư nợ xấu bao gồm: dư nợ (nhóm 3 + nhóm4 + nhóm 5) Tổng dư nợ cho vay bao gồm: dư nợ (nhóm 1 + nhóm 2+ nhóm 3 + nhóm 4 + nhóm 5 Theo quy định của NHNN thì tỉ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ được cho phép không quá 3%. Nhưng tỉ lệ này trên thực tế ở mỗi Ngân hàng thì được điều chỉnh một cách linh hoạt. Chỉ số này đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng của Ngân hàng. Cho ta thấy được tình hình chung về cơ cấu nợ của Ngân hàng từ đó có những điều chỉnh phù hợp. Những Ngân hàng có chỉ số này thấp cũng có nghĩa là chất lượng tín dụng của Ngân hàng này cao và ngược lại. 2.1.7. Vai trò của công tác phân tích chất lượng tín dụng Ngân hàng: Như đã trình bày ở trên, NHTM giữ một vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế của một quốc gia và là một ngành hết sức nhạy cảm nên việc giữ an toàn cho hệ thống Ngân hàng để giữ ổn định nền kinh tế là một việc hết sức cần thiết. Và để thực hiện được mục tiêu giữ an toàn về khả năng thanh khoản của Ngân hàng thì công tác phân tích chất lượng tín dụng tại mỗi NHTM là một khâu không thể thiếu đối với hoạt động tín dụng của Ngân hàng. * Đối với bản thân Ngân hàng: - Việc đánh giá một cách thường xuyên, chính xác các khoản nợ xấu sẽ cho nhà quản trị Ngân hàng cập nhật thường xuyên, thực tế tình hình nợ xấu của Ngân hàng đang ở trạng thái như thế nào, đang đe dọa khả năng thanh khoản và nguy cơ phá sản của Ngân hàng ở mức độ ra sao và từ đó có biện pháp khắc phục kịp thời, tránh được những thiệt hại GVHD: TS. Trần Ái Kết 12 SVTH: Lâm Tuấn Nguyên Luận văn tốt nghiệp - Hơn nữa, nếu công tác đánh giá chất lượng tín dụng của mỗi Ngân hàng được thực hiện một cách nghiêm chỉnh thì Ngân hàng sẽ tìm hiểu được nguyên nhân của các khoản nợ xấu đã từng tồn tại ở Ngân hàng. Và từ đó Ngân hàng có thể rút được bài học kinh nghiệm cho các món vay sau, giữ cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng luôn đạt hiệu quả. * Đối với hệ thống tài chính quốc gia: Nhận thức được tầm quan trọng của công tác đánh giá chất lượng tín dụng tại mỗi Ngân hàng thì ta càng ý thức được ý nghĩa của công tác này đối với hệ thống tài chính của quốc gia. Vì mỗi Ngân hàng đều có mối quan hệ về phương diện tài chính với nhau cũng như đối với Ngân hàng Nhà Nước. Nên mọi sự rủi ro xảy ra ở Ngân hàng này có thể gây hậu quả rất nghiêm trọng đối với Ngân hàng khác. Vì vậy, để tránh được rủi ro liên hoàn này cần hết sức cẩn thận trong công tác đánh giá chất lượng tín dụng tại mỗi đơn vị Ngân hàng nhằm mục đích giữ an toàn chung cho toàn hệ thống. 2.1.8. Một số vấn đề xung quanh nợ xấu: 2.1.8.1. Một số nguyên nhân gây ra tình trạng nợ xấu ở một số Ngân hàng Việt Nam: * Nguyên nhân chủ quan - Năng lực chuyên môn của cán bộ tín dụng: Đây là một nhân tố hết sức cần có trong cán bộ tín dụng của Ngân hàng. Một thẩm định viên giỏi, có đầy đủ kiến thức chuyên môn, thì sẽ nhận thấy được những món vay tốt, những dự án khả thi để hạn chế tối đa rủi ro và còn đem về lợi nhuận cho Ngân hàng. Ngược lại, một thẩm định viên không có năng lực sẽ thường xuyên đem về những khoản nợ xấu, khó đòi. Điều này có thể dẫn đến nguy cơ mất khả năng thanh khoản, dẫn đến nguy cơ phá sản Ngân hàng. - Phẩm chất đạo đức của cán bộ tín dụng: Đây là một yếu tố mà nhà quản lý Ngân hàng cần phải quan tâm rất nhiều khi tuyển chọn nhân viên tín dụng. Một lựa chọn sai lầm sẽ dẫn đến nhiều tổn thất nghiêm trọng. Nếu tuyển phải một thẩm định viên không có đạo đức, chỉ biết vụn lợi cá nhân, không nghĩ đến lợi ích chung của Ngân hàng, một hành vi tiêu biểu là anh (cô) ta vẫn biết món vay này đầy rủi ro nhưng vì lợi ích cá nhân, anh (cô) ta lại đồng ý cho vay. Đây là một hạn chế còn tồn tại cần phải được quan tâm nhiều. GVHD: TS. Trần Ái Kết 13 SVTH: Lâm Tuấn Nguyên Luận văn tốt nghiệp * Nguyên nhân khách quan: ► Về phía khách hàng: - Vay vốn rồi chỉ muốn trả lãi, còn gốc để xoay vòng vì họ ngại trả gốc phải làm lại thủ tục - vừa mất thời gian vừa tốn kém ít chi phí, nhất là hiện nay việc thế chấp, bảo lãnh vay vốn phải đăng ký thực hiện giao dịch đảm bảo. - Vay ké, vay chung, vay nhưng chuyển vốn cho người khác sử dụng. Người sử dụng vốn không có khả năng trả nợ còn người vay thì đùn đẩy trách nhiệm cho người sử dụng vốn. Đây thực chất là việc sử dụng tiền vay sai mục đích, sai đối tượng tuy nhiên cũng rất phổ biến đối với cho vay hộ nông dân, mà cán bộ Ngân hàng do vô tình hay cố ý đã cho vay. - Do trước đây cho vay thế chấp bằng những giấy tờ mà theo quy định hiện hành Ngân hàng không được nhận giấy tờ đó làm tài sản bảo đảm, nên khách hàng không chịu trả nợ vì không được vay lại để tiếp tục sản xuất kinh doanh. - Do nhà xa, bận rộn kinh doanh, người vay nhờ người khác đi trả nợ gốc, lãi nhưng bị chiếm dụng vốn - không đòi lại được nên cũng không chịu trả nợ Ngân hàng... - Do bản thân hoặc gia đình người vay bị tai nạn, ốm đau, bệnh tật kéo dài, ảnh hưởng đến nguồn tài chính và kế hoạch trả nợ của khách hàng. - Do nhận thức, trình độ còn nhiều hạn chế của nông dân, họ thường ỷ lại vào sự hỗ trợ, chính sách ưu đãi của nhà nước đối với nông dân nên cố tình chây ỳ khi mất khả năng trả nợ. ►Về phía Chính Quyền: - Mặc dù hệ thống Ngân hàng Việt Nam đã trải qua những bước thay đổi quan trọng về tổ chức và cơ chế hoạt động, biến các Ngân hàng quốc doanh thành các Ngân hàng kinh doanh thương mại thuần túy, nhưng chính quyền Trung ương vẫn có xu hướng gây áp lực hay khuyến khích một cách công khai hoặc ngầm định các Ngân hàng cấp tín dụng vượt quá mức an toàn thương mại cho phép để đạt được mục tiêu tăng trưởng đề ra. Chính quyền địa phương đôi khi cũng buộc các Ngân hàng cho vay các doanh nghiệp Nhà nước thua lỗ để tránh làm tăng mức thấp nghiệp. Ngoài ra, các quan chức Chính phủ cũng thường can thiệp vào quyết định cho vay của Ngân hàng, khiến tỷ lệ nợ xấu thêm gia tăng. Sự can thiệp của Chính phủ vào việc cho vay của Ngân hàng có thể diễn ra trước khi GVHD: TS. Trần Ái Kết 14 SVTH: Lâm Tuấn Nguyên Luận văn tốt nghiệp quyết định cho vay được đưa ra hoặc sau khi giao dịch đã hoàn tất. Với can thiệp diễn ra trước khi ra quyết định cho vay, cho đến tận những năm gần đây, các Ngân hàng quốc doanh vẫn có nghĩa vụ thực hiện các khoản cho vay chính sách, theo các chương trình phát triển của Chính phủ hoặc vì lý do chính trị. Tuy tỷ lệ các khoản cho vay theo chính sách này không bao giờ được tiết lộ, một số nhà phân tích ước đoán không dưới 1/3 tổng dư nợ cho vay của các Ngân hàng quốc doanh ở một số thời điểm. Tất nhiên, các khoản cho vay chính sách thông thường bao giờ cũng có chất lượng thấp hơn các khoản cho vay thương mại. Chính phủ còn can thiệp vào thị trường tín dụng sau khi sự cho vay đã diễn ra hoàn tất bằng cách ra tay cứu vớt các doanh nghiệp Nhà nước hoặc Ngân hàng quốc doanh có vấn đề. Sự cứu giúp của Chính phủ có thể ở dưới nhiều dạng như tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước thua lỗ, nhận các khoản nợ xấu, và cố ý trì hoãn việc đóng cửa các tổ chức tài chính mất khả năng thanh toán. Thông lệ cứu vớt như vậy đã làm giảm nhu cầu cải thiện tính hiệu quả ở các Ngân hàng, khuyến khích chúng theo đuổi các dự án cho vay đầy rủi ro. Dưới sự can thiệp hoặc khuyến khích ngầm định và công khai của Chính phủ như trên, các Ngân hàng quốc doanh trở nên thích cho vay các doanh nghiệp nhà nước hơn vì mọi rủi ro hầu như đã được Chính phủ bảo lãnh. Điều này càng quan trọng hơn khi mà ở Việt Nam, cơ chế luật định liên quan đến thi hành các nghĩa vụ hợp đồng rất yếu kém, làm tăng rủi ro mất khả năng thu hồi các khoản cho vay của Ngân hàng. Trong bối cảnh không có sự bảo lãnh của Chính phủ thì tất nhiên các Ngân hàng sẽ phải rất thận trọng khi quyết định cho các doanh nghiệp Nhà nước vay. Hơn nữa, quan hệ truyền thống và dài hạn giữa Ngân hàng quốc doanh và các doanh nghiệp nhà nước làm cho chi phí giao dịch với các doanh nghiệp nhà nước nhỏ hơn với doanh nghiệp tư nhân, càng làm tăng thêm xu hướng Ngân hàng cho vay doanh nghiệp nhà nước hơn là doanh nghiệp tư nhân. Vì thế, dễ hiểu tại sao con nợ mất khả năng thanh toán chính của Ngân hàng quốc doanh là các doanh nghiệp Nhà nước chứ không phải các doanh nghiệp tư nhân. GVHD: TS. Trần Ái Kết 15 SVTH: Lâm Tuấn Nguyên
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan