Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định về quê hương để làm việc của sinh...

Tài liệu Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định về quê hương để làm việc của sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành kinh tế trường đại học cần thơ

.PDF
89
187
79

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ-QUẢN TRỊ KINH DOANH Ket-noi.com chia se LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH VỀ QUÊ HƯƠNG LÀM VIỆC CỦA SINH VIÊN TỐT NGHIỆP KHOA KINH TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ Giáo viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện ThS. Lê Trần Thiên Ý Đinh Thảo Nguyên MSSV: 4085108 Lớp: QTKD_Thương Mại Khóa: 34 (2008 – 2012) Cần Thơ 2012 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ-QUẢN TRỊ KINH DOANH Ket-noi.com chia se LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH VỀ QUÊ HƯƠNG LÀM VIỆC CỦA SINH VIÊN TỐT NGHIỆP KHOA KINH TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ Giáo viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện ThS. Lê Trần Thiên Ý Đinh Thảo Nguyên MSSV: 4085108 Lớp: QTKD_Thương Mại Khóa: 34 (2008 – 2012) Cần Thơ 2012 Cần Thơ 2012 Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định về quê hương làm việc của sinh viên sau khi tốt nghiệp... LỜI CẢM TẠ  Sau thời gian học tập và nghiên cứu tại Khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh trường Đại học Cần Thơ, với những kiến thức đã học được ở trường và những kinh nghiệm thực tế em đã hoàn thành Luận văn Tốt nghiệp của mình. Em xin gửi lời chân thành cảm ơn đến Quý Thầy Cô trường Đại học Cần Thơ, các Thầy Cô Khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh đã tận tình truyền đạt kiến thức cho em trong thời gian học tập tại trường. Đặc biệt, em xin gửi lời cám ơn đến cô Lê Trần Thiên Ý, người đã nhiệt tình hướng dẫn và đóng góp ý kiến giúp em hoàn thành luận văn này. Em chân thành cảm ơn gia đình và các bạn bè đã động viên, an ủi em trong suốt quá trình làm luận văn này. Tuy nhiên, do hạn chế về thời gian học tập và kiến thức nên luận văn không tránh khỏi những sai sót. Vì vậy, em kính mong được sự đóng góp ý kiến của Quý Thầy Cô để luận văn này hoàn thiện và có ý nghĩa thực tế hơn. Cuối lời, em kính chúc Quý Thầy Cô Khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh cùng gia đình, bạn bè được dồi dào sức khỏe, công tác tốt, luôn vui vẻ trong cuộc sống và thành đạt trong công việc. Trân trọng kính chào! Cần Thơ, ngày 17 tháng 05 năm 2012 Sinh viên thực hiện Đinh Thảo Nguyên GVHD ThS. Lê Trần Thiên Ý i SVTH Đinh Thảo Nguyên Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định về quê hương làm việc của sinh viên sau khi tốt nghiệp... LỜI CAM ĐOAN  Tôi cam đoan rằng đề tài này do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào. Cần Thơ, ngày 17 tháng 05 năm 2012 Sinh viên thực hiện Đinh Thảo Nguyên GVHD ThS. Lê Trần Thiên Ý ii SVTH Đinh Thảo Nguyên Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định về quê hương làm việc của sinh viên sau khi tốt nghiệp... NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC  Họ và tên người hướng dẫn: LÊ TRẦN THIÊN Ý  Cơ quan công tác: Bộ môn Kinh tế, Khoa Kinh tế, Trường ĐHCT  Tên học viên: Đinh Thảo Nguyên Mã số sinh viên: 4085108  Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh_Thương mại  Tên đề tài: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định về quê hương làm việc sau khi tốt nghiệp của SV khoa kinh tế trường Đại học Cần Thơ, trường hợp hộ khẩu Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau. NỘI DUNG NHẬN XÉT 1. Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo: Đề tài tương đối phù hợp với chuyên ngành học của sinh viên. 2. Về hình thức: Trình bày hợp lý, kết cấu chặt chẽ. 3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài: Đề tài nghiên cứu mang tính thực tiễn, đánh giá được thực trạng chọn nơi làm việc của sinh viên đã tốt nghiệp, tìm ra được các nhân tố tác động đến quyết định của sinh viên. 4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn: Số liệu sơ cấp sử dụng trong luận văn được tác giả trực tiếp thu thập thông qua phỏng vấn cựu sinh viên. Số liệu thứ cấp được tác giả thu thập từ niên giám thống kê và các trang Web của các tỉnh ĐBSCL để mô tả thực trạng kinh tế xã hội của vùng nghiên cứu. 5. Nội dung và các kết quả đạt được: Phân tích được thực trạng chọn nơi làm việc của sinh viên sau tốt nghiệp. Biết ứng dụng các công cụ phân tích: hệ số tin cậy Cronbach Alpha, phương pháp phân tích nhân tố EFA, mô hình hồi quy nhị phân để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định về quê hay không về quê làm việc của sinh viên.. Qua phân tích số liệu thứ cấp và sơ cấp, tác giả đã rút ra được những nhân tố quan trọng tác động đến quyết định của sinh viên. Tác giả đề xuất các giải GVHD ThS. Lê Trần Thiên Ý iii SVTH Đinh Thảo Nguyên Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định về quê hương làm việc của sinh viên sau khi tốt nghiệp... pháp thích hợp nhằm giúp các địa phương thu hút sinh viên tốt nghiệp về quê hương làm việc. 6. Các nhận xét khác: Trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp, tác giả luôn nỗ lực để hoàn thành luận văn một cách tốt nhất. 7. Kết luận: Đồng ý cho báo cáo tốt nghiệp trước hội đồng bảo vệ luận văn của Khoa. Cần Thơ, ngày 16 tháng 05 năm 2012. Người nhận xét LÊ TRẦN THIÊN Ý GVHD ThS. Lê Trần Thiên Ý iv SVTH Đinh Thảo Nguyên Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định về quê hương làm việc của sinh viên sau khi tốt nghiệp... NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… Ngày …… tháng……. năm 2012 Giáo viên phản biện GVHD ThS. Lê Trần Thiên Ý v SVTH Đinh Thảo Nguyên Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định về quê hương làm việc của sinh viên sau khi tốt nghiệp... MỤC LỤC Trang CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU ...................................................................................... 1 1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu................................................................................. 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................... 2 1.2.1 Mục tiêu chung....................................................................................... 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể....................................................................................... 2 1.3 Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 2 1.3.1 Phạm vi không gian................................................................................ 2 1.3.2 Phạm vi thời gian ................................................................................... 2 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu............................................................................. 2 1.4 Lược khảo tài liệu........................................................................................ 2 1.4.1 Lược khảo các nghiên cứu nước ngoài ................................................... 2 1.4.1 Lược khảo các nghiên cứu trong nước.................................................... 3 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .... 5 2.1 Một số khái niệm có liên quan .................................................................... 5 2.1.1 Khái niệm lao động ................................................................................ 5 2.1.2 Khái niệm việc làm ................................................................................ 6 2.2 Cơ sở lý thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn nơi làm việc của người lao động.................................................................................... 7 2.3 Mô hình các nhân tố ảnh hưởng quyết định làm việc ở quê hương ........ 13 2.4 Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 14 2.4.1 Nghiên cứu định tính........................................................................ 14 2.4.2 Nghiên cứu định lượng ..................................................................... 22 CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CÁC ĐỊA PHƯƠNG................... 27 3.1 Tình hình phát triển kinh tế...................................................................... 27 3.1.1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế ................................................................... 27 3.1.2 Chỉ số năng lực cạnh tranh ................................................................... 28 3.2 Thực trạng dân số, lao động và việc làm của các tỉnh thuộc địa bàn nghiên cứu ....................................................................................................... 29 3.2.1 Dân số .................................................................................................. 29 GVHD ThS. Lê Trần Thiên Ý vi SVTH Đinh Thảo Nguyên Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định về quê hương làm việc của sinh viên sau khi tốt nghiệp... 3.2.2 Lao động và việc làm ........................................................................... 30 3.4 Chính sách thu hút nguồn nhân lực của các địa phương ........................ 30 3.4.1 Bạc Liêu............................................................................................... 30 3.4.2 Cà Mau ................................................................................................ 33 3.4.3 Sóc Trăng............................................................................................. 33 CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................. 35 4.1 Mô tả mẫu nghiên cứu............................................................................... 35 4.1.1 Về hộ khẩu và giới tính của đáp viên .................................................... 35 4.1.2 Về khóa học và ngành học của đáp viên................................................ 35 4.1.3 Về kết quả học tập của đáp viên ............................................................ 36 4.2 Mô tả thực trạng việc làm của sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành kinh tế trường ĐHCT ................................................................................................. 37 4.2.1 Mức lương ............................................................................................ 37 4.2.2 Vị trí công việc và số năm làm việc....................................................... 38 4.2.3 Sự ảnh hưởng của người thân đến quyết định chọn nơi làm việc của sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành kinh tế ................................................................ 39 4.2.4 Mối quan hệ giữa hộ khẩu với quyết định chọn nơi làm việc của sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành kinh tế ........................................................................ 40 4.2.5 Thống kê tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành kinh tế đã từng làm việc ở nơi khác và mô tả dự định chuyển nơi làm việc trong tương lai............... 41 4.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định về quê hương làm việc của sinh viên chuyên ngành kinh tế trường ĐHCT sau khi tốt nghiệp......... 42 4.3.1 Đánh giá độ tin cậy thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha........... 42 4.3.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định về quê hương để làm việc của sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành kinh tế trường ĐHCT .................... 43 4.3.3 Điều chỉnh mô hình nghiên cứu lần 2.................................................... 45 4.3.4 Phân tích hồi quy logistic ...................................................................... 47 4.3.5 Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định về quê hương để làm việc của sinh viên trường ĐHCT thông qua các đại lượng thống kê mô tả......... 50 4.3.6 Đánh giá mức độ quan trọng của các nhân tố khi chọn nơi làm việc...... 52 4.3.7 Đánh giá mức độ hài lòng của sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành kinh tế đối với nơi làm việc hiện tại .............................................................................. 53 GVHD ThS. Lê Trần Thiên Ý vii SVTH Đinh Thảo Nguyên Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định về quê hương làm việc của sinh viên sau khi tốt nghiệp... CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP .................................................... 54 5.1 Kết luận .................................................................................................. 54 5.2 Một số giải pháp..................................................................................... 54 5.2.1 Cơ sở đề xuất giải pháp ......................................................................... 54 5.2.2 Một số giải pháp ................................................................................... 55 TÀI LIỆU THAM KHẢO GVHD ThS. Lê Trần Thiên Ý viii SVTH Đinh Thảo Nguyên Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định về quê hương làm việc của sinh viên sau khi tốt nghiệp... DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1 Bảng thống kê biến.............................................................................. 12 Bảng 3.1 Dân số tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng giai đoạn 2008 - 2010........ 29 Bảng 4.1 Mức lương sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành kinh tế nhận được khi làm việc.............................................................................................................. 37 Bảng 4.2 Vị trí công việc hiện tại của sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành kinh tế ........................................................................................................................... 38 Bảng 4.3 Sự ảnh hưởng của người thân đến quyết định chọn nơi làm việc của sinh viên............................................................................................................. 39 Bảng 4.4 Hệ số Cronbach’s Alpha của thang ..................................................... 42 Bảng 4.5 Phương sai giải thích ........................................................................... 44 Bảng 4.6 Kết quả xoay nhân tố........................................................................... 44 Bảng 4.7 Tóm tắt kết quả nhóm nhân tố ............................................................. 45 Bảng 4.8 Kết quả phân tích hồi quy bằng mô hình Binary Logistic .................... 47 Bảng 4.9 Điểm trung bình của các yếu tố về điều kiện tại quê hương ................. 50 Bảng 4.10 Mức độ quan trọng của các nhân tố khi chọn nơi làm việc................. 52 Bảng 4.11 Mức độ hài lòng của sinh viên đối với nơi làm việc........................... 53 GVHD ThS. Lê Trần Thiên Ý ix SVTH Đinh Thảo Nguyên Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định về quê hương làm việc của sinh viên sau khi tốt nghiệp... DANH MỤC HÌNH Trang Hình 2.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất................................................................. 13 Hình 2.2 Quy trình nghiên cứu ........................................................................... 15 Hình 2.3 Mô hình nghiên cứu điều chỉnh lần 1 ................................................... 19 Hình 3.1 Tốc độ phát triển kinh tế của Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng và của cả nước giai đoạn 2008 - 2011 ................................................................................ 27 Hình 3.2 Chỉ số PCI của Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng giai đoạn 2008 - 2011... 28 Hình 3.3 Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc so với tổng số dân của các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng ............................................................... 30 Hình 4.1 Cơ cấu hộ khẩu và giới tính của đáp viên............................................. 35 Hình 4.2 Cơ cấu khóa học, ngành học của đáp viên............................................ 36 Hình 4.3 Cơ cấu kết quả học tập của đáp viên .................................................... 37 Hình 4.4 Mối quan hệ giữa hộ khẩu và quyết định chọn nơi làm việc................. 40 Hình 4.5 Thống kê tỷ lệ sinh viên đã từng làm việc nơi khác và dự định chuyển nơi làm việc của sinh viên .................................................................................. 41 Hình 4.6 Mô hình nghiên cứu chính thức ........................................................... 46 Hình 5.1 Ý kiến của sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành kinh tế về các yếu tố cải tiến ..................................................................................................................... 55 GVHD ThS. Lê Trần Thiên Ý x SVTH Đinh Thảo Nguyên Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định về quê hương làm việc của sinh viên sau khi tốt nghiệp... DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long ĐHCT: Đại học Cần Thơ ĐP: Địa phương HĐND: Hội đồng nhân dân NLĐ: Người lao động PCI: Chỉ số năng lực cạnh tranh ILO: Tổ chức lao động quốc tế UBND: Ủy ban nhân dân GVHD ThS. Lê Trần Thiên Ý xi SVTH Đinh Thảo Nguyên Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định về quê hương làm việc của sinh viên sau khi tốt nghiệp... CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Việc làm luôn là mối quan tâm hàng đầu của tất cả mọi người. Nhất là đối với sinh viên, ngay khi học phổ thông thì chúng ta phải biết định hướng cho mình một ngành nghề thích hợp với bản thân để tìm được một công việc phù hợp, có ích cho bản thân, gia đình và xã hội. Và việc chọn ngành, nghề đó có ý nghĩa rất quan trọng vì quyết định đến việc tiếp tục theo đuổi ngành nghề để tìm việc hay sẽ dừng lại nếu không phù hợp. Tuy nhiên, ngành, nghề không phải là yếu tố duy nhất đế giúp chúng ta có được một công việc tốt trong tương lai, mà đòi hỏi trong quá trình học tập, chúng ta phải cố gắng trao dồi nhiều kiến thức và kỹ năng cần thiết khác. Nhưng trên thực tế, không có gì là hoàn hảo, vì tìm việc là cả một quá trình khó khăn và thử thách. Tất nhiên, không phải là kết quả học tập tốt, có nhiều kỹ năng, nhiều kinh nghiệm là tìm được việc. Có rất nhiều yếu tố bao quanh vấn đề tìm việc của nhiều sinh viên mà đôi khi khiến họ chán nản và quyết định trở về nhà phụ giúp gia đình bỏ mặc bốn năm dùi mài học tập. Nhiều trường hợp khác, những sinh viên phải ngậm ngùi mặc cho công việc đưa đẩy. Xót xa hơn, có những sinh viên yêu quê hương mong muốn rằng sau ngày tốt nghiệp mình có thể đóng góp một phần công sức nhỏ bé để phục vụ cho quê hương. Thế nhưng, khi cầm trên tay tấm bằng đại học về quê nhà xin việc thì không ít sinh viên đã phải thất vọng và từ bỏ ước mơ. Bởi lẽ, muốn phục vụ cho quê hương mình là một điều không dễ. Mặc dù khó khăn là vậy và thực tế tìm việc ở quê hương cũng rất khó khăn nhưng thật đáng khen cho những sinh viên vẫn quyết tâm trở về quê hương để làm việc. Theo luận văn tốt nghiệp của Bùi Thị Phương Thảo (2010) phỏng vấn 100 sinh viên khối ngành khoa học xã hội về quyết định chọn nơi làm việc có 37% sinh viên quyết định trở về quê hương. Đây là một con số khá lớn và đáng mừng cho những quê hương nào có được những sinh viên như thế. Và từ thực trạng trên, em quyết định chọn đề tài: “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định về quê hương để làm việc của sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành kinh tế trường Đại học Cần Thơ” để tìm hiểu các yếu tố ảnh GVHD ThS. Lê Trần Thiên Ý 1 SVTH Đinh Thảo Nguyên Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định về quê hương làm việc của sinh viên sau khi tốt nghiệp... hưởng đến quyết định về quê hương làm việc của sinh viên từ đó đề xuất giải pháp nhằm thu hút sinh viên về quê hương làm việc sau khi tốt nghiệp. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định về quê hương để làm việc của sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành kinh tế trường đại học Cần Thơ, từ đó đề xuất giải pháp nhằm thu hút sinh viên chuyên ngành kinh tế trường Đại học Cần Thơ về quê hương làm việc sau khi tốt nghiệp. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể (1) Thực trạng chọn nơi làm việc của sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành kinh tế trường Đại học Cần Thơ. (2) Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định về quê hương làm việc sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành kinh tế trường đại học Cần Thơ. (3) Đề xuất một số giải pháp nhằm thu hút sinh viên chuyên ngành kinh tế trường Đại học Cần Thơ về quê hương để làm việc sau khi tốt nghiệp. 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Phạm vi thời gian Thời gian thực hiện đề tài từ ngày 13/02/2012 – 15/05/2012 Số liệu sơ cấp dự kiến sẽ được thu thập vào tháng 04/2012 Số liệu thứ cấp của đề tài sẽ được sử dụng từ năm 2008 -2011 1.3.2 Nội dung nghiên cứu Đối tượng được chọn để thu thập thông tin là các sinh viên chuyên ngành kinh tế trường Đại học Cần Thơ tốt nghiệp giai đoạn từ năm 2003 – 2011 có việc làm và có hộ khẩu thuộc tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng. 1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 1.4.1 Lược khảo các nghiên cứu nước ngoài Nitchapa Morathop (2010), Ý định làm việc tại quê nhà của một người: Sinh viên năm 4 Đại học Naresuan, Tỉnh Phitsanulok, Tạp chí khối lượng nhân khẩu học. Đề tài nghiên cứu phỏng vấn 400 sinh viên năm cuối của Đại học GVHD ThS. Lê Trần Thiên Ý 2 SVTH Đinh Thảo Nguyên Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định về quê hương làm việc của sinh viên sau khi tốt nghiệp... Naresuan. Các mẫu được chọn theo phương pháp ngẫu nhiên phân tầng, sử dụng khoa như là một tiêu chí để phân chia sinh viên thành các nhóm. Theo đó, ba nhóm của các biến độc lập đã được nghiên cứu: các yếu tố dân số (a) cụ thể là giới tính, chương trình giáo dục, lớp, và ý thức quê hương; (b) Các yếu tố gia đình, cụ thể là tuổi tác của cha mẹ, các thành viên gia đình, sự nghiệp trong đơn vị, gia đình và thu nhập gia đình, và (c) các yếu tố môi trường, cụ thể là nơi cư trú trong khu vực, thời gian giáo dục, quan hệ gia đình, kỳ vọng của sự nghiệp tại quê hương, kỳ vọng thu nhập đó, thái độ đối với sẽ trở lại quê hương, và các chỉ tiêu chủ quan của các nhóm tham khảo. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có bốn nhóm yếu tố ảnh hưởng đến ý định trở về quê hương của một người đó là: ý thức trở về quê hương, quan hệ gia đình, thu nhập kỳ vọng ở quê hương và nhóm tham khảo. 1.4.2 Lược khảo các nghiên cứu trong nước Trần Văn Mẫn và Trần Kim Dung (2010), “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn nơi làm việc của sinh viên tốt nghiệp”, Báo cáo nghiên cứu. Đề tài nghiên cứu 360 sinh viên ngành quản trị kinh doanh chuẩn bị tốt nghiệp tại TP.Hồ Chí Minh về các yếu tố chọn nơi làm việc. Qua đó, nhóm tác giả đã sử dụng thang đo Likert để đánh giá mức độ quan trọng của tám thành phần ảnh hưởng đến quyết định chọn nơi làm việc của sinh viên, đó là: việc làm, thông tin và thủ tục thông thoáng, tình cảm với quê hương, chính sách ưu đãi, vị trí và môi trường, con người, điều kiện giải trí, chi phí sinh hoạt. Kết quả cho thấy rằng đáp viên quan tâm nhiều hơn đến yếu tố công việc hơn yếu tố cuộc sống. La Nguyễn Thùy Dung và Huỳnh Trường Huy (2010), “Phân tích hành vi của sinh viên sau khi tốt nghiệp: tìm việc ở thành phố hay địa phương”, Đề tài trường, Đại học Cần Thơ. Mục tiêu nghiên cứu nhằm tìm hiểu các yếu tố tác động đến hành vi tìm việc của sinh viên sau khi tốt nghiệp. Đề tài được thực hiện thông qua phỏng vấn 200 sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp thuộc 5 khoa của trường Đại học Cần Thơ (Sư phạm, Kinh tế - Quản trị kinh doanh, Công nghệ, Nông nghiệp và sinh học ứng dụng, Công nghệ thông tin và truyền thông). Những dữ liệu cơ bản được phân tích với phương pháp thống kê mô tả, phân tích số liệu tương đối, số liệu tuyệt đối, phân tích tần số, bảng chéo….Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra ba thành phần quan trọng ảnh hưởng đến quyết định chọn nơi làm việc đó GVHD ThS. Lê Trần Thiên Ý 3 SVTH Đinh Thảo Nguyên Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định về quê hương làm việc của sinh viên sau khi tốt nghiệp... là: (1) kỹ năng cá nhân, (2) ảnh hưởng của gia đình, (3) môi trường làm việc. Trong đó yếu tố cá nhân đóng vai trò quan trọng nhất trong việc quyết định chọn nơi làm việc. Bùi Thị Phương Thảo (2010), “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định làm việc ở thành phố Cần Thơ”, Luận văn tốt nghiệp, Đại học Cần Thơ. Mục tiêu nghiên cứu: phân tích các yếu tố tác động đến việc lựa chọn nghề nghiệp của sinh viên ở lại thành phố hay về địa phương sau khi tốt nghiệp. Đề tài được thực hiện thông qua phỏng vấn 100 sinh viên thuộc hai khoa (Kinh tế, Sư phạm) và 30 đơn vị kinh doanh bên ngoài. Những dữ liệu cơ bản được phân tích bằng phương pháp thống kê mô tả, phân tích số liệu tương đối, số liệu tuyệt đối, phân tích tần số, phương pháp nhị phân ….Kết quả nghiên cứu: qua phân tích, tác giả đã đưa ra ba nhóm yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn nơi làm việc. Đó là: yếu tố gia đình, yếu tố cá nhân và yếu tố xã hội. Chạy hàm hồi quy logistic cho thấy trong nhân tố gia đình thì bạn bè là người ảnh hưởng rất lớn đến quyết định chọn nơi làm việc của sinh viên khối khoa học xã hội. GVHD ThS. Lê Trần Thiên Ý 4 SVTH Đinh Thảo Nguyên Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định về quê hương làm việc của sinh viên sau khi tốt nghiệp... CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM CÓ LIÊN QUAN 2.1.1 Khái niệm lao động  Khái niệm Theo Bộ luật lao động nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: “Lao động hoạt động quan trọng nhất của con người, tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần của xã hội”. Đó là một khái niệm rất rộng, bao gồm tất cả các hoạt động tạo ra giá trị của con người nhưng không bị pháp luật cấm. Và lao động, trong kinh tế học, được hiểu là một yếu tố sản xuất do con người tạo ra và là một dịch vụ hay hàng hóa. Người có nhu cầu về hàng hóa này là người sản xuất. Còn người cung cấp hàng hóa này là người lao động.  Thị trường lao động Sức lao động được xem là một loại hàng hoá đặc biệt. Để loại “hàng hoá” này lưu thông, trao đổi cần có thị trường, đó chính là thị trường lao động. Thị trường lao động không chỉ là nơi giải quyết nhu cầu của người “mua” và người “bán” mà còn là một trong những yếu tố quan trọng để phát triển nguồn nhân lực. Có nhiều khái niệm về thị trường lao động, mỗi thị trường lao động lại có những đặc điểm riêng của mình. Nói đến “thị trường lao động”, trong các ấn phẩm khoa học và các phương tiện thông tin đại chúng ta có thể thấy có những cách diễn đạt khác nhau như: “thị trường lao động”, “thị trường sức lao động”, “thị trường dân số tích cực kinh tế”, “thị trường nguồn nhân lực”… Theo Tổ chức lao động quốc tế (ILO) thì: “Thị trường lao động là thị trường trong đó có các dịch vụ lao động được mua và bán thông qua quá trình để xác định mức độ có việc làm của lao động, cũng như mức độ tiền công”. Khái niệm này nhấn mạnh đến các dịch vụ lao động được xác định thông qua việc làm được trả công. Theo kinh tế học, thị trường lao động là nơi cung và cầu về lao động gặp nhau. GVHD ThS. Lê Trần Thiên Ý 5 SVTH Đinh Thảo Nguyên Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định về quê hương làm việc của sinh viên sau khi tốt nghiệp...  Điều kiện lao động Theo định nghĩa của Tổ chức Tiêu chuẩn quốc tế, điều kiện lao động là tập hợp các yếu tố vật lý, hoá học, sinh học, xã hội và văn hoá xung quanh con người nơi làm việc. Các yếu tố này được hình thành không chỉ bởi điều kiện địa lý tự nhiên như nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió, thời gian ban ngày hay ban đêm..., mà phụ thuộc rất nhiều vào việc tổ chức quá trình lao động cũng như đặc điểm của bản thân quá trình lao động. Nói cách khác, điều kiện lao động được hiểu là tập hợp của rất nhiều yếu tố trong lao động như: yếu tố môi trường (tiếng ồn, rung, bụi, điện trường, từ trường, hơi khí độc), yếu tố tâm - sinh lý (gánh nặng thể lực, căng thẳng thần kinh - tâm lý, thần kinh - giác quan), yếu tố tổ chức (bố trí vị trí lao động, phương pháp hoạt động - thao tác, chế độ lao động- nghỉ ngơi, chế độ ca kíp, thời gian lao động), yếu tố xã hội (quan hệ đồng nghiệp - đồng nghiệp, quan hệ của cấp dưới với cấp trên, chế độ thưởng - phạt, sự hài lòng với công việc...), tính chất của quá trình lao động (lao động thể lực hay trí óc, lao động thủ công, cơ giới, tự động;...). Như vậy các quá trình lao động khác nhau sẽ tạo nên môi trường lao động rất khác nhau, và do đó mức độ tác động của chúng đến người lao động cũng sẽ khác nhau.  Nguồn lao động Nguồn lao động là một bộ phận của dân cư, bao gồm những người đang trong độ tuổi lao động (nữ: 16 – 55, nam: 16 – 60), không kể mất khả năng lao động, và bao gồm những người ngoài độ tuổi lao động. 2.1.2 Khái niệm việc làm  Khái niệm Theo điều 13 chương 3 Bộ luật lao động nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1994) đã ban hành: "Mọi hoạt động lao động tạo ra thu nhập, không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm"  Phân loại việc làm  Việc làm đầy đủ: Được căn cứ dựa trên hai khía cạnh chủ yếu đó là: Mức độ sử dụng thời gian lao động, năng suất lao động và thu nhập. Việc làm đầy đủ đòi hỏi người lao động phải sử dụng đầy đủ thời gian lao động theo luật định GVHD ThS. Lê Trần Thiên Ý 6 SVTH Đinh Thảo Nguyên Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định về quê hương làm việc của sinh viên sau khi tốt nghiệp... (Việt Nam hiện nay qui định 8 giờ một ngày). Mặt khác, việc làm đó phải mang lại thu nhập không thấp hơn mức tiền lương tối thiểu cho người lao động (Nước ta hiện nay qui định mức lương tối thiểu cho một người lao động trong một tháng là: 1.050.000đ, thực hiện từ 1/5/2012).  Thiếu việc làm: Với khái niệm việc làm đầy đủ như trên thì thiếu việc làm là những việc làm không tạo điều kiện cho người lao động tiến hành nó sử dụng hết quỹ thời gian lao động, mang lại thu nhập cho họ thấp dưới mức lương tối thiểu và người tiến hành việc làm không đầy đủ là người thiếu việc làm .  Việc làm chính: Là công việc mà người lao động thực hiện dành nhiều thời gian nhất và yêu cầu của công việc là cần trình độ chuyên môn kỹ thuật.  Việc làm phụ: Là công việc mà người lao động thực hiện dành nhiều thời gian nhất sau công việc chính.  Môi trường làm việc Trong hoạt động của nền công vụ Nhà nước ta hiện nay, môi trường làm việc là một trong những yếu tố không kém phần quan trọng, ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị. Thế nhưng hiện nay vẫn chưa có khái niệm chính xác về môi trường làm việc mà chúng ta chỉ biết rằng: Môi trường làm việc bao gồm các yếu tố thuộc về: cơ sở vật chất, tinh thần, chế độ chính sách, mối quan hệ giữa lãnh đạo đối với nhân viên và giữa nhân viên với nhân viên…Và những yếu tố đó ảnh hưởng rất lớn đến người lao động. 2.2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CHỌN NƠI LÀM VIỆC CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG Như chúng ta đã biết, nơi làm việc có ảnh hưởng rất lớn đối với mỗi cá nhân. Do đó, quyết định làm việc ở nơi nào cũng thật khó khăn và phức tạp. Người quyết định thường phải đắn đo, suy tính cẩn thận rồi mới đưa ra quyết định cuối cùng. Bởi lẽ nếu không suy tính cẩn thận thì chúng ta có thể sẽ gặp nhiều khó khăn trong quá trình làm việc hoặc sẽ cảm thấy tiếc nuối khi không chọn được nơi làm việc như mong muốn. Và điều đó thật tai hại, nó sẽ gián tiếp làm giảm khả năng lao động cũng như sự cố gắng của chúng ta. Do đó, từ lúc còn là sinh viên, chúng ta nên tìm hiểu và học hỏi kinh nghiệm của các anh chị đi GVHD ThS. Lê Trần Thiên Ý 7 SVTH Đinh Thảo Nguyên
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan