Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân tích các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần xuất nhập...

Tài liệu Phân tích các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản an giang (agifish)

.PDF
69
697
55

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THUỶ SẢN DƯ THANH HUY PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN AN GIANG (AGIFISH) LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ THỦY SẢN 2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THUỶ SẢN DƯ THANH HUY PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN AN GIANG (AGIFISH) LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ THỦY SẢN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN Thạc sĩ: HUỲNH VĂN HIỀN 2013 NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………... An Giang, ngày ….. tháng ……năm 2013 TM. Công ty i LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan rằng đề tài này là do chính em thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất cứ đề tài nhiên cứu khoa học nào. Cần thơ, ngày 11 tháng 12 năm 2013 Sinh viên thực hiện Dư Thanh Huy ii LỜI CẢM TẠ Qua đây em xin chân trọng cảm ơn thầy giáo – Thạc sĩ Huỳnh Văn Hiền, CVHT cô Đặng Thị Phượng đã tận tình hướng dẫn chỉ bảo em hoàn thành tốt bài luận văn. Em xin chân thành cảm ơn các Cô, Chú, Anh, Chị trong công ty Agifish đã tạo điều kiện cũng như cung cấp cho em những thông tin cần thiết để em hoàn thành bài luận văn tốt nghiệp này. Đây là một đề tài phức tạp cho nên không tránh khỏi những sai sót nhất định rất mong nhận được sự đóng góp của thầy cô để bản luận văn được hoàn thiện hơn. Xin chân thành gửi lời chúc sức khỏe và thành công trong cuộc sống đến Thầy, Cô, Chú, Anh, Chị trong Công ty. Cần thơ, ngày 11 tháng 12 năm 2013 Sinh viên thực hiện Dư Thanh Huy iii TÓM TẮT Đề tài “ Phân tích các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần xuất khẩu thủy sản An Giang (Agifish) ” được thực hiện từ tháng 8/2013 đến tháng 12/2013, với việc thu thập thông tin từ báo cáo tài chính công ty từ năm 2010 đến năm 2012 từ đó phân tích, nhận định những yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của công ty và phân tích những điểm mạnh điểm yếu kết hợp với những tác động môi trường kinh doanh ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp đề xuất những giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty trên thị trường. Doanh thu liên tục tăng qua các năm đạt 2.791 tỷ năm 2102, cùng với sản lượng xuất khẩu và kim ngạch xuất khẩu tăng so với kế hoạch đề ra. Những yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh công ty luôn được đánh giá ở mức cao với nguồn vốn trên 1.700 tỷ đồng, đội ngũ nhân viên gần 3.000 người với trình độ chuyên môn cao, cùng với sự đoàn kết nhất trí của nhà quản trị tạo nên một tập thể vững mạnh trong sản xuất kinh doanh. Được sự đầu tư về trang thiết bị hiện đại cũng như những máy móc thiết bị và dây chuyền sản xuất tiên tiến tạo nên một năng suất làm việc cao. Công ty Agifish đã có thương hiệu trên thị trường xuất khẩu nên đây cũng là một chỉ tiêu quan trọng trong các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của công ty. Với những thành công trong kinh doanh, cũng như những chính sách đảm bảo lợi ích xã hội, uy tín và thương hiệu của Công ty đã và đang là một lợi thế lớn trên thị trường góp phần vào việc nâng cao năng lực cạnh tranh. iv MỤC LỤC Trang Danh mục bảng............................................................................................... i Danh mục hình .............................................................................................. ii Danh mục từ viết tắt..................................................................................... iii Chương 1: Giới thiệu 1.1. Đặt vấn đề ................................................................................................1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................2 1.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................2 1.4. Phạm vi nghiên cứu..................................................................................2 1.4.1 Phạm vi không gian .........................................................................2 1.4.2 Phạm vi thời gian.............................................................................2 1.4.3 Đối tượng nghiên cứu ......................................................................2 Chương 2: Tổng quan tài liệu 2.1. Tổng quan tình hình thủy sản Việt Nam ...................................................3 2.2. Tổng quan tình hình thủy sản đồng bằng sông Cửu Long .........................3 2.3. Tổng quan tình hình thủy sản An Giang ...................................................4 2.4. Tổng quan tình hình công ty CP XNK thủy sản An Giang........................5 2.4.1 Lĩnh vực kinh doanh........................................................................5 2.4.2 Cơ sở vật chất..................................................................................5 2.4.3 Thị trường và sản phẩm tiêu thụ ......................................................5 2.4.4 Nghiên cứu và phát triển..................................................................6 2.4.5 Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty ...........................................................7 2.5. Cơ sở lý thuyết .........................................................................................8 2.5.1 Các lý thuyết về năng lực cạnh tranh ...............................................8 2.5.2 Mô hình kinh tế liên quan ................................................................8 2.5.3 Các tài liệu có liên quan đề tài .......................................................13 2.6. Phương pháp luận...................................................................................14 2.6.1 Khái niệm về lợi thế cạnh tranh .....................................................15 2.6.2 Khái niệm về năng lực cạnh tranh..................................................15 2.6.3 Các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh doanh nghiêp. ..........15 v Chương 3: Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 3.1. Phạm vi nghiên cứu .........................................................................18 3.2. Thời gian thực hiện..............................................................................18 3.3. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................18 3.3.1 Phương pháp thu thập số liệu ......................................................18 3.3.2 Phương pháp phân tích số liệu ....................................................18 Chương 4: Kết quả và thảo luận 4.1. Phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ...........19 4.2. Phân tích các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh công ty .................21 4.2.1 Năng lực về tài chính ..................................................................21 4.2.2 Nguồn nhân lực ..........................................................................25 4.2.3 Trình độ về công nghệ ................................................................26 4.2.4 Năng lực quản lý và lãnh đạo......................................................27 4.2.5 Nghiên cứu và phát triển .............................................................27 4.2.6 Uy tín và thương hiệu .................................................................28 4.2.7 Hệ thống phân phối và năng lực sản xuất ....................................29 4.3. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng năng lực cạnh tranh Công ty .........29 4.3.1 Ảnh hưởng môi trường vĩ mô......................................................29 4.3.2 Ảnh hưởng môi trường ngành .....................................................32 4.3.3 Ảnh hưởng môi trường bên trong doanh nghiệp..........................34 4.4 Đánh giá tình hình công ty các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh...35 4.5 Đề xuất giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh Công ty .....................37 4.5.1 Những căn cứ cho đề xuất giải pháp cho Công ty........................38 4.5.2 Những giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh Công ty..............40 Chương 5: Kết luận và kiến nghị 5.1 Kết luận ..............................................................................................46 5.2. Kiến nghị............................................................................................46 Tài liệu tham khảo .......................................................................................48 Phụ lục ..........................................................................................................50 vi DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Ma trận SWOT.................................................................................... 11 Bảng 2.2: Các chỉ số đo lường năng lực cạnh tranh ............................................. 17 Bảng 4.1: Kết quả hoạt đông sản xuất kinh doanh Công ty .................................. 20 Bảng 4.2: Một số chỉ tiêu hoạt động kinh doanh Công ty qua các năm ................ 21 Bảng 4.3: Các chỉ số về cơ cấu tài sản và nguồn vốn Công ty.............................. 22 Bảng 4.4: Các hệ số thanh khoản Công ty ........................................................... 23 Bảng 4.5: Các chỉ số hoạt động của Công ty........................................................ 24 Bảng 4.6: Các chỉ số khả năng sinh lợi của Công ty ............................................ 24 Bảng 4.7: Trình độ nguồn nhân lực Công ty ........................................................ 25 Bảng 4.8: Ma trận SWOT Công ty ...................................................................... 37 i DANH MỤC HÌNH Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức Công ty ........................................................................... 7 Hình 4.1: Trình độ học vấn nguồn nhân lực Công ty ........................................... 26 Hình 4.2: Cơ cấu thị trường xuất khẩu Công ty năm 2012 ................................... 33 ii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ĐBSCL Đồng Bằng Sông Cửu Long ATCL An toàn chất lượng NXB Nhà xuất bản TS Tiến sĩ CIEM Ủy ban Quốc gia về Hợp tác Kinh tế Quốc tế OECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế VN Việt Nam VCCI Phòng công nghiệp thương mại Việt Nam VASEP Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam XNK Xuất nhập khẩu CP Chính Phủ BTC Bộ Tài Chính TT Thông tư iii CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 Đặt vấn đề Những năm qua, ngành thủy sản luôn cho thấy tiềm năng phát triển và trở thành nghành mũi nhọn của cả nước. Xuất khẩu thủy sản luôn là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam ra thị trường thế giới. Trong năm 2012, Xuất khẩu thủy sản xếp hạng thứ 6 trong lĩnh vực xuất khẩu với kim nghạch 6,09 tỷ USD chiếm tỷ trọng 5,3% trong tổng kim ngạch tất cả các mặt hàng xuất khẩu của cả nước (Tổng cục Hải quan, 2012). Do giá trị kinh tế cao so với các ngành kinh doanh khác. Chính vì vậy, đây là ngành có nhiều công ty thuộc nhiều thành phần kinh tế chú trọng đầu tư. Đó là nguyên nhân của sự đa dạng về nhiều loại hình công ty thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. An Giang là tỉnh có hệ thống sông ngòi chằng chịt, lại là tỉnh đầu nguồn sông Mekong chảy vào Việt Nam nên rất thuận lợi cho việc phát triển nghề nuôi những loài cá nước ngọt đặc biệt là cá tra và cá basa. Cũng nhờ vậy, đây là điều kiện để các công ty thủy sản ở An Giang như Agifish, Việt An, Nam Việt, Aflex…phát triển theo hướng xuất khẩu và chế biến thủy sản. Trong giai đoạn hiện nay, thủy sản An Giang là hướng đi đầy triển vọng của tỉnh, giúp An Giang dần thoát khỏi tình trạng phụ thuộc hoàn toàn vào xuất khẩu lúa gạo. Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu thủy sản An Giang (Agifish) với những lợi thế về nhiều mặt cũng như là doanh nghiệp đi đầu trong xuất khẩu cá tra, cá basa đã và đang trở thành một trong những công ty xuất khẩu hàng đầu của lĩnh vực trong nhiều năm liền. Hiện nay, các doanh nghiệp ở nước ta đang phải đối diện với môi trường kinh doanh biến động không ngừng và gặp nhiều rủi ro, áp lực. Cạnh tranh một quy luật tất yếu của thị trường ngày càng trở nên gay gắt khi xu hướng mở cửa hợp tác hội nhập trong khu vực và quốc tế diễn ra mạnh mẽ. Đứng trước tình hình đó thì sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào năng lực cạnh tranh của chính mình. Doanh nghiệp chỉ có thể khai thác sử dụng được năng lực cạnh tranh của mình hiệu quả khi mà doanh nghiệp phân tích được năng lực cạnh tranh của mình như thế nào. Trên cơ sở đó, dựa trên những kiến thức đã học, xuất phát từ tính quan trọng của việc phân tích năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cùng với việc được nghiên cứu và thực tập tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang (AGIFISH), nên đề tài “Phân tích các yếu tố cấu thành năng lực cạnh 1 tranh của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang (AGIFISH)” được chọn để làm đề tài tốt nghiệp. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Nhận diện bản chất các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang (AGIFISH) nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh Công ty. 1.3 Nội dung nghiên cứu - Phân tích hình hình hoạt động sản xuất kinh doanh công ty từ 20102012. - Phân tích một số chỉ tiêu cấu thành năng lực cạnh của công ty - Đề xuất một số giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty. 1.4 Phạm vi nghiên cứu 1.4.1 Phạm vi về không gian Đề tài được thực hiện tại công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang (AGIFISH). 1.4.2 Phạm vi về thời gian Đề tài được thực hiện từ tháng 8/2013 đến 12/2013 1.4.3 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các chỉ tiêu đánh giá của năng lực cạnh tranh nội tại của công ty: - Tiềm lực tài chính - Năng lực về công nghệ - Nguồn nhân lực - Năng lực quản lý và cơ cấu tổ chức - Hệ thống kênh phân phối và cơ cấu tổ chức - Nghiên cứu và phát triển - Mức độ cạnh tranh và hợp tác của công ty khác - Uy tín và thương hiệu 2 CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Tổng quan tình hình thủy sản Việt Nam Việt Nam chúng ta với thế mạnh về vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên đã đạt được những thành tựu lớn trong phát triển nông nghiệp và thủy sản là một trong nhũng lĩnh vực mũi nhọn được đầu tư và phát triển qua từng thời kì phát triển của đất nước. Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam năm 2012 đứng thư 6 trong kim ngạch xuất khẩu với 6,09 tỉ USD chiếm tỉ trọng 5,3% (Tổng cục Hải quan, 2012), cho thấy xuất khẩu thủy sản đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế ngoại thương của nước ta. Sản lượng thủy sản năm 2012 ước tính đạt 5732,9 nghìn tấn, tăng 5,2% so với năm 2011, trong đó cá đạt 4343,7 nghìn tấn, tăng 5,3%; tôm đạt 632,7 nghìn tấn, tăng 0,3%. Diện tích nuôi trồng thủy sản năm 2012 ước tính đạt 1059 nghìn ha, tăng 0,7% so với năm trước, trong đó diện tích nuôi cá tra là 11,5 nghìn ha, tăng 3,4%; diện tích nuôi tôm sú 599,2 nghìn ha, giảm 1,4%; diện tích tôm thẻ chân trắng 34,3 nghìn ha, tăng 17,2%. Sản lượng thủy sản nuôi trồng năm 2012 ước tính 3110,7 nghìn tấn, tăng 6,1% so với năm 2011, trong đó cá đạt 2402,2 nghìn tấn, tăng 6,5%; tôm 473,9 nghìn tấn, giảm 1%. Sản lượng cá tra năm 2012 đạt 1226 nghìn tấn, tăng 3% so với năm 2011. Sản lượng thủy sản khai thác năm 2012 đạt 2622,2 nghìn tấn, tăng 4,3% so với năm 2011, trong đó khai thác biển đạt 2418 nghìn tấn, tăng 4,8% (Tổng cục thống kê, 2012). Tính đến tháng 6/2013 Sản lượng ước tính đạt 2337 nghìn tấn, trong đó cá 2109 nghìn tấn, tôm 262 nghìn tấn. Diện tích nuôi trồng thủy sản đạt 920 nghìn ha, tăng 0,6% so với cùng kỳ năm trước, sản lượng nuôi trồng ước tính đạt 1425 nghìn tấn giảm 0,4% trong đó cá đạt 1221 nghìn tấn, tôm 181 nghìn tấn. Sản lượng nuôi trồng giảm nguyên nhân chủ yếu do sản xuất cá tra gặp khó khăn trong tiêu thụ. Sản lượng cá tra chỉ đạt 560 nghìn tấn, giảm 3% so với cùng kỳ năm trước (Tổng cục thống kê, 2013). Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam kim nghạch xuất khẩu thủy sản Viêt Nam đến tháng 6/ 2013 đạt 2,899 tỷ USD, tăng 0,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Các thị trường nhập khẩu thủy sản chính của Việt Nam vẫn là Mỹ, EU và Nhật Bản. 2.2 Tổng quan tình hình thủy sản Đồng bằng sông Cửu Long Vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) với những ưu đãi về vị trí địa lí và tài nguyên thiên nhiên có diện tích tự nhiên khoảng 39.747 km2, chiếm 12% diện tích cả nước. Khu vực thuộc vùng hạ lưu sông Mê Kong với mạng lưới sông ngòi dày đặc là nơi giao thoa giữa nước mặn, lợ, ngọt cũng đã tạo nên 3 một vùng sinh thái đặc thù, hiếm thấy trên thế giới, rất thuận lợi cho phát triển sản xuất thủy sản hàng hoá tập trung. Trên thực tế, nuôi trồng thủy sản ở ĐBSCL đã trở thành một nghề truyền thống và không ngừng thay đổi. Với tổng diện tích 762.000 ha, chiếm trên 26% tổng diện tích đất tự nhiên của 8 tỉnh ven biển của vùng và chiếm 74% tổng diện tích có khả năng nuôi trồng thủy sản trên vùng triều toàn quốc, cùng giá trị xuất khẩu hàng tỉ USD mỗi năm, vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đóng góp đến 2/3 kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước (theo VASEP, Ngành nuôi trồng thủy sản ở ĐBSCL - Cùng liên kết để phát triển bền vững). Theo Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ cho biết, 6 tháng đầu năm 2013, sản lượng thủy sản toàn vùng đạt 1.420.120 tấn, giảm 10,17% so cùng kỳ. Trong đó, sản lượng khai thác 518.200 tấn, sản lượng nuôi trồng thủy sản khoảng 901.920 tấn. Diện tích đã thu hoạch đến nay 136.000 ha, sản lượng thu hoạch đạt 65.000 tấn. Nuôi cá tra tuy gặp nhiều khó khăn nhưng sản lượng cũng đạt 545.718 tấn trên 2.116 ha trong tổng diện tích thả nuôi 4.341 ha (Xuân Quang, 2013) 2.3 Tổng quan tình hình thủy sản An Giang An Giang là tỉnh đầu nguồn sông Cửu Long với diện tích tự nhiên 3.424km2, gồm 2 nhánh sông Tiền và sông Hậu cung cấp nguồn nước quanh năm có chiều dài 170km. Hệ thống sông kênh rạch nhiều, có chiều dài 5.170km thuận lợi cho phát triển chăn nuôi thủy sản. Tại An Giang có hơn 4.000 hộ nuôi trong đó có 1690 hộ nuôi cá tra (nuôi thương phẩm 1634 hộ, nuôi giống 1.055 hộ). Diện tích nuôi nuôi cá tra thương phẩm 965,42 ha.Sản xuất cá tra giống 611,62 ha. Sản lượng cá tra thương phẩm 271.253,75 tấn, Sản lượng giống cá tra 590,251 triệu con, tổng giá trị sản xuất thủy sản 6.062 tỉ đồng, chiếm 20,7% nội ngành nông nghiệp. Tổng cộng hiện nay có 17 Doanh nghiệp & 23 nhà máy, với công suất trên 320.000 tấn/năm. Sản lượng cá xuất khẩu đạt khoảng 170 nghìn tấn tương đương 400 triệu USD. An Giang có 23 cơ sở sản xuất cá tra bột với tổng đàn cá tra bố mẹ 56.350 con, công suất 4.295 triệu con cá tra bột/năm, 2 cơ sở sản xuất giống tôm càng xanh, 36 cơ sở sản xuất, kinh doanh giống Cá lóc, Cá mè, Cá trôi, Rô phi, Điêu hồng... Trên 170 cơ sở kinh doanh thức ăn thủy sản, sản lượng tiêu thụ thức ăn trên 200.000 tấn/năm, 4 doanh nghiệp sản xuất thức ăn thủy sản với tổng cộng suất trên 250.000 tấn/năm, đáp ứng khoảng 50% nhu cầu thức ăn thủy sản.Trong đó, có 22 doanh nghiệp chế biến thủy sản có vùng nuôi tại An Giang với 11 doanh nghiệp trong tỉnh và 11 doanh nghiệp ngoài tỉnh, tổng diện tích vùng nuôi của doanh nghiệp đạt theo tiêu chuẩn ATCL GlobalGAP, SQF, ASC.. là 248,4 ha chiếm 48,93% trên tổng diện tích vùng nuôi (Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh An Giang, 2013). 4 2.4. Tổng quan tình hình công ty cổ phần xuất khẩu thủy sản An Giang Agifish là tên thương mại của Công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Thủy sản An Giang là một trong những nhà chế biến thực phẩm thủy sản hàng đầu của Việt Nam góp phần đáng kể cho sự phát triển kinh tế xã hội trong nước từ năm 1997. Sự năng động và sáng tạo đã giúp Agifish trở thành nhà chế biến có uy tín hàng đầu trong ngành công nghiệp thủy sản và là một trong số mười công ty xuất khẩu thủy sản hàng đầu của Việt Nam sang các thị trường trên thế giới. 2.4.1 Lĩnh vực kinh doanh + Sản xuất, chế biến và mua bán, xuất nhập khẩu thủy, hải sản đông lạnh, thực phẩm, nông sản, vật tư nông nghiệp; + Mua vật tư nguyên liệu,hóa chất phục vụ cho sản xuất (không mang tính độc hại); + Mua bán đồ uống các loại và hàng mỹ phẩm; + Sản xuất và mua bán thuốc thú y, thủy sản; + Sản xuất và kinh doanh thức ăn gia súc, gia cầm, thủy sản; + Lắp đặt hệ thống cơ điện, thông gió, điều hòa cấp nhiệt, hệ thống làm lạnh, kho lạnh, điều hòa trung tâm, hệ thống bơm, ống nước, điều hòa không khí; + Chế tạo thiết bị cho ngành chế biến thực phẩm, thủy sản, mua bán máy móc thiết bị chuyên ngành chế biến thực phẩm, chế biến thủy sản; lai tạo giống, sản xuất con giống; nuôi trồng thủy sản; + Kinh doanh bất động sản với quyền sở hữu hoặc đi thuê;….. 2.4.2 Cơ sở vật chất Nhằm không ngừng mở rộng sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm tăng sức cạnh tranh, trong những năm vừa qua Agifish không ngừng đầu tư mở rộng nhà xưởng và trang bị các loại máy móc thiết bị hiện đại, thực hiện một cách có hiệu quả trong việc đầu tư đổi mới thiết bị đối với hai xí nghiệp đông lạnh, tập trung đầu tư chiều sâu, đầu tư mở rộng công suất, thay đổi dần các máy móc thiết bị cũ, lạc hậu bằng các thiết bị mới với nhiều tính năng ưu việt hơn, đồng thời thực hiện tự động hóa nhiều công đoạn sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm. 2.4.3 Thị trường và sản phẩm tiêu thụ + Thị trường nước ngoài: Agifish đã có nhiều khách hàng từ hầu hết các quốc gia trên thế giới như Hoa Kỳ, Châu Âu, Úc, Hong Kong, Singapore, Đài 5 Loan, Nhật Bản... Agifish ngày càng có uy tín cao trên thị trường và một trong những thương hiệu mạnh trên thị trường thế giới. + Thị trường trong nước: Agifish đã và đang tiêu thụ với hơn 100 sản phẩm chế biến từ cá basa, cá tra với hệ thống phân phối rộng khắp 50 tỉnh thành trong cả nước như: đại lý, nhà hàng, siêu thị, hệ thống phân phối Metro, các bếp ăn tập thể, trường học… + Sản phẩm – đa dạng hoá: Bên cạnh sản phẩm chính là cá Tra và cá Basa, Công ty còn chế biến các loại cá nước ngọt phong phú trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long và các sản phẩm có giá trị khác như: Tôm càng, chả thác lác, cá rô phi, sản phẩm cá tẩm bột, mực... Tiếp theo những thành công trên thương trường quốc tế, Agifish đã và đang chiếm vị thế tốt trên thị trường nội địa với việc đa dạng hóa sản phẩm giá trị gia tăng. Các sản phẩm này rất phù hợp với khẩu vị Việt Nam và đạt chất lượng xuất khẩu với hơn 100 loại sản phẩm giá trị gia tăng đã được quảng bá trên toàn quốc. Đặc biệt thương hiệu Agifish đã được người tiêu dùng bình chọn “Hàng Việt Nam chất lượng cao”. 2.4.4 Nghiên cứu và phát triển Công ty Agifish cộng tác với cơ quan CIRAD của Pháp để nghiên cứu sinh lý và sinh sản cá Basa và cá tra với kết quả đáng khích lệ. Con giống sinh sản nhân tạo đã không ngừng phát triển trong nhiều năm, điều này đáp ứng được nhu cầu con giống cho ngư dân trong khi nguồn cung cấp giống từ thiên nhiên ngày càng ít đi. Đây là một thành công lớn trong nghiên cứu khoa học của Công ty Agifish. Trong tương lai công ty Agifish sẽ phát triển mối quan hệ hợp tác với Cirad để nghiên cứu các điều kiện cho việc phát triển chất lượng liên quan đến dây chuyền sản xuất cá basa, cá tra tại vùng Đồng Bằng sông Cửu long nhằm không ngừng cải tiến chất lượng cá nuôi, cung cấp nguồn nguyên liệu sạch, chất lượng cao cho thị trường. Agifish đã trở thành nhà chế biến sản phẩm thủy sản hàng đầu của Việt Nam. Doanh thu của Công ty không ngừng tăng lên qua các năm, với sản lượng đạt 20.000 tấn thành phẩm xuất khẩu. Thành quả đạt được này nhờ vào sự điều hành năng động và sáng tạo, dám nghĩ dám làm kết hợp với đội ngũ công nhân lành nghề. Với những đóng góp tích cực trên, Agifish đã nhận danh hiệu “Anh Hùng Lao Động” do nhà nước ban tặng. Công ty Agifish là thành viên của Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) và Phòng công nghiệp thương mại Việt Nam (VCCI), Agifish là doanh nghiệp duy nhất trong ngành thủy sản được tặng danh hiệu "Thương hiệu Việt Nam" (Vietnam Value) 3 lần liên tục 6 2.4.5 Sơ đồ cơ cấu tổ chức Agifish là công ty hoạt động trên nguyên tắc cổ phần hóa là doanh nghiệp thủy sản sản xuất và kinh doanh với mô lớn. Cơ cấu tổ chức Công ty thể hiện ở hình sau: Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức công ty 7 2.5 Cơ sở lý thuyết 2.5.1 Các lý thuyết về năng lực cạnh tranh - Lý thuyết cổ điển Theo Adam Smith (1776), nguồn gốc của quá trình thương mại là do mỗi quốc gia có lợi thế cạnh tranh tuyệt đối về một ngành nào đó so với quốc gia khác. David Ricardo (1817) cho rằng, các quốc gia không có lợi thế cạnh tranh tuyệt đối vẫn có thể mua bán trao đổi nhờ có lợi thế tương đối. - Lý thuyết năng lực cạnh tranh của Michael Porter (1980) Tâm điểm của lý thuyết cạnh tranh Michael E Porter là việc đề xuất mô hình 5 áp lực cạnh tranh giữa các công ty đang tồn tại; mối đe dọa về một đối thủ mới tham gia vào thị trường; nguy cơ xuất hiện các sản phẩm thay thế; vai trò của công ty bán lẻ và quyền lực của các nhà cung ứng. Ông cũng đề xuất mô hình kim cương để đo năng lực cạnh tranh quốc gia dựa vào các yếu tố vốn, chiến lược, nhu cầu thị trường, sự phát triển ngành dịch vụ hổ trợ, và 2 yếu tố tác động vào là chính phủ và cơ hội. 2.5.2 Mô hình kinh tế liên quan Hiện nay, có nhiều lý thuyết được áp dụng để phân tích năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, từ việc phân tích môi trường kinh doanh để đánh giá năng lực cạnh, đến việc phân tích lựa chọn các chiến lược cạnh tranh cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, các mô hình được được sử dụng nhiều nhất, phổ biến nhất đểphân tích năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là ma trận SWOT, mô hình 5 áp lực và mô hình Kim cương của Michael E.Porter. Tùy từng hoàn cảnh và giai đoạn cụ thể mà các doanh nghiệp có thểl ựa chọn mô hình phân tích năng lực cạnh tranh khác nhau.  Mô hình kim cương của Michael E. Porter Mô hình này đã lý giải những lực lượng tác động đến doanh nghiệp và qua đó năng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh bao gồm: các điều kiện đầu vào; các điều kiện về cầu; các ngành liên quan và các ngành hỗ trợ ;chiến lược và cấu trúc mức độ cạnh tranh; và tác động của nhà nước. Bốn nhóm yếu tố trong mô hình kim cương phát triển trong mối qua hệ phụ thuộc lẫn nhau và tạo nên năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp. Mô hình này đã được vận dụng trong đánh giá năng lực cạnh tranh cấp tỉnh ở Việt Nam. - Các điều kiện về yếu tố đầu vào: Các điều kiện về yếu tố đầu vào bao gồm các điều kiện về nguồn nguyên liệu, nhân lực, công nghệ, vốn cho hoạt 8 động của doanh nghiệp. Tác động của điều kiện đầu vào có thể có tính chất trực tiếp, như khả năng có nguồn nguyên liệu rẻ, sẵn có, ổn định, nguồn vốn dễ tiếp cận với lãi suất hợp lý. Tác động đó cũng có thể có tính chất gián tiếp như chính sách công nghệ, sự đầu tư của Nhà nước trong nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật có tác động tạo cơ hội cho các doanh nghiệp tiếp cận thông tin, công nghệ mới. Điều kiện về cầu: Điều kiện về cầu thể hiện điều kiện khách hàng hiện tại với nhu cầu đa dạng về số lượng, chủng loại, chất lượng hàng hóa và dịch vụ; sự cấu thành nhu cầu, hành vi của người mua trên thị trường hiện tại và thị trường quốc tế để các doanh nghiệp buộc phải tìm cách đáp ứng các nhu cầu đó, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. - Chiến lược, cấu trúc và mức độ cạnh tranh: Chiến lược, cấu trúc và mức độ cạnh tranh cho biết chiến lược phát triển, định hướng của ngành, cấu trúc thị trường và mức độ cạnh tranh trên thị trường cao hay thấp. Thông thường, mức độ cạnh tranh càng cao càng tạo điều kiện và động lực thúc đẩy các doanh nghiệp tự nâng cao năng lực cạnh tranh. Ngược lại mức độ độc quyền càng lớn càng tác động bất lợi đến năng lực cạnh tranh do nó ngăn cản các yếu tố công bằng trên thị trường. Một đặc trưng quan trọng là đổi mới. Vì các doanh nghiệp không chỉ chế ngự và cải tiến việc sử dụng công nghệ từ nước ngoài, mà còn có khả năng tự tạo ra công nghệ phù hợp với năng lực sản xuất của doanh nghiệp. Ngoài ra, chiến lược, cấu trúc của doanh nghiệp và sự cạnh tranh còn bao gồm các cấp điều hành doanh nghiệp, những mục tiêu mà doanh nghiệp đặt ra, cũng như những nhân viên mà các nhà quản lý tìm kiếm, để đạt được mục tiêu và những ưu thế của doanh nghiệp. - Các ngành hỗ trợ và các ngành liên quan: Các ngành này liên quan đến công tác qui hoạch vùng nguyên liệu, sự phát triển của các dịch vụ vĩ mô như dịch vụ tư vấn, các dịch vụ tài chính, ngân hàng. Các điều kiện này cũng thể hiện yêu cầu phát triển các mối liên hệ sản xuất giữa các ngành nhằm đảm bảo tốc độ tăng trưởng dự tính. Ngoài ra những ngành liên quan mang tính cạnh tranh quốc tế có thể phối hợp và chia sẻ các hoạt động trong chuỗi mắt xích khi nó cạnh tranh. Ưu điểm của mô hình phân tích kim cương giúp phân tích được các yếu ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh mang tích chất ngành, giúp doanh nghiệp thấy được các yếu tố đang tác động đến ngành mà doanh nghiệp đang kinh doanh. Mô hình này thường được sử dụng trong phân tích năng lực cạnh tranh của một ngành hơn là một doanh nghiệp. 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng