Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ ...

Tài liệu Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh gia định

.PDF
119
1461
124

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ---o0o--- PHẠM THỊ CẨM NHUNG PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH GIA ĐỊNH LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ---o0o--- PHẠM THỊ CẨM NHUNG PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH GIA ĐỊNH Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS TRẦN HOÀNG NGÂN TP. Hồ Chí Minh – Năm 2014 LỜI CAM ĐOAN  Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập và làm việc với tinh thần nghiêm túc của bản thân tôi với sự hướng dẫn của PGS.TS Trần Hoàng Ngân. Số liệu thống kê là trung thực, nội dung và kết quả nghiên cứu của luận văn này chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào cho tới thời điểm hiện nay. TP. HCM, ngày … tháng … năm 2014 Tác giả Phạm Thị Cẩm Nhung MỤC LỤC  TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................... i DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................... iii DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ .......................................................................... iv PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài ...........................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................2 3. Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................3 4. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................3 5. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................3 6. Phương pháp và phương pháp luận nghiên cứu ............................................3 7. Ý nghĩa của đề tài ..........................................................................................4 8. Kết cấu đề tài .................................................................................................4 CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ................................................. 5 1.1. Rủi ro tín dụng của ngân hàng thƣơng mại ..............................................5 1.1.1. Khái niệm rủi ro tín dụng........................................................................5 1.1.2. Bản chất của rủi ro tín dụng ....................................................................6 1.1.3. Biểu hiện của rủi ro tín dụng ..................................................................6 1.1.4. Phân loại rủi ro tín dụng .........................................................................7 1.2. Các nhân tố ảnh hƣởng đến rủi ro tín dụng .............................................9 1.2.1. Nhân tố bên trong ngân hàng ..................................................................9 1.2.2. Nhân tố khách hàng ..............................................................................12 1.2.3. Nhân tố khách quan ..............................................................................15 1.3. Hậu quả của rủi ro tín dụng .....................................................................16 1.3.1. Tác động đến hoạt động của các ngân hàng thương mại ......................16 1.3.2. Tác động đến nền kinh tế- xã hội..........................................................17 1.3.3. Tác động đến khách hàng .....................................................................18 1.4. Đo lƣờng rủi ro tín dụng ...........................................................................18 1.4.1. Mô hình định tính về rủi ro tín dụng .................................................... 18 1.4.2. Lượng hóa rủi ro tín dụng .................................................................... 19 1.5. Lƣợc khảo các nghiên cứu có liên quan ..................................................25 Kết luận ..................................................................................................................30 CHƢƠNG 2: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH GIA ĐỊNH ....................................................................................... 31 2.1. Đôi nét về quá trình hình thành và phát triển về BIDV Chi nhánh Gia Định .....................................................................................................................31 2.1.1. Mô hình tổ chức và cán bộ....................................................................31 2.1.2. Mạng lưới hoạt động của chi nhánh .....................................................32 2.2. Tình hình hoạt động của BIDV – Chi nhánh Gia Định từ 2011 đến 2013 .....................................................................................................................33 2.2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh ..............................................................33 2.2.2. Tình hình hoạt động tín dụng................................................................36 2.3. Đo lƣờng rủi ro tín dụng tại BIDV Chi nhánh Gia Định .......................43 2.4. Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến rủi ro tín dụng tại BIDV Chi nhánh Gia Định ....................................................................................................44 2.4.1. Kết quả phân tích định tính ...................................................................44 2.4.2. Phân tích định lượng dựa vào mô hình Probit ......................................52 2.5. Kết quả đạt đƣợc và những vấn đề còn tồn tại trong hoạt động cấp tín dụng tại BIDV Chi nhánh Gia Định ..................................................................63 2.5.1. Những mặt đạt được .............................................................................63 2.5.2. Những tồn tại trong hoạt động cấp tín dụng .........................................66 Kết luận ..................................................................................................................67 CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH GIA ĐỊNH ................................................................................................ 69 3.1. Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Gia Định ....................................69 3.1.1. Đa dạng hóa cơ cấu cho vay theo ngành và thành phần kinh tế bằng cách chủ động tiếp thị, lựa chọn khách hàng để cho vay ...................................69 3.1.2. Nâng cao công tác thẩm định dự án ở Chi nhánh .................................70 3.1.3. Tăng cường việc kiểm tra, giám sát khoản vay ....................................70 3.1.4. Không quá chú trọng vào các tài sản bảo đảm .....................................71 3.1.5. Tuân thủ các quy định về việc phân loại nợ và trích lập dự phòng ......72 3.1.6. Bảo hiểm tín dụng .................................................................................72 3.1.7. Biện pháp xử lý nợ xấu, nợ quá hạn .....................................................73 3.1.8. Nâng cao chất lượng hệ thống thông tin tín dụng.................................74 3.1.9. Nâng cao chất lượng cán bộ..................................................................75 3.1.10. Nâng cao hiệu quả của bộ máy kiểm tra, kiểm soát nội bộ ..................77 3.1.11. Đẩy mạnh tiếp thị các sản phẩm dịch vụ khác......................................78 3.2. Những kiến nghị đối với cơ quan ban ngành ..........................................78 3.2.1. Đối với Chính phủ ................................................................................78 3.2.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước ...............................................................80 3.2.3. Đối với hội sở Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam .......81 3.3. Kiến nghị đối với khách hàng vay vốn.....................................................84 Kết luận ..................................................................................................................85 KẾT LUẬN .......................................................................................................86 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC i DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT  ATM Máy rút tiền tự động (Automatic Teller Machine) BIDV Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam BSMS Dịch vụ gửi nhận tin nhắn qua điện thoại di động của BIDV CBCNV Cán bộ công nhân viên CIC Trung tâm Thông tin tín dụng của Việt Nam CPI Chỉ số giá tiêu dùng (Consumer Price Index) ĐCTC Định chế tài chính ĐHCĐ Đại hội cổ đông DN Doanh nghiệp DNNN Doanh nghiệp Nhà nước DPRR Dự phòng rủi ro DSCV Doanh số cho vay DSTN Doanh số thu nợ GDP Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product) GTCG Giấy tờ có giá HĐKD Hoạt động kinh doanh HĐV Huy động vốn IBMB Dịch vụ ngân hàng trên internet của BIDV MHB Ngân hàng Phát triển Nhà Đồng bằng Sông Cửu Long NHNN Ngân hàng Nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần NHTW Ngân hàng Trung ương POS Máy chấp nhận thanh toán thẻ (Point of sale) QLRR Quản lý rủi ro QTK Qũy tiết kiệm ii RRTD Rủi ro tín dụng TCKT Tổ chức kinh tế TCTD Tổ chức tín dụng TMCP Thương mại cổ phần TNHH Trách nhiệm hữu hạn TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh TSBĐ Tài sản bảo đảm TW Trung ương USD Đồng đô la Mỹ VAMC Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam VCB Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) VCSH Vốn chủ sở hữu VND Đồng Việt Nam VTC Vốn tự có WTO Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade Organization) XHTDNB Xếp hạng tín dụng nội bộ iii DANH MỤC CÁC BẢNG  Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh (2011 – 2013) ................... 33 Bảng 2.2: Bảng tổng hợp DSCV, DSTN (2011 – 2013) ........................................... 36 Bảng 2.3: Bảng cơ cấu cho vay phân theo thời hạn (2011 – 2013) .......................... 37 Bảng 2.4: Bảng cơ cấu cho vay phân theo thành phần kinh tế (2011 – 2013).......... 38 Bảng 2.5: Bảng cơ cấu cho vay phân theo ngành kinh tế (2011 – 2013) ................. 39 Bảng 2.6: Bảng cơ cấu cho vay phân theo nhóm nợ (2011 – 2013) ......................... 41 Bảng 2.7: Cơ cấu mẫu theo thời hạn vay .................................................................. 52 Bảng 2.8: Cơ cấu mẫu theo loại hình kinh tế ............................................................ 53 Bảng 2.9: Cơ cấu mẫu theo mục đích vay ................................................................ 53 Bảng 2.10: Cơ cấu mẫu theo nhóm nợ ...................................................................... 54 Bảng 2.11: Cơ cấu mẫu theo kinh nghiệm của người vay ........................................ 54 Bảng 2.12: Cơ cấu mẫu theo vốn tự có tham gia ...................................................... 55 Bảng 2.13: Cơ cấu mẫu theo tỷ lệ vốn vay/tài sản bảo đảm ..................................... 55 Bảng 2.14: Cơ cẫu mẫu theo sử dụng vốn ................................................................ 56 Bảng 2.15: Một số đặc điểm khác của mẫu nghiên cứu ........................................... 56 Bảng 2.16: Kết quả chạy mô hình Probit .................................................................. 57 Bảng 2.17: Ma trận hệ số tương quan giữa các biến giải thích ................................. 58 Bảng 2.18: Kết quả hồi quy phần dư (Ut) với các giá trị trễ Ut-1 .............................. 58 Bảng 2.19: Kết quả hồi quy phần dư (Ut) với các giá trị trễ Ut-1, Ut-2 ....................... 59 Bảng 2.20: Kết quả hồi quy phần dư bình phương với các biến độc lập và các tích chéo giữa chúng ........................................................................................................ 60 iv DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ  Hình 1.1: Các hình thức rủi ro tín dụng ...................................................................... 8 Hình 2.1: Tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn 2011 – 2013 .................................................. 35 Hình 2.2: Cơ cấu cho vay phân theo ngành kinh tế 2011 – 2013 ............................. 40 Hình 2.3: Tốc độ tăng trưởng GDP 2008 – 2013 ...................................................... 49 Hình 2.4: Chỉ số CPI từ 2007 – 2013 ........................................................................ 50 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Sau khi trở thành thành viên chính thức của WTO nền kinh tế Việt Nam đang trên đường hội nhập cùng với thế giới. Nhu cầu hội nhập quốc tế thúc đẩy tự do hóa tài chính ngày càng phát triển, cùng với đó là sự lớn mạnh và mở rộng quy mô hoạt động của hệ thống các ngân hàng. Các dòng vốn đầu tư nước ngoài chảy vào Việt Nam ngày một nhiều hơn tạo ra môi trường đầu tư hiệu quả và sức cạnh tranh lớn không chỉ đối với các doanh nghiệp mà còn đối với các ngân hàng thương mại trong nước, đặc biệt là sự xâm nhập của các ngân hàng nước ngoài giàu kinh nghiệm, am hiểu thị trường và có nguồn vốn lớn. Với tư cách là trung gian tài chính, hệ thống ngân hàng đang đóng vai trò to lớn trong việc luân chuyển vốn giữa các chủ thể trong nền kinh tế. Như ta đã biết ngân hàng kinh doanh tiền tệ nên mức độ rủi ro là rất lớn, đặc biệt rủi ro tín dụng bởi tín dụng là nghiệp vụ quan trọng, cơ bản chiếm phần lớn trong các hoạt động kinh doanh cả về doanh thu và lợi nhuận. Khi một ngân hàng gặp phải rủi ro tín dụng quá lớn dẫn đến phá sản sẽ dễ dẫn đến sụp đổ cả hệ thống ngân hàng như cuộc khủng hoàng tài chính toàn cầu 2008. Sau cuộc khủng hoảng, nền kinh tế nước ta lâm vào suy thoái, các doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ, thậm chí đi đến phá sản. Các ngân hàng cũng bị ảnh hưởng nặng nề khi tỷ lệ nợ xấu gia tăng một cách đáng kể do doanh nghiệp không trả được nợ. Trước tình hình đó, Chính Phủ đã yêu cầu các ngân hàng đưa ra hàng loạt các gói tín dụng ưu đãi, hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, sản xuất hàng xuất khẩu, hàng nông sản…Tuy nhiên khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế còn yếu, khả năng tài chính của các doanh nghiệp trong nước thấp cộng với sự yếu kém của một số ngân hàng nhỏ đang khiến hệ thống ngân hàng Việt Nam gặp phải rủi ro tín dụng cao trong những năm gần đây. Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước đã khẩn trương xây dựng Đề án “Tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015”. Trong đó, Ngân hàng Nhà nước đã tiến hành phân loại hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam thành 3 nhóm 2 để xác định mức độ rủi ro và đề ra những giải pháp tái cơ cấu cụ thể cần triển khai thực hiện, khoanh vùng 9 tổ chức tín dụng yếu kém phải gấp rút xây dựng đề án tái cơ cấu. Mục tiêu của những đề án này là đảm bảo tính thanh khoản, tránh đổ vỡ, bù đắp đầy đủ mọi tổn thất của những ngân hàng bị xử lý. Bên cạnh đó với việc thành lập Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) Ngân hàng Nhà nước đang tiến hành xử lý hàng chục nghìn tỷ đồng nợ xấu. Các ngân hàng thương mại cũng đang kiểm soát chặt chẽ quy trình cấp tín dụng. Qua đó ta thấy rủi ro tín dụng thực sự là mối quan tâm hàng đầu đối với các ngân hàng hiện nay, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn, thị phần ngày càng bị thu hẹp, các ngân hàng phải cạnh tranh trên từng khách hàng trong khi phải không ngừng mở rộng quy mô, tăng trưởng tín dụng thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Để giảm thiểu rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh, các ngân hàng cần tìm ra những nhân tố ảnh hưởng để từ đó có các biện pháp kiểm soát nguồn vốn vay cũng như dòng tiền của khách hàng đảm bảo khoản vay sử dụng đúng mục đích, hiệu quả và an toàn. Chính vì vậy tôi đã mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Gia Định”. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đánh giá và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại BIDV Chi nhánh Gia Định. Đồng thời, đề tài đi sâu vào nghiên cứu và phân tích thực trạng rủi ro tín dụng của BIDV Chi nhánh Gia Định trong giai đoạn 2011-2013. Từ đó đưa ra đề xuất nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh. Đề tài thực hiện phân tích định tính, định lượng nhằm giải quyết các vấn đề sau:  Rủi ro tín dụng tại BIDV Chi nhánh Gia Định trong thời gian qua.  Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại BIDV Chi nhánh Gia Định.  Đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng tại BIDV Chi nhánh Gia Định. 3 3. Câu hỏi nghiên cứu - Mức độ rủi ro tín dụng tại BIDV Chi nhánh Gia Định từ 2011 – 2013 như thế nào? - Những nhân tố chủ yếu nào bên trong ngân hàng có ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng? - Năng lực và uy tín của người vay có ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng không? - Lĩnh vực hoạt động của người vay có ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng không? - Môi trường bên ngoài có ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng không? - Cần đưa ra những giải pháp gì để hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Gia Định? 4. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại BIDV Chi nhánh Gia Định. 5. Phạm vi nghiên cứu - Không gian nghiên cứu: BIDV Chi nhánh Gia Định - Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2011 đến 2013 - Quy mô nghiên cứu: 134 khoản vay của khách hàng cá nhân, doanh nghiệp phát sinh trước 01/01/2013 và còn dư nợ đến 31/12/2013 tại BIDV Chi nhánh Gia Định. Kích thước mẫu này được xác lập dựa trên công thức kinh nghiệm thường dùng để tính kích thước mẫu cho mô hình hồi quy bội: (n: kích thước mẫu tối thiểu cần thiết, p: số lượng biến độc lập trong mô hình) (Nguyễn Đình Thọ, 2011). 6. Phƣơng pháp và phƣơng pháp luận nghiên cứu - Mô hình nghiên cứu của đề tài chủ yếu dựa trên bài nghiên cứu của 2 tác giả Trương Đông Lộc & Nguyễn Thị Tuyết (2011) phân tích về các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại VCB Chi nhánh Cần Thơ. - Đề tài sử dụng phương pháp phân tích định tính và định lượng.  Định tính: Đánh giá rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của BIDV Chi nhánh Gia Định. 4  Định lượng: Sử dụng mô hình Probit trên phần mềm Eview 6.0 để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại BIDV Chi nhánh Gia Định. 7. Ý nghĩa của đề tài Bài nghiên cứu sẽ là cơ sở để BIDV Gia Định đề ra cách thức quản lý, giám sát tín dụng cũng như các biện pháp để hạn chế rủi ro tín dụng. Từ đó Chi nhánh nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và gia tăng lợi nhuận của mình. 8. Kết cấu đề tài Chương 1: Lý luận về các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại. Chương 2: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại BIDV Chi nhánh Gia Định. Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại BIDV Chi nhánh Gia Định. 5 CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.1. Rủi ro tín dụng của ngân hàng thƣơng mại 1.1.1. Khái niệm rủi ro tín dụng Rủi ro tín dụng là rủi ro thất thoát tài sản có thể phát sinh khi một bên đối tác không thực hiện một nghĩa vụ tài chính hoặc nghĩa vụ theo hợp đồng đối với một ngân hàng bao gồm cả việc không thực hiện thanh toán nợ cho dù đấy là nợ gốc hay nợ lãi khi khoản nợ đến hạn. Hiểu một cách khác thì rủi ro tín dụng đó là rủi ro không thu hồi được nợ khi đến hạn do người vay đã không thực hiện đúng cam kết vay vốn theo hợp đồng tín dụng, không tuân thủ theo nguyên tắc hoàn trả khi đáo hạn. Đây là loại rủi ro gắn liền với hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng. Theo khoản 1, Điều 3 Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước: Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng là tổn thất có khả năng xảy ra đối với nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình theo cam kết. Hiểu theo nghĩa rộng, rủi ro tín dụng có thể xuất hiện trong các mối quan hệ mà trong đó ngân hàng là chủ nợ, mà khách hàng nợ lại không thực hiện hoặc không đủ khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ khi đến hạn. Nó diễn ra trong quá trình cho vay, chiết khấu công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá, cho thuê tài chính, bảo lãnh, bao thanh toán… của ngân hàng và kể cả ngân hàng mua các loại trái phiếu của các doanh nghiệp. Rủi ro tín dụng còn được gọi là rủi ro mất khả năng chi trả và rủi ro sai hẹn, là loại rủi ro liên quan đến chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng. Như vậy có nhiều cách tiếp cận khái niệm rủi ro tín dụng nhưng có thể thấy rằng rủi ro tín dụng có hai cấp độ: - Khách hàng trả nợ không đúng hạn. 6 - Khách hàng không trả được nợ cho ngân hàng. 1.1.2. Bản chất của rủi ro tín dụng Rủi ro tín dụng gắn liền với hoạt động quan trọng của nhất, có quy mô lớn nhất của ngân hàng thương mại - hoạt động tín dụng. Rủi ro tín dụng sẽ xảy ra khi một trong hai yếu tố là khả năng trả nợ/ hoặc thiện chí trả nợ không được hình thành đầy đủ. Trong đó, thiện chí trả nợ là một yếu tố vô hình, không thể định lượng được. Do đó, rủi ro tín dụng xuất phát từ bản chất của quan hệ tín dụng, ngân hàng không thể triệt tiêu, loại bỏ hoàn toàn được. Mặt khác, trong quá trình khách hàng sử dụng tín dụng có rất nhiều biến cố khách quan ngoài tầm kiểm soát của cả ngân hàng lẫn khách hàng, làm khả năng trả nợ thay đổi, vi vậy, độ rủi ro tiềm ẩn trong các quan hệ tín dụng là khá cao, các ngân hàng chỉ có thể kiểm soát để hạn chế nó mà thôi. 1.1.3. Biểu hiện của rủi ro tín dụng Khi tiến hành cấp tín dụng các ngân hàng thương mại đều mong muốn khoản tín dụng được hoàn trả đầy đủ và đúng thời hạn như đã thoả thuận. Chính vì thế, sau khi cấp tín dụng cho khách hàng, ngân hàng thực hiện theo dõi, giám sát việc sử dụng vốn vay của họ. Nếu thấy có biểu hiện sử dụng vốn sai mục đích hoặc có sự khác thường có thể dẫn đến việc không hoàn trả được vốn vay của khách hàng, ngân hàng phải tìm biện pháp ngăn ngừa, can thiệp kịp thời. Các biểu hiện thường gặp là: - Khách hàng trì hoãn nộp báo cáo tài chính hoặc không cung cấp được những thông tin mà ngân hàng yêu cầu. - Sử dụng vốn sai mục đích ban đầu. - Doanh số tiền gửi giảm sút - Nguồn thu nhập không ổn định - Thiếu sự hợp tác khi cán bộ tín dụng đến thăm cơ sở sản xuất kinh doanh. - Có sự biến động lớn về tổ chức của doanh nghiệp như thay đổi của ban lãnh đạo doanh nghiệp. 7 Hoạt động sản xuất kinh doanh bị ảnh hưởng do những yếu tố khách quan - như bão lụt, hỏa hoạn ... hay do cháy kho hàng, mất trộm, tham ô. Gia tăng các tài sản cố định qua việc sát nhập hoặc mua lại của doanh nghiệp - khác. - Khách hàng có ý xin hoãn nợ hoặc khất nợ, gia hạn nợ, chậm chễ trong việc thanh toán lãi hàng kỳ, hoàn trả nợ vay ngân hàng chậm hoặc quá kỳ hạn, không được trả như cam kết. Các dấu hiệu trên đây là biểu hiện của những khó khăn về mặt tài chính từ phía khách hàng, khi các dấu hiệu này xuất hiện có khả năng là khách hàng khó hoàn trả các món vay. Vì vậy, chúng là cơ sở để ngân hàng tìm hiểu biện pháp điều chỉnh và ngăn chặn kịp thời, tránh những khoản nợ quá hạn có thể gây rủi ro tín dụng. 1.1.4. Phân loại rủi ro tín dụng Bao gồm rủi ro giao dịch (Transaction risk) và rủi ro danh mục (Portfolio risk): - Rủi ro giao dịch: nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế trong quá trình giao dịch và xét duyệt cho vay, đánh giá khách hàng. Rủi ro giao dịch có ba bộ phận chính là rủi ro lựa chọn, rủi ro bảo đảm và rủi ro nghiệp vụ. + Rủi ro lựa chọn là rủi ro có liên quan đến quá trình đánh giá và phân tích tín dụng, khi ngân hàng lựa chọn những phương án vay vốn có hiệu quả để ra quyết định cho vay. + Rủi ro bảo đảm phát sinh từ các tiêu chuẩn đảm bảo như các điều khoản trong hợp đồng cho vay, các loại tài sản đảm bảo, chủ thể đảm bảo, cách thức đảm bảo và mức cho vay trên trị giá của tài sản đảm bảo. + Rủi ro nghiệp vụ là rủi ro liên quan đến công tác quản lý khoản vay và hoạt động cho vay, bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro và kỹ thuật xử lý các khoản cho vay có vấn đề. - Rủi ro danh mục: Là một hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế trong quản lý danh mục cho vay của ngân hàng, được 8 phân chia thành hai loại: Rủi ro nội tại (Intrinsic risk) và rủi ro tập trung (Concentration risk). + Rủi ro nội tại xuất phát từ các yếu tố, các đặc điểm riêng có, mang tính riêng biệt bên trong của mỗi chủ thể đi vay hoặc ngành, lĩnh vực kinh tế. Nó xuất phát từ đặc điểm hoạt động hoặc đặc điểm sử dụng vốn của khách hàng vay vốn. + Rủi ro tập trung là trường hợp ngân hàng tập trung vốn cho vay quá nhiều đối với một số khách hàng, cho vay quá nhiều doanh nghiệp hoạt động trong cùng một ngành, lĩnh vực kinh tế; hoặc trong cùng một vùng địa lý nhất định; hoặc cùng một loại hình cho vay có rủi ro cao. Hình 1.1: Các hình thức rủi ro tín dụng Rủi ro tín dụng Không thu đƣợc lãi đúng hạn Lãi treo phát sinh Không thu đƣợc vốn đúng hạn Nợ quá hạn phát sinh Không thu đủ lãi - Lãi treo đóng băng - Miễn giảm lãi Không thu đƣợc lãi đúng hạn - Nợ không có khả năng thu hồi - Xóa nợ (Quản trị Ngân hàng thương mại (Trần Huy Hoàng, 2011)) 9 1.2. Các nhân tố ảnh hƣởng đến rủi ro tín dụng 1.2.1. Nhân tố bên trong ngân hàng 1.2.1.1. Chính sách tín dụng Chính sách tín dụng của một ngân hàng là kim chỉ nam cho hoạt động tín dụng của ngân hàng đó. Bên cạnh việc phải phù hợp với đường lối phát triển của nhà nước thì chính sách tín dụng còn phải đảm bảo kết hợp hài hoà quyền lợi của người gửi tiền, người đi vay và quyền lợi của chính bản thân ngân hàng. Chính sách tín dụng phải tạo ra sự công bằng, không những phải đảm bảo an toàn cho hoạt động của ngân hàng mà còn phải đảm bảo đủ sức hấp dẫn đối với khách hàng. Một chính sách tín dụng đồng bộ, thống nhất, đầy đủ và đúng đắn sẽ định hướng cho cán bộ tín dụng có những chính sách phù hợp đối với từng khách hàng và đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng. Ngược lại, một chính sách tín dụng không đầy đủ, đúng đắn và thống nhất sẽ tạo ra định hướng lệch lạc cho hoạt động tín dụng, dẫn đến việc cấp tín dụng không đúng đối tượng tạo kẽ hở cho người sử dụng vốn không đem lại hiệu quả kinh tế, dẫn đến rủi ro tín dụng. 1.2.1.2. Quy trình tín dụng Quy trình tín dụng là tập hợp những nội dung, nghiệp vụ cơ bản, các bước tiến hành trong quá trình cho vay, thu nợ nhằm đảm bảo an toàn vốn tín dụng. Nó bao gồm các bước bắt đầu từ khâu chuẩn bị cho vay, giải ngân, kiểm tra trong quá trình cho vay cho đến khi thu hồi được nợ. Trong quy trình tín dụng, bước chuẩn bị cho vay rất quan trọng. Bao gồm 3 giai đoạn: (1) khai thác và tìm kiếm khách hàng; (2) hướng dẫn khách hàng về điều kiện tín dụng và thành lập hồ sơ vay; (3) phân tích thẩm định khách hàng và phương án, dự án vay vốn. Chất lượng tín dụng tuỳ thuộc nhiều vào chất lượng công tác thẩm định và quy định về điều kiện, thủ tục cho vay của từng ngân hàng thương mại. Kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay giúp cho ngân hàng nắm được diễn biến của khoản tín dụng đã cung cấp cho khách hàng để có những hành động điều chỉnh can thiệp khi cần thiết, sớm ngăn ngừa rủi ro có thể xảy ra. Hoạt động giám sát chủ yếu tập trung vào một số vấn đề như: sự tuân thủ việc sử dụng vốn đúng mục đích 10 của khách hàng; tiến độ trả nợ; quá trình sử dụng, bảo quản và biến động giá trị tài sản của khách hàng; những vấn đề mới nảy sinh trong quá trình thực hiện phương án. Làm tốt công tác này sẽ giúp ngân hàng phát hiện và ngăn chặn kịp thời những biểu hiện tiêu cực như sử dụng vốn sai mục đích, âm mưu tẩu tán tài sản, lừa đảo ngân hàng, từ đó giảm thiểu rủi ro tín dụng. Thu hồi và giải quyết nợ là khâu quyết định đến chất lượng tín dụng. Sự nhạy bén của ngân hàng trong việc kịp thời phát hiện những biểu hiện bất lợi xảy ra đối với khách hàng cũng như những biện pháp xử lý kịp thời, tư vấn cho khách hàng sẽ giảm thiểu được những khoản nợ quá hạn và điều đó sẽ có tác dụng tích cực đối với hoạt động tín dụng. Như vậy, quy trình tín dụng càng chặt chẽ thì cán bộ đánh giá khách hàng càng khách quan, giám sát khoản vay càng tốt, chất lượng tín dụng càng cao từ đó ngân hàng sẽ hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh của mình. 1.2.1.3. Phẩm chất cán bộ tín dụng Chất lượng đội ngũ cán bộ ngân hàng là nhân tố quyết định đến sự thành bại trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và trong hoạt động tín dụng nói riêng. Sỡ dĩ như vậy là vì cán bộ tín dụng là người tham gia trực tiếp vào mọi khâu của quy trình tín dụng, từ bước đầu tiên đến bước cuối cùng. Cán bộ tín dụng mà không có đạo đức nghề nghiệp, làm việc thiếu tinh thần trách nhiệm, cố ý làm trái pháp luật sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng. Một cán bộ tín dụng giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, có kỹ năng, có kinh nghiệm, có đạo đức nghề nghiệp sẽ đánh giá khách quan, chính xác tính khả thi của phương án, xác định được tính chân thực của các báo cáo tài chính, phát hiện các hành vi cố tình lừa đảo của khách hàng. Ngược lại nếu cán bộ tín dụng thiếu tinh thần trách nhiệm sẽ dẫn đến đánh giá năng lực của khách hàng sơ sài, thẩm định không tốt, có thể chấp nhận cho vay những khoản vay không khả thi hoặc bị khách hàng lừa gạt. Một số vụ án kinh tế lớn trong thời gian vừa qua có liên quan đến NHTM đều có sự tiếp tay của một số cán bộ tín dụng cùng với khách hàng làm giả hồ sơ vay, hay nâng giá tài sản thế chấp, cầm cố lên quá cao so với thực tế để rút tiền ngân hàng.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng