Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân tích các tính chất cơ bản của dư luận xã hội, cho ví dụ minh họa ở từng tín...

Tài liệu Phân tích các tính chất cơ bản của dư luận xã hội, cho ví dụ minh họa ở từng tính chất

.DOCX
17
193
53

Mô tả:

MỤC LỤC I/ MỞ ĐẦU...........................................................................................................................................2 II/ NỘI DUNG.......................................................................................................................................2 1. Khái niệm dư luận xã hội...........................................................................................................2 2. Các tính chất cơ bản của dư luận xã hội.....................................................................................3 3. 2.1. Tính khuynh hướng............................................................................................................3 2.2. Tính lợi ích........................................................................................................................4 2.3. Tính lan truyền...................................................................................................................5 2.4. Tính bền vững tương đối và tính dễ biến đổi.....................................................................6 2.5. Tính tương đối trong khả năng phản ánh thực tế xã hội.....................................................8 Tác động của dư luận xã hội đối với ý thức pháp luật................................................................9 3.1. Dư luận xã hội tác động đến ý thức pháp luật của cá nhân.................................................9 3.2. Dư luận xã hội tác động đến ý thức pháp luật của nhóm xã hội.......................................12 3.3. Dư luận xã hội tác động đến ý thức pháp luật của xã hội.................................................14 III/ KẾT LUẬN...................................................................................................................................16 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................17 1 Phân tích các tính chất cơ bản của dư luận xã hội, cho ví dụ minh họa ở từng tính chất? Tác động của dư luận xã hội đối với ý thức pháp luât? I/ MỞ ĐẦU Dư luận xã hội đã xuất hiện và tồn tại từ lâu trong lịch sử, nó hình thành, tồn tại và phát triển cùng với quá trình vận động, phát triển của bản than xã hội loài người. Trong thực tiễn cuộc sống, dư luận xã hội không chỉ dừng lại ở việc thể hiện các ý kiến, đánh giá hay nhận định mà còn thể hiện bằng những hành động thực tiễn cụ thể nhằm khẳng định, hỗ trợ cho các phán xét, đánh giá của mình, đề xuất những phương hướng cụ thể nhằm giải quyết những mặt còn tồn tại của vấn đề xã hội. Chính vì vậy, dư luận xã hội có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống xã hội. Trong bài làm này, em xin phân tích các tính chất cơ bản của dư luận xã hội và tác động của nó đến ý thức pháp luật. II/ NỘI DUNG 1. Khái niệm dư luận xã hội Là một hiện tượng tinh thần của xã hội hết sức phức tạp nên việc tạo lập một định nghĩa ngắn gọn về dư luận xã hội, được tất cả mọi người đồng tình là hết sức khó khăn. Kết hợp giữa sự thống nhất chung trong các định nghĩa của khái niệm dư luận xã hội và vai trò thực tiễn của nó, có thể định nghĩa như sau: Dư luận xã hội là tập hợp các ý kiến, thái độ có tính chất phán xét, đánh giá của các nhóm xã hội hay của xã hội nói chung trước những vấn đề mang tính chất thời sự, có liên quan tới lợi ích chung, thu hút được sự quan tâm của nhiều ngươ và được thể hiện trong các nhận định hoặc hành động thực tiễn của họ1. Đối tượng của dư luận xã hội không phải là mọi thực tế xã hội nói chung, mà chỉ là những vấn đề được cộng đồng xã hội quan tâm tới. Dư luận xã hội chỉ 1 Trường Đại học Luật Hà Nội, Tập bài giảng Xã hội học,Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2010, tr.210. 2 nảy sinh khi có những vấn đề có ý nghĩa xã hội đụng chạm đến lợi ích chung của cộng đồng xã hội, có tầm quan trọng và có tính cấp bách, đòi hỏi phải có ý kiến phán xét, đánh giá hoặc cần phải đề xuất phương hướng giải quyết cụ thể. Chủ thể của dư luận xã hội là cộng đồng người hay nhóm người mang dư luận xã hội, bao gồm cả nhóm đa số và nhóm thiểu số, thuộc tập hợp những người thuộc các tầng lớp, giai cấp khác nhau, thậm chí đối lập nhau về lợi ích nhưng có những đặc điểm tâm lí, nhận thức chung. 2. Các tính chất cơ bản của dư luận xã hội 2.1. Tính khuynh hướng Tính khuynh hướng của dư luận xã hội biểu thị ở thái độ chung của dư luận xã hội đối với mỗi sự kiện, hiện tượng. Dư luận xã hội có thể được chia thành các khuynh hướng như tán thành, phản đối hay lưỡng lự (chưa rõ thái độ); tích cực hoặc tiêu cực; tiến bộ hoặc lạc hậu… Đối với mỗi khuynh hướng, thái độ tán thành hoặc phản đối lại có thể phân chia theo các mức độ cụ thể như rất tán thành, tán thành, lưỡng lự, phản đối, rất phản đối. Tính chất này biểu thị sự thống nhất hay xung đột của dư luận xã hội. Dựa theo các mức độ tán thành hoặc phản đối được nêu ở trên, người ta có thể biểu diễn trên hệ tọa độ thành đồ thị thể hiện khuynh hướng của dư luận xã hội. Tính khuynh hướng biểu thị sự thống nhất hay xung đột của dư luận xã hội khi đồ thì có dạng hình chữ U hay J. Nếu đồ thị biểu diễn dư luận xã hội có dạng hình chữ U thì biểu thị sự xung đột; còn nếu đồ thị phân bố dư luận xã hội có dạng hình chữ J thì biểu thị sự thống nhất. Đồ thị biểu diễn dư luận xã hội có dạng hình chữ U khi trong xã hội có hai loại ý kiến, quan điểm mâu thuẫn, đối lập nhau về cùng một sự kiện, hiện tượng, quá trình xã hội nào đó đều có tỷ lệ số người ủng hộ tương đối cao và gần như ngang bằng nhau. Trong một xã hội nhất định, nếu thái độ của dư luận xã hội đối với phần lớn các vấn đề kinh tế, chính trị, pháp luật, xã hội có dạng hình chữ 3 U thì điều đó có nghĩa là xã hội đó đang đứng bên bờ vực của một cuộc nội chiến. Ví dụ, trong giai đoạn 1860 – 1865, sự mâu thuẫn sâu sắc về việc xóa bỏ chế độ nô lệ giữa miền Bắc và miền Nam nước Mĩ, trong khi miền Bắc muốn xóa bỏ chế độ nô lệ thì miền Nam lại muốn giữ nguyên, điều này dẫn tới cuộc nội chiến ở Mĩ trong giai đoạn này. Khi đồ thị phân bố dư luận xã hội có dạng hình chữ J thì chỉ có một loại quan điểm (tán thành hoặc phản đối) có tỷ số người ủng hộ cao mà thôi, tức là có sự đồng thuận, nhất trí cao trong dư luận xã hội. Ví dụ, khi UNESCO xét duyệt hồ sơ công nhận Hoàng thành Thăng Long là di sản văn hóa thế giới năm 2010, đa số các thành viên của UNESCO đã bỏ phiếu tán thành công nhận Hoàng thành Thăng Long là di sản văn hóa thế giới. 2.2. Tính lợi ích Tính lợi ích là một đặc tính cố hữu của dư luận xã hội, bởi vì nếu không có sự liên quan, đụng chạm tới lợi ích của các nhóm xã hội thì cũng không có sự hình thành bất kỳ một luồng dư luận xã hội nào. Để trở thành đối tượng phán xét của dư luận xã hội, các sự kiện, hiện tượng xã hội đang diễn ra phải được xem xét từ góc độ chúng có mối quan hệ mật thiết với lợi ích của các nhóm xã hội khác nhau trong xã hội. Tính lợi ích của dư luận xã hội được nhìn nhận trên hai phương diện là lợi ích vật chất và lợi ích tinh thần. Lợi ích vật chất được nhận thức rõ nét khi các sự kiện, hiện tượng đang diễn ra trong xã hội có liên quan chặt chẽ đến các hoạt động kinh tế và sự ổn định cuộc sống của đông đảo người dân. Ví dụ, việc điều chỉnh giá xăng không báo trước lên 24.580 đ lúc 20h ngày 28/3 vừa qua khiến cho nhiều người dân “sốc”, bất bình trước việc tăng giá xăng đột ngột, đồng thời dấy lên lo ngại về việc giá cả leo thang theo giá xăng, làm cho đời sống nhân dân thêm khó khăn trong thời kì khủng hoảng. Khi lợi ích kinh tế bị đụng chạm thì công chúng thường lên 4 tiếng bày tỏ ý kiến, thái độ của mình trước sự việc, sự kiện; từ đó mà hình thành dư luận xã hội. Lợi ích tinh thần được đề cập khi các vấn đề, các sự kiện, hiện tượng đang diễn ra đụng chạm đến hệ thống các giá trị, chuẩn mực xã hội, các phong tục, tập quán, khuôn mẫu hành vi ứng xử văn hóa của cộng đồng xã hội hoặc của cả một dân tộc. Ví dụ, vấn đề cho phép kết hôn đồng giới hiện đang là vấn đề nóng bỏng không chỉ ở Việt Nam mà còn ở các nước khác. Việc chấp nhận để hai người cùng giới tính kết hôn với nhau ảnh hưởng lớn đến những chuẩn mực xã hội đã được xây dựng từ xa xưa, gây nhiều tranh cãi, lo lắng đối với sự phát triển chung của cộng đồng. Tuy nhiên, đối với những người đồng tính, họ sinh ra với bản chất tự nhiên như vậy nên nhu cầu được hưởng hạnh phúc, tình cảm cũng hết sức chính đáng. Chính vì vậy, còn rất nhiều quan điểm khác nhau. Tuy nhiên, lợi ích mới chỉ là điều kiện cần để thúc đẩy sự việc tạo ra dư luận xã hội. Điều kiện đủ ở đây chính là sự nhận thức của các nhóm xã hội về lợi ích của mình và mối quan hệ giữa chúng với các sự kiện, hiện tượng, quá trình xã hội đang diễn ra. Một là, bản thân nhận thức về lợi ích là một tiến trình biến đổi và phát triển giữa tính cá nhân và tính xã hội; giữa tính vật chất và tính tinh thần; giữa tính trước mắt và tính lâu dài. Hai là, quá trình trao đổi, thảo luận ý kiến để dẫn đến dư luận xã hội là quá trình giải quyết mâu thuẫn về mặt lợi ích. Trong công việc này, nhóm xã hội nào có tổ chức tốt thành lực lượng thì nhóm xã hội đó sẽ thành công hơn trong việc bảo vệ quan điểm, lợi ích của mình và ngược lại. 2.3. Tính lan truyền Tính lan truyền cũng là một đặc trưng cố hữu của dư luận xã hội, vì nếu không có cơ chế lan truyền thì cũng không có sự hình thành, phát triển của bất kỳ một dư luận xã hội nào. Dư luận xã hội được coi như một biểu hiện của hành vi tập thể, một hiện tượng được các nhà nghiên cứu rất quan tâm. Cơ sở của bất 5 kỳ một hành vi tập thể nào cũng là hiệu ứng phản xạ dây chuyền, trong đó, khởi điểm từ một số cá nhân hay nhóm xã hội nhỏ sẽ gây nên chuỗi các kích thích của các cá nhân khác, nhóm xã hội khác; từ đó mà thông tin sẽ lan truyền tới các nhóm xã hội khác nhau. Các nhân tố tác động duy trì chuỗi kích thích có thể là các thông tin bằng các hình ảnh, âm thanh sống động, trực tiếp, có tính thời sự. Dưới tác động của các luồng thông tin này, các nhóm công chúng khác nhau sẽ cùng được lôi cuốn vào quá trình bày tỏ sự quan tâm của họ thông qua các hoạt động trao đổi, bàn bạc, tranh luận, tìm kiếm thông tin, cùng chia sẻ trạng thái tâm lý của mình với người xung quanh. Ví dụ, cái chết của trùm khủng bố Osama Bin Laden, người sáng lập tổ chức al-Qaeda và chủ mưu các vụ tấn công ngày 11 tháng 9 tại Hoa Kỳ, đã bị lực lượng biệt kích của Hoa Kỳ giết chết bằng các phát súng bắn vào đầu và ngực ngày 2 tháng 5 năm 2011, lúc 01:00 sáng giờ địa phương Pakistan trong một cuộc đột kích đã nhận được nhiều phản ứng tích cực từ dư luận thế giới, đặc biệt là ở Mĩ. Những hình ảnh và thông tin về việc này ngay lập tức đã trở thành chủ đề nóng, được tìm kiếm và tranh luận sôi nổi. 2.4. Tính bền vững tương đối và tính dễ biến đổi Dư luận xã hội vừa có tính bền vững tương đối lại vừa có tính dễ biến đổi. Có những dư luận xã hội chỉ qua một đêm là thay đổi, nhưng cũng có những dư luận xã hội qua hàng thập niên vẫn không thay đổi. Tính bền vững tương đối của dư luận xã hội phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Dư luận xã hội thường có tính bền vững nhất định đối với những sự kiện, hiện tượng xã hội quen thuộc, liên quan tới lợi ích thiết thân, để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng công chúng. Ví dụ, chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành hết cuộc đời mình cống hiến cho công cuộc giải phóng dân tộc, thống nhất và xây dựng đất nước. Cuộc đời và sự nghiệp của Người nhận được sự đánh giá rất cao của dư luận xã hội và điều đó vẫn không thay đổi cho đến nay. Thông thường, cái mới lúc đầu chỉ được số ít 6 người thừa nhận, và do đó, dễ bị đa số phản đối. Nhưng đa số người sẽ thay đổi ý kiến, quan niệm khi cái mới vươn lên khẳng định mình trong cuộc sống. Tính năng động, dễ biến đôi của dư luận xã hội thường được nhìn nhận trên hai phương diện sau: Một là, dư luận xã hội biến đổi theo không gian và môi trường văn hóa. Sự phán xét đánh giá của dư luận xã hội về các sự kiện, hiện tượng xã hội hay quá trình xã hội nào đó thường phụ thuộc vào hệ thống các giá trị, chuẩn mực xã hội đang tồn tại trong nền văn hóa của một cộng đồng người. Nói cách khác, các giá trị văn hóa của cộng động thẩm thấu vào suy nghĩ, hành động của các thành viên trong cộng đồng xã hội và chi phối cách đánh giá ứng xử của họ trước các sự kiện xảy ra. Trước cùng một sự việc, sự kiện xảy ra, dư luận xã hội của các cộng đồng người khác nhau lại thể hiện sự phán xét đánh giá khác nhau, thậm chí đối lập nhau: cộng đồng xã hội này tán thành, ủng hộ; trong khi cộng đồng xã hội khác lại phê phán, lên án. Ví dụ, vấn đề quan hệ tình dục trước hôn nhân là rất phổ biển, được coi là một điều bình thường ở các nước châu Âu và châu Mĩ, tuy nhiên, ở các nước Trung Đông và Châu Á, đây lại là một vấn đề hết sức nhạy cảm, không thể chấp nhận được. Hai là, dư luận xã hội biến đổi theo thời gian. Cùng với sự phát triển của xã hội, một số giá trị văn hóa, chuẩn mực xã hội, phong tục tập quán có thể bị biến đổi ngay trong cùng một không gian văn hóa – xã hội; dẫn đến sự thay đổi trong cách nhìn nhận, đánh giá của dư luận xã hội. Ví dụ, trong xã hội phong kiến, chuyện một người đàn ông đa thê còn người phụ nữ xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử là hết sức bình thường và luật pháp quy định như thế. Tuy nhiên, ngày nay, Việt Nam thực hiện chế độ một vợ, một chồng, xây dựng chuẩn mực xã hội mới. Những quan niệm cũ bị xóa bỏ, nam nữ hoàn toàn bình đẳng. Phụ thuộc vào bối cảnh cụ thể, dư luận xã hội còn biến đổi theo đối tượng mà nó phản ánh, khi công chúng phát hiện thêm các mối liên quan giữa đối tượng ban đầu với các sự kiện, hiện tượng, quá trình diễn ra kèm theo nó. Ví dụ, vào năm 1995, bằng Chỉ thị số 406/TTg của Thủ tướng Chính phủ, Nhà nước cấm mọi hành vi sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán và đốt trái phép các 7 loại pháo nổ. Lúc đầu, một bộ phận công chúng có thái độ phản đối, cho rằng đối pháo là một phong tục cổ truyền, không nên cấm; nhưng khi được vận động, tuyên truyền, hiểu rõ những tác hại mà tục lệ đốt pháo gây ra, nhận thức được những lợi ích mà việc cấm đốt pháo mang lại thì dư luận công chúng hoan nghênh, đồng tình với chủ trương của Nhà nước. 2.5. Tính tương đối trong khả năng phản ánh thực tế xã hội Dư luận xã hội là một hiện tượng tinh thần phản ánh sự tồn tại xã hội. Sự phản ánh thực tế xã hội của đư luận xã hội có thể đúng (đúng nhiều hoặc đúng ít), có thể sai (sai nhiều hoặc sai ít). Dù có đúng đến đâu thì dư luận xã hội vẫn có những hạn chế nhất định, vì trong dư luận xã hội thường chứ đựng yếu tố chủ quan, định kiến và vị kỷ; do đó, không nên tuyệt hóa khả năng nhận thức từ dư luận xã hội. Ngược lại, dù có sai đến đâu, trong dư luận xã hội vẫn chứa đựng những hạt nhân hợp lý mà chúng ta không thể coi thường được. Tính chất phổ biến rộng rãi hay hạn hẹp của dư luận xã hội không tạo nên chân lý của nó. Không phải lúc nào dư luận xã hội của đã số người cũng đúng hơn dư luận của một bộ phận thiểu số. Cái mới nảy sinh lúc đầu thường chỉ có một số người nhận thấy, do đó, dễ bị đa số phản đối; song, cùng với thời gian trôi đi, khi cái mới ngày càng khẳng định được tính đúng đắn của nó, thì nó lại được đa số tán thành. Đối với những vấn đề trừu tượng, phức tạp, dư luận xã hội của giới trí thức, của những người có trình độ học vấn cao thường tỏ ra chín chắn, chuẩn xác hơn so với dư luận xã hội của những người có trình độ học vấn thấp. Ví dụ, khi đàn ông ngoại tình thì dư luận chê cười người phụ nữ “không biết giữ chồng”, ngược lại khi người vợ ngoại tình thì họ lại bị coi là “lẳng lơ, mất nết”. Cùng một sự việc, người phụ nữ thì bị coi là “vi phạm chuẩn mực đạo đức, mất nhân cách” còn người đàn ông thì “không có lỗi”. 3. Tác động của dư luận xã hội đối với ý thức pháp luật 8 Ý thức pháp luật là toàn bộ các học thuyết, tư tưởng, quan điểm, quan niệm thịnh hành trong xã hội, thể hiện mối quan hệ của con người đối với pháp luật, trình độ hiểu biết pháp luật, thái độ, sự đánh giá về pháp luật của các giai cấp, tầng lớp xã hội, về tính hợp pháp hay không hợp pháp trong hành vi ứng xử của con người, trong tổ chức và hoạt động của các thiết chế xã hội.2 Trong xã hội có giai cấp, vai trò điều hòa các mối quan hệ xã hội của dư luận xã hội được thể hiện cùng với pháp luật. Khi nói về pháp luật, theo C. Mác, dư luận xã hội là kết quả của việc “biến ý thức xã hội thành sức mạnh xã hội… nhờ có các luật pháp chung do chính quyền nhà nước thi hành” 3. Sự khẳng định của Mác cho chúng ta chiếc chìa khóa để hiểu biết về cơ chế biến đổi dư luận xã hội thành sức mạnh xã hội, đồng thời tìm hiểu về sự tác động của dư luận xã hội đến ý thức pháp luật. 3.1. Dư luận xã hội tác động đến ý thức pháp luật của cá nhân Sự hình thành của một luồng dư luận xã hội nào đó trước hết xuất phát từ ý thức cá nhân. Trong cuộc sống lao động, sinh hoạt hàng ngày, mỗi cá nhân được trực tiếp chứng kiến hoặc được nghe kể lại về các sự kiện, hiện tượng pháp luật xảy ra trong thực tế xã hội. Họ sẽ suy ngẫm, hình dung, rồi nảy sinh những tình cảm, ý kiến bước đầu về nội dung, tính chất của các sự kiện, hiện tượng pháp luật đó. Ý thức riêng của mỗi cá nhân là cơ sở quan trọng đầu tiên để dư luận xã hội ảnh hưởng đến sự hình thành củng cố và phát triển ý thức pháp luật của cá nhân, đồng thời, ý thức pháp luật của cá nhân lại chi phối nội dung các phán xét đánh giá về hiện tượng pháp luật mà cá nhân đưa ra phụ thuộc chủ yếu vào trình độ hiểu biết pháp luật của cá nhân đó. Dư luận xã hội được coi là sự tích hợp, 2 TS. Ngọ Văn Nhân, Tác động của dư luận xã hội đốối với ý thức pháp luật của đội ngũ cán bộ cấốp c ơ s ở, Nxb. Chính trị quôốc gia, 2011, tr.108. 3 C.Mác và Ph. Ăngghen: Toàn tập, Sđd, t.16, tr. 263. 9 đại diện, đặc trưng các ý kiến cá nhân, vì vậy, dư luận xã hội có ảnh hưởng mạnh mẽ và sâu sắc tới ý thức pháp luật cá nhân. Sự hình thành của dư luận xã hội chi phối, điều chỉnh ý thức, hành vi của con người phù hợp với ý chí chung của cộng đồng xã hội. Một mặt, dư luận xã hội có thể tác động trực tiếp nhằm phê phán, lên án những hành vi vi phạm pháp luật, đạo đức; hoặc khích lệ, cổ vũ những hành vi phù hợp với lợi ích chung, biểu dương những tấm gương cao đẹp. Ở đây, sự tác động của dư luận xã hội tới ý thức pháp luật của cá nhân thể hiện ở chỗ: các cá nhân, dựa trên những tri thức, hiểu biết về pháp luật tiếp nhận được, sẽ có hành vi pháp luật đáp ứng sự đòi hỏi, mong đợi của dư luận xã hội. Cụ thể là, mỗi cá nhân sẽ tự điều chỉnh hành vi pháp luật của mình sao cho phù hợp với quy tắc, yêu cầu của các giá trị, quy phạm pháp luật chung. Mặt khác, dư luận xã hội có tác động lâu dài đến việc xây dựng nhân cách, ý thức pháp luật cá nhân – tức là tác động đến quá trình xã hội hóa cá nhân trong môi trường điều chỉnh của pháp luật. Điều này biểu thị mối quan hệ khăng khít giữa dư luận xã hội và ý thức pháp luật. Sự đánh giá của dư luận xã hội về thực tiễn pháp luật, dù muốn hay không, phải dựa trên các khuôn mẫu tư duy, chuẩn mực hành vi pháp luật đã có sẵn và đang được thừa nhận rộng rãi trong cộng đồng xã hội. Trải qua một thời gian nhất định tham gia vào các lĩnh vực quan hệ pháp luật, các cá nhân sẽ tự cảm nhận được những điều nên làm và không nên làm, những hành động, cách xử sự chấp nhận được trong cuộc sống cộng đồng của họ. Điều đó cho thấy dư luận xã hội có ảnh hưởng tích cực tới sự hình thành và phát triển ý thức pháp luật cá nhân. Trong ý thức pháp luật của cá nhân, tâm lý pháp luật là yếu tố có ý nghĩa rất quan trọng . Tâm lý pháp luật hình thành tự phát dưới dạng tình cảm, cảm xúc, tâm trạng của cá nhân đối với pháp luật cũng như các hiện tượng pháp lý xảy ra trong đời sống xã hội. Tâm lý pháp luật chỉ biểu hiện cấp độ nhận thức thông 10 thường dựa trên cơ sở tình cảm pháp luật truyền thống, kinh nghiệm sống, tập quán và tâm lý xã hội. Tâm lý pháp luật cũng như thuộc tính tâm lý vốn có của con người là sự phản ánh trực tiếp các sự kiện, hiện tượng bên ngoài có liên quan đến pháp luật. Những sự kiện, hiện tượng pháp luật đó đồng thời cũng là đối tượng phản ánh của dư luận xã hội. Vì vậy, dư luận xã hội có tác động mạnh mẽ tới tâm lý pháp luật cá nhân, thể hiện trên các phương diện sau: Thứ nhất, dư luận xã hội tác động quan trọng tới tình cảm pháp luật của cá nhân. Về mặt tình cảm, không cá nhân nào muốn mình trở thành đối tượng phán xét của dư luận xã hội, không ai muốn hứng chịu sức ép của “búa rìu xã hội”. Do vậy, mỗi cá nhân đều mong muốn có thể kiểm soát, điều chỉnh tình cảm và hành vi xử sự của mình phù hợp với ý chí chung của cộng đồng xã hội. Với ý nghĩa đó, dư luận xã hội tác động mạnh mẽ tới tình cảm pháp luật của các cá nhân, góp phần định hướng để hình thành tình cảm pháp luật tích cực, đúng đắn của mỗi công dân.Trong thực tiễn đời sống pháp luật, trước những diễn biến của một sự kiện hay hiện tượng pháp luật, dư luận xã hội thường được nảy sinh và biểu hiện ở hai xu hướng cơ bản:  Dư luận xã hội khen ngợi, biểu dương tinh thần đấu tranh không khoan nhượng trước các hành vi vi phạm pháp luật, ủng hộ những việc làm phù hợp với quyền và nghĩa vụ pháp lý của công dân.  Dư luận xã hội thường phê phán mạnh mẽ các hành vi sai trái, phạm pháp, lên án gay gắt các hành vi phạm tội nguy hiểm; đòi hỏi các cơ quan chức năng phải dành cho kẻ phạm tội những hình phạt thích đáng. Thứ hai, dư luận xã hội tác động tới tâm trạng của cá nhân trước pháp luật. Tâm trạng của con người trước pháp luật là sự thể hiện trạng thái tâm lý của các cá nhân trước các sự kiện, hiện tượng pháp luật xảy ra trong đời sống xã hội thường ngày. Đây là yếu tố rất linh động, dễ thay đổi của tâm lý pháp luật. Với tư cách là sự thể hiện ý chí chung của cộng đồng xã hội, dư luận xã hội có thể động viên, khích lệ, khơi gợi niềm tin của các cá nhân – thành viên trong xã hội 11 vào tính công bằng, nghiêm minh của pháp luật; đưa ra những lời khuyên, tư vấn về cách ứng xử trước một thực tiễn pháp luật nhất định. Dư luận xã hội có thể tác động, làm nảy sinh trong mỗi cá nhân tâm trạng xúc động trước hành vi thể hiện ý thức tự giác chấp hành pháp luật. Thông qua việc tạo ra những “khuôn mẫu tư duy”, “khuôn mẫu hành động” cho các thành viên trong xã hội, dư luận xã hội hướng các cá nhân theo gương những người tốt, việc tốt trong lĩnh vực chấp hành pháp luật. Điều đó nói lên rằng, dư luận xã hội có tác động tích cực tới tâm trạng của các cá nhân trước pháp luật. Thứ ba, thông qua dư luận xã hội, các cá nhân tự đánh giá về hành vi ứng xử của mình trong phạm vi điều chỉnh của các quy phạm pháp luật hiện hành. Tâm lý pháp luật không chỉ biểu hiện ở tình cảm pháp luật, tâm trạng của con người trước pháp luật, mà nó còn được biểu hiện ra ở việc các cá nhân tự đánh giá về hành vi ứng xử của mình trong môi trường điều chỉnh của pháp luật. Hành vi pháp luật của con người, trong chừng mực nhất định, chính là sự hiện thân của tình cảm pháp luật và tâm trạng trước luật pháp của họ. Sự phán xét, đánh giá của dư luận xã hội về hành vi của các cá nhân, ở một mức độ nào đấy, tham gia định hướng và điều chỉnh hành vi pháp luật của cá nhân. Sức mạnh đặc trưng của dư luận xã hội khiến cho các cá nhân luôn phải suy nghĩ, xem xét trước khi thực hiện một hành vi pháp luật nào đó xem việc thực hiện hành vi đó có đúng không, có phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành không, nếu thực hiện hành vi đó thì có bị dư luận xã hội lên án hoặc phải chịu sự xử lý theo các nguyên tắc luật định không. Như vậy, dư luận xã hội có tác động quan trọng tới cách thức mà mỗi cá nhân tự đánh giá về hành vi ứng xử của mình. 3.2. Dư luận xã hội tác động đến ý thức pháp luật của nhóm xã hội Sự tác động của dư luận xã hội đối với ý thức pháp luật của nhóm xã hội mà chúng ta đề cập ở đây được hiểu với ý nghĩa là nhóm xã hội nhỏ, tập hợp xã hội ít người mà trong đó các thành viên có quan hệ trực tiếp và tương đối ổn định. 12 Những quan hệ xã hội trong nhóm xã hội nhỏ được thể hiện dưới hình thức giao tiếp cá nhân. Đó là cơ sở làm nảy sinh những quan hệ tình cảm, các giá trị đặc thù và các chuẩn mực ứng xử. Ý thức pháp luật của nhóm xã hội hình thành, phát triển và được thể hiện ra trên nhận thức, quan điểm, thái độ, lập trường, tình cảm đối với pháp luật và các hiện tượng pháp luật của tập hợp người có những nét tương đồng về điều kiện sống, lao động, sinh hoạt, nhu cầu, lợi ích cơ bản. Các thành viên của nhóm xã hội có những tình cảm, nhận thức, thái độ tương đối giống nhau ở một mức độ nhất định về pháp luật và đối với pháp luật, làm hình thành nên ý thức pháp luật chung của nhóm xã hội. Dư luận xã hội với tư cách là ý chí chung của các nhóm xã hội và của cộng đồng xã hội có tác động quan trọng tới ý thức pháp luật của nhóm xã hội. Dưới tác động của các luông thông tin về các sự kiện, hiện tượng pháp luật xảy ra trong xã hội, các thành viên của nhóm xã hội sẽ cùng được lôi cuốn vào quá trình bày tỏ sự quan tâm của mình thông qua các hoạt động trao đổi, bàn bạc, tìm kiếm thông tin, chia sẻ ý kiến của mình với những người xung quanh. Cơ sở cho quá trình thảo luận trong nhóm xã hội là lợi ích chung của cả nhóm và hệ thống các quy phạm pháp luật hiện hành đang chi phối các khuôn mẫu tư duy và khuôn mẫu hành động của các thành viên trong nhóm. Qua đó, nhóm xã hội cùng đi tới những thái độ, tình cảm và ý kiến chung trước các sự kiện, hiện tượng pháp luật. Có thể nói, sự va chạm, cọ xát các ý kiến, quan điểm về các sự kiện, hiện tượng pháp luật trong nội bộ nhóm xã hội đưa tới kết quả là nhận thức, tình cảm pháp luật, thái độ với pháp luật của nhóm. Trong phạm vi nhóm xã hội, dư luận xã hội không phải là ý kiến của một người mà là ý kiến, phán xét đánh giá của nhiều thành viên trong nhóm xã hội, là sự phát ngôn chung của họ về một sự kiện, hiện tượng pháp luật nhất định. Đó cũng không phải là tổng cộng các ý kiến, quan điểm của từng thành viên trong nhóm, làm hình thành nên sự phán xét đánh giá chung của nhóm xã hội trước các vấn đề pháp luật. Từ sự phán xét đánh giá chung đó, nhóm xã hội bày 13 tỏ nhận thức, tình cảm pháp luật, đi tới hành động thống nhất, nêu lên những kiến nghị của họ trước thực tiễn đời sống pháp luật của xã hội. Điều đó cũng có nghĩa là dư luận xã hội tác động tích cực tới sự hình thành, củng cố và phát triển ý thức pháp luật của nhóm. 3.3. Dư luận xã hội tác động đến ý thức pháp luật của xã hội Dư luận xã hội tác động trực tiếp và gián tiếp đến sự hình thành và phát triển của hệ thống quan điểm, tư tưởng pháp luật. Với tư cách là một hiện tượng xã hội, nó phản ánh tồn tại xã hội nói chung, đồng thời phản ánh các sự kiện, hiên tượng pháp lý xảy ra trong đời sống xã hội. Từ sự bàn luận, trao đổi ý kiến giữa các thành viên trong xã hội về các sự kiện, hiện tượng pháp lý, họ đi tới sự nhận thức chung, thống nhất trong các phán xét đánh giá về sự việc, sự kiện pháp luật. Khi đã hình thành, dư luận xã hội biểu thị thái độ, quan điểm, cảm xúc, ý chí tập thể của đại đa số người trong cộng đồng xã hội trước thực tiễn đời sống pháp luật của xã hội, thể hiện trình độ nhận thức cao, có tính hệ thống về các vấn đề có tính chất bản chất của pháp luật và các hiện tượng pháp luật. Như vậy, trên cơ sở sự phán xét, đánh giá về các sự kiện, hiện tượng pháp luật xảy ra trong đời sống xã hội, dư luận xã hội làm hình thành trong nhận thức của mọi người ban đầu là những khái niệm cơ sở, mang tính bề ngoài, ngẫu nhiên; dần dần tiến đến những tri thức phản ánh đúng đắn bản chất các hiện tượng pháp lý. Từ đó, hình thành nên các quan điểm, quan niệm, tư tưởng phản ánh về những vấn đề có liên quan một cách sâu sắc, có tính hệ thống trong xã hội. Điều đó nói lên sự tác động mạnh mẽ của dư luận xã hội đối với quá trình hình thành và phát triển của hệ tư tưởng pháp luật. Một trong những đặc điểm cơ bản của dư luận xã hội là nó có tính lan truyền. Dư luận xã hội là sản phẩm của tư duy phán xét, thể hiện quan điểm, thái độ của các cá nhân mạng nó trước các hiện tượng pháp lý. Dư luận xã hội lan truyền càng rộng thì càng có xu hướng thống nhất về nội dung các phán xét 14 đánh giá, càng làm cho mọi người trong xã hội nhận thức sâu sắc hơn các vấn đề có tính chất bản chất của pháp luật và các hiện tượng pháp luật. Do đó, sự tác động của dư luận xã hội đối với ý thức pháp luật xã hội còn thể hiện ở chỗ, dư luận xã hội tham gia vào việc phổ biến, lan truyền trong các tầng lớp xã hội các giá trị pháp luật, các tư tưởng, quan điểm pháp luật tiến bộ, nhân văn. Dư luận xã hội bảo vệ các quyền lợi, các giá trị phổ biến của xã hội cũng như các giá trị, lợi ích cá nhân chính đáng của con người. Mỗi khi lợi ích, giá trị xã hội bị xâm hại thì dư luận xã hội lập tức xuất hiện với thái độ lên án cực lực, phản đối gay gắt. Chẳng hạn, những vụ phạm pháp hình sự đặc biệt nghiêm trọng, xâm hại an ninh quốc gia… thường khiến cho dư luận xã hội hết sức công phẫn, đòi trừng phạt nghiêm khắc kẻ phạm tội. Trong trường hợp này, nội dung phản ánh các sự kiện, hiện tượng pháp lý của dư luận xã hội phù hợp với ý thức pháp luật tiến bộ, đáp ứng được lợi ích, nguyện vọng của đông đảo các lực lượng tiến bộ trong xã hội. Điều đó cho thấy dư luận xã hội có tác dụng củng cố, bảo vệ tính dân chủ, tính khoa học và tính xã hội của ý thức pháp luật xã hội. Dư luận xã hội là sản phẩm của quá trình giao tiếp xã hội. Không có sự trao đổi, bàn bạc, thảo luận các ý kiến thì không thể có ý kiến phán xét, đánh giá chung được đông đảo mọi người chia sẻ, tán thành và ủng hộ. Chính trong quá trình đó mà ý thức pháp luật xã hội được hình thành và phát triển; những tư tưởng, quan điểm khoa học về pháp luật và những vấn đề cơ bản nhất của đời sống pháp luật được thừa nhận và thịnh hành trong xã hội. Sự bàn bạc, thảo luận, tìm ra quan điểm chung giữa các nhóm xã hội khác nhau cũng là một trong những nhân tố bảo đảm cho ý thức pháp luật xã hội mang tính khái quát ở trình độ cao và tính hệ thống chắt chẽ. Xét trên phương diện tâm lý xã hội cũng như trong thực tiễn đại đa số mọi người trong cộng đồng xã hội đều rất quan tâm, chú ý xem dư luận xã hội đánh 15 giá về ý thức pháp luật, hành vi pháp luật của mình như thế nào? Mặc dù không phải ai cũng cảm nhận như nhau về vai trò, sự tác động của dư luận xã hội, nhưng tác dụng giáo dục ý thức pháp luật của dư luận xã hội đối với các cá nhân và các nhóm xã hội là một thực tế không thể phủ nhận được. Đã là một thành viên của xã hội thì mỗi người còn cần phải tuân theo các giá trị, chuẩn mực chung đang được thừa nhận và thịnh hành trong xã hội. Từ đó, mỗi cá nhân và nhóm xã hội đều có khuynh hướng giữ gìn, bảo vệ và phát huy những nhận xét, đánh giá tốt; khắc phục, sửa chữa các sai sót nhằm đáp ứng những đòi hỏi của dư luận xã hội đối với bản thân mình sao cho phù hợp với yêu cầu của các quy phạm pháp luật. Như vậy là, dưới ảnh hưởng nhất định của dư luận xã hội mà những tư tưởng, quan điểm khoa học về pháp luật và những vấn đề cơ bản nhất của đời sống pháp luật từng bước được thẩm thấu vào trong nhận thức pháp luật của mỗi người, được khái quát ở trình độ cao và mang tính hệ thống chặt chẽ; trở thành giá trị, chuẩn mực chung cho toàn xã hội. Điều đó nói lên sự tác động rất quan trọng của dư luận xã hội đến ý thức pháp luật xã hội. III/ KẾT LUẬN Từ những tính chất và tác động của dư luận xã hội đến ý thức pháp luật đã phân tích ở trên có thể thấy, dư luận xã hội có một ảnh hưởng lớn đến đời sống xã hội. Dư luận xã hội là cầu nối giữa ý thức xã hội và hành động xã hội. Khi dư luận xã hội càng phát triển thì những vấn đề xung quanh cuộc sống càng được giải quyết một cách nhanh chóng. Bởi vậy, cần phát huy tối đa tính tích cực của dư luận xã hội để xây dựng một xã hội dân chủ, văn minh. 16 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Tập bài giảng xã hội học, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2010. 2. TS. Ngọ Văn Nhân, Xã hội học pháp luật, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, 2010. 3. TS. Ngọ Văn Nhân, Tác động của dư luận xã hội đối với ý thức pháp luật của đội ngũ cán bộ cấp cơ sở, Nxb. Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2011. 4. Phạm Tất Dong, Nguyễn Sinh Huy, Đỗ Nguyên Phương, Xã hội học đại cương, Nxb. Thống kê, Hà Nội, 2004; 5. Ngọ Văn Nhân, Vai trò của dư luận xã hội - quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin và sự vận dụng của Đảng ta trong công cuộc đổi mới, Tạp 6. chí khoa học xã hội, số 1(77)/2005, tr. 10 - 18; http://tholaw.wordpress.com/2009/12/04/tac-dong-cua-du-luan-xa-hoidoi-voi-y-thuc-phap-luat/ 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan