Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân tích báo cáo tài chính ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam...

Tài liệu Phân tích báo cáo tài chính ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam

.PDF
30
127
104

Mô tả:

PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH NH TMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM GVHD: PGS.TS TRƯƠNG QUANG THÔNG NTH: NHÓM 6 – NHĐ2 – K22 PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH NHTMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM 2013 THÀNH VIÊN NHÓM PHÂN TÍCH 1. Trần Thái Phương Nam 2. Nguyễn Đôn Nhã Uyên 3. Nguyễn Thị Tuyết Chi 4. Nguyễn Thị Phương Thảo 5. Đoàn Nhật Thanh 6. Võ Trần Đức Tuấn 7. Lê Vũ Ngọc Anh 1 PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH NHTMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM 2013 NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƢỚNG DẪN …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… 2 PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH NHTMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM 2013 LỜI MỞ ĐẦU Hoạt động của các Ngân hàng TMCP trong thời gian qua luôn là một vấn đề được quan tâm không chỉ bởi giới học thuật mà còn cả các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán. Tăng về số lượng nhưng hiệu quả hoạt động của không ít ngân hàng trong trong thời gian qua đang có những diễn biến đáng lo ngại, cùng với hoạt động M&A và thâu tóm diễn ra liên tục trong hệ thống ngân hàng đang đặt ra câu hỏi cho nhiều đối tượng quan tâm rằng giá trị cốt lõi của một ngân hàng nằm ở đâu, qua những con số trên báo cáo tài chính của nó hay những ẩn ý đằng sau các con số đó. Do đó việc phân tích báo cáo tài chính của ngân hàng một cách cẩn thận là rất quan trọng đối với cả giới học thuật lẫn đầu tư. Thành lập từ năm 1989, sau hơn hai mươi năm đi vào hoạt động, ngân hàng TMCP Xuất – Nhập khẩu Việt Nam (EXIMBANK) đã có những bước tiến to lớn, trở thành một trong những ngân hàng TMCP lớn trên thị trường với thế mạnh về thanh toán quốc tế, kinh doanh tiền tệ và tài trợ xuất nhập khẩu. Được sự phân công của giảng viên bộ môn, nhóm đã cố gắng thực hiện phân tích báo cáo tài chính của EXIMBANK trong giai đoạn 2008 – 2012 thông qua việc thu thập số liệu liên quan, bên cạnh sự hướng dẫn học thuật từ phía GVHD. Bài phân tích bao gồm nhiều phần với một số nội dung phân tích chủ yếu như sau: -Thứ nhất là phần phân tích về khả năng sinh lợi; -Thứ hai là phần phân tích về các yếu tố rủi ro tác động đến ngân hàng; -Thứ ba là phần kết luận; Trong quá trình thực hiện báo cáo phân tích này, dù đã nỗ lực rất nhiều nhưng không thể tránh khỏi những sai sót về cách dùng từ, câu chữ hay ý nghĩa, nội dung của bài phân tích. Rất hy vọng phần trình bày tiếp sau đây sẽ nhận được sự quan tâm, góp ý sâu sắc từ thầy GVHD cũng như các nhóm đề tài khác để bài làm của nhóm được hoàn thiện hơn. Chân thành cảm ơn! Nhóm thực hiện. 3 PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH NHTMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM 2013 PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM TÊN TIẾNG ANH: VIETNAM EXPORT IMPORT COMMERCIAL JOINT STOCK BANK TÊN VIẾT TẮT: EXIMBANK MÃ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN: EXIMBANK CHỦ TỊCH HĐQT: Ông Lê Hùng Dũng QUYỀN TGĐ: Ông Nguyễn Quốc Hương LOGO EXIMBANK: 1. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 1.1. Cơ cấu thu nhập của EXIMBANK qua các năm: Thu nhập lãi thuần 5387261 2012 Lãi thuần từ dv 6237107 2011 3669685 2010 2576735 2009 1892047 2008 -2000000 Lãi thuần từ kd ngoại hối vàng Lãi/lỗ thuần từ mua bán chứng khoán kinh doanh Lãi/lỗ thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư Lãi thuần từ hđ khác 0 2000000 4000000 6000000 8000000 Thu nhập/lỗ từ góp vốn mua cp Nguồn: Nhóm phân tích tổng hợp. Hai nguồn thu nhập lớn của EXIMBANK qua các năm là thu nhập lãi thuần và lãi thuần từ dịch vụ. Thu nhập lãi thuần có xu hướng tăng mạnh qua các năm, từ 1892 tỷ đồng năm 2008 lên đến 6237 tỷ đồng năm 2011 – tăng trưởng bình quân 230% và chiếm tỷ trọng ngày càng tăng trong cơ cấu thu nhập ( từ 70-91%). Điều này cho thấy hoạt động cho vay vẫn là hoạt động truyền thống của ngân hàng. 4 PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH NHTMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM 2013 Lãi thuần từ dịch vụ cũng không ngừng tăng lên (từ 109.5 tỷ đồng năm 2008 lên 565.7 tỷ đồng năm 2011). Do có sự hỗ trợ từ các đối tác chiến luợc góp vốn trong và ngoài nước, cụ thể như ngân hàng SMCB của Nhật Bản, phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ và hỗ trợ các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp Nhật Bản trong dịch vụ thanh toán quôc tế. Lãi thuần từ kinh doanh ngoại hối và vàng chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu thu nhập của EXIMBANK trong năm 2008 (33.5%). Tuy nhiên lĩnh vực kinh doanh này lại đem đến một khoản lợi nhuận âm vào năm 2011 (-88.2 tỷ đồng) và tiếp tục thua lỗ sâu hơn vào năm 2012 (-297.4 tỷ đồng). nguyên nhân là do EXIMBANK thực hiện tất toán trạng thái vàng trong năm 2012 và phải chịu chi phí chênh lệch do giá vàng trong nước cao hơn giá vàng thế giới. Lãi thuần từ hoạt động khác tăng liên tục từ 2010 đến nay, chủ yếu từ thanh lý tài sản thế chấp. 1.2. Phân tích các chỉ số sinh lời: 4.00% 25.00% 3.50% 3.00% 3.47% 3.37% 20.39% 3.22% 2.93% 2.50% 2.00% 1.50% 1.00% 1.99% 1.74% 7.43% 13.51% 1.85% 1.93% 20.00% 2.77% 15.00% 13.32% 10.00% 8.64% 1.21% ROA NIM ROE 5.00% 0.50% 0.00% 0.00% 2008 2009 2010 2011 2012 Nguồn: Nhóm phân tích tổng hợp. a) Phân tích Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA – Return on asset) ROA có xu hướng tăng trong giai đoạn 2008-2009, duy trì ổn định trong 2 năm tiếp theo và giảm đột ngột vào năm 2012. Năm 2012 tốc độ tăng trưởng lợi nhuần thuần là rất thấp so với các năm trước đó (giảm từ 40% năm 2011 xuống còn 7% năm 2012) 1 PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH NHTMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM 2013 120.00% 100.00% 100.33% 80.00% 60.00% 40.00% 53.43% 43.12% 59.27% 60.24% 35.65% 67.46% 40.01% 20.00% 0.00% -20.00% 2008 2009 2010 2011 Tăng trưởng lợi nhuận thuần Tăng trưởng tổng tài sản -7.31% 2012 -29.62% -40.00% Nguồn: Nhóm phân tích tổng hợp. Tƣơng quan ROA của EXIMBANK so với một số ngân hàng khác ROA 1.60% EIB 1.40% BID 1.20% CTG 1.00% VCB 0.80% ACB 0.60% STB 0.40% MBB 0.20% SHB 0.00% EIB BID CTG VCB ACB STB MBB SHB NVB NVB Nguồn: Nhóm phân tích tổng hợp. 2 PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH NHTMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM 2013 b) Phân tích tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần (ROE – Return on equity) 140.00% 132% 120.00% 100.33% 100.00% 80.00% Tăng trưởng lợi nhuận thuần 60.00% 40.00% Tăng trưởng VCSH 43.12% 40.01% 37% 35.65% 20.00% 11% -20.00% 8% 3% 0.00% 2008 2009 2010 -7.31% 2012 2011 Nguồn: Nhóm phân tích tổng hợp. ROE tăng đột phá liên tục từ 2008-2011 từ 7.43-20.39%. Nguyên nhân là từ năm 2009-2011 lợi nhuận sau thuế tăng trưởng vượt bậc so với vốn chủ sở hữu (lợi nhuận thuần tăng trưởng bình quân 60%, chênh lệch khá lớn so với vốn chủ sở hữu 16%). Sang năm 2012 chỉ tiêu này giảm chỉ còn 13.32%, tuy nhiên trong điều kiện kinh tế khó khăn của năm vừa qua thì mức sinh lời trên vốn chủ sở hữu của EXIMBANK vẫn khá hấp dẫn, đứng thứ 3 trong số 9 ngân hàng niêm yết. Tƣơng quan ROE của EXIMBANK so với một số ngân hàng khác ROE 25.00% 20.49% 19.81% 20.00% 15.00% 13.32% BID CTG 12.55% VCB 10.00% 10.00% EIB ACB 6.38%7.10% STB 5.00% MBB 0.34%0.07% SHB EIB BID CTG VCB ACB STB MBB SHB NVB NVB 0.00% Nguồn: Nhóm phân tích tổng hợp. 3 PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH NHTMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM 2013 c) Phân tích tỷ suất thu nhập lãi cận biên (NIM – Net interest margin) Tỷ lệ lãi cận biên ròng (NIM) biến động trong suốt giai đoạn 5 năm từ 2008-2012 với chỉ số tăng trong 2 năm 2009, 2011 (tương ứng 3.47 và 3.37%) và giảm trong các năm còn lại (2.77-3.22%). Đặc biệt năm 2009, tỷ lệ NIM của EXIMBANK cao nhất 3.47% do việc nới lỏng chính sách tiền tệ, hỗ trợ lãi suất, thị trường chứng khoán phục hồi, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả hơn góp phần thúc đẩy tăng trưởng dư nợ tín dụng làm cho thu nhập lãi thuần tăng mạnh. Năm 2010 NIM giảm xuống còn 2.93% do thời điểm này các ngân hàng đua nhau tăng lãi suất huy động vốn trong khi phải cho vay ra với lãi suất “không quá sốc” khiến cho tỷ lệ thu nhập từ lãi có phần giảm sút. Năm 2012 mặc dù tổng tài sản sinh lời bình quan tăng 10.2% so với cùng kỳ nhưng lãi thuần đạt 4902 tỷ đồng giảm 7.6% nên NIM giảm từ 3.37% năm 2011 xuống 2.77% năm 2012. Tỷ lệ NIM giảm do lãi suất cho vay bình quân giảm nhanh hơn lãi suất huy động bình quân trong khi đó tài sản sinh lãi bình quân tăng do EXIMBANK tiếp tục tăng cho vay trên thị trường liên ngân hàng. So với các ngân hàng niêm yết thì NIM của EXIMBANK là khá thấp, đứng thứ 7/9 NIM 6.00% 5.27% 5.00% EIB 4.50% 4.03% 4.00% 3.00% 2.77% 2.16% 2.00% 3.66% 3.97% 2.91% BID CTG VCB 2.27% ACB STB 1.00% MBB 0.00% SHB EIB BID CTG VCB ACB STB MBB SHB NVB NVB Nguồn: Nhóm phân tích tổng hợp. 4 PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH NHTMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM 2013 d) NNIM (thu nhập ngoài lãi cận biên) Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên 1.60% 1.40% 1.40% 1.20% 1.06% 1.00% 0.80% 0.80% 0.60% Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên 0.59% 0.40% 0.27% 0.20% 0.00% 2008 2009 2010 2011 2012 Nguồn: Nhóm phân tích tổng hợp. Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên NNIM liên tục giảm, do thu nhập ngoài lãi tăng trưởng chậm hơn tăng trưởng tổng tài sản sinh lời bình quân. 2. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN VÀ TÍN DỤNG: 2.1. Hoạt động huy động vốn: a) Tốc độ tăng trƣởng tiền gửi: Hoạt động huy động vốn của EXIMBANK tăng trưởng không đều qua các năm và tốc độ tăng trưởng bình quân từ 2008 đến hết năm 2012 là 27%. Đáng chú ý ở năm 2011 hoạt động huy động vốn tăng trưởng -8% là do tình hình lạm phát của cả nước tăng cao (18,58%) làm ảnh hưởng đến tình hình huy động vốn của EXIMBANK. Bên cạnh đó trong năm 2011 một lượng lớn tiền huy động bằng vàng đã chuyển sang hình thức giữ hộ vàng làm cho hoạt động huy động vàng của EXIMBANK giảm đáng kể. Thị phần huy động vốn của EXIMBANK chiếm 3% toàn hệ thống và đứng thứ 9 nếu so sánh với các ngân hàng trong hệ thống (đứng sau Agribank, Vietcombank, Vietinbank, BIDV, ACB, Techcombank, Sacombank và MB bank). 5 PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH NHTMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM 2013 Biểu đồ: Tăng trƣởng tiền gửi của khách hàng 80 60% 70 50% 50% 60 35% 50 40% 40 10 58 31 Tiền gửi của khách hàng 20% 70 30 20 30% 27% 26% 10% 54 Tỷ lệ tăng trưởng tiền gửi của khách hàng 0% 39 -8% -10% 0 -20% 2008 2009 2010 2011 2012 Nguồn: Nhóm phân tích tổng hợp. Biểu đồ: So sánh lƣợng tiền gửi của khách hàng với một số ngân hàng trong hệ thống Nghìn tỷ đồng 350 300 250 200 150 100 50 0 304 289 285 125 118 108 70 78 12 Nguồn: Nhóm phân tích tổng hợp. b) Cơ cấu tiền gửi của khách hàng: Cơ cấu tiền gửi của khách hàng theo loại tiền tệ: Cơ cấu huy động tiền gửi của EXIMBANK chủ yếu là Việt Nam Đồng và có xu hướng tăng dần từ 61% năm 2008 lên đến 84% vào cuối năm 2012. Sự tăng dần tỷ lệ huy động đồng nội tệ là do lãi suất huy động ngoại tệ giảm, khách hàng chuyển từ gửi vàng sang dịch vụ giữ hộ vàng, cùng với tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu khiến cho hoạt động xuất nhập khẩu bị ảnh hưởng cũng góp phần làm giảm tỷ trọng huy động ngoại tệ. 6 PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH NHTMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM 2013 Biểu đồ: Cơ cấu tiền gửi của khách hàng theo loại tiền tệ 100% 90% 80% 70% 60% 50% 40% 30% 20% 10% 0% 39% 34% 61% 66% 2008 2009 25% 24% 75% 76% 2010 2011 16% 84% Ngoại tệ và vàng VND 2012 Nguồn: Nhóm phân tích tổng hợp. Cơ cấu tiền gửi theo đối tượng khách hàng: tập trung chủ yếu ở nhóm khách hàng cá nhân chiếm trên 60%, nhóm khách hàng doanh nghiệp Nhà nước chiếm tỷ trọng thấp tương đương 8%. Tuy nhiên tỷ trọng của nhóm khách hàng doanh nghiệp ngoài quốc doanh và doanh nghiệp có vốn nước ngoài đang có xu hướng tăng lên do EXIMBANK có lợi thế trong hoạt động thanh toán quốc tế và tài trợ xuất nhập khẩu. Cụ thể trong các năm 2008, 2009 hai nhóm khách hàng này chiếm tỷ trọng không đáng kể thì đến các năm 2010 - 2012 tỷ trọng của hai nhóm khách hàng này đã tăng lên hơn 20% trong tổng tiền huy động. Biểu đồ: Cơ cấu tiền gửi theo đối tƣợng khách hàng 100% 90% 80% 70% Các đối tượng khác 60% DN có vốn nước ngoài 50% DNNN 40% DN ngoài quốc doanh 30% Cá nhân 20% 10% 0% 2008 2009 2010 2011 2012 Nguồn: Nhóm phân tích tổng hợp. 7 PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH NHTMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM 2013 Cơ cấu tiền gửi của khách hàng theo kỳ hạn: tập trung chủ yếu vào tiền gửi có kỳ hạn (chiếm 89% vào cuối năm 2012). Cơ cấu tiền gửi không kỳ hạn có xu hướng giảm là do tình hình lãi suất giảm mạnh nên khách hàng có xu hướng gửi kỳ hạn dài. Biểu đồ cơ cấu tiền gửi của khách hàng theo kỳ hạn: 2012 2011 Tiền gửi có KH 2010 Tiền gửi KKH Tiền gửi khác 2009 2008 0% 20% 40% 60% 80% 100% Nguồn: Nhóm phân tích tổng hợp. 2.2. Phân tích hoạt động tín dụng: a) Tăng trƣởng dƣ nợ: Tốc độ tăng trưởng dư nợ vay khách hàng có xu hướng giảm qua các năm, cụ thể năm 2009 tăng trưởng 81% so với năm 2008, nhưng năm 2012 chỉ tăng 0,44% so với năm 2011. Nguyên nhân là do tình hình khó khăn của nền kinh tế, cùng với định hướng nâng cao chất lượng tín dụng, kiểm soát nợ xấu của Ngân hàng Nhà nước làm cho các ngân hàng càng thắt chặt tín dụng. So với các ngân hàng cùng hệ thống thị phần EXIMBANK chiếm 3% và đứng thứ 7 (sau Agribank, BIDV, Vietinbank, Vietcombank, ACB và Sacombank). Cơ cấu cho vay theo ngành nghề: trải rộng khắp các ngành nghề, điều này giúp EXIMBANK phân tán rủi ro. Chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực xuất khẩu như: Công nghiệp chế biến, Nông lâm nghiệp và thủy sản. Điều này thể hiện được thế mạnh trong việc tài trợ xuất nhập khẩu của EXIMBANK. Tuy nhiên với tình hình khó khăn hiện tại của các doanh nghiệp chế biến thủy hải sản xuất khẩu thì việc tập trung vào ngành này quá nhiều cũng tiềm ẩn rủi ro. Tỷ lệ cho vay Bất động sản chiếm tỷ lệ nhỏ hơn 1%, đây là điểm sáng của EXIMBANK khi sớm nhận thức được nguy cơ từ khu vực Bất động sản nên đã giảm dần dư nợ từ năm 2009. 8 PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH NHTMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM 2013 Cơ cấu cho vay theo đối tượng khách hàng: có xu hướng dịch chuyển dần cơ cấu cho vay theo hướng giảm tỷ trọng cho vay cá nhân từ năm 2010 – 2011 (cho vay cá nhân giảm từ 35% năm 2010 xuống còn 25% vào cuối năm 2011), tuy nhiên vào cuối năm 2012 tỷ trọng này lại tăng trở lại, nguyên nhân là do tình trạng thừa vốn của các ngân hàng dẫn đến sự cạnh tranh khốc liệt trong việc tìm khách hàng, cùng với sự ấm lên của thị trường bất động sản nhà ở phân khúc thu nhập trung bình thấp. b) Chất lƣợng tín dụng: Tỷ lệ nợ xấu của EXIMBANK năm 2008 là 4,7%, tuy nhiên với sự hỗ trợ của đối tác chiến lược trong công tác quản lý, thu hồi và xử lý nợ xấu nên tỷ lệ nợ xấu giảm xuống 1,3% vào cuối năm 2012. Tuy nhiên nợ nhóm 2-3 có xu hướng chuyển dần xuống nợ nhóm 4-5 so với thời điểm cuối năm 2011. Điều này cho thấy tình hình nợ xấu sẽ còn tiếp tục tăng cao vào năm 2013. 3. PHÂN TÍCH RỦI RO LÃI SUẤT: Bảng phân tích rủi ro lãi suất: ĐVT: Triệu đồng Năm 2008 2009 2010 2011 2012 61,728,636 74,532,771 74,863,220 Tài sản nhạy cảm lãi suất Cho vay ngắn hạn Chứng khoán đầu tƣ 17,982,818 37,493,421 250,000 1,214,272 11,403,501 19,981,918 4,220,000 Tiền gửi tại NHNN 3,438,735 2,115,265 1,540,756 2,166,290 2,269,024 Tiền gửi tại và cho vay các TCTD khác 9,491,316 6,976,109 32,110,540 64,529,045 57,515,031 4,000,000 38,045 Tài sản có khác Tổng tài sản nhạy cảm 31,162,869 47,799,067 106,783,433 161,210,024 138,867,275 Nguồn vốn nhạy cảm lãi suất 9 PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH NHTMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM 2013 Nợ CP và NHNN Chứng chỉ tiền gửi Tiền gửi của khách hàng Vốn tài trợ, ủy thác 3,594 1,590,119 2,105,848 1,312,357 15,025 1,452,840 8,221,068 32,329,959 53,605,495 60,714,110 20,850,481 16,209,701 8,879,532 2,527,654 33,367,093 71,859,441 57,046,426 960,439 3,079,136 17,492,854 30.294,788 37,156,708 1,612 3,461 Giấy tờ có giá Tiền gửi các TCTD khác 1,565,108 Nợ khác 242 Tổng nguồn vốn nhạy cảm 33,317,942 49,499,010 88,653,623 142,986,994 126,655,093 Khe hở lãi suất (GAP) -2,155,073 -1,699,943 18,129,810 18,223,030 12,212,182 Tỷ lệ TS nhạy lãi trên NV nhạy lãi 0.94 0.97 1.20 1.13 1.10 Trạng thái nhạy cảm lãi suất của ngân hàng Nhạy cảm nguồn vốn Nhạy cảm nguồn vốn Nhạy cảm tài sản Nhạy cảm tài sản Nhạy cảm tài sản Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên Nim sẽ giảm nếu Lãi suất tăng Lãi suất tăng Lãi suất giảm Lãi suất giảm Lãi suất giảm Nguồn: Nhóm phân tích tổng hợp. 10 PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH NHTMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM 2013 Biểu đồ 1: Tài Sản có nhạy lãi 80,000,000 70,000,000 64,529,045 Cho vay ngắn hạn 57,515,031 60,000,000 50,000,000 Chứng khoán đầu tư 40,000,000 Tiền gửi tại NHNN 32,110,540 30,000,000 Tiền gửi tại và cho vay các TCTD khác 20,000,000 10,000,000 Tài sản có khác 9,491,316 6,976,109 0 2008 2009 2010 2011 2012 Nguồn: Nhóm phân tích tổng hợp. Biểu đồ 2: Tài sản nợ nhạy lãi 80,000,000 Nợ CP và NHNN 70,000,000 Chứng chỉ tiền gửi 60,000,000 50,000,000 Tiền gửi của khách hàng Vốn tài trợ, ủy thác 40,000,000 Giấy tờ có giá 30,000,000 20,000,000 10,000,000 0 2008 2009 2010 2011 2012 Nguồn: Nhóm phân tích tổng hợp. Qua bảng số liệu và biểu đồ trên, ta có thể thấy rằng EXIMBANK có tổng tài sản nhạy cảm lãi suất chủ yếu là khoản cho vay ngắn hạn là 17982 tỷ đồng năm 2008, 37493 tỷ đồng năm 2009, 61728 tỷ đồng năm 2010, 74532 tỷ đồng năm 2011; 74863 tỷ đồng năm 2012. Tổng nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất cũng như tài sản nhạy cảm lãi 11 PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH NHTMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM 2013 suất đều tăng trong 4 năm 2008, 2009, 2010, 2011 với sự gia tăng mạnh nhất vào năm 2011 tu y nhiên cả 2 đều sụt giảm vào năm 2012. Tha y đổi nà y phần lớn là do ảnh hưởng của nền kinh tế toàn cầu, cộng với su y thoái ở VN trong thời gian vừa qua. Qua năm năm, GAP của ngân hàng chuyển từ nhạy cảm nguồn vốn sang nhạy cảm tài sản. Trong đó mức Gap lớn nhất thuộc về năm 2010. Điều này là do sự gia tăng nhanh chóng của các khoản cho vay ngắn hạn cũng như tiền gửi và cho vay tại các ngân hang khác trong các năm 2009, 2010 trong khi lần đầu tiên trong 2010 chứng kiến một sự sụt giảm của tài khoản tiền gửi khách hàng. Điều này cơ bản được lý giải là do việc bỏ trần lãi suất cho vay quý 2/2010 đã tạo điều kiện cho EXIMBANK gia tăng dư nợ trong khi việc thắt chặt tín dụng của NHNN làm cho huy động vốn từ người dân - tiền gửi của khách hàng sụt giảm. Trong tình hình đó, EXIMBANK đã linh hoạt thu hút vốn trên thị trường liên ngân hàng đẫn đến việc gia tăng đáng kể của khoản mục tiền gửi của các TCTD khác vào năm 2010. Tuy nhiên sang năm 2012, mức gia tăng ở khoản mục cho vay ngắn hạn cùng tiền gửi và cho vay các ngân hàng khác đã có phần chững lại. Điều này được giải thích là do nền kinh tế ngày càng khó khăn, khủng hoảng, số doanh nghiệp đáp ứng được các điều kiện vay vốn không còn nhiều trong khi những doanh nghiệp đủ điều kiện lại không có nhu cầu vay hoặc dè dặt với các khoản vay ngân hàng dẫn đến việc ngân hàng thừa vốn nhưng không thể cho vay được, do đó dư nợ tín dụng trong năm 2012 có phần chững lại và được dự báo sẽ tiếp tục sụt giảm trong năm 2013. Điều này đã làm cho Gap có phần sụt giảm vào năm 2012. 4. PHÂN TÍCH RỦI RO TÍN DỤNG: 4.1. Tổng quan về nợ xấu: Nhìn chung tỷ lệ nợ xấu của EXIMBANK giảm qua các năm 2008-2012, ngoại trừ có sự tăng nhẹ giai đoạn năm 2010 – 2011, trong đó cao nhất 4.71% năm 2008 và thấp nhất la năm 2012 với 1.32%. Tỷ lệ nợ xấu tại EXIMBANK đi ngược lại xu hướng tăng qua các năm, dồng thời ở dưới mức 2% (2009-2012) thấp hơn của các ngân hàng TMCP trong nước khác như: Vietcombank, BIDV hay ACB,… Năm 2008 tỳ lệ nợ xấu (dư nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5 của EXIMBANK là 1.001 tỷ đồng đạt mức cao nhất qua các năm 4.71% do tình trạng khó khăn chung của nền kinh tế như bất động sản đóng băng, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp gặp thua lỗ, phá sản…chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoàng kinh tế thế giới. Tuy nhiên đáng chú ý là tỷ lệ nợ xấu của EXIMBANK năm 2008 không những vượt mức cho phép 3% mà còn lớn hơn nhiều so với của các ngân hàngTMCP trong nước khác như ACB, BIDV, 12 PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH NHTMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM 2013 Vietcombank…Điều này có thể cho thấy công tác thẩm định tín dụng chưa hiệu quả khiến rủi ro từ hoạt động cho vay của EXIMBANK rất cao , chỉ với EXIMBANK chi nhánh Hà Nội trong năm 2008 đã làm mất 8 tỷ trong cho vay thế chấp bằng kho hàng. 5.00% 4.71% NỢ XẤU 2008-2012 4.00% 3.00% 1.83% 2.00% 1.42% 1.61% 1.32% 2010 2011 2012 1.00% 0.00% 2008 2009 Nguồn: Nhóm phân tích tổng hợp. Năm 2009, tỷ lệ nợ xấu của toàn bộ hệ thống ngân hàng giảm đáng kể so với năm 2008. Theo đó, nợ xấu của EXIMBANK được cải thiện, giảm còn 1.83% do thị trường bất động sản có dấu hiệu ấm lên trong năm này khiến các khoản nợ vay dần được tất toán. Bên cạnh đó, với gói hỗ trợ lãi suất kích cầu, nhiều doanh nghiệp đã giảm được áp lực vốn vay, cũng như cơ cấu lại nợ vay, giúp ngân hàng thu được những khoản nợ khó đòi còn tồn ở năm 2008. Nối tiếp các nổ lực về kiểm soát tín dụng, EXIMBANK đã áp dụng các chính sách tăng trưởng tín dụng bến vững, nâng cao chất lượng tín dụng thông qua các biện pháp cơ cấu lại danh mục cho vay, chú trọng chất lượng tín dụng. Nhờ vậy tỷ lệ nợ xấu giảm còn 1.42% so với 1.83% vào cuối năm 2009. Đầu năm 2011, Ngân hàng Nhà nước đã áp dụng chính sách tiền tệ thắt chặt thông qua việc quy định tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng dưới 20%, tỷ lệ cho vay phi sản xuất là 16%. Thực hiện đúng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, EXIMBANK đã chủ động cơ cấu danh mục tín dụng theo hướng ưu tiên tập trung đối với lĩnh vực sản xuất, đặc biệt là đối với hoạt động xuất khẩu, hạn chế tối đa vốn tín dụng đối với lĩnh vực nhiều rủi ro hơn như phi sản xuất , đầu tư kinh doanh chứng khoán (tỷ trọng 1,32%), kinh doanh bất động sản (tỷ trọng 7,14%) và cho vay tiêu dùng. Vì vậy dù tổng dư nợ trong năm 2011 đạt 74.663 tỷ đồng, tăng 19,8% so năm 2010 nhưng nợ xấu tiếp tục giảm xuống mức 1.61% trên tổng dư nợ. Năm 2012 hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp còn nhiều khó khăn làm nợ xấu của hệ thống NHTM tăng cao nhất là hàng tồn kho trong lĩnh vực bất động sản ở mức cao, cụ thể như tỷ lệ nợ xấu tại BIDV (2.67%); Vietcombank (2.26%); 13 PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH NHTMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM 2013 ACB (2.5%)...Tuy nhiên, EXIMBANK đã chú trọng công tác quản trị rủi ro khi đưa Trung tâm Tín dụng vào hoạt động để tăng chất lượng tín dụng các chi nhánh, hoàn thiện chính sách tín dụng. Nhờ vậy, chất lượng tín dụng của EXIMBANK được kiểm soát tốt. Mặc dù tổng dư nợ cho vay trong năm 2012 của EXIMBANK chỉ tăng 0,3% so với năm 2011, hoàn thành 86% kế hoạch (tương đương 74.922 tỷ đồng), nhưng nợ xấu chỉ chiếm 1,32% trên tổng dư nợ, hoàn thành mục tiêu kế hoạch nợ xấu năm 2012 dưới 2%. 4.2. Cơ cấu nợ xấu: Tỷ lệ nợ xấu của EXIMBANK giảm từ 4.71% năm 2008 xuống còn 1.32% năm 2012 nhưng điều đáng chú ý là tỷ lệ nợ nhóm 5 trong tổng nợ vay của EXIMBANK có xu hướng tăng dần qua các năm (2008: 1,05%; 2009: 1,24%; 2010: 1,27%; 2011: 0.56%; 2012: 1.06%). Do đó nếu nhìn vào tỷ lệ tổng nợ xấu trên tổng dư nợ thì EXIMBANK được đánh giá là khá thành công trong quản trị rủi ro tín dụng nhưng phân tích tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn trên tổng dư nợ cho thấy công tác kiểm soát này trên thực tế chưa thực sự hiệu quả dẫn đến thất thoát tài sản thế chấp và không thu hồi được nợ. Chính việc nợ xấu tăng khiến ngân hàng phải tăng trích lập dự phòng, lợi nhuận vì thế sẽ giảm. Tuy nhiên áp lực duy trì một mức lợi nhuận ổn định để làm yên lòng các cổ đông và tăng sức hấp dẫn của cổ phiếu EXIMBANK trên sàn chứng khoán sẽ kích thích ngân hàng phát triển đa dạng các gói sản phẩm dịch vụ cũng như chất lượng của chúng nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng ngày một tốt hơn. Biểu đồ thể hiện cơ cấu nợ xấu của EXIMBANK 2008-2012. CƠ CẤU NỢ XẤU 2008-2012 5.00% 4.00% 3.00% 2.00% 1.00% 0.00% 2008 2009 2010 2011 2012 Nợ xấu có khả năng mất vốn Nợ nghi ngờ Nợ dưới tiêu chuẩn Nguồn: Nhóm phân tích tổng hợp. Để đối phó với tỷ lệ nợ xấu gia tăng, EXIMBANK đã trích lập dự phòng tín dụng chiếm gần 50% dư nợ xấu qua các năm. Riêng năm 2008 do có nợ xấu cao chiếm 4.71% tổng dư nợ (21.232 tỷ đồng), việc trích lập dự phòng là 320 tỷ đồng, trong đó 200 tỷ đồng 14 PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH NHTMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM 2013 dự phòng cụ thể và 120 tỷ đồng dự phòng chung, trích lập dự phòng giảm giá các khoản đầu tư tài chính trong năm 2008 là 206 tỷ đồng. Tuy khoản trích lập dự phòng chỉ chiếm 1.77% tổng dư nợ nhưng với tình hình hoạt động kinh doanh gặp khó khăn dự phòng rủi ro đã làm giảm đáng kể lợi nhuận của EXIMBANK trong năm 2008. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của EXIMBANK giảm dần từ năm 2008 đến 2012 nhưng tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng có xu hướng tăng dần giai đoạn 2010-2012 cho thấy EXIMBANK đã có sự chuẩn bị để đối mặt với tình trạng nợ có khả năng mất vốn gia tăng trong thời gian qua. Biểu đồ thể hiện dự phòng rủi ro tín dụng 2008-2012. 5.00% 4.50% 4.00% 3.50% 3.00% 2.50% 2.00% 1.50% 1.00% 0.50% 0.00% Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ 1.77% Dự phòng rủi ro tín dụng 0.99% 0.83% 1.01% 1.01% 2008 2009 2010 2011 2012 Nguồn: Nhóm phân tích tổng hợp. 5. PHÂN TÍCH RỦI RO THANH KHOẢN: 5.1. Vốn vay liên ngân hàng/ Tổng tài sản: 10 8 6 Vàng, ngoại tệ 4 VNĐ 2 0 2008 2009 2010 2011 2012 Nguồn: Nhóm phân tích tổng hợp. 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất