Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân tích các nhân tố tác động đến sự tham gia việc làm phi nông nghiệp của ngườ...

Tài liệu Phân tích các nhân tố tác động đến sự tham gia việc làm phi nông nghiệp của người lao động tại thành phố cam ranh, tỉnh khánh hòa khiêm

.PDF
101
72
95

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG KIỀU XUÂN KHIÊM PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC THAM GIA ĐÀO TẠO NGHỀ CỦA LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KHÁNH VĨNH, TỈNH KHÁNH HÒA LUẬN VĂN THẠC SĨ KHÁNH HÒA – 2018 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG KIỀU XUÂN KHIÊM PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC THAM GIA ĐÀO TẠO NGHỀ CỦA LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KHÁNH VĨNH, TỈNH KHÁNH HÒA LUẬN VĂN THẠC SĨ Ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 8310105 Quyết định giao đề tài: 525/QĐ-ĐHNT ngày 12/6/2017 Quyết định thành lập hội đồng: 886/QĐ-ĐHNT ngày 10/08/2018 Ngày bảo vệ: 28/08/2018 Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. NGUYỄN THỊ KIM ANH Chủ tịch Hội đồng: PGS.TS. ĐỖ THỊ THANH VINH Phòng Đào tạo Sau Đại học: KHÁNH HÒA - 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc tham gia đào tạo nghề của lao động nông thôn trên địa bàn huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa” được hoàn thành là kết quả của quá trình nghiên cứu của tôi tại huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa. Số liệu trong luận văn là hoàn toàn trung thực và đảm bảo độ tin cậy. Kết quả nghiên cứu của luận văn là không trùng lặp với các công trình khoa học đã công bố. Khánh Hòa, ngày 05 tháng 04 năm 2018 Tác giả luận văn Kiều Xuân Khiêm iii LỜI CẢM ƠN Để có được kết quả nghiên cứu và hoàn thành luận văn này, trong thời gian thực hiện đề tài tôi luôn nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của các Thầy Cô, sự ủng hộ của gia đình và sự hỗ trợ nhiệt tình của đồng nghiệp, bạn bè. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến các Thầy Cô khoa Kinh tế - Trường Đại học Nha Trang đã tận tâm và nhiệt tình giảng dạy tôi trong suốt thời gian học cao học tại trường; và xin gửi lời biết ơn đến gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã tạo điều kiện về thời gian, động viên tinh thần và giúp đỡ để tôi hoàn thành đề tài tốt nghiệp của mình. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Cô giáo PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Anh người hướng dẫn khoa học đã trực tiếp dành nhiều thời gian, công sức hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện nghiên cứu và hoàn thành Luận văn. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo, giáo viên của Trường Trung cấp nghề Dân tộc nội trú Khánh Vĩnh, Phòng Lao động – TB&XH huyện Khánh Vĩnh, Phòng Dạy nghề Sở Lao động – TB&XH Khánh Hòa, các chuyên gia trong lĩnh vực dạy nghề trên địa bàn huyện Khánh Vĩnh và tỉnh Khánh Hòa đã nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp thông tin trong quá trình tôi thu thập số liệu để hoàn thiện đề tài. Tuy có nhiều cố gắng, nhưng trong Luận văn này không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Tôi kính mong Quý thầy cô, các chuyên gia, những người quan tâm đến đề tài, đồng nghiệp, gia đình và bạn bè tiếp tục có những ý kiến đóng góp, giúp đỡ để đề tài được hoàn thiện hơn. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn! Khánh Hòa, ngày 05 tháng 04 năm 2018 Tác giả luận văn Kiều Xuân Khiêm iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... iii LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................iv MỤC LỤC...................................................................................................................v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT........................................................................viii DANH MỤC CÁC BẢNG .........................................................................................ix DANH MỤC HÌNH.....................................................................................................x TRÍCH YẾU LUẬN VĂN..........................................................................................xi CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ..........................................................................................1 1. Sự cần thiết của nghiên cứu .....................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................2 3. Câu hỏi nghiên cứu ..................................................................................................3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................3 5. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu ..................................................................................3 6. Kết cấu luận văn ......................................................................................................4 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ...........................6 2.1. Các khái niệm liên quan........................................................................................6 2.1.1. Khái niệm lao động ............................................................................................6 2.1.2. Khái niệm lao động nông thôn ...........................................................................6 2.1.3. Khái niệm về nghề .............................................................................................7 2.1.4. Khái niệm về đào tạo nghề.....................................................................................8 2.1.5. Khái niệm về đào tạo nghề cho lao động nông thôn ............................................9 2.2. Đặc điểm của đào tạo nghề cho lao động nông thôn ...........................................10 2.3. Nội dung của công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn ..............................11 2.4. Phân loại và các hình thức đào tạo nghề cho lao động nông thôn .......................14 2.4.1. Phân loại đào tạo nghề .....................................................................................14 2.4.2. Các hình thức đào tạo nghề ..............................................................................15 2.5. Lợi ích của hoạt động đào tạo nghề .....................................................................16 2.5.1. Vai trò của đào tạo nghề cho lao động nông thôn .............................................16 2.5.2. Ý nghĩa của đào tạo nghề cho lao động nông thôn............................................17 v 2.6. Các nghiên cứu về đào tạo nghề cho lao động nông thôn có liên quan.................18 2.7. Khung phân tích của nghiên cứu .........................................................................21 2.7.1. Mô hình nghiên cứu .........................................................................................21 2.7.2. Giả thuyết nghiên cứu ......................................................................................23 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ..........................................................................................27 CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................28 3.1. Quy trình nghiên cứu ..........................................................................................28 3.2. Cách tiếp cận nghiên cứu ....................................................................................29 3.3. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu .....................................................................30 3.3.1. Xác định cỡ mẫu ..............................................................................................30 3.3.2. Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu..................................................................30 3.4. Loại dữ liệu và thu thập dữ liệu...........................................................................31 3.4.1. Loại dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu ....................................................31 3.4.2 Thu thập dữ liệu................................................................................................31 3.4.3 Các phương pháp phân tích dữ liệu ...................................................................31 3.4.4. Công cụ phân tích dữ liệu.................................................................................32 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ..........................................................................................32 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.....................................33 4.1. Đặc điểm khu vực nghiên cứu.............................................................................33 4.1.1. Đặc điểm tự nhiên ............................................................................................33 4.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội .................................................................................34 4.1.3 Tình hình nguồn nhân lực và nhu cầu phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động tại Khánh Vĩnh .....................................................................37 4.2. Tổng quan mẫu nghiên cứu .................................................................................38 4.3. Kết quả ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tham gia đào tạo nghề của lao động nông thôn tại huyện Khánh Vĩnh .................................................................41 4.3.1. Phân tích hồi qui ..............................................................................................41 4.3.2 Phân tích tác động biên của các yếu tố đến sự thay đổi xác suất tham gia đào tạo nghề của lao động nông thôn tại Khánh Vĩnh.............................................................43 4.3.3. Phân tích các kịch bản thay đổi xác suất tham gia đào tạo nghề của lao động nông thôn tại huyện Khánh Vĩnh ...............................................................................45 vi 4.4. Nguyên nhân lao động nông thôn huyện Khánh Vĩnh tham gia và không tham gia đào tạo nghề ..............................................................................................................47 4.4.1. Những nguyên nhân lao động nông thôn huyện Khánh Vĩnh tham gia đào tạo nghề...........................................................................................................................47 4.4.2. Nguyên nhân người lao động không tham gia học nghề ...................................49 4.5. Đánh giá của lao động nông thôn tại huyện Khánh Vĩnh sau khi được đào tạo nghề .....51 4.6. So sánh kết quả nghiên cứu với các nghiên cứu trước .........................................54 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ..........................................................................................55 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .......................................................56 5.1. Kết luận ..............................................................................................................56 5.2. Khuyến nghị chính sách giúp gia tăng khả năng tham gia đào tạo nghề của lao động nông thôn tại huyện Khánh Vĩnh.......................................................................56 5.2.1.Tăng cường các biện pháp hỗ trợ cho lao động nông thôn trong quá trình học nghề và sau học nghề .................................................................................................56 5.2.2. Hoàn thiện công tác tổ chức dạy nghề và triển khai tốt hoạt động khuyến nông, khuyến công của địa phương......................................................................................59 5.2.3. Lựa chọn ngành nghề phù hợp với trình độ học vấn của lao động tại địa phương ....60 5.2.4. Hỗ trợ lao động thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo, và thu nhập thấp được học nghề...........................................................................................................................61 5.2.5. Tăng cường và nâng cao chất lượng hoạt động tư vấn hướng nghiệp học nghề .....61 5.3. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo..................................................62 5.3.1. Hạn chế của đề tài ............................................................................................62 5.3.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo .............................................................................62 TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................64 PHỤ LỤC vii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CNH-HĐH : Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa DTTS : Dân tộc thiểu số ĐH : Đại học ĐTN : Đào tạo nghề KHKT : Khoa học kỹ thuật LĐNT : Lao động nông thôn LĐ-TB&XH : Lao động - Thương binh và Xã hội UBND : Ủy ban nhân dân viii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Diễn giải các biến độc lập trong mô hình nghiên cứu .................................22 Bảng 2.2: Tổng hợp các giả thuyết nghiên cứu...........................................................26 Bảng 3.1: Phân bổ mẫu nghiên cứu............................................................................30 Bảng 4.1: Cơ cấu kinh tế của huyện Khánh Vĩnh giai đoạn 2012 – 2016 ...................36 Bảng 4.2: Tình hình lao động của huyện Khánh Vĩnh ................................................37 Bảng 4.3: Trình độ lao động của huyện Khánh Vĩnh..................................................38 Bảng 4.4: Giới tính của người được khảo sát .............................................................39 Bảng 4.5: Các thống kê về đặc điểm nhân khẩu học của mẫu nghiên cứu ..................39 Bảng 4.6: Các thống kê về đặc điểm nhân khẩu học của mẫu nghiên cứu ..................40 Bảng 4.7: Kết quả ước lượng .....................................................................................41 Bảng 4.8: Tác động biên của các yếu tố đến sự thay đổi xác suất tham gia đào tạo nghề của lao động ...............................................................................................................43 Bảng 4.9: Mô phỏng xác suất tham gia đào tạo nghề của lao động nông thôn tại .......45 huyện Khánh Vĩnh khi biến độc lập thay đổi .............................................................45 Bảng 4.10: Những nguyên nhân lao động nông thôn tại huyện Khánh Vĩnh tham gia đào tạo nghề......................................................................................................................48 Bảng 4.11: Những nguyên nhân LĐNT tại huyện Khánh Vĩnh không tham gia đào tạo nghề...........................................................................................................................49 Bảng 4.12: Các nghề lao động nông thôn huyện Khánh Vĩnh trong mẫu khảo sát đã học.............................................................................................................................51 Bảng 4.13: Sự thay đổi nghề nghiệp của người lao động nông thôn tại Khánh Vĩnh trước và sau khi đào tạo nghề............................................................................................................52 Bảng 4.14: Đánh giá sự thay đổi sau học nghề của người lao động ............................54 ix DANH MỤC HÌNH Hình 2.1. Mô hình nghiên cứu lý thuyết.....................................................................22 Hình 3.1. Sơ đồ qui trình nghiên cứu .........................................................................28 Hình 4.1. Ngã 5 huyện Khánh Vĩnh ...........................................................................33 x TRÍCH YẾU LUẬN VĂN Nghiên cứu phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng tham gia học nghề của lao động nông thôn tại huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa với mô hình Binary Logitics, biến phụ thuộc là quyết định tham gia đào tạo nghề của lao động nông thôn với 08 biến độc lập gồm: (i) Tuổi; (ii) Trình độ học vấn; (iii) Thu nhập; (iv) Tư vấn hướng nghiệp; (v) Hỗ trợ đào tạo nghề; (vi) Tình trạng việc làm; (vii) Nhận thức lợi ích; và (vii) Khoảng cách từ nhà đến địa điểm đào tạo. Kết quả nghiên cứu với 300 mẫu khảo sát từ lao động nông thôn tại 03 xã của huyện Khánh Vĩnh cho thấy có 05 yếu tố tác động có ý nghĩa thống kê lên khả năng tham gia học nghề gồm: (i) Hỗ trợ đào tạo nghề; (ii) Khoảng cách từ nhà đến địa điểm đào tạo; (iii) Trình độ học vấn; (iv) Tuổi; (v) Thu nhập. Ba yếu tố không cho thấy tác động có ý nghĩa thống kê trong nghiên cứu này gồm: (i) Tư vấn hướng nghiệp; (ii) Tình trạng việc làm; (iii) Nhận thức lợi ích. Với kết quả nghiên cứu này, có 05 giả thuyết nghiên cứu được chấp nhận gồm các giả thuyết: H1, H2, H3, H5, và H8. Nghiên cứu đã đạt được mục tiêu nghiên cứu là xác định và phân tích tác động của các yếu tố lên khả năng tham gia học nghề của lao động nông thôn tại huyện Khánh Vĩnh. Trong đó, yếu tố có tác động mạnh nhất là yếu tố “hỗ trợ đào tạo nghề”, tiếp theo là yếu tố “khoảng cách từ nhà đến địa điểm đào tạo”, “trình độ học vấn”, và “tuổi” của lao động. Đồng thời, nghiên cứu cũng đã phân tích các kịch bản thay đổi khả năng tham gia học nghề của lao động nông thôn tại Khánh Vĩnh dưới ảnh hưởng của 05 yếu tố tác động có ý nghĩa thống kê trong mô hình hồi qui. Các giải pháp nhằm thúc đẩy việc tham gia đào tạo nghề của lao động nông thôn huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa được nghiên cứu đề xuất gồm: (1) Tăng cường các biện pháp hỗ trợ cho lao động nông thôn trong quá trình học nghề và sau học nghề; (2) Hoàn thiện công tác tổ chức dạy nghề và triển khai tốt hoạt động khuyến nông, khuyến công của địa phương; (3) Lựa chọn ngành nghề phù hợp với trình độ học vấn của lao động tại địa phương; (4) Hỗ trợ lao động thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo, và thu nhập thấp được học nghề; (5) Tăng cường và nâng cao chất lượng hoạt động tư vấn hướng nghiệp học nghề. Từ khóa: đào tạo nghề, lao động nông thôn, huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa. xi CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1. Sự cần thiết của nghiên cứu Đào tạo nghề cho lao động nông thôn vừa là khâu cơ bản, vừa là khâu đột phá làm dịch chuyển cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ, từng bước nâng cao trình độ cho đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao. Chính vì vậy, công tác đào tạo nghề được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm và xem đó là một nhiệm vụ quan trọng góp phần phát triển kinh tế xã hội nói chung. Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách động viên, khuyến khích việc học nghề cho người lao động nhất là lao động vùng nông thôn, miền núi như Quyết định 81/2005/QĐ-TTg ngày 18/4/2005 về hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn cho người lao động; Quyết định 1956/2009/QĐ-TTg về việc phê duyệt đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến 2020 (gọi tắt là Đề án 1956). Người lao động tham gia học nghề không những được miễn phí mà còn được hỗ trợ tiền ăn, ở, đi lại trong quá trình học. Sau khi học nghề, người lao động được giải quyết việc làm tại chỗ, có cơ hội tiếp cận nguồn vốn để phát triển nghề đã được học. Không ít người lao động khi học xong khóa học nghề ở nông thôn đã thoát nghèo, có công ăn việc làm, nâng cao thu nhập, vươn lên ổn định cuộc sống. Nhưng tại sao hiện nay, phần lớn người lao động đều chưa tích cực tham gia học nghề. Huyện Khánh Vĩnh là huyện miền núi của tỉnh Khánh Hòa, toàn huyện có 38.641 người, chủ yếu là người dân tộc thiểu số (27.934 người chiếm tỷ lệ 73,88%), người kinh (9.875 người chiếm 26,12%), dân cư chủ yếu sống bằng nghề nông – lâm nghiệp với thu nhập thấp và không ổn định. Các hoạt động kinh tế chậm phát triển, tỷ lệ hộ nghèo bình quân vùng của các hộ dân tộc thiểu số và miền núi là rất cao. Theo số liệu điều tra đầu năm 2016, huyện Khánh Vĩnh có 5.413 hộ nghèo (chiếm tỷ lệ 61,3%), số hộ cận nghèo là 450 (chiếm tỷ lệ 5,1%), trong khi tỷ lệ hộ nghèo bình quân chung của cả tỉnh là 9,68% (UBND huyện Khánh Vĩnh, 2016). Chính vì vậy, đào tạo nghề để gia tăng cơ hội việc làm cho lao động nông thôn tại huyện Khánh Vĩnh là cơ sở để giúp dân cư trong huyện thoát nghèo. Trong triển khai công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn có nhiều thuận lợi, nhưng vẫn còn không ít khó khăn cũng như hạn chế cần khắc phục và cải tiến tốt hơn. Tổng lao động tham gia hoạt động kinh tế của huyện là 19.123 người, số lao động qua đào tạo là 4.516 người, chiếm tỷ lệ lao động qua đào tạo là 23,62%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề là 16,15% (UBND huyện 1 Khánh Vĩnh, 2015). Lao động được đào tạo chủ yếu ở bậc sơ cấp nghề và trung cấp nghề; các ngành nghề được đào tạo chính gồm: (1) Kỹ thuật trồng cây công nghiệp; (2) Kỹ thuật chăn nuôi và thú y; (3) Nghề thủ công (mây, tre, đá chẻ); (4) May mặc; (5) Điện công nghiệp và dân dụng; (6) Mộc dân dụng; (7) Sữa chữa xe máy; (8) Trồng cây lương thực thực phẩm và (9) Trồng cây ăn quả. Các nghề nghiệp nêu trên khá phù hợp với trình độ học vấn thấp của lao động cũng như đặc điểm kinh tế của huyện Khánh Vĩnh. Trên địa bàn huyện có Trường Trung cấp nghề Khánh Vĩnh có thể đào tạo bậc trung cấp và sơ cấp nghề với nhiều nghề đào tạo phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của địa phương, và nhận được sự hỗ trợ của nhà nước từ Đề án 1956 của Chính phủ. Mặc dù vậy, số lao động chưa qua đào tạo còn khá lớn, cụ thể là 14.595 người (UBND huyện. Chính vì vậy, nghiên cứu “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc tham gia đào tạo nghề của lao động nông thôn trên địa bàn huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa” được thực hiện là rất cần thiết, nhằm đánh giá thực trạng việc học nghề của người lao động tại địa phương trong thời gian qua và xác định được các yếu tố ảnh hưởng chủ yếu đến việc tham gia đào tạo nghề của lao động nông thôn, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm thúc đẩy việc tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Khánh Vĩnh. Kết quả nghiên cứu là căn cứ khoa học cho chính quyền địa phương trong việc hoạch định chính sách có liên quan đến đào tạo nghề cho lao động nông thôn. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu tổng quát Mục tiêu tổng quát của nghiên cứu này nhằm xác định các yếu tố chính ảnh hưởng đến việc tham gia đào tạo nghề của lao động nông thôn, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp nhằm thúc đẩy việc tham gia đào tạo nghề, góp phần nâng cao thu nhập cho lao động nông thôn. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Xác định các yếu tố chính ảnh hưởng đến việc tham gia đào tạo nghề của lao động nông thôn trên địa bàn huyện Khánh Vĩnh – tỉnh Khánh Hòa. - Đo lường tác động của chúng đến việc tham gia đào tạo nghề của lao động nông thôn tại huyện Khánh Vĩnh. 2 - Đề xuất một số giải pháp thúc đẩy việc tham gia học nghề cho người lao động nông thôn huyện Khánh Vĩnh. 3. Câu hỏi nghiên cứu - Những yếu tố nào ảnh hưởng tới quyết định tham gia đào tạo nghề của lao động nông thôn tại huyện Khánh Vĩnh? - Những yếu tố đó tác động như thế nào đến quyết định tham gia đào tạo nghề của lao động nông thôn tại huyện Khánh Vĩnh? - Các giải pháp nào nhằm thúc đẩy việc tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện Khánh Vĩnh? 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Lý thuyết và thực tế về công tác đào tạo nghề; các yếu tố ảnh hưởng đến việc tham gia đào tạo nghề của lao động nông thôn. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Nội dung: Thực trạng tham gia đào tạo nghề và các yếu tố ảnh hưởng đến việc tham gia đào tạo nghề của lao động nông thôn trên địa bàn huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa. - Không gian: 03 xã thuộc huyện Khánh Vĩnh (Khánh Trung, Khánh Đông, Khánh Thượng). - Thời gian: Dữ liệu thống kê của 5 năm gần đây (2012 -2016) của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Khánh Vĩnh, UBND huyện Khánh Vĩnh, Trường Trung cấp nghề Dân tộc nội trú Khánh Vĩnh và dữ liệu do tác giả thu thập trong năm 2017. Dữ liệu sơ cấp được thu thập từ tháng 8 năm 2017 đến tháng 9 năm 2017. 5. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu 5.1. Ý nghĩa lý luận - Đề tài nghiên cứu sẽ góp phần hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về lao động nông thôn và công tác đào tạo nghề. 3 - Đề tài nghiên cứu sẽ tổng hợp và kế thừa các công trình nghiên cứu có liên quan, các công trình nghiên cứu trước; từ đó làm rõ được các đóng góp và hạn chế của đề tài, gợi ý các công trình nghiên cứu sau. - Bổ sung thêm các bằng chứng thực tiễn về các yếu tố ảnh hưởng đến việc tham gia đào tạo nghề của lao động nông thôn. 5.2. Ý nghĩa thực tiễn - Đề tài khái quát thực trạng việc tham gia đào tạo nghề của lao động nông thôn trên địa bàn huyện Khánh Vĩnh – tỉnh Khánh Hòa - Đề tài nghiên cứu đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến việc tham gia đào tạo nghề của lao động nông thôn trên địa bàn huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa. - Từ kết quả nghiên cứu đánh giá thực trạng và mô hình nghiên cứu của đề tài, tác giả đưa ra một số gợi ý chính sách nhằm thúc đẩy việc tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa. - Đề tài nghiên cứu là tài liệu tham khảo, cung cấp các dữ liệu khoa học cho các nhà quản lý, sinh viên các trường đại học, học viên cao học, đồng thời cũng là nền tảng các dẫn liệu khoa học cho các nghiên cứu tiếp theo. 6. Kết cấu luận văn Ngoài phần mục lục, lời cảm ơn, lời cam đoan, danh mục các chữ viết tắt, danh mục các bảng biểu, danh mục hình, trích yếu luận văn, tài liệu tham khảo, phụ lục, đề tài được kết cấu thành 5 chương. Chương 1: Giới thiệu. Chương này trình bày lý do nghiên cứu được thực hiện, các mục tiêu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, và phạm vi nghiên cứu. Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu Chương này trình bày những cơ sở lý thuyết cơ bản của đề tài nghiên cứu. Đó là những khái niệm về lao động, lao động nông thôn, nghề, đào tạo nghề cho LĐNT; đặc điểm, nội dung hình thức của đào tạo nghề cho LĐNT; vai trò ý nghĩa của việc đào tạo nghề cho LĐNT, những yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia đào tạo nghề của người lao động. Trên cơ sở lý thuyết và các công trình nghiên cứu có liên quan, chương này sẽ đề xuất mô hình nghiên cứu lý thuyết và các giả thuyết nghiên cứu cần được kiểm định. 4 Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. Chương này sẽ trình bày qui trình nghiên cứu, mô tả dữ liệu nghiên cứu, các phương pháp thực hiện nghiên cứu. Trong đó phương pháp chủ yếu là phương pháp phân tích định lượng với mô hình Probit. Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận. Chương này sẽ tập trung trình bày đặc điểm tự nhiên cũng như đặc điểm kinh tế xã hội của khu vực nghiên cứu, thực trạng công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Khánh Vĩnh. Dữ liệu nghiên cứu sau khi thu thập sẽ được mô tả tóm tắt trong chương này. Cuối cùng, chương này tập trung trình bày các kết quả phân tích chính về các yếu tố ảnh hưởng đến việc tham gia đào tạo nghề của lao động nông thôn tại huyện Khánh Vĩnh. Kết quả nghiên cứu của chương này là cơ sở quan trọng cho việc đề xuất các chính sách thu hút lao động nông thôn tham gia đào tạo nghề ở Chương 5. Chương 5: Kết luận và khuyến nghị. Chương này sẽ tóm lược lại các nội dung chính trong nghiên cứu, và trình bày các khuyến nghị chính sách để thu hút lao động nông thôn tham gia đào tạo nghề tại huyện Khánh Vĩnh được rút ra từ kết quả nghiên cứu. 5 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1. Các khái niệm liên quan 2.1.1. Khái niệm lao động Từ ngàn xưa con người đã nhận thức được rằng chỉ có lao động mới giúp cho họ tồn tại và phát triển. Nhờ vậy mà xã hội loài người mới có những tiến bộ vượt bậc như ngày hôm nay. Hiện nay, có nhiều định nghĩa khác nhau về lao động. Theo từ điển Việt Nam, “Lao động là hoạt động có mục đích của con người nhằm tạo ra các loại sản phẩm vật chất và tinh thần cho xã hội”. Theo khái niệm của Liên hợp quốc thì: “Lao động là tổng thể sức dự trữ, những tiềm năng, những lực lượng thể hiện sức mạnh và sự tác động của con người vào cải tạo tự nhiên và cải tạo xã hội. Hay theo Tổ chức Lao động Thế giới (ILO) thì: “Lực lượng lao động là một bộ phận dân số trong độ tuổi quy định, thực tế có tham gia lao động và những người không có việc làm đang tích cực tìm kiếm việc làm” Thực tế trong từng thời kỳ, và ở mỗi một nước trên thế giới quy định độ tuổi lao động khác nhau. Ở nước ta, theo bộ Luật lao động, độ tuổi lao động được quy định đối với nam từ 15 tuổi đến 60 tuổi, đối với nữ từ 15 tuổi đến 55 tuổi. Xét về khía cạnh việc làm, lực lượng lao động gồm hai bộ phận là có việc làm và thất nghiệp. 2.1.2. Khái niệm lao động nông thôn Lao động nông thôn là những người thuộc lực lượng lao động và hoạt động trong hệ thống kinh tế khu vực nông thôn. Lao động nông thôn là những người dân không phân biệt giới tính, tổ chức, cá nhân sinh sống ở vùng nông thôn, có độ tuổi từ 15 trở lên, hoạt động sản xuất ở nông thôn. Trong đó bao gồm những người đủ các yếu tố về thể chất, tâm sinh lý trong độ tuổi lao động theo quy định của Luật lao động và những người ngoài độ tuổi lao động có khả năng tham gia sản xuất, trong một thời gian nhất định họ hoàn thành công việc với kết quả đạt được một cách tốt nhất. 6 - Đặc điểm của lao động nông thôn: Do lao động nông thôn sống chủ yếu tham gia sản xuất trong các ngành nông, lâm, ngư nghiệp và do tính chất riêng của ngành nông nghiệp nên lao động nông thôn có một số đặc điểm sau: + Lao động nông thôn có tính thời vụ, có thời kỳ căng thẳng, có thời kỳ nhàn rỗi. Điều này ảnh hưởng đến nhu cầu trong từng thời kỳ; đời sống sản xuất và thu nhập của lao động nông nghiệp. + Do tính chất công việc trong sản xuất nông nghiệp mà hình thành nên tâm lý hay thói quen làm việc một cách không liên tục, thiếu sáng tạo của LĐNT. + Lao động nông thôn vẫn còn mang nặng tư tưởng và tâm lý tiểu nông, sản xuất nhỏ, ngại thay đổi nên thường bảo thủ và thiếu năng động. + Lao động nông thôn có kết cấu phức tạp không đồng nhất và có trình độ rất khác nhau. Hoạt động sản xuất nông nghiệp được tham gia bởi nhiều người ở nhiều độ tuổi khác nhau trong đó có cả những người ở ngoài độ tuổi lao động. + Thu nhập của người LĐNT còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao, đặc biệt là tại vùng ven biển, vùng núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. + Trình độ của LĐNT thấp, khả năng tổ chức sản xuất kém, ngay thực tế cả những người trong độ tuổi lao động thì trình độ vẫn thấp hơn so với lao động trong các ngành kinh tế khác. + Nguồn LĐNT dồi dào về số lượng. Trên thực tế, loài người xuất hiện bắt đầu từ hoạt động sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, đại đa số bắt nguồn từ làm nông nghiệp. Xã hội ngày càng phát triển, nhiều ngành nghề mới ngày càng xuất hiện, bộ phận dân cư nông nghiệp dần chuyển sang ngành nghề mới. Quá trình này được đẩy nhanh hơn khi các nước bước vào thời kỳ CNH-HĐH. Do đó tỷ lệ dân số ở nông thôn và làm nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn từ 60 % -70%. 2.1.3. Khái niệm về nghề Ở mỗi quốc gia, quan niệm về nghề đều có sự khác nhau nhất định, cho đến nay thuật ngữ “Nghề” được hiểu và định nghĩa theo nhiều cách khác nhau. Ở Nga , nghề được định nghĩa như sau: Nghề là một loại hoạt động đòi hỏi có sự đào tạo nhất định và thường là nguồn gốc của sự sinh tồn. 7 Khái niệm nghề được định nghĩa ở Pháp: Nghề là một loại lao động có thói quen về kỹ năng, kỹ xảo của con người để từ đó tìm được phương tiện sống. Ở Anh, nghề được định nghĩa: Nghề là một công việc chuyên môn đòi hỏi một sự đào tạo trong khoa học, nghệ thuật. Ở Đức, khái niệm nghề: Nghề là hoạt động cần thiết cho xã hội ở một lĩnh vực lao động nhất định, đòi hỏi phải được đào tạo ở trình độ nào đó. Như vậy, nghề là một hiện tượng xã hội có tính lịch sử phổ biến, gắn chặt với sự phân công lao động, với tiến bộ KHKT và văn minh nhân loại. Ở Việt Nam, nhiều định nghĩa nghề được đưa ra xong chưa được thống nhất, chẳng hạn có định nghĩa nêu: Nghề là công việc của một người thường chuyên làm để sinh nhai (Từ điển Việt Nam) Theo giáo trình Kinh tế Lao động của trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân-1998 thì:"Khái niệm nghề là một dạng xác định của hoạt động trong hệ thống phân công lao động của xã hội, là toàn bộ kiến thức và kỹ năng mà một người lao động cần có để thực hiện các hoạt động xã hội nhất định trong một lĩnh vực lao động nhất định" Mặc dù khái niệm nghề được hiểu dưới nhiều góc độ khác nhau, song chúng ta có thể thấy một số nét đặc trưng nhất định: Một là: Nghề là hoạt động, là công việc lao động của con người được lặp đi lặp lại. Hai là: Nghề là sự phân công lao động xã hội, phù hợp với yêu cầu xã hội. Ba là: Nghề là phương tiện để sinh sống. Bốn là: Nghề là lao động kỹ năng, kỹ xảo chuyên biệt có giá trị trao đổi trong xã hội, đòi hỏi phải có quá trình đào tạo nhất định. Nghề biến đổi một cách mạnh mẽ và gắn chặt với xu hướng phát triển kinh tế xã hội của đất nước. 2.1.4. Khái niệm về đào tạo nghề Có rất nhiều định nghĩa về đào tạo nghề, sau đây xin được nêu một số định nghĩa đó là: Trần Xuân Cầu và Mai Quốc Chánh (2008) thì cho rằng: “Quá trình trang bị kiến thức nhất định về chuyên môn, nghiệp vụ cho người lao động để họ có thể đảm 8 nhận được một công việc nhất định”. Đào tạo nguồn nhân lực là quá trình truyền đạt, lĩnh hội những kiến thức và kỹ năng cần thiết để người lao động có thể thực hiện một công việc nào đó trong tương lai. Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) định nghĩa: Đào tạo nghề là hoạt động nhằm cung cấp cho người học những kỹ năng cần thiết để thực hiện tất cả các nhiệm vụ liên quan đến công việc, nghề nghiệp được giao. Nguyễn Viết Sự (2005) đưa ra khái niệm: “Đào tạo nghề là một quá trình hoạt động có mục đích, có tổ chức nhằm hình thành và phát triển có hệ thống các kiến thức, kỹ năng, thái độ để hoàn thành nhân cách cho mỗi cá nhân, tạo năng lực cho họ vào đời hành nghề có năng suất và hiệu quả cao. Thông thường, sau khi đào tạo người lao động kĩ thuật được cấp bằng, chứng chỉ nghề”. Luật Giáo dục nghề nghiệp (2015) “Đào tạo nghề nghiệp là hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người học nghề để có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi hoàn thành khóa học hoặc để nâng cao trình độ nghề nghiệp”. Đào tạo nghề được hiểu theo nghĩa chung nhất là tổng thể các hoạt động truyền nghề đến người học nghề. Hiểu theo nghĩa đầy đủ đó là quá trình giảng viên/giáo viên truyền bá những kiến thức về lý thuyết và thực hành để cho học viên có một trình độ, kỹ năng nhất định trong nghề nghiệp. Học nghề là quá trình tiếp thu những kiến thức về lý thuyết và thực hành của người lao động để đạt được một trình độ nghề nghiệp nhất định. 2.1.5. Khái niệm về đào tạo nghề cho lao động nông thôn Nông thôn là một vùng lãnh thổ rộng lớn, ở đấy hoạt động nông nghiệp đóng vai trò chủ yếu và quan trọng, nông dân là bộ phận dân cư chủ yếu của nguồn lao động nông thôn. Sự khác biệt giữa khái niệm đào tạo nghề nói chung và đào tạo nghề cho lao động nông thôn là ở đối tượng đào tạo nghề - những người lao động nông thôn và những điều kiện gắn bó với quá trình đào tạo nghề đó. Từ những phân tích có thể đưa ra khái niệm về đào tạo nghề cho lao động nông thôn như sau: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn là quá trình kết hợp giữa dạy nghề và học nghề, đó là quá trình giảng viên/giáo viên truyền bá những kiến thức về lý 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất