Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sức hấp dẫn điểm đến du lịch biển đảo lý sơn,...

Tài liệu Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sức hấp dẫn điểm đến du lịch biển đảo lý sơn, tỉnh quảng ngãi

.PDF
134
420
125

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG VŨ NHƯ HIỀN PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC HẤP DẪN ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH BIỂN ĐẢO LÝ SƠN, QUẢNG NGÃI LUẬN VĂN THẠC SĨ KHÁNH HÒA - 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG VŨ NHƯ HIỀN PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC HẤP DẪN ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH BIỂN ĐẢO LÝ SƠN, QUẢNG NGÃI LUẬN VĂN THẠC SĨ Ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 60 31 01 05 Quyết định giao đề tài: 410/QĐ-ĐHNT ngày 28/04/2017 Quyết định thành lập HĐ: 1273QĐ-ĐHNT ngày 05/12/2017 Ngày bảo vệ: 13/12/2017 Người hướng dẫn khoa học: TS. LÊ CHÍ CÔNG Chủ tịch hội đồng: TS. HỒ HUY TỰU Khoa sau đại học: KHÁNH HÒA - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan mọi kết quả của đề tài: “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sức hấp dẫn điểm đến du lịch biển đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình khoa học nào khác cho tới thời điểm này. Khánh Hòa, ngày 20 tháng 12 năm 2017 Tác giả luận văn Vũ Như Hiền ii LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của quý phòng ban trường Đại học Nha Trang, Khoa Kinh tế, các thầy cô tham gia chương trình giảng dạy, cùng các thầy, cô giảng viên trong và ngoài trường đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi được hoàn thành đề tài. Đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của TS. LÊ CHÍ CÔNG đã giúp tôi hoàn thành tốt đề tài. Qua đây, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến sự giúp đỡ này. Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình và tất cả bạn bè đã giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn! Khánh Hòa, ngày 20 tháng 12 năm 2017 Tác giả luận văn Vũ Như Hiền iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................... ii LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ iii MỤC LỤC ......................................................................................................................iv DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................................... vii DANH MỤC BẢNG BIỂU ......................................................................................... viii DANH MỤC HÌNH VẼ .................................................................................................ix TRÍCH YẾU LUẬN VĂN .............................................................................................. x CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.............................. 1 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC HẤP DẪN ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH BIỂN ĐẢO LÝ SƠN, QUẢNG NGÃI ................................................................................................................5 2.1. Các khái niệm liên quan đến du lịch .....................................................................5 2.1.1. Du lịch.............................................................................................................5 2.1.2. Khách du lịch ..................................................................................................6 2.1.3. Sản phẩm du lịch ............................................................................................ 8 2.1.4. Điểm đến du lịch ........................................................................................... 10 2.1.5. Hình ảnh điểm đến ........................................................................................ 11 2.2. Lý thuyết nền có liên quan ..................................................................................12 2.2.1. Lý thuyết về marketing điểm đến du lịch .....................................................12 2.2.1.1. Phân loại điểm đến du lịch .....................................................................14 2.2.1.2. Các yếu tố cấu thành của điểm đến du lịch ............................................15 2.2.1.3. Sự lựa chọn điểm đến du lịch .................................................................16 2.2.2. Lý thuyết về sức hấp dẫn của điểm đến ........................................................ 17 2.2.2.1. Sức hấp dẫn của điểm đến ......................................................................17 2.2.2.2. Các thuộc tính cấu thành sức hấp dẫn của điểm đến .............................. 17 2.2.2.3. Lý thuyết về cạnh tranh của điểm đến....................................................17 2.3. Các nghiên cứu trong và ngoài nước ..................................................................19 2.3.1. Các nghiên cứu trong nước ...........................................................................19 2.3.2. Các nghiên cứu nước ngoài ..........................................................................21 2.4. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu.......................................................................24 2.4.1. Mô hình nghiên cứu ......................................................................................24 iv 2.4.2. Phát triển các giả thuyết nghiên cứu ............................................................. 25 Tóm tắt chương 2.......................................................................................................4128 CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ..................................29 ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC HẤP DẪN ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH ....................................29 BIỂN ĐẢO LÝ SƠN, QUẢNG NGÃI .........................................................................29 3.1. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................................. 29 3.1.1. Phương pháp nghiên cứu ..............................................................................29 3.1.2. Quy trình nghiên cứu ....................................................................................29 3.2. Phương pháp chọn mẫu .......................................................................................31 3.3. Xây dựng thang đo và bảng câu hỏi ....................................................................31 3.4. Phương pháp thu thập và phân tích số liệu ......................................................... 36 3.4.1. Phương pháp thu nhập dữ liệu ......................................................................36 3.4.2. Phân tích dữ liệu ........................................................................................... 36 3.4.2.1. Thống kê mô tả .......................................................................................37 3.4.2.2. Kiểm định thang đo (Cronbach’s Alpha)................................................37 3.4.2.3. Phân tích nhân tố (EFA) .........................................................................38 3.4.2.4. Phân tích hồi quy ....................................................................................39 Tóm tắt chương 3...........................................................................................................41 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC HẤP DẪN ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH BIỂN ĐẢO LÝ SƠN, ...........................................42 QUẢNG NGÃI ..............................................................................................................42 4.1. Tổng quan du lịch Lý Sơn, Quảng Ngãi ............................................................. 42 4.1.1. Giới thiệu chung về Lý Sơn, Quảng Ngãi ....................................................42 4.1.2. Các điểm tham quan tại Lý Sơn....................................................................43 4.1.3. Di tích lịch sử và các lễ hội tại Lý Sơn ......................................................... 48 4.2. Kết quả nghiên cứu ............................................................................................. 49 4.2.1. Phân tích mô tả ............................................................................................. 49 4.2.2. Phân tích thang đo ........................................................................................ 54 4.2.2.1. Kết quả trả lời điều tra ............................................................................54 4.2.2.2. Phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha ..................................................58 4.2.2.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA ........................................................... 64 4.2.3. Hiệu chỉnh mô hình ......................................................................................69 v 4.2.4. Phân tích hồi quy .......................................................................................... 70 Tóm tắt chương 4...........................................................................................................76 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH .......................................77 5.1. Kết luận từ mục tiêu nghiên cứu .........................................................................77 5.2. Một số hàm ý chính sách dựa trên kết quả nghiên cứu đã đạt được ...................78 5.2.1. Khai thác tiềm năng về tự nhiên để phát triển du lịch Lý Sơn theo hướng bền vững .................................................................................................................78 5.2.2. Nâng cao yếu tố vị trí địa lý..........................................................................79 5.2.3. Nâng cao đặc điểm vật chất (mua sắm, giải trí) ...........................................82 5.2.4. Nâng cao các đặc tính bổ trợ ........................................................................83 5.2.5. Nâng cao yếu tố văn hóa – xã hội .................................................................85 5.2.6. Nâng cao yếu tố An toàn ..............................................................................87 5.3. Một số kiến nghị..................................................................................................88 5.3.1. Đối với cơ quan quản lý về du lịch tại huyện đảo Lý Sơn ........................... 88 5.3.2. Đối với chính quyền sở tại ............................................................................88 5.3.3. Đối với doanh nghiệp kinh doanh du lịch ....................................................89 5.4. Hạn chế và một số hướng nghiên cứu tiếp theo .................................................90 Tóm tắt chương 5...........................................................................................................92 KẾT LUẬN ...................................................................................................................92 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................94 PHỤ LỤC vi DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CHỮ VIẾT TẮT GIẢI THÍCH EFA Phân tích nhân tố khám phá MLR Phân tích hồi quy đa biến TNDL Tài nguyên du lịch UNWTO Tổ chức Du lịch Thế giới vii DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Các khái niệm hình ảnh điểm đến .................................................................12 Bảng 3.1: Tiến độ thực hiện các bước nghiên cứu ........................................................ 30 Bảng 3.2: Danh sách chuyên gia ...................................................................................31 Bảng 3.3: Xây dựng thang đo ........................................................................................ 33 Bảng 4.1: Mô tả các đặc điểm nhân khẩu học của mẫu nghiên cứu ............................. 49 Bảng 4.2: Phân bổ theo số lần đi du lịch đến Đảo Lý Sơn ............................................51 Bảng 4.3: Phân bổ theo điểm hấp dẫn theo thang điểm 10 ...........................................54 Bảng 4.4: Kết quả thống kê mô tả “những yếu tố ảnh hưởng đến sức hấp dẫn điểm đến du lịch biển đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi” .................................................................54 Bảng 4.5: Kết quả thống kê mô tả “Thang đo sức hấp dẫn điểm đến” ......................... 57 Bảng 4.6: Bảng kết quả phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha nhân tố “Đặc điểm vật chất (mua sắm, giải trí)” .......................................................................................... 58 Bảng 4.7: Kết quả phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha nhân tố “Đặc điểm vật chất (mua sắm, giải trí)” lần 2 .......................................................................................59 Bảng 4.8: Bảng kết quả phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha nhân tố “Đặc điểm tự nhiên” ........................................................................................................................ 59 Bảng 4.9: Bảng kết quả phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha nhân tố “Văn hoá – xã hội”............................................................................................................................ 60 Bảng 4.10: Kết quả phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha nhân tố “Văn hoá – xã hội” lần 2 .......................................................................................................................61 Bảng 4.11: Bảng kết quả phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha nhân tố “Các đặc tính bổ trợ” .....................................................................................................................62 Bảng 4.12: Bảng kết quả phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha nhân tố “An toàn” .....63 Bảng 4.13: Bảng kết quả phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha nhân tố “Sức hấp dẫn điểm đến du lịch” ....................................................................................................63 Bảng 4.14: Kiểm định KMO and Bartlett .....................................................................64 Bảng 4.15: Tổng phương sai trích cho các thang đo thành phần ảnh hưởng đến sức hấp dẫn điểm đến du lịch biển đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi.....................................................65 Bảng 4.16: Kết quả EFA cho các thang đo thành phần ảnh hưởng đến sức hấp dẫn điểm đến du lịch biển đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi ........................................................... 66 Bảng 4. 17: Tổng phương sai trích cho các thang đo thành phần ảnh hưởng đến ........68 Bảng 4.18: Kết quả EFA cho thang đo sức hấp dẫn điểm đến du lịch biển đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi ....................................................................................................................69 Bảng 4.19: Kết quả phân tích hồi quy theo phương pháp Enter ...................................73 Bảng 4.20: Phân tích các hệ số hồi quyb .......................................................................73 viii DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 2.1: Khung lý thuyết về liên hệ giữa khả năng hấp dẫn và khả năng cạnh tranh của điểm đến (TDCA, Vengesayi, S (2003)) ................................................................ 19 Hình 2.2: Đề xuất mô hình và giả thuyết nghiên cứu....................................................25 Hình 3.1: Qui trình nghiên cứu......................................................................................30 Hình 4.1: Mô hình nghiên cứu đề xuất đã hiệu chỉnh ...................................................69 Hình 4.2: Biểu đồ phân tán Scatterplot .........................................................................71 Hình 4.3: Biểu đồ tần số Histogram ..............................................................................72 Hình 4.4: Biểu đồ Q-Q plot ........................................................................................... 72 ix TRÍCH YẾU LUẬN VĂN Đề tài: “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sức hấp dẫn điểm đến du lịch biển đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi” được thực hiện với mục đích nhằm xác định, đo lường và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sức hấp dẫn điểm đến du lịch biển đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất một số kiến nghị chính sách phù hợp nhằm thúc đẩy công tác quản lý điểm đến du lịch biển đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi theo hướng bền vững. Trên cơ sở các lý thuyết về sức hấp dẫn của điểm đến, các nghiên cứu trên thế giới và nghiên cứu trong nước về các vấn đề có liên quan đến nhận thức về sức hấp dẫn của điểm đến và các thuộc tính cấu thành sức hấp dẫn của điểm đến. Tác giả đã xây dựng mô hình và giả thuyết nghiên cứu các thuộc tính cấu thành sức hấp dẫn của điểm đến. Mô hình lý thuyết cho thấy có 41 yếu tố tác động sức hấp dẫn điểm đến du lịch biển đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi và được chia thành 05 nhóm nhân tố bao gồm: Nhóm 1 - Đặc điểm vật chất; Nhóm 2 - Đặc điểm tự nhiên; Nhóm 3 - Yếu tố văn hoá – xã hội; Nhóm 4 - Các đặc tính bổ trợ; Nhóm 5 - An toàn. Dữ liệu thu thập từ việc khảo sát trực tiếp cho du khách nội địa tham quan tại: chùa Hang, cổng Tò Vò, hòn Mù Cu, hang Câu, Cột cờ Tổ quốc trên đỉnh Thới Lới, đảo Bé, đỉnh Thới Lới, chùa Đục và Quan Âm Đài… với cỡ mẫu là 400 phiếu (trong đó 389 phiếu hợp lệ). Dữ liệu sau khi được thu thập về sẽ tiến hành mã hóa, nhập số liệu, làm sạch với phần mềm SPSS 22 và xử lý bằng kỹ thuật phân tích độ tin cậy thông qua hệ số Cronbach’s Alpha, Phân tích nhân tố khám phá EFA, Phân tích hệ số tương quan Pearson và mô hình hồi quy tuyến tính. Kết quả nghiên cứu cho thấy: 39/41 yếu tố tác động có ý nghĩa thống kê và 6 nhân tố (Đặc điểm vật chất, Vị trí địa lý; Đặc điểm tự nhiên; Yếu tố văn hóa – xã hội; Các đặc tính bổ trợ; An toàn) ảnh hưởng đến sức hấp dẫn điểm đến du lịch biển đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi. Dựa trên kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất một số hàm ý chính sách nhằm gia tăng sức hấp dẫn điểm đến du lịch biển đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi. Từ khóa: Điểm đến du lịch, khách du lịch, sức hấp dẫn, đảo Lý Sơn. x CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Sự cần thiết của nghiên cứu Về mặt lý thuyết, cho đến nay có khá nhiều nghiên cứu luận bàn đến sức hấp dẫn điểm đến. Cụ thể, nghiên cứu của Mayo và Jarvis (1981) sức hấp dẫn điểm đến: là “khả năng của điểm đến mang lại các lợi ích cho du khách”. Các khả năng này phụ thuộc vào các thuộc tính của điểm đến, một điểm đến càng có nhiều khả năng đáp ứng nhu cầu của du khách thì điểm đến đó càng có cơ hội được du khách lựa chọn, nhu cầu đó có thể là khám phá, thưởng thức, nhu cầu nghỉ ngơi…đó cũng được xem là “những yếu tố nhận thức của du khách khi đánh giá về các thuộc tính của điểm đến” (Buhalis, 2000). Đồng quan điểm nêu trên Hu và Ritchie (1993) cho rằng sức hấp dẫn điểm đến là “phản ánh cảm nhận, niềm tin, và ý kiến mà mỗi cá nhân có được về khả năng làm hài lòng khách hàng của điểm đến trong mối liên hệ với nhu cầu chuyến đi cụ thể của họ”. Tuy nhiên, theo hiểu biết của tác giả sức hấp dẫn điểm đến là khả năng điểm đến đó được du khách lựa chọn cao nhất khi tiếp cận thông tin về điểm đến và là khả năng đáp ứng được nhu cầu nhiều nhất của điểm đến đối với du khách. Trong thời đại ngày nay, du lịch không chỉ trở thành hiện tượng phổ biến mà còn trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, cũng như mang lại nguồn tài chính khổng lồ cho nhiều quốc gia, vùng, lãnh thổ trên toàn thế giới. Không chỉ có vậy, du lịch còn tạo ra nhiều việc làm, thúc đẩy phát triển các ngành dịch vụ nói chung, phát triển cơ sở hạ tầng và còn là phương tiện thúc đẩy hoà bình, giao lưu văn hoá; từ đó tạo ra những giá trị vô hình nhưng bền chặt (Nguyễn Thị Bích Thủy, 2010). Trong khi đó, tính cạnh tranh giữa các điểm đến ngày càng gay gắt và khách du lịch ngày càng có nhiều quyền được lựa chọn điểm đến hay sản phẩm, dịch vụ mà họ yêu thích. Vì thế, các nhà quản lý du lịch và điểm đến không ngừng đề ra những chiến lược phù hợp trên cơ sở tìm hiểu nhu cầu, mong muốn, hành vi của du khách dựa vào đánh giá của họ về một điểm đến du lịch nhất định (Hoàng Thị Thu Hương, 2016). Với lợi thế là một địa danh có thắng cảnh thiên nhiên độc đáo, có năm ngọn núi án ngự giữa vùng biển Đông. Đến với Lý Sơn, ngoài việc thưởng ngoạn những danh lam thắng cảnh, những tuyệt tác thiên nhiên giữa bốn bề sóng biển, du khách còn có dịp thăm những ngôi nhà cổ có hàng trăm năm tuổi, nhiều di tích lịch sử văn hóa và loại hình lễ hội truyền thống đặc sắc cũng như những tư liệu quý về chủ quyền biển đảo của Tổ quốc trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Sự đa dạng, độc đáo về hệ 1 thống văn hóa vật thể, phi vật thể sẽ tạo ra cho Lý Sơn một diện mạo mới trong khai thác du lịch, nhờ vậy mà rất đông du khách trong nước và kể cả du khách nước ngoài đã chọn Lý Sơn làm điểm đến và phần lớn đều có chung một cảm nhận sâu sắc đó là Lý Sơn đẹp và thơ mộng hiếm có nơi nào sánh được. Theo số liệu thống kê, thực tế trong những năm qua lượng khách đến với Lý Sơn đã tăng, từ năm 2014 chỉ có khoảng 36.620 lượt du khách thì đến năm 2016 có 164.902 lượt khách du lịch. Tuy lượt khách có tăng so với những năm trước đó, nhưng nếu so với các tỉnh trong khu vực duyên hải Miền Trung thì lượng khách vẫn còn rất thấp. Ngành du lịch của huyện có phát triển, nhưng chưa tương xứng với tiềm năng vốn có. Kết cấu hạ tầng phục vụ cho phát triển du lịch, đặc biệt là hạ tầng giao thông, đường giao thông trên đảo, phương tiện vận chuyển du lịch đường bộ chưa đảm bảo phục vụ du khách một cách tốt nhất. Công tác bảo tồn phát huy các giá trị di tích lịch sử - văn hóa chưa hiệu quả, sản phẩm du lịch còn nghèo, không đa dạng, thiếu các sản phẩm du lịch mang tính đặc trưng Lý Sơn, thiếu các dịch vụ bổ sung tại điểm đến. Công tác xúc tiến, quảng bá du lịch chưa được chú trọng đúng mức, đội ngũ phục vụ cho cho du lịch chưa thật sự văn minh, lịch thiệp vì hầu hết chuyên môn, nghiệp vụ còn thấp. Mô hình du lịch trong cộng đồng nhân dân được phát huy rộng rãi nhưng hiệu quả chưa cao. Các dịch vụ hoạt động trong lĩnh vực du lịch còn rất nhiều bất cập. Công tác định hướng của cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở địa phương chưa thật sự đồng bộ. Sự phối hợp giữa cơ quan nhà nước và dịch vụ du lịch thiếu chặt chẽ. Tình trạng chèo kéo khách của các cơ sở lưu trú còn phổ biến làm ảnh hưởng đến chất lượng và hình ảnh du lịch Lý Sơn… Chính vì những nguyên nhân này du dịch biển đảo Lý Sơn vẫn chưa phát triển đúng tiềm năng. Vì vậy, tỉnh cần có những giải pháp thích hợp để có sức hấp dẫn du khách đến với đảo Lý Sơn ngày càng tăng, góp phần vào sự phát triển chung của Tỉnh Quảng Ngãi. Với những lí do nên trên, tôi quyết định chọn đề tài “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sức hấp dẫn điểm đến du lịch biển đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi” làm đề tài tốt nghiệp Thạc sỹ Kinh tế phát triển. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu này nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sức hấp dẫn điểm đến du lịch biển đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi. Trên cơ sở đó đề xuất một số kiến nghị chính sách phù hợp nhằm thúc đẩy công tác quản lý điểm đến du lịch biển đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi theo hướng bền vững. 2 1.3. Câu hỏi nghiên cứu - Đâu là những yếu tố ảnh hưởng ảnh hưởng đến sức hấp dẫn điểm đến du lịch biển đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi? - Mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến sức hấp dẫn điểm đến du lịch biển đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi? - Làm thế nào để đẩy mạnh công tác quản lý nhằm tạo sức hấp dẫn điểm đến du lịch biển đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi? 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Khung lý thuyết marketing điểm đến, lý thuyết sức hấp dẫn điểm đến du lịch và các yếu tố ảnh hưởng đến nó. Đối tượng khảo sát: du khách nội địa tham quan tại đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài thực hiện khảo sát trên địa bàn huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi trong thời gian từ tháng 5/2017 đến tháng 6/2017. 1.5. Ý nghĩa của kết quả nghiên cứu Ý nghĩa về mặt lý luận Nghiên cứu xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sức hấp dẫn điểm đến du lịch biển đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi. Ý nghĩa về mặt thực tiễn Thông qua nghiên cứu sẽ giúp tìm ra được các yếu tố ảnh hưởng đến sức hấp dẫn điểm đến du lịch biển đảo Lý Sơn, trong đó yếu tố nào có ý nghĩa quan trọng nhất. Đồng thời, việc xác định được mức độ tác động các yếu tố ảnh hưởng đến sức hấp dẫn điểm đến du lịch biển đảo Lý Sơn sẽ giúp các nhà quản lý du lịch và chính quyền địa phương trong huyện tham khảo, điều chỉnh hoặc xây dựng các chính sách phát triển du lịch biển đảo Lý Sơn cho phù hợp và đưa ngành du lịch Tỉnh Quảng Ngãi phát triển và tiến đến phát triển bền vững. Ngoài ra kết quả nghiên cứu còn có giá trị tham khảo đối với những đề tài tương tự sau này. 1.6. Kết cấu của luận văn Chương 1: Giới thiệu chung về vấn đề nghiên cứu. Theo đó luận văn trình bày về sự cần thiết của nghiên cứu dưới góc độ lý luận và thực tiễn, mục tiêu của nghiên cứu, 3 các câu hỏi của nghiên cứu, đối tượng - phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa của nghiên cứu. Với những nội dung của chương 1, giúp cho người đọc có cái nhìn tổng quát về đề tài nghiên cứu để đi tiếp vào các chương tiếp theo. Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sức hấp dẫn điểm đến du lịch biển đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi. Luận văn đã trình bày các khái niệm quan trọng của du lịch, điểm đến du lịch, các khái niệm nền tảng của các yếu tố ảnh hưởng đến sức hấp dẫn điểm đến du lịch biển đảo Lý Sơn. Bên cạnh đó, chương này trình bày tóm tắt kết quả nghiên cứu trước đây về các yếu tố ảnh hưởng đến sức hấp dẫn điểm đến du lịch. Trên cơ sở đó đề xuất mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sức hấp dẫn điểm đến du lịch biển đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi. Chương này trình bày phương pháp nghiên cứu của đề tài bao gồm thiết kế nghiên cứu, xây dựng thang đo và bảng câu hỏi điều tra khảo sát, thu thập dữ liệu, số lượng mẫu; khái quát về phân tích nhân tố và các bước phân tích dữ liệu. Chương 4: Kết quả nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng sức hấp dẫn điểm đến du lịch biển đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi. Trong chương này sẽ thực hiện lần lượt các phân tích, gồm phân tích tương quan, phân tích độ tin cậy, phân tích nhân tố, phân tích mô hình hồi quy và cuối cùng là kiểm định các giả thuyết của mô hình nghiên cứu. Chương 5: Kết luận và kiến nghị chính sách. Từ kết quả của chương 4, chương 5 sẽ trình bày những kết luận của nghiên cứu, đưa ra những chính sách hoặc kiến nghị nhằm giải quyết vấn đề nghiên cứu được đặt ra, đồng thời đánh giá những hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo. 4 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC HẤP DẪN ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH BIỂN ĐẢO LÝ SƠN, QUẢNG NGÃI 2.1. Các khái niệm liên quan đến du lịch 2.1.1. Du lịch Từ giữa thế kỷ 19, du lịch bắt đầu phát triển mạnh và ngày nay đã trở thành một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến. Nhiều nước đã lấy chỉ tiêu đi du lịch của dân cư là một trong những tiêu chí đánh giá chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, khái niệm “Du lịch” được hiểu rất khác nhau tại các quốc gia khác nhau và từ nhiều góc độ khác nhau của con người. Theo đó, khái niệm chung về du lịch: “Du lịch là tổng hợp các hiện tượng và các mối quan hệ phát sinh từ tác động qua lại giữa khách du lịch, nhà kinh doanh, chính quyền và cộng đồng dân cư địa phương trong quá trình thu hút và tiếp đón khách du lịch”. Định nghĩa của Hội nghị quốc tế về thống kê du lịch ở Otawa, Canada diễn ra vào tháng 6/1991: “Du lịch là hoạt động của con người đi tới một nơi ngoài môi trường thường xuyên (nơi ở thường xuyên của mình), trong một khoảng thời gian ít hơn khoảng thời gian đã được các tổ chức du lịch quy định trước, mục đích của chuyến đi không phải là để tiến hành các hoạt động kiếm tiền trong phạm vi vùng tới thăm”. Trong định nghĩa trên đã quy định rõ mấy điểm: ngoài “Môi trường thường xuyên”, có nghĩa là loại trừ các chuyến đi trong phạm vi nơi ở thường xuyên các chuyến đi có tổ chức thường xuyên hàng ngày, các chuyến đi thường xuyên định kỳ có tổ chức phường hội giữa nơi ở và nơi làm việc và các chuyến đi phường hội khác có tổ chức thường xuyên hằng ngày; thì “Khoảng thời gian ít hơn khoảng thời gian đã được các tổ chức du lịch quy định trước” đây là sự quy định này nhằm loại trừ di cư trong một thời gian dài; “Không phải là để tiến hành các hoạt động kiếm tiền trong phạm vi vùng tới thăm” - có nghĩa là loại trừ việc hành nghề lâu dài hoặc tạm thời. Theo Tổ chức Du lịch Thế giới WTO (1995): “Du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của những người du hành, tạm trú, trong mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc trong mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn; cũng như mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa, trong thời gian liên tục nhưng không quá một năm, ở bên ngoài môi trường sống định cư; nhưng loại trừ các du hành mà có mục 5 đích chính là kiếm tiền. Du lịch cũng là một dạng nghỉ ngơi năng động trong môi trường sống khác hẳn nơi định cư”. Tại Việt Nam, theo điều 10, luật Du lịch (2005) quy định: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí và nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”. Từ những khái niệm trên, có thể rút ra các luận điểm cơ bản về du lịch như sau: - Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên. - Chuyến du lịch ở nơi đến mang tính tạm thời, trong một thời gian ngắn. - Mục đích của chuyến du lịch là thỏa mãn nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng hoặc kết hợp đi du lịch với giải quyết những công việc của cơ quan và nghiên cứu thị trường, nhưng không vì mục đích định cư hoặc tìm kiếm việc làm để nhận thu nhập ở nơi đến, nơi viếng thăm. - Du lịch là thiết lập mối quan hệ giữa khách du lịch với nhà cung ứng các dịch vụ du lịch, chính quyền địa phương và dân cư địa phương. 2.1.2. Khách du lịch Theo quan điểm marketing du lịch, khách du lịch được xem là một yếu tố quan trọng của hệ thống du lịch. Không có khách du lịch thì sẽ không có ngành du lịch và việc hiểu nhu cầu và mong đợi của khách, chúng ta có thể dự báo cũng như cung cấp các sản phẩm/dịch vụ góp phần phát triển ngành du lịch. Theo Điều 10, Luật du lịch năm 2005 của Việt Nam: “Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến”. Từ khái niệm trên, những người sau coi là khách du lịch: - Những người đi du lịch rời khỏi nơi cư trú thường xuyên đến nơi khác trong khoảng thời gian nhất định. - Những người đi thăm viếng ngoại giao, hội họp, hội thảo, trao đổi khoa học, công vụ, thể thao v.v… - Những người đi du lịch kết hợp kinh doanh; - Việt kiều ở nước ngoài về thăm quê hương và người thân; Những người sau đây không được công nhận là khách du lịch: 6 - Những người rời khỏi nơi cứ trú thường xuyên đến nơi khác nhằm tìm kiếm việc làm hoặc định cư; - Những người ở biên giới giữa hai nước thường xuyên đi lại qua biên giới; - Những người đi học; - Những người di cư, tị nạn; - Những người làm việc tại các Đại sứ quán, Lãnh sự quán; - Những người thuộc Lực lượng bảo an của Liên Hợp quốc. Cho đến nay có rất nhiều cách phân loại khách du lịch, trong phạm vi nghiên cứu này, tác giả chỉ đề cập đến cách phân loại khách du lịch theo phạm vi lãnh thổ theo Giáo trình kinh tế du lịch (2012), nhà xuất bản Lao động - Xã hội Hà Nội: - Khách du lịch trong nước (khách du lịch nội địa): là bất kỳ một người nào đó đi ra khỏi môi trường sống thường xuyên của họ và trong phạm vi nước sở tại với thời gian liên tục dưới 12 tháng và mục đích của chuyến đi là không phải đến đó để được nhận thù lao. Như vậy khách trong nước không bao gồm các trường hợp sau: (a) Người cư trú ở nước này đến một nơi khác với mục đích là cư trú ở nơi đó; (b) Những người đến một nơi khác và nhận được thù lao từ nơi đó; (c) Những người đến và làm việc tạm thời ở nơi đó; (d) Những người đi thường xuyên hoặc theo thói quen giữa các vùng lân cận để học tập hoặc nghiên cứu; (e) Những người du mục và những người không cư trú cố định; (f) Những chuyến đi diễn tập của các lực lượng vũ trang. - Khách du lịch quốc tế (khách nước ngoài): là bất kỳ một người nào đó đi ra khỏi nước người đó cư trú thường xuyên và ngoài môi trường sống thường xuyên của họ với thời gian liên tục ít hơn 12 tháng với mục đích của chuyến đi là không phải đến đó để được nhận thù lao, không bao gồm các trường hợp sau: (a) Những người đến và sống ở nước này như một người cư trú thường xuyên ở nước đó kể cả những người đi theo sống dựa vào họ. (b) Những người công nhân cư trú ở gần biên giới nước này nhưng lại làm việc cho một nước khác ở gần biên giới nước đó. (c) Những nhà ngoại giao, tư vấn và các thành viên lực lượng vũ trang ở nước 7 khác đến theo sự phân công bao gồm cả những người ở và những người đi theo sống dựa vào họ. (d) Những người đi theo dạng tị nạn hoặc du mục. (e) Những người quá cảnh mà không vào nước đó (chỉ chờ chuyển máy bay ở sân bay) thông qua kiểm tra hộ chiếu như những hành khách transit ở lại trong thời gian rất ngắn ở ga sân bay. Hoặc là những hành khách trên thuyền đỗ ở cảng mà không được phép lên bờ. 2.1.3. Sản phẩm du lịch Sản phẩm du lịch là các dịch vụ, hàng hóa cung cấp cho khách du lịch được tạo nên bởi sự kết hợp của việc khai thác các yếu tố tự nhiên, xã hội với việc sử dụng các nguồn lực: cơ sở vật chất kỹ thuật và lao động tại một cơ sở, một vùng hay một quốc gia nào đó (Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hòa, 2012). Luật du lịch Việt Nam (2005) chỉ rõ “Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thỏa mãn nhu cầu của du khách du lịch trong chuyến đi du lịch”. Dịch vụ du lịch là việc cung cấp các dịch vụ lữ hành, vận chuyển, ăn uống, vui chơi giải trí, thông tin, hướng dẫn và những dịch vụ khác nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Trong thực tế, có hai loại hình sản phẩm du lịch cơ bản như sau: Thứ nhất, sản phẩm du lịch hữu hình, tồn tại ở dạng vật thể như là đồ lưu niệm, các món ăn, đồ uống khách du lịch sử dụng khi tham gia du lịch... được các doanh nghiệp du lịch cung cấp cho khách du lịch. Thứ hai, sản phẩm du lịch vô hình, tồn tại ở dạng phi vật thể, gồm các dịch vụ lưu trú, các dịch vụ của các tổ chức du lịch, dịch vụ giải trí công cộng ở các cơ sở du lịch, dịch vụ lưu trú chữa bệnh và các dịch vụ nghỉ ngơi gắn liền với nó, các dịch vụ của các cơ sở thể thao, các dịch vụ vận tải du lịch....và chỉ có thể biết được thông qua cảm nhận của khách du lịch thể hiện ở một sự trải nghiệm, một giá trị tinh thần hoặc một sự hài lòng hay không hài lòng. Như vậy có thể hiểu rằng: sản phẩm du lịch bao gồm những vật hữu hình và các dịch vụ. Sản phẩm du lịch được hiểu là bất cứ thứ gì mà khách du lịch tiêu thụ hay là những gì mà hệ thống du lịch tạo ra để thỏa mãn nhu cầu khách du lịch. Trên cơ sở các tài liệu về du lịch có thể tổng hợp những đặc tính cơ bản của sản phẩm du lịch như sau: 8 Một là, thời gian giữa sản xuất và tiêu dùng là đồng thời, cụ thể gần như thời gian sản xuất ra sản phẩm du lịch trùng khớp với thời gian tiêu dùng sản phẩm. Do tính đồng thời, trùng khớp như trên nên sản phẩm du lịch không thể lưu kho được, cho nên việc tạo ra sự ăn khớp giữa cung và cầu trong du lịch là hết sức quan trọng. Hai là, tính phi vật chất, với tính chất này đã làm cho du khách không thể thấy hay thử nghiệm sản phẩm từ trước. Khách du lịch chỉ có thể được sử dụng sản phẩm dịch vụ du lịch khi họ chính thức bắt đầu mua sản phẩm và thông qua cảm nhận của họ. Đánh giá qua cảm nhận của khách hoàn toàn do cảm nhận chủ quan hay khách quan, cho nên đối với du khách thì dịch vụ du lịch là trừu tượng khi mà họ chưa từng tiêu dùng nó. Ba là, tính đồng thời, bao gồm sự trải nghiệp phức hợp và tích hợp với những sản phẩm khác, không chỉ được cung ứng bởi ngành du lịch mà bao gồm cả những vật thể không được thương mại hóa, chẳng hạn phong cảnh, văn hóa, khí hậu, sự hiếu khách. Chất lượng sản phẩm du lịch phức hợp này được đánh giá tại tất cả các giai đoạn của việc tiêu thụ, được so sánh với những kỳ vọng ban đầu. Bốn là, tính không chuyển đổi sở hữu dịch vụ, đó là sự khác biệt rõ nét nhất với các hàng hóa thông thường mà con người hàng ngày vẫn tiêu dùng, sử dụng. Đối với dịch vụ khi được thực hiện thì không có quyền sở hữu nào được chuyển giao từ người bán sang người mua. Người mua chỉ là đang mua quyền đối với tiến trình dịch vụ. Năm là, tính không thể dịch chuyển của các dịch vụ du lịch, sản phẩm du lịch không thể vận chuyển được vì các cơ sở du lịch vừa là nơi sản xuất, nơi cung ứng dịch vụ du lịch nên du khách muốn tiêu dùng dịch vụ thì phải đến các cơ sở du lịch. Sáu là, tính thời vụ của dịch vụ, có thể nhận thấy dịch vụ đặc trưng rất rõ nét ở tính thời vụ. Chính đặc tính cầu cao điểm của dịch vụ dẫn đến tình trạng cung cầu dịch vụ dễ mất cân đối vừa gây lãng phí cơ sở vật chất khi thấp điểm, chất lượng dịch vụ có nguy cơ giảm sút khi gặp cầu cao điểm. Do đó, các đơn vị thường đưa ra các chương trình khuyến mãi khách đi nghỉ trái vụ khi cầu giảm hoặc tổ chức tốt hàng chờ khi cầu cao, hoặc chỉ kinh doanh theo thời gian cố định. Bảy là, tính trọn gói của dịch vụ, vì dịch vụ du lịch thường là dịch vụ trọn gói bao gồm các dịch vụ cơ bản, dịch vụ bổ sung, dịch vụ đặc trưng. Tính chất trọn gói của du lịch xuất phát từ nhu cầu đa dạng và tổng hợp của du khách. Mặt khác, nó cũng 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất